Sự khác nhau về kỹ thuật thiết kế tín chỉ ở các nước
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ của một số nước như đã phân tích ở trên,
rõ ràng đào tạo theo học chế tín chỉ được khởi xướng từ Mỹ nhưng cùng với sự phát triển và vận dụng nó, lịch sử vận
hành học chế này cũng có những thay đổi cần tham khảo. Với việc tiếp nhận tư tưởng đào tạo theo tín chỉ của Mỹ,
các nước Châu Âu, Châu Á đều có những vận dụng riêng phù hợp với triết lý đào tạo và phong cách quản lý của mỗi
nước.
Việc thiết kế các tín chỉ của một chương trình đại học cần phải tuân thủ các nguyên tắc nhằm thực hiện đúng
bản chất và các mục tiêu của học chế tín chỉ. Tuy nhiên, khi nghiên cứu khía cạnh định lượng, kỹ thuật thiết kế tín
chỉ ở các nước có thể không giống nhau do tính độc lập về học thuật.
Với những quy ước về định lượng, “Tín chỉ Mỹ” khác với „Tín chỉ Châu Âu”, “Đơn vị tín chỉ” khác với
“Đơn vị học trình” đang áp dụng ở Việt Nam.
Ngay ở Mỹ “Tín chỉ theo kỳ (semester)” cũng có sự khác biệt so với “Tín chỉ theo quý (quarter)”.
Học chế tín chỉ Mỹ quy định tỷ lệ tối thiểu giữa số giờ tự học của sinh viên cho một giờ lên lớp là 2/1 tức là15
để chuẩn bị cho một giờ lên lớp. Sinh viên phải có hai 2 giờ tự học, tự nghiên cứu. Tỷ lệ này đòi hỏi các điều kiện
triển khai khá đồng bộ. Trong khi hệ thống tín chỉ của Châu Âu, tỷ lệ này là 1/1, sinh viên cần 1 giờ tự học để chuẩn
bị cho 1 giờ lên lớp và số giờ lên lớp khá lớn so với hệ thống tín chỉ kiểu Mỹ.
Một chương trình cử nhân học 4 năm của Châu Âu gồm 240 tín chỉ (mỗi năm học có khoảng 60 tín chỉ). Vậy 1 tín
chỉ Mỹ tương đương với khoảng 2 tín chỉ Châu Âu.
Như vậy, số lượng tín chỉ mà sinh viên cần phải tích lũy để hoàn thành một chương trình đào tạo không cần
thiết phải thống nhất ở tất cả các trường. So sánh trên cho thấy ở các trường đại học của Châu Âu, thời gian lên lớp
của sinh viên nhiều hơn trong khi sinh viên Mỹ phần lớn là thời gian tự học, tự nghiên cứu.
Có thể thấy rằng, cách thiết kế tín chỉ của Châu Âu hay Nhật Bản gần giống với cách thiết kế đơn vị học
trình của Việt Nam. Khi triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ ở nước ta, các nhà quản lý cần xem xét khía cạnh này
để có những lộ trình chuyển đổi phù hợp.
Trong quá trình chuyển đổi sang phương thức đào tạo mới, việc tìm hiểu kinh nghiệm về đào tạo theo học
chế tín chỉ ở một số nước trên thế giới là rất cần thiết, hữu ích. Việt Nam, Mỹ và các nước khác nhau về nhiều mặt và
sự khác biệt này có nghĩa là kinh nghiệm của các nước chỉ mang tính chất tham khảo và cần phải cải biến cho phù
hợp với tình hình thực tế của Việt Nam.
Kinh nghiệm triển khai học chế tín chỉ được khởi xướng từ Hoa Kỳ sang các nước khu vực khác nhau có sự
“thích ứng” không hoàn toàn giống nhau. Lý do có thể đưa ra ở đây là:
Điều kiện kinh tế và phát triển khoa học công nghệ; Văn hóa và truyền thống giáo dục đại học; Mức độ hội
nhập và khả năng thực hiện triết lý giáo dục của hệ thống tín chỉ trong từng giai đoạn phát triển cụ thể của một nền
giáo dục đại học.
Công tác quản lý đào tạo theo HTTC là một trong những công tác quan trọng của các trường đại học, cao
đẳng, để áp dụng HTTC thành công, công tác quản lý nhà trường nói chung, công tác quản lý đào tạo theo học chế
tín chỉ nói riêng cần được nghiên cứu đề ra các giải pháp quản lý phù hợp với các đặc điểm của hệ thống này. Đây
chính là sự khác biệt lớn giữa đào tạo theo tín chỉ và đào tạo theo niên chế.
Những bài học kinh nghiệm trên sẽ giúp chúng ta có thêm những định hướng để đề xuất những giải pháp phù
hợp với yêu cầu của thực tế nhằm giải quyết các hạn chế, thách thức trong quản lí quá trình đào tạo theo tín chỉ ở các
trường cao đẳng sư phạm nói chung, các trường cao đẳng sư phạm vùng Đông Nam Bộ nói riêng
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý đào tạo theo chế tín chỉ của các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ Cao đẳng vùng Đông Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng để góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học”.
- Tác giả Nguyễn Văn Thu, “Một số biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trường
CĐSP Thừa Thiên - Huế”, đã xây dựng các biện pháp: xây dựng và kiện toàn cơ chế quản lý đào tạo; xây dựng cơ sở
vật chất; xây dựng đội ngũ giảng viên, cố vấn học tập; ứng dụng phần mềm công nghệ thông tinTuy nhiên, trường
Cao đẳng sư phạm Thừa Thiên-Huế vẫn gặp phải vướng mắc, bất cập cần được tiếp tục tháo gỡ như thủ tục hành
chính phức tạp, cơ chế quản lý đào tạo chưa bắt kịp tiến trình phát triển của nhà trường và điều kiện xã hội tác giả
đã đề xuất các biện pháp: thiết lập mối quan hệ phối hợp các trường đại học, cao đẳng trong khu vực để xây dựng
chương trình; đổi mới công tác quản lý cán bộ, tổ chuyên môn.
- Tác giả Lê Thị Hương Quê, trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An có bài viết “Đào tạo theo hệ thống tín chỉ
bài toán khó giải cho các trường cao đẳng, đại học địa phương” đã nghiên cứu về tín chỉ, những ưu điểm về tín chỉ,
bài toán khó giải với các trường cao đẳng, đại học địa phương khi áp đào tạo theo hệ thống tín chỉ; khó khăn của các
trường cao đẳng, đại học địa phương khi áp dụng HTTC, về phía nhà trường: thiếu cơ sở vật chất, phòng ốc, chỉ tiêu
đào tạo có hạn, lớp học không theo lớp cố định; về phía giáo viên: chưa có phương pháp dạy học tích cực tạo tình
huống cho sinh viên, chưa phát huy tính tích cực của SV, lượng kiến thức lớn nhưng chưa đi vào trọng tâm bài giảng,
nhiều giảng viên chưa nhận thức đúng về dạy học HTTC và ngại thay đổi, chưa tìm tòi phương pháp dạy học mới; về
phía sinh viên: Chưa có phương pháp tự học, thiếu tính tích cực, lớp học đông người khó tập trung cao, khó khăn tìm
tài liệu tham khảo; đưa ra các biện pháp về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, về sinh viên.
1.1.3. Đánh giá chung
Tổng quan nghiên cứu quản lý đào tạo theo HCTC như trình bày ở trên, có thể thấy trong quá trình đào tạo
theo HCTC trên thế giới và Việt Nam đến nay, đã có nhiều công trình của các nhà khoa học nghiên cứu về lý luận,
thực tiễn, bài học kinh nghiệmđã công bố ở các Tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu Hội thảo khoa học, các trang
website, các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sĩ và tài liệu nghiên cứu về HCTC. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chỉ
trình bày khái quát thực trạng đào tạo theo HCTC của hệ thống giáo dục đại học, của từng trường ĐH, cao đẳng, cao
đẳng sư phạm đề xuất giải pháp quản lý ở một số lĩnh vực của QLĐT theo HCTC, chưa có công trình nghiên cứu sâu
và toàn diện về quản lý đào tạo theo HCTC của các cơ sở đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ.
Bởi vậy, việc đi sâu nghiên cứu công tác quản lý đào tạo theo HCTC để có cơ sở xây dựng các giải pháp quản lý đào
tạo phù hợp và đồng bộ đáp ứng yêu cầu cơ bản của quản lý đào tạo theo HCTC của các cơ sở đào tạo giáo viên trình
độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ.
1.2. Đào tạo theo học chế tín chỉ
1.2.1. Khái niệm đào tạo, học chế tín chỉ và đào tạo theo học chế tín chỉ
12
1.2.1.1. Khái niệm đào tạo
1.2.1.2. Học chế tín chỉ (hệ thống tín chỉ)
Hệ thống tín chỉ là các liệt kê: (1) Số tín chỉ được quy định cho mỗi môn học, cụ thể số giờ lên lớp học lý
thuyết, thực hành cho mỗi môn học trong một tuần kéo dài suốt một học kỳ; (2) Số tín chỉ tích lũy để đạt một văn bằng;
(3) Số lượng các môn học và phương thức tổ hợp các môn học để tích lũy số tín chỉ cần cho một văn bằng.
1.2.1.3. Đào tạo theo học chế tín chỉ
Đào tạo theo tín chỉ là phương thức đào tạo cho phép sinh viên đạt được văn bằng hoặc chứng chỉ sau khi đã
tích luỹ đủ hệ thống môn học (được đo bằng số tín chỉ) theo trình tự quy định của chương trình đào tạo đối với các
văn bằng, chứng chỉ đó.
1.2.2. Đặc trưng và các hệ thống tín chỉ đang sử dụng hiện nay
1.2.2.1. Các đặc trưng của đào tạo theo học chế tín chỉ
Đặc trưng của học chế tín chỉ là kiến thức được cấu trúc thành các học phần. Quá trình học tập là sự tích lũy
kiến thức của người học theo từng học phần (đơn vị: tín chỉ); khác với học niên chế là lớp học được tổ chức theo một
chương trình chung áp dụng nhất loạt cho tất cả người học. Khi tổ chức giảng dạy theo tín chỉ, lớp học được tổ chức
theo từng học phần; đầu mỗi học kỳ, sinh viên (SV) được đăng ký các môn học thích hợp với năng lực và hoàn cảnh
của họ và phù hợp với quy định chung nhằm đạt được kiến thức theo một ngành chuyên môn chính nào đó. Sự lựa
chọn các môn học rất rộng rãi, SV có thể ghi tên học các môn liên ngành nếu họ thích. Sinh viên không chỉ giới hạn
học các môn chuyên môn của mình mà còn cần học các môn khác lĩnh vực, chẳng hạn SV các ngành khoa học tự
nhiên và kỹ thuật vẫn cần học một ít môn khoa học xã hội và nhân văn và ngược lại. Về cách đánh giá kết quả học
tập sẽ không tổ chức bằng một kỳ thi như hiện nay mà HCTC dùng cách đánh giá thường xuyên. Dựa vào sự đánh
giá đó đối với các môn học tích lũy để cấp bằng cử nhân. Đối với các chương trình đào tạo sau đại học (cao học và
đào tạo tiến sĩ) ngoài các kết quả đánh giá thường xuyên còn có các kỳ thi tổng hợp và các luận văn.
1.2.2.2. Các hệ thống tín chỉ đang được sử dụng hiện nay
Có hai hệ thống tín chỉ được sử dụng tương đối rộng rãi hiện nay. Đó là Hệ thống Tín chỉ của Hoa Kỳ (the
United States Credit System - USCS), được thực hiện từ những năm đầu tiên của thế kỷ 20 và Hệ thống chuyển đổi
Tín chỉ của Châu Âu (the European Credit Transfer System - ECTS) được xây dựng từ những năm giữa của thập kỷ
80 và được Hội đồng Châu Âu công nhận như là một hệ thống thống nhất dùng để đánh giá kiến thức của sinh viên
trong khuôn khổ các nước thành viên EU từ năm 1997. ECTS là hệ thống phát triển rộng rãi nhất và được sử dụng cả
ở các nước không thuộc Hiệp hội Châu Âu.
1.2.3. So sánh Đào tạo theo niên chế và đào tạo theo học chế tín chỉ
- Quá trình tổ chức đào tạo theo niên chế:
Mọi lịch học, lịch thi được phòng Đào tạo chuẩn bị sẵn. Các lớp sinh viên được biên chế cố định ngay từ
ngày nhập trường và ít khi có sự biến động. Sinh viên chấp hành tốt các lịch học, lịch thi, các quy định, quy chế của
nhà trường, tích cực học tập và rèn luyện thì sẽ đạt kết quả tốt. Tổ chức đào tạo theo niên chế tương đối thuận lợi, kế
hoạch đào tạo, lịch giảng, lịch thi có thể làm ngay từ đầu năm học và ít khi có sự biến động. Tất cả SV đều cùng học
theo một tiến độ chung; Chương trình học là như nhau đối với tất cả SV, không có sự lựa chọn môn học.
- Quá trình tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ (HCTC)
Sinh viên phải tự đăng ký lịch học, sinh viên không đăng ký sẽ không có lịch học. Để làm được việc đó sinh
viên phải nghiên cứu kỹ sổ tay niên giám, sổ tay sinh viên, chương trình đào tạo, các học phần phải học trước, các
học phần học song hành, kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức giáo dục chuyên nghiệp để có thể có được đăng
ký lịch học cho từng học kỳ cho phù hợp. Sinh viên phải tự học các quy chế, quy tắc một cách thật sự. Có thể được
đăng ký học thêm 1 số học phần tự chọn. Mỗi SV có thể tự xây dựng một tiến độ học tập riêng trong khung thời gian
cho phép đối với bậc học tương ứng; Mỗi SV có thể chọn lựa môn học thích hợp với sở thích, khả năng trong số các
môn học tự chọn.
- Các ưu điểm của học chế tín chỉ: Hiệu quả đào tạo cao; Tính mềm dẻo và khả năng thích ứng cao;Đạt hiệu
quả cao về mặt quản lý và giảm giá thành đào tạo:
- Các nhược điểm của học chế tín chỉ: Tính phức tạp của công tác quản lý đào tạo; Khó tạo nên sự gắn kết
trong sinh viên.
Qua nghiên cứu, phân tích các ưu nhược điểm của quản lý đào tạo theo HCTC, chúng tôi nhận thấy việc tổ
chức đào tạo theo HCTC cần phát huy và phù hợp với:
13
- Xu hướng tiến tới một xã hội học tập trong đó lấy việc học tập suốt đời làm nền tảng.
- Phù hợp với những người lớn tuổi muốn được tiếp tục học tập và mang lại lợi ích thiết thực cho các sinh
viên học tập ngắn hạn.
- Phù hợp cho việc xây dựng cơ chế tạo điều kiện cho sinh viên học tập để tiến tới đạt được một văn bằng
theo kế hoạch riêng.
- Phù hợp với môi trường giáo dục mới...
- Các ưu điểm của học chế tín chỉ:
+ Hiệu quả đào tạo cao:
+ Tính mềm dẻo và khả năng thích ứng cao:
+ Đạt hiệu quả cao về mặt quản lý và giảm giá thành đào tạo:
- Các nhược điểm của học chế tín chỉ:
+ Tính phức tạp của công tác quản lý đào tạo:
+ Khó tạo nên sự gắn kết trong sinh viên:
1.3. Quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ
1.3.1. Khái niệm quản lý
1.3.2. Quản lý đào tạo
1.3.3. Quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ
Xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ theo chức năng của nhà trường, đào tạo bao gồm các khâu: 1) đầu vào:
đánh giá nhu cầu đào tạo, xây dựng các chương trình đào tạo, xây dựng các điều kiện cho đảm bảo việc thực hiện
chương trình đào tạo, tuyển sinh; 2) Các hoạt động đào tạo: dạy học, thực tập, giáo dục, nghiên cứu khoa học3)
Đầu ra: kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục và dạy học, xét học vụ và công nhận tốt nghiệp, cấp phát văn bằng,
chứng chỉ kiểm định và đảm bảo chất lượng đào tạo. Các hoạt động này (về lý thuyết) được tiến hành cho từng sinh
viên.
1.4. Phân cấp quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ ở các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao đẳng
1.4.1 Ban Giám hiệu:
1.4.2. Phòng quản lí đào tạo:
1.4.3. Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục:
1.4.4. Khoa và Tổ chuyên môn:
1.4.5. Cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên:
1.5. Nội dung và quy trình quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ của các cơ sở đào tạo giáo viên trình độ cao
đẳng
1.5.1. Quản lý thực hiện mục tiêu đào tạo
1.5.2. Quản lý xây dựng và phát triển chương trình đào tạo
1.5.3. Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên
1.5.4. Quản lý hoạt động cố vấn học tập và hoạt động phục vụ đào tạo
1.5.5. Quản lý hoạt động học tập, thực tập sư phạm của sinh viên
1.5.6.Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập và phản hồi thông tin
1.5.7. Quản lý cơ sở vật chất, tài chính, môi trường đào tạo
1.5.8. Phát triển các quan hệ giữa sinh viên với nhau, giảng viên đối với sinh viên và nhà trường với bên sử
dụng lao động
1.5.9. Quản lý bối cảnh
1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ ở các cơ sở đào tạo giáo viên trình độ cao
đẳng
1.6.1. Yếu tố chủ quan
1.6.2. Yếu tố khách quan
1.6.3. Điều kiện cần thiết để thực hiện quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ ở các cơ sở đào tạo giáo viên có đào
tạo trình độ cao đẳng
- Ngành đào tạo; Văn bản hướng dẫn; Sổ tay sinh viên; Đội ngũ cố vấn học tập;Đội ngũ quản lý đào tạo;
Điều kiện cơ sở vật chất, học liệu;Đổi mới phương thức hoạt động của các tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh trong nhà trường.
14
Kết luận Chƣơng 1
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý đào tạo nói chung và quản lý đào tạo theo HCTC ở các trường đại
học, cao đẳng sư phạm, luận án tập trung phát triển lý thuyết về quản lý quá trình đào tạo theo HCTC đối với tất cả
các nội dung này theo tiếp cận quá trình quản lý đào tạo.
Đào tạo đại học, cao đẳng là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, có năng lực tư duy, có khả năng sáng
tạo. Trong hoạt động đào tạo cần triển khai đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học, xây dựng danh
mục ngành nghề đào tạo, hệ thống đảm bảo và kiểm định chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng tiến tới hội nhập với
cộng đồng giáo dục đại học của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Đào tạo sư phạm là công tác nghiệp vụ của các trường sư phạm nhằm đào tạo về nghề dạy học cho giáo sinh.
Nội dung đào tạo sư phạm thường có lý luận chung về khoa học giáo dục, tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học sư phạm,
giảng dạy và nghệ thuật sư phạm, lý luận giáo dục chuyên ngành và bộ môn, nhân cách người giáo viên và những kỹ
năng, kỹ xảo sư phạm chung và riêng biệt.
Học chế tín chỉ: Là bảng liệt kê: (1) Số tín chỉ được quy định cho mỗi môn học, cụ thể số giờ lên lớp học lý
thuyết, thực hành cho mỗi môn học trong một tuần kéo dài suốt một học kỳ; (2) Số tín chỉ tích lũy để đạt một văn
bằng; (3) Số lượng các môn học và phương thức tổ hợp các môn học để tích lũy số tín chỉ cần cho một văn bằng.
Quá trình quản lý đào tạo theo HCTC là quá trình nhà quản lý thực hiện các chức năng quản lý để quản lý
quá trình đào tạo dựa trên quy chế đào tạo.
Nội dung quản lý đào tạo theo HCTC của các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao đẳng, gồm các
nội dung sau: Các thành tố đào tạo theo HCTC: Quản lý mục tiêu, Quản lý chương trình, quản lý hoạt động dạy,
quản lý hoạt động học; Các thành tố điều kiện đảm bảo CLĐT theo HCTC: Quản lý đội ngũ giảng viên, cố vấn học
tập (CVHT), viên chức quản lý hành chính và viên chức quản lý; quản lý cơ sở vật chất và tài chính; quản lý môi
trường đào tạo, quản lý các yếu tố ảnh hưởng.
Quản lý đào tạo theo HCTC của các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao đẳng có các yếu tố ảnh
hưởng chính: Các yếu tố chủ quan (Năng lực của cấp quản lý, kinh nghiệm quản lý của chủ thể quản lý, tính tự chủ
và tự chịu trách nhiệm của sinh viên; đặc điểm của sinh viên trường sư phạm); Các yếu tố khách quan: Môi trường
quốc tế (Giáo dục và đào tạo, KHCN, nguồn nhân lực, ghi nhớ chương trình của nhau, sản phẩm đào tạo); Môi
trường trong nước (sự đổi mới và hội nhập, sự liên thông giữa các trường với nhau, kế hoạch, thời gian học tập, mục
tiêu học tập ).
CHƢƠNG 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA
CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN CÓ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
2.1. Kinh nghiệm một số nước về quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ
2.1.1. Một số kinh nghiệm quản lý đào tạo theo HCTC của Hoa Kỳ
2.1.2. Một số kinh nghiệm quản lý đào tạo theo HCTC ở Châu Âu
2.1.3. Một số kinh nghiệm quản lý đào tạo theo HCTC của Malaysia
2.1.4. Một số kinh nghiệm quản lý theo đào tạo HTTC của Trung Quốc
2.1.5. Sự khác nhau về kỹ thuật thiết kế tín chỉ ở các nước
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ của một số nước như đã phân tích ở trên,
rõ ràng đào tạo theo học chế tín chỉ được khởi xướng từ Mỹ nhưng cùng với sự phát triển và vận dụng nó, lịch sử vận
hành học chế này cũng có những thay đổi cần tham khảo. Với việc tiếp nhận tư tưởng đào tạo theo tín chỉ của Mỹ,
các nước Châu Âu, Châu Á đều có những vận dụng riêng phù hợp với triết lý đào tạo và phong cách quản lý của mỗi
nước.
Việc thiết kế các tín chỉ của một chương trình đại học cần phải tuân thủ các nguyên tắc nhằm thực hiện đúng
bản chất và các mục tiêu của học chế tín chỉ. Tuy nhiên, khi nghiên cứu khía cạnh định lượng, kỹ thuật thiết kế tín
chỉ ở các nước có thể không giống nhau do tính độc lập về học thuật.
Với những quy ước về định lượng, “Tín chỉ Mỹ” khác với „Tín chỉ Châu Âu”, “Đơn vị tín chỉ” khác với
“Đơn vị học trình” đang áp dụng ở Việt Nam.
Ngay ở Mỹ “Tín chỉ theo kỳ (semester)” cũng có sự khác biệt so với “Tín chỉ theo quý (quarter)”.
Học chế tín chỉ Mỹ quy định tỷ lệ tối thiểu giữa số giờ tự học của sinh viên cho một giờ lên lớp là 2/1 tức là
15
để chuẩn bị cho một giờ lên lớp. Sinh viên phải có hai 2 giờ tự học, tự nghiên cứu. Tỷ lệ này đòi hỏi các điều kiện
triển khai khá đồng bộ. Trong khi hệ thống tín chỉ của Châu Âu, tỷ lệ này là 1/1, sinh viên cần 1 giờ tự học để chuẩn
bị cho 1 giờ lên lớp và số giờ lên lớp khá lớn so với hệ thống tín chỉ kiểu Mỹ.
Một chương trình cử nhân học 4 năm của Châu Âu gồm 240 tín chỉ (mỗi năm học có khoảng 60 tín chỉ). Vậy 1 tín
chỉ Mỹ tương đương với khoảng 2 tín chỉ Châu Âu.
Như vậy, số lượng tín chỉ mà sinh viên cần phải tích lũy để hoàn thành một chương trình đào tạo không cần
thiết phải thống nhất ở tất cả các trường. So sánh trên cho thấy ở các trường đại học của Châu Âu, thời gian lên lớp
của sinh viên nhiều hơn trong khi sinh viên Mỹ phần lớn là thời gian tự học, tự nghiên cứu.
Có thể thấy rằng, cách thiết kế tín chỉ của Châu Âu hay Nhật Bản gần giống với cách thiết kế đơn vị học
trình của Việt Nam. Khi triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ ở nước ta, các nhà quản lý cần xem xét khía cạnh này
để có những lộ trình chuyển đổi phù hợp.
Trong quá trình chuyển đổi sang phương thức đào tạo mới, việc tìm hiểu kinh nghiệm về đào tạo theo học
chế tín chỉ ở một số nước trên thế giới là rất cần thiết, hữu ích. Việt Nam, Mỹ và các nước khác nhau về nhiều mặt và
sự khác biệt này có nghĩa là kinh nghiệm của các nước chỉ mang tính chất tham khảo và cần phải cải biến cho phù
hợp với tình hình thực tế của Việt Nam.
Kinh nghiệm triển khai học chế tín chỉ được khởi xướng từ Hoa Kỳ sang các nước khu vực khác nhau có sự
“thích ứng” không hoàn toàn giống nhau. Lý do có thể đưa ra ở đây là:
Điều kiện kinh tế và phát triển khoa học công nghệ; Văn hóa và truyền thống giáo dục đại học; Mức độ hội
nhập và khả năng thực hiện triết lý giáo dục của hệ thống tín chỉ trong từng giai đoạn phát triển cụ thể của một nền
giáo dục đại học.
Công tác quản lý đào tạo theo HTTC là một trong những công tác quan trọng của các trường đại học, cao
đẳng, để áp dụng HTTC thành công, công tác quản lý nhà trường nói chung, công tác quản lý đào tạo theo học chế
tín chỉ nói riêng cần được nghiên cứu đề ra các giải pháp quản lý phù hợp với các đặc điểm của hệ thống này. Đây
chính là sự khác biệt lớn giữa đào tạo theo tín chỉ và đào tạo theo niên chế.
Những bài học kinh nghiệm trên sẽ giúp chúng ta có thêm những định hướng để đề xuất những giải pháp phù
hợp với yêu cầu của thực tế nhằm giải quyết các hạn chế, thách thức trong quản lí quá trình đào tạo theo tín chỉ ở các
trường cao đẳng sư phạm nói chung, các trường cao đẳng sư phạm vùng Đông Nam Bộ nói riêng.
2.1.6. Các nội dung cần tiếp tục nghiên cứu để áp dụng tại các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao đẳng
vùng Đông Nam Bộ
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ
- Nghiên cứu thực trạng quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ, phát hiện những điểm mạnh, khó khăn, nguyên
nhân chủ quan và khách quan của thành công và hạn chế của các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao
đẳng vùng Đông Nam Bộ.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ, góp phần nâng cao chất lượng quản
lý đào tạo.
- Khảo nghiệm các giải pháp quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ ở một số cơ sở đào tạo giáo viêncó đào tạo
trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ để kiểm nghiệm tính phù hợp và khả thi của các giải pháp.
2.2. Chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về việc chuyển đổi sang đào tạo theo học chế tín chỉ trong giáo dục đại
học Việt Nam
2.3. Tình hình về đào tạo theo học chế tín chỉ trong giáo dục đại học Việt Nam
Thuận lợi: Đối với nhà trường hiệu quả quản lý được nâng cao và giá thành đào tạo giảm; Đối với sinh viên:
Sinh viên chủ động, theo năng lực của bản thân (với người lớn tuổi có cơ hội học tập, phù hợp với xu thế); Linh hoạt
thời gian theo học (hiệu quả học tập cao) Phát huy tối đa năng lực tự nghiên cứu và kỹ năng làm việc theo nhóm;
Chuyển đổi ngành học dễ dàng; Lựa chọn chương trình hợp với sở thích; Cơ hội chuyển trường hoặc liên thông; Đối
với giảng viên: Có thời gian nghiên cứu khoa học, phương pháp dạy học tích cực; Khả năng tổng hợp kiến thức.
Khó khăn: Thiết kế chương trình: Khó thiết kế chương trình (nhất là chuyển môn học - học phần tín chỉ);
Sắp xếp thời khóa biểu không thuận tiện (giảng viên quen với một thời khóa biểu có tính hành chính); Không hình
dung được cách thức đảm bảo tính chất liền mạch của chương trình song song trong sư phạm; Không tập trung được
chuyên ngành của sư phạm; Bố trí thực tập, thực tế khó vì cần có kế hoạch cố định; Giảng viên, nhân viên phục vụ:
Giảng viên không quen cách làm, phương pháp dạy học (tiếp cận phương pháp mới); Bố trí giảng viên sao cho phù
16
hợp với năng lực và yêu cầu của công tác giảng dạy; Thiếu giảng viên, trợ giảng để dạy lớp nhỏ; Sinh viên: Sinh viên
đăng kí học khó (có cả thiếu chủ động của sinh viên), Tổ chức lớp/đoàn thể không thuận tiện (khó khăn trong quản lý
sinh viên); Số lượng sinh viên ít; Điều kiện đảm bảo: Thiếu cơ sở vật chất (phòng học, học liệu), Thiếu giảng viên
làm cố vấn học tập, Hạ tầng quản lý đào tạo chưa đáp ứng được; Đánh giá phân loại bằng điểm chữ chưa quen, chưa
chính xác.
2.4. Khái quát chung về tình hình kinh tế-xã hội vùng Đông Nam Bộ và các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo
trình độ cao đẳng
2.4.1. Khái quát chung về tình hình kinh tế-xã hội vùng Đông Nam Bộ
2.4.2. Các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ
Các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ gồm các trường CĐSP Bà Rịa
- Vũng Tàu, ĐH Đồng Nai, CĐSP Tây Ninh, CĐSP Bình Phước; ĐH Sài Gòn, ĐH Thủ Dầu Một là các đơn vị sự
nghiệp công lập trực thuộc cấp tỉnh, thành phố và Trường cao đẳng sư phạm Trung ương TPHCM thuộc Bộ
GD&ĐT.
2.5. Nghiên cứu thực trạng đào tạo theo tín chỉ tại các cơ sở đào tạo giáo viên có đào tạo trình độ cao đẳng
vùng Đông Nam Bộ
2.5.1. Mục đích của nghiên cứu
Mục đích là tìm căn cứ thực tiễn để đề xuất các giải pháp quản lý đào tạo phù hợp, thiết thực để quá trình
đào tạo theo HCTC trong các cơ sở đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng vùng Đông Nam Bộ được triển khai hiệu quả
nhằm phát huy tối đa các ưu điểm của phương thức đào tạo này, việc tìm hiểu, đánh giá đúng thực trạng là một công
việc không thể thiếu. Đó là những luận cứ thực tiễn hữu hiệu cùng với các luận cứ lý thuyết để chứng minh cho các
luận điểm của luận án.
2.5.2. Nội dung và công cụ nghiên cứu thực trạng
Nội dung tập trung vào những vấn đề chính sau đây:
- Thực trạng mức độ nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, GV và SV về quản lý đào tạo theo HCTC.
- Thực trạng các thành tố Đào tạo theo HCTC: Quản lý mục tiêu, Quản lý chương trình, quản lý hoạt động
dạy, quản lý hoạt động học; Các thành tố điều kiện đảm bảo CLĐT theo HCTC: Quản lý đội ngũ giảng viên, cố vấn
học tập (CVHT), viên chức quản lý hành chính và viên chức quản lý; quản lý cơ sở vật chất và tài chính; quản lý môi
trường đào tạo, quản lý các yếu tố ảnh hưởng.
- Thực trạng những rào cản trong quá trình triển khai dạy học theo tín chỉ.
Công cụ nghiên cứu thực trạng:
Từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 8/2016, tác giả tiến hành thiết kế mẫu phiếu hỏi, tổ chức điều tra, khảo sát
về thực trạng quản lý đào tạo theo HCTC tại các trường CĐSP và khoa sư phạm có đào tạo hệ cao đẳng sư phạm của
các trường Đại học (được nâng cấp từ trường CĐSP) tại vùng Đông Nam Bộ.
2.5.3. Phương pháp khảo sát thực trạng
* Phạm vi và đối tƣợng điều tra, khảo sát
Khảo sát thực trạng thông qua các phiếu hỏi ý kiến cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy, sinh viên, phỏng vấn,
đàm thoại, trao đổi trực tiếp, xin ý kiến chuyên gia; thu thập thông tin từ sinh viên, tìm hiểu đánh giá thực trạng, báo
cáo tổng kết, hội thảo của các trường đại học, cao đẳng sư phạm có đào tạo hệ cao đẳng sư phạm chính quy trong
vùng ĐNB đang triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
A. Phiếu khảo sát:
Nghiên cứu sinh đã xây dựng 02 loại phiếu khảo sát:
* Phiếu dành cho CBQL và GV (phụ lục 3)
Nội dung của bảng hỏi được chia làm 4 phần:
a. Những thông tin cá nhân về khách thể nghiên cứu
b.Tầm quan trọng của sứ mạng, nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập của cơ sở đào tạo giáo viên có
đào tạo trình độ cao đẳng (từ câu 1 đến câu 9)
c. Đánh giá mức độ thực hiện việc quản lý của chủ thể quản lý (CTQL) về đào tạo theo học chế tín chỉ gồm các
phần sau đây:
- Quản lý mục tiêu đào tạo (từ câu 10 đến câu 15)
- Quản lý nội dung và chương trình đào tạo (từ câu 16 đến câu 25)
17
- Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên (từ câu 26 đến câu 35)
- Quản lý hoạt động học tập của sinh viên: (từ câu 36 đến câu 48)
- Quản lý cơ sở vật chất, tài chính phục vụ dạy học: (từ câu 49 đến câu 63)
- Quản lý môi trường đào tạo: (từ câu 64 đến câu 71).
d. Đánh giá mức độ thực hiện hoạt động phục vụ đào tạo của cố vấn học tập có 2 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn
sau đây:
- Tư vấn, trợ giúp SV trong học tập và nghiên cứu khoa học, định hướng nghề nghiệp, bao gồm: (từ câu 72
đến câu 86)
- Các nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực quản lý sinh viên Tổ chức Đại hội lớp hàng năm, phê chuẩn danh
sách ban cán sự lớp: (từ câu 87 đến câu 99)
* Phiếu dành cho sinh viên (phụ lục 4)
a. Những thông tin cá nhân về khách thể nghiên cứu
b. Khảo sát về quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ của các Trường Cao đẳng Sư phạm vùng Đông Nam Bộ.
- Sinh viên đánh giá mức độ quan trọng của tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của sinh viên cao đẳng: (từ
câu 1 đến câu 11)
- Sinh viên giá mức độ thuận lợi và khó khăn khi học theo hệ thống tín chỉ: Thuận lợi (từ câu 12 đến câu 20)
và Khó khăn (từ câu 21 đến câu 37)
c. Đánh giá mức độ thực hiện của cố vấn học tập về các mặt theo quy định
- Chức năng của cố vấn học tập (từ câu 38 đến câu 39)
- Nhiệm vụ của cố vấn học tập trong công tác tư vấn, trợ giúp sinh viên trong học tập, nghiên cứu khoa
học, định hướng nghề nghiệp (từ câu 40 đến câu 49); Nhiệm vụ của cố vấn học tập trong công t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_quan_ly_dao_tao_theo_che_tin_chi_cua_cac_co.pdf