Các giải pháp quản lí đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường/khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực
3.2.1. Tổ chức quán triệt sự cần thiết phải quản lí đào tạo giáo viên tiểu học theo tiếp cận năng lực cho các đối tượng tham gia đào tạo
- Mục tiêu: nhằm nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và SV về vị trí, vai trò của hoạt động đào tạo theo tiếp cận năng lực; sự cần thiết phải QL đào tạo GVTH theo tiếp cận NL để hoạt động này đạt hiệu quả mong muốn.
- Ý nghĩa: giải quyết vấn đề tư tưởng, giúp các thành viên thấy rõ vị trí, vai trò của hoạt động đào tạo theo tiếp cận NL và sự cần thiết phải QL hoạt động này trong bối cảnh mới.
- Nội dung và cách thức thực hiện: Nâng cao nhận thức, định hướng nghề nghiệp cho SV; Đa dạng hoá các hoạt động tuyên truyền, giáo dục; Khuyến khích SV tích cực học tập và rèn luyện NL nghề nghiệp gắn với CĐR ngành học và đơn vị tuyển dụng.
- Điều kiện thực hiện: Hiệu trưởng các CSĐT cần chỉ đạo các cấp QL xây dựng KH nâng cao nhận thức cho các thành viên tham gia; giao nhiệm vụ cho Ban chuyên trách tuyên truyền qua nhiều kênh thông tin về tầm quan trọng của hoạt động đào tạo và QL hoạt động này.
3.2.2. Quản lí xây dựng chuẩn đầu ra ngành đào tạo theo tiếp cận năng lực
- Mục tiêu: nhằm xây dựng, hoàn thiện CĐR chi tiết, cụ thể phù hợp với mục tiêu đào tạo GVTH trong bối cảnh mới.
- Ý nghĩa: định hướng trong đào tạo GVTH ở các trường/khoa ĐHSP, đảm bảo CĐR ngành học phù hợp với yêu cầu của xã hội về vai trò của người GVTH trong XH hiện đại.
- Nội dung và cách thức thực hiện: Thành lập BCĐ và các nhóm chuyên gia nghiên cứu, xác định hệ thống NL cần thiết gắn với yêu cầu đổi mới GDPT; Tổ chức hội thảo KH khối ngành SP lấy ý kiến và hoàn thiện CĐR; Đề xuất khung NL GVTH làm sơ sở xây dựng CĐR theo tiếp cận NL; Tổ chức xây dựng CĐR ngành học theo tiếp cận NL; Thiết lập mối quan hệ giữa CSĐT và các trường vệ tinh, đơn vị tuyển dụng.
- Điều kiện thực hiện: Hiệu trưởng/ Trưởng khoa ĐHSP cần tập trung củng cố và tăng cường các điều kiện đảm bảo CL để thực hiện đúng cam kết CĐR đối vơi người học, phụ huynh và XH.
28 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lí đào tạo giáo viên Tiểu học ở các trường/khoa Đại học Sư phạm theo tiếp cận năng lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu cầu đổi mới GDPT.
Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Giáo viên tiểu học
Luận án sử dụng khái niệm “Giáo viên tiểu học” theo Điều lệ trường tiểu học: GVTH là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong trường tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình GDTH.
1.2.2. Tiếp cận năng lực
Năng lực là hệ thống các kiến thức, kĩ năng, thái độ cần thiết đề thực hiện được các nhiệm vụ, công việc cụ thể của một nghề theo tiêu chuẩn đã đặt ra.
Từ khái niệm năng lực, có thể hiểu: tiếp cận năng lực là việc xác định hệ thống chuẩn NL cụ thể tương ứng với CTĐT của người học, từ đó xác định các cách thức, phương pháp phù hợp nhằm hình thành và phát triển hệ thống NL đó cho người học.
1.2.3. Đào tạo giáo viên tiểu học theo tiếp cận năng lực
Từ khái niệm đào tạo, có thể hiểu đào tạo GVTH theo tiếp cận năng lực là phương thức đào tạo nhằm hình thành các NL, coi việc hình thành NL là cốt lõi, vừa là căn cứ để khởi đầu vừa là mục tiêu cuối cùng của quá trình đào tạo.
1.2.4. Quản lí đào tạo giáo viên tiểu học theo tiếp cận năng lực
Quản lí đào tạo GVTH theo tiếp cận NL là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm thực hiện mục tiêu, CĐR, kế hoạch đào tạo, nội dung CTĐT, và KTĐG hoạt động đào tạo để đảm bảo hình thành các NL đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp.
1.3. Hoạt động đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường/khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực
1.3.1. Mục tiêu đào tạo giáo viên tiểu học theo tiếp cận năng lực
Mục tiêu đào tạo GVTH theo tiếp cận NL ở các trường/khoa ĐHSP hiện nay được xác định dựa trên CĐR ngành đào tạo.
1.3.2. Nội dung đào tạo giáo viên tiểu học theo tiếp cận năng lực
Đào tạo GVTH theo tiếp cận NL tập trung vào các nội dung: Kiến thức lí thuyết về khoa học cơ bản, khoa học giáo dục về hoạt động nghề nghiệp; Kĩ năng chuyên môn nghề nghiệp; Thái độ nghề nghiệp và tác phong sư phạm; Tình huống sư phạm trong thực tiễn giáo dục tiểu học.
1.3.3. Phương pháp, hình thức đào tạo giáo viên tiểu học theo tiếp cận năng lực
1.3.3.1. Phương pháp đào tạo: Vận dụng các phương pháp tích cực vào quá trình đào tạo theo tín chỉ. Đặc biệt là dạy học tích hợp giúp người học hoàn thành nhiệm vụ học tập với sự giúp đỡ của giảng viên với vai trò là người hướng dẫn và các phương tiện hỗ trợ quá trình đào tạo.
1.3.3.2 Hình thức đào tạo: Đào tạo trên lớp; Đào tạo ngoài lớp và ngoài nhà trường.
1.3.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo giáo viên tiểu học theo tiếp cận năng lực
Việc KTĐG kết quả đào tạo GVTH theo tiếp cận NL được căn cứ vào chuẩn NL được xây dựng cho người GVTH và được tiến hành trong toàn bộ thời gian đào tạo. Các hình thức KTĐG theo tiếp cận NL bao gồm: ĐG thường xuyên, ĐG định kì và ĐG quá trình.
1.4. Vấn đề quản lí đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường/khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực
1.4.1. Sự cần thiết phải quản lí đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường/khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực
Quản lí đào tạo GVTH theo tiếp cận năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GDĐH, GDPT và yêu cầu thay đổi vai trò của người GVTH trong xã hội hiện đại.
1.4.2. Nội dung quản lí đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường/khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực
Nội dung quản lí đào tạo GVTH theo tiếp cận năng lực được xác định dựa trên nội dung quản lí: QL mục tiêu đào tạo; QL chương trình đào tạo; QL hình thức, phương pháp đào tạo; QL hoạt động KTĐG; QL các điều kiện phục vụ hoạt động đào tạo GVTH theo tiếp cận năng lực.
1.4.3. Chủ thể quản lí đào tạo giáo viên tiểu học theo tiếp cận năng lực
Tham gia quản lí đào tạo GVTH theo tiếp cận NL có nhiều chủ thể với vai trò và trách nhiệm khác nhau: Hiệu trưởng nhà trường; Trưởng các phòng, ban chức năng; Trưởng khoa/ngành SP/trưởng bộ môn/giảng viên; Đơn vị phối hợp đào tạo (các trường vệ tinh, CSTH); Các tổ chức hỗ trợ khác (Đoàn, Hội SV)
1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí đào tạo giáo viên tiểu học ở cá trường/khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực
Các yếu tố khách quan: Các văn bản, quy chế quy định về đào tạo và quản lí đào tạo GV; Xu thế hội nhập quốc tế trong đào tạo GV; Các điều kiện về CSVC, tài chính phục vụ hoạt động đào tạo; Sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo với hệ thống trường vệ tinh, CSTH nghiệp vụ SP.
Các yếu tố chủ quan: Chương trình đào tạo; Phương pháp, hình thức đào tạo và cách thức đánh giá kết quả đào tạo; Đội ngũ CBQL, GV, SV (nhận thức, trình độ, phẩm chất, năng lực).
1.5. Kinh nghiệm quốc tế về đào tạo và quản lí đào tạo giáo viên tiểu học theo tiếp cận năng lực
Luận án nghiên cứu và học tập kinh nghiệm về đào tạo và quản lí đào tạo GV ở một số nước: Hoa Kì, một số nước châu Âu và một số nước châu Á - Thái Bình Dương
Kết luận chương 1
1. Đào tạo GVTH theo tiếp cận NL là việc làm khá mới trong GDĐH Việt Nam, hoạt động đào tạo và quản lí đào tạo GVTH chưa được đầu tư phát triển; do đó chưa có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề này, đặc biệt là quản lí đào tạo GVTH theo tiếp cận NL.
2. Hoạt động đào tạo GVTH theo tiếp cận NL được xem là hoạt động có chủ đích của các trường/khoa ĐHSP nhằm phát triển đạo đức, văn hóa nghề nghiệp, nhân cách của người học (sinh viên ngành GDTH), thể hiện trên 3 mặt: KT, KN và TĐ nghề nghiệp, phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động và phát triển nguồn nhân lực quốc gia. Nói cách khác, các NL (được thể hiện ở kiến thức, kĩ năng, thái độ) của SV đóng vai trò quan trọng nhất đối với hoạt động đào tạo GVTH theo tiếp cận NL.
3. Tham gia quản lí hoạt động có nhiều chủ thể với vai trò, trách nhiệm khác nhau; Chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Khi đề xuất các giải pháp quản lí đào tạo GVTH theo tiếp cận NL cần quan tâm đến các yếu tố này.
. 4. Nội dung QL đào tạo GVTH ở các trường/khoa ĐHSP theo tiếp cận NL bao gồm: QL mục tiêu đào tạo; QL công tác tuyển sinh; QL nội dung, chương trình đào tạo; QL hoạt động dạy - học; QL hoạt động KTĐG kết quả đào tạo; QL các điều kiện phục vụ hoạt động đào tạo GVTH theo tiếp cận NL.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
Ở CÁC TRƯỜNG/KHOA ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
2.1. Tình hình phát triển ngành sư phạm tiểu học và các trường/khoa sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học ở nước ta hiện nay
Luận án tìm hiểu về quy mô và mô hình đào tạo ở các trường/khoa ĐHSP đào tạo GVTH trình độ đại học hệ chính quy.
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục tiêu khảo sát
Mục tiêu khảo sát là nhằm đánh giá đúng, khách quan thực trạng quản lí đào tạo GVTH theo tiếp cận năng lực để xác lập cơ sở thực tiễn của đề tài.
2.2.2. Nội dung khảo sát
Tập trung vào các vấn đề chính: Thực trạng hoạt động đào tạo GVTH theo tiếp cận NL; Thực trạng QL đào tạo GVTH theo tiếp cận NL; Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả QL đào tạo GVTH theo tiếp cận NL.
2.2.3. Đối tượng và địa bàn khảo sát
2.2.3.1. Đối tượng khảo sát
Gồm 192 CBQL, GV; 232 CBQL, GVTH; 104 SV)
2.2.3.2. Địa bàn khảo sát
Cơ sở đào tạo trình độ ĐH, hệ chính quy ngành GDTH như đã nêu cùng các CSTH, đơn vị tuyển dụng (các trường tiểu học).
2.2.4. Phương pháp khảo sát
Việc nghiên cứu thực trạng được tiến hành thông qua các phương pháp: Lập phiếu điều tra ý kiến của CBQL, GV, GVTH, SV; Trao đổi, phỏng vấn theo chủ đề; Nghiên cứu các sản phẩm hoạt động của CBQL, GV, SV.
2.2.5. Đánh giá kết quả khảo sát
Các phiếu điều tra, ý kiến của CBQL, GV, GVTH, SV, các chuyên gia và các tài liệu liên quan được tập hợp lại theo phương pháp thống kê. Ở từng mức độ có tiêu chí/chỉ báo đánh giá cụ thể.
2.2.6. Cách xử lí số liệu
Sau khi thu thập số liệu từ các phiếu thô theo các mức độ khác nhau của từng tiêu chí, sử dụng phương pháp thống kê toán học và phần mềm Microsoft Office Excel để tính trị số trung bình hoặc xếp thứ bậc, từ đó phân tích và rút ra các kết luận về thực trạng.
2.3. Thực trạng hoạt động đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường/khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực
2.3.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động đào tạo giáo viên tiểu học theo tiếp cận năng lực
Kết quả khảo sát cho thấy: Tính trung bình chung các đối tượng khảo sát đều đề cao sự cần thiết của hoạt động đào tạo GVTH theo tiếp cận NL, khẳng định hoạt động đào tạo GVTH theo tiếp cận NL là “Rất cần thiết” và “Cần thiết” trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH đáp ứng nhu cầu xã hội (chiếm 78% rất cần thiết và 18,8% cần thiết trong tổng số đối tượng khảo sát). Tuy nhiên, còn 3,4% đối tượng khảo sát xem hoạt động đào tạo GVTH theo tiếp cận năng lực là “Chưa cần thiết” và “Không cần thiết”, đặc biệt là SV (14,4%). Hiện nay SV vẫn chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của hoạt động đào tạo theo tiếp cận năng lực. Đa số vẫn coi hoạt động đào tạo truyền thống đơn giản, đỡ áp lực hơn.
2.3.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu đào tạo giáo viên tiểu học theo tiếp cận năng lực
85,4% đối tượng khảo sát cho rằng cơ sở xây dựng mục tiêu đào tạo GVTH theo tiếp cận NL ở các trường/khoa ĐHSP hiện nay là dựa trên “chương trình hiện hành”. Chỉ có 10,1% mục tiêu đào tạo được xây dựng “xuất phát từ nhu cầu xã hội” và 4,5% được xây dựng trên cơ sở “mô tả cụ thể năng lực của người học”. Điều này dẫn đến “sự trừu tượng, khó hiểu và yêu cầu cao” đối với người học trong quá trình đào tạo (89,2%).
2.3.3. Thực trạng nội dung, chương trình đào tạo giáo viên tiểu học theo tiếp cận năng lực
Kết quả khảo sát cho thấy: Các đối tượng đều có sự thống nhất trong đánh giá thực hiện nội dung, CTĐT ở mức trung bình khá (“Khá” 27,9%, “TB” 46,6%)
2.3.4. Thực trạng phương pháp, hình thức đào tạo giáo viên tiểu học theo tiếp cận năng lực
Kết quả khảo sát cho thấy:
- Về phương pháp: Hiện nay GV vẫn chủ yếu sử dụng các PPDH truyền thống và cách học của SV vẫn chủ yếu là thụ động tiếp thu kiến thức.
- Về hình thức: Hình thức đào tạo trên lớp vẫn chiếm tỉ lệ cao song hiệu quả chưa cao (Tỉ lệ TB chiếm 49,5%); Trong hai hình thức còn lại, hình thức đào tạo thông qua kiến tập, thực tập được đánh giá cao hơn với tỉ lệ “Khá” 60,4%.
2.3.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo giáo viên tiểu học theo tiếp cận năng lực
Kết quả khảo sát cho thấy: còn có những hạn chế trong công tác KTĐG kết quả đào tạo, đặt ra cho chủ thể QL bài toán cần có biện pháp xây dựng, thiết kế công cụ đánh giá phù hợp dựa vào CĐR ngành đào tạo, kết hợp các hình thức đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả KTĐG của nhà trường trong công tác đào tạo.
2.3.6. Thực trạng mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra ngành học của hoạt động đào tạo giáo viên tiểu học theo tiếp cận năng lực
Mức độ đáp ứng CĐR ngành học của các yếu tố đào tạo còn thấp, tỉ lệ đánh giá mức độ đáp ứng “Yếu” cao (Tỉ lệ TB 22,4%).
2.4. Thực trạng quản lí đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường/khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực
2.4.1. Thực trạng quản lí mục tiêu đào tạo giáo viên tiểu học theo tiếp cận năng lực
Bảng 2.16. Mức độ quản lí xây dựng mục tiêu đào tạo
Nội dung đánh giá
Mức độ thực hiện
Tốt
Khá
TB
Yếu
Tổ chức xây dựng hệ thống tiêu chí đầu ra
SL
67
114
197
46
2.46
%
15,8
26,9
46,5
10,8
Phân tích nghề (xác định các NL nghề nghiệp)
SL
65
121
180
58
2.45
%
15,3
28,5
42,5
13,7
Xây dựng các yêu cầu về kiến thức
SL
112
165
116
31
2.84
%
26,4
38,9
27,4
7,3
Xây dựng các yêu cầu về kĩ năng
SL
65
103
189
67
2.39
%
15,3
24,3
44,6
15,8
Xây dựng các yêu cầu về thái độ
SL
120
158
104
42
2.83
%
28,3
37,3
24,5
9,9
Kết quả khảo sát cho thấy: Tính trung bình các đối tượng khảo sát, tỉ lệ đánh giá thực trạng quản lí mục tiêu đào tạo được thực hiện ở mức độ trung bình khá (Điểm TB từ 2.39 đến 2.84)
2.4.2. Thực trạng quản lí chương trình đào tạo giáo viên tiểu học theo tiếp cận năng lực
Bảng 2.18. Mức độ quản lí chương trình đào tạo
Nội dung đánh giá
Mức độ thực hiện
Tốt
Khá
TB
Yếu
Phân tích NL nghề nghiệp làm căn cứ xây dựng chương trình theo chuẩn đầu ra
SL
27
125
179
93
2.2
%
6,4
29,5
42,2
21,9
Xây dựng các mục tiêu NL theo định hướng CĐR
SL
25
121
175
103
2.16
%
5,9
28,5
41,3
24,3
Xây dựng khung CT, xác định các học phần theo các NL
SL
32
131
170
91
2.24
%
7,5
30,9
40,1
21,5
Xây dựng mục tiêu, đề cương, cụ thể hóa NL trong đề cương môn học
SL
52
156
159
57
2.47
%
12,3
36,8
37,5
13,4
Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia, nhà tuyển dụng
SL
48
135
166
75
2.36
%
11,3
31,8
39,2
17,7
Tổ chức đánh giá CTĐT thường xuyên để cập nhật NL mới
SL
22
123
167
112
2.12
%
5,2
29,0
39,4
26,4
Khảo sát cho thấy các đối tượng có sự thống nhất đánh giá mức độ thực hiện hoạt động quản lí CTĐT ở mức độ trung bình khá (Điểm trung bình từ 2.12 đến 2.84)
2.4.3. Thực trạng quản lí phương pháp đào tạo giáo viên tiểu học theo tiếp cận năng lực
Bảng 2.19. Mức độ thực hiện quản lí hoạt động dạy của GV
Hoạt động
Mức độ đánh giá
Tốt
Khá
TB
Yếu
Lập KH và thực hiện KH dạy học
SL
28
92
55
17
2.68
%
14,6
47,9
28,6
8,9
Phân công giờ dạy cho GV
SL
44
104
37
07
2.96
%
22,9
54,2
19,3
3,6
Quản lí giờ lên lớp
SL
41
109
35
07
2.95
%
21,4
56,8
18,2
3,6
Quản lí thực hiện nội dung dạy học
SL
32
97
44
19
2.73
%
16,7
50,5
22,9
9,9
Quản lí PP, phương tiện dạy học
SL
38
97
35
22
2.78
%
19,8
50,5
18,2
11,5
Kết quả khảo sát cho thấy: Tính trung bình chung, tỉ lệ các đối tượng khảo sát đánh giá việc thực hiện QL hoạt động dạy của GV đạt mức độ Khá (Điểm TB từ 2.68 đến 2.96).
Bảng 2.20.Mức độ thực hiện quản lí hoạt động học của SV
Nội dung đánh giá
Mức độ thực hiện
Tốt
Khá
TB
Yếu
Hoạt động học tập, rèn luyện trong giờ lên lớp
SL
233
35
20
08
3.66
%
78,7
11,8
6,8
2,7
Hoạt động học tập, rèn luyện trong thực hành, rèn luyện NVSP thường xuyên,thực tế, thực tập
SL
212
47
27
10
3.55
%
71,6
15,9
9,1
3,4
Hoạt động học tập, rèn luyện ngoại khóa, đoàn thể... trong và ngoài nhà trường
SL
105
141
38
12
3.14
%
35,5
47,6
12,8
4,1
Hoạt động tự học, tự rèn luyện
SL
13
138
96
49
2.38
%
4,4
46,6
32,4
16,6
Kết quả khảo sát cho thấy: Tính trung bình chung, tỉ lệ các đối tượng đánh giá việc thực hiện QL hoạt động học của SV đạt mức độ khá tốt (Điểm TB từ 2.38 đến 3.66).
2.4.4. Thực trạng quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo giáo viên tiểu học theo tiếp cận năng lực
Kết quả khảo sát cho thấy: Tính trung bình chung, tỉ lệ các đối tượng khảo sát đánh giá việc thực hiện hoạt động KTĐG ở mức độ trung bình khá (Điểm trung bình từ 2.12 đến 2.51).
Bảng 2.22. Mức độ thực hiện các hoạt động KT,ĐG
Hoạt động
Mức độ thực hiện
Tốt
Khá
TB
Yếu
KT việc XD và thực hiện MTĐT
SL
32
131
170
91
2.24
%
7,5
30,9
40,1
21,5
KT việc lập KH thực hiện NDĐT
SL
27
125
179
93
2.2
%
6,4
29,5
42,2
21,9
KT việc xây dựng cơ cấu tổ chức và quy định chức năng, nhiệm vụ
SL
52
159
156
57
2.48
%
12,3
37,5
36,8
13,4
Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí KT, ĐG HĐĐT
SL
25
121
175
103
2.16
%
5,9
28,5
41,3
24,3
KT việc tổ chức, chỉ đạo quá trình ĐT
SL
26
135
163
100
2.2
%
6,1
31,8
38,5
23,6
KT hoạt động sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện các nhiệm vụ ĐT
SL
48
135
166
75
2.36
%
11,3
31,8
39,2
17,7
Phát hiện, điều chỉnh các sai lệch trong ĐT
SL
57
156
159
52
2.51
%
13,4
36,8
37,5
12,3
Xác định vai trò của các bên liên quan trong việc đánh giá NL nghề nghiệp của SV
SL
22
123
167
112
2.12
%
5,2
29,0
39,4
26,4
2.4.5. Thực trạng quản lí các điều kiện phục vụ đào tạo giáo viên tiểu học theo tiếp cận năng lực
Kết quả khảo sát cho thấy: Tính trung bình chung, tỉ lệ các đối tượng khảo sát đánh giá việc thực hiện các hoạt động xây dựng điều kiện phục vụ cho công tác đào tạo ở mức độ trung bình khá (Điểm TB từ 2.26 đến 2.86).
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường/khoa ĐHSP theo tiếp cận năng lực
Kết quả phân tích số liệu cho thấy: 1/Nhóm các yếu tố chủ quan ảnh hưởng lớn đến QL đào tạo GVTH theo tiếp cận NL, trong đó yếu tố CTĐT ảnh hưởng lớn nhất; 2/Các yếu tổ khách quan cũng tác động không nhỏ đến QL đào tạo GVTH theo tiếp cận NL trong đó các điều kiện về CSVC, tài chính được đánh giá là có ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động này.
2.6. Đánh giá chung về thực trạng
Để đánh giá khách quan hơn thực trạng QL đào tạo GVTH làm sơ cở đề xuất các giải pháp ở chương 3 theo tiếp cận năng lực, luận án sử dụng mô hình SWOT để phân tích trong đó chỉ ra: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong hoạt động đào tạo và QL đào tạo GVTH theo tiếp cận NL.
Kết luận chương 2
1. Quản lí hoạt động đào tạo GVTH là quản lí hoạt động đào tạo có tính đặc thù so với các ngành đào tạo GV khác trong trường/khoa ĐHSP. Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động đào tạo GVTH theo tiếp cận năng lực, các CSĐT bước đầu đã dành sự quan tâm cho hoạt động này.
2. Hoạt động đào tạo GVTH theo tiếp cận năng lực những năm qua đã có các kết quả đáng khích lệ, nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập: từ nhận thức của các thành viên tham gia đến các khâu lập kế hoạch, xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo; tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch đào tạo; kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo; cơ chế phối hợp giữa CSĐT và trường thực hành, đơn vị tuyển dụng; các điều kiện phục vụ đào tạo.
3. Việc nghiên cứu thực trạng đề từ đó đề xuất các giải pháp quản lí đào tạo GVTH theo tiếp cận năng lực là hết sức cần thiết.
Chương 3
GIẢI PHÁP QUẢN LÍ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở CÁC TRƯỜNG/KHOA ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp
Gồm các nguyên tắc như: Đảm bảo tính mục tiêu; Đảm bảo tính hệ thống; Đảm bảo tính khả thi; Đảm bảo tính hiệu quả.
3.2. Các giải pháp quản lí đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường/khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực
3.2.1. Tổ chức quán triệt sự cần thiết phải quản lí đào tạo giáo viên tiểu học theo tiếp cận năng lực cho các đối tượng tham gia đào tạo
- Mục tiêu: nhằm nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và SV về vị trí, vai trò của hoạt động đào tạo theo tiếp cận năng lực; sự cần thiết phải QL đào tạo GVTH theo tiếp cận NL để hoạt động này đạt hiệu quả mong muốn.
- Ý nghĩa: giải quyết vấn đề tư tưởng, giúp các thành viên thấy rõ vị trí, vai trò của hoạt động đào tạo theo tiếp cận NL và sự cần thiết phải QL hoạt động này trong bối cảnh mới.
- Nội dung và cách thức thực hiện: Nâng cao nhận thức, định hướng nghề nghiệp cho SV; Đa dạng hoá các hoạt động tuyên truyền, giáo dục; Khuyến khích SV tích cực học tập và rèn luyện NL nghề nghiệp gắn với CĐR ngành học và đơn vị tuyển dụng.
- Điều kiện thực hiện: Hiệu trưởng các CSĐT cần chỉ đạo các cấp QL xây dựng KH nâng cao nhận thức cho các thành viên tham gia; giao nhiệm vụ cho Ban chuyên trách tuyên truyền qua nhiều kênh thông tin về tầm quan trọng của hoạt động đào tạo và QL hoạt động này.
3.2.2. Quản lí xây dựng chuẩn đầu ra ngành đào tạo theo tiếp cận năng lực
- Mục tiêu: nhằm xây dựng, hoàn thiện CĐR chi tiết, cụ thể phù hợp với mục tiêu đào tạo GVTH trong bối cảnh mới.
- Ý nghĩa: định hướng trong đào tạo GVTH ở các trường/khoa ĐHSP, đảm bảo CĐR ngành học phù hợp với yêu cầu của xã hội về vai trò của người GVTH trong XH hiện đại.
- Nội dung và cách thức thực hiện: Thành lập BCĐ và các nhóm chuyên gia nghiên cứu, xác định hệ thống NL cần thiết gắn với yêu cầu đổi mới GDPT; Tổ chức hội thảo KH khối ngành SP lấy ý kiến và hoàn thiện CĐR; Đề xuất khung NL GVTH làm sơ sở xây dựng CĐR theo tiếp cận NL; Tổ chức xây dựng CĐR ngành học theo tiếp cận NL; Thiết lập mối quan hệ giữa CSĐT và các trường vệ tinh, đơn vị tuyển dụng.
- Điều kiện thực hiện: Hiệu trưởng/ Trưởng khoa ĐHSP cần tập trung củng cố và tăng cường các điều kiện đảm bảo CL để thực hiện đúng cam kết CĐR đối vơi người học, phụ huynh và XH.
3.2.3. Tổ chức xây dựng quy trình phát triển chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra và khung năng lực cần hình thành cho giáo viên tiểu học
- Mục tiêu: hướng tới đào tạo GVTH đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp, đảm bảo CĐR và CTĐT đáp ứng khung NL, phù hợp với yệu cầu đổi mới GDPT.
- Ý nghĩa: tạo ra sự chuyển biến về đổi mới ND, PPĐT GVTH, đưa chương trình ĐTGV tiếp cận với CTĐT tiên tiến trên thế giới.
- Nội dung và cách thức thực hiện: Nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL, GV và các bên liên quan về ý nghĩa của việc phát triển CTĐT theo tiếp cận NL; Tổ chức định kì rà soát, điều chỉnh, bổ sung, cập nhật CTĐT gắn liền với MTĐT; Tổ chức cải tiến, phát triển CTĐT bám sát đặc trưng của đào tạo GVTH; Đề xuất quy trình cải tiến CTĐT theo tiếp cận NL.
- Điều kiện thực hiện: Hiệu trưởng cần chỉ đạo xây dựng KH cải tiến CTĐT theo chủ trương đề ra cùng sự quyết tâm của cả hệ thống với tư duy và tầm nhìn chiến lược trong đào tạo GVTH theo tiếp cận NL đáp ứng yêu cầu XH và đơn vị sử dụng nhân lực
3.2.4. Đổi mới quản lí phương thức đào tạo giáo viên tiểu học theo tiếp cận năng lực
- Mục tiêu: tổ chức hoạt động đào tạo GVTH đáp ứng các CĐR liên quan xuất phát từ bản chất tiếp cận NL.
- Ý nghĩa: Khắc phục những hạn chế, tồn tại của quản lí hoạt động đào tạo GVTH ở các trường/khoa ĐHSP; tạo ra căn cứ quan trọng để QL kết quả đào tạo theo CĐR.
- Nội dung và cách thức thực hiện: Tổ chức tuyển sinh theo hình thức đánh giá NL; Triển khai tổ chức đào tạo theo tiếp cận NL; Đẩy mạnh việc tìm tòi, đổi mới PPDH; Khuyến khích SV tích cực học tập, rèn luyện NL nghề nghiệp gắn với CĐR, yêu cầu của đơn vị tuyển dụng; KTĐG kết quả học tập theo tiếp cận NL; QL việc tư vấn và giới thiệu việc làm cho SV tốt nghiệp.
- Điều kiện thực hiện: Hiệu trưởng phải chỉ đạo xây dựng KH đào tạo cùng quyết tâm thực hiện quy trình mới; chú trọng việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ GV, chuyên viên để phối hợp thực hiện đổi mới hiệu quả.
3.2.5. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo giáo viên tiểu học trong các trường/khoa đại học sư phạm
- Mục tiêu: đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ GV có đủ đức, đủ tài, đủ phẩm chất NL và đạo đức nghề nghiệp phục vụ đắc lực cho công tác đào tạo GVTH theo tiếp cận NL.
- Ý nghĩa: Củng cố, nâng cao phẩn chất, kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp dựa trên nền tảng đã có sẵn, đảm bảo cho đội ngũ GV đáp ứng các yêu cầu của quá trình DH theo tiếp cận NL.
- Nội dung và cách thức thực hiện: Xây dựng KH bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu giảng dạy; Đổi mới xây dựng mục tiêu, ND chương trình BD theo tiếp cận NL; Đa dạng hoá hình thức tổ chức, PP bồi dưỡng; Tổ chức bồi dưỡng nâng cao NL nghề nghiệp cho GV theo quy trình khoa học.
- Điều kiện thực hiện: Hiệu trưởng các CSĐT phải xây dựng KH bồi dưỡng phù hợp và khả thi. Đồng thời cần có các nguồn lực cần thiết đảm bảo cho công tác BD đạt hiệu quả cao.
3.2.6. Tăng cường các điều kiện đảm bảo hiệu quả quản lí đào tạo giáo viên tiểu học theo tiếp cận năng lực
- Mục tiêu: nhằm xác định và đảm bảo các điều kiện nâng cao hiệu quả QL đào tạo GVTH theo tiếp cận năng lực.
- Ý nghĩa: giúp CBQL và GV trường THPT thấy rõ vai trò quan trọng của cơ sở vật chất, tài chính và các nguồn lực; đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo GVTH đúng kế hoạch.
- Nội dung và cách thức thực hiện: Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện và ban hành quy chế, quy định hoạt động đào tạo theo tiếp cận NL; Xây dựng CTĐT theo CĐR ngành học và khung NL; Đa dạng hoá các PP, hình thức KTĐG kết quả đào tạo; Xây dựng mội trường văn hoá sư phạm thân thiện, tích cực phù hợp với điều kiện của nhà trường, Đảm bảo các điều kiện về CSVC, tài chính hỗ trợ hoạt động đào tạo; Phối hợp với các trường vệ tinh, CSTH trong rèn luyện NVSP, kiến tập, thực tập cho SV.
- Điều kiện thực hiện: CTQL phải xác định đúng vị trí, vai trò của các điều kiện để ưu tiên thực hiện đảm bảo tính bền vững, đồng bộ, tương hỗ giữa các điều kiện với nhau.
3.3. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp
3.3.1. Mục đích khảo sát: thu thập thông tin đánh giá về tính cấp thiết, tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất, điều chỉnh các giải pháp chưa phù hợp và khẳng định thêm độ tin cậy của các giải pháp được đánh giá cao.
3.3.2. Nội dung và phương pháp khảo sát
- Nội dung khảo sát: tính cấp thiết và có khả thi của các giải pháp QL đào tạo GVTH theo tiếp cận NL.
- Phương pháp khảo sát: thực hiện bằng bảng hỏi với 4 mức độ đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi.
3.3.3. Đối tượng khảo sát: Các nhà khoa học, chuyên gia về QLGD; BGH, Trưởng các phòng/ban chức năng, GV các CSĐT GVTH; Trưởng/Phó (Khoa, Bộ môn) GDTH; CBQL, GV các trường tiểu học.
3.3.4. Kết quả khảo sát
Những người được hỏi đánh giá cao về tính cấp thiết (88%) và tính khả thi (81,1%) của các giải pháp đã đề xuất, có thể triển khai trong thực tiễn quản lí đào tạo GVTH theo tiếp cận NL.
3.4. Thử nghiệm giải pháp
3.4.1. Tổ chức thử nghiệm
3.4.1.1. Mục đích thử nghiệm
Nhằm đánh giá hiệu quả, tính khả thi và điều kiện cần thiết để triển khai giải pháp đã đề xuất vào thực tiễn.
3.4.1.2. Giả thuyết thử nghiệm
Có thể nâng cao KT, KN cho đội ngũ GV, góp phần cải thiện chất lượng đào tạo nếu áp dụng giải pháp “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ GV tham gia đào tạo GVTH trong các trường/khoa ĐHSP” do luận án đề xuất.
3.4.1.3. Nội dung và cách thức thử nghiệm
i) Nội dung TN
Sở dĩ chúng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_quan_li_dao_tao_giao_vien_tieu_hoc_o_cac_tru.doc