Tóm tắt Luận án Quản lý tài chính tại học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Về định hướng phát triển của HVCTQGHCM tới năm 2025, HV xác

định coi trọng việc giáo dục, nâng cao bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng,

đạo đức cách mạng và rèn luyện tác phong chuẩn mực cho đội ngũ giảng viên,

học viên.; thực hiện thật tốt vai trò là trung tâm quốc gia hàng đầu về đào tạo,

bồi dưỡng đội ngũ cán bộ xây dựng Đảng, giảng viên lý luận chính trị cho các

trường chính trị, các trường cán bộ và các trường đại học trong cả nước; Ưu

tiên chất lượng đào tạo thay vì thiên về số lượng và quy mô; Đẩy mạnh nghiên

cứu khoa học gắn với đổi mới cơ chế quản lý khoa học trong điều kiện mới.

Nghiên cứu khoa học được thực hiện theo hướng nghiên cứu chuyên sâu, đáp

ứng yêu cầu tổng kết thực tiễn, góp phần làm sáng tỏ đường lối chính sách của

Đảng và Nhà nước. Qua đó, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ giảng

viên, phục vụ việc nâng cao chất lượng đào tạo của HV. Chủ động, tích cực

liên kết với cộng đồng khoa học trong và ngoài hệ thống HV để tạo ra không

gian mở trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học. Liên kết với các viện

nghiên cứu, trường đại học và cộng đồng khoa học trong và ngoài hệ thống.

Xây dựng văn hóa trường Đảng

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý tài chính tại học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a đơn vị SNGDĐTCL cho: Đầu tư phát triển; Chi hoạt động thường xuyên và Đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng. Các khoản thu, chi tài chính của đơn vị SNGDĐTCL đã được phân tích cụ thể trong luận án. 2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CÔNG LẬP 2.2.1. Khái niệm, mục tiêu quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập Trên cơ sở phân tích các khái niệm QLTC của đơn vị SNCL, luận án đưa ra và phân tích khái niệm QLTC trong đơn vị SNGDĐTCL. Đó là “quá trình xem 8 xét, phân tích và xử lý các mối quan hệ tài chính phát sinh trong các hoạt động của đơn vị thông qua thực hiện các chức năng cơ bản của tài chính như: Lập kế hoạch tài chính, tạo nguồn tài chính, sử dụng nguồn tài chính và thực hiện kiểm tra giám sát để đạt các mục tiêu phát triển của đơn vị đề ra”. Có 4 điểm cần nhấn mạnh: Chủ thể quản lý chính là đơn vị SNGDĐTCL. Đơn vị quản lý theo các quy định của Nhà nước về phân cấp QLTC và QLTC của các đơn vị; Đối tượng của QLTC tại đơn vị SNGDĐTCL là hoạt động tài chính của những đơn vị này; Mục tiêu của QLTC là: Đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện các mục tiêu phát triển đơn vị; Tổ chức sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn kinh phí; Giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động; Cơ chế QLTC là những quy định về QLTC của cơ quan quản lý cấp trên và của đơn vị. 2.2.2. Đặc điểm và nguyên tắc quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập Có ba đặc điểm QLTC tại các đơn vị SNGDĐTCL được phân tích là: Hướng tới phục vụ lợi ích chung; Khá phức tạp bởi sự đa dạng của các nguồn tài chính tại đơn vị; QLTC tại các đơn vị SNGDĐTCL công lập khác nhau rất khác nhau do sự khác nhau về chức năng, nhiệm vụ, tính chất hoạt động. Quản lý tài chính tại các đơn vị SNGDĐTCL phải tuân thủ 05 nguyên tắc: Tuân thủ quy định về tài chính của Nhà nước; Tập trung, dân chủ; Tiết kiệm, hiệu quả; Công bằng; Công khai, minh bạch. 2.2.3. Nội dung quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập Luận án này nghiên cứu 05 nội dung QLTC như sau: Thực hiện phân cấp QLTC tại đơn vị SNGDĐTCL; Tổ chức thực hiện chế độ chính sách, cơ chế QLTC của Nhà nước và của đơn vị SNGDĐTCL; Xây dựng kế hoạch tài chính; Tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính; Kiểm tra và giám sát QLTC. Luận án đã phân tích các vấn đề cơ bản trong từng nội dung như vai trò, mục đích, nguyên tắc, căn cứ thực hiện, nội dung những việc cần thực hiện, các bước thực hiện,.. 2.2.4. Tiêu chí đánh giá quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập Luận án đưa ra ba tiêu chí đánh giá QLTC tại đơn vị SNGDĐTCL và phân tích ba tiêu chí đó: hiệu lực, hiệu quả, tác động của QLTC. Luận án phân tích khái niệm hiệu lực QLTC và hiệu quả QLTC cho thấy sự giống và khác nhau của hai khái niệm này. Luận án luận giải lý do chọn hiệu lực, hiệu quả QLTC và tác động của QLTC làm tiêu chí đánh giá QLTC, trong đó, tác động của QLTC được thể hiện ở chất lượng đào tạo, thông qua tác động tới các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng như chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, học liệu phục vụ dạy học và quản lý hoạt động đào tạo. 9 2.2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng tới quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập Có 08 nhân tố đã được phân tích: Hệ thống pháp luật, chính sách, cơ chế QLTC của Nhà nước; Tình hình kinh tế, xã hội của đất nước; Mức độ tự chủ và vị vị trí của các đơn vị SNGDĐTCL trong hệ thống phân cấp NSNN; Tính chất cạnh tranh, độc quyền trong cung ứng dịch vụ GDĐTCL giữa các đơn vị SNGDĐTCL; Quy mô đào tạo và tính chất dịch vụ GDĐTCL được cung ứng ở các đơn vị SNGDĐTCL; Chiến lược phát triển của đơn vị SNGDĐTCL; Nhiệm vụ được giao hàng năm đối với đơn vị SNGDĐTCL; Bộ máy QLTC và năng lực, trình độ, phẩm chất đội ngũ cán bộ QLTC của đơn vị. 2.3. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI MỘT SỐ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CÔNG LẬP Ở MỘT SỐ NƢỚC VÀ VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 2.3.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại một số đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập ở Trung quốc và Việt Nam Luận án nghiên cứu kinh nghiệm QLTC của Trường Đảng Trung ương Trung Quốc và của Đại học quốc gia Hà Nội - Việt Nam trên một số nội dung về QLTC và rút ra tám bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho QLTC tại HV. 2.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Với lợi thế về vị trí của đơn vị, chủ động, tích cực mở rộng hợp tác, liên kết với các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để mở rộng nguồn thu thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo, trên cơ sở tiềm lực sẵn có về đội ngũ giảng viên, các nhà khoa học, cơ sở vật chất và uy tín của đơn vị. Ưu tiên chi đầu tư cho giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học, quản lý sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư này để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, uy tín của đơn vị, tạo điều kiện mở rộng nguồn thu ngoài NSNN lớn hơn. Với lợi thế của đơn vị, tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ về cơ chế chính sách của Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước cho đơn vị để có thể được tự chủ nhiều hơn trong quản lý tài chính và nhiều mặt khác; Đổi mới QLTC trong cơ sở GDĐTCL phù hợp với những ứng dụng của tiến bộ KHCN; Hoàn thiện bộ quy định quản lý nguồn thu; Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trong đó chú ý cần gắn phân phối kết quả tài chính với sự cống hiến của các thành viên, các đơn vị trong đơn vị; Xây dựng và hoàn thiện một số chính sách khoán và giao quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị; Đào tạo nâng cao năng lực QLTC cho cán bộ quản lý các đơn vị. 10 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 3.1. KHÁI QUÁT VỀ HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 3.1.1. Quá trình hình thành, phát triển của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Học viện CTQGHCM trải qua quá trình hình thành và phát triển từ năm 1949. HV đã nhiều lần được thay đổi tên, chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức. Quá trình đó được phân tích khái quát trong Luận án. Hiện nay, theo Quyết định số 145-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của HVCTQGHCM ngày 08/8/2018 của Bộ Chính trị, HVCTQGHCM là cơ quan trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên, toàn diện của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. 3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Chức năng, nhiệm vụ của HVCTQGHCM được quy định trong Quyết định số 145-QĐ/TW, là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp, cán bộ khoa học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội; trung tâm quốc gia nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nghiên cứu khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý phục vụ giảng dạy, học tập, góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước. Bộ máy tổ chức của Học viện CTQG Hồ Chí Minh gồm Ban Giám đốc; 33 đơn vị gồm Trung tâm HV (với 16 viện, 1 Tạp chí, 1 Nhà xuất bản, 6 vụ và 4 đơn vị chức năng), HV Báo chí và Tuyên truyền, 4 HV Chính trị khu vực I, II, III, IV (ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ). HV là ĐVDT cấp I, trong đó có 07 ĐVDT trực thuộc (ĐVDT cấp III) gồm 04 HV khu vực, HV báo chí và Tuyên truyền; Văn phòng HV và Nhà xuất bản Lý luận Chính trị. Về bộ máy QLTC của HV, Vụ Kế hoạch - Tài chính là đơn vị trực thuộc HV thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc HV trong QLTC, tài sản công, quản lý đầu tư và xây dựng của HV. 3.2. THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 3.2.1. Thực trạng thu tài chính của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Thu tài chính của HV gồm các khoản thu từ NSNN, thu học phí từ các loại 11 hình đào tạo (chính quy và không chính quy) và các khoản thu sự nghiệp khác. Luận án đã phân tích những thay đổi về thu tài chính từ các nguồn (NSNN cấp và thu sự nghiệp) và lý giải sự biến động đó. Số liệu Bảng 3.1 là kết quả thu tài chính của HV, giai đoạn 2009 - 2018. Bảng 3.1: Thu tài chính của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, giai đoạn 2009 - 2018 Đơn vị: Triệu đồng Số TT Tên đơn vị, chỉ tiêu Tổng số Chia ra năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng cộng 9,515,296 579,133 735,048 835,215 950,609 1,067,053 1,183,126 944,559 977,106 1,100,791 1,142,656 I Ngân sách NN cấp 6,386,182 425,552 527,847 543,370 607,617 677,520 760,787 669,182 658,328 745,793 770,186 Chi thường xuyên 5,645,842 359,552 424,447 458,370 516,617 605,520 689,587 591,682 595,328 699,553 705,186 Chi đầu tư phát triển 740,340 66,000 103,400 85,000 91,000 72,000 71,200 77,500 63,000 46,240 65,000 II Thu sự nghiệp 3,129,114 153,581 207,201 291,845 342,992 389,533 422,339 275,377 318,778 354,998 372,470 Thu phí, lệ phí 60,323 3,189 3,662 5,108 10,360 14,018 14,680 5,809 1,006 1,208 1,283 Thu học phí 656,404 26,575 25,867 71,691 79,880 84,187 103,829 52,642 66,898 81,042 63,793 Thu tại chức 1,558,781 76,809 106,648 126,729 154,279 163,609 182,695 160,373 178,378 192,456 216,805 Thu sự nghiệp khác 853,606 47,008 71,024 88,317 98,473 127,719 121,135 56,553 72,496 80,292 90,589 Nguồn: Vụ Kế hoạch - Tài chính và tổng hợp của tác giả 3.2.2. Thực trạng chi tài chính của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Các khoản thu tài chính của HVCTQGHCM được dùng cho chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và chi nộp NSNN (trong đó chi thường xuyên gồm chi cho hoạt động thường xuyên và chi không thường xuyên). Bảng 3.2 cho thấy, trong giai đoạn 2009 - 2018, mức chi thường xuyên tại Học viện là khá lớn, chiếm 92,17% tổng số chi, trong khi đó, chi đầu tư phát triển chỉ chiếm 7,83%. Trong tổng chi của Học viện từ các nguồn thu, các khoản chi từ nguồn NSNN cấp chiếm 67,79%; chi từ nguồn thu sự nghiệp và chi nộp NSNN chiếm tỷ trọng 32,21%. Bảng 3.2: Chi tài chính của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí minh, giai đoạn 2009 - 2018 Đơn vị: triệu đồng STT Chi từ nguồn Tổng chi Chi thƣờng xuyên Chi ĐTPT Tổng chi Tỷ lệ (%) Chi HĐTX Chi KTX Tổng chi Tỷ lệ (%) Tổng chi Tỷ lệ (%) Tổng chi Tỷ lệ (%) 1 2 3 4 5=4/3 6 7=6/4 8 9=8/4 10 11=10/3 Tổng chi 9,421,003 8,682,905 92.17 6,417,740 73.91 2,265,165 26.09 738,098 7.83 I Chi từ nguồn ngân sách cấp 6,386,543 5,648,445 88.44 3,886,314 68.80 1,762,131 31.20 738,098 11.56 II Chi từ nguồn thu sự nghiệp 3,024,337 3,024,337 100.00 2,521,303 83.37 503,034 16.63 - 0.00 III Chi nộp ngân sách 10,123 10,123 100.00 10,123 100.00 0 0.00 - 0.00 Nguồn: Vụ Kế hoạch - Tài chính và tổng hợp của tác giả Trong phần này, luận án còn phân tích khả năng đáp ứng các khoản chi của các nguồn thu của HV. Phân tích thực trạng sử dụng phần chênh lệch thu chi cho 12 thu nhập tăng thêm, Qu dự phòng ổn định thu nhập (2009 - 2016) và Qu ổn định thu nhập (2017 - 2018) của HV, chiếm 51,82% tổng số chênh lệch thu chi. Hệ số thu nhập tăng thêm của Học viện tăng liên tục qua các năm: 0,25 lần qu lương cơ bản của HV (2009) và 0,38 lần (2018). Kinh phí chênh lệch thu chi dành cho Qu phát triển hoạt động sự nghiệp chiếm 22%, Qu phúc lợi được trích với tỷ lệ 23,37% tổng số chênh lệch thu chi, dành cho Qu khen thưởng 2,81%. Luận án còn cho biết việc phân phối chênh lệch thu chi ở các ĐVDT không giống nhau. HV Trung tâm có mức chênh lệch thu chi cao nhất, thấp nhất là Nhà xuất bản Lý luận Chính trị. Kết quả trên đây cho thấy, HV đã thực hiện chế độ tự chủ tài chính được khá tốt. 3.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 3.3.1. Phân tích thực trạng thực hiện phân cấp quản lý tài chính trong hệ thống của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Học viện đã thực hiện phân cấp QLTC đối với mua sắm trang thiết bị, sửa chữa nhỏ và các đề tài cơ sở. Trong thời kỳ 2009 - 2018, đã có hàng trăm dự án, công trình sửa chữa, mua sắm được phân cấp thực hiện tại các đơn vị dự toán trực thuộc (trong năm 2017 và 2018, có 139 danh mục dự án, công trình mua sắm sửa chữa được đầu tư với tổng kinh phí là 263.935 triệu đồng và có 493 đề tài cơ sở, với tổng kinh phí là 19.473 triệu đồng đã được thực hiện theo cơ chế phân cấp). Trong phần này, luận án còn phân tích những hạn chế trong thực trạng phân cấp QLTC tại HV. Đó là thiếu quy định cụ thể để bảo đảm nguồn kinh phí mua sắm, sửa chữa được phân cấp để sử dụng tập trung, hiệu quả hơn; thiếu các quy định về mức kinh phí tổi thiểu và tối đa cho một đề tài cơ sở, dẫn đến tình trạng mức phân bổ kinh phí cho 1 đề tài ở các đơn vị rất khác nhau, chưa bảo đảm đủ kinh phí tối thiểu thực hiện đề tài có chất lượng. 3.3.2. Phân tích thực trạng tổ chức thực hiện các quy định về chế độ, chính sách, cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc, xây dựng các cơ chế quản lý tài chính nội bộ. Trong giai đoạn 2009 - 2018, HV đã tổ chức hướng dẫn kịp thời các đơn vị dự toán trực thuộc triển khai thực hiện đầy đủ, đúng quy định của nhà nước về QLTC, phù hợp yêu cầu quản lý trong toàn hệ thống. HV đã xây dựng hệ thống văn bản nội bộ trong QLTC toàn hệ thống HV, trên cơ sở các quy định của Nhà nước và hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên về QLTC và phân cấp QLTC. Tuy nhiên, luận án cũng đã chỉ ra những hạn chế trong thực trạng thực hiện nội dung này. HV còn thiếu quy định cụ thể cho một số hoạt động tài chính phát sinh giữa các đơn vị dự toán trực thuộc. Chẳng hạn, HV giao một đơn vị dự toán trực thuộc phối hợp với một đơn vị khác thuộc hệ thống HV mở các lớp hệ đào 13 tạo cao học, nhưng lại chưa có quy định phân định nhiệm vụ cụ thể của mỗi đơn vị trong phối hợp thực hiện quản lý các hoạt động tài chính. Điều đó đã gây khó khăn cho các đơn vị trong triển khai thực hiện nhiệm vụ đào tạo và QLTC. 3.3.3. Phân tích thực trạng xây dựng kế hoạch tài chính Có hai loại kế hoạch tài chính được xây dựng tại HV: Kế hoạch tài chính ba năm và kế hoạch tài chính hàng năm. Trong đó, giai đoạn 2009 - 2016, chỉ có kế hoạch tài chính hàng năm được xây dựng. Từ 2017, kế hoạch tài chính ba năm mới được xây dựng đồng thời với kế hoạch tài chính hàng năm, theo phương thức “cuốn chiếu”. Luận án đã phân tích các căn cứ xây dựng hai loại kế hoạch này. Về cơ bản, xây dựng kế hoạch tài chính của HV đảm bảo thực hiện đúng quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, còn một số hạn chế trong xây dựng kế hoạch tài chính cần khắc phục: Kế hoạch thu từ NSNN cấp được xây dựng hàng năm luôn cao hơn mức được phê duyệt khá nhiều; Số kế hoạch thu sự nghiệp trong kế hoạch tài chính được xây dựng hàng năm thường thấp hơn số thu thực tế khoảng 10% - 30%; (3) NSNN cấp chỉ đáp ứng nhu cầu chi của HV với mức thấp, chỉ đạt từ hơn 45% đến hơn 65%; Việc lập kế hoạch tài chính vẫn theo phương thức dựa vào các yếu tố đầu vào, dễ dẫn đến tình trạng bị động trong quản lý, kế hoạch thường phải điều chỉnh; Kế hoạch tài chính của HV và các ĐVDT thường phải bổ sung điều chỉnh nhiều lần trong năm do có những nhiệm vụ được giao thêm đột xuất; Phân bổ kinh phí chưa thật hợp lý, chi thường xuyên chiếm tỷ trọng tương đối lớn, khoảng 85,56%%, chi đầu tư phát triển chỉ chiếm 14,44%. 3.3.4. Phân tích thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính Về tổ chức triển khai kế hoạch tài chính, HV đã thực hiện công khai, minh bạch phân bổ tài chính và giao kế hoạch trước ngày 31 tháng 12 năm trước, đúng theo kế hoạch đã được phê duyệt cho các đơn vị dự toán trực thuộc, giúp cho họ chủ động hơn khi xây dựng kế hoạch chi tiết. HV còn hướng dẫn các đơn vị lập kế hoạch thu, chi tài chính chi tiết, kế hoạch chi tiêu cho sát với tình hình thực tế để đảm bảo thực thi kế hoạch đầy đủ, đúng tiến độ, hạn chế tình trạng phải hủy bỏ hoặc điều chỉnh kế hoạch vào cuối năm ngân sách. Học viện đã thực hiện theo dõi, giám sát, điều hành kế hoạch tài chính, đảm bảo các kế hoạch tài chính được thực hiện đúng tiến độ và quy định của Nhà nước. Về tổ chức thực hiện quyết toán các khoản chi tài chính, luận án đã trình bày quy trình tổ chức quyết toán tài chính tại HV. Trong giai đoạn vừa qua, HV đã tổ chức chặt chẽ quyết toán tài chính, thường xuyên chủ động thực hiện kiểm tra định kỳ tình hình thực hiện dự toán và quyết toán ngân sách của các 14 ĐVDT trực thuộc. Các cơ quan này cũng đã chủ động tự kiểm tra tài chính theo quy định, không để xảy ra những sai phạm lớn trong QLTC tại các ĐVDT trực thuộc và của cả HV. Học viện đã phân định rõ trách nhiệm, có cơ chế phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận và giám sát chặt chẽ các khâu trong quá trình tổ chức thực hiện quyết toán, kịp thời điều chỉnh, chấn chỉnh QLTC của năm sau. Quyết toán tài chính của HV trong những năm qua đã được thực hiện khá tốt, đảm bảo quy định về mẫu biểu, số liệu khớp đúng với số liệu được kiểm soát chi tại Kho bạc Nhà nước. Tuy nhiên, quyết toán tài chính tại HV vẫn còn có những sai sót trong lập chứng từ, nhầm lẫn trong hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 3.3.5. Phân tích thực trạng kiểm tra, giám sát quản lý tài chính Kế hoạch kiểm tra, kiểm toán trong QLTC được xây dựng lồng ghép với Kế hoạch công tác của HV và được tổ chức thực hiện nghiêm túc, thường xuyên. Kiểm tra được thực hiện định kỳ mỗi năm tối thiểu một lần đối với quản lý, sử dụng tài chính, tài sản và đầu tư xây dựng của các ĐVDT trực thuộc. HV đã kiên quyết từ chối quyết toán các khoản chi chưa đảm bảo điều kiện, xuất toán, thu hồi nộp NSNN các khoản chi ngoài dự toán được duyệt hoặc sai chế độ định mức theo quy định của Nhà nước, tăng cường kỷ cương, kỷ luật quản lý tài chính. 3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 3.4.1. Đánh giá theo các nội dung quản lý tài chính Trong nội dung này, luận án đánh giá quản lý tài chính trên 05 nội dung quản lý tài chính, dựa trên kết quả điều tra khảo sát của tác giả đối với cán bộ quản lý tài chính của HV. Kết quả khảo sát cho thấy, về tính hợp lý của phân cấp QLTC của HV còn có sự đánh giá rất khác nhau và có thể còn nhiều tranh cãi, tính hiệu quả của phân cấp QLTC có thể chưa rõ ràng hoặc chưa cao. Việc triển khai và hướng dẫn thực hiện các văn bản luật về QLTC của Nhà nước và của HV đã kịp thời. Tuy nhiên, chưa khẳng định được và cần phải xem xét thêm việc hướng dẫn “đầy đủ” và “cụ thể” hay chưa vì có nhiều ý kiến khác nhau. Đa số ý kiến đánh giá xây dựng kế hoạch tài chính của HV là tích cực, đã tuân thủ các quy định, cơ chế chính sách của Nhà nước, tính khả thi sát thực tế của kế hoạch tài chính là khá tốt nhưng tính phù hợp, tính hợp lý của việc này chưa được đánh giá cao. Tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính có hiệu quả được đa số ý kiến đồng tình. Tuy nhiên, tính minh bạch của tổ chức thực hiện kế hoạch cũng chưa được đánh giá cao, đồng thời chưa thể khẳng định chắc chắn rằng sự phối hợp thực hiện kế hoạch tài chính được thực hiện chặt chẽ. 15 Có tổng cộng trên 91,7% ý kiến cho rằng kiểm tra, giám sát QLTC chính của HV là cần thiết nhưng hơn 66% ý kiến đánh giá hiệu quả kiểm tra giám sát chưa cao, chưa tương xứng với kỳ vọng. Các sai phạm bị phát hiện chủ yếu là do kiểm tra định kỳ 1 năm 1 lần, dẫn đến chậm trễ trong việc phát hiện và điều chỉnh sai phạm, phối hợp giữa các đơn vị trong kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục và cần được cải thiện hơn. Tính khách quan của kiểm tra, giám sát QLTC được đa số ý kiến đồng tình (56,6%). Tuy nhiên, vẫn còn có 43,4% ý kiến cho rằng việc xử lý các sai phạm còn nhẹ tay, chưa đủ mức răn đe; vẫn còn xuất hiện tâm lý nể nang trong kiểm tra, giám sát. Việc phối hợp giữa các đơn vị trong kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục và cần được cải thiện hơn. 3.4.2. Đánh giá theo các tiêu chí Theo tiêu chí hiệu lực quản lý, HV đã chủ động trong quản lý, điều hành NSNN; lập dự toán NSNN, giải quyết kịp thời các vấn đề về tài chính phát sinh đột xuất; trao quyền chủ động quyết định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các ĐVDT trực thuộc. Triển khai phân bổ dự toán kịp thời, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chi thường xuyên. Phương thức, quy trình và thủ tục hành chính trong xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính được cải tiến mạnh mẽ, tiết kiệm thời gian và chi phí quản lý NSNN. HV đã chủ động xây dựng các quy chế QLTC nội bộ góp phần nâng cao hiệu quả QLTC ở HV. Các nguồn thu tính toán, quản lý, theo dõi đầy đủ, không xảy ra thất thoát. Các khoản chi sự nghiệp đã được quản lý cụ thể. Kiểm soát, thanh tra tài chính khá chặt chẽ, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật trong QLTC. Công khai quyết toán NSNN được thực hiện thường xuyên, trở thành nề nếp trong QLTC tại HV. Kiểm tra trước, trong và sau quá trình thực hiện kế hoạch tài chính đã được thực hiện với các mức độ khác nhau, đảm bảo lành mạnh hoá, minh bạch hoá tài chính của đơn vị. Theo tiêu chí hiệu quả quản lý, HV đã đáp ứng tốt các nhiệm vụ chi cho giáo dục đào tạo, góp phần bảo đảm HV hoàn thành nhiệm vụ đào tạo với số kinh phí rất lớn và tăng liên tục cùng với sự tăng lên số lượng học viên và nhiệm vụ cứu khoa học. Trong giai đoạn 2009 - 2018, toàn hệ thống HV đã triển khai khoảng hơn 4.000 nhiệm vụ khoa học. Bình quân mỗi năm triển khai trên dưới 400 nhiệm vụ khoa học, bao gồm: đề án, đề tài khoa học các cấp; hội nghị, hội thảo khoa học các cấp; các hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học, thông tin khoa học và một số nhiệm vụ khoa học khác. Kiểm soát thu chi tài chính chặt chẽ, tiết kiệm chi tiêu đã bảo đảm thu nhập của người lao động trong HV được nâng lên đáng kể (Bảng 3.3). 16 Bảng 3.3: Thu nhập của ngƣời lao động làm việc tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, giai đoạn 2009 - 2018 Đơn vị: Triệu đồng 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng thu nhập người lao động 193.206 231.444 285.175 366.879 421.361 430.167 339.546 351.653 349.880 354.295 Thu nhập tăng thêm 24.653 32.919 52.155 84.630 120.739 78.725 78.916 115.764 96.246 102.019 Qu phúc lợi 24.309 18.026 28.178 35.128 44.436 31.275 31.582 41.605 48.896 51.260 Tổng số người lao động 2.397 2.433 2.509 2.489 2.472 2.517 2.145 2.131 2.108 2.060 Thu nhập bình quân 80,60 95,13 113,66 147,40 170,45 170,90 158,30 165,02 165,98 171,99 Thu nhập tăng thêm bình quân 10,28 13,53 20,78 34,00 48,84 31,28 36,79 54,32 45,65 49,52 Phúc lợi bình quân 10,14 7,40 11,23 14,11 17,98 12,43 14,72 19,52 23,19 24,88 Nguồn: Vụ Kế hoạch - Tài chính và tổng hợp của tác giả Theo tiêu chí tác động đến chất lượng đào tạo, việc đánh giá dựa trên điều tra, khảo sát với cán bộ lãnh đạo QLTC và lãnh đạo một số đơn vị chức năng thuộc hệ thống HV về tác động chung của QLTC tới chất lượng đào tạo và tới năm yếu tố bảo đảm chất lượng đào tạo: Chương trình đào tạo; Cơ sở vật chất; Đội ngũ giảng viên; Học liệu phục vụ đào tạo; Quản lý hoạt động đào tạo. Đa số ý kiến cho rằng, QLTC có tác động mạnh nhất đến đội ngũ giảng viên, những người góp phần quyết định đối với chất lượng đào tạo, có tác động không nhỏ đến xây dựng, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo; xây dựng chương trình, giáo trình và biên soạn tài liệu phục vụ đào tạo; quá trình quản lý đào tạo. Đồ thị tác động của quản lý tài chính tới các yếu tố bảo đảm chất lƣợng đào tạo của Học viện Nguồn: Tính toán từ kết quả khảo sát Khảo sát với cán bộ là giảng viên và học viên toàn hệ thống HV, với các câu hỏi được xây dựng cho 10 tiêu chỉ liên quan đến các yếu tố bảo đảm chất lượng đào tạo của HV đã nói ở trên và sử dụng thước đo Likert 05 mức độ (1- không tốt, 5- rất tốt). 17 Bảng 3.4: Đánh giá tác động của quản lý tài chính đến chất lƣợng đào tạo của HV CTQG Hồ Chí Minh Nội dung % ngƣời trả lời theo các mức độ GTTB 1 2 3 4 5 1. Chất lượng bài giảng, giáo án, giáo trình 8,18 40,91 20,91 21,82 8,18 2,81 2. Chất lượng giảng dạy, đào tạo 0 0 20,00 54,55 25,45 4,05 3. Đảm bảo việc nghiên cứu và phát triển các lý luận phù hợp với thời kỳ mới 1,82 10,91 34,55 51,82 0,91 3,39 4. Phương pháp nghiên cứu, đào tạo 0 10,91 31,82 54,55 2,73 3,49 5. Đời sống cán bộ giảng viên 0 3,64 14,55 69,09 12,73 3,91 6. Học viên được thụ hưởng dịch vụ, tiện ích 0 20,91 55,45 23,64 0 3,03 7. Khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức của học viên 0 7,27 52,73 40,00 0 3,33 8. Năng lực cán bộ quản lý 0 0 25,45 55,45 19,09 3,94 9. Khả năng khai thác các nguồn lực sẵn có 0 10,00 21,82 57,27 10,91 3,69 10. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ Đảng và Chính phủ giao 0 0 14,55 52,73 32,73 4,18 Nguồn: Tính toán từ kết quả khảo sát Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy, giảng viên và học viên đánh giá rất cao về vai trò của QLTC đối với chất lượng đào tạo tạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_quan_ly_tai_chinh_tai_hoc_vien_chinh_tri_quo.pdf
Tài liệu liên quan