Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh và tiêu chí đánh giá
2.2.1. Mục tiêu quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh
Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh muốn thành công phải có
mục tiêu động lực để thúc đẩy các hoạt động đầu tư. Cụ thể:
Thứ nhất, thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược đầu
tư phát triển đô thị xanh; Thứ hai, huy động tối đa và sử dụng hiệu quả
cao nguồn vốn đầu tư phát triển đô thị xanh. Đồng thời quản lý đầu tư
phát triển đô thị xanh gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái, chống
hành vi tham ô, lãng phí trong sử dụng vốn đầu tư và khai thác các kết
quả đầu tư; Thứ ba, thực hiện đúng những quy định của pháp luật và
yêu cầu kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực đầu tư, đảm bảo cho việc phát
triển đô thị xanh bền vững, phù hợp với kiến trúc cảnh quan đô thị, chi
phí đầu tư phát triển hợp lý; Thứ tư, chính quyền thành phố cần thực
hiện mục tiêu phát triển đô thị xanh theo từng giai đoạn, từng thời kỳ,
đáp ứng mọi yêu cầu đề ra.
2.2.2. Các tiêu chí đánh giá quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh
Tiêu chí đánh giá kết quả quản lý nhà nước về đô thị xanh là một
trong những nội dung quan trọng. Trong khuôn khổ luận án, tác giả tập
trung nghiên cứu các tiêu chí đánh giá kết quả quản lý của chính
quyền thành phố Hà Nội cần xác định được mục tiêu quản lý đầu tư
phát triển đô thị xanh phải hiệu quả, an toàn, bền vững, đúng định
hướng, đúng pháp luật, đảm bảo công bằng, minh bạch, hài hòa các lợi
ích phải gắn liền với thực hiện các chức năng.
Các tiêu chí đánh giá kết quả quản lý nhà nước về quản lý đầu tư phát
triển đô thị xanh bao gồm:
(1)Tiêu chí hiệu lực;
(2) Tiêu chí hiệu quả;
(3) Tiêu chí phù hợp;
(4) Tiêu chí bền vững
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứu đã trình bày, cho thấy các
nghiên cứu này chủ yếu xem xét, đánh giá việc đầu tư phát triển
bền vững các đô thị, các tiêu chí đánh giá đô thị hóa. Chưa có công
trình nghiên cứu quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Việt Nam
nói chung, ở thành phố Hà Nội nói riêng.
7
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN, KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ
TRONG NƯỚC VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
ĐÔ THỊ XANH
2.1. Một số khái niệm và lý thuyết liên quan
2.1.1. Một số khái niệm có liên quan
2.1.1.1. Khái niệm về đô thị xanh
“Đô thị xanh là đô thị được đầu tư xây dựng có quan tâm đến
điều kiện sống tốt nhất cho mọi dân cư đô thị, giảm thiểu nhu cầu về
năng lượng, ít ô nhiễm môi trường, đa dạng về sinh học đảm bảo kiến
trúc cảnh quan đô thị có không gian xanh, công trình xanh, có hệ
thống giao thông đạt tiêu chuẩn xanh, các khu công nghiệp xanh và
môi trường đô thị đạt chất lượng xanh, đảm bảo cung cấp các điều
kiện tốt nhất về kinh tế, xã hội, môi trường cho cư dân đô thị”.
2.1.1.2. Phát triển đô thị xanh
“Phát triển đô thị xanh là sự gia tăng thêm số lượng và chất
lượng đô thị xanh phù hợp với chiến lược phát triển chung của đô thị”.
2.1.1.3. Đầu tư phát triển đô thị xanh
“Đầu tư phát triển đô thị xanh là việc bỏ vốn đầu tư để gia tăng
về số lượng đô thị xanh nhằm nâng cao chất lượng và cơ cấu các đô thị
xanh hợp lý, phù hợp với chiến lược phát triển đô thị nói riêng, phát
triển kinh tế - xã hội nói chung”.
2.1.1.4. Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh
“Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh là sự tác động có chủ đích,
liên tục, có tổ chức, định hướng mục tiêu gây ảnh hưởng của các cơ
quan quản lý nhà nước, chính quyền thành phố thông qua các thể chế
chính sách tác động đến việc phát triển đô thị xanh một cách phù hợp
quy luật khách quan và quy luật đặc thù các tiêu chí để đạt được mục
tiêu chung là vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu nhằm phát triển kinh tế
- xã hội”.
2.1.2. Một số lý thuyết cơ bản về quản lý đầu tư phát triển đô thị
xanh
Luận án sử dụng một số lý thuyết cơ bản làm nền tảng cho việc nghiên
cứu: (1) Lý thuyết quản lý hệ thống của L.P. Bertalafly; (2) Lý thuyết
quản lý tổng hợp và thích nghi (thuyết tích hợp trong quản lý); (3)
8
Thuyết sinh thái; (4) Thuyết nhị nguyên về “Đô thị - Nông thôn”.
2.2. Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh và tiêu chí đánh giá
2.2.1. Mục tiêu quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh
Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh muốn thành công phải có
mục tiêu động lực để thúc đẩy các hoạt động đầu tư. Cụ thể:
Thứ nhất, thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược đầu
tư phát triển đô thị xanh; Thứ hai, huy động tối đa và sử dụng hiệu quả
cao nguồn vốn đầu tư phát triển đô thị xanh. Đồng thời quản lý đầu tư
phát triển đô thị xanh gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái, chống
hành vi tham ô, lãng phí trong sử dụng vốn đầu tư và khai thác các kết
quả đầu tư; Thứ ba, thực hiện đúng những quy định của pháp luật và
yêu cầu kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực đầu tư, đảm bảo cho việc phát
triển đô thị xanh bền vững, phù hợp với kiến trúc cảnh quan đô thị, chi
phí đầu tư phát triển hợp lý; Thứ tư, chính quyền thành phố cần thực
hiện mục tiêu phát triển đô thị xanh theo từng giai đoạn, từng thời kỳ,
đáp ứng mọi yêu cầu đề ra.
2.2.2. Các tiêu chí đánh giá quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh
Tiêu chí đánh giá kết quả quản lý nhà nước về đô thị xanh là một
trong những nội dung quan trọng. Trong khuôn khổ luận án, tác giả tập
trung nghiên cứu các tiêu chí đánh giá kết quả quản lý của chính
quyền thành phố Hà Nội cần xác định được mục tiêu quản lý đầu tư
phát triển đô thị xanh phải hiệu quả, an toàn, bền vững, đúng định
hướng, đúng pháp luật, đảm bảo công bằng, minh bạch, hài hòa các lợi
ích phải gắn liền với thực hiện các chức năng.
Các tiêu chí đánh giá kết quả quản lý nhà nước về quản lý đầu tư phát
triển đô thị xanh bao gồm:
(1)Tiêu chí hiệu lực;
(2) Tiêu chí hiệu quả;
(3) Tiêu chí phù hợp;
(4) Tiêu chí bền vững.
2.4. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về quản lý đầu tư phát
triển đô thị xanh và bài học cho Hà Nội
9
(1) Kinh nghiệm quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Thủ đô
London, nước Anh;
(2) Kinh nghiệm quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Thủ đô
Bắc Kinh, Trung Quốc;
(3) Kinh nghiệm quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh
Singapore;
(4) Kinh nghiệm quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Thủ đô
Stockholm, Thụy điển;
(5) Kinh nghiệm về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở
thành phố Đà Nẵng;
(6) Kinh nghiệm về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở
thành phố Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội như
sau:
Những bài học thành công:
Thứ nhất, Cần xây dựng các công cụ pháp lý và thể chế chính
sách phù hợp với quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh được can thiệp
chủ động của Chính phủ sao cho phù hợp với điều kiện và tình hình
thực tế của Hà Nội.
Thứ hai, Để phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững thì cần
phải có quy hoạch dài hạn thông qua bản “Concept plan” về nhận diện
đô thị xanh. Cần phải tính toán kỹ lưỡng để sử dụng đất cho hợp lý và
hiệu quả. Theo kinh nghiệm Bắc Kinh thì cần lên kế hoạch, chiến lược
phát triển cụ thể, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm từng giai đoạn góp
phần quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh được hợp lý nhất, hiệu quả
nhất.
Thứ ba, kinh nghiệm của Singapore thì với diện tích đất hạn chế,
chính phủ đã thực hiện chiến lược “vườn trong phố”, “vườn tường”,
“vườn mái”, “vườn ở bất cứ đâu”. Mật độ cây xanh che phủ cao đã
khiến không gian đô thị được “mềm hóa” và cải thiện chất lượng môi
trường nói chung. Chính quyền thành phố Hà Nội cần xem lại để chọn
lọc và giữ gìn hệ sinh thái đô thị đảm bảo môi trường Thủ đô xanh,
sạch, đẹp.
Thứ tư, theo kinh nghiệm của Bắc Kinh thì việc phân bổ tài
nguyên không đều và công bằng cho dân cư các thành phố, cùng với sự
10
gia tăng dân số, hạn hẹp về tài nguyên và môi trường thì việc quản lý
đầu tư phát triển đô thị xanh đã có những tác động đến môi trường
sống của dân cư trong đô thị.
Thứ năm, Học tập kinh nghiệm của chính quyền Stockholm -
Thụy Điển về xây dựng một hệ thống quản lý tổng hợp bảo đảm mọi
khía cạnh, phù hợp với kế hoạch hoạt động, báo cáo giám sát. Đặc biệt
là chính sách tái sử dụng các loại đất, kết nối các khu đô thị xanh với
giao thông xanh một cách thuận tiện nhất. Hà Nội cần gắn kết pha trộn
khối truyền thống và khu đô thị xanh hợp lý.
Thứ sáu, Học tập thành phố Đà Nẵng về công tác quản lý quy
hoạch - kiến trúc đô thị xanh, thông minh, hiện đại. Cần phải có tầm
nhìn vĩ mô để quy hoạch các khu đô thị xanh đảm bảo chất lượng, kết
nối giao thông xanh, hạ tầng kỹ thuật xanh, phát triển theo hướng bền
vững của hệ sinh thái đô thị
Thứ bảy, Học tập thành phố Hồ Chí Minh về quản lý cải cách
hành chính, thể chế hóa chính sách và cải thiện cơ chế đầu tư phát
triển, tổ chức bộ máy quản lý đô thị có hệ thống, đào tạo và nâng cao
năng lực cán bộ quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh, hiện đại hóa cơ
sở vật chất nền hành chính.
Những bài học không thành công (bài học thất bại):
Thứ nhất, Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) đầu tư phát triển đô thị
xanh với những thành công nhưng vẫn còn thất bại là bị ô nhiễm môi
trường trầm trọng xếp vào nhóm báo động vàng. Nhà chức trách từng
ban hành nhiều quy định, chính sách, đầu tư đồng thời đưa ra các hình
phạt nghiêm khắc nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường đô thị. Tuy nhiên
việc thực thi các biện pháp này chỉ mang tính chất đối phó chưa được
giải quyết một cách khoa học và quyết liệt.
Thứ hai, Bài học thất bại của thành phố Hồ Chí Minh là vấn đề
ngập úng nhưng chưa giải quyết triệt để, ô nhiễm môi trường không
khí nặng, công tác quản lý chất thải rắn không tốt. Từ bài học không
thành công của thành phố Hồ Chí Minh làm tiền đề cho công tác quản
lý của thành phố Hà Nội để có biện pháp phòng trách và có chiến lược
đúng trong quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh.
11
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
ĐÔ THỊ XANH Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Tổng quan đầu tư phát triển khu đô thị xanh của thành phố Hà Nội
Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030
và tầm nhìn đến năm 2050 được lập với mục tiêu xây dựng Hà Nội trở
thành một thành phố xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày
26/7/2011.
Huy động vốn đầu tư phát triển đô thị xanh của chính quyền
thành phố Hà Nội luôn được chú trọng và quan tâm đặc biệt.
Theo cục thống kê Hà Nội thì vốn đầu tư phát triển trên địa bàn
thành phố Hà Nội hàng năm rất cao. Vốn đầu tư trực tiếp nước nước
ngoài từ năm 2010 đến năm 2017, tổng số vốn đăng ký 8.021 triệu đô
la Mỹ; tổng số vốn thực hiện là 11.490 triệu đô la Mỹ, như vậy vốn
thực hiện so với vốn kế hoạch là 1,43 %, năm 2010 vốn thực hiện là
4.270 triệu USD nhưng đến năm 2017 vốn thực hiện là 1.012 triệu
USD tăng 23,7% (so với năm 2010).
Giá trị xây dựng năm 2017 là 92.576 tỷ đồng tăng 185,55% so
với năm 2010 là 49.893 tỷ đồng.
Đầu tư phát triển đô thị xanh trong những năm gần đây được
chính quyền thành phố quan tâm đặc biệt. Các thảo luận về đầu tư phát
triển đô thị, nhu cầu về vốn, quản lý đầu tư phát triển đô thị, quản lý về
vốn đầu tư sao cho hiệu quả, công tác quy hoạch luôn được chú trọng,
xây dựng đô thị xanh có trọng tâm, trọng điểm nhưng phải phù hợp với
phát triển đô thị chung của thành phố, đảm bảo kiến trúc cảnh quan,
bảo tồn văn hóa di sản, môi trường đô thị tốt, giao thông và hạ tầng đô
thị hài hòa, hợp lý, luôn đáp ứng nhu cầu dân cư đô thị.
3.2. Tổng quan về đầu tưphát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội
3.3. Thực trạng quản lý đầu tư phát triển một số đô thị xanh ở
thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2017
3.3.1. Thực trạng ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phát
triển đô thị xanh và đầu tư phát triển đô thị xanh
12
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đã được Chính phủ ban
hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 23/9/2012 của Thủ tướng
Chính phủ đã chỉ rõ: “Tăng trưởng xanh là sự nghiệp của toàn Đảng,
toàn dân, các cấp chính quyền, các bộ, ngành, địa phương, các doanh
nghiệp và các tổ chức xã hội”. Tiếp đó là kế hoạch hành động quốc
gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 - 2020 tại Quyết định số
403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện tại đã rà
soát, kiến nghị phát triển quy hoạch ngành xây dựng từ quan điểm phát
triển bền vững và xây dựng khung chính sách, kế hoạch tăng trưởng
xanh ngành xây dựng giai đoạn 2014 - 2020. Bộ Xây dựng đã rà soát
các kiến nghị điều chỉnh quy hoạch tổng thể của ngành để đảm bảo
phát triển bền vững, tiết kiệm tài nguyên nhiên liệu, kiểm soát ô nhiễm
và quản lý chất thải một cách hiệu quả, xây dựng khung chính sách đô
thị hóa xanh và kế hoạch tăng trưởng xanh của ngành xây dựng giai
đoạn 2014 - 2020.
Về chiến lược quy hoạch và phát triển nhà ở đô thị đạt 18 m
2
sàn
trên một người, phát triển nhà ở theo hướng xanh - văn minh - hiện đại
nhưng vẫn bảo tồn được kiến trúc cảnh quan đô thị, hoàn thiện các cơ
sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông, cải thiện chất lượng môi trường đô thị.
3.3.2. Thực trạng thực hiện cơ chế, chính sách về quản lý đầu tư
phát triển đô thị xanh ở Hà Nội
Nhận thức được tầm quan trọng của việc đầu tư phát triển đô thị
trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, Đại hội toàn
quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ trong Nghị
quyết: “Đổi mới cơ chế, chính sách, kiểm soát chặt chẽ quá trình phát
triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch. Từng bước hình thành hệ
thống đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và thân thiện với môi
trường, gồm một số đô thị lớn, nhiều đô thị vừa và nhỏ liên kết và phân
bố hợp lý trên các vùng. Nâng cao chất lượng, tính đồng bộ và năng
lực cạnh tranh của các đô thị, chú trọng phát huy vai trò, giá trị đặc
trưng của các đô thị tạo động lực phát triển kinh tế của đất nước, của
các vùng”.
Để thể chế hóa sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ đã ban hành
chương trình hành đông thực hiện Nghị quyết của Đại hội toàn quốc
lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam trong đó đề ra nhiệm vụ:
13
“Đổi mới cơ chế chính sách, phát triển đô thị theo hướng đồng bộ,
hiện đại, bền vững, thân thiện với môi trường, ứng phó với biến đổi khí
hậu”.
Cùng với việc quản lý của chính quyền thì cộng đồng dân cư
chưa tích cực tham gia nên công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị
chưa mang lại hiệu quả cao.
Các văn bản pháp luật hiện hành chưa quy định đầy đủ quá trình
hình thành, đầu tư xây dựng và kiểm soát phát triển đô thị; quyền,
nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, pháp nhân, cá nhân
trong quản lý đầu tư phát triển đô thị nói chung, đô thị xanh nói riêng.
Chính quyền thành phố Hà Nội chưa thực hiện tốt quản lý đầu tư
phát triển đô thị nói chung, đô thị xanh nói riêng, do thiếu một số văn
bản quy định, việc phân cấp quản lý chưa được rõ ràng, cụ thể nên
chưa tạo ra một thể thống nhất từ trung ương đến địa phương, từ chính
quyền thành phố đến chính quyền các quận (huyện).
Hiện tại thành phố cũng chưa có cơ chế chính sách thu hút đầu tư
phát triển đô thị xanh được cụ thể rõ ràng, chưa tạo điều kiện thu hút
được nguồn vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp tư nhân
3.3.3. Thực trạng tổ chức bộ máy thực thi quản lý đầu tư phát triển
đô thị xanh của thành phố Hà Nội
Hệ thống điều hành của chính quyền thành phố Hà Nội bao gồm:
Đứng đầu là UBND thành phố Hà Nội, tiếp đó là các cơ quan chuyên
môn như Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng,
Sở Tài chính, UBND các quận, huyện, thị xã và các ban ngành, đơn
vị trực thuộc.
Cán bộ công chức trong bộ máy quản lý đầu tư phát triển đô thị
xanh bao gồm cán bộ chuyên trách, các cán bộ thanh tra, kiểm tra,
giám sát việc thực hiện quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh có hiệu
quả không? Có hợp lý không?
3.3.4. Thực trạng kiểm tra, giám sát việc thực thi quản lý đầu tư phát
triển đô thị xanh
Công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý đầu tư phát triển đô thị
xanh phải dựa vào các quy định của Chính phủ, Bộ Xây dựng và
UBND thành phố Hà Nội. Việc kiểm tra giám sát của các sở ban
14
ngành, UBND thành phố đôi khi vẫn chưa được chú trọng, mang tính
hình thức, chưa quyết liệt.
Công tác kiểm tra giúp nhà quản lý phát hiện các sai sót, các ách
tắc của tổ chức trong quá trình quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh để
có các giải pháp, xử lý, điều chỉnh, tận dụng các nguồn lực để sớm đưa
ra hệ thống đến mục tiêu.
Cơ chế, chính sách về kiểm tra, giám sát việc đầu tư phát triển đô
thị nói chung, đầu tư phát triển đô thị xanh nói riêng ngày càng được
đổi mới và hoàn thiện, nâng cao vai trò và trách nhiệm chính quyền
thành phố, cụ thể là các sở: Quy hoạch - Kiến trúc, Xây dựng, Giao
thông vận tải, Tài chính. Chính quyền thành phố Hà Nội ngày càng
tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhằm có
biện pháp phòng ngừa những sai phạm, phát hiện và xử lý kịp thời để
không xảy ra hậu quả nghiêm trọng.
3.3.5. Thực trạng quản lý của chính quyền thành phố Hà Nội về đầu
tư phát triển đô thị xanh
3.3.5.1. Thực trạng về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh trong
những năm qua
Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội xét trên khía
cạnh kinh tế, xã hội, môi trường thì thực trạng còn nhiều bất cập ảnh
hưởng đến phát triển chung của Thủ đô. Cụ thể:
Thứ nhất, chưa bố trí hợp lý các khu đô thị xanh với cấu trúc
chung đầu tư phát triển đô thị của toàn thành phố, chất lượng sống của
người dân trong các khu đô thị giảm, gây sức ép ảnh hưởng tới cấu trúc
chung đô thị, cảnh quan môi trường cũng như công tác quản lý đầu tư
phát triển đô thị. Thứ hai, thành phố cho đầu tư phát triển một số khu
đô thị xanh, nhưng vẫn chưa hợp lý, chưa đảm bảo tính kết nối các đô
thị cũng như giao thông đô thị, môi trường đô thị, khả năng tiếp cận nội
bộ, hệ thống hạ tầng xã hội chưa được chú trọng, chưa tính toán được
nhu cầu sử dụng sao cho hiệu quả nhất, không hợp lý, tỷ lệ lấp đầy diện
tích dịch vụ và phúc lợi xã hội như: trường học, bệnh viện, trung tâm
thương mại, kiến trúc cảnh quan không gian xanh, giao thông xanh,
môi trường sinh thái... Thứ ba, việc quản lý đầu tư phát triển đô thị
xanh còn nhiều bất cập trong bảo tồn các giá trị văn hóa - lịch sử, chưa
15
đáp ứng được đời sống tinh thần của người dân và sự tham gia tích cực
của cộng đồng dân cư trong khu đô thị. Thứ tư, kiến trúc cảnh quan,
môi trường đô thị chưa đảm bảo, hệ sinh thái tự nhiên trong các khu đô
thị vẫn chưa được chú trọng và chưa hài hòa với tổng quna chung của
đô thị, môi trường sống trong các khu đô thị vẫn chưa được tốt, một vài
nơi còn ô nhiễm nên gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Hiện nay
nhiều khu cảnh quan bị biến dạng, đầu tư phát triển đô thị tăng dẫn đến
việc giảm diện tích mặt nước, mặt đất... Mặt khác các khu vực hồ trong
đô thị cũng bị lấm chiếm và thu nhỏ: Hồ Tây, Hồ Trúc Bạch... Thứ
năm, việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh của các cấp, các ngành
liên quan không tốt dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, các con
sông trên địa bàn Hà Nội bị thu hẹp và ngày một ô nhiễm nặng. Các
khu vực phát triển đô thị Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên... bị ô
nhiễm môi trường trong quá trình xây dựng, hệ thống thoát nước quá
tải và xuống cấp gây ô nhiễm môi trường.
3.3.5.2. Công tác quản lý của chính quyền thành phố Hà Nội về đầu
tư phát triển đô thị xanh trong những năm qua
Về quản lý quy hoạch, kế hoạch
Mục tiêu quy hoạch của thành phố Hà Nội đến năm 2030 là xây
dựng và phát triển thủ đô Hà Nội trở thành thành phố xanh - văn hiến -
văn minh - hiện đại trên nền tảng phát triển bền vững, Hà Nội trong
tương lai sẽ phát triển năng động và hiệu quả, là biểu tượng cho cả
nước, đóng vai trò trung tâm hành chính - chính trị Quốc gia, trung tâm
lớn của Quốc gia về văn hoá - khoa học - giáo dục - kinh tế, một trung
tâm du lịch và giao dịch Quốc tế có tầm khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương. Thủ đô Hà Nội sẽ là nơi có môi trường sống tốt nhất, sinh hoạt
giải trí với chất lượng cao và có cơ hội đầu tư thuận lợi. Tương lai
mong muốn xây dựng và phát triển Hà Nội trở thành thành phố xanh,
văn hiến, văn minh - hiện đại. Mục tiêu chính của công tác quy hoạch
được UBND thành phố Hà Nội đề ra, cụ thể: Một là, Nâng cao vai trò
vị thế, tính cạnh tranh của Hà Nội, xứng đáng là Thủ đô của một nước
có trên 100 triệu dân, phát triển bền vững và hội nhập với nền kinh tế
thế giới; Hai là, Xây dựng hình ảnh của Hà Nội, một đô thị lịch sử, văn
hoá truyền thống, cảnh quan, kiến trúc đặc trưng, phát triển và bảo tồn
được đặc thù riêng của Hà Nội; Ba là, Định hướng, thực hiện triển khai
16
các chủ trương chính sách, chiến lược phát triển kinh tế, văn hoá, xã
hội, an ninh quốc phòng của Quốc gia và Thủ đô; Bốn là, Xây dựng
mô hình chính quyền đô thị, tự chủ và phân quyền hợp lý cho các đô
thị trực thuộc nhằm tạo năng động trong công tác quản lý đô thị và thu
hút đầu tư.
Quản lý phát triển nhà ở đô thị: Đến năm 2030, nhà ở đô thị phấn đấu
tăng từ 7,5 m
2
/người (năm 2007), lên 18m
2
sàn/người (chỉ tiêu chung
của quốc gia là 15 – 20 m
2
/người) và nhà ở nông thôn đạt 15m
2
sàn/người. Dãn dân từ đô thị lõi lịch sử tới các khu đô thị mới hoặc đô
thị vệ tinh với các tiêu chuẩn nhà ở đạt tiêu chuẩn quốc gia và đa dạng
về loại hình đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng sử dụng trong xã hội.
Đối với khu phố cổ, không phát triển nhà ở mới, tập trung cải thiện
chất lượng ở, bảo tồn giá trị kiến trúc nhà ở, không gian ở truyền
thống.
3.3.5.3. Công tác lập kế hoạch quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh
ở Hà Nội
Công tác lập kế hoạch quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà
Nội trọng tâm là quản lý vốn đầu tư. Việc quản lý vốn đầu tư được xây
dựng trên cơ sở các tiêu chí và định mức phân bổ nguồn vốn trong từng
giai đoạn, mục tiêu nhiệm vụ hàng năm của thành phố.
Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, tạo mọi điều kiện để thu hút tối đa
các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển đô thị xanh. Bên cạnh đó cần
bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong việc phân bổ vốn
đầu tư phát triển hàng năm cho hợp lý, hiệu lực, hiệu quả.
3.4. Đánh giá về chính quyền thành phố trong việc quản lý đầu tư
phát triển đô thị xanh trên địa bàn Hà Nội
3.4.1. Đánh giá theo các tiêu chí
Để đánh giá quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh của chính quyền
thành phố Hà Nội, tác giả đánh giá dựa trên bốn tiêu chí bản sau: tiêu
chí hiệu lực, tiêu chí hiệu quả, tiêu chí phù hợp và tiêu chí bền vững.
Kết quả như sau:
Tiêu chí hiệu lực được đánh giá qua mức độ tuân thủ các văn
bản pháp luật quy định của Chính phủ, của thành phố về quản lý đầu tư
17
phát triển đô thị xanh theo từng quận, huyện sao cho phù hợp cũng như
việc kiểm tra, giám sát quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh.
HL1 - Mức độ tuân thủ pháp luật về quản lý đầu tư phát triển đô
thị xanh ở thành phố Hà Nội; HL2 - Hiệu lực về kiểm tra giám sát quản
lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội; HL3 - Chính sách thu hút
vốn đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội; HL4 - Chính
sách thu hút tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức trong công tác
quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội.
Kết quả khảo sát cho thấy: HL1 đạt mức độ bình thường là 20%, đồng
ý 70%, hoàn toàn đồng ý 10%. HL2 thì hiệu lực về kiểm tra giám sát
chưa được đánh giá cao: Bình thường 50%, đồng ý 30%, hoàn toàn
đồng ý 20%. HL3 thì đồng ý 50%, bình thường 40%, hoàn toàn đồng ý
10%. HL4 thì việc tuyển dụng cán bộ, công chức trong quản lý đầu tư
phát triển đô thị xanh là cần thiết. Điều này thông qua việc khảo sát,
phỏng vấn các nhà quản lý nhà khoa học và thu được kết quả:Bình
thường 20%, đồng ý 60%, hoàn toàn đồng ý 20%.
Tiêu chí hiệu quả trong công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị
xanh của chính quyền thành phố được đánh giá thông qua lợi ích mang
lại cho thành phố lớn hơn, đáp ứng được mục tiêu đề ra. Kết quả đánh
giá tiêu chí hiệu quả của công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh
như sau: Hiệu quả thực thi các quyết định, quy định (HQ1) - Hiệu quả
của việc thực thi chưa cao, cụ thể: bình thường 50%, đồng ý 40%, hoàn
toàn đồng ý 10%. Qua kết quả điều tra thấy được hiệu quả của việc
thực thi cần phải tăng cường hơn nữa. Hiệu quả thông qua lợi ích đầu
tư phát triển đô thị xanh mang lại cho thành phố (HQ2) thì 70% đồng ý
là hiệu quả thông qua lợi ích đầu tư phát triển đô thị xanh đem lại cho
thành phố là rất cao. Hiệu quả về kiến trúc cảnh quan, sinh thái và môi
trường đô thị đem lại cho người dân (HQ3) thì 75% đồng ý, 15% bình
thường, 10% hoàn toàn đồng ý hiệu quả về kiến trúc cảnh quan, sinh
thái, môi trường đô thị mang lại cho người dân.
Tiêu chí phù hợp của quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh được
đánh giá hệ thống quản lý cần tuân thủ tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật
tương ứng. Sự phù hợp của hệ thống quản lý được thông qua đánh giá
giám sát. Với PH2, PH4, PH5 thì 100% hoàn toàn đồng ý là phù hợp
18
xu thế thời đại, phù hợp với phát triển kinh tế, phù hợp với trình độ tiến
bộ khoa học công nghệ, phù hợp với đối phó biến đổi khí hậu. PH3 -
xu thế phát triển, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch là phù hợp với 30%
ý kiến đồng ý, 70% hoàn toàn đồng ý.
Trong đó, PH1 - Phù hợp chủ trương chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh; PH2 - Đầu
tư phát triển đô thị xanh phù hợp với xu thế của thời đại, phù hợp với
điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội; PH3 - Phù
hợp với xu thế phát triển chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý đầu
tư phát triển đô thị xanh; PH4 - Phù hợp với trình độ tiến bộ khoa học
công nghệ; PH5 - Đầu tư phát triển đô thị xanh là phù hợp với đối phó
sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
Tiêu chí bền vững về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh được đánh
giá thông qua việc tăng trưởng đô thị xanh, phát triển năng lượng sạch
đô thị, năng lượng tái tạo, ổn định được quy mô, cải thiện và nâng cao
chất lượng cuộc sông của cư dân đô thị. Nâng cao chất lượng giáo dục
và đào tạo để nâng cao trình độ dân trí, trình độ nghề nghiệp thích hợp
để góp phần xây dựng nếp sống văn minh đô thị, phát triển kinh tế. Sử
dụng quỹ đất đô thị hiệu quả và phát triển bền vững. BV1 - Chính sách
quản lý đầu tư bổ sung cho chiến lược phát triển tăng trưởng xanh của
Chính phủ ban hành; BV2 - Số lượng, cơ cấu bộ máy công chức trong
công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh; BV3 - Tạo ra các khu
đô thị xanh bền vững, quản lý trường tồn, ít thay đổi, không xáo trộn;
BV4 - Chiến lược, quy hoạch kế hoạch phát triển đô thị xanh cần
hướng tới phát triển bền vững quy hoạch chung của thành phố Hà Nội.
Kết quả khảo sát ta được: BV1 với 100% hoàn toàn đồng ý, BV2 thì
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_quan_ly_dau_tu_phat_trien_do_thi_xanh_o_than.pdf