Tóm tắt Luận án Quản lý ngân sách nhà nước của sở tài chính Hà Nội

Luận án đã khảo sát, phân tích thực trạng quản lý ngân sách Nhà nước của Sở Tài chính Hà Nội trên các khía cạnh: Tham mưu trong quản lý ngân sách địa phương; Quản lý chu trình ngân sách theo phân cấp (lập, phân bổ dự toán ngân sách nhà nước; Phối hợp quản lý thu ngân sách nhà nước theo phân cấp; Quản lý chi ngân sách nhà nước theo phân cấp; Cân đối thu chi và quyết toán ngân sách nhà nước); Công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành ngân sách nhà nước; Công tác phối hợp trong quản lý ngân sách nhà nước.

- Kiểm định ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động quản lý ngân sách nhà nước của Sở tài chính Hà Nội.

- Đánh giá kết quả đạt được và đã chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân gây ra những hạn chế trong quản lý ngân sách nhà nước của Sở tài chính Hà Nội.

Những đóng góp về giải pháp:

- Luận án đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý ngân sách Nhà nước của Sở Tài chính: (i) Hoàn thiện về việc phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước; (ii) Đổi mới quy trình lập và quyết định dự toán NSNN; (iii) Tăng cường hoạt động trong quá trình chấp hành NSNN; (iv) Đổi mới trong thực hiện quyết toán NSNN; (v) Quản lý và sử dụng có hiệu quả các khoản chi NSNN; (vi) Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp thời vi phạm trong quản lý NSNN; (vii) Tăng cường cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong công tác quản lý thu, chi NSNN; (viii) Nâng cao trình độ cán bộ, công chức đáp ứng các nhu cầu về quản lý NSNN.

 

doc27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý ngân sách nhà nước của sở tài chính Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u thập số liệu khảo sát với cán bộ công chức: phát ra 520 phiếu; số lượng thu về 512 phiếu trong đó có 510 phiếu hợp lệ được sử dụng làm số liệu nghiên cứu; 02 phiếu bị loại do trả lời không đầy đủ các thông tin. 1.2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu Thứ nhất: thống kê mô tả dữ liệu thu thập đối với các phiếu khảo sát, từ đó có cách nhìn tổng quan về cỡ mẫu theo từng nội dung khảo sát. Thứ hai: Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với dữ liệu từ phiếu khảo sát. Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach Alpha. Thứ ba: Kiểm định giá trị của thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố EFA. Thứ tư: Sau khi có kết quả phân tích nhân tố, các nhân tố hội tụ sẽ được nhóm lại và đặt tên chung. Thứ năm: Phân tích tương quan và hồi quy bội CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP ĐỊA PHƯƠNG 2.1. Hệ thống ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách nhà nước 2.1.1. Khái niệm, chức năng, vai trò của ngân sách nhà nước Khái niệm ngân sách nhà nước “Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu và các khoản chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trên cơ sở luật định”. NSNN có những đặc điểm chính như sau:             - Một là, NSNN là một bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia. - Hai là, NSNN là một quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước và được chia thành nhiều quỹ nhỏ, có tác dụng riêng và được chi dùng cho những mục đích nhất định đã được định trước. - Ba là, NSNN luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nước và luôn chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng.             - Bốn là, NSNN là một bản dự toán thu chi.             - Năm là, đặc điểm của NSNN luôn gắn liền với tính giai cấp. * Khái niệm ngân sách địa phương Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015 ghi: Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho NSĐP và các khoản chi NSNN thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương, ngân sách địa phương. Từ góc độ quản lý thì NSĐP là một cấp ngân sách nằm trong hệ thống NSNN, do vậy khái niệm về NSNN đã hàm chứa khái niệm về NSĐP và được hiểu như sau: NSNN là toàn bộ các khoản thu - chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước. Như vậy, NSNN địa phương cũng có thể được hiểu là toàn bộ các khoản thu, chi của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước ở cấp địa phương. * Đặc điểm ngân sách địa phương Thứ nhất: NSĐP là một quỹ tập trung của cơ quan chính quyền Nhà nước cấp cơ sở. Thứ hai: Các hoạt động thu, chi của NSĐP luôn gắn với chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương theo luật định, đồng thời luôn chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước ở cấp địa phương. Thứ ba: Thông qua các hoạt động thu, chi của NSĐP là biểu hiện các quan hệ lợi ích giữa một bên là lợi ích chung của cộng đồng các cơ sở mà chính quyền địa phương là người đại diện với một bên là lợi ích của các chủ thể kinh tế - xã hội khác (tổ chức hoặc cá nhân). Thứ tư: Các quan hệ thu - chi ngân sách địa phương rất đa dạng và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng các khoản thu - chi này chỉ được thừa nhận khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Thứ năm: NSĐP vừa là một cấp trong hệ thống NSNN vừa là một đơn vị dự toán. Bởi vì NSĐP vừa thực hiện nhiệm vụ thu - chi của một cấp ngân sách nói chung, vừa là đơn vị nhận bổ sung từ ngân sách cấp trên và được sử dụng luôn nguồn vốn đó. Chức năng của ngân sách nhà nước (1). Chức năng phân phối. Chức năng phân phối của NSNN bao gồm cả khâu phân phối thu nhập và phân phối các yếu tố đầu vào, cụ thể là phân bổ các nguồn lực tài chính cho các đối tượng sử dụng. (2). Chức năng giám đốc. Chức năng giám đốc là một thuộc tính khách quan vốn có của NSNN. Các hoạt động thuộc chức năng giám đốc được hiểu là giám sát, đôn đốc, kiểm tra việc sử dụng đồng tiền, tiến hành một cách thường xuyên, liên tục cùng với quá trình vận động của các đối tượng phân phối NSNN. Vai trò của ngân sách nhà nước (1). Vai trò của ngân sách Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân * NSNN là công cụ huy động nguồn tài chính và đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước: Huy động các nguồn lực tài chính; Bảo đảm nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. * NSNN là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội: Điều tiết kinh tế vĩ mô NSNN thông qua các công cụ động viên tài chính; thông qua đầu tư phát triển; Kiểm tra, điều chỉnh các quan hệ kinh tế của NSNN. (2). Vai trò của ngân sách Nhà nước trong hệ thống tài chính Tài chính Nhà nước là khâu quan trọng của hệ thống tài chính gắn liền với quỹ tiền tệ tập trung hoạt động của nó liên quan đến việc thực hiện các chức năng của Nhà nước về kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và phúc lợi xã hội. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước Hệ thống NSNN là tập hợp các cấp ngân sách từ Trung ương đến địa phương, được xây dựng theo mối quan hệ chiều dọc, dựa trên những nguyên tắc nhất định để đảm bảo sự hoạt động thống nhất của từng cấp trong toàn bộ hệ thống và đạt được mục tiêu của hệ thống. Nguyên tắc tổ chức hệ thống Ngân sách nhà nước (1). Nguyên tắc thống nhất và tập trung, dân chủ. (2). Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp giữa cấp ngân sách với cấp chính quyền địa phương. Theo Luật Ngân sách nhà nước 2015, hệ thống ngân sách ở nước ta bao gồm 4 cấp: Ngân sách Trung ương, ngân sách cấp Tỉnh, ngân sách cấp Huyện, ngân sách cấp Xã. 2.1.3. Quản lý ngân sách nhà nước Quản lý NSNN là hoạt động của các chủ thể quản lý ngân sách Nhà nước thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của NSNN nhằm đạt được các mục tiêu đã định. Các chủ thể quản lý ngân sách nhà nước gồm Quốc hội, Chính phủ và cơ quan chuyên môn trực thuộc Chính phủ; Hội đồng nhân dân các cấp; UBND các cấp; Sở Tài chính và các Phòng Kế hoạch tài chính tại địa phương; các cơ quan chấp hành thu ngân sách. Khách thể trong quản lý ngân sách nhà nước là các đơn vị sử dụng ngân sách; các đơn vị dự toán ngân sách được giao trực tiếp quản lý, sử dụng ngân sách. Khách thể có thể là các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, vừa có vai trò nộp ngân sách, vừa là đơn vị sử dụng ngân sách; các tổ chức đoàn thể; tổ chức chính trị xã hội được cấp kinh phí từ ngân sách; Các tổ chức xã hội nghề nghiệp được nhà nước giao nhiệm vụ và cấp kinh phí. Đối tượng quản lý trong hoạt động quản lý ngân sách là các khoản thu ngân sách bằng tiền hoặc giấy tờ, kim loại quý, tài sản có thể chuyển đổi thành tiền từ các nguồn thuế, phí, công quỹ; các khoản chi từ ngân sách cho chi thường xuyên, chi đầu tư công, chi kinh phí hoạt động cho các tổ chức đảng, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp. Các phương pháp quản lý có chủ định của chủ thể quản lý trong quản lý ngân sách nhà nước gồm: Phương pháp hành chính; Phương pháp kinh tế; Phương pháp giáo dục thuyết phục. Các công cụ mà chủ thể quản lý sử dụng để tác động đến các đối tượng, khách thể trong hoạt động quản lý ngân sách nhà nước gồm: Các công cụ hành chính; Các công cụ về tài chính; Các công cụ tuyên truyền, giáo dục. 2.1.4. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước Khái niệm phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước. Phân cấp quản lý NSNN là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản lý NSNN phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội. Nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước. Phân cấp quản lý Ngân sách phải phù hợp và đồng bộ với phân cấp tổ chức bộ máy chính quyền nhà nước; NSTW và ngân sách mỗi cấp địa phương được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể; Trên địa bàn cả nước, đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW và tính chủ động của NSĐP. Trên địa bàn tỉnh, đảm bảo vai trò chủ đạo của NS cấp tỉnh và tính chủ động của NS các cấp bên dưới; Phân cấp quản lý ngân sách phải phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội và trình độ quản lý của chính quyền nhà nước các cấp; Phân cấp quản lý NSNN phải Đảm bảo tính hiệu quả; Phân cấp quản lý NSNN phải đảm bảo tính công bằng; Đảm bảo tăng cường hiệu lực quản lý, kiểm soát NSNN; Nâng cao năng lực quản lý, trách nhiệm giải trình của địa phương. Nội dung phân cấp quản lý Ngân sách nhà nước. Phân cấp về thẩm quyền ban hành chính sách, tiêu chuẩn, định mức NSNN; Phân cấp quản lý nguồn thu; Phân cấp trong điều hòa và bổ sung ngân sách; Phân cấp vay nợ cho chính quyền địa phương; Phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách; Phân cấp quản lý trong thực hiện chu trình ngân sách nhà nước; Phân cấp trong giám sát, thanh tra, kiểm toán NSNN. 2.1.5. Quy trình quản lý ngân sách nhà nước Quy trình lập, phê duyệt và giao dự toán ngân sách Căn cứ quy định của Luật NSNN năm 2015, trước ngày 15 tháng 5 hàng năm, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán NSNN năm sau. Trước ngày 20 tháng 9 hàng năm, Chính phủ trình các tài liệu báo cáo dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách đến Ủy ban thường vụ Quốc hội để cho ý kiến. Trước ngày 15 tháng 11 hàng năm, Quốc hội quyết định dự toán NSNN, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm sau. Trước ngày 10 tháng 12, HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán NSĐP, phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm sau. Trước ngày 31 tháng 12, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, UBND các cấp phải hoàn thành việc giao dự toán ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc và UBND cấp dưới. Quy trình chấp hành ngân sách Sau khi được Chính phủ, UBND giao dự toán ngân sách, các đơn vị dự toán cấp I ở trung ương và địa phương thực hiện phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc và đơn vị thuộc ngân sách cấp dưới. Cơ quan tài chính cùng cấp thực hiện kiểm tra dự toán đơn vị dự toán cấp I đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Thời hạn phân bổ và giao dự toán NSNN: Đối với dự toán ngân sách được giao theo thẩm quyền của UBND các cấp thì phải hoàn thành việc phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc trước ngày 31 tháng 12 năm trước. Cơ quan thu ngân sách có nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan nhà nước liên quan tổ chức thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của Bộ Tài chính, cơ quan quản lý cấp trên, UBND và sự giám sát của HĐND về công tác thu NSĐP. Kho bạc Nhà nước được mở tài khoản tại NHNN Việt Nam và NHTM để tập trung các khoản thu của NSNN; hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản thu vào ngân sách, điều tiết các khoản thu cho ngân sách các cấp theo đúng quy định. Các nhiệm vụ chi đã bố trí trong dự toán được bảo đảm kinh phí theo đúng tiến độ thực hiện và trong phạm vi dự toán được giao. Căn cứ vào dự toán ngân sách được giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi gửi Kho bạc Nhà nước để thực hiện; Kho bạc Nhà nước kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật và thực hiện chi ngân sách khi có đủ các điều kiện quy định. Quyết toán ngân sách Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến thu, chi NSNN phải tổ chức hạch toán kế toán, báo cáo và quyết toán NSNN theo quy định. Kho bạc Nhà nước tổ chức hạch toán kế toán NSNN; tổng hợp số liệu thu, chi NSNN, báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp, các cơ quan có liên quan theo chế độ quy định. Kết thúc năm ngân sách, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến thu, chi ngân sách thực hiện khóa sổ kế toán và lập báo cáo quyết toán NSNN. Cơ quan tài chính các cấp ở địa phương định kỳ báo cáo UBND cùng cấp và các cơ quan có liên quan về việc thực hiện thu, chi NSĐP; báo cáo cơ quan tài chính cấp trên về tình hình sử dụng các khoản bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên theo quy định của pháp luật. UBND các cấp ở địa phương báo cáo Thường trực HĐND cùng cấp; báo cáo HĐND cùng cấp tình hình thực hiện NSĐP tại kỳ họp cuối năm và báo cáo đánh giá bổ sung tại kỳ họp giữa năm sau. UBND cấp dưới định kỳ báo cáo cơ quan tài chính cấp trên về thực hiện thu, chi NSĐP, UBND cấp tỉnh định kỳ báo cáo Bộ Tài chính về tình hình thực hiện thu NSNN trên địa bàn, tình hình thực hiện thu, chi NSĐP. Bộ Tài chính định kỳ báo cáo Chính phủ và các cơ quan có liên quan về thực hiện thu, chi NSNN theo quy định của pháp luật. Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội; báo cáo Quốc hội tình hình thực hiện thu, chi NSNN tại kỳ họp cuối năm và báo cáo đánh giá bổ sung về tình hình thực hiện thu, chi ngân sách tại kỳ họp giữa năm sau. Công khai minh bạch ngân sách Báo cáo dự toán ngân sách nhà nước phải được công khai chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày Chính phủ gửi đại biểu Quốc hội, Ủy ban nhân dân gửi đại biểu Hội đồng nhân dân. Báo cáo dự toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định, báo cáo quyết toán NSNN đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn, kết quả kiểm toán NSNN, kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước phải được công khai chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày văn bản được ban hành. Báo cáo tình hình thực hiện NSNN hằng quý, 06 tháng phải được công khai chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý và 06 tháng. Báo cáo tình hình thực hiện NSNN hằng năm được công khai khi Chính phủ trình Quốc hội vào kỳ họp giữa năm sau. 2.2. Nội dung quản lý ngân sách nhà nước cấp địa phương Hoạt động tham mưu cho cấp trên trong quản lý ngân sách. Tại địa phương, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tham mưu cho HĐND cùng cấp, trình HĐND phê duyệt dự toán ngân sách hàng năm đồng thời UBND cấp tỉnh cũng tham mưu cho Chính phủ về các chính sách trong quản lý NSNN thông qua cơ quan quản lý chuyên ngành là Bộ Tài chính. Theo quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì hoạt động tham mưu về chuyên môn cho UBND cấp tỉnh được trong quản lý NSNN được giao cho Sở Tài chính. Sở là cơ quan thuộc UBND cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Quản lý lập dự toán ngân sách nhà nước. UBND cấp tỉnh căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn, số kiểm tra về dự toán ngân sách của Bộ Tài chính, căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế – xã hội, yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể của địa phương, căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương, hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp dưới. Quản lý thu ngân sách nhà nước. Thu ngân sách nhà nước được định nghĩa là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu của nhà nước. Quản lý chi ngân sách nhà nước. Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Cân đối thu chi và quyết toán ngân sách nhà nước. Cân đối ngân sách Nhà nước thể hiện mối quan hệ cân bằng giữa tổng thu và tổng chi ngân sách Nhà nước, nói cách khác là làm cho tổng thu và tổng chi ngân sách Nhà nước được cân bằng. Công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành ngân sách nhà nước. Công tác thanh tra, kiểm tra tài chính được tăng cường sẽ đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; giữ vững kỷ cương, kỷ luật tài chính, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Công tác phối hợp trong quản lý ngân sách nhà nước. Sự phối hợp giữa Sở Tài chính, Cục Thuế, Cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước cùng các sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã. Trong đó, Sở Tài chính chủ trì, cùng các đơn vị có liên quan thực hiện tham mưu hướng dẫn, kiểm tra hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về phê chuẩn báo cáo quyết toán NSNN của cấp mình theo quy định của Luật NSNN. 2.3. Các chỉ tiêu đánh giá quản lý ngân sách nhà nước cấp địa phương Mức độ hoàn thành dự toán thu: Tỷ lệ hoàn thành dự toán thu = Tổng thu theo quyết toán x 100% Tổng thu theo dự toán Mức độ hoàn thành dự toán chi: Tỷ lệ hoàn thành dự toán chi = Tổng chi theo quyết toán x 100% Tổng chi theo dự toán Khả năng cân đối ngân sách: Kết dư NSĐP = Tổng thu NSĐP – Tổng chi NSĐP Tuân thủ các quy định trong chấp hành ngân sách: Chấp hành phân cấp trong lập và phân bổ dự toán Điều chỉnh tỷ lệ phân chia giữa các cấp ngân sách Sắp xếp cân đối hợp lý thu chi ngân sách 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách cấp địa phương Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương. Mỗi địa phương có những đặc điểm kinh tế xã hội, điều kiện về cơ sở vật chất, về tài nguyên thiên nhiên, về vị trí địa lý khác nhau. Do đó khả năng thu chi ngân sách cũng khác nhau. Quy định về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Phân cấp quản lý NSNN là việc giải quyết các mối quan hệ giữa các cấp chính quyền từ trung ương đến các địa phương trong hoạt động quản lý NSNN. Quy trình thủ tục trong thu chi ngân sách nhà nước. Quá trình ngân sách là một quá trình bao gồm 3 giai đoạn: lập và phê chuẩn ngân sách, chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách. Quy định về thanh tra, kiểm tra chấp hành NSNN. Công tác thanh tra, kiểm tra tài chính là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của ngành Tài chính, đặc biệt trong hoạt động quản lý NSNN. Chính sách khuyến khích và khai thác các nguồn lực của NSNN. Yêu cầu đặt ra là phải nuôi dưỡng và tận dụng mọi nguồn thu từ thuế nội địa như thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và bất động sản... Tổ chức bộ máy và năng lực của cán bộ công chức. Bộ máy quản lý chi ngân sách tinh gọn, hiệu quả sẽ chống được thất thoát và đem lại hiệu quả cho các hoạt động từ ngân sách nhà nước. Cơ sở vật chất phục vụ cho quản lý ngân sách nhà nước. Cơ sở vật chất đặc biệt là hệ thống thông tin, công nghệ thông tin càng trở nên quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động quản lý thu chi, cân đối ngân sách. 2.5. Quản lý ngân sách nhà nước tại một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội Từ việc nghiên cứu, đánh giá kinh nghiệm trong hoạt động quản lý ngân sách của bốn thành phố lớn: thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Quảng Ninh. Luận án đã chỉ ra 6 vấn đề được coi là những bài học kinh nghiệm cho Sở Tài chính Hà Nội trong hoạt động quản lý ngân sách Nhà nước. Thứ nhất, đề cao tinh thần tự chủ trong quản lý ngân sách. Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền kêu gọi thu hút đầu tư, nuôi dưỡng các nguồn thu để đảm bảo thu đủ hoặc vượt chi tiêu hàng năm. Thứ ba, phân bổ ngân sách theo hướng tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển và giảm chi thường xuyên. Thứ tư, triệt để thực hành tiết kiệm trong quản lý chi NSNN. Thứ năm, xây dựng quy trình ngân sách nhà nước chi tiết, cụ thể với quy chế phối hợp, các biểu mẫu, hệ thống chỉ số, chỉ tiêu đo lường và đánh giá kết quả đầu ra phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực. Thứ sáu, tăng cường thanh tra, kiểm tra quyết toán thu chi; tập trung quyết liệt giải quyết tình trạng trốn thuế, thất thu thuế ở những ngành, lĩnh vực được coi là trọng tâm, trọng điểm. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CỦA SỞ TÀI CHÍNH HÀ NỘI 3.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội Luận án đã khái quát về đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội - Thủ đô của đất nước; là địa phương trọng điểm được tập trung đầu tư xây dựng đặc biệt, được quy định một số chính sách đặc thù trong lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và quản lý Thủ đô. 3.2. Tổ chức hệ thống quản lý NSNN của thành phố Hà Nội Hiện nay, ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã. Trong hệ thống ngân sách này, Quốc hội chỉ phân giao nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể cho ngân sách trung ương, đồng thời xác định tổng khối lượng thu, chi trong năm ngân sách cho ngân sách địa phương, còn chính quyền nhân dân mỗi cấp địa phương sẽ quyết định phân phối thu, chi của cấp mình. 3.3. Hoạt động quản lý ngân sách nhà nước của Sở Tài chính Hà Nội Hoạt động tham mưu trong quản lý ngân sách nhà nước. Tham mưu trong công tác quản lý tài chính ngân sách, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp...; Công tác tham mưu và phối hợp thực hiện hiệu quả công tác điều hành thu - chi ngân sách trên địa bàn; Công tác tham mưu Quản lý tài sản công hiệu quả Quản lý lập, phân bổ dự toán ngân sách nhà nước. Sở Tài chính Hà Nội chủ trì tổng hợp, lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách Thành phố, phương án phân bổ ngân sách cấp Thành phố báo cáo UBND Thành phố để trình Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định. Phối hợp quản lý thu ngân sách nhà nước theo phân cấp. Hệ thống tổ chức thu ngân sách hiện nay giao chủ yếu cho Cơ quan Thuế; Cơ quan Hải quan; ngoài ra còn một số các cơ quan khác cũng được giao nhiệm vụ thu. Quản lý chi ngân sách nhà nước theo phân cấp. Bố trí đảm bảo chi trả nợ gốc, lãi đầy đủ, đúng hạn các khoản thành phố đã huy động, cho đầu tư phát triển; quản lý chặt chẽ các khoản vay. Cân đối thu chi và quyết toán ngân sách nhà nước. Sở Tài chính Hà Nội được giao nhiệm vụ rà soát, sắp xếp lại các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp thiết, hạn chế tối đa tổ chức hội nghị, lễ hội, hội thảo, khánh tiết, công tác nước ngoài. Bảng 3.3. Tổng hợp thu NSNN trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2010 – 2017 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 TỔNG THU 108.301 121.919 145.701 164.050 130.100 225.528 179.054 206.435 I. Thu nội địa 94.422 105.179 121.245 142.189 112.200 145.129 160.171 185.590 II. Thu từ dầu thô 3.317 5.742 15.320 10.972 6500 3.750 1.938 2.334 III. Thu từ hải quan 10.562 10.998 9.136 10.889 11.400 15.681 16.945 18.165 IV. Thu từ cổ tức và lợi nhuận còn lại - - 60.968 - 346 Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2017 Bảng 3.5. Chi ngân sách nhà nước tại Hà Nội giai đoạn 2010-2017 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 TỔNG SỐ - TOTAL (A+B) 72.622 81.689 93.137 80.617 52.509 111.678 130.578 126.099 A. Chi cân đối ngân sách địa phương 70.524 79.199 90.009 76.735 52.509 108.587 127.157 98.511 I. Chi đầu tư phát triển 21.468 23.758 26.575 29.449 21.798 26.967 28.409 34.163 Trong đó: Chi đầu tư XDCB 20.780 22.734 24.364 28.803 20.567 26.503 28.156 30.945 II. Chi trả nợ (gốc, lãi) 1.249 577 10 11 - 746 4.439 595 III. Chi thường xuyên 18.652 22.661 29.669 32.297 30.701 35.358 35.695 39.497 IV. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 10 10 11 10 10 10 10 10 V. Chi chuyển nguồn 17.576 20.692 20.360 14.880 - 23.437 34.339 24.246 VI. Chi khác ngân sách 11.569 11.501 13.361 82 - 22.069 24.265 B. Chi từ nguồn thu quản lý qua ngân sách 2.098 2.490 3.128 3.882 - 3.091 3.421 Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2017 Quản lý vốn, tài sản hình thành từ ngân sách nhà nước. Sở Tài chính Hà Nội yêu cầu các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể, UBND quận, huyện, thị xã... đã mua sắm phần mềm quản lý tài sản cho các đơn vị trên địa bàn chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc tiến hành rà soát, thu thập hồ sơ, thông tin. Công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành ngân sách nhà nước. Sở Tài chính Hà Nội đã ban hành quy định về thanh tra chấp hành pháp luật tại các cơ quan quản lý NSNN trên địa bàn Hà Nội. Hàng năm thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra điểm một số doanh nghiệp với các nội dung chấp hành việc kê khai giá, niêm yết giá và thực hiện mức giá đã kê khai. Công tác phối hợp trong quản lý ngân sách nhà nước. Sở Tài chính Hà Nội là đầu mối tiếp nhận và bám sát chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân thành phố và Bộ Tài chính trong triển khai các nhiệm vụ tài chính ngân sách. 3.4. Kết quả quản lý ngân sách của Sở tài chính Hà Nội 3.4.1. Mức độ hoàn thành dự toán thu Trong những năm gần đây, kết quả thu ngân sách của thành phố Hà Nội đều đạt và vượt dự toán. Không những vậy, cơ cấu thu đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng thu từ các khoản thu trong nước. 3.4.2. Mức độ hoàn thành dự toán chi Trong giai đoạn 2010 – 2017 số chi thực tế trong tổng chi ngân sách đia phương của Hà Nội đều có xu hướng vượt dự toán tuy nhiên cân đối với số thu vượt dự toán có thể thấy tình hình cân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctom_tat_luan_an_quan_ly_ngan_sach_nha_nuoc_cua_so_tai_chinh.doc
Tài liệu liên quan