Tóm tắt Luận án Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường Trung học Phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

Quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT trong bối cảnh

đổi mới giáo dục

1.5.1. Kế hoạch hóa công tác chủ nhiệm lớp

Lập kế hoạch quản lí công tác chủ nhiệm lớp là việc sắp xếp các công việc,

bố trí lực lượng, dự kiến phân bổ các nguồn lực tham gia vào công tác chủ

nhiệm lớp, thiết lập những mục tiêu cho từng hoạt động giáo dục và xác định

phương án tốt nhất để hoàn thành mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh

1.5.2. Tổ chức lực lượng tham gia công tác chủ nhiệm lớp

Tổ chức lực lượng tham gia công tác chủ nhiệm lớp là việc thiết kế được

cơ cấu các bộ phận tham gia vào công tác chủ nhiệm lớp; thiết lập một cơ chế

điều phối, tạo thành sự liên kết hoạt động giữa các thành viên, các bộ phận

trong Ban Công tác chủ nhiệm lớp tạo điều kiện đạt mục tiêu một các dễ dàng.

1.5.3. Chỉ đạo thực hiện công tác chủ nhiệm lớp

Chỉ đạo thực hiện công tác chủ nhiệm lớp có hiệu quả, người Hiệu

trưởng phải đưa ra các quyết định kịp thời và chính xác, phải hiểu kĩ con người,

phải nắm được các đặc điểm tâm lí cá nhân của mỗi con người trong Ban Công

tác chủ nhiệm lớp và của cả tập thể nhà trường đồng thời phải tìm cách gắn bó

mọi người trong ban công tác này.

1.5.4. Kiểm tra đánh giá công tác chủ nhiệm lớp

Kiểm tra công tác chủ nhiệm lớp là quá trình xem xét thực tiễn, đánh giá

thực trạng về công tác chủ nhiệm lớp làm cơ sở cho đánh giá việc thực hiện12

những nhiệm vụ, công việc chủ nhiệm lớp có diễn ra đúng cách, đúng tiến độ hay

không.

pdf30 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường Trung học Phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hà trường phổ thông. Để công tác chủ nhiệm được thực hiện tốt thì phải có sự quản lí khoa học của Hiệu trưởng nhà trường. 9.2. Quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông thuộc các tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng hiện nay còn có những hạn chế nhất định, vì thế chưa đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông và chưa được phát huy hết năng lực của đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp trong việc giáo dục học sinh. 9.3. Quản lí công tác chủ nhiệm lớp thông qua công tác hoạch định, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp của người hiệu trưởng nhằm phát huy việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của GCVN lớp để phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh 10. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án bao gổm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về công tác chủ nhiệm lớp và quản lí công tác chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục; Chương 2: Thực trạng về công tác chủ nhiệm lớp và quản lí công tác chủ 8 nhiệm ở trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục; Chương 3: Biện pháp quản lí công tác chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP VÀ QUẢN LÍ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề quản lí công tác chủ nhiệm lớp 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về công tác chủ nhiệm lớp Các công trình nghiên cứu về đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp và công tác chủ nhiệm lớp được nhiều nhà quản lí giáo dục và các nhà khoa học trong nước nghiên cứu, thảo luận. Công tác chủ nhiệm lớp là công việc chiếm nhiều thời gian và công sức của người giáo viên chủ nhiệm lớp. Nó đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm vừa phải có năng lực vừa phải có lòng nhiệt tình, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục. GVCN có tầm ảnh hưởng rất lớn đến học sinh trong lớp học 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lí công tác chủ nhiệm lớp và quản lí các hoạt động liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp Nghiên cứu các công trình về quản lí công tác chủ nhiệm lớp, các biện pháp mà Hiệu trưởng thường dùng là tư vấn, hướng dẫn công tác tổ chức cho giáo viên chủ nhiệm lớp. Hiệu trưởng cần chú ý trong các khâu lên kế hoạch, triển khai thực hiện và kiểm tra giám sát; đặc biệt là khâu tổ chức các hoạt động đa dạng để tăng thêm cơ hội mở rộng kiến thức cho chương trình học chính thức trong ngày cũng như tăng cường giáo dục toàn diện học sinh. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của tác giả đã tập trung hướng nghiên cứu vào việc: (1) động viên thúc đẩy giáo viên, (2) đánh giá các hoạt động của giáo viên, (3) tư vấn, hướng dẫn giáo viên, phát triển kĩ năng nghề nghiệm cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp. Qua việc nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến công 9 tác chủ nhiệm lớp khác ở thời điểm hiện tại, chưa thấy có công trình nào nghiên cứu về biện pháp quản lí công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông. 1.2. Bối cảnh đổi mới giáo dục và những yêu cầu đạt ra đối với giáo viên chủ nhiệm lớp, công tác chủ nhiệm lớp và quản lí công tác chủ nhiệm lớp Thế giới bước sang thế kỷ XXI với những thành tựu phi thường của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, với sự ra đời của mạng internet, công nghệ viễn thông làm cho thế giới dường như nhỏ lại, với sự xuất hiện của kinh tế tri thức, với quá trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu rộng, đời sống kinh tế, chính trị, xã hội biến chuyển không ngừng. Giáo dục trên thế giới và trong nước có sự thay đổi lớn. Yêu cầu từ đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tổng thể là phải tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang diễn ra rộng khắp mọi nơi trên thế giới. Giáo dục phổ thông phải cung cấp được kiến thức nền tảng, nâng cao phẩn chất và năng lực cho học sinh. Người GVCN lớp phải có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống trong sáng lành mạnh. Những hoạt động giáo dục cần được lựa chọn phù hợp, có tính giáo dục cao. Đặc biệt là các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể, hoạt động dã ngoại. . Quản lí công tác chủ nhiệm lớp được xem xét ở các khía cạnh: Công cụ quản lí, bộ máy quản lí, người quản lí và môi trường quản lí. Để quản lí nói chung nhà quản lí phải có công cụ quản lí. Công cụ quản lí là các văn bản pháp luật và đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghề nghiệp. Đổi mới quản lí giáo dục bắt đầu từ việc đổi mới việc quản lí bằng pháp luật thay vì quản lí bằng kinh nghiệm như trước đây 1.3. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3.1. Khái niệm về công tác chủ nhiệm lớp Công tác chủ nhiệm lớp là những công việc, nhiệm vụ mà người giáo viên chủ nhiệm thực hiện để quản lí và lãnh đạo học sinh và tập thể học sinh lớp mình phụ trách. 10 1.3.2. Khái niệm về công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông Công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông trong là những hoạt động giáo dục mà giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường thực hiện theo kế hoạch đã được xây dựng dưới sự quản lí của người Hiệu trưởng nhà trường nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực cho học sinh lớp chủ nhiệm. 1.3.3. Khái niệm quản lí Quản lí là những tác động có chủ đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí đến đối tượng bị quản lí theo một cơ chế nhất định để đạt được đích cao nhất của tổ chức. 1.3.4. Khái niệm quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục Quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông là những tác động có chủ đích, có kế hoạch của người Hiệu trưởng theo một cơ chế nhất định đến các nguồn nhân lực, vật lực (trong và ngoài nhà trường) tham gia vào công tác chủ nhiệm lớp nhằm phát triển nhân cách học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. 1.4. Công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục Công tác chủ nhiệm lớp là các hoạt động giáo dục mà giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp với các lực lượng giáo dục để tổ chức thực hiện theo kế hoạch đã được xây dựng dưới sự quản lí của người Hiệu trưởng nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực cho học sinh lớp chủ nhiệm. Các hoạt động của chủ nhiệm lớp rất đa dạng và phong phú bao gồm: Xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm vững mạnh; xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục; thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng; phối hợp các lực lượng giáo dục; nhận xét đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh; báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng. Đặc biệt trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, người GVCN lớp cần thực hiện tốt các hoạt động giáo dục: Giáo dục cơ sở thế giới quan khoa học và phẩm chất đạo đức cho học 11 sinh, tổ chức các hoạt động học tập; tổ chức các hoạt động giáo dục lao động. tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí, trải nghiệm, tư vấn những vấn đề vướng mắc, khó khăn thuộc lĩnh vực học tập; tư vấn những vấn đề về mối quan hệ giữa học sinh với thầy cô giáo, với nhà trường; quan hệ giữa cha mẹ và học sinh; quan hệ với bạn bè, bạn khác giới; tư vấn những vấn đề sinh lý lứa tuổi; tư vấn định hướng chọn ngành nghề của học sinh lớp cuối cấp, hoặc phân ban của học sinh lớp. 1.5. Quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục 1.5.1. Kế hoạch hóa công tác chủ nhiệm lớp Lập kế hoạch quản lí công tác chủ nhiệm lớp là việc sắp xếp các công việc, bố trí lực lượng, dự kiến phân bổ các nguồn lực tham gia vào công tác chủ nhiệm lớp, thiết lập những mục tiêu cho từng hoạt động giáo dục và xác định phương án tốt nhất để hoàn thành mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh 1.5.2. Tổ chức lực lượng tham gia công tác chủ nhiệm lớp Tổ chức lực lượng tham gia công tác chủ nhiệm lớp là việc thiết kế được cơ cấu các bộ phận tham gia vào công tác chủ nhiệm lớp; thiết lập một cơ chế điều phối, tạo thành sự liên kết hoạt động giữa các thành viên, các bộ phận trong Ban Công tác chủ nhiệm lớp tạo điều kiện đạt mục tiêu một các dễ dàng. 1.5.3. Chỉ đạo thực hiện công tác chủ nhiệm lớp Chỉ đạo thực hiện công tác chủ nhiệm lớp có hiệu quả, người Hiệu trưởng phải đưa ra các quyết định kịp thời và chính xác, phải hiểu kĩ con người, phải nắm được các đặc điểm tâm lí cá nhân của mỗi con người trong Ban Công tác chủ nhiệm lớp và của cả tập thể nhà trường đồng thời phải tìm cách gắn bó mọi người trong ban công tác này. 1.5.4. Kiểm tra đánh giá công tác chủ nhiệm lớp Kiểm tra công tác chủ nhiệm lớp là quá trình xem xét thực tiễn, đánh giá thực trạng về công tác chủ nhiệm lớp làm cơ sở cho đánh giá việc thực hiện 12 những nhiệm vụ, công việc chủ nhiệm lớp có diễn ra đúng cách, đúng tiến độ hay không. 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chủ nhiệm lớp và quản lí công tác chủ nhiệm lớp Qua nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chủ nhiệm lớp và quản lí công tác chủ nhiệm lớp là: Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lí; các yếu tố thuộc về đối tượng quản lí; các yếu tố thuộc về môi trường quản lí Kết luận chương 1 Luận án đã hệ thống hóa các vấn đề lí luận liên quan và đã đưa ra được các khái niệm công cụ. Đó là các khái niện về công tác chủ nhiệm lớp, công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT, khái niện quản lí, quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục. “Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay” là một quá trình tác động có mục đích có kế hoạch của người Hiệu trưởng nhà trường THPT nhằm gây ảnh hưởng của mình (chủ thể quản lý) đến đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp và các bộ phận có liên quan (đối tượng bị quản lí), để giáo dục thế hệ học sinh biết tự chủ, tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo, có năng lực sử dụng ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mĩ, thể chất, đào tạo ra con người có lòng yêu đất nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm. Nội dung quản lí công tác chủ nhiệm lớp là sự biểu hiện cụ thể của việc thực hiện các chức năng quản lí như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá công tác chủ nhiệm lớp. Biện pháp quản lí công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của giáo viên chủ nhiệm để đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện học sinh. Công tác chủ nhiệm lớp và quản lí công tác chủ nhiệm lớp chịu ảnh hưởng của ba yếu tố chính là: Chủ thể quản lí, đối tượng quản lí và môi trường quản lí. Đây cũng là cơ sở cho việc định hướng nghiên cứu thực trạng công tác chủ nhiệm lớp và thực trạng quản lí công tác chủ nghiệm lớp và đề ra các biện pháp quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông. 13 Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP VÀ QUẢN LÍ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 2.1. Khái quát về địa bàn khu vực các tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng và giáo dục của các trường THPT thuộc địa bàn phía Nam đồng bằng sông Hồng 2.1.1. Khái quát về địa bàn khu vực các tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng Các tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng (gọi tắt là tiểu vùng phía Nam) bao gồm tỉnh Thái Bình, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình 2.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục của Tiểu vùng phía Nam đồng bằng sông Hồng Trong những năn gần đây, giáo dục tại các tỉnh trong khu vực đã phát triển mạnh mẽ. Quy mô trường lớp tăng nhanh, đáp ứng nhu cầu học tập của mọi tầng lớp nhân dân. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS học tiếp THPT ngày một tăng cao 2.2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng - Thu thập số liệu, thông tin về tình hình giáo dục THPT của các tỉnh thuộc tiểu vùng phía Nam đồng bằng sông Hồng. - Thu thập số liệu, thông tin chính xác, cụ thể về thực tế công tác chủ nhiệm lớp và quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT thuộc tiểu vùng phía Nam đồng bằng sông Hồng. - Thu thập số liệu, thông tin chính xác, cụ thể về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chủ nhiệm lớp và quản lí Công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT thuộc các tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng. 2.2.2. Nội dung nghiên cứu thực trạng - Công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm. 14 - Hoạt động quản lí công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng. - Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trường THPT. 2.2.3. Chọn mẫu trên địa bàn nghiên cứu thực trạng Nghiên cứu được tiến hành trong năm học 2015-2016 ở 156 trường THPT, được chia thành 3 khu vực: Nhóm 1: Các trường đóng ở các xã đặc biệt khó khăn (KV1); nhóm 2: Các trường đóng ở khu vực nông thôn (KV2-NT); nhóm 3: Các trường đóng ở khu vực thành thị (KV2). Để đảm bảo mẫu khảo sát mang tính đại diện cho toàn bộ giáo dục THPT thuộc các tỉnh phía Nam ĐBSH, luận án tiến hành chọn mẫu theo lí thuyết xác xuất thống kê với phương pháp kết hợp giữa hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên có phân nhóm (đảm bảo tính đại diện) và chọn mẫu ngẫu nhiên (đảm bảo tính ngẫu nhiên). Sau khi xác định các trường THPT cần khảo sat, chọn đối tượng cụ thể để phát phiếu khảo sát, đó là 51 cán bộ quản lí giáo dục và 489 giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường này (tổng số là 540). Việc thiết kế bảng hỏi theo 4 bước: Lập bảng chi tiết; viết câu hỏi; chỉnh sửa để in ấn; thử bảng hỏi. Dữ liệu thu thập được từ phiếu khảo sát được xử lí theo phương pháp thống kê toán học ( thông qua chương trình phần mền SPSS phiên bản 22.0), Các câu hỏi về công tác chủ nhiệm lớp của GVCN và quản lí công tác chủ nhiệm của Hiệu trưởng ở trường THPT được đánh giá theo thang 4 điểm, trong đó 1điểm là yếu nhất, 4 điểm là tốt nhất. Cụ thể như sau: Điểm trung bình cộng các ý kiến khảo sát được xếp hạng theo phân chuẩn sau: Mức độ Mức độ nhận thức Mức độ thực hiện Định lượng điểm Điểm trung bình cộng các ý kiến khảo sát Mức 1 Rất quan trọng Tốt 4 điểm Từ 3,25 đến 4,0 điểm 15 Mức độ Mức độ nhận thức Mức độ thực hiện Định lượng điểm Điểm trung bình cộng các ý kiến khảo sát Mức 2 Quan trọng Khá 3 điểm Từ 2,50 đến 3,24 điểm Mức 3 Ít quan trọng Trung bình 2 điểm Từ 1,75 đến 2,48 điểm Mức 4 Không quan trọng Yếu 1 điểm Từ 1,0 đến dưới 1,75 điểm 2.3. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông các tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT khu vực tiểu vùng phía Nam ĐBSH được tiến hành khảo sát qua 540 giáo viên chủ nhiệm lớp và CBQL của 16 trường THPT trên địa bàn tiểu vùng phía Nam ĐBSH theo 6 nội dung tương ứng với 6 công việc cần thiết mà GVCN lớp phải làm, cần làm và nên làm đối với học sinh lớp chủ nhiệm. Kết quả nghiên cứu thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT tiểu vùng phía Nam cho thấy đội ngũ CBQL và GVCN lớp trường THPT tiểu vùng phía Nam ĐBSH đã nhận thức đúng về tầm quan trọng và thực hiện tương đối khá các nội dung công tác chủ nhiệm lớp. Trong đó, mức độ nhận thức (3.23) luôn được đánh giá cao hơn mức độ thực hiện (3.13) các nội dung công tác chủ nhiệm lớp đều đạt ở mức độ khá. Cụ thể, các nội dung “Xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm vững mạnh”, “Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục” được đánh giá là quan trọng nhất và thực hiện tốt nhất trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của người GVCN lớp (3.42 và 3.23 – đều cao nhất trong 6 nội dung). Ngược lại, nội dung “Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng” có điểm trung bình mức độ nhận thức và mức độ thực hiện thấp nhất trong quá trình người GVCN lớp thực hiện nhiệm vụ của mình (3.09 và 2.98- đều thấp nhất trong 6 nội dung). Các nội dung như “Phối hợp các lực lượng giáo dục lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động 16 các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường”có điểm trung bình mức độ về nhận thức và thực hiện không cao lắm (3.11và 3.05). Độ lệch chuẩn chạy từ 0.345 đến 0.704 so với điểm trung bình của từng nội dung công tác chủ nhiệm lớp (Từ 2.98 đến 3.23) thể hiện mức độ phân tán của sự phân bố các giá trị trong mẫu là không lớn lắm, vì vậy các giá trị cho độ tin cậy và chính xác cao. Kết quả này còn cho thấy sự thống nhất về mặt nhận thức cũng như thực hiện của các CBQL và GVCN về các hoạt động của GVCN ở trường THPT phía Nam ĐBSH. Theo kết quả khảo sát này, các điểm mạnh trong việc thực hiện nhiệm vụ của GVCN lớp là “Xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm vững mạnh”, “Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục ”, “ Nhận xét đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.ghi sổ điểm và học bạ học sinh”. Nội dung công việc GVCN lớp thực hiện ở mức độ khá là “Phối hợp các lực lượng giáo dục”. Các nhiệm vụ GVCN lớp thực hiện ở mức độ còn thấp đó là “Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng”. 2.4. Thực trạng quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông các tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng Có thể tóm lược về thực trạng quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT tiểu vùng phía Nam ĐBSH như sau: Đội ngũ CBQL và GVCN lớp ở các trường THPT thuộc các tỉnh phía Nam ĐBSH đã nhận thức đúng về tầm quan trọng và thực hiện tương đối tốt các nội dung quản lí công tác chủ nhiệm lớp (3.17 và 3.06). Trong đó, mức độ nhận thức luôn được đánh giá cao hơn mức độ thực hiện các nội dung quản lí này. Cụ thể, nội dung “Lập kế hoạch quản lí công tác chủ nhiệm lớp” được đánh giá là quan trọng nhất và thực hiện tốt nhất trong quá trình quản lí công tác chủ nhiệm lớp (3.24 và 3.12– đều cao nhất trong 4 nội dung). Ngược lại, nội dung “Kiểm tra việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp”, có điểm trung bình mức độ nhận thức và mức độ thực hiện thấp nhất trong quá trình quản lí công tác chủ nhiệm lớp (3.12 và 2.97- đều thấp nhất trong 4 nội dung). Với độ lệch chuẩn chạy từ 0,51 đến 0,59 so với 17 điểm trung bình của từng nội dung quản lí (2.97 đến 3,12) thể hiện mức độ phân tán của sự phân bố các giá trị trong mẫu là không lớn lắm. Vì vậy các giá trị cho độ tin cậy và chính xác cao. Kết quả này còn cho thấy sự thống nhất về mặt nhận thức cũng như thực hiện của các CBQL và GVCN lớp ở các trường THPT thuộc các tỉnh phía Nam ĐBSH về các hoạt động trong quản lí công tác chủ nhiệm lớp. Theo đó, điểm mạnh là “Kế hoạch hóa công tác chủ nhiệm lớp.” và điểm yếu chính là “Kiểm tra việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp”. Trước thực trạng này cần có những biện pháp cụ thể và phù hợp với từng nhà trường để công tác chủ nhiệm lớp được quản lí tốt hơn, qua đó góp phần phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh đáp ứng yêu cầu của giáo dục hiện đại trong thời kỳ đổi mới. So sánh thực trạng quản lí công tác chủ nhiệm lớp giữa 03 nhóm trường THPT trên địa bàn thuộc các tỉnh phía Nam ĐBSH cho thấy, nhóm trường KV2 luôn đạt mức điểm cao hơn so với các nhóm trường KV2-NT và nhóm trường KV1 trong vấn đề nhận thức về tầm quan trọng và thực hiện các nội dung quản lí công tác chủ nhiệm lớp. 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chủ nhiệm lớp và quản lí công tác chủ nhiệm lớp trường trung học phổ thông các tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hiệu quả quản lí nhà trường nói chung, quản lí công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Song tựu chung lại có thể xác định các yếu tố ảnh hưởng chính đến quản lí công tác chủ nhiệm lớp gồm ba nhóm chính: Yếu tố thuộc về chủ thể quản lí, yếu tố thuộc về đối tượng quản lí và yếu tố thuộc về môi trường quản lí. Các câu hỏi về mức độ ảnh hưởng đến quản lí công tác chủ nhiệm của Hiệu trưởng ở trường THPT được đánh giá theo thang 4 điểm, trong đó 1 là không nhiều, 4 là rất nhiều. Cụ thể như sau: Thang đánh giá mức độ yếu tố ảnh hưởng đến quản lí công tác 18 chủ nhiệm lớp ở trường THPT các tỉnh phía Nam ĐBSH Mức độ Mức độ ảnh hưởng Định lượng điểm Điểm TB các ý kiến Mức 1 Rất nhiều 4 điểm Từ 3,25 đến ≤4,0 Mức 2 Nhiều 3 điểm Từ 2,50 đến ≤3,24 Mức 3 Bình thường 2 điểm Từ 1,75 đến ≤2,49 Mức 4 Không nhiều 1 điểm Từ 1 ≤1.75 Từ kết quả nghiên cứu , có thể rút ra một số kết luận sau cho các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí công tác chủ nhiệm lớp THPT thuộc các tỉnh phía Nam ĐBSH: Các nhóm “Yếu tố thuộc về chủ thể quản lí”, “Yếu tố thuộc về đối tượng quản lí”, “Yếu tố thuộc về môi trường quản lí” ảnh hưởng đến quản lí công tác chủ nhiệm lớp tác động khá đồng đều đến các nhóm trường thuộc các khu vực địa lí khác nhau. Các trường nhóm 3 (KV2) cao hơn các trường nhóm 2 (KV2- NT) và các trường nhóm 2 cao hơn các trường nhóm 1 (KV1) nhưng mức chênh lệch là không đáng kể. 2.6. Trường hợp nghiên cứu điển hình về công tác chủ nhiệm lớp và quản lí công tác chủ nhiệm lớp Luận án lựa chọn từ 03 nhóm trường, mỗi nhóm 01 trường để tiến hành nghiên cứu trường hợp điển hình, từ đó làm sáng tỏ hơn thực tiễn quản lí công tác chủ nhiệm lớp trường THPT thuộc các tỉnh phía Nam ĐBSH. Bao gồm: Trường THPT Lê Quý Đôn tỉnh Thái Bình (Trường thuộc địa bàn thuận lợi- KV2), Trường THPT Mỹ Tho tỉnh Nam Định (Trường thuộc địa bàn ít thuận lợi- KV2-NT), Trường THPT Gia Viễn C tỉnh Ninh Bình (Trường thuộc địa bàn khó khăn- KV1). Kết quả cụ thể như sau: Nghiên cứu điển hình của ba trường tiêu biểu cho ba khu vực cho thấy kết quả công tác chủ nhiệm lớp và kết quả quản lí công tác chủ nhiệm lớp đều giống với kết quả khảo sát đại trà. Từ đó có thể nhận thấy rằng kết quả khảo sát 19 về công tác chủ nhiệm lớp và quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT thuộc các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng có độ chính xác cao và tin cậy. 2.7. Đánh giá về thực trạng quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông phía Nam đồng bằng sông Hồng 2.7.1. Điểm mạnh Phần lớn các Hiệu trưởng đã phát huy vai trò quản lí của mình trong quản lí công tác chủ nhiệm lớp. Các hoạt động phục vụ cho việc quản lí công tác chủ nhiệm lớp được các Hiệu trưởng hoạch định, tổ chức và điều hành. Việc hoạch định công tác chủ nhiệm lớp là quá trình người Hiệu trưởng thiết lập các mục tiêu, xây dựng các chiến lược và kế hoạch để thực hiện các mục tiêu. 2.7.2. Điểm yếu . Hiệu trưởng trường THPT chưa có biện pháp phù hợp để động viên những cá nhân, những tập thể tự nguyện, tự giác thực hiện nhiệm vụ của mình. 2.7.3. Thời cơ Có sự lãnh đạo của Đảng, các tỉnh đều xây dựng kế hoạch triển khai đổi mới giáo dục theo tinh thần nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/1/2013 của ban chấp hành trung ương đảng khóa XI; Cha mẹ HS quan tâm đến việc giáo dục con em và phối hợp tốt với nhà trường trong việc quản lí, giáo dục HS. Đội ngũ GV có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, tinh thần trách nhiệm cao, thương yêu HS. Đội ngũ CBQL có năng lực, có lòng quyết tâm đổi mới giáo dục. 2.7.4. Thách thức Kiến thức về Tâm lý học, Giáo dục học của nhiều CBQL và GV bị hổng, không đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng GD toàn diện HS và công tác tư vấn học đường. Kinh phí quản lí, tổ chức các hoạt động NGLL, hoạt động trải nghiệm cho HS gặp nhiều khó khăn. Công tác tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho các lực lượng thm gia công tác chủ nhiệm lớp còn gặp nhiều khó khăn như thời gian, 20 nội dung, phương pháp. Một bộ phận HS học chán học, mải sa đà vào các trò chơi bi-a, trò chơi điện tử, vui chơi nơi quán xá dẫn đến chán học, vi phạm nội qui, vi phạm pháp luật Kết luận chương 2 Kết quả khảo sát 540 GVCN và CBQL của 16 trường THPT được trình bày trong 21 bảng số liệu và 16 biểu đồ cho thấy bức tranh thực tiễn về công tác chủ nhiệm lớp và quản lí công tác chủ nhiệm lớp, các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lí công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trường THPT ở các tỉnh phía Nam ĐBSH. Công tác chủ nhiệm lớp về cơ bản được thực hiện ở mức độ khá. Tuy nhiên mức độ thực hiện các nhiệm vụ không giống nhau. Các nhiệm vụ: “Xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm vững mạnh”; “Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục” là những nhiệm vụ được GVCN lớp thực hiện tốt hơn. Tuy nhiên, nội dung “Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng” trong đó có các chỉ báo: “Tư vấn tâm lí”, “Tư vấn học đường” đều có kết quả thấp hơn so với các chỉ báo còn lại dù ở bất kì nhóm trường nào. Quản lí công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trường THPT thuộc các tỉnh phía Nam ĐBSH về cơ bản là thực hiện đầy đủ các nội dung theo chức năng quản lí. Việc “Lập kế hoạch quản lí công tác chủ nhiệm lớp” được đánh giá khá cao, tuy nhiên, việc “Chỉ đạo thực hiện công tác chủ nhiệm lớp” còn chưa được quan tâm và chưa thực hiện tốt. Việc “Tổ chức lực lượng tham gia công tác chủ nhiệm lớp, phân công nhiệm vụ tới các thành viên trong Ban C

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_quan_ly_cong_tac_chu_nhiem_lop_o_truong_trun.pdf
Tài liệu liên quan