Để góp phần tạo ra khung chính sách kinh tế vĩ mô lành mạnh và hiệu quả tạo ra môi
trường phát triển thị trường vàng bền vững thì cần xây dựng quy trình hữu hiệu để đánh giá
tác động của NHTW vào thị trường ngoại hối thông qua đó giúp các chủ thể quản lý chủ
động hơn trong việc ra các quyết định quản lý nhằm ổn định kinh tế vĩ vô, ngăn chặn các
yếu tố gây nên khủng hoảng tài chính tiền tệ. Một trong những công cụ được thế giới áp
dụng phổ biến và được các chuyên gia cập nhật thêm về mặt học thuật cũng như thực
nghiệm là sử dụng Chỉ số Áp lực thị trường ngoại hối (Exchange Market Pressure index –
EMP)
12 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý nhà nước đối thị trường vàng tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g giao ngay, và các hợp đồng quyền chọn. Các giao dịch đều được thanh toán qua
trung tâm thanh toán bù trừ. Trong đó nổi bật nhất là cơ chế định giá và kiểm soát thị trường
vàng hoàn toàn thay đổi, thay vì kế hoạch hóa giá cả mua bán vàng ấn định của PBoC thì
giá cả được thị trường hóa thông quá SGE. PBoC lúc này chỉ cả 1 thành viên sáng lập và
điều tiết giao dịch trên SGE và sàn giao dịch phi tập trung (OTC).
1.3.1.3. Chính sách thuế GTGT đối với vàng tại Trung Quốc
1.3.1.4. Chính sách QLNN thị trường vàng và hoạt động kiểm soát vốn ở Trung Quốc
1.3.2. Chính sách QLNN đối với thị trường vàng tại Ấn Độ
1.3.2.1. Cơ sở hạ tầng điều tiết thị trường vàng tại Ấn Độ
Do nắm vai trò đặc biệt với nền kinh tế nên thị trường vàng Ấn Độ được phân mảng
rất rõ các cơ quan quản lý với các chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Ngân hàng Dự trữ Ấn
Độ (RBI), với vai trò là cơ quan quản lý tiền tệ, điều tiết và giám sát hệ thống tài chính, có
vai trò chi phối rất lớn thị trường vàng.
1.3.2.2. Hoạt động XNK vàng ở Ấn Độ
1.3.2.3. Cấu trúc thuế đối với vàng tại Ấn Độ
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Từ những nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn QLNN đối với thị trường vàng của hai
nước Trung Quốc và Ấn Độ đều khẳng định tính quan trọng và lan tỏa vai trò QLNN đối
7
với thị trường vàng. Thị trường vàng nào cũng chứa đựng những rủi ro nhất định liên quan
đến đặc thù thị trường của mỗi quốc gia, do đó vấn đề QLNN đối với thị trường vàng luôn
được đặt một cách cấp bách, cho dù quy mô hay trình độ thị trường đến đâu. Đặc biệt những
thị trường vàng còn hoạt động sơ khai và trong bối cảnh biến động của nền kinh tế vĩ mô thì
luôn cần bám sát và tăng cường vai trò QLNN.
1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
1.4.1. Các nghiên cứu nước ngoài về thị trường vàng
- Nghiên cứu định tính về cấu trúc thị trường vàng
Gary O’Callaghan (1993) đã giới thiệu và phân tích một cách chi tiết tính đa dạng về
cấu trúc của thị trường vàng, Y.V. Reddy (1997). Bài nghiên cứu đề cập tới sự thay đổi
chính sách quản lý vàng của NHTW Ấn Độ Sun Zhaoxue (2011) đã chỉ rõ mối quan hệ giữa
thị trường vàng với sức khỏe của nền kinh tế, đồng thời cũng đưa ra một cái nhìn khái quát
về công nghiệp vàng ở Trung Quốc. Trong đó nêu bật vai trò, sứ mệnh phát triển thị trường
vàng, cách thức tổ chức phù hợp với mục tiêu.
- Nghiên cứu về cơ chế vận hành thị trường vàng: Alberto (1983) đã cung cấp một
mô tả đầy đủ về chức năng vàng trong hệ thống Jamaica. Baur và McDermott (2010) đã
kiểm tra vai trò của vàng trong hệ thống tài chính và coi vàng ổn định hơn về lợi nhuận so
với cổ phiếu, trái phiếu, công cụ tài chính khác.
- Các yếu vĩ mô ảnh hưởng đến giá vàng
Lãi suất: Harmston (1998) đã nghiên cứu dữ liệu về các khoản tín phiếu Kho bạc Hoa Kỳ
và trái phiếu chính phủ dài hạn từ năm 1896 đến năm 1996 và cho thấy sự tương quan âm
giữa xu hướng giá vàng và giá trị các trái phiếu dài hạn khác.
Tỷ giá và chỉ số giá USD: Sjaastad (2008) đã khảo sát các mối quan hệ lý thuyết và thực
nghiệm giữa tỷ giá hối đoái quan trọng như USD, Bảng Anh, Yên Nhật và giá vàng sử dụng
dữ liệu sai số dự báo và cho rằng biến động tỷ giá hối đoái giữa các tiền tệ chính là nguyên
nhân gây mất ổn định giá vàng.
Lạm phát: Sherman (1983) cho rằng giá vàng có tương quan dương với mức độ lạm phát,
bất kể sự tồn tại của lạm phát dự tính. Ranson và Wainwright (2005) cho rằng giá vàng là
chỉ số chỉ báo về lạm phát và thị trường trái phiếu, và nó có thể đóng vai trò như một nhân
tố dự báo về lạm phát, lãi suất danh nghĩa ngắn hạn và dài hạn.
Các sự kiện địa chính trị: Barkoulas (2008) chỉ ra trong một sự kiện địa chính trị bất
thường xẩy ra, trong ngắn hạn, giá vàng tăng lên trong khi giá cổ phiếu các công ty khai
thác vàng giảm.
8
Các nhân tố khác: Malliaris et al. (2009) sử dụng phương pháp phân tích mô hình mạng
thần kinh (ANN - a neural network) thu thập dữ liệu về vàng, dầu và đồng euro từ
04/01/2000 đến 31/12/2007. Kết quả phân tích chuỗi thời gian chỉ ra rằng có mối quan hệ
ngắn và dài hạn: dầu theo sự thay đổi của giá vàng, đồng euro và dầu tác động rất mạnh đến
giá vàng; liên hệ giữa vàng với đồng euro là yếu nhất.
- Nghiên cứu tính chất tiền tệ quốc tế của vàng: Cohen (1971) đã định nghĩa vàng
là tiền tệ quốc tế từ quan điểm của các chức năng tiền tệ; các chức năng của đồng tiền quốc
tế là mở rộng chức năng tiền tệ trong nước ở nước ngoài. Tavlas (1997) cho rằng khi vàng là
một loại tiền tệ hoạt động như một thước đo giá trị, phương tiện trao đổi, cất trữ giá trị trong
các giao dịch quốc tế mà không có sự tham gia của các nước phát hành tiền tệ, điều đó tạo
ra sự quốc tế hóa tiền tệ.
- Nghiên cứu tác động của CSTT đến giá vàng: William D. Lastrapes, George
Selgin (1995a) đã chỉ ra một cú sốc giá vàng tích cực khiến giá vàng tăng 2% do tác động
gây ra sự gia tăng dần dần tỷ lệ quỹ liên bang gần 10 điểm cơ bản sau khoảng 12 tháng, và
giảm dần trữ dự trữ ngoại hối. Những phát hiện này hàm ý rằng Fed trung bình thực sự thay
đổi nguồn dự trữ ngoại hối để đáp ứng với sự thay đổi giá vàng, mặc dù chủ yếu là sau khi
sự thay đổi này được duy trì trong vài tháng.
1.4.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Nguyễn Vân Anh (2009) Với nghiên cứu “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý kinh
doanh vàng theo chức năng của NHTW” tác giả chỉ ra rằng “vàng trong dự trữ ngoại hối là
vàng đóng vai trò tiền tệ. Đồng thời NHTW các nước đều có chính sách quản lý vàng thông
qua việc quản lý vàng thuộc dự trữ ngoại hối quốc gia và quản lý thị trường vàng trong
nước”. Nguyễn Đức Trung (2012) Với nghiên cứu “Giải pháp quản lý thị trường vàng tại
Việt Nam” đã lần đầu tiên sử dụng kinh tế lượng áp dụng cho phân tích mục tiêu và công cụ
NHNN điều tiết thị trường vàng ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2006 đến 2013. Mô hình
nghiên cứu đuọc sử dụng là mô mình VAR gồm 5 biến: giá vàng nội địa, giá vàng quốc tế,
lạm phát, tỷ giá, dự trữ ngoại hối. Nghiên cứu cho thấy lạm phát, tỷ giá, dự trữ ngoại hối
đều có tác động đến giá vàng trong nước. Tác giả đã chỉ ra là chính sách quản lý vàng của
NHNN về cơ bản tác động đến cấu trúc thị trường, ảnh hưởng tích cực đến thị trường ngoại
hối, CSTT. Bùi Kim Yến và Nguyễn Khánh Hoàng (2013) với đề tài nghiên cứu “Quản lý
giá vàng nhìn từ giác độ kinh tế vĩ mô”. Nghiên cứu sử dụng kinh tế lượng là mô hình VAR
cho các biến giá vàng nội địa, giá vàng thế giới, lãi suất huy động, tỷ giá, lạm phát để đưa ra
các nhận định về chính sách QLNN thị trường vàng của NHNN. Nghiên cứu chỉ mối quan
hệ giũa các biến lãi suất huy động, tỷ giá, lạm phát với giá vàng nội địa ở giai đoạn 10 năm
từ 08/2003 đến 07/2013. Qua đó đánh giá những ảnh hưởng tích cực của chính sách QLNN
thị trường vàng của NHNN. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015) với Luận án tiến sĩ “Quản lý
9
nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam”. Đây là một công trình nghiên
cứu có hệ thống về QLNN hoạt động kinh doanh vàng, trong đó tác giả sử dụng phương
pháp điều tra xã hội học bằng các bảng câu hỏi. Bài nghiên cứu đã hệ thống hoá được các
nội dung mang tính chất nội hàm của QLNN, đồng thời đưa ra được hệ thống các tiêu chí
đánh giá mức độ hoàn thiện của chính sách QLNN hoạt động kinh doanh vàng. Tô Ánh
Dương (2009) với nghiên cứu “Quản lý thị trường vàng: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý
chính sách cho Việt Nam”. Thông qua khảo sát thực tiễn 2 thị trường là Trung Quốc và Ấn
Độ tác giả đã đưa ra những kinh nghiệm QLNN cho thị trường vàng Việt Nam là: (i) Quản
lý trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc thị trường, quy luật cung cầu, mục tiêu quản lý của
NHNN là sử dụng tối ưu nguồn lực này. Dùng nguồn lực vàng nhằm phát triển kinh tế ổn
định. (ii) Đề cao quan điểm tự do hoá thị trường, lộ trình cần phù hợp với xu thế chung. Đỗ
Thị Thủy (2010) với bài nghiên cứu “Thị trường vàng Việt Nam năm 2010 - Những tác
động đến chính sách tài chính và hoạt động của các NHTM”, Thông qua việc đánh giá tác
động của biến vĩ mô như tỷ giá, lạm phát đến giá vàng và khảo sát hoạt động của các
NHTM thì nghiên cứu đưa ra những gơị ý chính sách. Trần Ngọc Thơ (2014) với bài nghiên
cứu “Quản lý thị trường vàng: Sứ mệnh của Ngân hàng Nhà nước” bài nghiên cứu chỉ ra
vàng chính là tiền (ultimate money). Do đó quản lý thị trường vàng chính là công cụ của
CSTT nhằm quản lý cung tiền. Đồng thời bằng những biện pháp tất toán trạng thái vàng,
đưa vàng ra bảng cân đối kế toán NHTM thì đã góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô.
1.2. Khoảng trống nghiên cứu
Từ tổng hợp trên, luận án nhận thấy còn tồn tại khoảng trống cần bổ sung, hoàn thiện
như sau: Các nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu chỉ nghiên cứu một phần khía
cạnh của giá vàng, các hoạt động kinh doanh vàng, QLNN với hoạt động kinh doanh vàng.
Tuy nhiên nghiên cứu có hệ thống công tác QLNN đối với thị trường vàng trên giác độ vàng
như một tài sản tài chính thì lại là một khoảng trống đề nghiên cứu. Trong đó gắn chặt công
tác QLNN đối với thị trường vàng với công tác thực thi CSTT. Nghiên cứu thực nghiệm tại
các quốc gia trong từng thời gian khác nhau sẽ có những kết quả khác nhau. Luận án sẽ tiếp
cận theo hướng hệ thống hóa các kênh tác động CSTT lên chính sách QLNN thị trường
vàng, xây dựng mô hình VAR bao gồm nhiều biến số kinh tế vĩ mô có nền tảng là các lý
thuyết kinh tế và xây dựng kịch bản các cú sốc từ bên ngoài và từ chính sách QLNN đối với
thị trường vàng theo tháng. Việc lượng hóa mối quan hệ này trong mô hình sẽ là một hướng
nghiên cứu mang tính ứng dụng thực tiễn cao. Luận án sẽ phân tích ảnh hưởng các cú sốc
bên ngoài và chính sách QLNN đối với thị trường vàng trong nước thông qua các biến kinh
tế vĩ mô như: lãi suất, tỷ giá, lạm phát, dự trữ ngoại hối quốc gia. Dữ liệu phân tích theo
tháng, từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm, luận án sẽ đề xuất một số giải pháp liên quan
nhằm hoàn thiện chính sách QLNN đối với thị trường vàng tại Việt Nam.
10
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG VÀNG
TẠI VIỆT NAM
2.1. Thực tiễn thị trường vàng Việt Nam
2.1.1. Khái quát chung
Ở Việt Nam trải qua thời gian dài chiến tranh và bất ổn chính trị, vàng được sử dụng
như một cơ chế tiết kiệm truyền thống và thậm chí sử dụng như phương tiện thanh toán và
tiêu chuẩn giá cả cho giao dịch tài sản có giá trị lớnQLNN đối thị trường vàng luôn có quan
hệ hữu cơ với điều hành CSTT ở Việt Nam do những gắn kết cả về luật định và cơ chế.
2.1.2. Giai đoạn từ trước năm 2006 – Thị trường vàng bắt đầu có sự kiểm soát
Năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 174/1999/NĐ-CP nhằm mở rộng hoạt
động kinh doanh trên thị trường vàng. Trong năm 2004 để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô
và hỗ trợ XK, NHNN tiến hành điều chỉnh giảm tỷ giá VNĐ/USD, thu hẹp biên độ chênh
lệch giữa tỷ giá niêm yết ở NHTM và tỷ giá ngoài thị trường tự do. Ước tính tăng trưởng tín
dụng toàn hệ thống bình quân 29% một năm. Ngay lập tức thị trường vàng trong nước được
hỗ trợ tạo đà phát triển mở rộng cả về quy mô lẫn cấu trúc.
2.1.3. Giai đoạn từ 2006 đến 2009 – Bùng nổ thị trường vàng
Thời kỳ này thị trường vàng trong nước liên tục biến động, luôn phát triển nóng với
sự bùng nổ các đơn vị kinh doanh vàng có chức năng sản xuất. Bắt đầu từ năm 2007, các
NHTM Việt Nam đưa ra loại hình kinh doanh mới là Sàn giao dịch vàng. Trong thời kỳ này,
nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát NHNN tiến hành thực hiện CSTT thắt chặt. Các NHTM Việt
Nam ngay lập tức chuyển sang lĩnh vực kinh doanh vàng trên tài khoản sau khi NHNN thắt chặt
các tiêu chí cho vay đối với các hoạt động cho vay truyền thống của NHTM. Giá vàng liên tục
gia tăng, cộng với sự ưa chuộng tích trữ vàng từ lâu nay khiến người dân có tâm lý mua
vàng. Nhu cầu vàng trong nước gia tăng đã tạo ra một biên độ chênh lệch cao giữa giá vàng
trong nước và thế giới, gây áp lực lên cầu USD để phục vụ nhập khẩu vàng. Tình trạng
này diễn ra trong một thời gian dài, gây tâm lý hoang mang cho người dân.
2.1.4. Giai đoạn từ 2010 – nay: NHNN kiểm soát thị trường vàng bằng các công cụ
hành chính, gắn QLNN với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô
Thị trường vàng chứng kiến sự bùng nổ của thị trường năm 2009 tuy nhiên đằng sau
bức tranh đấy là những bất ổn tiềm tàng do công tác QLNN còn chưa theo kịp với tốc độ
phát triển của thị trường. Ngày 30/12/2009, Chính phủ ban hành lệnh chỉ thị 369/TB-VPCP
cho việc đóng cửa tất cả các sàn giao dịch vàng với thời hạn là ngày 30/03/2010. Tháng
04/2011NHNN ban hành Thông tư 11/2011/TT-NHNN trong đó nội dung chính là NHNN
11
cấm các NHTM tham gia cho vay vàng hoặc nhận tiền gửi bằng vàng (gọi là "huy động
vàng") với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Nghị định 24/2012/NĐ-CP đặc biệt cấm vàng miếng
làm phương tiện thanh toán/ trung gian trao đổi, Nhà nước chuyển sang sản xuất độc quyền
các vàng miếng, đây là đơn vị duy nhất được nhập khẩu và xuất khẩu nguyên liệu vàng,
kinh doanh vàng miếng chỉ có thể được thực hiện bởi các pháp nhân được cấp phép. NHNN
giữ vàng vào một phần trong danh mục của dự trữ ngoại tệ chính thức.
2.2. Phân tích thực trạng thị trường vàng
2.2.1. Tình hình biến động giữa giá vàng nội địa và thế giới
Từ năm 2012 có sự thu hẹp rõ ràng biên độ dao động của giá vàng nội địa và thế giới.
Bằng những biện pháp kiên quyết và nỗ lực thông qua quá trình tác động của NHNN thì giá
vàng nội địa đã ổn định hơn trước biến động giá vàng thế giới, qua đó bình ổn được thị
trường.
2.2.2. Tính liên thông của thị trường vàng và thị trường ngoại tệ
Khi NHNN ban hành Nghị định 24/2012/NĐ-CP quan hệ tương quan giữa chỉ số giá
vàng và USD đã có sự thay đổi, tương quan không rõ ràng như thời kỳ trước. Do đó phần nào
thấy được hiệu quả của chính sách mang lại của NHNN trong kiểm soát thị trường vàng.
2.2.3. Chênh lệch giá vàng nội địa và giá vàng quốc tế
Việc tạm thời ngừng liên thông thị trường vàng nội địa với quốc tế bằng công cụ
hành chính là một bước đi bắt buộc và có tính thận trọng nhằm đảm bảo cho an ninh tiền tệ,
sức khỏe nội tại của nền kinh tế trước những biến động mang tính chất liên tục và thường
xuyên của giá vàng thế giới. Tồn tại biên độ chênh lệch giá vàng nội địa với quốc tế là kết
quả tất yếu và do một số nguyên nhân cụ thể sau đây:
2.2.3.1. Mất cân đối giữa cung và cầu vàng nội địa
2.2.3.2. Tính biến động cao của giá vàng thế giới
2.3. Đánh giá các biện pháp QLNN thị trường vàng của NHNN
2.3.1. Mục tiêu QLNN thị trường vàng của NHNN
Thứ nhất, tăng cường chống vàng hóa một cách toàn diện. Thứ hai, kiểm soát cung
vàng miếng ra thị trường một cách nhất quán. Thứ ba, bình ổn thị trường vàng trong nước
gắn chặt bình ổn kinh tế vĩ mô.
2.3.2. Những mặt tích cực
2.3.2.1. Chính sách chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng tại các TCTD
NHNN thể hiện những định hướng ban đầu đối với TCTD trong huy động, vay vốn
12
bằng vàng theo hướng thắt chặt. Bước đi này của NHNN đã tạo ra sự giảm áp kịp thời cho
thanh khoản của hệ thống vào thời điểm cuối năm 2012, giữ được sự ổn định cần thiết cho
giá vàng. Đồng thời kết hợp các biện pháp đấu thầu vàng cho các NHTM nhằm tất toán
trạng thái vàng thì NHNN đạt được một lúc 2 mục tiêu song song: đảm bảo được giá vàng
và thị trường vàng ổn định; vàng được loại trừ hoàn toàn khỏi 2 bên tài sản nợ và có của các
NHTM.
2.3.2.2. Chính sách quản lý hoạt động kinh doanh, sản xuất vàng
Bằng quyết tâm cao nhất của mình trong QLNN hoạt động kinh doanh vàng theo
hướng chặt chẽ và kỷ luật hơn, Chính phủ đã ban hành Nghị định 24. Nghị định cũng làm
ảnh hưởng lớn đến tâm lý thị trường, giá vàng giảm nhưng người dân không mua vàng vào
mà tiếp tục chờ đợi thêm những thông tin của thị trường, đặc biệt tâm lý đầu cơ gần như
biến mất.
2.3.2.3. Các biện pháp chống vàng hóa
Thứ nhất, nâng cao hiệu lực điều hành CSTT của NHNN. Thứ hai, giúp ổn định thị
trường ngoại hối.
2.3.2.4. Các biện pháp nhằm bình ổn thị trường vàng
- NHNN đã tạo được một cơ chế phễu trong việc tập trung nguồn lực tái đầu tư cho
cho nền kinh tế. Thống nhất 1 thương hiệu vàng giúp việc nhận diện dễ dàng, quyền lợi
người dân được đảm bảo. Đồng thời NHNN dễ dàng kiểm soát được chất lượng vàng
miếng lưu hành.
- Vai trò bình ổn thị trường được Chính phủ và NHNN thực hiện một cách chặt chẽ và
xuyên suốt.
2.3.3. Những hạn chế cần khắc phục
2.3.3.1. Hạn chế trong xác định mục tiêu, hoạch định chiến lược phát triển thị trường vàng
Thứ nhất, các cơ quan QLNN chưa có tầm nhìn dài hạn đối với thị trường vàng, dẫn
tới xây dựng chính sách luôn chậm hơn tiến trình phát triển của thị trường. Thứ hai, các quy
định của NHNN đều mang tính chất giải quyết tình huống cụ thể mà chưa có quy định cụ
thể định hình Chiến lược phát triển thị trường vàng hay Đề án Phát triển thị trường vàng.
2.3.3.2. Hạn chế trong khung pháp lý điểu chỉnh thị trường vàng
Thứ nhất, NHNN lại chưa ban hành quy định nào liên quan hoạch định tổng thể, thiết
kế chi tiết và xây dựng thị trường vàng. Thứ hai, một số chính sách QLNN đối với thị
trường vàng còn thiếu tính toàn diện. Thứ ba, các quy định pháp lý đến hoạt động thị trường
vàng chưa thống nhất với quy định pháp luật khác. Thứ tư, tính ổn định của chính sách
QLNN thị trường vàng chưa cao.
13
2.3.3.3. Hạn chế trong tổ chức bộ máy QLNN thị trường vàng
Thứ nhất, bộ máy QLNN thị trường vàng ở Việt Nam là sản phẩm có tính chất giải
quyết tình thế có tính chủ quan của các nhà quản lý, chứ chưa thực sự xuất phát từ nội hàm
phát triển của thị trường vàng. Thứ hai, chưa phù hợp thông lệ quốc tế là đều hình thành 1
cơ quan chuyên trách, độc lập quản lý thị trường vàng, do đó phần nào giảm tính độc lập,
tính linh hoạt trong điều hành quản lý thị trường vàng. Thứ ba, tổ chức bộ máy QLNN nhà
nước đối với thị trường vàng vẫn thiên về tổ chức thực thi hành chính của nhà nước do
NHNN đảm trách.
2.3.3.4. Hạn chế trong chính sách và công cụ QLNN đối với thị trường vàng
Thứ nhất, hệ thống chính sách và công cụ còn chưa nhất quán, nhiều mặt còn hạn
chế. Thứ hai, các chính sách công cụ gây ra hiện tượng áp chế tài chính, ảnh hưởng đến tính
ổn định của chính sách và gây ra sự phân biệt các chủ thể kinh doanh trên thị trường.
2.3.3.5. Chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng miếng
Thứ nhất, tính công khai, minh bạch các quy định về quy trình đấu thầu vàng miếng,
thông báo kết quả đấu thầu, thông báo khối lượng vàng miếng mua, bán của NHNN còn
chưa cao. Thứ hai, các chính sách huy động vàng dự trữ trong dân chưa phát huy được tính
hiệu quả.
2.3.3.6. Chính sách thuế quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Thứ nhất, trên thực tế thì tính khả thi và hiệu quả của việc tính thuế GTGT theo
phuơng pháp tính GTGT theo phương pháp trực tiếp với cùng một mức thuế suất được áp
dụng đối với cơ sở kinh doanh hỗn hợp vừa có hoạt động kinh doanh vàng vừa có hoạt động
chế tác vàng chưa cao. Thuế TTĐB hoạt động kinh doanh vàng chưa thể hiện được vai trò là
công cụ định hướng của mình.
2.3.3.7. Vấn đề nhập lậu vàng
Trên thực tế vấn đề nhập lậu vàng luôn là vấn đề có tính lịch sử ở Việt Nam, khi những
kênh chính ngạch nhập khẩu vàng bị hạn chế thì sẽ song song tồn tại những kênh tiểu ngạch
không chính thức, những kênh này tồn tại rất đa dạng về hình thức.
14
CHƯƠNG 3
MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHINH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG VÀNG VỚI CÁC BIẾN KINH TẾ VĨ MÔ
3.1. Thiết kế nghiên cứu
3.1.1. Mô hình nghiên cứu
Kế thừa quan điểm các quan điểm của các mô hình khác thì tác giả lựa chọn 6 biến là:
Giá vàng nội địa, Giá vàng quốc tế, Dự trữ ngoại hối quốc gia, Lãi suất huy động bình quân
dưới 12 tháng của Vietcombank, Tỷ giá đồng USD/VNĐ của Ngân hàng Vietcombank, Lạm
phát Việt Nam (Chỉ số CPI). Các biến của mô hình đều được chuyển thành sai phân bậc 1 của
logarit tự nhiên thay vì để giá trị tuyệt đối.
3.1.2. Mẫu nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và phương pháp phân tích
Mẫu quan sát gồm 132 quan sát (11*12 tháng) trong giai đoạn tháng 01/2006 đến tháng
12/2016, các biến VNGOLD, INTERGOLD, INTEREST, VCBXRATE được lấy bình quân theo
tháng, các biến VNCPI, FRES được lấy theo tháng. Tác giá phân tách dữ liệu thành 2 giai đoạn
là từ tháng 1/2006 đến trước thời điểm Nghị định 24 hiệu lực (04/2012) và giai đoạn từ khi
Nghị định 24 chính thức được thực thi, NHNN chính thức siết chặt quản lý thị trường vàng
tháng 5/2012 đến 12/2016 để làm rõ mối quan hệ giữa tỷ giá với giá vàng trong 2 quan đoạn
này. Luận án sử dụng mô hình Vector tự hồi quy (VAR - Vector Autoregression) để phân tích
tác động chính sách QLNN thị trường vàng. Phần mềm EVIEW9 được sử dụng để sử dụng để
phân tích mô hình trên
Hệ phương trình ước lượng
Mô hình được ước lượng gồm 1 hệ phương trình như sau:
GOLDVNt = α1 + +
+ + +
+ ε1t
Trong đó:
k: Giá trị độ trễ
α, γ, , , ε : ma trận hệ số vuông của phương trình
3.3. Kết quả chạy mô hình và thảo luận
3.3.1. Kết quả kiểm định tính dừng và độ trễ mô hình
(i) Kiểm định tính dừng
15
Thực hiện kiểm định ADF Test cho mô hình VAR thì tất cả các biến VNGOLD,
INTERGOLD, FRES, INTEREST, VNCPI, VCBXRATE đều dừng ở sai phân bậc 1 với
mức ý nghĩa 1%. Do vậy theo Sim, C.A (1980) các biến trên đều có thể sử dụng được trong
mô hình VAR.
(ii) Lựa chọn độ trễ cho mô hình VAR
Kết quả cho thấy các kiểm định FPE, AIC, SC, HQ đều cho độ trễ là 1, còn kiểm
định LR lại là 5. Do vậy tác giả lựa chọn đỗ trễ tối ưu là 1 cho mô hình VAR giai đoạn 1 (do
có số kiểm định thống kê nhiều hơn).
Kết quả cho thấy các kiểm định FPE SC, HQ đều cho độ trễ là 0, còn kiểm định
LR, AIC là 6. Theo kinh nghiệm thì bất cứ chính sách nào đều cũng có độ trễ nhất định,
Do vậy nghiên cứu tiếp tục sử dụng kiểm định Portmanteau để xác định độ trễ tối ưu.
Kiểm định Portmanteau cho mô hình VAR cho thấy độ trễn tối ưu của mô hình VAR giai
đoạn 2 là 1. Do vậy nghiên cứu sẽ sử dụng mô hình VAR giai đoạn 2 với độ trễ tối ưu là
1.
3.3.2. Kết quả kiểm định tự tương quan phần dư và tính ổn định của mô hình
(i) Kiểm định tự tương quan phần dư
Ta có mô hình VAR giai đoạn 1 với độ trễ là 1 không có hiện tượng tự tương quan.
Ta có mô hình VAR giai đoạn 2 với độ trễ là 1 không có hiện tượng tự tương quan.
(ii) Kiểm tra tính ổn định của mô hình
Sử dụng kiểm định AR ROOT TEST ta có cả mô hình VAR của 2 giai đoạn 1 và 2 với độ
trễ là 1 đã vượt qua được các kiểm định căn bản do đó có thể ứng dụng trong phân tích và dự báo.
3.3.3. Kết quả của hàm phản ứng đẩy (Impulse-Response)
(i) Quan hệ giữa tỷ giá với giá vàng trong nước và quốc tế
- Hàm phản ứng đẩy (Impulse-Response) giữa VCBXRATE và VNGOLD,
INTERGOLD của mô hình VAR giai đoạn 1
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2
16
Kết quả phản ứng đẩy cho thấy trước khi ban hành Nghị định 24/2012/NĐ-CP về
quản lý hoạt động kinh doanh vàng thì ngay tại thời điểm có cú sốc tăng giá vàng trong
nước với độ lớn là 1 lần độ lệch chuẩn thì tỷ giá bán của Vietcombank cũng tăng 0,2%, giá
vàng quốc tế tăng 1 lần độ lệch chuẩn thì tỷ giá bán của Vietcombank tăng lên 0,5%. - Hàm
phản ứng đẩy (Impulse-Response) giữa VCBXRATE và VNGOLD, INTERGOLD của mô
hình VAR giai đoạn 2
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2
Ngược lại, kết quả phản ứng đẩy tại hình 4.3 cho thấy sau khi ban hành Nghị định 24
thì tỷ giá lại quay đầu giảm khi có cú sốc tăng giá vàng. Mối quan hệ trong giai đoạn từ
tháng 5/2012 đến tháng 12/2016 là giá vàng trong nước tăng 1 lần độ lệch chuẩn thì tỷ giá
bán của Vietcombank giảm 0,10% sau đó 1 tháng rồi nhanh chóng cân bằng trở lại trong khi
giá vàng quốc tế tăng 1 lần độ lệch chuẩn cũng khiến tỷ giá Vietcombank giảm khoảng
0,03% nhưng lại phản ứng diễn ra ngay tại thời điểm giá vàng tăng (không có độ trễ). Điều
này chứng tỏ quan hệ giữa tỷ giá với giá vàng thế giới sau Nghị định 24 là quan hệ nghịch
chiều và phản ứng của tỷ giá với giá vàng thế giới nhanh hơn so với giá vàng trong nước.
Như vậy, việc áp dụng Nghị định 24 đã làm thay đổi bản chất và chiều hướng mối quan hệ
giữa tỷ giá với giá vàng trong nước (quốc tế).
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2
17
(ii) Quan hệ giữa CPI với giá vàng trong nước
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2
Khi có cú sốc về giá vàng thì CPI không biến động ngay lập tức tuy nhiên sẽ có xu
hướng tăng lên đỉnh điểm ở 2 tháng, sau đó giảm dần trong vòng 6-7 tháng. Tuy nhiên ở
giai đoạn 2 xu hướng biến động của CPI có chiều hướng nhỏ hơn.
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2
Tại giai đoạn 1 khi chỉ số CPI tăng 1 lần độ lệch chuẩn thì giá vàng tăng 1,3%, nhưng
sau đó lại giảm rồi tiến lại về cân bằng. Tuy nhiên đến giai đoạn 2 thì CPI tăng 1 lần độ lệch
chuẩn thì giá vàng giảm 0,3% sau đó ổn định lại trong vòng 6 tháng.
(iii) Quan hệ giữa lãi suất với giá vàng trong nước
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2
Khi có cú shock về giá vàng tăng 1 lần độ lệch chuẩn thì ở giai đoạn 1 thì lãi suất huy
động bình quân tăng 2,6%. Tuy nhiên ở giai đoạn 2 xu thì lãi suất gần như không biến động.
18
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2
Chiều ngược lại thì cú shock của l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_quan_ly_nha_nuoc_doi_thi_truong_vang_tai_vie.pdf