Khái quát về địa bàn nghiên cứu vùng Bắc Trung bộ
3.1.1. Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Về phân vùng
Việt Nam được phân thành 6 vùng lớn bao gồm: Đồng bằng sông Hồng và
vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ; Trung du và miền núi Bắc bộ; Vùng Bắc Trung bộ,
duyên hải Trung bộ và duyên hải miền Trung; Tây nguyên; Đông Nam bộ và vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam; Đồng bằng sông Cửu long
3.1.1.2. Về điều kiện tự nhiên
Vùng Bắc Trung bộ Việt Nam gồm có 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Vùng này có tính chất chuyển tiếp giữa
các vùng kinh tế phía Bắc và các vùng kinh tế phía Nam.
3.1.2. Về dân cư
Lịch sử cho thấy cư dân nơi đây có nguồn gốc chủ yếu là người Thanh - Nghệ -
Tĩnh thiên di vào Bình Trị Thiên từ thời Lý- Trần - Lê. Do đó, mối quan hệ của người
Việt nơi đây liên quan, gắn bó với các sinh hoạt văn hoá dân gian nói chung.
3.1.3. Về văn hóa
Cộng đồng cư dân Bắc Trung bộ có những nét bản sắc văn hóa riêng, mang tính
vùng miền. Trong dòng chảy của thời đại, những giá trị cội nguồn sẽ mãi là mạch sống,
đưa đến những giá trị nhân văn cao đẹp, cân bằng mọi sự phát triển.
3.1.4. Về phát triển kinh tế
Xu thế phát triển lĩnh vực nghệ thuật của vùng Bắc Trung bộ gắn với phát triển
kinh tế vùng. Những năm gần đây, tiềm năng vùng Bắc Trung bộ đang được đánh thức
với sự phát triển mạnh mẽ của các khu kinh tế ven biển
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 498 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giảng viên nghệ thuật trong các cơ sở đào tạo vùng Bắc Trung Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát triển nguồn nhân lực GVNT tại
Việt Nam.
1.3.2. Những nội dung các công trình chưa đề cập
Thứ nhất, chưa có công trình nghiên cứuchuyên sâu về phát triển nguồn nhân
lực GVNT trong các cơ sở đào tạo vùng Bắc Trung bộ dưới góc độ quản lý công.
Thứ hai, vai trò của nhà nước đối với hoạt động phát triển nguồn nhân lực GVNT
chưa được cụ thể hóa, mối tương quan giữa nhà nước đối với các cơ sở đào tạo chưa rõ.
Thứ ba, cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu chưa hoàn toàn dựa trên nền tảng
khoa học hành chính để tiếp cận, hoặc nếu có thì cũng chỉ tiếp cận ở một khía cạnh.
Thứ tư, các nghiên cứu này chưa được hệ thống giải pháp đồng bộ để QLNN
đối với các cơ sở đào tạo từ tổ chức bộ máy, cơ chế tài chính đến cơ chế giám sát.
1.4. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
1.4.1. Xây dựng khung lý luận quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực
giảng viên nghệ thuật trong các cơ sở đào tạo
1.4.2. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giảng
viên nghệ thuật vùng Bắc Trung bộ
1.4.3. Định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước
về phát triển nguồn nhân lực giảng viên nghệ thuật trong các cơ sở đào tạo vùng Bắc
Trung bộ
8
Kết luận chương 1
Phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực GVNT nói riêng đóng
vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp CNH - HĐH của đất nước. Tuy nhiên, quá
trình phát triển nguồn nhân lực GVNT trong các cơ sở đào tạo vùng Bắc Trung bộ
cũng như cả nước những năm gần đây đang gặp rất nhiều bất cập cần được đầu tư
nghiên cứu, khắc phục trong đó đặc biệt coi trọng công tác tạo nguồn, đào tạo, bồi
dưỡng và việc xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các chính sách về phát triển
nguồn nhân lực GVNT.
Những năm qua, nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn
nhân lực GVNT trong các cơ sở đào tạo vùng Bắc Trung bộ nói riêng chưa có nhiều
công trình nghiên cứu, việc tiếp cận dưới nhiều góc độ khoa học khác nhau có thể đưa
ra những kết luận khoa học khác nhau về mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên chưa có
công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về phát triển nguồn nhân
lực GVNT trong các cơ sở đào tạo vùng Bắc Trung bộ dưới góc độ quản lý công; chưa
thể hiện rõ vai trò của nhà nước trong hoạt động phát triển nguồn nhân lực GVNT;
cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu chưa hoàn toàn dựa trên nền tảng khoa học hành
chính để tiếp cận, hoặc nếu có thì cũng chỉ tiếp cận ở một khía cạnh. Vì vậy, đây là
một vấn đề quan trọng, cần được đầu tư nghiên cứu chuyên sâu nhằm đưa ra hệ thống
giải pháp đồng bộ để thể hiện vai trò của QLNN về phát triển nguồn nhân lực GVNT
trong các cơ sở đào tạo vùng Bắc Trung bộ trong thời gian tới. Hơn nữa, việc QLNN
về phát triển nguồn nhân lực GVNT trong các cơ sở đào tạo vùng Bắc Trung bộ đảm
bảo tính thời sự, tính sáng tạo, toàn diện và khoa học.
Từ thực trạng trênnhững vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án đó
là: cần làm rõ cơ sở lý luận quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực GVNT
trong các cơ sở đào tạo; đánh giá thực trạng QLNN về phát triển nguồn nhân lực
GVNT vùng Bắc Trung bộ, từ đó đưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm
hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực GVNT trong các cơ sở đào
tạo vùng Bắc Trung bộ.
9
Chương 2:
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN TRONG CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO
2.1. Những khái niệm cơ bản
2.1.1. Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực
2.1.1.1. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực được hiểu là một nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, là
khả năng lao động của xã hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cư đủ 15
tuổi trở lên có việc làm (gồm cả những người trên tuổi lao động, có khả năng lao động) và
những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng chưa làm việc do thất
nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ trong gia đình, không có nhu cầu làm việc.
2.1.1.2. Phát triển nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách
và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (trí tuệ, thể
chất và phẩm chất tâm lý xã hội) nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự
phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển.
2.1.1.3. Phát triển nguồn nhân lực giảng viên
Phát triển nguồn nhân lực giảng viên là một quá trình tăng tiến về mọi mặt của
giảng viên trong một thời kỳ nhất định; trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô,
số lượng và chất lượng giảng viên. Đó là sự tiến bộ về nhận thức, học vấn, khả năng
chuyên môn đạt đến chuẩn và trên chuẩn của yêu cầu, tiêu chí dành cho giảng viên.
2.1.2. Nghệ thuật
2.1.2.1. Khái niệm nghệ thuật
Nghệ thuật là sự sáng tạo ra những sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể chứa đựng
những giá trị lớn về tư tưởng - thẩm mỹ, mang tính chất văn hóa làm rung động cảm
xúc, tư tưởng tình cảm cho người thưởng thức.
2.1.2.2. Vai trò của nghệ thuật đối với cuộc sống con người trong xã hội
Nghệ thuật làm cho chúng ta hiểu hơn về ý nghĩa của cuộc sống, hiểu hơn về
nét đẹp lý tưởng và tình yêu.
Nghệ thuật giúp chúng ta hiểu về cội nguồn và tìm hiểu lịch sử của nhân loại.
Nghệ thuật tạo ra khái niệm về vẻ đẹp và sự hài hòa, giúp mọi người hiểu thế
giới bên ngoài và mỗi người khác.
Nghệ thuật phát triển phẩm chất tốt đẹp và có một ý nghĩa giáo dục con người,
làm cho họ nhân đạo hơn.
Nghệ thuật cho mọi người một khả năng để thể hiện chính mình và trở nên nổi
tiếng, là sợi dây liên kết với cuộc sống, lợi ích của người dân và lý tưởng.
10
2.1.3. Giảng viên và giảng viên nghệ thuật
2.1.3.1. Giảng viên
Giảng viên là “chức danh nghề nghiệp của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục
Đại học và sau Đại học, dưới giáo sư, phó giáo sư và giảng viên chính”.
2.1.3.2. Giảng viên nghệ thuật
GVNT là người nghệ sĩ có khả năng giảng dạy, truyền nghề; có cảm quan và tư
duy sáng tạo về chuyên ngành nghệ thuật. GVNT phải giỏi trong việc cảm nhận,
hướng tới, trải nghiệm và đến với những ý tưởng mà không ai nghĩ tới. Nghệ thuật là
sự sáng tạo, do đó GVNT phải là những người có đầu óc linh hoạt, yêu thích khám
phá và theo đuổi cái mới, những hoạt động mới. Giảng viên các ngành nghệ thuật
ngoài việc giỏi tư duy tìm tòi sáng tạo phải là người tạo và truyền được cảm hứng cho
sinh viên trong quá trình sáng tạo, theo đuổi nghệ thuật.
2.1.4. Cơ sở đào tạo và cơ sở đào tạo nghệ thuật
2.1.4.1. Cơ sở đào tạo
Cơ sở đào tạo là một cơ sở giáo dục thực hiện chức năng giảng dạy giúp cho
người học tiếp thu kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, đồng thời giáo dục phẩm chất đạo
đức, thái độ học tập cho người học để họ trở thành người lao động có kỷ luật, kỹ thuật,
năng suất và hiệu quả cao.
2.1.4.2. Cơ sở đào tạo nghệ thuật
Cơ sở đào tạo nghệ thuật là cơ sở đào tạo thực hiện công tác giảng dạy và đào
tạo các sinh viên và học viên về lĩnh vực nghệ thuật. Yếu tố cấu thành cơ sở đào tạo
nghệ thuật gồm: Cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, đội ngũ quản lý và học viên.
2.1.4.3. Vai trò của giảng viên nghệ thuật trong các cơ sở đào tạo
Giảng viên có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của các cơ sở đào tạo nói
riêng và sự phát triển giáo dục của đất nước nói chung; nhất là GVNT giúp giữ gìn bản
sắc dân tộc, phát huy giá trị văn hóa tinh thần... nhằm đạt mục đích mong muốn.
2.1.5. Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giảng viên nghệ thuật
2.1.5.1. Khái niệm về quản lý nhà nước
QLNN là sự tác động của chủ thể QLNN bao gồm Nhà nước, cơ quan nhà
nước, các tổ chức và cá nhân được nhà nước ủy quyền thực hiện những hoạt động
quản lý nhà nước, khách thể của QLNN là trật tự QLNN do pháp luật quy định. QLNN
là hoạt động chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật nhà nước và điều hành các
hoạt động của đối tượng bị quản lý.
2.1.5.2. Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giảng viên nghệ thuật
Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực GVNT là quá trình chấp hành,
điều hành nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy và phát triển nguồn nhân lực GVNT trong
các cơ sở đào tạo.
11
2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước trong quá trình phát
triển nguồn nhân lực giảng viên
2.2.1. Yếu tố khách quan
2.2.1.1.Quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa
2.2.1.2. Nền kinh tế thị trường
2.2.2. Yếu tố chủ quan
2.2.2.1. Chính sách giáo dục và đào tạo
2.2.2.2. Dân số
2.2.2.3. Trình độ khoa học công nghệ
2.2.2.4. Hệ thống các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước
2.3. Nội dung, chủ thể, đối tượng, phương thức quản lý nhà nước về phát
triển nguồn nhân lực giảng viên
2.3.1. Nội dung quản lý nhà nước
2.3.1.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực giảng viên
2.3.1.2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về phát
triển nguồn nhân lực giảng viên
2.3.1.3. Xây dựng và vận hành bộ máy quản lý nhà nước về nguồn nhân lực giảng viên
2.3.1.4. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho giảng viên
2.3.1.5. Huy động các nguồn lực để phát triển nhân lực giảng viên
2.3.1.6. Hợp tác trong phát triển nguồn nhân lực giảng viên
2.3.1.7. Thanh tra, kiểm tra và xử lý đối với quá trình phát triển nguồn nhân lực giảng viên
2.3.2. Chủ thể và đối tượng quản lý nhà nước
2.3.2.1. Chủ thể quản lý nhà nước
Chủ thể quản lý là Chính phủ, Bộ GDĐT và các bộ ngành liên quan, UBND
tỉnh... Với cấp độ quản lý khác nhau, các chủ thể quản lý có chức năng nhiệm vụ thẩm
quyền khác nhau trong hoạt động quản lý.
2.3.2.2. Đối tượng quản lý nhà nước
Đối tượng QLNN về phát triển nguồn nhân lực GVNT chính là các cơ sở đào
tạo nghệ thuật và GVNT trong các cơ sở đó.
2.3.3. Phương thức quản lý nhà nước
2.3.3.1. Biện pháp hành chính và công cụ pháp luật, chính sách
2.3.3.2. Biện pháp và công cụ kinh tế
2.3.3.3. Quản lý thông qua tuyên truyền, giáo dục, vận động
2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giảng
viên và bài học rút ra cho vùng Bắc Trung bộ
2.4.1. Kinh nghiệm một số địa phương trong nước
2.4.2. Bài học rút ra cho vùng Bắc Trung bộ
12
Kết luận chương 2
Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực GVNT trong các cơ sở đào tạo
là một nội dung quan trọng trong hoạt độngquản lý. Để có cơ sở lý luận nghiên cứu
vấn đề này thì cần làm rõ những khái niệm công cụ liên quan đến nguồn nhân lực, phát
triển nguồn nhân lực nói chung và GVNT nói riêng, tìm hiểu về nghệ thuật, giảng viên
và GVNT, làm rõ khái niệm cơ sở đào tạo và cơ sở đào tạo nghệ thuật dựa trên cơ sở
quy định của pháp luật hiện hành. Hơn nữa, cần tập trung làm rõ hoạt động QLNN về
phát triển nguồn nhân lực GVNT trong các cơ sở đào tạo góp phần phát triển ngành
giáo dục và đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực GVNT trong các cơ sở đào tạo
vùng Bắc Trung bộ.
Vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên cũng được quan tâm nhiều trong bối cảnh
đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, hoạt động QLNN về phát
triển nguồn nhân lực GVNT còn là vấn đề bỏ ngỏ, chưa được quan tâm nghiên cứu
đúng mức, nhất là dưới khía cạnh quản lý công. Vì vậy, cầntập trung nghiên cứu
những yếu tố khách quan, chủ quan có tác động tích cực và tiêu cực đến hoạt động
QLNN về phát triển nguồn nhân lực GVNT như: quá trình hội nhập quốc tế và toàn
cầu hóa, nền kinh tế thị trường, chính sách giáo dục và đào tạo, trình độ khoa học công
nghệ, hệ thống các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước hiện tại; từ đó làm cơ sở
cho việc đánh giá thực trạng QLNN, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt
động QLNN về phát triển nguồn nhân lực GVNT trong các cơ sở đào tạo vùng Bắc
Trung bộ ở chương tiếp theo.
Đồng thời cũng xác định rõ nội dung, đối tượng, phương thức QLNN về phát
triển nguồn nhân lực GVNTtrong các cơ sở đào tạo vùng Bắc Trung bộ; xác định rõ
chủ thể, đối tượng, phương thức QLNN về phát triển nguồn nhân lực giảng viên, từ đó
nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về phát triển nguồn nhân lực nước ngoài và vùng
đồng bằng sông Hồng, vùng đồng bằng sông Cửu long và rút ra bài học kinh nghiệm
cho vùng Bắc Trung bộ.
13
Chương 3:
THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ PHÁT TRIỂNNGUỒN NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN NGHỆ THUẬT
TRONG CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO VÙNG BẮC TRUNG BỘ
3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu vùng Bắc Trung bộ
3.1.1. Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Về phân vùng
Việt Nam được phân thành 6 vùng lớn bao gồm: Đồng bằng sông Hồng và
vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ; Trung du và miền núi Bắc bộ; Vùng Bắc Trung bộ,
duyên hải Trung bộ và duyên hải miền Trung; Tây nguyên; Đông Nam bộ và vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam; Đồng bằng sông Cửu long
3.1.1.2. Về điều kiện tự nhiên
Vùng Bắc Trung bộ Việt Nam gồm có 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Vùng này có tính chất chuyển tiếp giữa
các vùng kinh tế phía Bắc và các vùng kinh tế phía Nam.
3.1.2. Về dân cư
Lịch sử cho thấy cư dân nơi đây có nguồn gốc chủ yếu là người Thanh - Nghệ -
Tĩnh thiên di vào Bình Trị Thiên từ thời Lý- Trần - Lê. Do đó, mối quan hệ của người
Việt nơi đây liên quan, gắn bó với các sinh hoạt văn hoá dân gian nói chung.
3.1.3. Về văn hóa
Cộng đồng cư dân Bắc Trung bộ có những nét bản sắc văn hóa riêng, mang tính
vùng miền. Trong dòng chảy của thời đại, những giá trị cội nguồn sẽ mãi là mạch sống,
đưa đến những giá trị nhân văn cao đẹp, cân bằng mọi sự phát triển.
3.1.4. Về phát triển kinh tế
Xu thế phát triển lĩnh vực nghệ thuật của vùng Bắc Trung bộ gắn với phát triển
kinh tế vùng. Những năm gần đây, tiềm năng vùng Bắc Trung bộ đang được đánh thức
với sự phát triển mạnh mẽ của các khu kinh tế ven biển.
3.2. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực
giảng viên nghệ thuật ở nước ta hiện nay
3.2.1. Những mặt tích cực
3.2.2. Những mặt tồn tại
14
3.3. Thực trạng nguồn nhân lực giảng viên nghệ thuật trong các cơ sở đào
tạo vùng Bắc Trung bộ
3.3.1. Hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực giảng viên nghệ thuật vùng
Bắc Trung bộ
3.3.1.1. Về quy mô
Mỗi tỉnh vùng Bắc Trung bộ đều có cơ sở đào tạo nghệ thuật và luôn lưu giữ,
bảo tồn và phát huy nghệ thuật dân gian của tỉnh và vùng;
Các cơ sở đào tạo nghệ thuật vùng Bắc Trung bộ được trải dài qua các tỉnh, hầu
như mỗi tỉnh đều có 1 cơ sở đào tạo nghệ thuật, duy nhất tỉnh Thừa Thiên Huế có đến
3 cơ sở đào tạo nghệ thuật, tuy nhiên chỉ có 2 cơ sở đào tạo là có số GVNT tương đối
nhiều là Trường đại học Nghệ thuật Huế và Học viện Âm nhạc Huế.
3.3.1.2. Về phân bố
Qua số liệu khảo sát (nội dung xem phụ lục 5) vùng Bắc Trung bộ việc đào tạo
nghệ thuật tập chung chủ yếu ở 7 cơ sở đào tạo nghệ thuật.
3.3.2. Nguồn nhân lực giảng viên nghệ thuật vùng Bắc Trung bộ
3.3.2.1. Về số lượng
Thực tế hiện nay các cơ sở đào tạo nghệ thuật vùng Bắc Trung bộ đều tăng
cường tuyển bổ sung GVNT, do các giảng viên lớn tuổi đến tuổi về hưu, mở rộng
thêm ngành mới, xây dựng cơ sở...
3.3.2.2. Về chất lượng
Trình độ chuyên môn của GVNT vùng Bắc Trung bộ: trình độ thạc sĩ chiếm
58,7%, trình độ đại học chiếm 37,5%; tuy nhiên trình độ tiến sĩ còn thấp chiếm 3,7%.
Điều này đòi hỏi nhà quản lý của các cơ sở đào tạo nghệ thuật cần nỗ lực hơn nữa
trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực GVNT để đáp ứng được mục tiêu của
ngành giáo dục cũng như mục tiêu phát triển, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
phục vụ công tác giảng dạy đạt hiệu quả cao.
3.3.2.3. Về cơ cấu
Cơ cấu theo độ tuổi: Qua số liệu khảo sát của 7 cơ sở đào tạo nghệ thuật vùng
Bắc Trung bộ nhận thấy độ tuổi GVNT tương đối trẻ.
Cơ cấu theo giới tính: Cơ cấu theo giới tính của GVNT trong các cơ sở đào tạo
vùng Bắc Trung bộ có những chênh lệch giới tính nam và nữ.
3.4. Thực trạng vấn đề quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực
giảng viên nghệ thuật vùng Bắc Trung bộ
3.4.1. Hoạt động xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn
nhân lực giảng viên nghệ thuật trong các cơ sở đào tạo
15
3.4.2. Hoạt động xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách,
pháp luật về phát triển nguồn nhân lực giảng viên nghệ thuật
3.4.3. Hoạt động xây dựng và vận hành bộ máy quản lý nhà nước về phát triển
nguồn nhân lực giảng viên nghệ thuật trong các cơ sở đào tạo
3.4.4. Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn đối với giảng viên nghệ thuật
3.4.5. Quá trình huy động các nguồn lực để phát triển nguồn nhân lực giảng
viên nghệ thuật
3.4.6. Các chương trình hợp tác trong phát triển nguồn nhân lực giảng viên
nghệ thuật
3.4.7. Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý đối với quá trình phát triển nguồn
nhân lực giảng viên nghệ thuật
3.5. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực
giảng viên nghệ thuật vùng Bắc Trung bộ
3.5.1. Những mặt tích cực trong quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân
lực giảng viên nghệ thuật vùng Bắc Trung bộ
Hệ thống văn bản pháp luật quy định về hoạt động nghệ thuật nói chung và
GVNT nói riêng từng bước được hoàn thiện. Các cơ quan QLNN đã nhận thức sâu sắc
về tầm quan trọng của GVNT trong sự nghiệp phát triển giáo dục nói riêng và phát
triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung.
Công tác tuyển dụng giảng viên đã được thực hiện minh bạch, công khai, đảm
bảo đúng quy trình và số lượng, chất lượng giảng viên được tuyển dụng trong những
năm gần đây phần lớn đáp ứng được quy mô đào tạo, ngày càng được trẻ hóa và và
trình độ chuyên môn vững.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên được quan tâm đúng mức.
Các cơ sở đào tạo đã xây dựng và thực hiện đầy đủ chiến lược phát triển, bước
đầu xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực GVNT.
Hoạt động hợp tác đối ngoại được quan tâm, tạo điều kiện cho GVNT học hỏi
kinh nghiệm nghệ thuật của các nước tiên tiến, góp phần sớm hội nhập thế giới trong
lĩnh vực nghệ thuật.
3.5.2. Những hạn chế và tồn tại trong quản lý nhà nước về phát triển nguồn
nhân lực giảng viên nghệ thuật vùng Bắc Trung bộ
Hiện nay, thể chế pháp luật về phát triển nguồn nhân lực giảng viên còn chồng
chéo, được quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.
16
Vùng Bắc Trung bộ chưa xây dựng được quy hoạch phát triển nguồn nhân lực
GVNT gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng; nội dung
không khớp với mục tiêu phát triển.
Chính sách tuyển dụng GVNT chưa khuyến khích được các cơ sở đào tạo nghệ
thuật trong khâu tự chủ, đa dạng hóa nguồn tuyển, tính chất đặc thù nghề nghiệp.
Các cơ sở đào tạo nghệ thuật chưa mạnh tay sàng lọc giảng viên tinh hoa cho
giảng dạy thực hành và lý luận.
Việc phân công nhiệm vụ giảng viên chưa đúng với yêu cầu vị trí việc làm, các
đề tài khoa học còn mang tính hình thức, chạy theo số lượng, chưa chú trọng đến chất
lượng; chưa có cơ chế khuyến khích rõ ràng, tạo động lực để GVNT hăng say nghiên
cứu khoa học.
Chế độ tiền lương và phụ cấp chưa được chú trọng đúng mức đối với ngành
nghề đặc thù nghệ thuật nên chưa khuyến khích được họ toàn tâm toàn ý với nghề, ảnh
hưởng đến chất lượng đào tạo.
Công tác quản lý GVNT thời gian qua tại vùng Bắc Trung bộ chủ yếu mang
tính cơ học, chưa tập trung đào tạo về chất lượng giảng viên qua các sản phẩm nghệ
thuật mà họ tạo ra. Nhà trường chưa chú trọng quản lý sản phẩm đào tạo tinh hoa,
không cần số lượng mà chỉ cần chất lượng.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng GVNT chưa chú trọng đến đánh giá và sử dụng
hợp lý giảng viên sau đào tạo.
Công tác tổng kết, đánh giá GVNT còn dừng lại ở tính hình thức. Các tiêu
chuẩn đưa ra còn thấp, chưa thể hiện được những thành tích nổi bật của GVNT.
3.5.3. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước về
phát triển nguồn nhân lực giảng viên nghệ thuật trong các cơ sở đào tạo vùng Bắc
Trung bộ
- Các văn bản pháp luật của nhà nước quy định về phát triển nguồn nhân lực
GVNT chưa được cụ thể hóa, còn chậm được triển khai.
- Đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm thực tế,
dẫn đến lúng túng trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ.
- Cùng là cơ sở đào tạo nhân lực chất lượng cao về trình độ nghệ thuật nhưng
các cơ sở đào tạo nghệ thuật trong vùng ít được quan tâm từ bộ chủ quản.
- Sự quan tâm của chính quyền địa phương (Ủy ban nhân dân tỉnh) đặc biệt là
ngành văn hoá chưa có sự quan tâm đúng mức mà “khoán trắng” cho các cơ sở đào
tạo, dẫn đến nguồn nhân lực GVNT của các trường vừa thiếu, vừa thừa, vừa không
17
đảm bảo về chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của ngành nghệ thuật, thâm chí còn
có giảng viên trái ngành, trái nghề vẫn tham gia giảng dạy.
- Các trường đào tạo nghệ thuật vùng Bắc Trung bộ chưa có sự kết hợp thống
nhất với nhau trong hoạt động phát triển nguồn nhân lực GVNT hoặc mạnh ai người
ấy làm.
- Trình độ GVNT không đồng đều, bằng cấp chưa đúng chuyên ngành giảng
dạy và đang nghiệp dư hoá nghề nghiệp. Nguyên nhân chính cũng do bế tắc về nguồn
tuyển chọn GVNT.
- Hiện nay, vùng Bắc Trung bộ đang có sự khủng hoảng về nguồn nhân lực
GVNT truyền thống, xu hướng xã hội và thị hiếu chủ yếu tập trung nghệ thuật đương
đại mà quên đi, hay mai một đi nghệ thuật truyền thống.
- Công tác quy hoạch GVNT chưa được thực hiện tốt, chưa có lộ trình cụ thể
của từng giai đoạn theo xu hướng phát triển của xã hội để có chiến lược đón đầu, dẫn
đến bị động, thiếu cân bằng về lĩnh vực nghệ thuật chủ yếu tập trung lĩnh vực âm nhạc,
không tập trung nhiều vào lĩnh vực mĩ thuật và mất cân đối giữa các độ tuổi và chênh
lệch về tỷ lệ nam, nữ rõ rệt.
Kết luận chương 3
Vùng Bắc Trung bộ thuộc một trong 6 vùng lớn của cả nước, gồm 6 tỉnh: Thanh
Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế có địa hình phức
tạp, đại bộ phận lãnh thổ là núi, đồi, hướng ra biển, có độ dốc, nước chảy xiết, thường
hay gây lũ lụt bất ngờ gây khó khăn cho sản xuất và đời sống nhân dân. Vì vậy, vùng
này còn nhiều khó khăn và chậm phát triển so với các vùng khác trong cả nước.
Vùng Bắc Trung bộ với đặc trưng cơ bản nghệ thuật “văn hóa sông – biển”
những điệu Hò sông nước được xem là sản phẩm tinh thần, biểu hiện sự cố kết của
cộng đồng người Việt, vì vậy nó ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động nghệ thuật và
nguồn nhân lực nghệ thuật mang tính vùng miền đặc trưng hò, vè.
Từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và con người vùng Bắc Trung bộ như trên đã
tác động không nhỏ tới văn hóa - nghệ thuật mang tính vùng miền. Hệ thống cơ sở đào
tạo nghệ thuật mỗi tỉnh có một cơ sở, duy nhất có tỉnh Thừa Thiên Huế thì có hai cơ sở
đào tạo nghệ thuật tập trung. Các cơ sở đào tạo này luôn lưu giữ, bảo tồn và phát huy
nghệ thuật dân gian của tỉnh và vùngnhư: Nghệ thuật tuồng, chèo, cải lương, kịch, múa
(Thanh Hóa); Dân ca Nghệ An; Dân ca Hà Tĩnh; Dân ca Bình Trị Thiên; Dân ca Huế.
Đặc biệt là nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến,
18
được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm
khác) trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam.
Nguồn nhân lực giảng viên phụ thuộc vào sự phân chia tổ chức trongcác cơ sở
đào tạo nghệ thuật vùng Bắc Trung bộ, nhìn chung còn thiếu, các cơ sở đã coi hình
thức thỉnh giảng là biện pháp giải quyết cho việc thiếu giảng viên. Chất lượng GVNT
vùng Bắc Trung bộ nói chung còn thấp, kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế, nhất là
lạc hậu, không theo kịp về công nghệ, hơn nữa độ chênh lệch giới tính nam nữ khá rõ
gây ảnh hưởng trong công tác chuyên môn.
Đứng trước thực trạng này để QLNN về phát triển nguồn nhân lực giảng viên
nghệ thuật vùng Bắc Trung bộ đã áp dụng các biện pháp để phát triển nguồn nhân lực
GVNT như: Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực giảng
viên nghệ thuật trong các cơ sở đào tạo; xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính
sách, pháp luật về phát triển nguồn nhân lực giảng viên nghệ thuật; xây dựng và vận
hành bộ máy quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giảng viên nghệ thuật trong
các cơ sở đào tạo; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho giảng viên nghệ thuật;
huy động các nguồn lực để phát triển nguồn nhân lực giảng viên nghệ thuật; hợp tác
trong phát triển nguồn nhân lực giảng viên nghệ thuật; thanh tra, kiểm tra và xử lý đối
với quá trình phát triển nguồn nhân lực giảng viên nghệ thuật.
Kết quả các cơ quan QLNN đã nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của GVNT
trong sự nghiệp phát triển giáo dục nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói
chung; hệ thống văn bản pháp luật quy định về hoạt động nghệ thuật nói chung và
GVNT nói riêng từng bước được hoàn thiện; công tác tuyển dụng giảng viên đã được
thực hiện minh bạch, công khai, đảm bảo đúng quy trình cơ bản đảm bảo số lượng, chất
lượng giảng viên; công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên được quan tâm đúng mức, chế
độ phụ cấp, lương, thưởng các ngày lễ được đảm bảo; hoạt động hợp tác đối ngoại được
quan tâm đúng mức; công tác thanh tra, kiểm tra ngày càng được hoàn th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_quan_ly_nha_nuoc_ve_phat_trien_nguon_nhan_lu.pdf