Lập dự toán chi ngân sách địa phương cho giáo dục công lập
Lập dự toán chi NSĐP cho GDCL tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2017 đã tuân thủ quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thi hành về quy trình, hướng dẫn thực hiện. Đã có lịch biểu và hướng dẫn lập dự toán ngân sách hàng năm quy định về nội dung, thời gian, mẫu biểu cần tiến hành lập dự toán chi NSĐP.
HĐND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành định mức phân bổ chi thường xuyên NSĐP để làm căn cứ cho các địa phương, đơn vị lập dự toán ngân sách hàng năm. Trong đó, định mức phân bổ chi NSĐP cho GDCL đã có sự phân biệt giữa các khu vực (thành phố, thị xã; đồng bằng; núi thấp; núi cao), phù hợp với đặc điểm địa hình ở địa phương và tạo điều kiện cho người dân ở khu vực khó khăn có nhiều cơ hội tiếp cận với dịch vụ giáo dục hơn.
Tuy nhiên, lập dự toán chi NSĐP cho GDCL tỉnh Thanh Hóa còn tồn tại một số hạn chế:
Hướng dẫn lập dự toán ngân sách năm chưa rõ các dự báo kinh tế vĩ mô, mức độ ưu tiên cho các mục tiêu của chiến lược phát triển ngành và thiếu mức trần ngân sách cụ thể cho các địa phương, đơn vị sử dụng ngân sách; dự toán chi NSĐP cho GDCL được lập chủ yếu dựa trên cơ sở chế độ, chính sách và định mức, tiêu chuẩn chi tiêu; giai đoạn 2011-2017 chưa xây dựng ngân sách trung hạn và dự toán ngân sách theo ngành; sự tham gia của cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương trong lập ngân sách còn mờ nhạt, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa lập kế hoạch và lập ngân sách.
Định mức phân bổ chi NSĐP cho GDCL còn nhiều hạn chế. Đối với chi ĐTPT cho GDCL, tỉnh chưa ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ĐTPT; tiêu chí phân bổ định mức chi thường xuyên hoàn toàn dựa trên yếu tố đầu vào (học sinh kế hoạch hay biên chế được giao), chưa có sự phân biệt theo chất lượng cung cấp dịch vụ giáo dục của các cơ sở giáo dục; định mức phân bổ chi thường xuyên NSĐP mới tính trên định mức chi phí và mức giá cả của năng đầu thời kỳ ổn định, chưa tính đến yếu tố trượt giá và sự biến động của thị trường nên định mức phân bổ có nhiều bất cập trong quá trình thực hiện ở các năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định (tính thực tiễn của định mức không cao).
Việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 nói chung và kế hoạch chi ĐPT cho giáo dục giai đoạn 2016-2020 vẫn tồn tại một số hạn chế: Chưa có tiêu chí cụ thể (về nội dung, mức độ ưu tiên) để rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên lựa chọn các dự án; Vốn ĐTPT trong kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch đầu tư công được phân chia thành các nhóm theo tiến độ thực hiện (bố trí vốn cho các dự án có quyết toán được duyệt, dự án chuyển tiếp và dự án khởi công mới), không phân theo lĩnh vực, do đó, khó tính toán và đánh giá được tỷ lệ chi NSĐP cho GDCL.
Dự toán chi NSĐP cho GDCL cơ bản áp dụng phương pháp lập ngân sách truyền thống, chưa có sự gắn kết giữa kinh phí phân bổ với đầu ra hay kết quả. Dự toán chi NSĐP cho GDCL tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2017 được lập dựa trên cơ sở đề xuất của các đơn vị ngành giáo dục về kinh phí chi trả lương, các khoản có tính chất lương, chi nghiệp vụ và các khoản chi đảm bảo thực hiện một số nhiệm vụ không thường xuyên của đơn vị. Dự toán chi NSĐP cho các đơn vị ngành giáo dục không kèm theo các ràng buộc về nhiệm vụ phải thực hiện của các đơn vị tương ứng với kinh phí được phân bổ.
24 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý chi ngân sách địa phương cho giáo dục công lập ở tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi NSĐP cho GDCL theo kết quả thực hiện nhiệm vụ: là phương thức quản lý gắn kinh phí phân bổ với các kết quả được tạo ra hay các dịch vụ được cung cấp bởi các đơn vị SDNS ngành giáo dục.
1.3.2 Nội dung quản lý chi NSĐP cho GDCL
1.3.2.1 Phân cấp quản lý chi NSĐP cho GDCL
Phân cấp quản lý NSĐP cho GDCL là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền các cấp ở địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ chi NSĐP cho GDCL, phù hợp với phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương.
Để xây dựng được cơ chế phân cấp quản lý chi NSĐP cho GDCL một cách phù hợp, cần dựa trên các căn cứ:
Thứ nhất, hệ thống pháp luật về phân cấp quản lý KT-XH và tổ chức chính quyền địa phương
Thứ hai, khả năng cung cấp dịch vụ giáo dục của các cấp chính quyền ở địa phương
Thứ ba, năng lực quản lý của từng cấp chính quyền địa phương.
1.3.2.2 Lập dự toán chi NSĐP cho GDCL
Quy trình lập dự toán chi NSĐP cho GDCL thực hiện theo quy trình lập dự toán NSĐP nói chung và trải qua các công đoạn: dự kiến các chương trình, nhiệm vụ, bối cảnh phát triển ngành giáo dục địa phương và khả năng nguồn lực NSĐP; hướng dẫn lập dự toán; lập dự toán; thảo luận dự toán và trình, phê duyệt dự toán chi NSĐP cho GDCL trong tổng thể dự toán chi NSĐP. Các giai đoạn cụ thể như sau:
Giai đoạn lập dự toán từ trên xuống:
Ở giai đoạn này, cơ quan tài chính trên cơ sở các chính sách và chương trình, kế hoạch phát triển ngành giáo dục; khả năng nguồn lực của NSĐP để xác định trần chi tiêu và thông báo cho các đơn vị ngành giáo dục, các địa phương để làm cơ sở xây dựng dự toán năm kế hoạch và tầm nhìn trong trung hạn. Trên cơ sở trần chi tiêu đó, ngành giáo dục sẽ lựa chọn các chương trình chi tiêu theo thứ tự ưu tiên và có quyền chủ động trong việc lựa chọn cơ cấu chi tiêu, giảm sự can thiệp của cơ quan tài chính trong việc xác định cơ cấu nội bộ của ngành giáo dục.
Giai đoạn lập dự toán từ dưới lên:
Các đơn vị SDNS, các địa phương cấp dưới căn cứ vào kế hoạch phát triển, định hướng phát triển của ngành; nhiệm vụ năm kế hoạch; trần chi được thông báo; các hướng dẫn xây dựng dự toán, tùy thuộc vào phương thức quản lý NSNN đang áp dụng trong từng thời kỳ cụ thể mà lập dự toán chi NSĐP cho GDCL theo các phương pháp khác nhau.
Trong quản lý chi NSĐP cho GDCL theo yếu tố đầu vào, các đơn vị, địa phương lập dự toán dựa trên cơ sở các đầu vào (số lượng biên chế - giáo viên, các khoản mục chi phí duy trì hoạt động của các địa phương, đơn vị - tài liệu, thiết bị phục vụ giảng dạy.) và các tiêu chuẩn, chế độ, định mức chi tiêu do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Định mức phân bổ chi NSĐP cho GDCL trong trường hợp quản lý chi NSĐP theo yếu tố đầu vào là mức chi NSĐP cho một nhóm nhiệm vụ chi (tiền lương, chi nghiệp vụ.).
Trong quản lý chi NSĐP cho GDCL theo kết quả thực hiện nhiệm vụ, cần lượng hóa toàn bộ chuỗi quan hệ kết quả gồm đầu vào (chi tiêu giáo dục theo các tiêu chí) - đầu vào trung gian (tỷ lệ tuyển sinh, tỷ lệ giáo viên-học sinh, quy mô lớp học) - đầu ra (kết quả học tập, tỷ lệ tốt nghiệp, tỷ lệ bỏ học) - kết quả (tỷ lệ biết chữ, trình độ chuyên môn, kỹ năng của lực lượng lao động) - tác động (phạm vi ảnh hưởng của các chương trình, chính sách ngành giáo dục). Định mức phân bổ chi NSĐP cho GDCL được xác định cho 01 học sinh đạt chuẩn đầu ra theo quy định của ngành giáo dục ở từng cấp học. Theo đó, định mức phân bổ tính đủ các khoản chi chí (tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản tính theo lương, các khoản đóng góp, chi nghiệp vụ chuyên môn) để thực hiện hoạt động giảng dạy, học tập cho 01 học sinh trong 01 năm ngân sách, đảm bảo đạt chuẩn đầu ra theo quy định.
1.3.2.3 Tổ chức chấp hành dự toán chi NSĐP cho GDCL
Những nội dung chủ yếu của quản lý chi NSĐP cho GDCL trong giai đoạn chấp hành bao gồm: Giao dự toán kinh phí và thực hiện chi ngân sách theo dự toán; Kiểm soát chi tiêu; Điều chỉnh dự toán; Hệ thống báo cáo và đánh giá giữa kỳ.
Giao dự toán kinh phí NSĐP cho GDCL có thể được thực hiện theo các cách thức khác nhau:
Cách 1: Sở Tài chính giao kinh phí trực tiếp cho Sở GD&ĐT và các trường THPT (đơn vị dự toán thuộc tỉnh quản lý); phòng kế hoạch tài chính cấp huyện phân bổ, giao kinh phí cho phòng GD&ĐT và các trường mầm non, tiểu học, THCS (đơn vị dự toán thuộc cấp huyện quản lý).
Cách 2: Sở Tài chính/phòng kế hoạch tài chính giao kinh phí cho Sở GD&ĐT/phòng GD&ĐT (đơn vị dự toán cấp 1) để thực hiện phân bổ cho các đơn vị trực thuộc (các trường THPT; mầm non, tiểu học, THCS – đơn vị dự toán cấp 4, đơn vị SDNS).
1.3.2.5. Quyết toán chi NSĐP cho SNGD công lập
Quyết toán chi NSĐP cho SNGD công lập là khâu cuối cùng trong quy trình quản lý chi NSĐP.
Mục đích của quyết toán chi NSĐP theo kiểu đầu vào là tổng kết đánh giá lại toàn bộ quá trình chi ngân sách theo các nhóm mục chi trong một năm ngân sách đã qua, cung cấp đầy đủ thông tin về quản lý điều hành chi NSĐP cho những người quan tâm như: Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Chính phủ, các nhà tài trợ, người dân...về đầu vào đã được sử dụng.
Trong quản lý chi NSĐP theo kết quả thực hiện nhiệm vụ, các đơn vị SDNS, các cơ quan quản lý, kiểm toán thực hiện đánh giá lại kết quả thực hiện các mục tiêu của ngành gắn với ngân sách đã được phân bổ cho các đơn vị SDNS từ đầu năm. Đây là quá trình thẩm định một cách hệ thống và tương đối khách quan đối với quá trình lập, thực hiện và kết quả (đầu ra) của một dự án, chương trình, chính sách đang thực hiện hoặc đã hoàn thành.
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSĐP cho GDCL
- Nhóm nhân tố khách quan: điều kiện tự nhiên, KT-XH của địa phương; chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với phát triển giáo dục và kế hoạch phát triển giáo dục của địa phương; hệ thống cơ chế, chính sách quản lý NSNN; đặc điểm hoạt động của ngành giáo dục.
- Nhóm nhân tố chủ quan: cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tài chính; trình độ, năng lực của cán bộ quản lý.
1.4 QUẢN LÝ CHI NSNN CHO GDCL ĐỊA PHƯƠNG Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC - BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO TỈNH THANH HÓA
Luận án nghiên cứu kinh nghiệm quản lý chi NSNN cho GDCL địa phương ở một số nước trên thế giới (Hàn Quốc, Thái Lan, các nước thuộc khối OECD), một số địa phương trong nước (Nghệ An, thành phố Hà Nội, Bắc Ninh), từ đó phân tích đưa ra các nhận xét và rút ra 03 nhóm bài học cho tỉnh Thanh Hóa về xây dựng định mức phân bổ NSNN cho giáo dục, phân cấp quản lý chi NSĐP cho giáo dục và quy trình quản lý chi NSĐP cho giáo dục.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
CHO GIÁO DỤC CÔNG LẬP Ở TỈNH THANH HÓA
2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN GDCL TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2011-2017
Thanh Hóa là tỉnh nằm ở cực bắc của Trung Bộ Việt Nam, có đường biên giới với Lào và có bờ biển thuộc vịnh Bắc Bộ. Với diện tích lớn so với các tỉnh thành của Việt Nam, địa lý Thanh Hóa khá đa dạng, mang nhiều đặc điểm của Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, đồng thời cũng có những nét đặc trưng riêng. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích của cả tỉnh; tạo tiềm năng lớn về kinh tế lâm nghiệp, dồi dào lâm sản, tài nguyên phong phú. Thanh Hóa bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị xã và 24 huyện, với diện tích 11.133,4 km² và số dân 3.712.600 người với 7 dân tộc Kinh, Mường, Thái, H'mông, Dao, Thổ, Khơ-mú.
Đến năm 2017, toàn tỉnh có 2.140 trường với trên 740.000 học sinh: Mầm non 662 trường; Tiểu học 694 trường; Tiểu học và THCS: 19 trường; THCS: 629 trường; THCS và THPT: 06 trường; THPT: 101 trường; Trung tâm GDTX – dạy nghề: 28; Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp: 1 trung tâm; 635 trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn, đạt 100% số xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng.
Giai đoạn 2011-2017, quy mô giáo dục phát triển hợp lý, chất lượng giáo dục đại trà được nâng lên; kết quả thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế và thi đại học luôn ở tốp đầu cả nước; mục tiêu về duy trì tỷ lệ trẻ đến trường ở các cấp học cơ bản đạt được. Tỷ lệ học sinh đi học tiểu học đạt 100%, THCS đạt khoảng 95%, THPT đạt từ 60-69%. Tỷ lệ trẻ em đi học đúng tuổi ở các cấp học cũng cơ bản đạt mục tiêu đề ra cho cả giai đoạn. Trong đó, tỷ lệ trẻ em đi học đúng tuổi cấp tiểu học đạt trên 98%; cấp THCS đạt từ 93-97%; cấp THPT đạt khoảng 60% (riêng năm học 2016-2017 đạt 85%). Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào tháng 4/2015; Kết phổ quả cập giáo dục tiểu học và THCS đúng độ tuổi được duy trì và giữ vững.
2.2 QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG CHO GIÁO DỤC CÔNG LẬP TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2011-2017
2.2.1 Phân cấp quản lý chi NSĐP cho GDCL
Giai đoạn 2011-2017, phân cấp nhiệm vụ chi NSĐP cho GDCL tỉnh Thanh Hóa thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 167/2010/NQ-HĐND ngày 08/12/2010 và Nghị quyết số 24/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa.
Phân cấp quản lý chi NSĐP cho GDCL ở tỉnh Thanh Hóa đã phân định cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ chi cho GDCL của các cấp NSĐP khá rõ ràng tạo điều kiện cho các cấp chủ động sắp xếp thực hiện nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, còn tồn tại một số bất cập về mối tương quan giữa phân cấp nhiệm vụ chi và phân chia nguồn lực giữa các cấp chính quyền địa phương; thẩm quyền ban hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu NSĐP cho GDCL. Mặc dù đã phân định rõ nhiệm vụ chi cho các cấp chính quyền nhưng vốn ĐTPT thuộc cân đối NSĐP lại do cấp tỉnh chủ trì phân bổ và tập trung ở ngân sách cấp tỉnh. Chính vì vậy, không đảm bảo nguyên tắc về sự phù hợp giữa phân chia nguồn lực với nhiệm vụ giữa các cấp chính quyền. Bên cạnh đó, với cơ chế phân cấp ngày, nguồn lực tập trung chủ yếu ở cấp huyện, xã (cấp tỉnh chiếm 11-15,7%, ngân sách huyện 84,3-89% tổng chi NSĐP cho GDCL) nên Sở GD&ĐT rất khó để có thể dự báo nguồn lực dành cho giáo dục khi lập kế hoạch phát triển ngành.
Thẩm quyền ban hành một số định mức, tiêu chuẩn chi tiêu ở địa phương chủ yếu thuộc về HĐND cấp tỉnh, HĐND cấp dưới (huyện, xã) chỉ có thẩm quyền tổ chức và giám sát thực hiện.
2.2.2 Lập dự toán chi ngân sách địa phương cho giáo dục công lập
Lập dự toán chi NSĐP cho GDCL tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2017 đã tuân thủ quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thi hành về quy trình, hướng dẫn thực hiện. Đã có lịch biểu và hướng dẫn lập dự toán ngân sách hàng năm quy định về nội dung, thời gian, mẫu biểu cần tiến hành lập dự toán chi NSĐP.
HĐND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành định mức phân bổ chi thường xuyên NSĐP để làm căn cứ cho các địa phương, đơn vị lập dự toán ngân sách hàng năm. Trong đó, định mức phân bổ chi NSĐP cho GDCL đã có sự phân biệt giữa các khu vực (thành phố, thị xã; đồng bằng; núi thấp; núi cao), phù hợp với đặc điểm địa hình ở địa phương và tạo điều kiện cho người dân ở khu vực khó khăn có nhiều cơ hội tiếp cận với dịch vụ giáo dục hơn.
Tuy nhiên, lập dự toán chi NSĐP cho GDCL tỉnh Thanh Hóa còn tồn tại một số hạn chế:
Hướng dẫn lập dự toán ngân sách năm chưa rõ các dự báo kinh tế vĩ mô, mức độ ưu tiên cho các mục tiêu của chiến lược phát triển ngành và thiếu mức trần ngân sách cụ thể cho các địa phương, đơn vị sử dụng ngân sách; dự toán chi NSĐP cho GDCL được lập chủ yếu dựa trên cơ sở chế độ, chính sách và định mức, tiêu chuẩn chi tiêu; giai đoạn 2011-2017 chưa xây dựng ngân sách trung hạn và dự toán ngân sách theo ngành; sự tham gia của cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương trong lập ngân sách còn mờ nhạt, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa lập kế hoạch và lập ngân sách.
Định mức phân bổ chi NSĐP cho GDCL còn nhiều hạn chế. Đối với chi ĐTPT cho GDCL, tỉnh chưa ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ĐTPT; tiêu chí phân bổ định mức chi thường xuyên hoàn toàn dựa trên yếu tố đầu vào (học sinh kế hoạch hay biên chế được giao), chưa có sự phân biệt theo chất lượng cung cấp dịch vụ giáo dục của các cơ sở giáo dục; định mức phân bổ chi thường xuyên NSĐP mới tính trên định mức chi phí và mức giá cả của năng đầu thời kỳ ổn định, chưa tính đến yếu tố trượt giá và sự biến động của thị trường nên định mức phân bổ có nhiều bất cập trong quá trình thực hiện ở các năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định (tính thực tiễn của định mức không cao).
Việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 nói chung và kế hoạch chi ĐPT cho giáo dục giai đoạn 2016-2020 vẫn tồn tại một số hạn chế: Chưa có tiêu chí cụ thể (về nội dung, mức độ ưu tiên) để rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên lựa chọn các dự án; Vốn ĐTPT trong kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch đầu tư công được phân chia thành các nhóm theo tiến độ thực hiện (bố trí vốn cho các dự án có quyết toán được duyệt, dự án chuyển tiếp và dự án khởi công mới), không phân theo lĩnh vực, do đó, khó tính toán và đánh giá được tỷ lệ chi NSĐP cho GDCL.
Dự toán chi NSĐP cho GDCL cơ bản áp dụng phương pháp lập ngân sách truyền thống, chưa có sự gắn kết giữa kinh phí phân bổ với đầu ra hay kết quả. Dự toán chi NSĐP cho GDCL tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2017 được lập dựa trên cơ sở đề xuất của các đơn vị ngành giáo dục về kinh phí chi trả lương, các khoản có tính chất lương, chi nghiệp vụ và các khoản chi đảm bảo thực hiện một số nhiệm vụ không thường xuyên của đơn vị. Dự toán chi NSĐP cho các đơn vị ngành giáo dục không kèm theo các ràng buộc về nhiệm vụ phải thực hiện của các đơn vị tương ứng với kinh phí được phân bổ.
2.2.3 Chấp hành dự toán chi ngân sách địa phương cho giáo dục công lập
Cơ cấu chi NSĐP cho GDCL đã có những thay đổi phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển giáo dục của địa phương, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của ngành giáo dục.
Chi NSĐP cho giáo dục mầm non, tiểu học và THCS chiếm tỷ trọng chủ yếu và tương đối ổn định trong giai đoạn 2011-2017, giảm tỷ trọng chi cho giáo dục THPT và hoạt động giáo dục khác.
Tổng chi NSĐP cho GDCL chiếm từ 21,1-24,9% tổng chi cân đối NSĐP. Với ưu tiên đó, giai đoạn 2011-2017 ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả đáng kể (quy mô giáo dục phát triển hợp lý, chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục miền núi được nâng lên; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS được giữ vững; hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trước thời hạn).
Bên cạnh đó, chấp hành dự toán chi NSĐP cho GDCL tỉnh Thanh Hóa còn tồn tại một số bất cập:
Phương thức giao dự toán kinh phí chi NSĐP cho GDCL còn bất cập, nguồn lực từ ngân sách đầu tư cho giáo dục còn hạn chế. Việc cơ quan tài chính trực tiếp giao kinh phí cho các đơn vị SNCL ngành giáo dục dẫn đến tình trạng cơ quan tài chính can thiệp quá chi tiết vào hoạt động của ngành, khối lượng công việc quản lý tài chính đối với đơn vị dự toán tập trung ở cơ quan tài chính quá lớn. Trong khi đó, cơ quan GD&ĐT lại không có đầy đủ thông tin về nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Mặc dù tỉnh đã ưu tiên nguồn lực cho phát triển giáo dục nhưng do Thanh Hóa là tỉnh nghèo, đang còn nhận bổ sung cân đối từ Ngân sách trung ương nên nguồn kinh phí dành cho giáo dục vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu kinh phí thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ nhằm tạo ra sự phát triển đồng bộ của giáo dục địa phương.
Kiểm tra, giám sát trong quá trình chấp hành chưa thực sự hiệu quả. Giám sát trong quá trình chấp hành chủ yếu được thực hiện qua các báo cáo của đơn vị sử dụng ngân sách. Tuy nhiên, chất lượng báo cáo chưa đảm bảo, chưa cung cấp các thông tin đầy đủ về kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao đầu năm. Cơ quan tài chính không thực hiện kiểm soát chi mà chỉ thực hiện kiểm tra khi quyết toán và đôi khi có thực hiện các cuộc kiểm tra định kỳ 06 tháng. Cơ quan GD&ĐT chủ yếu thực hiện việc kiểm tra, giám sát đối với hoạt động chuyên môn, việc kiểm tra tài chính (nếu có) cũng chỉ được thực hiện lồng ghép cùng với hoạt động kiểm tra chuyên môn. Nội dung kiểm tra, giám sát chủ yếu là kiểm tra sự tuân thủ các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu và sự phù hợp của hồ sơ, chứng từ thanh toán; không đánh giá hiệu quả hoạt động và không gắn trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trong việc sử dụng nguồn tài chính với kết quả hoạt động.
2.2.4 Quyết toán chi ngân sách địa phương cho giáo dục công lập
Quyết toán chi NSĐP cho GDCL tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2017 đã thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN về trình tự, hồ sơ quyết toán, tổng hợp số liệu, báo cáo quyết toán.
Tuy nhiên, quyết toán chi NSĐP cho GDCL chủ yếu thực hiện nội dung quyết toán tài chính; quy trình xem xét, phê duyệt quyết toán còn khá phức tạp, phiền phức; số liệu quyết toán chưa phản ánh được kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.
Xét về nội dung quyết toán, chủ yếu thực hiện việc đối chiếu số liệu để đảm bảo tính phù hợp, tính khớp đúng của các khoản chi mà chưa có sự xem xét, đánh giá sự phù hợp giữa nguồn tài chính được giao với kết quả thực hiện nhiệm vụ của các địa phương, đơn vị.
Quy trình xem xét và phê duyệt quyết toán ngân sách hiện cũng còn khá phức tạp, phiền phức, vì quá nhiều hệ thống cơ quan khác nhau trên cùng một việc, quá nhiều mối quan hệ, dẫn đến rất chậm về thời gian.
Số liệu quyết toán trong báo cáo quyết toán năm của các đơn vị dự toán chủ yếu được tổng hợp theo nguyên tắc đảm bảo chính xác, trung thực, đầy đủ và so sánh với dự toán ngân sách, không tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ theo cam kết.
Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG CHO GIÁO DỤC CÔNG LẬP
Ở TỈNH THANH HÓA
3.1 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐỊNH HƯỚNG, QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG CHO GIÁO DỤC CÔNG LẬP TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
3.1.1 Mục tiêu phát triển giáo dục tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
Tại Quyết định số 4295/QĐ-UBND ngày 9/11/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững GD&ĐT Thanh Hóa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 [71], tỉnh Thanh Hóa hướng tới xây dựng nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.
Trên cơ sở đó, các mục tiêu cụ thể được xác định là: tăng tiếp cận giáo dục cho mọi người; chăm sóc, giáo dục trẻ thơ có chất lượng; thực hiện chính sách giáo dục, đào tạo bảo đảm bình đẳng trong giáo dục và xóa bỏ chênh lệch còn tồn tại đối với các đối tượng dễ bị tổn thương; xây dựng xã hội học tập; trang bị kỹ năng, kiến thức cần thiết cho người học để thúc đẩy phát triển bền vững; xây dựng môi trường học tập an toàn, không bạo lực, toàn diện và hiệu quả cho tất cả mọi người; giáo dục, nâng cao nhận thức, năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Các mục tiêu này được cụ thể hóa thành hệ thống các chỉ tiêu theo dõi, giám sát cụ thể.
3.1.2 Định hướng và quan điểm quản lý chi ngân sách địa phương cho giáo dục công lập tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
3.1.2.1 Định hướng hoàn thiện quản lý chi NSĐP cho GDCL tỉnh Thanh Hóa
Một là, quản lý chi NSĐP cho GDCL phải góp phần vào việc thiết lập và duy trì kỷ luật tài khóa chặt chẽ trong quản lý NSĐP.
Hai là, quản lý chi NSĐP cho GDCL hướng tới việc phân bổ các nguồn lực có hạn đã được xác định cho các mục tiêu, nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên trong phát triển giáo dục địa phương.
Ba là, quản lý chi NSĐP cho GDCL phải cải thiện cơ bản hiệu quả sử dụng ngân sách tại các đơn vị SNCL ngành giáo dục.
Bốn là, nâng cao chất lượng tất cả các khâu trong chu trình ngân sách, nhất là chất lượng xây dựng dự toán chi NSĐP cho GDCL, xiết chặt kỷ luật tuân thủ dự toán và trách nhiệm giải trình, gắn trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong quá trình phân bổ và sử dụng NSĐP cho phát triển GDCL ở địa phương.
3.1.2.2 Quan điểm quản lý chi NSĐP cho GDCL tỉnh Thanh Hóa
Một là, quản lý chi NSĐP cho GDCL phải tiếp tục quán triệt quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Khóa XI. [5]
Hai là, quản lý chi NSĐP cho GDCL phải quán triệt quan điểm cải cách quản lý tài chính công quốc gia nói chung và của tỉnh nói riêng.
Ba là, quản lý chi NSĐP cho GDCL hướng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo thực hiện các mục tiêuphát triển giáo dục địa phương.
Giai đoạn 2011-2017, quản lý chi NSĐP cho GDCL tỉnh Thanh Hóa còn tồn tại nhiều hạn chế, quản lý chủ yếu theo yếu tố đầu vào; vấn đề tổ chức, bố trí lao động ở các đơn vị ngành giáo dục còn nhiều bất cập, tình trạng thừa thiếu cục bộ vẫn diễn ra ở các đơn vị trong toàn ngành. Chính vì vậy, việc đổi mới quản lý chi NSĐP cho GDCL cần phải xây dựng lộ trình cụ thể, tránh nóng vội trong chuyển đổi phương thức quản lý để đạt được hiệu quả triển khai cao nhất. Mỗi giải pháp đề ra cần được phân tích để xác định các điều kiện chi phối đến việc triển khai giải pháp để xây dựng mức độ triển khai phù hợp.
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠN CHO GIÁO DỤC CÔNG LẬP TỈNH THANH HÓA
3.2.1 Nhóm các giải pháp chủ yếu
3.2.1.1 Hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý chi ngân sách địa phwong cho giáo dục công lập tỉnh Thanh Hóa
Cơ chế phân cấp quản lý chi NSĐP cho GDCL tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030 cần được hoàn thiện theo hướng:
- Đối với chi ĐTPT: tăng cường nguồn lực chi ĐTPT cho các địa phương, phù hợp với phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội và nhiệm vụ chi của các cấp theo nguyên tắc công trình thuộc cấp nào quản lý thì do ngân sách cấp đó quản lý chi.
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Sở GD&ĐT với Sở Tài chính, Sở KH&ĐT và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong cung cấp thông tin về kế hoạch phát triển ngành và khả năng nguồn lực dành cho lĩnh vực giáo dục nhằm nâng cao tính hiệu lực của cơ chế phân cấp.
3.2.1.2 Xây dựng định mức phân bổ/Hoàn thiện cơ chế phân bổ chi ngân sách địa phương cho giáo dục công lập theo kết quả thực hiện nhiệm vụ
Đối với chi thường xuyên:
Để cơ chế phân bổ chi NSĐP thực sự góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi NSĐP cho GDCL trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy các đơn vị phát huy tự chủ cần tiếp tục được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện như sau:
Một là, lựa chọn học sinh làm đối tượng xây dựng định mức phân bổ dự toán NSNN chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục.
Hai là, điều chỉnh hệ số định mức phân bổ ưu tiên theo vùng và theo cấp học.
Ba là, NSĐP bảo đảm tỷ lệ chi ngoài lương trong định mức chi sự nghiệp giáo dục tối thiểu đạt 20%.
Để thực hiện xây dựng định mức phân bổ ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ, cần thực hiện một số nội dung sau:
- Xác định mức chi phí cho giáo dục của cơ sở GDCL để thực hiện các hoạt động giảng dạy, học tập đối với 01 học sinh trong 01 năm theo từng khu vực (thành phố, thị xã; đồng bằng, miền núi) và có tính đến sự tác động của sự thay đổi chính sách tiền lương và chỉ số giá tiêu dùng.
- Xác định mức thu học phí theo từng khu vực, từng cấp học có tính đến sự tác động của chỉ số giá tiêu dùng theo quy định tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ.
- Xác định mức phân bổ NSĐP cho 01 học sinh
Theo tiêu chí phân bổ là “học sinh”, định mức phân bổ NSĐP được xác định trên cơ sở chi phí đào tạo và mức thu học phí/01 học sinh/01 năm. Định mức phân bổ chi NSĐP được xác định là chênh lệch giữa chi phí nghiệp vụ/01 học sinh/01 năm và mức thu học phí/01 học sinh/01 năm. Ngoài ra, định mức phân bổ NSĐP cho GDCL sẽ được điều chỉnh theo sự biến động của chỉ số giá tiêu dùng và có phân biệt theo điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư cũng như khả năng đóng góp của người dân.
Lộ trình thực hiện:
Trước mắt, việc phân bổ NSĐP cho giáo dục như vậy sẽ gây khó khăn về ngân sách ở các địa phương chưa có quy hoạch hợp lý mạng lưới các cơ sở giáo dục, thừa thiếu biên chế giáo viên cục bộ, hay các trường có số lượng học sinh ít... Hạn chế này có thể được khắc phục bằng cách bổ sung ngân sách có mục tiêu trong một thời gian nhất định. Tỉnh quy định cụ thể thời hạn này để ngành giáo dục quy hoạch lại mạng lưới và sắp xếp lại biên chế giáo viên cho phù hợp. Vì vậy, việc xây dựng định mức phân bổ NSĐP cho GDCL theo kết quả thực hiện nhiệm vụ cần có lộ trình chuyển đổi phù hợp.
Giai đoạn đầu có thể thực hiện phân bổ chi NSĐP cho GDCL theo tiêu chí kết hợp. Cụ thể: phân bổ theo biên chế được cấp có thẩm quyền giao đối với chi tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản có tính chất lương và các khoản đóng góp theo lương; phân bổ chi nghiệp vụ theo số học sinh thực hiện hằng năm.
Các khoản chi thanh toán cá nhân cho biên chế như đã nêu trên được xác định theo chính sách tiền lương và các chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, chính sách đối với các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Nhà nước; định mức chi nghiệp vụ theo học sinh thực hiện hằng năm xây dựng trên cơ sở đảm bảo đủ các chi phí về nghiệp vụ chuyên môn (giáo trình, tài liệu, nguyên nhiên vật liệu thực hành.), các khoản chi phục vụ quản lý và đảm bảo tỷ lệ chi nghiệp vụ - chi thanh toán cá nhân tối thiểu đạt 20:80.
Giai đoạn tiếp theo, sau khi đã quy hoạch lại mạng lưới các trường ở các cấp, sắp xếp lại nhân sự toàn ngành giáo dục sẽ áp dụng định mức phân bổ chi NSĐP dựa trên tiêu chí số học sinh. Đồng thời tiến đến thực hiện cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng cung cấp dịch vụ giáo dục một cách phù hợp, mang lại hiệu quả trong công tác quản lý chi NSĐP cho GDCL.
Đối với chi ĐTPT:
Đối với ngành giáo dục, các tiêu chí lựa chọn phân bổ dự toán ngân sách chi đầu tư là dân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_quan_ly_chi_ngan_sach_dia_phuong_cho_giao_du.doc