Một nghiên cứu định lượng thực trạng nhận thức về hình thức PPP,
nhận thức về rủi ro và quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật theo hình thức PPP đã được thực hiện tại thành phố Đà Nẵng thông
qua việc khảo sát 200 chủ thể kết hợp khảo sát 24 chuyên gia thuộc các bên
có liên quan đến dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo hình
thức PPP tại thành phố Đà Nẵng do tác giả thực hiện.
PPP trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại thành phố Đà
Nẵng được xem là hình thức đầu tư rất quan trọng, hiện đang có nhu cầu
biết và đầu tư khá cao. Tuy nhiên nhận thức về PPP tại Đà Nẵng trong đầu
tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật lại còn rất hạn chế: hầu hết đối tượng khảo sát mới
chỉ nhận thức được đúng khái niệm về PPP (172 đối tượng nhận thức đúng
khái niệm), hầu hết chỉ biết 3 hình thức hợp đồng chủ yếu của PPP là BT,
BOT và BTO; 142 đối tượng cho rằng hiệu quả kinh tế xã hội là yếu tố quan
trọng nhất trong dự án PPP, 92 đối tượng xem hiệu quả tài chính quan trọng
thứ 2; chỉ có 34 đối tượng biết nhiều các văn bản về PPP;
Nhận thức về rủi ro và quản lý rủi ro cũng còn nhiều hạn chế. Chỉ có
31 đối tượng biết đến rủi ro trong dự án PPP; hầu hết chuyên gia khảo sát
đều cho rằng rủi ro chỉ được xác định khi dự án có gặp vấn đề về rủi ro, rủi
ro xuất hiện ở giai đoạn do bên nào quản lý thì bên đó chịu trách nhiệm xử
lý, phần lớn các rủi ro không được dự tính trước và không được phân bổ
ngay từ đầu, tất cả các dự án BT thì hầu như rủi ro đều phân bổ cho Nhà đầu
tư. Chỉ có 45 đối tượng quan tâm và biết đến vấn đề chia sẻ rủi ro trong quá
trình thực hiện dự án PPP tại thành phố Đà Nẵng
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo hình thức đối tác công tư (ppp) tại thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tầng kỹ
thuật chủ yếu gồm công trình giao thông, cấp nước, thu gom và xử lý nước
thải, chất thải rắn, chiếu sáng công cộng và công trình khác như cảng liên
chiểu, cảng cá, ít quan tâm đến thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng,
nghĩa trang
2.1.2. Đặc điểm của cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật có các đặc điểm sau: Tính xã hội; tính thống
nhất, đồng bộ và tổng hợp; Tính phức tạp; Tính kinh tế; Tính thời gian và
không gian; Tính an ninh và quốc phòng; tính hiện đại
2.1.3. Các thành phần của cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm các thành tố sau: Hệ thống công
trình giao thông - vận tải; Hệ thống công trình cung cấp và xử lý nước dùng
làm nước sinh hoạt, nước phục vụ sản xuất công nghiệp và mạng nước thải;
Các hệ thống công trình quản lý vệ sinh và chất thải bao gồm việc giải quyết
và hủy bỏ các loại rác độc hại; Hệ thống công trình phát triển và phân phối
năng lượng dùng trong sinh hoạt và công nghiệp; Hệ thống công trình thông
tin liên lạc từ các dịch vụ điện thoại đến thông tin viễn thông; hệ thống các
công trình khác [28]
2.1.4. Vai trò của cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một công trình phức hợp, trực tiếp hoặc gián
tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, sinh hoạt của xã hội, gắn chặt với đối
tượng mà hệ thống phục vụ, là điều kiện để tiếp tục phát triển đô thị.
2.2. Cơ sở lý luận về hình thức đối tác công tư
2.2.1. Khái niệm hình thức đối tác công tư (PPP)
Hình thức đối tác công tư là sự thỏa thuận hợp tác trên cơ sở hợp
đồng dài hạn giữa Nhà nước và Khu vực tư nhân trong đầu tư phát triển cơ
sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ công nhằm mục đích tận dụng lợi thế, chia
sẻ rủi ro và lợi ích hợp lý giữa các bên tham gia trong dự án.
9
2.2.3. Các loại hợp đồng dự án thực hiện theo hình thức đối tác công tư
(PPP)
Hiện nay, tại Việt Nam và các nước trên thế giới, hình thức đối tác
công tư (PPP) có 10 loại hợp đồng sau [11]: Hợp đồng xây dựng - vận hành
- chuyển giao (BOT); Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - vận hành (BTO);
Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT); Hợp đồng xây dựng - sở hữu -
vận hành (BOO); Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (BTL);
Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (BLT); Hợp đồng Kinh
doanh - Quản lý (O&M); Hợp đồng hỗn hợp; Hợp đồng nhượng quyền khai
thác (Franchise); Hợp đồng thiết kế - xây dựng - tài trợ - vận hành (DBFO)
2.2.4. Đặc điểm của hình thức đối tác công tư
+ PPP là một cam kết hợp tác lâu dài (khoảng 10-50 năm)
+ PPP tạo ra cơ chế năng động trong việc phân công hợp lý giữa các
bên trong hợp đồng dự án PPP
+ Nên có sự phân biệt PPP với tư nhân hóa
2.2.5. Ưu điểm và nhược điểm của hình thức đối tác công tư
2.2.5.1. Ưu điểm của hình thức đối tác công tư
+ Nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn lực
+ Cải thiện chất lượng tài sản và dịch vụ
+ Cải thiện về quản lý khu vực công
+ Cải thiện chung về mua sắm của khu vực công
2.2.5.2. Nhược điểm của hình thức đối tác công tư
+ Dự án PPP có khả năng yêu cầu về chi phí cao do các nhà đầu tư
tư nhân kỳ vọng một suất sinh lợi cao hơn
+ Dự án PPP trong nhiều trường hợp có thể khiến khu vực Nhà nước
mất quyền kiểm soát quản lý
+ Hình thức PPP tạo cơ hội để phát triển lợi ích nhóm trong khu vực
Nhà nước, đây là rủi ro mang tính khách quan khó kiểm soát
2.3. Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
kỹ thuật theo hình thức đối tác công tư
2.3.1. Khái niệm về quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
kỹ thuật theo hình thức đối tác công tư
a. Khái niệm rủi ro
Rủi ro là sự xuất hiện của các yếu tố ngẫu nhiên (bất trắc), là sự xuất
hiện của các biến cố (các rủi ro) không chắc chắn của các dự án CSHTKT thực
hiện theo hình thức PPP, làm thay đổi kết quả đầu ra của dự án theo hướng tiêu
cực hoặc cơ hội và sự không chắc chắn (ngẫu nhiên) đó có thể đo lường được
hoặc không thể đo lường được bằng lý thuyết xác suất.
b. Khái niệm quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro là quá trình nhận dạng và phân loại được các rủi ro, đo
lường để xác định mức độ rủi ro, phân bổ rủi ro hợp lý, qua đó đề xuất giải
10
pháp ứng phó rủi ro, và cuối cùng là kiểm soát rủi ro nhằm nhằm kiểm tra,
giám sát, hiệu chỉnh các rủi ro một cách thường xuyên để giảm thiểu các rủi
ro một cách hiệu quả, có hệ thống trong suốt vòng đời của một dự án, đồng
thời góp phần tối đa hóa các cơ hội, giúp dự án đạt được mục tiêu kỳ vọng
đã đặt ra.
2.3.2. Quy trình quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật theo hình thức đối tác công tư
Quy trình quản lý rủi ro là một trình tự logic gồm 4 bước chính: Nhận
dạng và phân loại rủi ro; Phân tích, đánh giá rủi ro; Xử lý rủi ro (ứng phó rủi ro)
thông qua việc phân bổ rủi ro phù hợp và đề xuất giải pháp giảm thiểu rủi ro
hợp lý; Kiểm soát rủi ro.
2.3.3. Nội dung các bước của quy trình quản lý rủi ro dự án đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo hình thức PPP
a. Nhận dạng rủi ro (NDRR) và phân loại rủi ro (PLRR)
* Nhận dạng rủi ro: Nhận dạng rủi ro là việc tìm, phát hiện, xác
định, đánh giá ý nghĩa ban đầu một cách có hệ thống và liên tục các rủi ro
có thể ảnh hưởng đến dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo
hình thức PPP và ghi nhận các đặc trưng của nó nhằm mục đích giảm thiểu
các rủi ro một cách hiệu quả, có hệ thống trong suốt vòng đời của một dự
án, góp phần tối đa hóa các cơ hội, giúp dự án đạt được mục tiêu kỳ vọng đã
đặt ra.
* Phân loại rủi ro: Phân loại rủi ro là sự phân chia, sắp xếp các rủi ro
của dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo hình thức PPP theo
một trật tự nhất định ở những cấp độ nhất định dựa vào những dấu hiệu
giống nhau và khác nhau giữa chúng và tùy theo mục đích sử dụng trong
phân tích các hoạt động kinh tế nhằm mục đích nhận diện các rủi ro rõ ràng,
thuận lợi, không trùng lắp và không bỏ sót
* Phân loại rủi ro dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo
hình thức PPP
Tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, mặc dù không có
sự thống nhất về việc phân loại, nhưng nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra một
loạt các rủi ro có thể xác định được, qua đó phân chia rủi ro theo nhiều cách
khác nhau. Trong luận án, trên cơ sở nét đặc trưng điển hình của dự án PPP
chính là sự thỏa thuận hợp tác trên cơ sở hợp đồng dài hạn giữa hai đối tác
là Nhà nước và Khu vực tư nhân, nên tác giả đã nghiên cứu và đề xuất 2
cách phân loại như sau:
* Cách 1: Nhằm mục đích để quản lý rủi ro có hiệu quả theo phạm vi
xuất hiện của rủi ro, tác giả đã phân loại rủi ro chung và rủi ro cụ thể thành
10 nhóm rủi ro được thể hiện thông qua Hình 2.2.
* Cách 2: Nhằm mục đích để quản lý rủi ro có hiệu quả theo môi
trường tác động của rủi ro, tác giả đã phân loại rủi ro thành 8 nhóm cụ thể
11
do môi trường bên trong và rủi ro do môi trường bên ngoài dự án gây ra
được thể hiện thông qua Hình 2.3.
b. Phân tích, đánh giá rủi ro (PTRR)
Phân tích rủi ro là việc tính toán, đánh giá mức độ tác động của các
rủi ro đến hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo
hình thức PPP thông qua việc sử dụng các phương pháp phân tích rủi ro và
kỹ thuật đo lường. Quá trình phân tích rủi ro đồng nghĩa với việc tính toán
khả năng xảy ra rủi ro và mức độ tác động của rủi ro (trọng số cho các rủi
ro) đã xác định để phục vụ cho các hành động kế tiếp.
c. Xử lý rủi ro
Phân bổ rủi ro (PBRR): Phân bổ rủi ro là việc xác định rủi ro nào
được phân bổ cho ai và phân bổ vào thời gian nào cho hợp lý, rủi ro nên
được phân bổ cho bên có khả năng nhận dạng được rủi ro, kiểm soát tốt
nhất các hậu quả của rủi ro và là bên có thể xử lý rủi ro đó tốt nhất và xử lý
với chi phí thấp nhất trong thời gian ngắn nhất.
Ứng phó rủi ro: Là các hoạt động hợp lý để chuyển dịch các rủi ro
sao cho có lợi cho sự thành công dự án và giảm thiểu các tác động tiêu cực
của các mối đe dọa lên các mục tiêu dự án. Quá trình này nhằm mục đích
xác định các hành động ứng phó hiệu quả phù hợp với dự án
d. Kiểm soát rủi ro (KSRR)
Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ,
chiến lược, chương trình hành động, để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm
thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể đến với dự
án. Đó là công việc then chốt, nối tất cả các kỹ thuật quản lý rủi ro của dự
án lại với nhau nhằm sớm nhận dạng được những rủi ro xảy ra, phân tích
đánh giá kịp thời các rủi ro và đề xuất giải pháp giảm thiểu rủi ro một cách
hợp lý nhằm đảm bảo mục tiêu của dự án và nâng cao hiệu quả thực hiện dự
án.
2.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý rủi ro dự án đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo hình thức PPP
Qua thực trạng triển khai hình thức PPP, tác giả nhận thấy rằng,
nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo hình thức PPP tại
Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng đã chưa thực sự triển
khai có hiệu quả, nguyên nhân khách quan của vấn đề này là do công tác
quản lý rủi ro còn nhiều hạn chế bởi dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật theo hình thức PPP còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố. Tiêu biểu
có 5 nhân tố lớn ảnh hưởng đến quản lý rủi ro dự án PPP đó là: nhân tố xã
hội, cơ chế chính sách, năng lực quản lý, công tác tuyên truyền phổ biến,
quá trình triển khai dự án. Các nhân tố được tổng hợp thông qua Hình 2.4.
Sự tác động của 5 nhân tố này làm ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý rủi
ro của dự án PPP.
12
2.4. Thực tiễn quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật theo hình thức đối tác công tư ở các nước trên thế giới và ở Việt
Nam
2.4.1. Thực tiễn ở các nước trên thế giới
Anh: Anh là một trong những quốc gia áp dụng hình thức PPP sớm
nhất và đã có nhiều trải nghiệm để thành công trong việc thực hiện PPP.
Vấn đề quản lý rủi ro đã được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu ở Anh, tiêu
biểu là nghiên cứu của Li và cộng sự (2005b) [99].
Trung Quốc: Trung Quốc đã và đang quy hoạch đầu tư cho hệ thống
giao thông đường bộ. Do đó nhu cầu về vốn đang ngày càng tăng nhanh. Vì
thế, hình thức PPP là mô hình tối ưu để giải quyết bài toán về vốn cho dự
án giao thông ở Trung Quốc. Để thực hiện có hiệu quả dự án PPP ở Trung
Quốc, vấn đề quản lý rủi ro cũng là vấn đề đang được quan tâm nghiên
cứu, tiêu biểu có: Ke và Wang (2010a) [90]; Ke et al. (2010b) [91].
Ấn Độ: Nhận thức được các lợi ích của hình thức PPP từ những năm
1990 cho đến nay, Ấn Độ là quốc gia châu Á đã áp dụng PPP rộng rãi cho
các dự án phát triển cơ sở hạ tầng. Công tác quản lý rủi ro đã được quan tâm
và triển khai có hiệu quả trong các dự án PPP ở Ấn Độ. Tiêu biểu có:
Rajkumar và cộng sự (2013) [122]; Rajkumar và cộng sự (2016) [123]
Ở các nước phát triển như Albani, Bỉ, Ireland, Ý... hình thức PPP
cũng được sử dụng trong nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và
cung cấp dịch vụ công cộng. Quản lý rủi ro trong dự án cũng được quan tâm
nghiên cứu, tiêu biểu có: N. Carbonara et al. (2015) [114]
2.4.2. Thực tiễn ở Việt Nam
Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng CSHT đang ngày càng tăng nhanh.
Thực trạng đó dẫn tới yêu cầu về một kế hoạch tổng thể với tầm nhìn và
mục tiêu dài hạn cho chương trình PPP. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, công
tác quản lý rủi ro chưa thực sự được triển khai nghiên cứu tại Việt nam. Hầu
hết các nghiên cứu chỉ mới nghiên cứu nhận dạng và phân bổ rủi ro cũng
như đề xuất giải pháp tổng thể cho các dự án PPP trong phát triển giao
thông ([30], [72]), chưa có nghiên cứu nào liên quan đến quản lý rủi ro dự
án đầu tư xây dựng CSHTKT theo hình thức PPP. Công tác quản lý rủi ro
nói chung còn bị động, chỉ quản lý khi xảy ra rủi ro chứ không có kế hoạch
nhận dạng và ứng phó rủi ro ngay từ khi bắt đầu dự án.
2.4.3. Thực tiễn hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về hình thức PPP
tại Việt Nam
2.4.3.1. Hệ thống văn bản luật về hình thức PPP
Hiện nay, trong khung pháp luật điều chỉnh hình thức PPP tại Việt
Nam, có các văn bản có tính pháp lý cao nhất sau: Luật đầu tư số
67/2014/QH13, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, Luật xây dựng số
13
50/2014/QH13; Luật đầu tư công 49/2014/QH13; Luật Doanh nghiệp số
68/2014/QH13; Luật ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13
2.4.3.2. Hệ thống văn bản dưới luật về hình thức PPP
Hệ thống Nghị định liên quan đến hình thức đối tác công tư đã
không ngừng được nghiên cứu, cải tiến và hoàn thiện qua các giai đoạn sau:
Nghị định 108/2009/NĐ – CP; Quyết định 71/2010/QĐ- TTg; Nghị định
15/2015/NĐ – CP; Nghị định 63/2018/NĐ – CP
Nhìn chung, những điểm mới của Nghị định 63/2018/NĐ - CP chủ
yếu hướng đến hoặc xoay quanh chủ thể là Nhà nước. Về phía nhà đầu tư và
người sử dụng, không có thêm quy định quyền lợi, nghĩa vụ gì khác đáng kể
so với nghị định cũ, ngoài việc một số nội dung được trình bày đầy đủ, rõ
ràng, chặt chẽ và theo một trình tự hợp lý hơn, tạo cảm giác minh bạch hơn,
tuy sự minh bạch về thông tin dự án lại không bị bắt buộc.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT THEO HÌNH THỨC
ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1. Thực trạng triển khai dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật hình thức đối tác công tư tại thành phố Đà Nẵng
3.1.1. Thực trạng nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo
hình thức PPP
Thực trạng ở Bảng 3.1 cho thấy nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng nói chung và cơ sở hạ tầng kỹ thuật nói riêng đang ngày càng tăng,
trong khi đó nguồn vốn từ Ngân sách Trung ương lại hạn chế, nhu cầu vốn
vay nước ngoài ngày càng nhiều. Hình thức PPP chính là giải pháp hiệu quả
cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại thành phố Đà Nẵng. Trong
bối cảnh nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thành phố
rất lớn trong khi nguồn ngân sách lại có giới hạn, nếu tất cả các dự án đầu tư
của thành phố đều sử dụng 100% vốn ngân sách thì sẽ không có đủ nguồn
lực; còn nếu chỉ có nhà đầu tư tư nhân làm dự án mà không có sự tham gia
của Nhà nước thì mức độ rủi ro sẽ cao hơn. Chính vì thế, hình thức PPP là
phương thức tốt, là công cụ hữu hiệu để huy động nguồn vốn cho phát triển
trong bối cảnh hiện nay
3.1.2. Thực trạng triển khai hình thức PPP
+ Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, hình thức PPP đã được triển khai
trong một thời gian tương đối dài, từ năm 2009 đến nay.
+ Trong tổ số 42 dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo
hình thức PPP tại thành phố Đà Nẵng chỉ có 15 dự án đã được triển khai
hoàn thành hoặc đang thực hiện, còn lại 27 dự án đang chưa được triển khai.
Hầu hết các dự án đã hoàn thành và dự án đang thực hiện chủ yếu được thực
14
hiện theo hình thức hợp đồng BT thông qua phương thức đổi đất để lấy dự
án.
+ Do vậy, Đà Nẵng cần có giải pháp và chính sách nhằm khuyến
khích dự án PPP thực hiện đa dạng hơn với nhiều hình thức hợp đồng khác
nhau nhằm khắc phục tình trạng cạn kiệt quỹ đất trong tương lai của thành
phố.
3.2. Thực trạng nhận thức về hình thức PPP trong đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng kỹ thuật tại thành phố Đà Nẵng
Một nghiên cứu định lượng thực trạng nhận thức về hình thức PPP,
nhận thức về rủi ro và quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật theo hình thức PPP đã được thực hiện tại thành phố Đà Nẵng thông
qua việc khảo sát 200 chủ thể kết hợp khảo sát 24 chuyên gia thuộc các bên
có liên quan đến dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo hình
thức PPP tại thành phố Đà Nẵng do tác giả thực hiện.
PPP trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại thành phố Đà
Nẵng được xem là hình thức đầu tư rất quan trọng, hiện đang có nhu cầu
biết và đầu tư khá cao. Tuy nhiên nhận thức về PPP tại Đà Nẵng trong đầu
tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật lại còn rất hạn chế: hầu hết đối tượng khảo sát mới
chỉ nhận thức được đúng khái niệm về PPP (172 đối tượng nhận thức đúng
khái niệm), hầu hết chỉ biết 3 hình thức hợp đồng chủ yếu của PPP là BT,
BOT và BTO; 142 đối tượng cho rằng hiệu quả kinh tế xã hội là yếu tố quan
trọng nhất trong dự án PPP, 92 đối tượng xem hiệu quả tài chính quan trọng
thứ 2; chỉ có 34 đối tượng biết nhiều các văn bản về PPP;
Nhận thức về rủi ro và quản lý rủi ro cũng còn nhiều hạn chế. Chỉ có
31 đối tượng biết đến rủi ro trong dự án PPP; hầu hết chuyên gia khảo sát
đều cho rằng rủi ro chỉ được xác định khi dự án có gặp vấn đề về rủi ro, rủi
ro xuất hiện ở giai đoạn do bên nào quản lý thì bên đó chịu trách nhiệm xử
lý, phần lớn các rủi ro không được dự tính trước và không được phân bổ
ngay từ đầu, tất cả các dự án BT thì hầu như rủi ro đều phân bổ cho Nhà đầu
tư. Chỉ có 45 đối tượng quan tâm và biết đến vấn đề chia sẻ rủi ro trong quá
trình thực hiện dự án PPP tại thành phố Đà Nẵng
Qua kết quả khảo sát, tác giả nhận thấy, thực trạng nhận thức về hình
thức PPP tại thành phố Đà Nẵng là nguyên nhân khách quan khiến cho nhận
thức về rủi ro, quản lý rủi ro tại thành phố Đà Nẵng trong đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo hình thức PPP còn nhiều hạn chế, bị động. Đó
chính là nguyên nhân khiến cho rất nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng kỹ thuật theo hình thức PPP tại thành phố Đà Nẵng thực hiện không
hiệu quả và nhiều dự án hiện chưa được triển khai và hiện thực hóa được
trong thực tế.
15
3.3. Thực trạng công tác quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng kỹ thuật theo hình thức đối tác công tư tại thành phố Đà Nẵng
3.3.1. Trình tự nghiên cứu chung:
Một nghiên cứu thực trạng về công tác quản lý rủi ro dự án đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo hình thức PPP đã được thực hiện tại
thành phố Đà Nẵng thông qua các bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu các công trình thực tế đã và đang triển khai tại
thành phố Đà Nẵng
Bước 2: Nghiên cứu định tính thông qua các tài liệu có liên quan ở
trong nước và ở nước ngoài
Bước 3: Nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 24 chuyên gia
thuộc các bên có liên quan đến dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
theo hình thức PPP tại thành phố Đà Nẵng do tác giả thực hiện.
3.3.2. Thực trạng nhận dạng và phân loại rủi ro
Trên cơ sở nghiên cứu thực tế qua các dự án PPP tại thành phố Đà
Nẵng, tác giả đã tổng hợp được danh mục gồm 41 rủi ro, kết hợp nghiên
cứu ở trong và ngoài nước thông qua việc thu thập dữ liệu thứ cấp từ các tài
liệu có liên quan, tác giả bước đầu đã nhận dạng được 59 rủi ro của dự án
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở
đó, thông qua khảo sát trực tiếp từ các chuyên gia, với việc thiết lập các giả
thuyết và kiểm định giả thuyết trong nghiên cứu định lượng đã được tác giả
thực hiện, kết quả đã nhận dạng được 59 rủi ro của dự án PPP trong đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại thành phố Đà Nẵng, qua đó phân loại
thành 10 nhóm theo phạm vi xuất hiện của rủi ro và phân loại thành 8 nhóm
quả theo môi trường tác động của rủi ro
Danh mục các rủi ro đã được tổng hợp và khái quát hóa thành khái
niệm thông qua Phụ lục 16 (Trang PL92)
3.3.3. Thực trạng phân tích, xếp hạng rủi ro
a. Thực trạng phân tích, xếp hạng rủi ro trong trường hợp phân loại rủi
ro theo phạm vị xuất hiện của rủi ro
Nhằm mục đích để quản lý rủi ro có hiệu quả theo phạm vi xuất hiện
của rủi ro, tác giả đã phân loại rủi ro chung và rủi ro cụ thể thành 10 nhóm
rủi ro được thể hiện thông qua Hình 2.2.
Kết quả xếp hạng mức độ tác động của các nhóm rủi ro của dự án
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo hình thức PPP tại thành phố Đà
Nẵng được thể hiện thông qua Bảng 3.6
b. Thực trạng phân tích, xếp hạng rủi ro trong trường hợp phân loại
rủi ro theo môi trường tác động của rủi ro
Nhằm mục đích để quản lý rủi ro có hiệu quả theo môi trường tác
động của rủi ro, tác giả đã phân loại rủi ro thành 8 nhóm cụ thể do môi
16
trường bên trong và rủi ro do môi trường bên ngoài dự án gây ra được thể
hiện thông qua Hình 2.3
Kết quả xếp hạng mức độ tác động của các nhóm rủi ro của dự án
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo hình thức PPP tại thành phố Đà
Nẵng được thể hiện thông qua Bảng 3.7
3.3.4. Thực trạng phân bổ rủi ro
Trên cơ sở khảo sát trực tiếp 24 chuyên gia đã từng thực hiện dự
án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo hình thức PPP tại thành phố
Đà Nẵng. Thông qua phần mềm SPSS.16, tác giả đã phân tích, tính toán,
kiểm tra tính nhất quán trong đánh giá của các chuyên gia, tác giả đề xuất
giải pháp phân bổ rủi ro cho Nhà nước và Nhà đầu tư hoặc phân bổ cho hai
bên
Một cuộc điều tra khảo sát chuyên gia đã được tiến hành để tìm hiểu
các ưu tiên trong phân bổ rủi ro của các bên có liên quan trong dự án đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo hình thức PPP tại thành phố Đà Nẵng.
Phân tích số liệu phản hồi cho thấy: Rủi ro nên được phân bổ tốt nhất (phân
bổ chuẩn) cho Nhà nước 6 rủi ro, cho nhà đầu tư 27 rủi ro và cho cả hai bên
là 26 rủi ro. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có 2 rủi ro chiếm 3,39% được phân
bổ cho khu vực Nhà nước, 38 rủi ro chiếm 64,41% được phân bổ cho hai
bên và 19 rủi ro chiếm 32,20% được phân bổ cho nhà đầu tư. Như vậy, hầu
hết các rủi ro được phân bổ cho hai bên cùng gánh chịu khi xảy ra rủi ro,
Nhà nước chỉ gánh chịu rất ít các rủi ro. Kết quả phân bổ được thể hiện tổng
hợp trong Bảng 3.8.
3.3.5. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý rủi ro dự
án PPP
Trên thế giới:
+ Đã có nhiều nghiên cứu tập trung vào việc phát triển mô hình định
lượng để giải quyết các vấn đề khác nhau trong quản lý rủi ro dự án đầu tư
xây dựng theo hình thức PPP.
+ Phần lớn các nghiên cứu đó chỉ dừng lại ở việc thiết lập phần mềm
chỉ ứng dụng từng mô hình riêng lẽ để giải quyết từng vấn đề nảy sinh trong
công tác quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng theo hình thức PPP
Tại Việt Nam:
+ Chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào nghiên cứu ứng dụng tích hợp
nhiều mô hình định lượng để giải quyết nhiều vấn đề khác nhau trong quản
lý rủi ro của dự án PPP, không có nghiên cứu nào ứng dụng công nghệ
thông tin để xây dựng phần mềm tích hợp nhiều mô hình để giải quyết
nhiều vấn đề về phân tích đánh giá rủi ro trong quản lý rủi ro của dự án
PPP.
+ Các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu lý thuyết mô hình
và ứng dụng công cụ bằng tay để giải quyết mô hình, không có nghiên cứu
17
ứng dụng công nghệ thông tin nào trong phân tích rủi ro nhằm quản lý rủi ro
hiệu quả trong dự án PPP
3.3.6. Nguyên nhân gây ra rủi ro cho dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng kỹ thuật theo hình thức PPP tại thành phố Đà Nẵng
Qua số liệu phân tích thực trạng triển khai thực hiện dự án PPP nói
chung và quản lý rủi ro DAĐTXD CSHTKT theo hình thức PPP nói riêng
tại thành phố Đà Nẵng, có rất nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro cho dự án
ĐTXD CSHTKT theo hình thức PPP khiến cho nhiều dự án PPP triển khai
thực hiện không hiệu quả.
3.3.7. Đánh giá thực trạng công tác quản lý rủi ro dự án đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo hình thức PPP tại thành phố Đà Nẵng
Công tác quản lý rủi ro chưa được quan tâm đúng mức; quá trình
phân bổ rủi ro thường được xác định khi dự án có vấn đề, rủi ro xuất hiện ở
giai đoạn do bên nào quản lý thì bên đó chịu trách nhiệm xử lý, chưa có cơ
chế nhận dạng rủi ro và phân bổ rủi ro ngay từ đầu. Việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong phân tích đánh giá nhằm quản lý rủi ro ít được quan
tâm nghiên cứu.
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC QUẢN LÝ RỦI RO DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ
TẦNG KỸ THUẬT THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TẠI
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
4.1. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thành phố Đà
Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
4.1.1. Định hướng phát triển của thành phố Đà Nẵng đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2045
Định hướng phát triển đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 của
thành phố Đà Nẵng là “ Đà Nẵng phấn đấu trở thành thành phố xanh, hiện
đại - thông minh, mang tính toàn cầu và có bản sắc, với các đặc trưng:
Thành phố xanh; thành phố hiện đại - thông minh: có kết cấu hạ tầng kỹ
thuật và cơ chế quản lý hiện đại, ứng dụng các công nghệ hiện đại trên nền
tảng cách mạng công nghiệp 4.0; thành phố toàn cầu: có khả năng và sức
hút kết nối toàn cầu; thành phố có bản sắc riêng: đáng sống và đáng nhớ”.
4.1.2. Mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thành phố Đà
Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Trên cơ sở định hướng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đến năm
2030 và tầm nhìn 2045, thành phố Đà Nẵng đặt ra mục tiêu: Phát triển kinh
tế, xã hội phù hợp với định hướng phát triển của toàn vùng, của đất nước;
thật sự là trung tâm kinh tế lớn và là một khu vực tăng trưởng mạnh của
vùng duyên hải miền trung - Tây Nguyên
18
4.2. Định hướng giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro dự án đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo hình thức đối tác công tư tại
thành phố Đà Nẵng
Giải pháp phải thỏa mãn 2 tiêu chí sau: Thứ nhất, phải đáp ứng được
sự cân bằng lợi ích cho cả hai phía công và tư trong khống chế và kiểm soát
rủi ro. Thứ hai, phải
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_quan_ly_rui_ro_du_an_dau_tu_xay_dung_co_so_h.pdf