Thực trạng thị trường sản phẩm công nghệ thông tin
Thị trường sản phẩm phần cứng – điện tử: Mang đậm đặc điểm của một
nền sản xuất nhận chuyển giao công nghệ. Do không chủ động được về
công nghệ và nguyên liệu, các doanh nghiệp trong nước đóng vai trò mờ
nhạt, không điều tiết được thị trường. Thị phần máy tính có thương hiệu
quốc tế, ước tính khoảng 15-30%, dòng máy tính lắp ráp không có thương
hiệu khoảng 65-70% do giá cả mềm và linh hoạt, còn dòng máy tính thương
hiệu nội địa chiếm khoảng 15-30%. Riêng thị phần máy tính xách tay tại
Việt Nam có hơn 90% thị phần thuộc về các thương hiệu nước ngoài. Thị
phần máy tính xách tay thương hiệu Việt chỉ khiêm tốn ở mức trên dưới
10% nhưng chất lượng không quá thua kém so với máy tính ngoại. Thị
trường nội địa thời gian tới có xu hướng nghiên cứu thiết kế sản phẩm, lựa
chọn linh kiện và gắn mác sản phẩm, tập trung phát triển các sản phẩm điện
thoại thông minh, máy tính bảng giá rẻ mang thương hiệu Việt Nam. Thị
trường xuất khẩu chủ yếu tập trung từ khu vực liên doanh thông qua hoạt
động gia công, lắp ráp.
Thị trường sản phẩm phần mềm: Thị trường nội địa chủ yếu phụ thuộc
vào sức mua của các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước đầu tư từ NSNN do
quyết tâm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong CQNN của Đảng, Nhà nước.
Một lý do khác nữa là do sức ép của quá trình hội nhập đòi hỏi phải nâng
cao hiệu quả hoạt động, tự động hóa quy trình sản xuất, nâng cao năng lực
cạnh tranh trong các ngành chủ lực. Có tới 70% DNPM chủ yếu định hướng
thị trường trong nước - là môi trường để các DN rèn luyện, nâng cao năng
lực. Đối với thị trường ngoài nước, doanh nghiệp phần mềm Việt Nam cung
cấp dịch vụ gia công phần mềm là chủ yếu. Tổ chức A.T. Kearney đã đánh13
giá Việt Nam xếp hạng thứ 10 trong số các quốc gia hấp dẫn nhất về gia
công phần mềm.Thị trường nước ngoài chủ yếu tập trung vào khu vực Bắc
Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản.
28 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý Nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin tại Việt Nam - Tô Hồng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của cơ chế thị trường đối với hoạt động sản xuất sản phẩm
phần cứng, phần mềm máy tính; (iv) Vai trò định hướng cho các hoạt động
sản xuất CNCNTT, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực để dẫn dắt thị
trường; (v) Vai trò lựa chọn sử dụng những công cụ quản lý có hiệu quả cao
tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển CNCNTT.
2.2.3. Đặc điểm của quản lý nhà nước về CNCNTT
Mục này, luận án nghiên cứu các đặc điểm QLNN về CNCNTT nước
ta hiện nay gồm: (i) CNTT cũng như các hoạt động sản xuất sản phẩm
CNTT tiến bộ rất nhanh, nhiều công nghệ mới liên tục ra đời do đó công tác
QLNN chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng của công nghệ mới; (ii)
CNCNTT là ngành sản xuất công nghệ cao, tự động hóa thay thế con người
ở hầu hết các khâu do đó công tác QLNN khác căn bản với các ngành công
nghiệp truyền thống trước đây. Đây là một thách thức với hệ thống QLNN
Việt Nam vốn xuất phát điểm từ nền sản xuất nông nghiệp thủ công, chịu
ảnh hưởng của chiến tranh kéo dài; (iii) Ngành CNCNTT mới hình thành ở
Việt Nam hơn 10 năm và đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển do đó
QLNN vẫn đang trong quá trình xây dựng và từng bước hoàn thiện; (iv) Hệ
thống thể chế QLNN về CNCNTT vẫn còn thiếu, chất lượng chưa cao và
chậm được cập nhật phù hợp với sự phát triển của công nghệ và tình hình
thực tế; (v) Hoạt động thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm về
CNCNTT gặp rất nhiều khó khăn do các quy định pháp luật còn thiếu, ranh
giới giữa các khái niệm truyền thống bị thay đổi; (vi) Tổ chức bộ máy
QLNN về CNCNTT đã được triển khai từ Trung ương đến địa phương
nhưng còn mỏng, kiêm nhiệm và chất lượng chưa cao, cón sự chồng lấn
QLNN giữa các cơ quan.
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước CNCNTT
Mục này, luận án phân tích các yếu tố chủ quan, khách quan ảnh
hưởng đến QLNN về CNCNTT gồm: (i) Yếu tố về tiến bộ khoa học công
nghệ; (ii) Yếu tố môi trường chính trị; (iii) Yếu tố môi trường kinh tế, xã
9
hội; (iv) Các yếu tố lịch sử phát triển của quốc gia và truyền thống, văn hóa
dân tộc; (v) Các yếu tố quốc tế; (vi) Ngoài ra, các yếu tố khác như khủng
hoảng kinh tế trong và ngoài nước; biến động chính trị thế giới; biến đổi khí
hậu, thiên tai cũng có tác động ở các mức độ khác nhau tới QLNN về
CNCNTT.
2.3. Xu hướng phát triển của hoạt động quản lý nhà nước về
công nghiệp công nghệ thông tin
2.3.1. Xu hướng phát triển hoạt động sản xuất sản phẩm CNTT
Mục này, luận án phân tích các xu hướng phát triển hoạt động sản xuất
sản phẩm CNTT gồm: (i) Số lượng người làm việc từ xa sẽ tăng đáng kể;
(ii) Hợp tác trở thành trung tâm của văn hóa CNTT; (iii) Sự trải nghiệm của
người sử dụng ngày càng quan trọng; (iv) Xu hướng phổ biến cáp quang;
(v) Xu hướng không dây, di động; (vi) Xu hướng ứng dụng công nghệ
chuỗi khối (blockchain); (vii) Xu hướng in 3D để sản xuất sản phẩm
CNTT; (viii) An toàn thông tin mạng sẽ là mối quan tâm lớn; (ix) Xu hướng
tự động hóa bằng robot.
2.3.2. Xu hướng hoạt động quản lý nhà nước về CNCNTT
Mục này, luận án phân tích một số xu hướng QLNN về CNCNTT bao
gồm: (i) “Năng động” hơn, cộng tác chặt chẽ hơn với doanh nghiệp CNTT
và cộng đồng; “Thông minh” hơn để xác định rõ giới hạn, dự báo được
tương lai; (ii) Minh bạch hơn; (iii) Phân cấp, giao trách nhiệm nhiều hơn;
(iv) Tập trung nhiều hơn vào tạo hành lang pháp lý; (v) QLNN chuyển từ
hành chính sang phục vụ, có sự tham gia của khu vực tư; (vi) Hỗ trợ nhiều
hơn các doanh nghiệp CNTT trong nước.
2.4. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý nhà nước đối với công
nghiệp công nghệ thông tin và bài học rút ra cho Việt Nam
2.4.1. Kinh nghiệm Hàn Quốc
Liên quan đến lĩnh vực CNTT, Hàn Quốc ban hành 3 bộ luật là Luật
Chính phủ điện tử (tháng 3/2001), Luật thúc đẩy CNCNTT (năm 2009) và
Luật thúc đẩy cung cấp và sử dụng dữ liệu công cộng (năm 2013). Luật
thúc đẩy CNCNTT tập trung vào tạo hành lang pháp lý, mở đường cho các
quy định thúc đẩy sản xuất phần cứng, phần mềm và nguồn nhân lực. Luật
cũng quy định các nội dung bao gồm: Thành lập cơ quan quốc gia chuyên
trách về CNCNTT, quy định xử phạt trong lĩnh vực CNCNTT. Ngoài ra, để
thúc đẩy ngành CNPM, Hàn quốc còn có riêng một luật chuyên ngành về
công nghiệp phần mềm. Việt Nam cần nghiên cứu, tổng kết hơn 10 năm
ban hành và thực thi Luật CNTT năm 2006, tham khảo các bộ luật nói trên
10
của Hàn Quốc để có thể sửa đổi, tách thành các luật thành phần nhằm nâng
cao vai trò của QLNN về CNCNTT
2.4.2. Kinh nghiệm Trung Quốc
Thành công của Trung Quốc là do có chiến lược phát triển đúng đắn
như thu hút đầu tư nước ngoài, liên kết chặt chẽ với các cơ sở nghiên cứu
và các hãng, nhập khẩu có lựa chọn. Bài học cho Việt Nam là xây dựng
được chiến lược phát triển đúng đắn, trong đó tập trung phát triển các khu
CNTT tập trung để thu hút đầu tư nước ngoài; phát huy vai trò quan trọng
của QLNN trong việc phát triển sản xuất sản phẩm phần cứng điện tử, đó là
vai trò định hướng và điều tiết chung, tạo thuận lợi cho sản xuất phát triển.
2.4.3. Kinh nghiệm Ấn Độ
Chính sách QLNN đối với CNPM đã làm nên thành công của Ấn Độ
phải kể đến 04 điểm chính là: (i) Nguồn nhân lực dồi dào, thành thạo Anh
ngữ; (ii) Thu hút được nhiều công ty đa quốc gia đầu tư; (iii) Thu hút đông
đảo lực lượng Ấn kiều; (iv) Chiến lược tập trung cho dịch vụ gia công. Bài
học rút ra từ kinh nghiệm của Ấn độ là đẩy mạnh thu hút đầu tư thông qua
xây dựng, công nhận chuỗi các khu CNTT tập trung, phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao phục vụ thị trường trong nước.
2.4.4. Kinh nghiệm Ailen
Ailen nhờ xây dựng các kế hoạch phát triển quốc gia (National
Development Plans) và chiến lược phát triển khoa học công nghệ (Strategy
for Science Technology and Innovation 2006-2013), đưa ra chiến lược mới
(The New Software Economy) cho CNPM là tập trung vào phát triển các
mô hình và sản phẩm mới dựa trên nền điện toán đám mây, do đó ngành
CNPM khá thành công. Chính phủ đặt chiến lược mở rộng các khu công
viên phần mềm và đầu tư mạnh mẽ cho R&D thông qua Quỹ khoa học công
nghệ (Science Foundation Ireland) và Quỹ đầu tư mạo hiểm (do Chính phủ
và doanh nghiệp cùng góp vốn). Bài học cho Việt Nam là cần xây dựng và
triển khai các kế hoạch, chiến lược quốc gia trong đó chú trọng thu hút đầu
tư nước ngoài vào các công viên phần mềm, chú trọng đầu tư R&D.
Tiểu kết chương 2
Chương 2 nghiên cứu khái niệm xác định phạm vi nghiên cứu, xác
định vai trò ngày càng quan trọng, đặc điểm riêng của CNCNTT Việt Nam.
Trên cơ sở đó, chi tiết các nội dung QLNN, vai trò đặc biệt quan trọng của
QLNN với ngành CNCNTT Việt Nam, phân tích đặc điểm, yếu tố ảnh
hưởng và xu hướng phát triển QLNN về CNCNTT cũng như kinh nghiệm
Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Len.
11
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM
3.1. Thực trạng hoạt động sản xuất công nghiệp công nghệ thông tin
3.1.1. Thực trạng doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin
Doanh nghiệp phần cứng –điện tử (PC-ĐT): Các doanh nghiệp FDI đa
số là các doanh nghiệp lớn định hướng xuất khẩu, trang thiết bị hiện đại,
công nghệ cao và đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu ngành hàng cũng
như xuất khẩu. Hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam là các DNVVN,
thực hiện khâu lắp ráp và thương mại dịch vụ là chính. Các doanh nghiệp
Nhà nước (DNNN) đa phần có cơ sở hạ tầng tốt, trình độ công nghệ trung
bình và hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối hiệu quả nhưng những
năm gần đây mức tăng trưởng đã chững lại. Các doanh nghiệp tư nhân đều
là các doanh nghiệp nhỏ, chỉ có số ít quy mô vừa, tuy mức tăng trưởng của
các doanh nghiệp tư nhân cao song phần giá trị gia tăng vẫn rất thấp do
tiềm lực tài chính và công nghệ bị hạn chế.
Doanh nghiệp phần mềm (PM): Phần đông các doanh nghiệp PM Việt
Nam vẫn là các công ty vừa và nhỏ, với năng lực cạnh tranh còn hạn chế,
quy trình sản xuất và quản lý chất lượng chưa cao, đội ngũ chuyên gia bậc
cao còn ít, chưa có kinh nghiệm marketing. Mặc dù vậy, Việt Nam đã có
được một số doanh nghiệp đạt chứng về quy trình quản lý chất lượng sản
xuất phần mềm quốc tế CMMI mức 3, 4, 5 và các chứng chỉ quốc tế khác
có uy tín trong lĩnh vực sản xuất phần mềm, đảm bảo an toàn thông tin như
ISO 27001.
3.1.2. Thực trạng sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin
Sản phẩm phần cứng - điện tử: Cơ cấu sản phẩm phần cứng - điện tử
mất cân đối nghiêm trọng, đầu tư vào sản phẩm chuyên dùng tin học chỉ
chiếm khoảng 11,5%. Thị trường máy tính bao gồm máy tính để bàn, máy
tính xách tay, máy tính bảng, smartphone tăng trưởng bình quân hàng năm
vào khoảng 15 - 20%. Khoảng 80% thị trường máy tính bàn nằm trong tay
các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên sản xuất ngày càng thu hẹp do các
công ty máy tính Việt Nam chưa vượt ra khỏi giới hạn lắp ráp những mẫu
máy tính để bàn đồng bộ trang bị cho văn phòng, trường. Máy tính xách
tay, máy tính bảng, smartphone đang chiếm lĩnh thị trường nhưng thực tế
hiện các công ty Việt Nam gần như bỏ ngỏ phân khúc thị trường này.
12
Sản phẩm phần mềm, thời gian qua, các đơn vị sản xuất phần mềm Việt
Nam đã cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm có giá trị, đáng chú ý là
các loại sản phần mềm quản lý như phần mềm kế toán, phần mềm nhân sự,
phần mềm quản lý đầu tư...Đặc biệt, nhiều phần mềm chuyên dùng phục vụ
viễn thông, phần mềm phục vụ Chính phủ điện tử cũng đã được các tập
đoàn VNPT, Viettel đẩy mạnh phát triển. Các doanh nghiệp phần mềm Việt
Nam khác như FSoft, CSC, TMA, Global Cybersoft,... đã phát triển nhiều
sản phẩm và dịch vụ phần mềm trên nền điện toán đám mây, đẩy mạnh gia
công phần mềm cho thị trường Nhật Bản, Bắc Mỹ và Châu Âu. Đồng thời,
nhiều sản phẩm phần mềm nguồn mở đã được đầu tư, phát triển và bản địa
hóa.
3.1.3. Thực trạng thị trường sản phẩm công nghệ thông tin
Thị trường sản phẩm phần cứng – điện tử: Mang đậm đặc điểm của một
nền sản xuất nhận chuyển giao công nghệ. Do không chủ động được về
công nghệ và nguyên liệu, các doanh nghiệp trong nước đóng vai trò mờ
nhạt, không điều tiết được thị trường. Thị phần máy tính có thương hiệu
quốc tế, ước tính khoảng 15-30%, dòng máy tính lắp ráp không có thương
hiệu khoảng 65-70% do giá cả mềm và linh hoạt, còn dòng máy tính thương
hiệu nội địa chiếm khoảng 15-30%. Riêng thị phần máy tính xách tay tại
Việt Nam có hơn 90% thị phần thuộc về các thương hiệu nước ngoài. Thị
phần máy tính xách tay thương hiệu Việt chỉ khiêm tốn ở mức trên dưới
10% nhưng chất lượng không quá thua kém so với máy tính ngoại. Thị
trường nội địa thời gian tới có xu hướng nghiên cứu thiết kế sản phẩm, lựa
chọn linh kiện và gắn mác sản phẩm, tập trung phát triển các sản phẩm điện
thoại thông minh, máy tính bảng giá rẻ mang thương hiệu Việt Nam. Thị
trường xuất khẩu chủ yếu tập trung từ khu vực liên doanh thông qua hoạt
động gia công, lắp ráp.
Thị trường sản phẩm phần mềm: Thị trường nội địa chủ yếu phụ thuộc
vào sức mua của các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước đầu tư từ NSNN do
quyết tâm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong CQNN của Đảng, Nhà nước.
Một lý do khác nữa là do sức ép của quá trình hội nhập đòi hỏi phải nâng
cao hiệu quả hoạt động, tự động hóa quy trình sản xuất, nâng cao năng lực
cạnh tranh trong các ngành chủ lực. Có tới 70% DNPM chủ yếu định hướng
thị trường trong nước - là môi trường để các DN rèn luyện, nâng cao năng
lực. Đối với thị trường ngoài nước, doanh nghiệp phần mềm Việt Nam cung
cấp dịch vụ gia công phần mềm là chủ yếu. Tổ chức A.T. Kearney đã đánh
13
giá Việt Nam xếp hạng thứ 10 trong số các quốc gia hấp dẫn nhất về gia
công phần mềm.Thị trường nước ngoài chủ yếu tập trung vào khu vực Bắc
Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản.
3.1.4. Thực trạng nhân lực công nghệ thông tin
Số lượng các cơ sở đào tạo chính quy dài hạn về CNTT tương đối dồi
dào chiếm khoảng 2/3 tổng số cơ sở đào tạo đại học. Chỉ tiêu tuyển sinh đại
học, cao đẳng ngành CNTT cũng tăng theo từng năm. Tuy nhiên, sinh viên
CNTT sau khi tốt nghiệp chưa thể gia nhập ngay thị trường lao động trong
môi trường công nghiệp do thiếu ngoại ngữ và kỹ năng mềm do đó thiếu
hụt cả về số lượng và chất lượng. Đào tạo ngắn hạn về CNTT phát triển đa
dạng, hỗ trợ đắc lực cho dài hạn nhưng chưa được kiểm soát tốt, nhất là về
chất lượng.
3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về CNCNTT
3.2.1. Thực trạng chủ trương, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, chương trình phát triển công nghiệp công nghệ thông tin
- Chủ trương, chính sách Chính phủ ban hành tại các nghị quyết đã chỉ
ra tương đối đầy đủ các nội dung, khẳng định vai trò quan trọng của ngành
CNCNTT và tạo thuận lợi cho sự phát triển của ngành CNCNTT. Tuy
nhiên, các chủ trương, chính sách nói chung mới thể hiện quyết tâm chính
trị, cần được thể chế hóa vào các văn bản pháp luật, đầu tư các nguồn lực
kèm theo để hiện thực hóa; một số còn chậm được văn bản hóa để triển khai
trong thực tế. Một số chủ trương, chính sách vẫn còn chung chung chưa cụ
thể, còn định tính chung như tăng cường, khuyến khích, ưu tiên dẫn đến
khó triển khai thực hiện. Nguyên nhân cơ bản là do tiến bộ khoa học công
nghệ trong lĩnh vực CNTT thay đổi nhanh, làm thay đổi căn bản phương
thức sản xuất, quản lý nhà nước không theo kịp sự phát triển của công nghệ.
Ngành CNCNTT có nhiều đặc thù khác với các ngành công nghiệp truyền
thống, sản phẩm phần cứng tham gia trong chuỗi giá trị toàn cầu, sản phẩm
phần mềm có thể lưu chuyển dễ dàng trên môi trường mạng.
- Từ năm 2005 đã có “Chiến lược phát triển CNCNTT” được ban hành
xác định được mục tiêu dài hạn, chỉ ra giải pháp chủ yếu. Tuy nhiên, “chiến
lược” này lồng ghép chung với chiến lược phát triển CNTT-TT nói chung.
Một số nội dung đã được triển khai, mục tiêu về doanh thu phần mềm và
phần cứng đạt vượt mức đề ra. Bên cạnh đó nhiều nội dung chưa được thực
hiện, không còn phù hợp sau hơn 10 thực hiện, do vậy cần xây dựng và ban
hành chiến lược mới riêng cho CNCNTT.
14
- Từ năm 2007 đã có “Quy hoạch phát triển CNCNTT” được ban
hành, lồng ghép với quy hoạch phát triển CNTT-TT của 3 vùng kinh tế
trọng điểm. Triển khai các quy hoạch trên, đến nay, hàng loạt khu CNTT
tập trung đã được hình thành thu hút nhiều doanh nghiệp CNTT mạnh trong
và ngoài nước đầu tư sản xuất. Cả nước có tới 41/63 tỉnh, thành phố phát
sinh doanh thu liên quan đến sản xuất sản phẩm CNTT và có tới 19/63 địa
phương có doanh thu xuất khẩu sản phẩm CNTT. Tuy nhiên, nhiều mục
tiêu đề ra trong các quy hoạch chưa thực hiện được. Nguyên nhân chủ yếu
là do các địa phương chưa bố trí và thu hút được nguồn lực, các nguồn lực
nếu có thường không tập trung, manh mún dẫn tới đầu tư không đồng bộ,
không đồng đều giữa các địa phương. Sau hơn 10 năm triển khai, nhiều nội
dung không còn phù hợp với điều kiện thực tế và công nghệ, cần xây dựng
và ban hành quy hoạch mới, riêng cho CNCNTT.
- Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm đã được ban hành
cách đây 10 năm. Nhiều nội dung của chương trình đã được triển khai quyết
liệt, đạt được những kết quả quan trọng góp phần tích cực vào sự tăng
trưởng CNCNTT giai đoạn này. Tuy nhiên, thực tế còn nhiều nội dung chưa
được triển khai đồng bộ và có kết quả như mong muốn. Nguyên nhân chính
bối cảnh suy giảm kinh tế trong nước, thắt chặt chi tiêu công; một số Bộ,
ngành, địa phương và doanh nghiệp CNTT chưa thực sự tham gia vào
Chương trình; vẫn thiếu các văn bản hướng dẫn về định mức, cơ chế tài
chính và định mức kỹ thuật.
- Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT vào
năm 2020 (bao gồm CNCNTT) đã được Thủ tướng phê duyệt từ năm 2010.
Đề án khung tổng thể, chủ yếu thể hiện quyết tâm chính trị, các nhiệm vụ
và giải pháp của Đề án cơ bản đã có trong chiến lược, quy hoạch, chương
trình trước đó. Do đó, kết quả thực hiện Đề án là tổng hợp kết quả thực hiện
các chiến lược, quy hoạch, chương trình này. Hạn chế chủ yếu nằm ở khâu
tổ chức thực thi, chưa có kế hoạch hành động được ban hành, vì vậy các bộ,
ngành, địa phương chưa thực sự vào cuộc và dành khoản đầu tư xứng đáng
để thực hiện Đề án.
- Chương trình mục tiêu phát triển ngành CNCNTT đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2025 đã được phê duyệt năm 2015, tiếp tục kế thừa được
những nội dung triển khai thành công của các chương trình giai đoạn 2007-
2014, đồng thời, cập nhật, bổ sung nhiều nội dung mới phù hợp với các quy
định mới nhất được ban hành; lồng ghép, sử dụng nguồn lực của các
15
chương trình đang triển khai khác cho phát triển CNCNTT. Mặc dù được
ban hành từ năm 2015, nhưng Chương trình này đến nay cũng chưa được
triển khai, chưa được bố trí kinh phí. Nguyên nhân chính nằm ở trách
nhiệm của cơ quan, đơn vị chủ trì và khó khăn của nền kinh tế thời gian
qua.
- Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử việt nam (bao gồm
cả sản xuất phần cứng máy tính) đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020
đã được Thủ tướng Chính phủ duyệt. Cho đến nay đây là kế hoạch duy nhất
riêng về phát triển công nghiệp điện tử (bao gồm cả sản xuất phần cứng
máy tính) được ban hành. Một số nội dung của kế hoạch đã được thực hiện
nhưng còn nhiều nội dung chưa được triển khai trên thực tế. Nguyên nhân
chính là các nội dung của kế hoạch còn chung chung, khó thực hiện và các
đơn vị chủ trì chưa quan tâm đúng mức, chưa bố trí được nguồn lực triển
khai.
- Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và
định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm
2009. Các giải pháp tập trung vào tăng cường đầu tư, mở rộng quy mô và
hình thức đào tạo, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp và quy
trình đào tạo. Tuy nhiên thực tế việc triển khai Kế hoạch còn rất hạn chế,
phần nhiều các nội dung chưa được thực hiện, các mục tiêu và giải pháp
định tính khó đánh giá. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ quan chủ trì chưa
thực sự quyết liệt chỉ đạo, cơ chế tài chính còn nhiều vướng mắc.
Như vậy, cho đến nay chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch
phát triển CNCNTT đến năm 2020 cơ bản đã được xây dựng, ban hành;
Thực thi một số chương trình đã đạt được kết quả đáng ghi nhận, điển hình
như chương trình phát triển công nghiệp phần mềm. Tuy nhiên, còn tồn tại
một số hạn chế như: (i) Chưa có chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế
hoạch riêng cho phát triển ngành CNCNTT được ban hành, thực tế đến nay
CNCNTT được lồng ghép chung với CNTT-TT. Nhiều nội dung về
CNCNTT còn thiếu hoặc chưa rõ; chưa có chiến lược, quy hoạch, chương
trình, kế hoạch dài hơi cho giai đoạn sau 2020 được ban hành; (ii) Chiến
lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch được ban hành trên 10 năm không
còn phù hợp, đặc biệt trong bối cảnh tiến bộ nhanh chóng của CNTT thời
gian qua cũng như sự điều chỉnh về chủ trương, chính sách, bộ máy tổ chức
và bối cảnh kinh tế trong, ngoài nước; (iii) Chiến lược, quy hoạch chưa thực
chất, còn mang tính hình thức, không có tính khả thi; đặc biệt các điều kiện
16
về nguồn lực đảm bảo thực hiện chiến lược, quy hoạch không được đáp
ứng; (iv) Nhiều chương trình, kế hoạch ban hành nhưng chưa được triển
khai thực hiện hoặc mới chỉ dừng lại ở giai đoạn khởi động.
Nguyên nhân chính là do: (i) Chất lượng của chiến lược, quy hoạch,
chương trình, kế hoạch chưa sát thực tế, thiếu tính khả thi, không có tính
quy phạm, thiếu chế tài nên việc triển khai còn hạn chế; (ii) Nguồn lực đảm
bảo thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch, đặc biệt
nguồn lực tài chính chưa đáp ứng; (iii) Bối cảnh trong nước và quốc tế thay
đổi, đặc biệt sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ, sự cạnh tranh khốc liệt
của các nước trong khu vực.
3.2.2. Thực trạng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công
nghiệp công nghệ thông tin
- Quốc hội đã ban hành Luật Công nghệ thông tin 2006, bao gồm lĩnh
vực công nghiệp sản xuất sản phẩm phần cứng, phần mềm máy tính. Luật
quy định chính sách phát triển CNCNTT (Điều 48) và quy định cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành quy định và tổ chức thực hiện các hoạt động
phát triển thị trường CNCNTT (Điều 49). Thực thi Luật CNTT, ngành
CNCNTT đã từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, thực
tế hơn 10 năm triển khai cho thấy còn một số nội dung của Luật CNTT
chưa rõ (Điều 39, Điều 45); một số nội dung giao cho Chính phủ, bộ, ngành
chưa được quy phạm hóa (Điều 49, Điều 50); còn không thống nhất giữa
Luật CNTT và một số Luật khác; quy định về ngành CNCNTT chưa đầy
đủ, không còn phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ. Về công tác
thực thi, còn sự chồng chéo trong thực thi QLNN về công nghiệp phần
cứng; về bản quyền phần mềm, quyền sở hữu trí tuệ; thiếu kinh phí triển
khai các chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt; quy mô, tiềm lực doanh
nghiệp CNTT nhỏ cản trở sự phát triển của ngành CNCNTT. Bên cạnh
Luật CNTT, Quốc hội cũng đã thông qua một số Luật chuyên ngành lồng
ghép các nội dung điều chỉnh hoạt động sản xuất các sản phẩm CNTT như
Luật Đầu tư, Luật Thuế xuất nhập khẩu.
- Chính phủ đã ban hành riêng hướng dẫn một số điều của Luật
CNTT về CNCNTT, đây là văn bản cao nhất đến nay quy định riêng về
CNCNTT. Nghị định quy định các loại hình CNCNTT, phát triển sản phẩm
CNTT trọng điểm, khu CNTT tập trung và các biện pháp bảo đảm phát
triển CNCNTT. Hơn 10 năm thực hiện Nghị định, một số kết quả quan
trọng đạt được (chủ yếu làm cơ sở để ban hành các văn bản hướng dẫn).
17
Mặc dù vậy, nhiều nội dung của Luật CNTT chưa được hướng dẫn tại Nghị
định, một số nội dung chậm thực hiện, nhiều nội dung chưa được triển khai
và một số nội dung cần điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Ngoài ra, cho
đến nay, Chính phủ chưa có văn bản khác quy định riêng về CNCNTT mà
các nội dung thường được lồng ghép trong một số văn bản chung. Thủ
tướng Chính phủ, bên cạnh việc ban hành các chương trình, kế hoạch phát
triển CNCNTT ở trên, cũng đã ban hành các văn bản pháp luật trực tiếp,
gián tiếp đến CNCNTT.
- Ở cấp Bộ, ngành, liên quan đến phát triển CNCNTT có một số văn
bản đáng chú ý như hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí chi phát
triển công nghiệp CNTT; Danh mục sản phẩm phần mềm và phần cứng,
điện tử; quy định việc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm; ưu
tiên đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch CNTT sản xuất trong nước sử dụng
nguồn vốn NSNN.
3.2.3. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về
công nghiệp công nghệ thông tin
Thanh tra ngành thông tin và truyền thông chủ trì thực hiện công tác
thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về CNCNTT. Nhìn chung, công tác
thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm về CNCNTT thời gian qua có được triển
khai nhưng còn rất hạn chế cả về số lượng cũng như mức độ. Một số
nguyên nhân hạn chế như đội ngũ thanh tra mỏng về số lượng, chưa thường
xuyên được cập nhật nâng cao năng lực trình độ, phương tiện hỗ trợ thiếu
và lạc hậu; còn sự chống lấn về chức năng nhiệm vụ giữa thanh tra các
chuyên ngành liên quan đến CNCNTT; công tác tuyên truyền, phổ biến,
hướng dẫn pháp luật chưa hiệu quả; quy định về hành vi vi phạm chưa được
cập nhật, chế tài chưa đủ sức răn đe.
3.2.4. Thực trạng hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nước về công
nghiệp công nghệ thông tin
Thời gian qua các mối quan hệ hợp tác được mở rộng, kêu gọi tài trợ
cho các chương trình phát triển CNCNTT, tạo ra cơ hội đầu tư, xúc tiến
thương mại cho các doanh nghiệp, phát triển nguồn nhân lực CNCNTT;
tham gia nhiều hiệp định thương mại như ITA, WTO và các hiệp định tự do
thương mại FTA cũng như các thỏa thuận hợp tác được kí kết. Tuy vậy, vẫn
tồn tại nhiều hạn chế như thiếu nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong
QLNN về CNCNTT; chưa tạo được môi trường chính sách thông thoáng,
giảm thủ tục hành chính, ưu đãi đề thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển giao
18
công nghệ; xúc tiến thương mại và thu hút nhân lực chậm. Thời gian tới
QLNN về CNCNTT tập trung giải quyết các hạn chế trên, kết thúc đàm
phán cam kết thương mại, cử chuyên gia tham gia sâu vào các tổ chức quốc
tế, thu hút nguồn lực quốc tế phát triển CNCNTT, hỗ trợ sản phẩm CNTT
Việt ra thị trường quốc tế.
3.2.5. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công nghiệp
công nghệ thông tin
Bộ máy tổ chức QLNN về CNCNTT đã phân cấp rõ chức năng,
nhiệm vụ ở cấp Trung ương (Bộ TTTT), cấp địa phương (Sở TTTT) và các
cơ quan, đơn vị, hiệp hội liên quan. Tuy nhiên, bộ máy tổ chức QLNN về
CNCNTT hiện nay đã bộc lộ một số hạn chế như: Chưa có đơn vị chuyên
trách QLNN về CNCNTT; Đội ngũ cán bộ, chuyên viên chuyên trách
QLNN về CNCNTT mỏng, thiếu thực tiễn; Ở trung ương, đơn vị tham mưu
QLNN về CNCNTT tổ chức theo mô hình cấp vụ hạn chế sự chủ động; Mối
quan hệ, tác động qua lại giữa cơ quan QLNN về CNCNTT với các cơ quan
liên quan đồng cấp, đặc biệt với các hiệp hội và doanh nghiệp còn thiếu gắn
bó, chưa tạo sự đồng thuận và sức mạnh tổng hợp.
3.2.6. Kết quả chung đạt được
- Chủ trương, chính sách phát triển CNCNTT đã được Đảng, Quốc
hội, C
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_quan_ly_nha_nuoc_ve_cong_nghiep_cong_nghe_th.pdf