Chưa có chính sách hỗ trợ cho người dân trong thời gian qua chưa
kịp thời, còn thấp so với m c thiệt hại thực tế, hiệu quả mang lại cho việc
ổn định sản xuất, nâng cao đời sống, vật chất tinh thần cho người dân chỉ
mang tính giải pháp tình thế trước mắt, chưa mang tầm chiến lược ổn
định lâu dài.
Hoạt động tuyên truyền pháp luật về phòng chống tội phạm, tệ nạn
xã hội chưa được thường xuyên. Công tác giáo dục phòng chống tội
phạm, tệ nạn xã hội trong hệ thống giáo dục phổ thông ở tỉnh, thành phố
khu vực Đông Nam Bộ chưa được chú trọng
Thực trạng triển khai, áp dụng các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ
Những kết quả đạt được trong hoạt động phát hiện, xử lý tội phạm
xâm phạm trật tự xã hội: Lực lượng Công an tỉnh, thành phố khu vực
Đông Nam Bộ đã xác lập 1578 chuyên án trinh sát và chuyên án truy xét
đấu tranh triệt phá 2.745 băng nhóm tội phạm hình sự, bắt xử lý 15.172
đối tượng, tiến hành lập hồ sơ giáo dục tại xã, phường, thị trấn 11.551
đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật tại cơ sở. lực lượng Công an các
tỉnh, thành phố trong khu vực thì từ 2006 – 2017 đã tiến hành điều tra
45.499 vụ án hình sự, khởi tố, bắt giữ, xử lý 64.245 đối tượng, triệt xóa
17.684 tụ điểm cờ bạc, mại dâm, tiêm chích ma túy với 78.772 đối tượng,
truy bắt vận động đầu thú 4.822 đối tượng truy nã
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 428 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn các tỉnh miền đông nam bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nghiên cứu tại Việt Nam
1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu lý luận về phòng ngừa tội phạm nói
chung
Sách tham khảo: Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm,
Nxb. Công an nhân dân, năm 2001 của Giáo sư, Tiến sĩ Nguy n Xuân
Yêm có nội dung đề cập toàn diện đến công tác phòng ngừa các loại tội
phạm, trong đó có tội phạm xâm phạm trật tự xã hội. Sách tham khảo Sổ
tay phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, Nxb Lao động xã hội, năm
2003 của nhiều tác giả. Công trình này chỉ ra những thủ đoạn của tội
phạm, chỉ ra các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hữu hiệu để người
đọc có thể vận dụng trong các tình huống cụ thể. Sách tham khảo Tội
phạm có tổ chức, lịch sử và vấn đề hôm nay, Nxb Công an nhân dân, năm
2007 của GS - TS Hồ Trọng Ngũ; Đề tài khoa học cấp Nhà nước (giai
đoạn 1996 - 2000) Khoa học xã hội 2007 - 2008 của GS.TS Nguy n Phùng
Hồng, PGS.TS Hồ Trọng Ngũ và tập thể tác giả về “Phòng chống tội phạm
trong giai đoạn mới” đã xác định những căn c lý luận thực ti n quan
trọng cho một chiến lược phòng, chống tội phạm ở cấp quốc gia trong thời
kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá. Sách “Một số vấn đề lý luận về tình
hình tội phạm ở Việt Nam” của PGS. TS Phạm Văn Tỉnh xuất bản năm
2007. Đây là cuốn sách có nội dung cung cấp kiến th c cơ bản cho công
tác nghiên c u về tình hình tội phạm ở nước ta, đồng thời phát triển lý
7
luận về tình hình tội phạm ở m c cụ thể hơn, đáp ng yêu cầu về nghiên
c u tội phạm học.
1.2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về phòng ngừa tình hình
tội phạm một nhóm tội hoặc từng tội phạm cụ thể
Hội thảo quốc tế Phòng chống buôn bán người: Viễn cảnh quốc tế,
ASEAN và Việt Nam do khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ ch c
ngày 02 tháng 12 năm 2010 tại Hà Nội. Các nghiên c u đã đề nghị các
cơ quan ch c năng cần rà soát, nghiên c u, tham mưu đề xuất Chính phủ
Việt Nam xây dựng ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến công
tác phòng, chống tội phạm mua bán người. Luận án tiến sĩ luật học của
Nguy n Ngọc Bình “Đấu tranh phòng, chống tội phạm có sử dụng bạo
lực ở Việt Nam hiện nay”, được bảo vệ năm 2010. Luận án này đưa ra
một số lý luận về phòng ngừa tội phạm nói chung, đưa ra những quan
điểm của Đảng và nhà nước trong công tác đấu tranh phòng chống tội
phạm nói chung và các tội phạm sử dụng bạo lực nói riêng. Luận án tiến
sĩ luật học của Lê Hữu Du “Đấu tranh phòng, chống tội hiếp dâm trẻ em
trong giai đoạn hiện nay” được bảo vệ năm 2015. Trong luận án này tác
giả đã đưa ra những khái niệm về tình tình tội phạm nói chung, những
nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, cũng như những giải
pháp phòng ngừa tội phạm.
1.2.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về phòng ngừa tình hình
tội phạm trên địa bàn các tỉnh Đông Nam Bộ
Luận án Tội cướp giật tài sản trên địa bàn miền Đông nam bộ:
tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa, luận án Tiến sĩ chuyên
ngành tội phạm học, của tác giả Phạm Văn Trung, Học viện Khoa học Xã
hội. Trong luận án này, tác giả phân tíchnhững lý luận và dấu hiệu pháp
lý của tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn miền Đông nam bộ từ
năm 2007 đến 2016; phân tích tìm ra những nguyên nhân và điều kiện
của tình hình tội cướp giật trên địa bàn miền Đông nam bộ bởi nhiều yếu
tố, trong đó có các yếu tố về điều kiện kinh tế, xã hội và những hạn chế
thiếu sót của chủ thể đấu tranh phòng, chống tội phạm. Luận án, Các tội
xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa của NCS Đoàn
8
Công Viên, bảo vệ tại học viện KHXH năm 2018. Công trình này đã làm
sáng tỏ những nguyên nhân và điều kiện cụ thể của tình hình các tội
XPSH có tính chất chiếm đoạt gắn với những đặc thù về vị trí địa lý liên
quan đến THTP trên địa bàn TPHCM. Phân tích đặc điểm nhân thân của
người phạm tội và những tình huống, hoàn cảnh hỗ trợ cho hành vi phạm
tội xảy ra. Luận án cũng đề xuất những giải pháp phòng ngừa các tội xâm
phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt phù hợp với thực ti n trên địa bàn
TPHCM. Luận án “Phòng ngừa tội phạm ở các khu công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai”của tác giả Lê Ngọc Quảng, bảo vệ tại học viện
KHXH năm 2018. Luận án đã phân tich, đánh giá thực trạng cơ chế
phòng ngừa tội phạm ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Làm rõ tình hình tội phạm và nguyên nhân, điều kiện tình hình tội phạm
ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; đưa ra một số dự báo
về tình hình tội phạm ở các khu công nghiệp trong thời gian tới. Luận án,
“Nhân thân người phạm tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người từ
thực tiễn các tỉnh miền Đông Nam Bộ của tác gài Nguy n Vinh Huy, bảo vệ tại
học Viện KHXh năm 2019, Luận án đã làm rõ các đặc điểm nhân thân người
phạm tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn các tỉnh miền
Đông Nam Bộ, nghiên c u phân tích các nguyên nhân hình thành các đặc điểm
nhân thân tiêu cực của những người phạm tội, luận án hướng đến mục đích đề
xuất những giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội xâm phạm nhân phẩm,
danh dự của con người trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam Bộ từ khía cạnh
nhân thân người phạm tội.
1.2.4. Nhóm các công trình nghiên cứu về phòng ngừa tình hình
tội phạm xâm phạm trật tự xã hội
Luận án tiến sỹ Luật học: “Hoạt động phòng ngừa tội phạm của lực
lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội ở Việt Nam hiện nay”,
tác giả Nguy n Quang Nghĩa, Học viện Cảnh sát nhân dân, năm 2007.
Tác giả đã làm rõ tình trạng tội phạm, nguyên nhân và điều kiện phạm
tội, từ đó áp dụng các biện pháp phòng ngừa, như: nâng cao hiệu quả
công tác điều tra cơ bản; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác sưu tra;
nâng cao hiệu quả xây dựng và sử dụng cộng tác viên bí mật; tổ ch c và
9
tiến hành có hiệu quả các chuyên án trinh sát; tăng cường trao đổi thông
tin giữa các đơn vị nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân.
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần
nghiên cứu trong luận án
Các công trình nghiên c u ngoài nước cũng cung cấp cho tác giả
luận án một cái nhìn toàn diện về vấn đề phòng ngừa tội phạm nói chung
và phòng ngừa một số tội phạm cụ thể riêng biệt nói riêng, tạo tiền đề
cho tác giả luận án thấy được sự đa dạng trong phương pháp tiếp cận về
luận giải nguyên nhân, điều kiện cũng như hệ thống các biện pháp và
cách th c phân chia các nhóm biện pháp trong phòng ngừa tội phạm
cũng như cách th c thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội phạm ở mỗi
quốc gia khác nhau. Qua đó, giúp cho việc xác định những vấn đề lý luận
về công tác phòng ngừa tội phạm nói chung và phòng ngừa các tội xâm
phạm trật tự xã hội ở Việt Nam được chính xác, phù hợp trong mối quan
hệ đối chiếu, so sánh với thế giới về vấn đề này.
Các kết quả nghiên c u trong nước đã khẳng định được tầm quan
trọng của công tác phòng ngừa tội phạm về trật tự xã hội ở nước ta hiện
nay, bước đầu xác định nhu cầu tiếp tục hoàn thiện hệ thống lý luận về
tội xâm phạm trật tự xã hội và các biện pháp trong phòng ngừa với nhóm
các tội danh này... Các phân tích, đánh giá từ các công trình nghiên c u
trong nước sẽ tiếp tục được tác giả luận án đánh giá, bình luận và đưa ra
nhận định riêng của bản thân về áp dụng biện pháp phòng ngừa theo ch c
năng, nhiệm vụ của các chủ thể có trách nhiệm ở nước ta hiện nay.
1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận
án
Từ việc khảo c u các công trình nghiên c u trong và ngoài nước,
tác giả của luận án nhận thấy còn một số vấn đề còn tồn tại chưa được
làm rõ như: Quan niệm về phòng ngừa tội phạm nói chung và phòng
ngừa tội xâm phạm trật tự xã hội nói riêng vẫn còn chưa được hiểu một
cách thống nhất. Có tác giả cho rằng các biện pháp phòng ngừa tội phạm
cần được phân chia theo m c độ, nhân thân người phạm tội, kết hợp các
biện pháp tác động chung, tác động theo nhóm và tác động cá nhân. Tuy
nhiên, có không ít những chuyên gia cho rằng, các biện pháp phòng ngừa
10
tội phạm rất đa dạng, phong phú nhưng cũng chung quy trong hai nhóm
biện pháp là phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ Mặt khác,
kết quả nghiên c u của các công trình này phần lớn tập trung vào việc
nghiên c u về công tác phòng ngừa tội phạm nói chung hoặc phòng ngừa
đối với một tội phạm riêng lẻ ch không đi sâu vào phân tích đặc điểm,
biện pháp phòng ngừa và đấu tranh với một nhóm các tội danh như tội
phạm xâm phạm trật tự xã hội.
Cho đến nay, vẫn chưa có được những nghiên c u thật sự thuyết
phục khi tìm cách giải quyết những vướng mắc đang tồn tại trong phòng
ngừa các tội xâm phạm trật tự xã hội gắn với địa bàn các tỉnh miền Đông
Nam bộ là địa bàn có số lượng vụ phạm tội ở m c cao so với cả nước...
Thực ti n cho thấy, công tác phòng ngừa các tội xâm phạm trật tự xã hội
của những chủ thể có trách nhiệm ở miền Đông Nam bộ còn rất hạn chế,
do đó, các nghiên c u về phòng ngừa tội phạm nói chung và phòng ngừa
các tội xâm phạm trật tự xã hội nói riêng, chưa luận giải một cách hệ
thống, sâu sắc, toàn diện cơ sở lý luận và thực ti n cho công tác phòng
ngừa tội phạm ở địa bàn này, để từ đó, đề xuất những phương hướng,
giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm này
trong tình hình hiện nay.
11
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH
CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ XÃ HỘI
2.1. Nhận thức về các tội phạm xâm phạm trật tự xã hội
2.1.1. Khái niệm các tội phạm xâm phạm trật tự xã hội
Các tội xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng là hành vi
nguy hiểm cho xã hội, cố ý hoặc vô ý xâm hại an toàn, trật tự trong các
lĩnh vực giao thông vận tải, lao động sản xuất, hoạt động xây dựng, quản
lý chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, phòng cháy, vệ sinh thực
phẩm, hoạt động y tế, bảo vệ môi trường, trật tự xã hội và trật tư pháp
luật xã hội chủ nghĩa.
Theo nghĩa rộng: Trật tự công cộng và an toàn công cộng là trật tự,
an toàn về tính mạng, s c khỏe và tài sản của công dân tại khu vực sinh
hoạt đông người.
2.1.2. Các dấu hiệu pháp lý hình sự của các tội xâm phạm trật tự xã
hội
Khách thể loại của tội phạm. các tội xâm phạm TTCC xâm phạm
vào những qui định của Nhà nước về an toàn, trật tự công cộng; xâm
phạm đến tính mạng, s c khỏe của công dân, tài sản của Nhà nước và
công dân. Mặt khách quan của tội phạm. Đa số các tội phạm được thực
hiện bằng các hành động cụ thể như các tội xâm phạm vào các quy của
nhà nước trong các lĩnh vực khác nhau. Hầu hết các tội trong chương này
có cấu thành tội phạm (CTTP) vật chất, t c là cần có dấu hiệu hậu quả
tác hại cho xã hội xảy ra. Mặt chủ quan của các tội phạm. Đa số các tội
phạm có hình th c lỗi vô ý. Chủ thể của các tội phạm. Là người đủ năng
lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định tại Điều 12 BLHS.
Có một số tội đòi hỏi người thực hiện tội phạm phải có dấu hiệu chủ thể
đặc biệt
2.2. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của phòng ngừa tình hình
các tội phạm xâm phạm trật tự xã hội
Phòng ngừa tội phạm là hệ thống các biện pháp của Nhà nước và
xã hội nhằm khắc phục những nguyên nhân và điều kiện của tình trạng
phạm tội, phát hiện, quản lý, giáo dục người có khả năng phạm tội, làm
giảm tội phạm, không để cho tội phạm xảy ra và tiến tới loại trừ tội phạm
ra khỏi đời sống xã hội.
Phòng ngừa tội phạm bao hàm những yếu tố sau đây: Mục tiêu của
phòng ngừa tội phạm là phát hiện và khắc phục các nguyên nhân, điều
12
kiện làm phát sinh tội phạm để kiềm chế, làm giảm, đẩy lùi và tiến tới
loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. Phòng ngừa tội phạm là phòng
ngừa đối với một hiện tượng xã hội tiêu cực được thực hiện đồng bộ
nhiều biện pháp như: Biện pháp phòng ngừa chung (biện pháp xã hội) và
biện pháp phòng ngừa riêng (phòng ngừa nghiệp vụ). Hoạt động phòng
ngừa tội phạm gắn bó chặt chẽ với hoạt động điều tra, xử lý tội phạm
Phòng ngừa THTP xâm phạm trật tự xã hội là việc áp dụng đồng
bộ các biện pháp kinh tế, chính trị, hành chính, pháp luật, nghiệp vụ
chuyên ngành do các cơ quan, tổ chức và công dân tiến hành dưới sự
lãnh đạo của Đảng nhằm xóa bỏ hoặc vô hiệu hóa các nguyên nhân, điều
kiện phạm tộivề trật tự an toàn xã hội; không để cho tội phạm xảy ra và
tiến hành các biện pháp nhằm kịp thời phát hiện, xử lý tội phạm làm
giảm tội phạm và tiến tới loại trừ hoàn toàn THTP về trật tự an toàn xã
hội ra khỏi đời sống xã hội.
Ý nghĩa phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự xã hội trên
Việc nghiên c u phòng ngừa tội phạm về trật tự an toàn xã hội ở
góc độ Tội phạm học có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập các biện
pháp phòng ngừa và xem xét trách nhiệm của các chủ thể tiến hành hoạt
động phòng ngừa trong công tác bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an
toàn xã hội; chung có ý nghĩa chiến lược trước mắt cũng như lâu dài,
phục vụ tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
trên địa bàn miền đông nam bộ; các biện pháp phòng ngừa tội phạm góp
phần duy trì trật tự an toàn xã hội bằng các biện pháp chuyên môn nghiệp
vụ, thậm chí có tính cưỡng chế. Vì vậy, phòng ngừa tội phạm có ý nghĩa
về mặt quản lý xã hội
2.3. Các nguyên tắc của phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm
về trật tự, an toàn xã hội
Phòng ngừa tội phạm xâm phạm trật tựu công cộng phải dựa trên
các nguyên tắc sau đây: Nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc dân chủ,
nguyên tắc phối hợp và cụ thể, guyên tắc nhân đạo, nguyên tắc cụ thể hóa
trong hoạt động phòng ngừa tội phạm, nguyên tắc khoa học.
2.4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và pháp lý của phòng ngừa tình
hình tội phạm xâm phạm trật tự xã hội
Cơ sở lý luận của phòng ngừa tình hình tội phạm xâm phạm trật tự xã
hội: Đó là lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm. Để
phòng ngừa THTP xâm phạm trật tự xã hội có hiệu quả thì yêu cầu phải
xác định được đầy đủ nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh THTP xâm
phạm trật tự xã hội xảy ra. Phòng ngừa THTP xâm phạm TTXH phải dựa
13
vào lý luận về bản chất của phòng ngừa THTP xâm phạm TTXH là sử
dụng các biện pháp xã hội và biện pháp hành chính Nhà nước tác động
vào nguyên nhân và điều kiện của nhóm tội phạm nhằm ngăn ngừa trước
không để cho nhóm tội phạm xảy ra.
Cơ sở pháp lý phòng ngừa tình hình tội phạm xâm phạm trật tự xã
hội: Đó là các chủ trương của Đảng và văn bản pháp luật của nhà nước
về phòng ngừa tội phạm và đây chính là cơ sở chính trị pháp lý quan
trọng cho hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm về trật tự an toàn xã
hội và phòng ngừa các tội phạm này cũng chính là thực hiện các chủ
trương, quy định đó.
Cơ sở thực ti n của phòng ngừa THTP xâm phạm TTXH: Tội
phạm xâm phạm trật tự xã hội được xem là một trong những tội phạm
khá ph c tạp, tính nguy hiểm của tội phạm này thể hiện ở chổ tính nguy
hiểm do loại tội phạm này gây ra ngày càng cao, phương th c thủ đoạn
ngày càng tinh vi, xu hướng tham gia hoạt động phạm tội có tổ ch c
ngày càng gia tăng...
2.5 Chủ thể, nội dung, biện pháp phòng ngừa tội phạm xâm phạm trật tự
xã hội
Quốc hội: Chủ động, kịp thời ban hành các đạo luật, nghị quyết,
các văn bản pháp lý về phòng chống tội phạm, từng bước hoàn thiện pháp
luật, làm cơ sở cho các cơ quan Nhà nước, tổ ch c xã hội, mỗi công dân làm
tốt công tác phòng chống tội phạm; giam sát thực hiện phòng ngừa tội phạm
xâm phạm TTXH của các chủ thể khác.
Đảng cộng sản Việt Nam: Đảng đề ra, thường xuyên kiểm tra, đôn
đốc, yêu cầu các cơ quan ch c năng, các ngành báo cáo về tình hình an
ninh trật tự, công tác đấu tranh chống tội phạm theo nhiệm vụ từng cấp,
từng ngành. Trên cơ sở đó có những chủ trương, phương hướng thể hiện
bằng nghị quyết về phòng ngừa tội phạm cho chính quyền, các cơ quan,
các ngành để đáp ng kịp thời với yêu cầu của cuộc đấu tranh từng thời
kỳ, từng địa bàn cụ thể
Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp: Các chủ thể này triển
khai thi hành các quy định của pháp luật, thông qua việc ban hành các
văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật phòng ngừa tội phạm do Quốc
hội ban hành. Triển khai các biện pháp mang tính xã hội như xây dựng
và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục... trong toàn
quốc nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nhằm
phòng ngừa tội phạm
14
Các cơ quan tiến hành tố tụng: Những chủ thể này có nhiệm vụ
trực tiếp phát hiện, điều tra làm rõ hành vi phạm tội để áp dụng các biện
pháp cần thiết trong tố tụng, xét xử hoặc đưa vào các trường giáo dưỡng
để cải tạo, giáo dục, rèn luyện, thể hiện các biện pháp riêng có của mình
để phòng ngừa chung và phòng ngừa cá biệt. Các cơ quan tiến hành tố
tụng bao gồm cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án.
Các tổ chức và cá nhân trong xã hội: Các tổ ch c này tham gia
thông qua việc giáo dục, kiểm tra, giám sát cán bộ, nhân viên, đoàn viên,
hội viên thuộc tổ ch c đó thực hiện các biện pháp phòng ngừa các tội
phạm về TTXH, cung cấp thông tin, tài liệu có ý nghĩa phòng ngừa tội
phạm nói chung, trong đó có tội phạm về trật tự an toàn xã hội cho các cơ
quan ch c năng phối hợp với các chủ thể khác thực hiện các chương
trình phòng ngừa các tội phạm.
Nội dung phòng ngừa tình hình tội xâm phạm trật tự xã hội
- Hạn chế, xóa bỏ nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội xâm
phạm trật tự xã hội, không để nảy sinh và phát triển loại tội phạm này.
Ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra các hành vi phạm tội mới. Phòng
ngừa tái phạm tội
Biện pháp phòng ngừa tình hình tội xâm phạm trật tự xã hội
Căn cứ vào phạm vi, mức độ tác động của biện pháp:
Biện pháp phòng ngừa chung đối với tình hình tội phạm; biện
pháp phòng ngừa loại tội phạm biện pháp phòng ngừa tội
phạm cụ thể.
Căn cứ vào nội dung, tính chất của biện pháp: Biện pháp kinh tế
xã hội Biện pháp văn hóa - tâm lý xã hội Biện pháp tổ ch c, quản lý xã
hội Biện pháp pháp luật
Căn cứ vào địa bản, lĩnh vực cần phòng ngừa tội phạm: Biện pháp
phòng ngừa tội phạm áp dụng chung trong toàn bộ lãnh thổ quốc gia;
biện pháp phòng ngừa tội phạm áp dụng riêng cho địa phương, vùng
miền; biện pháp phòng ngừa tội phạm áp dụng riêng cho ngành, lĩnh vực
hoạt động.
15
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM
PHẠM TRẬT TỰ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN
ĐÔNG NAM BỘ
3.1 Tình hình, đặc điểm các tội tội xâm phạm trật tự xã hội trên địa
bàn các tỉnh Đông Nam Bộ thời gian qua
Từ năm 2007 đến năm 2017 số tội phạm xâm phạm trật tự xã hội
trên địa bàn cả nước tăng rất nhanh. So với năm 2007, năm 2013 tội xâm
phạm trật tự xã hội có số vụ tăng 149% và số bị cáo tăng 171%; Năm
2014 tội xâm phạm trật tự xã hội có số vụ tăng 154% và số bị cáo tăng
169%; Năm 2015 tội xâm phạm trật tự xã hội có số vụ tăng 170% và số
bị cáo tăng 184%; Năm 2016 tội xâm phạm trật tự xã hội có số vụ tăng
149% và số bị cáo tăng 156%. Năm 2017 tội xâm phạm trật tự xã hội có
số vụ tăng 148% và số bị cáo tăng 154%. Đặc biệt tới năm 2013 số vụ và
số bị cáo của tội xâm phạm trật tự xã hội tăng đột biến.
Về thời gian phạm tội, qua nghiên c u 1.327 vụ án phạm tội xâm
phạm trật tự xã hội cho thấy, có 862 vụ chiếm 64,90% vụ xảy ra vào ban
ngày và 465 vụ chiếm 34,10% vụ án xảy ra vào ban đêm. Đối với địa bàn
gây án, kết quả phân tích cũng cho thấy, các vụ án xâm phạm trật tự xã
hội xảy ra ở trong nhà chiếm 31%, trên đường phố chiếm 27%, ở các tụ
điểm công cộng chiếm 17%, ở những nơi vắng vẻ chiếm 25%.
Cơ cấu theo đặc điểm nhân thân người phạm tội.: Phân tích các
bản án để xác định trình độ văn hóa của người phạm tội xâm phạm trật tự
xã hội, kết quả cho thấy trong 314 bị cáo chỉ có 2 bị cáo đang học đại học
chiếm 0,6%, có 73 bị cáo học hết cấp 3 chiếm 23,6%, còn lại 76,2% là
trình độ văn hóa cấp 1, cấp 2.
Trong 220 bản án xét xử sơ thẩm về tội xâm phạm trật tự xã hội có
314 bị cáo, trong đó có 265 bị cáo không có nghề nghiệp, không có việc
làm chiếm 84%, chỉ có 15 bị cáo có nghề nghiệp và có công việc chiếm
5%, có 33 bị cáo đang là học sinh, sinh viên chiếm 11%. Thực tế xét xử
từ năm 2007 đến 2017 số tội phạm nữ xâm phạm trật tự xã hội có số
lượng thất thường, năm 2007 đến 2017 số tội phạm nữ tăng liên tục, năm
2007 có 66 bị cáo nữ xâm phạm trật tự xã hội, song đến năm 2010 tăng bất
16
thường, con số vượt lên đến 77 bị cáo, sau đó năm 2011 chỉ có 42 bị cáo là
nữ.
3.2 Thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm các tội xâm phạm
trật tự xã hội trên địa bàn các tỉnh Đông Nam bộ thời gian qua
Thực trạng nhận thức lý luận phòng ngừa tình hình các tội xâm
phạm trật tự xã hội trên địa bàn miền Đông Nam Bộ
Hệ thống lý luận về tội phạm học ở các tỉnh, thành phố Đông Nam
Bộ chỉ ra đời sau năm 1975 và tập trung nghiên c u ở các trường đại học
và còn khá nghèo nàn, lạc hậu, hạn chế. Các công trình nghiên c u khoa
học, luận án tiến sĩ, thạc sĩ, giáo trình về phòng ngừa tình hình tội phạm
về trật tự an toàn xã hội ở địa bàn các tỉnh, thành phố Đông Nam Bộ ít
được đề cập và chưa được quan tâm. trong quá trình thực tế công tác
phòng ngừa tình hình tội phạm về trật tự an toàn xã hội nói riêng sẽ
xuất hiện nhiều nội dung bất cập, vấn đề mới cần được tổng kết thực
ti n bổ sung vào hệ thống lý luận, nhưng chưa được kịp thời, đầy đủ.
Thực trạng tổ chức lực lượng phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm
trật tự xã hội trên miềm Đông Nam Bộ
- Những kết quả đạt được về cơ sở chính trị, pháp lý: Chỉ thị số 18-
CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư TW Đảng (khóa XII) về “tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo TTATGT đường
bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”; Nghị
quyết số 28-NQ/TW ngày 25/10/2013 của Ban Chấp hành TW Đảng
(khóa XI) về “chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”; Kết luận
số 95-KL/TW ngày 02/4/2014 của Ban Bí thư TW Đảng (khoá XII) về
tiếp tục thực hiện; Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị
khóa XI về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo
ANTT trong tình hình mới; Quyết định số 2270/QĐ-TTg năm 2013 về kế
hoạch thực hiện Kết luận số 28-KL/TW về nhiệm vụ, giải pháp phát triển
kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng đồng bằng sông
Cửu Long đến năm 2020
Hiến pháp 2013; Bộ luật hình sự 2009, Bộ Luật Lao động 2013,
Bộ Luật Dân sự 2015, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm
2004, Luật Giáo dục năm 2005, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm
17
2012, Luật Thi hành án hình sự năm 2010, Pháp lệnh thi hành án phạt tù
và Pháp lệnh số 01/2017/UBTVQH 12 năm 2007 về sửa đổi bổ sung một
số điều của pháp lệnh thi hành án phạt tù, Nghị định số 02/2014/NĐ-CP
năm 2014 quy định áp dụng thi hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính
đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.
Trên cơ sở những chủ trương nghị quyết văn bản pháp luật của
Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chính phủ như trên thì trong từng
giai đoạn Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố khu vực Đông
Nam Bộ đều có thể chế thành nghị quyết, chương trình hành động, kế
hoạch để triển khai thực hiện đến cơ sở
- Những hạn chế về cơ sở chính trị, pháp lý của hoạt động phòng
ngừa tình hình tội phạm về trật tự an toàn xã hội: Cấp uỷ Đảng, Chính
quyền các tỉnh, thành phố Đông Nam Bộ chưa chủ động sáng tạo trong
việc đề ra các chủ trương, kế hoạch và những quy định pháp luật mang
tính đặc thù của địa phương mình. Chưa có những quy định trong công
tác phối hợp giữa các ngành, các cấp từ đó khi triển khai thực hiện sẽ dẫn
đến sự trông chờ vào sự chỉ đạo của cấp trên, đùn đẩy trách nhiệm,
không quan tâm đúng m c đối với công tác phòng chống tội phạm.
Thực trạng tổ chức lực lượng phòng ngừa tình hình tội phạm xâm
phạm trật tự xã hội trên địa bàn miền Đông Nam Bộ
Về lực lượng trực tiếp thực hiện ch c năng, nhiệm vụ phòng
ngừa tội phạm
Lực lượng tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật hiện nay, theo
thống kê của Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố khu vực Đông Nam Bộ,
toàn khu vực có 518 báo cáo viên cấp tỉnh, 965 báo cáo viên cấp quận,
huyện, 4560 báo cáo viên cấp cơ sở và khoảng 5974 tuyên truyền viên,
314 cộng tác viên trợ giúp pháp lý,6.357 tổ hòa giải với 28155 hòa giải
viên ở cơ sở.
Công an phường, xã, thị trấn hiện có 3.099 người về trình độ nghiệp
vụ: sơ cấp 87 người chiếm tỉ lệ 2,80%, trung cấp 1.705 người chiếm 55%,
Đại học 1.289 người chiếm 41,59%; về trình độ lý luận chính trị: sơ cấp
1.670 người chiếm 53,88%, trung cấp 1.286 người chiếm 41,49%, cao cấp
183 người chiếm 5,9%; về ch c danh: trinh sát viên 2.067 người chiếm tỉ lệ
18
66,69%, Điều tra viên 946 người chiếm tỉ lệ 20,52%, lực lượng tham mưu,
hậu cần 86 người chiếm tỉ lệ 2,77%.
Những hạn chế trong đội ngũ phòng ngừa tội phạm: Trình độ chuyên
môn của đội ngũ báo cáo viên pháp luật không đồng đều, lực lượng báo
cáo viên có trình độ cao từ đại học trở lên chủ yếu tập trung ở nhóm báo
cáo viên pháp luật của tỉnh, thành phố. Lực lượng phát hiện và xử lý tội
phạm còn thiếu so với yêu cầu công tác từ đó dẫn đến sự “quá tải” gây
ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_phong_ngua_tinh_hinh_cac_toi_xam_pham_trat_t.pdf