MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ NGUYÊN LIỆU
BỀN VỮNG
5.2.1. Điều chỉnh quy hoạch vùng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến
Thực trạng hiện nay cho thấy, mối liên kết giữa vùng nguyên liệu với cơ sở chế
biến còn lỏng lẻo, do vậy trong thời gian tới cần rà soát, đánh giá năng lực, thiết bị,21
công nghệ và khả năng cung cấp nguyên liệu của các cơ sở chế biến chè trên địa bàn
đảm bảo đáp ứng các quy định theo Quy chuẩn quốc gia về cơ sở chế biến chè
(QCVN 01-07:2009/BNNPTNT). Kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở:
Không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (các cơ sở chế biến xếp loại C nhắc nhở 2
lần không khắc phục); cơ sở không có vùng nguyên liệu hoặc không có hợp đồng đầu
tư thu mua nguyên liệu. Thực hiện quy hoạch, phân vùng nguyên liệu gắn trách
nhiệm của các cơ sở chế biến với việc đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu thông qua
việc ký kết các hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. biến theo
quy định; tiến hành thu mua nguyên liệu theo TCVN 2843-79 Chè đọt tươi.
5.2.2.Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng
Hiện nay vốn đầu tư công cho sản xuất chè nguyên liệu vẫn chưa đáp ứng kịp
thời và đầy đủ, vẫn còn ở mức thấp, kế hoạch nguồn vốn đầu tư chưa ổn định, chưa
huy động và sử dụng tốt nguồn vốn từ các thành phần kinh tế khác để tập trung cho
phát triển sản xuất chè nguyên liệu. Những khó khăn, hạn chế đó sẽ làm chậm quá
trình phát triển sản xuất chè nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Do vậy đầu tư
cơ sở hạ tầng cho phát triển sản xuất chè nguyên liệu cần tập trung và gắn liền với
quy hoạch các vùng sản xuất chè nguyên liệu chủ yếu của tỉnh nhằm nâng cao hiệu
quả kinh tế của cây chè.
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - Chu Thị Kim Chung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là 1.106.933 ha, tổng sản lượng 683.324 tấn, gồm có
498.057 tấn chè xanh, 67.608 tấn chè Ô long, 47.294 tấn chè đen, 22.558 tấn chè
bánh và 47.807 tấn các loại chè khác. Để phát triển sản xuất chè theo hướng bền
vững, xây dựng vùng chè an toàn, chè hữu cơ, các tiêu chuẩn VSATTP được Trung
Quốc rất coi trọng.
Ở Nhật Bản cũng chú ý đến sản xuất chè và được trồng ở vùng núi cao thuộc
Kanaguwa, Shiga, Migazaki, Shizuoka. Tuy nhiên, phổ biến ở Nhật Bản là sản
xuất chè an toàn dựa trên sự đồng bộ về các giải pháp kỹ thuật như cơ giới hoá,
8
giống, phân bón, bảo vệ thực vật, thu hoạch bảo quản chế biến nhằm giảm thiểu dư
lượng thuốc trừ sâu và phân bón trong sản phẩm chè ở mức thị trường cho phép.
Hiện nay, Chính phủ Nhật Bản đầu tư một lượng kinh phí lớn khai thác sản phẩm
chè tự nhiên (sản phẩm hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu VSATTP), rất nhiều tiệm
chè hữu cơ và chè không có thuốc trừ sâu được khai trương. Bộ Nông nghiệp Nhật
Bản đã dùng nhãn hiệu nông sản hữu cơ cho chè hữu cơ, năm 2001 Bộ Nông
nghiệp Nhật Bản đã giới thiệu một hệ thống tiêu chuẩn chè hữu cơ Nhật Bản.
Ấn Độ mặc dù chỉ đứng thứ 2 sau Trung Quốc về diện tích nhưng do có năng
suất chè khá cao, đạt 18,98 tạ khô/ha cho nên có sản lượng chè năm 2009 đạt cao
nhất thế giới, đạt 845.000 tấn, chiếm 26,43% sản lượng chè toàn thế giới. Từ năm
2010 đến nay sản lượng chè của Ấn Độ đứng thứ 2 trên thế giới sau Trung Quốc.
2.2.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững ở một số địa
phương
Lâm Đồng; Lai Châu; Yên Bái
2.2.3. Kinh nghiệm phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững ở Việt Nam
Theo Hiệp hội Chè Việt Nam (2016), cả nước hiện nay có khoảng 135 nghìn ha
đất trồng chè. Trong đó, diện tích chè đang cho thu hoạch khoảng 120 nghìn ha,
năng suất bình quân đạt trên tám tấn búp tươi/ha. Việt Nam hiện là nước sản xuất
chè đứng thứ 7 và xuất khẩu chè đứng thứ 5 trên thế giới 2018 sau Trung Quốc, Ấn
Độ, Kenya và Srilanca. Năm 2017, Việt Nam xuất khẩu khoảng 140 nghìn tấn chè
khô, trị giá 230 triệu USD (Việt Oanh)
Trong những năm tới, mục tiêu của ngành chè Việt Nam là phát triển thương
hiệu chè Việt, thị trường tiềm năng cần hướng tới là thị trường Mỹ và EU, nhằm có
những bước nhảy về giá để cải thiện đời sống người trồng chè. Để làm được điều
này, không có cách nào khác là chúng ta phải nâng cao chất lượng chè, sản xuất chè
an toàn theo các tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh (ISO, HACCP, GMP, GAP)
2.2.4. Bài học kinh nghiệm cho phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững ở tỉnh
Phú Thọ
- Thứ nhất, Nhà nước và chính quyền địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi,
khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các khâu chế biến, sản
xuất, tiêu thụ để giúp cho quá trình sản xuất chè nguyên liệu đạt kết quả tốt.
- Thứ hai, Cần thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa, quy hoạch vùng sản xuất
chè nguyên liệu tập trung.
- Thứ ba, Cần thực hiện đồng bộ tất cả các khâu của quá trình sản xuất chè
nguyên liệu như: giống, phân bón, nước tưới, kỹ thuật sản xuất, thu hoạch, chế
biến, tiêu thụ...
- Thứ tư, Cần thiết lập cơ chế, chính sách, thực hiện việc hỗ trợ và tạo điều
kiện cho việc gắn kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ, giúp cho quá trình
phát triển sản xuất chè nguyên liệu được ổn định và bền vững.
9
- Thứ năm, Các biện pháp canh tác theo hướng hữu cơ bắt buộc phải hạn chế
một cách rõ rệt việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật mà chúng làm tổn
hại đến môi trường hoặc để lại dư lượng của chúng ở sản phẩm cuối cùng.
- Thứ sáu, Chúng ta cần tập trung nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất
lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm chè trên thị trường trong và ngoài nước.
Nông nghiệp sinh thái, giảm bớt hóa chất, tăng cường biện pháp sinh học để bảo vệ
môi trường và giảm giá thành.
- Thứ bảy, Thực hiện nghiêm chỉnh và cải tiến đổi mới quy trình kỹ thuật nông
nghiệp và công nghệ đã ban hành; Ứng dụng tốt các quy định công nghệ sản xuất
chè đen OTD, CTC và chè túi nhúng đã nhập
- Thứ tám, Đẩy mạnh hình thành các liên kết theo chuỗi giá trị toàn cầu, có chính
sách hỗ trợ các tác nhân tham gia liên kết, tổ chức ngành hàng hiệu quả, tạo sự gắn
kết chặt chẽ giữa các tác nhân, giúp họ gắn kết với nhau hiệu quả và bền vững.
- Thứ chín, Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, đánh giá
việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý để có hiệu quả trong
việc phủ xanh, đạt mức an toàn đảm bảo an toàn sinh thái, đa dạng các cây trồng
vật nuôi, cấu trúc nhiều tầng, chống xói mòn đất dốc, thủy lợi vùng chè.
- Thứ mười, Bên cạnh việc xuất khẩu chè nguyên liệu cần quan tâm đến việc
quảng bá, xúc tiến thương mại đối với sản phẩm chè nội địa, nâng cao tỷ lệ tiêu thụ
nội địa, phát triển chè nguyên liệu gắn với du lịch sinh thái tuyến từ Đền Hùng, qua
Phù Ninh (Viện nghiên cứu chè), Thanh Ba, Hạ Hoà đến Đền mẫu Âu cơ.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, được chia thành 2 tiểu
vùng chủ yếu. Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của Phú Thọ, tuy gặp một số
khó khăn về việc đi lại, giao lưu song ở vùng này lại có nhiều tiềm năng phát triển lâm
nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang trại. Tiểu vùng gò, đồi thấp bị
chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng, hữu Lô, tả Đáy.
Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp, phát triển cây lương thực
và chăn nuôi.
Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa trung bình
trong năm khoảng 1.600 đến 1.800 mm. Độ ẩm trung bình trong năm tương đối
lớn, khoảng 85 - 87%. Nhìn chung khí hậu của Phú Thọ thuận lợi cho việc phát
triển các loại cây trồng, đặc biệt là cây chè.
3.2. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH
3.2.1. Phương pháp tiếp cận
Luận án sử dụng các phương pháp: Tiếp cận hệ thống; Tiếp cận có sự tham gia;
Tiếp cận theo các loại hình tổ chức kinh tế.
3.2.2. Khung phân tích
Khung phân tích của đề tài được xây dựng và thể hiện ở sơ đồ 3.1.
10
Sơ đồ 3.1. Khung phân tích phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững
tỉnh Phú Thọ
3.2.3. Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích thông tin
- Nguồn và phương pháp thu thập số liệu: Các số liệu thứ cấp được thu thập
thông qua các báo cáo của địa phương và các cơ quan có liên quan; Các số liệu sơ
cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp.
- Phương pháp lấy mẫu: Tổng lượng mẫu điều tra là 203 mẫu, các đối tượng hộ
nông dân, trang trại, doanh nghiệp, cán bộ, nhà khoa học, chuyên gia được lựa
chọn theo phương pháp ngẫu nhiên để tiến hành điều tra, lấy ý kiến nhận xét đánh
giá về lượng và chất lượng chè nguyên liệu của các đối tượng người sản xuất. Cơ
sở để xác định và phân bố số mẫu điều tra dựa trên diện tích, tình hình trồng chè
thực tế của các hộ/ trang trại theo các huyện của tỉnh.
- Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: xử lý bằng phần mềm Word, Excel; phân
tích theo phương pháp thống kê mô tả, so sánh, swot ; phân tích đầu tư dài hạn.
- Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm: i) Các chỉ tiêu về đặc điểm của các
đối tượng khảo sát ii) Các chỉ tiêu về thực trạng phát triển sản xuất chè; iii) Các chỉ
tiêu kết quả và hiệu quả phát triển sản xuất chè ; iv) Các chỉ tiêu phản ánh phát
triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững về mặt xã hội ; v) Các chỉ tiêu phản ánh
phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững về môi trường;vi) Các chỉ tiêu đánh
giá mức độ bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường.
Thực trạng phát triển sản xuất chè NL bền vững
Lịch sử phát triển chè Nl
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ NGUYÊN LIỆU BỀN VỮNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ NGUYÊN LIỆU BỀN VỮNG
Diện tích, năng suất, sản
lượng, cơ cấu giống chè,
hình thức tổ chức sx &
liên kết
Yếu tố ảnh
hưởng
- Điều kiện tự nhiên
- Chính sách phát
triển
- Quy hoạch
- CSHT & DVC
- Nguồn lực
- Thị trường
tiêu thụ
Thực trạng phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững
- Tình hình sử dụng đầu vào
- Ap dụng KHCN & KT sản xuất chè NL
- Quản lý chất lượng chè NL
Đánh giá tính bền vững trên các khía cạnh KT-XH -MT
11
PHẦN 4. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ
NGUYÊN LIỆU BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ NGUYÊN LIỆU TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
4.1.1. Thực trạng phát triển về diện tích, năng suất, sản lượng
Tính đến hết tháng 12 năm 2016 diện tích chè nguyên liệu của tỉnh hiện tại
chiếm hơn 12% diện tích của cả nước, năng suất bình quân cao hơn bình quân
chung cả nước (hơn 8 tấn/ha). Sản lượng chè búp tươi chiếm hơn 13% tổng sản
lượng chè cả nước. Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh
Phú Thọ 2016 chúng tôi tập hợp được số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng chè
nguyên liệu của tỉnh Phú Thọ như sau:
Bảng 4.1. Diện tích, năng suất, sản lượng chè nguyên liệu của tỉnh Phú Thọ
Năm
Chỉ tiêu
Diện tích
(ha)
DT cho sản phẩm
(ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(tấn)
2011 15.718 13.948 8,39 117.071
2012 15.876 14.066 9,09 127.914
2013 16.080 14.484 9,4 136.195
2014 16.302 14.749 10,32 152.220
2015 16.584 15.315 10,1 154.753
2016 16.500 15.180 10,35 157.216
BQ (%) 100,98 101,69 104,38 106,15
Trong những năm qua diện tích chè nguyên liệu toàn tỉnh đã tăng đáng kể
(bảng 4.1a), năm 2011 diện tích chè búp tươi của toàn tỉnh là 15.718 ha thì năm
2016 đã là 16.500 ha, tốc độ tăng bình quân từ năm 2011 đến năm 2016 là 0,98%
trong đó diện tích cho sản phẩm cũng tăng lên rõ rệt cụ thể năm 2011 là 13.948 ha
thì năm 2016 là 15.180 ha, tốc độ tăng bình quân là 1,69%/năm. Tuy nhiên chưa ổn
định và bền vững (diện tích chè NL năm 2016 giảm 84 ha (0,5%)so với 2015, diện
tích cho sản phẩm giảm 135 ha (0,89%) so với 2015. Hiện nay vẫn còn tình trạng
sản xuất chè nguyên liệu không đảm bảo an toàn, trong chè búp tươi vẫn còn dư
lượng thuốc sâu, phân bón tồn dư làm ảnh hưởng đến việc chế biến chè xuất khẩu.
Một vấn đề nữa là sự liên doanh, liên kết giữa vùng nguyên liệu với cơ sở chế biến
thiếu chặt chẽ, đa số diện tích chè của nông dân và Công ty CP chè Phú Thọ phát
triển, tiêu thụ theo hình thức tự phát nên rất dễ rơi vào tình trạng lúc thừa, lúc
thiếu, tranh mua, tranh bán.
4.1.2. Thực trạng cơ cấu giống chè
Trước đây giống chè được trồng chủ yếu là chè trung du, được trồng bằng hạt từ
những năm 1970, đây là một giống chè đặc trưng của tỉnh Phú Thọ, nó có đặc điểm
búp nhỏ nên cho năng suất không cao. Sử dụng các giống mới qua quá trình chọn lọc,
lai tạo mang được các đặc tính tốt về khả năng kháng sâu bệnh, chất lượng tốt, cho
năng suất cao. Việc đưa các giống mới vào sản xuất sẽ góp phần đa dạng hoác các mặt
hàng sản phẩm và nâng cao chất lượng chè, tăng thu nhập. Tuy nhiên cũng cần phải
duy trì tỷ lệ hợp lý giữa giống chè mới và giống cũ nhằm đảm bảo tính đa dạng sinh
học và tính bền vững trong sản xuất chè búp tươi.
12
Bảng 4.2. Cơ cấu giống chè ở tỉnh Phú Thọ
Đơn vị tính: ha
Cơ cấu giống chè
Năm
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Chè Trung du 7.650 7.595 7.379 7.155 4.669 3.240 2.970
LDP1, LDP2 4.200 4.305 4.421 4.730 5.400 5.660 6.030
KimTuyên,PH11 3.250 3.600 3.900 4.015 6.031 7.300 7.500
Cơ cấu giống mới (%) 50 51 53 55 71 80 82
Qua số liệu ở bảng 4.2 cho thấy diện tích chè trung du đã giảm dần qua các
năm, cụ thể năm 2011 là 7.650 ha thì năm 2017 chỉ còn là 2.970 ha chè mới và
giống cũ do đó tính đa dạng sinh học và tính bền vững trong sản xuất chè búp tươi
phần nào bị ảnh hưởng.
4.1.3. Thực trạng các hình thức tổ chức sản xuất và liên kết trong phát triển
sản xuất chè nguyên liệu
Trong sản xuất chè nguyên liệu ở tỉnh Phú Thọ có 4 tác nhân tham gia, đó là
hộ/trang trại (nhà nông), doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà khoa học. Diện tích bình
quân trồng chè nguyên liệu của hộ/trang trại khoảng 0,4 – 0,6 ha, lao động bình quân
2 người/ha, trình độ văn hóa của người sản xuất chủ yếu mới học hết trung học cơ sở.
Nhà khoa học ở đây là các cán bộ thuộc Viện nghiên cứu chè Phú Hộ, cán bộ chuyên
môn ở các doanh nghiệp, các trung tâm khuyến nôngtrình độ chủ yếu là đại học, số
nhà khoa học trình độ cao còn rất hạn chế.
Bảng 4.3. Mức độ tham gia liên kết
Đơn vị tính: % theo phiếu điều tra
Nội dung LK
Mối liên kết
Hộ-
hộ
Hộ- ĐL-
DN
Hộ-
DN
DN-
DN
Hộ -
HTX
Hộ- HTX-
NKH
DN-
NKH
- Cung ứng phân
bón, thuốc BVTV
6,2 70 7,4 40 4,2 - -
- Chuyển giao KHKT,
phòng trừ dịch bệnh
71 - 13,4 12,3 2,8 5,9 63
Liên kết trong tiêu
thụ sản phẩm
- 80 18 60 - - -
Thực tế cho thấy liên kết bốn nhà trong các nội dung ở trên vẫn còn mang tính
chất giới hạn trong địa bàn tỉnh, chưa thực sự có tính mở rộng hướng tới thị trường
mở. Từ đó vấn đề liên kết gắn với chuỗi giá trị ngành hàng chè trên thế giới, đặc
biệt là sự quan tâm đầu tư cho chế biến, chế biến sâu để không ngừng nâng cao vị
thế của sản phẩm chè có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả
sản xuất chè nguyên liệu.
4.1.4. Thực trạng tình hình sử dụng đầu vào trong quá trình sản xuất chè
nguyên liệu
Để trồng mới được 1 ha chè thì người dân phải chi 56,150 triệu đồng. Ngoài ra sau
khi trồng mới, sau thời kỳ kiến thiết cơ bản từ 1-3 năm thì mỗi năm người dân phải chi
bình quân là 19,719 triệu đồng/ha. Đây là mức đầu tư lớn đối với người sản xuất.
* Giống: Việc đưa các giống mới vào sản xuất sẽ góp phần đa dạng hoá các mặt
hàng sản phẩm và nâng cao chất lượng chè, tăng thu nhập. Tuy nhiên nhiều vùng trồng
13
chè của tỉnh chưa duy trì tỷ lệ hợp lý giữa giống chè mới và giống cũ nên tính đa dạng
sinh học và tính bền vững trong sản xuất chè búp tươi phần nào cũng đã bị ảnh hưởng.
Bảng 4.4. Chi phí bình quân cho 1 ha chè KTCB và KD của các hộ điều tra
ĐVT: 1000đ
Thời kỳ
Chỉ tiêu
ĐVT
Đơn
giá
KTCB Kinh doanh
Số
lượng
Thành
tiền
Số
lượng
Thành
tiền
1. Giống Bầu cây 0,7 16000 11200
2. Phân bón 22317,5 11.412,5
- Đạm kg 10 900 (năm2+3) 9000 250 2500
- Lân kg 2,5 275 (năm2+3) 687,5 575 1437,5
- Kali kg 12 250 (năm2+3) 3000 325 3900
- Phân chuồng kg 0,7 7500 (năm 1) 5250 3250 2275
- Vi sinh kg 2,6 1500 3900 500 1300
3.Công LĐ công 100 120 12000 20 2000
4.Thuốc BVTV lít 300 5 1500 4 1200
5.KH TSCĐ 1000đ 1.800 2606,5
6. CP khác Cp/ha 1500 2500
Tổng 56.150 19.719
*Thuốc BVTV: Việc sử dụng thuốc BVTV trên cây chè trong thời gian qua cũng
đã có những chuyển biến tích cực, qua điều tra khảo sát tại hai huyện Thanh Sơn và
Phù Ninh cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc BVTV ở các hộ sản xuất đã giảm đáng kể.
4.1.5. Thực trạng việc áp dụng khoa học công nghệ và kỹ thuật sản xuất chè nguyên
liệu
Sử dụng những cây che bóng mới, phù hợp với nhu cầu chiếu sáng theo yêu cầu
sinh lý của cây chè: Chè ở thời kỳ cây con yêu cầu ánh sáng ít hơn, cho nên vườn
ươm thường che râm để đạt tỷ lệ sống cao và cây sinh trưởng nhanh, giống chè lá
to cần ít ánh sáng hơn giống chè lá nhỏ. Các cây được sử dụng làm cây che bóng
mới chủ yếu là cây muồng, cây nhãn được áp dụng phổ biến ở các vùng chuyên
canh trồng chè như Thanh Sơn, Thanh Ba, Hạ HòaĐến nay diện tích trồng cây
che bóng của tỉnh là 10.000 ha.
Bảng 4.5. Diện tích trồng cây che bóng của tỉnh Phú Thọ
Đơn vị tính: ha
TT Đơn vị Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng
Toàn tỉnh 7,000 1,600 1,400 10,000
1 Thị xã Phú Thọ 150 150
2 Đoan Hùng 1,500 200 180 1,880
3 Hạ Hòa 800 200 150 1,150
4 Thanh Ba 900 200 180 1,280
5 Phù Ninh 250 190 160 600
6 Yên Lập 700 150 120 970
7 Cẩm Khê 200 150 150 500
8 Thanh Sơn 1,150 150 150 1,450
9 Thanh Thủy 50 60 50 160
10 Tân Sơn 1,300 300 260 1,860
14
4.1.6. Thực trạng việc quản lý chất lượng chè nguyên liệu
Thực tế hiện nay cho thấy thách thức về hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng lớn,
yêu cầu cạnh tranh ngày càng cao của thị trường về chất lượng sản phẩm trong khi
công tác quản lý về an toàn thực phẩm còn nhiều khó khăn, bất cập; sản phẩm chè Phú
Thọ chưa có thương hiệu, sức cạnh tranh thấp, giá trị không cao. Phần lớn sản xuất chè
ở Phú Thọ không được tổ chức theo chuỗi giá trị, nhiều cơ sở chế biến không có vùng
nguyên liệu; nhiều cơ sở chế biến nhỏ, công nghệ, thiết bị lạc hậu không đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm.
Bảng 4.6. Diện tích chè được chứng nhận an toàn đến năm 2017
TT Huyện DT chứng nhận (ha) Tỉ lệ %/Tổng DT
Toàn tỉnh 6,500 39,39
1 Đoan Hùng 1,055 6,41
2 Hạ Hòa 877 5,34
3 Thanh Ba 701 4,25
4 Yên Lập 918 5,56
5 Thanh Thủy 20 0,12
6 Tân Sơn 1,880 11,39
7 Thanh Sơn 919 5,57
8 Thị xã Phú Thọ 114 6,9
9 Phù Ninh 15 0,09
4.1.7. Kết quả và hiệu quả phát triển sản xuất chè nguyên liệu trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ
4.1.7.1. Kết quả, hiệu quả kinh tế
*Kết quả và hiệu quả sản xuất chè NL tính cho một chu kì kinh doanh chè NL
Tổng hợp kết quả ước lượng về doanh thu và chi phí hàng năm theo giá
hiện hành, với lãi suất chiết khấu danh nghĩa thay đổi từ 8%/năm đến
34%/năm. Giá trị hiện tại ròng (NPV), tỉ suất nội hoàn vốn (IRR), lợi nhuận
kinh tế thu được bình quân năm (PMT) được trình bày trong bảng 4.7.
Bảng 4.7. Kết quả và hiệu quả đầu tư cho một chu kì sản xuất chè NL
tỉnh Phú Thọ với các mức lãi suất chiết khấu khác nhau
STT
Lãi suất CK
(%)
NPV
(triệu đồng)
PMT
(triệu đồng)
BCR
(lần)
Thời gian thu
hồi vốn (năm)
1 8 103,93 8,63 1,68 7
2 12 60,82 7,60 1,60 7
3 14 46,82 6,79 1,57 8
4 16 35,81 5,97 1,52 8
5 20 20,54 4,26 1,39 8
6 24 10,79 2,68 1,26 8
7 28 4,44 1,30 1,14 10
8 30 2,12 0,66 1,08 11
9 32 0,21 0,07 1,02 19
10 32,24 0,00 0,00 1,00 25
11 34 -1,36 -0,48 0,96 -
15
Cả 2 chỉ tiêu NPV và IRR đều thể hiện hiệu quả của việc trồng chè NL ở tỉnh
Phú Thọ. NPV đạt 46,82 triệu đồng/ha với lãi suất chiết khấu là 14% và IRR =
32,24% lớn hơn so với lãi suất vay ngân hàng hiện tại của các hộ.
Qua quá trình phân tích, đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất chè có thể nhận
thấy mặc dù sản lượng và giá trị sản xuất của chè NL có xu hướng tăng nhưng không
ổn định. Hiệu quả sản xuất kinh doanh không ổn định do tác động mạnh của quan hệ
cung cầu và giá chè NL thế giới, điều kiện tự nhiên, giá cả các yếu tố đầu vào.
4.1.7.2. Kết quả, hiệu quả xã hội
* Về lao động, việc làm
Trong thời gian qua việc sản xuất chè nguyên liệu đã tạo được công ăn việc làm
cho hàng chục ngàn lao động giúp cho lượng lao động trong tỉnh có việc làm ổn
định, tránh được tình trạng lao động di cư sang các tỉnh lân cận gây ra mất cân
bằng lực lượng lao động.
*Về xóa đói giảm nghèo
Tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh và hộ sản xuất chè nguyên liệu thuộc diện
nghèo liên tục giảm qua từng năm, tốc độ giảm nghèo của tỉnh là 3,8%/năm, tốc độ
giảm nghèo của hộ sản xuất chè nguyên liệu là 2,1%. Từ năm 2011 đến năm 2016
số hộ nghèo sản xuất chè nguyên liệu chỉ còn 2.256 hộ (giảm 15.369 hộ) chiếm
8,65% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh và hầu hết tập trung ở những vùng có hệ thống
đường giao thông đi lại còn khó khăn, trình độ và năng lực sản xuất yếu kém.
Theo thống kê số liệu điều tra trên địa bàn tỉnh tỷ lệ hộ nghèo trong sản xuất
chè nguyên liệu có giảm, tuy nhiên vẫn không đảm bảo được tính ổn định và bền
vững, hàng năm số hộ nghèo phát sinh vẫn còn, hay một số hộ tái nghèo vẫn diễn
ra ở các xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh.
Bảng 4.8. Tình hình lao động việc làm trong phát triển sản xuất chè
nguyên liệu ở tỉnh Phú Thọ
ĐVT: Lao động
Năm LĐNN
LĐSX
chè
Tỷ lệ lao động có
việc làm từ sản
xuất chè NL (%)
Trong đó Bình
quân
(LĐ/ha)
Trực
tiếp
Gián
tiếp
2010 289.752 46.500 70,25 239.515 50.237 3,1
2011 325.356 42.438 74,28 246.102 79.254 2,7
2012 329.419 39.690 79.32 221.043 108.376 2,5
2013 345.628 34.572 80,36 206.036 139.592 2,15
2014 361.327 30.158 84,52 192.897 168.430 1,85
2015 360.215 27.695 86,34 195.628 164.587 1,67
2016 389.326 25.740 89,62 209.025 180.301 1,56
4.1.7.3. Kết quả, hiệu quả môi trường
Tình trạng khí hậu biến đổi bất thường trong các năm vừa qua như hạn hán kéo
dài vào mùa khô, mưa, lũ quét, bão vào mùa mưa, rét đậm, rét hại và sương muối
vào mùa đông đã làm ảnh hưởng không hề nhỏ tới việc sản xuất chè nguyên liệu
cũng như năng suất, sản lượng chè nguyên liệu trên địa bàn.
16
Bảng 4.9. Kỹ thuật canh tác để bảo vệ đất dốc của các nhóm hộ
STT Kỹ thuật canh tác để bảo vệ đất dốc
Số hộ áp dụng
(hộ)
Tỷ lệ
(%)
1 Kỹ thuật che phủ đất tăng phì nhiêu 145 71,42
2 Rãnh thoát nước chống xói mòn 190 93,60
Trong thực tế vẫn còn tình trạng khai thác, sử dụng tài nguyên rừng, nước
không hợp lý cũng đã gây ra hiện tượng mất đi lượng nước tích lũy trong đất, trong
khi đó theo điều tra trên địa bàn tỉnh, có tới trên 70% các hộ nông dân chờ đợi
nguồn nước mưa tự nhiên hàng năm, chính điều này càng ảnh hưởng lớn tới lượng
nước tích lũy trong đất giúp cây chè sử dụng trong mùa khô
4.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG SẢN XUẤT
CHÈ NGUYÊN LIỆU
Sản xuất chè nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nhìn chung vẫn là sản xuất
nhỏ, manh mún, thiếu tính chuyên nghiệp đặc biệt thiếu tính bền vững về môi
trường, điển hình là việc sử dụng quá nhiều thuốc BVTV đã ảnh hưởng nghiêm
trọng tới môi trường sinh thái và chất lượng chè nguyên liệu. Tổng điểm đánh giá
theo tiêu chí phát triển bền vững E = 25 điểm. Vì vậy, theo thang đo mức độ phát
triển bền vững thì sản xuất chè nguyên liệu tại địa bàn nghiên cứu được đánh giá là
kém bền vững.
Bảng 4.10. Đánh giá sản xuất chè nguyên liệu theo tiêu chí
phát triển bền vững
Tiêu
chí
Nội dung Chỉ tiêu đánhgiá Điểm
Mức độ
bền vững
Kinh
tế
Phát triển nguồn lực Đầu tư, kỹ thuật, liên kết,tổ chức 3 Bền
vững
Quy mô sản xuất Diện tích, năng suất, sản lượng 2 Kém Bv
Cơ cấu giốngchè Tỷ lệ giống mới 4 Rất Bv
Kết quả và hiệu quả Kết quả và hiệu quả của hộ,
DN,một chu kỳ sản xuất chè NL
2 Kém Bv
Cộng 11
Xã
hội
Lao động việc làm Tỷ lệ lao động có việc làm từ sản
xuất chè nguyên liệu
3 Bền
vững
Xóa đói giảm nghèo Tỷ lệ hộ nghèo 2 Kém Bv
Quy mô LĐSX chè
NL
Tỷ lệ lao động sản xuất chè nguyên
liệu trên tổng số lao động NN
2 Kém Bv
Cộng 7
Môi
trường
Canh tác sản xuát
chè NL
Kỹ thuật che phủ đất tăng phì nhiêu
Rãnh thoát nước chống xói mòn
2 Kém Bv
Tác động đến môi
trường
Số lần phun thuốc BVTV
Định mức bón phân
2 Kém Bv
Cơ cấu cây che bóng
mát
Tỷ hệ hộ trồng cây che bóng mát
cho chè NL
3 Bền
vững
Cộng 7
Tổng cộng (E) 25 Kém Bv
17
4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ
NGUYÊN LIỆU BỀN VỮNG Ở TỈNH PHÚ THỌ
4.3.1. Điều kiện tự nhiên
Phát triển sản xuất chè nguyên liệu chịu ảnh hưởng lớn vào điều kiện tự nhiên,
thời tiết, khí hậu của vùng thuận lợi sẽ làm tăng năng suất, chất lượng của chè
nguyên liệu. Ngược lại nếu các yếu tố trên không thuận lợi sẽ làm thiệt hại nghiêm
trọng tới năng suất, sản lượng mà còn ảnh hưởng lâu dài cho các chu kỳ tiếp theo.
4.3.2. Chính sách phát triển sản xuất chè nguyên liệu
Trong những năm qua, Chính phủ, tỉnh và ngành chè Việt Nam đã ban hành
một số chính sách kịp thời nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và
người sản xuất chè như chính sách hỗ trợ theo Quyết định định số 23/2011/QĐ-
UBND ngày 20/12/2011 của UBND tỉnh về việc hỗ trợ các chương trình sản xuất
nông nghiệp giai đoạn 2012 - 2015; Dự án Nâng cao chất lượng an toàn sản phẩm
nông nghiệp và phát triển Chương trình khí sinh học, hỗ trợ đào tạo nghề, chính
sách hỗ trợ đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn,
chính sách hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu, các chính sách hỗ trợ cho người sản xuất
về vay vốn ưu đãi... Các chính sách đó đã tác động tích cực đến phát triển sản xuất
chè nguyên liệu bền vững của tỉnh Phú Thọ, góp phần gia tăng năng suất,
chất lượng, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu.
Tuy nhiên việc đề ra và thực hiện các chính sách của tỉnh Phú Thọ vẫn còn nhiều
tồn tại, bất cập như: Việc ban hành chính sách chưa đồng bộ, kịp thời và chưa có tính
ổn định lâu dài; người sản xuất chè nguyên liệu và các đối tượng liên quan chưa tiếp
cận thông tin về các chính sách kịp thời; việc ban hành chính sách còn mang tính giải
pháp tình thế, nhất thời, nhiều kẻ hở nên chưa có sự chủ động trong thực thi chính
sách dễ bị lợi dụng chính sách để trục lợi; nguồn vốn để thực thi các chính sách còn
gặp khó khăn, hạn chế v.v.. từ đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển sản xuất
chè nguyên liệu bền vững ở tỉnh Phú Thọ
4.3.3. Quy hoạch
Việc lập quy hoạch sử dụng đất đai trong thời gian qua vẫn còn nhiều vấn đề cần
phải xem xét và điều chỉnh lại cho phù hợp. Thực tế cho thấy cơ sở để lập quy hoạch
còn dựa vào căn cứ, phân tích mang tính chủ quan chưa quan tâm tới các yếu tố
khách quan,bên ngoài tác động như yếu tố cung cầu, giá cả thị trường, quy hoạch
chưa cụ thể, chi tiết cho từng vùng, quy hoạch chưa đề cập đến diện tích đất cho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_phat_trien_san_xuat_che_nguyen_lieu_ben_vung.pdf