Tóm tắt Luận án Phong cách tản văn báo chí của Ngô Tất Tố

Quan điểm về phong cách ở Việt Nam

Ở Việt Nam, thuật ngữ phong cách trong báo chí, văn học đã xuất hiện từ đầu thế kỷ XX với ý nghĩa là “lối văn”, “giọng văn”, “bút pháp”

Trong công trình nghiên cứu “Dẫn luận phong cách học”, Nguyễn Thái Hòa đã định nghĩa: “Phong cách là những đặc trưng trong hoạt động lời nói được lặp đi lặp lại ở một người nào đó, ở một môi trường ngôn ngữ hay một cộng đồng, có khả năng khu biệt với những kiểu biểu đạt ngôn ngữ khác”. Theo đó, nhà báo nổi tiếng và thành công nhờ tạo cho mình một phong cách viết riêng. Mặc dù bản chất của báo chí là sự thật, thông tin sự thật nhưng việc tạo nên một cách viết, một giọng văn ấn tượng cũng là một điều hết sức cần thiết.

Từ quan điểm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả luận án cho rằng: Phong cách là nét độc đáo gắn liền với con người nhà báo, có thể nhận diện từ toàn bộ sáng tác của họ thông qua các yếu tố nội dung, hình thức, ngôn ngữ của tác phẩm và không phải nhà báo nào cũng có phong cách. Chỉ những nhà báo có tài năng nghệ thuật, có bản lĩnh, biết sử dụng các phương tiện hình thức trong một thể thống nhất theo một kiểu riêng để thể hiện đạt hiệu quả điều mình muốn nói mới tạo ra phong cách riêng.

 

doc26 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phong cách tản văn báo chí của Ngô Tất Tố, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình ảnh sinh động, cụ thể, châm biếm, song vẫn giữ vững tính nghiêm túc và tính chiến đấu mạnh mẽ. Năm 1993, Hội Nhà báo Việt Nam và Viện Văn học đã tổ chức Hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Ngô Tất Tố với sự tham gia của nhiều nhà văn, nhà báo. Các tham luận tại Hội thảo đã khẳng định tầm vóc của Ngô Tất Tố, một nhà văn, nhà báo lớn của thế kỷ XX. Phan Quang, lúc đó là Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã nhận định: “nói đến sự nghiệp báo chí Ngô Tất Tố, không ít người nghĩ ngay đến tiểu phẩm của ông Đó là những áng văn xuất sắc còn lại mãi với thời gian”. Theo Phan Quang, phong cách viết báo của Ngô Tất Tố luôn mới mẻ về văn phong, về cách vào đề, dẫn dắt sự việc cho đến cách kết thúc vấn đề. Trong bài “Tiểu phẩm báo chí của Ngô Tất Tố”, tác giả Trương Chính cho rằng, Ngô Tất Tố đã luôn cố gắng để thay đổi từ văn phong của các nhà Nho thường chuộng văn biền ngẫu, sang lối văn mới “ngắn, sắc, xoay chuyển nhanh, câu thường đặt theo lối phá cách. Đó là văn phong của báo chí phương Tây”. Ngô Tất Tố không lạm dụng từ Hán - Việt mà sử dụng rất nhuần nhuyễn; sử dụng nhiều điển cố nhưng đúng chỗ, đúng lúc; ông viết như nói, không trau chuốt; đả kích, châm biếm không phải cho sướng miệng, mà là để tố cáo, vạch trần một cách nghiêm chỉnh. Trong chuyên đề “Ngô Tất Tố một chân dung lớn, một sự nghiệp lớn”, Phong Lê đã nhận định, Ngô Tất Tố là một chân dung lớn và tiêu biểu, là người thúc đẩy cho cả hai nhu cầu cách mạng và canh tân, người đáp ứng cả hai phương diện nội dung và hình thức của văn chương theo hướng cách mạng và hiện đại. Phong Lê khái quát, những tri thức sâu sắc về văn hóa dân tộc và văn hóa phương Đông cổ truyền là những nhân tố cơ bản tạo nên cốt cách riêng của Ngô Tất Tố. Năm 1998, trong chuyên đề “Tiểu phẩm văn học và báo chí của Ngô Tất Tố”, Hà Minh Đức gọi những tác phẩm báo chí của Ngô Tất Tố là “tiểu phẩm văn học và báo chí”. Đó là những tác phẩm khai thác những chuyện có thật, những con người có địa chỉ rõ ràng nhưng không phải để ca ngợi mà là đấu tranh, “cho công bằng xã hội, cho quyền sống của con người. Phẩm chất ấy thể trong các bài viết tạo nên linh hồn và dũng khí của ngòi bút”. Năm 2000, trong cuốn “Tiểu phẩm báo chí Hồ Chí Minh”, tác giả Tạ Ngọc Tấn đã đưa ra một số nhận định: Những năm 30 của thế kỷ trước, khi mà báo chí công khai phát triển rầm rộ thì tiểu phẩm đã khẳng định vai trò vị trí của mình là một thể loại báo chí có uy lực, “tác giả tiểu phẩm để lại dấu ấn đặc biệt sâu đậm trên mặt báo trong nước là Ngô Tất Tố”. Theo Tạ Ngọc Tấn, dấu ấn đặc biệt ở những tác phẩm báo chí của Ngô Tất Tố chính là sự kết hợp giữa những phương pháp thể hiện của báo chí và thủ pháp nghệ thuật của văn học, giữa ngôn ngữ thông tin chính luận với ngôn ngữ hình tượng nghệ thuật; có sự kết hợp rất linh hoạt giữa các yếu tố của chính luận, tự sự, thông tin và nghệ thuật truyền thống. Năm 2004, Hội đồng Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội đã nghiệm thu Đề tài khoa học “Di sản báo chí Ngô Tất Tố - ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp phát triển báo chí Thủ đô” do Phan Cự Đệ chủ nhiệm. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên có quy mô lớn, thực hiện trên cơ sở khảo sát 1.350 tác phẩm đăng báo, phần lớn mới xác định được là của Ngô Tất Tố. Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẢN VĂN VÀ PHONG CÁCH TẢN VĂN BÁO CHÍ CỦA NGÔ TẤT TỐ 1.1. Giới thuyết về tản văn 1.1.1. Lý luận về tản văn Theo “Từ điển tiếng Việt”, tản văn có hai ý nghĩa, thứ nhất đó là cách phân biệt giữa văn xuôi và văn vần theo cách phân loại của văn học cổ; thứ hai là cách xác định một thể loại tác phẩm văn học ngoài thể truyện, thơ và kịch. Người Pháp gọi tản văn là “feuilleton”, từ này có nguồn gốc từ tiếng Latinh có nghĩa là bài văn nhỏ. Theo nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, tản văn có nhiều dạng thức phong phú với những tên gọi cụ thể khác nhau, như: tạp văn, tạp cảm, tiểu phẩm, đặc tả, đoản văn, thời đàm, phiếm luận, nhàn đàm Về cơ bản, đó là những bài văn ngắn có đề tài, lập ý, kết cấu, bố cục, cách thể hiện tự do, qua đó thể hiện được mục đích, ý nghĩa, tình cảm của người viết. 1.1.2. Lý luận về tản văn báo chí Theo “Thuật ngữ báo chí truyền thông”, tản văn là văn xuôi nghệ thuật nói chung, bao gồm nhiều thể: tạp văn, tùy bút, tiểu phẩm, tiểu luận; hay gồm thể được định danh khá ngẫu hứng, như: nhàn đàm, phiếm đàm, thời đàm, tạp trở, đoản văn.. Theo Phạm Thành Hưng, tác giả cuốn “Thuật ngữ báo chí truyền thông”, thuật ngữ tản văn sẽ trở nên đặc dụng và đơn giản hơn khi người làm báo “không ý thức được”, hoặc “không quan tâm” tới tác phẩm của mình được viết theo thể loại nào, bởi đó là thể loại báo chí tự do, ngẫu hứng theo những đặc trưng riêng về loại hình. Các nhà nghiên cứu không đưa ra đánh giá về sự khác nhau giữa tản văn văn học và tản văn báo chí. Tản văn báo chí là thể văn trữ tình nhưng phát triển mạnh nhờ báo chí. Trên thực tế, hai khái niệm này không có sự khác nhau. Có chăng là các cách gọi tên khác nhau của các nhà nghiên cứu mà thôi. Từ quan điểm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả luận án cho rằng: Tản văn báo chí là một thể loại tác phẩm báo chí đặc thù. Tản văn báo chí cơ bản thể hiện những đặc trưng chủ yếu của tản văn. Tản văn báo chí thuộc nhóm chính luận nghệ thuật với kết cấu ngắn gọn và linh hoạt, có nội dung phê phán, đả kích sâu cay bằng tư duy lý tính về những mặt trái trong cuộc sống đương đại mang hơi thở thời sự dưới một thủ pháp uyển chuyển và hình tượng rất gần với văn học. Đặc điểm phổ quát của tản văn báo chí là sự hiện diện trực tiếp của cái tôi tác giả, là sự ưu tiên quan điểm, cách cảm, cách nhìn của thông tin lý lẽ trước thông tin sự kiện, là sự linh hoạt, phóng túng trong cách hành văn, trong tổ chức hình ảnh, liên hội các chi tiết. 1.2. Lý luận về phong cách và phong cách báo chí 1.2.1. Quan điểm về phong cách của phương Tây và Trung Quốc Người Hi-La đã dùng chữ stylos (Hi Lạp), stylus (La Mã) để chỉ dụng cụ viết, về sau người Pháp thay đổi dùng chữ style để chỉ nét chữ, rồi chỉ đặc điểm về mặt hình thức như ngôn ngữ và văn thể của tác phẩm văn học. Viện sỹ M.B. Khrapchenkô (Liên Xô) trong cuốn “Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học” đã cho rằng: “Phong cách được hiểu như những thủ pháp biểu hiện, cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống, như thủ pháp thuyết phục và thu hút độc giả”. Theo tác giả Lưu Hiệp (Trung Quốc) trong cuốn “Văn tâm điêu long” cái quan trọng của phong cách của mỗi tác giả là cá tính sáng tạo, cá tính sáng tạo khác nhau thì dẫn đến phong cách khác nhau; Lỗ Tấn, nhà tạp văn nổi tiếng Trung Quốc thì cho rằng, phong cách một mặt là nơi hội tụ, biểu hiện cá tính sáng tạo của nhà văn. 1.2.2. Quan điểm về phong cách ở Việt Nam Ở Việt Nam, thuật ngữ phong cách trong báo chí, văn học đã xuất hiện từ đầu thế kỷ XX với ý nghĩa là “lối văn”, “giọng văn”, “bút pháp” Trong công trình nghiên cứu “Dẫn luận phong cách học”, Nguyễn Thái Hòa đã định nghĩa: “Phong cách là những đặc trưng trong hoạt động lời nói được lặp đi lặp lại ở một người nào đó, ở một môi trường ngôn ngữ hay một cộng đồng, có khả năng khu biệt với những kiểu biểu đạt ngôn ngữ khác”. Theo đó, nhà báo nổi tiếng và thành công nhờ tạo cho mình một phong cách viết riêng. Mặc dù bản chất của báo chí là sự thật, thông tin sự thật nhưng việc tạo nên một cách viết, một giọng văn ấn tượng cũng là một điều hết sức cần thiết. Từ quan điểm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả luận án cho rằng: Phong cách là nét độc đáo gắn liền với con người nhà báo, có thể nhận diện từ toàn bộ sáng tác của họ thông qua các yếu tố nội dung, hình thức, ngôn ngữ của tác phẩm và không phải nhà báo nào cũng có phong cách. Chỉ những nhà báo có tài năng nghệ thuật, có bản lĩnh, biết sử dụng các phương tiện hình thức trong một thể thống nhất theo một kiểu riêng để thể hiện đạt hiệu quả điều mình muốn nói mới tạo ra phong cách riêng. 1.3. Một số nhân tố chi phối, ảnh hưởng tới phong cách tản văn báo chí của Ngô Tất Tố 1.3.1. Những nhân tố chủ quan Ngô Tất Tố sinh năm 1894 trong một gia đình nhà Nho nghèo ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay là xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội. Dưới thời Pháp thuộc làng quê của Ngô Tất Tố tồn tại nhiều hủ tục nặng nề. Sau này, tuy Ngô Tất Tố rời quê ra Hà Nội viết báo, viết văn nhưng ông thường xuyên trở về quê. Chính việc gần gũi với làng quê như vậy đã giúp cho Ngô Tất Tố có dịp tìm hiểu rất nhiều phong tục, tập quán, văn hóa làng quê, đồng thời thấy rõ sự bóc lột đè nén của thực dân, phong kiến, địa chủ, cường hào đối với người nông dân cũng như những hủ tục sau những lũy tre làng. Ngô Tất Tố là người có lòng yêu nước thiết tha. Trong thời kỳ Mặt trận dân chủ, Ngô Tất Tố đã tiếp thu ảnh hưởng của cách mạng, đứng trên lập trường dân chủ, tố cáo áp bức bóc lột của bọn thực dân, phong kiến và tha thiết đòi cải thiện đời sống cho nhân dân lao động. Tố chất của một nhà văn, nhà Nho viết báo đã tạo cho Ngô Tất Tố phong cách tiếp cận hiện thực ở những góc nhìn khác nhau, từ đó có cách lý giải, đánh giá vấn đề theo quan điểm tiến bộ. Điều này tạo nên một Ngô Tất Tố nhà văn - nhà Nho - nhà báo không thể trộn lẫn với các nhà văn, nhà báo là trí thức Tây học cùng thời. Ngô Tất Tố đã cộng tác và viết bài cho 27 tờ báo, tạp chí, sáng tạo hơn 1.350 tác phẩm báo chí với nhiều bút danh khác nhau đã được xác định là của Ngô Tất Tố. Số lượng tác phẩm báo chí đồ sộ ấy được chưng cất từ quá trình trải nghiệm hoạt động báo chí đầy nhiệt huyết, nên người đọc dễ dàng cảm nhận được phong cách sáng tạo rất riêng biệt của Ngô Tất Tố qua những tản văn của ông. 1.3.2. Những nhân tố khách quan Ngô Tất Tố bước chân vào làng báo trong bối cảnh Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc. Hậu quả để lại đối với tất cả các nước tham chiến, trong đó có nước Pháp bị thiệt hại nặng nề về người và của với hàng chục triệu người chết, hàng trăm tỷ đôla bị ngốn vào chi phí chiến tranh [119]. Bối cảnh đó cùng với thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra một cục diện thế giới mới với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của phong trào cộng sản, phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc. Sự ra đời của các đảng cộng sản Pháp, Trung Quốc và các nước trên thế giới vừa là nguồn cổ vũ động viên các chiến sĩ cộng sản Việt Nam, vừa tạo ra những thuận lợi cho sự du nhập chủ nghĩa Mác - Lênin và những tư tưởng tiến bộ vào Việt Nam. Từng bước, phong trào cách mạng Việt Nam hội nhập và trở thành một bộ phận không thể tách rời của phong trào cộng sản thế giới dưới sự lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản. Đây cũng là thời kỳ phong trào đấu tranh yêu nước và cách mạng của nhân dân ta diễn ra sôi nổi, dưới nhiều hình thức khác nhau và in đậm dấu ấn của những giai cấp, những tầng lớp xã hội tiến hành những cuộc đấu tranh đó. Cũng trong giai đoạn này, phải kể đến những hoạt động xuất sắc và công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc tại Pháp, tại Liên Xô cũng như tại các nước láng giềng: Trung Quốc, Lào, Miên, Xiêm... Người tiếp cận chủ nghĩa Mác - Lênin, lý luận cách mạng tiên tiến truyền bá về Việt Nam và chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập một đảng cộng sản chân chính ở Việt Nam cũng như đưa phong trào cách mạng Việt Nam hội nhập và trở thành một bộ phận không thể tách rời của phong trào cộng sản thế giới, dưới sự lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản. Trong thời kỳ này, báo chí có sự thay đổi rõ rệt về nội dung và hình thức. Sự phát triển của chữ quốc ngữ là một tiền đề rất quan trọng cho sự phát triển của văn hóa, xã hội. Việc giao lưu, học hỏi với phương Tây cùng với sự phát triển của đô thị đã đem lại một luồng không khí mới cho văn chương, học thuật, sự thay đổi rõ rệt về báo chí, sinh hoạt văn học cũng như công chúng. Đây cũng là một giai đoạn sôi động trong lịch sử báo chí và văn học Việt Nam với những cách tân về thể loại, ngôn ngữ, hình thức và quan niệm về sáng tác. Từ những tác phẩm báo chí, văn học còn in đậm dấu ấn của phong cách cổ, tính quy phạm và ước lệ trong phương thức biểu hiện, những tác phẩm báo chí và văn chương đã chuyển nhanh vào thời kỳ hiện đại với sự đóng góp của đông đảo các cây bút với nhiều khuynh hướng sáng tác khác nhau. Tiểu kết Chương 1 Trong Chương 1, luận án đã phân tích, làm rõ một số nội dung sau đây: (1) Tản văn là văn xuôi nghệ thuật nói chung, bao gồm nhiều thể: tạp văn, tùy bút, tiểu phẩm... và các tiểu thể loại được định danh khá phong phú, đa dạng, như: nhàn đàm, phiếm đàm, thời đàm, tạp trở... Tản văn báo chí là thể loại báo chí thuộc nhóm chính luận nghệ thuật, có kết cấu ngắn gọn, dung lượng nhỏ, tự do, có thủ pháp đa dạng, linh hoạt. Đặc trưng loại hình của tản văn báo chí là sự hiện diện trực tiếp của cái tôi tác giả; là sự ưu tiên quan điểm, cách cảm, cách nhìn trước thông tin sự kiện; là sự linh hoạt, phóng túng trong cách hành văn, trong tổ chức thông tin, liên kết các chi tiết. (2) Phong cách là nét độc đáo gắn liền với con người nhà báo, có thể nhận diện từ toàn bộ sáng tác của họ thông qua các yếu tố nội dung, hình thức, ngôn ngữ của tác phẩm và không phải nhà báo nào cũng có phong cách. (3) Một số nhân tố có tính chi phối tới việc hình thành phong cách tản văn báo chí của Ngô Tất Tố như: truyền thống văn hóa quê hương và gia đình tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ và sự nỗ lực, cố gắng để thích ứng với thời cuộc; bối cảnh chính trị, xã hội và báo chí trong nửa đầu thế kỷ XX. Chương 2. PHONG CÁCH TẢN VĂN BÁO CHÍ CỦA NGÔ TẤT TỐ QUA BÌNH DIỆN NỘI DUNG TÁC PHẨM 2.1. Đề tài trong tản văn báo chí của Ngô Tất Tố 2.1.1. Đề tài chính trị Những năm đầu thập niên 1930, Ngô Tất Tố dùng ngòi bút của mình để viết nhiều các vấn đề liên quan đến nghị trường, như bầu cử nghị viện, bầu viện trưởng Viện dân biểu; đấu tranh với những thủ đoạn của chính quyền thực dân và bọn tay sai với những vấn đề “bảo hộ” và “trực trị”; truyền bá mê tín dị đoan; bảo tồn quốc túy; phong trào Âu hóa, “vui vẻ trẻ trung” Những năm 1936 - 1939, nhờ ảnh hưởng của phong trào quần chúng thời Mặt trận dân chủ, Ngô Tất Tố đề cập trực tiếp đến những sự kiện chính trị quan trọng trong nước và thế giới, như: phong trào Đông Dương đại hội; phong trào Mặt trận Dân chủ của báo giới đòi tự do ngôn luận, tự do hội họp; những cuộc đình công khổng lồ của “lao động Đông Dương”; những cuộc biểu tình của nông dân Thanh Hóa; những cuộc nổi dậy phá kho thóc địa chủ của nông dân Bạc Liêu 2.1.2. Đề tài văn hóa, xã hội Hầu hết các tản văn báo chí của Ngô Tất Tố có đề tài về các vấn đề văn hóa, xã hội. Đó là những vấn đề liên quan đến bản chất của những kẻ danh trí thức, thầy lang, bọn bồi bút, tay sai của chế độ thực dân; về những vấn đề liên quan đến đạo đức xã hội, luân thường đạo lý, gia phong, gia pháp; về vai trò của người phụ nữ trong gia đình, phẩm hạnh, tiết nghĩa trong quan hệ vợ chồng về những hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, vạch mặt bọn lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để trục lợi; đả kích những thói hư tật xấu trong đời sống xã hội. 2.1.3. Đề tài quốc tế Ngay khi bắt đầu bước chân vào làng báo và hoạt động báo chí chuyên nghiệp, ngòi bút của Ngô Tất Tố luôn bám sát và phản ánh kịp thời tình hình thời sự quốc tế, những sự kiện lớn trên thế giới như: tình hình Trung Quốc sau chiến tranh “nha phiến”; tình hình cách mạng ở Đài Loan; tình hình quân sự của Nhật Bản vào năm 1927; tình hình Xiêm La và mối quan hệ giữa Xiêm La với Trung Quốc; tình hình Hồi giáo, Gia Tô giáo và Do Thái giáo ở Palestine, nơi phát nguyên của đạo Hồi và đạo Gia Tô 2.2. Chi tiết trong tản văn báo chí của Ngô Tất Tố Với nguồn tin phong phú, nhưng điểm quan trọng tạo nên phong cách riêng của Ngô Tất Tố thể hiện qua những tản văn báo chí của ông chính là ở chỗ ông khai thác, lựa chọn và sử dụng được rất nhiều chi tiết. Những chi tiết đó có thể tựu chung lại theo ba nhóm chính: Nhóm chi tiết về nhân vật: những nhân vật trong tản văn báo chí của ông thường được phản ánh ở những mặt tiêu cực, chính vì vậy từ ngoại hình, diện mạo đến tính cách được miêu tả với những chi tiết cũng rất tiêu cực với ngôn ngữ châm biếm, đả kích. Nhóm chi tiết về sự kiện: Những sự kiện là linh hồn được thể hiện tản văn báo chí của Ngô Tất Tố, là những yếu tố quan trọng được miêu tả chi tiết nhằm thu hút sự quan tâm của người đọc. Do vậy, sự kiện nào cũng được Ngô Tất Tố phản ánh với những chi tiết sống động nhất, đầy đủ nhất, phù hợp với mục đích, yêu cầu của nội dung tác phẩm. Nhóm chi tiết về sự việc: sự việc hướng người đọc quan tâm tới bản chất của sự kiện, hiện tượng bằng cách miêu tả, phân tích, diễn giả, trong đó có những chi tiết mang tính chất cụ thể và thực chứng. Do vậy, Ngô Tất Tố đã khai thác có hiệu quả những chi tiết rất cụ thể có tính chất minh họa và làm rõ bản chất của sự việc, hiện tượng được phản ánh. 2.3. Những nhân vật trong tản văn báo chí của Ngô Tất Tố Toàn bộ tản văn báo chí của Ngô Tất Tố làm thành một bức tranh rộng lớn và chân thực về xã hội thực dân phong kiến Việt Nam trước cách mạng tháng Tám với những biếm họa sinh động, sâu sắc về rất nhiều nhân vật trong xã hội. Có thể khu biệt các nhân vật đó theo ba nhóm: - Những “ông Tây” thực dân: từ các quan thống sứ, toàn quyền, bộ trưởng thuộc địa đến những ông Tây “nhà đoan”, anh lính lê dương mạt hạng - Những nhân vật trong chính quyền tay sai, bộ máy phong kiến: đó là những vị “dân biểu”, “cụ thượng”, “ông phó Quỳnh”, “chú Khán ngốc” - Những nhân vật của bình dân trong xã hội: cô Tây Hoét, cụ lang bần, những anh “nho” phủ huyện, những người lao động bình dị và nghèo khổ ở làng quê hoặc nơi phố phường 2.4. Dự báo và hướng nhận thức trong tản văn của báo chí Ngô Tất Tố 2.4.1. Dự báo về những vấn đề chính trị Ngô Tất Tố đã dành một số lượng đáng kể những tản văn báo chí của mình để lên án, vạch trần nạn tham ô, hối lộ, nhũng nhiễu của các tầng lớp quan lại trong chính quyền thực dân trước Cách mạng tháng Tám; đồng thời ông cũng đề ra một số giải pháp nhằm cần thực hiện với mong muốn làm cho xã hội tốt đẹp hơn. 2.4.2. Dự báo về những vấn đề xã hội Trong những tản văn báo chí của mình, Ngô Tất Tố đã có những đề xuất, dự báo về các vấn đề văn hóa, giáo dục và y tế; trong đó có việc đi sâu phân tích những giá trị, những nét đẹp về truyền thống văn hóa của dân tộc như các lễ hội, các nghi thức tín ngưỡng, các sinh hoạt văn hóa của nhiều vùng miền Tiểu kết Chương 2 Trong Chương 2, luận án đã đi sâu phân tích và làm rõ, các nội dung: 1. Đề tài tản văn báo chí của Ngô Tất Tố có thể tập trung theo 3 nhóm: chính trị, xã hội và quốc tế. Ngoài ra, Ngô Tất Tố còn có một số đề tài khác như luận bàn về nghiệp vụ báo chí, văn chương, về đạo đức và phẩm chất của người làm báo 2. Toàn bộ tản văn báo chí của Ngô Tất Tố làm thành một bức tranh rộng lớn và chân thực về xã hội thực dân phong kiến Việt Nam trước cách mạng tháng Tám với những chi tiết biếm họa sinh động, sâu sắc, đề cập đến không ít nhân vật trong xã hội, những kẻ thực dân phong kiến, bọn tay sai, bọn làm giàu bất chính 3. Ngô Tất Tố có những dự báo mang tính nhận thức cao: (1) Dự báo về những vấn đề chính trị, về chế độ quản lý như phòng chống tham nhũng, tham ô hối lộ; (2) Dự báo về những vấn đề xã hội như tệ nạn xã hội, giáo dục, y tế Chương 3. PHONG CÁCH TẢN VĂN BÁO CHÍ NGÔ TẤT TỐ QUA BÌNH DIỆN HÌNH THỨC VÀ KẾT CẤU TÁC PHẨM 3.1. Phong cách đặt đầu đề tản văn báo chí của Ngô Tất Tố Đa số đầu đề tản văn báo chí của Ngô Tất Tố được đặt theo hướng khơi gợi người đọc nhu cầu tìm hiểu thực chất của sự kiện, hiện tượng mà ông đề cập. - Có những đầu đề mạnh mẽ, đánh vỗ mặt vào đối thủ, như: Bãi nước bọt trên mặt ông tuần phủ; Cớ sao mình lại lạt lẽo với cái mặt của mình. - Có những đầu đề bình dị, chỉ thông báo một tin tức, một sự kiện, mang tính chất thông tin, như: Bắc Ninh cầu cứu; Biểu tình ở Thanh Hóa - Một số đầu đề được đặt theo tình thế tương phản của đối tượng với cảnh ngộ hoặc những người trong cuộc, như: Chúa trùm đảng áo nâu sẽ xuống địa ngục; Dạ dày Nam không tốt bằng dạ dày Bắc Nhìn chung, cách đặt đầu đề tản văn báo chí của Ngô Tất Tố thu hút người đọc, gợi trí tò mò để tìm hiểu chuyện nhưng không mang tính giật gân. Cho dù chỉ ra những sự tương phản nhưng đều phù hợp với sự kiện, hiện tượng mà tác phẩm phản ánh; phù hợp với bản chất của đối tượng. 3.2. Sức sáng tạo trong kết cấu tản văn báo chí của Ngô Tất Tố Nội dung của một tác phẩm báo chí thường có ba phần: Phần mở đầu vào đề, diễn giải và kết luận. Tản văn báo chí của Ngô Tất Tố cũng tuân thủ theo bố cục này. 3.2.1. Phần mở đầu Ngô Tất Tố có khả năng linh hoạt trong việc vào đề, có khi ông vào đề một các thân mật, bằng cách các cách xưng hô khác nhau; có khi lôi kéo sự chú ý của người đọc bằng những động từ hết sức bình dị. Ngô Tất Tố sử dụng những từ ngữ cảm thán, châm biếm hoặc bộc lộ thái độ hài hước tạo được sự thích thú ở người đọc ngay từ những câu đầu tiên của tác phẩm. Trong một số tác phẩm, Ngô Tất Tố có cách vào đề gián tiếp giàu chất văn học, khiến người đọc cảm thấy thú vị với những thành ngữ, tục ngữ, phong dao được Ngô Tất Tố sử dụng đúng lúc, đúng chỗ. 3.2.2. Diễn giải Trong phần này, bao giờ Ngô Tất Tố cũng có những cách lập luận chặt chẽ, xoáy sâu vào vấn đề và đẩy vấn đề lên cao, qua đó bộc lộ thái độ của mình; bằng cách thắt nút, gỡ nút, bằng đặt tình huống và giải quyết tình huống quyết đoán, linh hoạt Ngô Tất Tố đã đưa người đọc đến những vấn đề hết sức thời sự và thú vị. 3.2.3. Kết luận Phần kết luận mỗi tản văn của Ngô Tất Tố là những lời bình vừa sâu sắc, vừa mang tính chất định hướng, mở ra một lối giải quyết nào đó, tản văn của ông không bao giờ có cái nhìn tuyệt vọng. Mục đích của nó không chỉ là sự công kích những cái xấu mà còn muốn cải tạo những cái xấu đó để góp phần làm đẹp cho xã hội. 3.3. Sức thuyết phục logic của tản văn báo chí Ngô Tất Tố Ngô Tất Tố đã sử dụng một số phương pháp để thực hiện việc liên kết về nội dung trong các tác phẩm báo chí của mình. 3.3.1. Diễn dịch Để liên kết các yếu tố nội dung và hình thức trong các tản văn báo chí của mình, Ngô Tất Tố thường dùng phương pháp diễn dịch. Theo đó, Ngô Tất Tố đưa ra một nhận định chung nhất, rồi từng bước dẫn ra những trường hợp cụ thể để chứng minh cho nhận định chung, nhằm nâng cao sức thuyết phục logic những thông tin mà mình phản ánh trong tác phẩm đó. 3.3.2. Quy nạp Đây là phương pháp người ta thường đưa ra những trường hợp cụ thể trước, sau đó mới rút ra một kết luận có tính chất phổ quát. Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy, Ngô Tất Tố rất ít khi sử dụng phương pháp này. 3.3.3. Loại suy Phương pháp lập luận loại suy là phương pháp tác giả sử dụng để so sánh, đối chiếu hai sự kiện xa cách nhau trong không gian và thời gian nhưng lại giống nhau về hiện tượng hoặc về bản chất. Đây là phương pháp mà Ngô Tất Tố sử dụng khá phổ biến trong các tác phẩm báo chí của mình. Tiểu kết Chương 3 Trong Chương 3, luận án đã phân tích, đánh giá về hình thức và các cách thức liên kết trong tản văn báo chí của Ngô Tất Tố, qua đó, làm rõ một số nội dung: - Đầu đề trong tản văn báo chí của Ngô Tất Tố không có sự bó buộc, cậu nệ, có mối quan hệ chặt chẽ với nội dung của tản văn.Trong nghệ thuật xây dựng đầu đề, Ngô Tất Tố có sự thay đổi linh hoạt cú pháp trong cách đặt, khiến cho đầu đề tản văn báo chí của Ngô Tất Tố vừa bảo đảm yêu cầu đối với một tác phẩm báo chí vừa bảo đảm tính mới mẻ, giàu sức cuốn hút. - Các dạng thức kết cấu trong tản văn báo chí của Ngô Tất Tố với các nội dung: Cách thức và nghệ thuật đặt vấn đề; Diễn giải nội dung; Kết luận nội dung. Trong đó, phần kết luận, Ngô Tất Tố thường khái quát vấn đề và đưa ra lời bình sâu sắc, tạo được cảm nhận sâu sắc trong lòng độc giả. Sức thuyết phục logic của tản văn báo chí của Ngô Tất Tố được thể hiện qua phương pháp diễn dịch, quy nạp và loại suy. Trong đó, ông chủ yếu sử dụng phương pháp diễn dịch và loại suy. Chương 4. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ TẢN VĂN BÁO CHÍ CỦA NGÔ TẤT TỐ 4.1. Sử dụng từ ngữ linh hoạt 4.1.1. Sử dụng từ Hán - Việt Là một nhà Nho, Ngô Tất Tố đã phát huy những ưu thế từ tri thức Hán học và vốn văn hóa phương Đông để sử dụng có hiệu quả lớp từ Hán - Việt; khai thác được tiềm năng to lớn của từ Hán Việt, sử dụng có hiệu quả trong các tác phẩm báo chí của mình.  4.1.2. Sử dụng từ thuần Việt Bên cạnh các từ Hán - Việt, Ngô Tất Tố khai thác và sử dụng có hiệu quả các lớp từ thuần Việt. Trong đó, sử dụng khá nhiều lớp từ nôm na thông tục nhưng có chọn lọc, phù hợp với từng đối tượng cụ thế, gắn chặt với những ngữ cảnh nhất định. Lời ăn tiếng nói hàng ngày, phương ngữ cũng được ông khai thác triệt để; khéo léo kết hợp ngôn ngữ dân mộc mạc, bình dân với sự châm biếm sắc sảo tạo nên một giọng điệu trào phúng đặc sắc. 4.2. Đổi mới cách diễn đạt truyền thống 4.2.1. Sử dụng giai thoại, điển tích Qua khảo sát “Tổng tập tản văn Ngô Tất Tố”, chúng tôi thấy, trong số 1144 tản văn được khảo sát có tới 213 tác phẩm có sử dụng điển tích (chiếm 18%). Hầu hết các giai thoại, điển tích được được vận dụng vào các tác phẩm báo chí của ông với những tình huống nội dung cụ thể. Ngô Tất Tố sử dụng các điển tích, giai thoại đó có tác dụng soi sáng các sự kiện, thông qua sự đối sánh thời đại xưa và cuộc sống xã hội hiện tại. 4.2.2. Sử dụng thành ngữ, tục ngữ Ngô Tất Tố cũng hết sức

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctom_tat_luan_an_phong_cach_tan_van_bao_chi_cua_ngo_tat_to.doc
Tài liệu liên quan