Tóm tắt Luận án Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng

Về giả thuyết nghiên cứu: Giả thuyết 2,3,4,5 của tác giả đưa ra là phù hợp,

riêng đối với giả thuyết 5 theo quan điểm của cán bộ nhân viên ngân hàng là phù hợp,

nhưng đối với nhóm khách hàng có quan hệ tín dụng với VPBank thì chưa đủ bằng

chứng để kết luận. Giả thuyết nghiên cứu số 1 của tác giả đưa ra không phù hợp.

Về ảnh hưởng của các nhân tố:

Đối với nhóm cán bộ nhân viên ngân hàng: Nhân tố ảnh hưởng ngược chiều

với khả năng trả nợ của khách hàng là: Quy mô ngân hàng, Quản lý hồ sơ, Chính

sách cho vay của ngân hàng, Chính sách Nhà nước trong đó nhân tố Chính sách Nhà

nước và lỗ hổng trong quản lý hồ sơ có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến khả năng trả nợ

của khách hàng, quy mô ngân hàng và chính sách cho vay lỏng lẻo có mức ảnh

hưởng tương tự nhau. Những nhân tố ảnh hưởng cùng chiều trong khảo sát đối với

nhân viên VPBank là: Hệ thống tổ chức, Nguồn nhân lực, Kinh tế xã hội, Loại hình

khách hàng, trong đó nhân tố có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đó là nguồn nhân lực

của Ngân hàng và sự phát triển của kinh tế xã hội

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
do vậy kết quả nghiên cứu đảm bảo khách quan khoa học Bảng 2: Mô tả mẫu nghiên cứu là khách hàng đã và đang quan hệ tín dụng với VPBank Tiêu chí Số lƣợng Tỉ lệ % 1. Địa điểm Hà Nội 103 52,8 Tỉnh/Tp Khác 92 47,2 2. Khách hàng Doanh nghiệp 25 87,2 Cá nhân 170 12,8 3. Mục đích vay Mua nhà/Mua xe 43 22,1 Tiêu dùng cá nhân 97 49,7 Đầu tư kinh doanh 149 17,9 Khác 140 10,3 Tổng 195 100 Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel, Eviews 3.0 và SPSS for Windows 15.0. +Giai đoạn 04: Đánh giá thực trạng quản trị RRTD và một số nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD tại VPBank + Giai đoạn 05: Căn cứ trên thực trạng quản trị RRTD và ảnh hưởng của 8 một số nhân tố đến quản trị RRTD của VPBank, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị RRTD tại ngân hàng này. Phân tích tương quan Về mặt giả định của mô hình là các biến độc lập và biến phụ thuộc có quan hệ với nhau. Để kiểm tra mối quan hệ này ta sử dụng phân tích tương quan bằng hệ số tương quan Pearson (tương quan đơn). Nếu hệ số tương quan khác 0 và có ý nghĩa thống kê chứng tỏ từ dữ liệu nghiên cứu có bằng chứng về mối quan hệ giữa các biến trong mô hình với nhau. Phương pháp phân tích hồi quy Để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, phương pháp phân tích hồi qui sẽ được sử dụng Đối với nhân viên ngân hàng: Tác giả đã lựa chọn 08 biến độc lập đó là: Chính sách Nhà nước, Kinh tế xã hội, Uy tín của khách hàng, Quy mô ngân hàng, Nguồn nhân lực, Hệ thống tài chính, Chính sách vốn, Quản lý hồ sơ; 01 biến phụ thuộc: rủi ro và 03 biến kiểm soát là các biến về: loại khách hàng, đơn vị làm việc, địa điểm để thực hiện phân tích hồi quy nhằm mục đích đánh giá được sự ảnh hưởng của biến phụ thuộc đối với quản trị RRTD khi có thêm biến độc lập tác động. Đối với khách hàng: Tác giả đã lựa chọn 06 biến độc lập đó là: Quy mô Ngân hàng,; 01 biến phụ thuộc: số dư nợ và 04 biến kiểm soát là các biến về: Hình thức cấp tín dụng, Địa điểm làm việc, Mục đích cấp tín dụng, Thu nhập bình quân để thực hiện phân tích hồi quy nhằm mục đích đánh giá được sự ảnh hưởng của biến phụ thuộc đối với quản trị RRTD khi có thêm biến độc lập tác động. - Mức xác suất trong mô hình hồi qui Giá trị > .05 được xem là mô hình phù hợp tốt.[Arbuckle và Wothke, 1999; Rupp và Segal, 1989]. Điều này có nghĩa rằng không thể bác bỏ giả thuyết H0 (là giả thuyết mô hình tốt), tức là không tìm kiếm được mô hình nào tốt hơn mô hình hiện tại) Ứng với một mối quan hệ ta có một giả thuyết tương ứng (như đã trình bày ở phần đầu chương này về các giả thuyết và mô hình nghiên cứu). Trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, tất cả các mối quan hệ nhân quả đề nghị có độ tin cậy ở mức 95% (p = .05) [Cohen,1988]Để xem xét khả năng giải thích của mô hình, hệ số R 2 hiệu chỉnh được sử dụng. Sau khi kiểm tra, nếu kết quả cho thấy các giả thuyết không bị vi phạm thì có thể kết luận ước lượng các hệ số hồi quy là không thiên lệch, nhất quán và hiệu quả. Các kết luận rút ra từ phân tích hồi quy là đáng tin cậy. 6. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thứ nhất, kết quả luận án chỉ rõ các tác động của nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD tại VPBank bằng phương pháp định lượng. Từ đó giúp các nhà quản trị có cái nhìn rõ ràng hơn về quản trị RRTD tại VPBank và đưa ra những kế hoạch, quyết sách phù hợp đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Thứ hai, luận án đã nghiên cứu và làm rõ hơn quản trị RRTD tại NHTM và được kiểm chứng thông qua quản trị RRTD tại VPBank. 9 Thứ ba, luận án đánh giá đúng thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Vpbank, đưa ra được một số nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quản trị RRTD tại Ngân hàng bao gồm nhóm nhân tố bên ngoài là: Chính sách nhà nước, Kinh tế xã hội, Uy tín khách hàng và nhóm nhân tố bên trong là : Quy mô ngân hàng, Nguồn nhân lực, Hệ thống tổ chức, Chính sách vay vốn, Quản lý hồ sơ, Nợ quá hạn. Đối với quản trị RRTD của VPBank, những nhân tố có sự ảnh hưởng lớn nhất đồng biến đó là Nguồn nhân lực của ngân hàng và Kinh tế xã hội, nhóm có ảnh hưởng lớn nhất nghịch biến đó là Chính sách của Nhà nước và Quản lý hồ sơ. Thứ tư, nghiên cứu đã đề xuất hệ thống giải pháp có cơ sở khoa học và khả thi nhằm hoàn thiện quản trị RRTD tại VPBank. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 7.1. Ý nghĩa khoa học Luận án góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về RRTD và quản trị RRTD tại NHTM bao gồm: Làm rõ những nghiên cứu về RRTD, quản trị RRTD ở trong nước và ngoài nước từ nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau của các tác giả. Chỉ rõ những điểm luận án có thể kế thừa, từ đó đưa ra các nhận xét và tìm khoảng trống nghiên cứu để làm cơ sở quan trọng hoàn thiện hệ thống lý luận về quản trị RRTD; Làm rõ những vấn đề cơ bản về RRTD, quản trị RRTD trong các NHTM bao gồm: các khái niệm cơ bản xoay quanh quản trị RRTD, mô hình quản trị RRTD, quy trình quản trị RRTD, những nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD tại các NHTM. Kinh nghiệm về quản trị RRTD của các NHTM trên thế giới và bài học kinh nghiệm rút ra cho quản trị RRTD tại VPBank bao gồm: các vấn đề cần quan tâm như: khuyến khích các NHTM sử dụng phương pháp đo lường rủi ro IRB, lộ trình áp dụng thực hiện Basel 2; xây dựng hệ thống quy trình giám sát trong các bước của quản trị RRTD; cần có hướng dẫn cụ thể, chi tiết từ các cơ quan quản lý trong quản trị RRTD. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án cung cấp luận cứ cơ bản giúp cho nhà quản trị ngân hàng bổ sung hoàn thiện thêm nhận thức về quản trị RRTD tại các NHTM. Với nghiên cứu điển hình VPBank (một trong những ngân hàng tư nhân luôn đứng trong danh sách những ngân hàng hàng đầu Việt Nam) luận án góp phần tăng cường sự nhận thức của các nhà quản trị về thực tế quản trị RRTD đang diễn ra ở ngân hàng, đồng thời thông qua việc kết hợp 02 phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính, để đánh giá được những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này tại VPBank. Trên cơ sở định hướng triển khai quản trị RRTD trong hệ thống các NHTM nói chung và của VPBank nói riêng, đồng thời kết hợp với bối cảnh hiện nay đang diễn ra có ảnh hưởng đến quản trị RRTD tại các ngân hàng, những cơ hội và thách thức diễn ra trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản trị RRTD tại VPBank. 10 8. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Luận án được kết cấu làm 04 chương. Cụ thể: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Chương 3: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Chương 4: Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. Một số nghiên cứu liên quan đến rủi ro tín dụng ngân hàng thƣơng mại Theo Jason (2007), Ngwa Eveline (2010) tín dụng là nghiệp vụ đem lại thu nhập chủ yếu cho các NHTM, tuy nhiên đây cũng là lĩnh vực tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, vì vậy có thể nói rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro hàng đầu và quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng [81], [96]. Theo Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12.2010, cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác [27]. Tại Việt Nam, đã có các nghiên cứu về RRTD phát sinh. Đa phần các nghiên cứu trong nước đều có sự thống nhất về nội dung RRTD đó là: RRTD là khả năng mà bên vay nợ hoặc đối tác của các tổ chức tài chính không thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo điều khoản đã thỏa thuận. 1.2. Một số nghiên cứu liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng thƣơng mại  Một số nghiên cứu nước ngoài: Nhà nghiên cứu Patrick (2005) nghiên cứu về quản trị RRTD tập trung vào vai trò của các nhà quản lý rủi ro đối với quản trị RRTD, tác giả đã thiết kế bảng hỏi và phân tích để đưa ra được những ảnh hưởng của cá nhà quản lý đến tỷ lệ lợi nhuận thu được của tổ chức [97]. Quản trị RRTD còn được tiếp cận nghiên cứu theo Hiệp ước Basel – Tiêu chuẩn quốc tế về vốn nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Theo hướng nghiên cứu này có thể kể đến một số tác giả như: Laurent (2006); Kalyan (2006); Smita (2018) [87], [81], [112], đã đưa ra các ví dụ cụ thể và cung cấp các kỹ thuật có nhiều khả năng thực hiện đó là áp dụng Basel 2.  Một số nghiên cứu trong nước: Tại Việt Nam, nghiên cứu về quản trị RRTD tại các NHTM cũng tương tự đi theo hướng nghiên cứu về quản trị RRTD trên thế giới. Các nghiên cứu tập trung 11 tìm hiểu quản trị RRTD theo quy trình quản trị rủi ro, từ đó rút ra những đánh giá về thực trạng, các kết quả đạt được và tồn tại cần khắc phục của hoạt động quản trị rủi ro tại một số NHTM cụ thể ở Việt Nam, một số nghiên cứu đi theo hướng này như [1], [24], [19]. Ngoài ra, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng cũng được một số tác giả đặt trong mối quan hệ với Hiệp ước Basel 2 như: Nguyễn Thị Vân Anh (2014), Lê Thị Hạnh (2017), Trần Thị Việt Thạch (2016) . 1.3 Một số nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM Quản trị RRTD và RRTD luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau và có tác động với nhau. Những nhân tố có ảnh hưởng đến RRTD cũng sẽ có tác động đến quản trị RRTD và bản thân quản trị RRTD cũng là nhân tố có ảnh hưởng đến RRTD. Cụ thể: Theo Das (2007), Jiajia và cộng sự (2012) các tác giả đã thực hiện nghiên cứu những nhân tố tác động đến quản trị RRTD tại các NHTM trên thị trường Ấn Độ, Trung Quốc và Malaysia [69]; [84]. 1.4. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 1.4.1. Những kết quả đạt được Về phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của các đề tài đều rất cụ thể, rõ ràng và có hướng báo quát toàn bộ quá trình quản trị RRTD tại một ngân hàng. Về phương pháp nghiên cứu: Các nghiên cứu đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu truyền thống và khoa học như: phương pháp tổng hợp, thống kê tài liệu thứ cấp và phương pháp phỏng vấn chuyên gia nhằm mục đích có thêm thông tin về mô hình quản trị RRTD, sử dụng các mô hình định lượng nhằm xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới quản trị RRTD và tới công tác dự báo rủi ro tại các NHTM. Về nội dung nghiên cứu: Những kết quả nghiên cứu là một trong những nguồn tài liệu, giúp người đọc có cái nhìn tổng thể, cơ bản, khách quan về công tác quản trị RRTD của các NHTM trong điều kiện thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. 1.4.2. Những vấn đề đặt ra Về nội dung quản trị RRTD: Nhìn chung các nghiên cứu mặc dù đã tiếp cận quản trị rủi ro tín dụng theo hướng chuẩn quốc tế quy định hiện nay đang được áp dụng đó là hiệp ước Basel 2, tuy nhiên các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở mức độ nêu lên nội dung của Basel 2, với đối tượng là các NHTM cụ thể nhiều nghiên cứu còn chưa đề cập đến thực tế các NHTM này đang đạt được ở mức độ nào so với chuẩn quốc tế hiệp ước Basel 2 quy định, tiến trình thực hiện áp dụng Basel 2 như thế nào, bên cạnh đó cũng chưa đưa ra được các NHTM còn thiếu sót điều gì so với quy định Basel 2 đồng thời cũng không đề cập đến sự khác biệt giữa quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng nghiên cứu có có điểm đặc trưng nào khi so sánh với những NHTM còn lại trong hệ thống. 12 Về các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị RRTD: Một số công trình nghiên cứu đã sử dụng phương pháp định lượng tuy nhiên rõ ràng là đối với các ngân hàng thương mại khác nhau thì đều có những đặc thù riêng, có chính sách tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng riêng, do đó những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ở mỗi ngân hàng sẽ khác nhau. Vì vậy, không thể có một kết quả chung về các tác động của những nhân tố đến rủi ro tín dụng cũng như quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM. 1.4.3. Kế thừa và khoảng trống nghiên cứu Kế thừa từ các công trình nghiên cứu Góp phần hệ thống hóa và cập nhật cơ sở lý luận, thực tiễn về RRTD và quản trị RRTD tại các NHTM. Nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD tại các NHTM trong những công trình nghiên cứu Khoảng trống nghiên cứu Về phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu quản trị RRTD nói riêng trong hệ thống NHTM nói chung và VPBank nói riêng bằng cách sử dụng kết hợp phân tích thống kê mô tả, phân tích định tính kết hợp với phân tích định lượng; Nghiên cứu sử dụng mô hình định lượng kết hợp với phân tích định tính để nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến quản trị RRTD tại VPBank, từ đó đưa ra các kết luận về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến quản trị RRTD tại Ngân hàng. Qua đó, các nhà quản trị có được cái nhìn cụ thể, rõ ràng hơn để đưa ra những chính sách tín dụng phù hợp với đặc điểm của VPBank. Bên cạnh đó, dựa trên những hạn chế thực tế của quản trị RRTD, tác giả đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị RRTD tại VPBank; Các kết luận về quản trị RRTD tại VPBank có thể giúp nhà quản trị tại những NHTM Việt Nam cùng quy mô và điều kiện hoạt động tương tự VPBank hoàn thiện thêm nhận thức về quản trị RRTD trong giai đoạn hiện nay. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Nội dung chương 1 đã tổng quan được những nội dung cơ bản về quản trị RRTD tại NHTM, bao gồm: Làm rõ những nghiên cứu về RRTD, quản trị RRTD ở trong nước và ngoài nước từ nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau của các tác giả Chỉ rõ những điểm luận án có thể kế thừa, từ đó đưa ra các nhận xét và tìm khoảng trống nghiên cứu để làm cơ sở quan trọng hoàn thiện hệ thống lý luận về quản trị RRTD ở chương 2 & 3 như: hoàn thiện hệ thống lý luận về quản trị RRTD tại NHTM; Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD trong các NHTM bằng cả hai phương pháp định tính và định lượng. 13 Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 2.1. Lý luận chung về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản Ngân hàng thương mại (NHTM) Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/Qh12.2010: NHTM là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện tất cả các hoạt động: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản và hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận [27]. Hoạt động tín dụng của NHTM Theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12.2010: Cấp tín dụng: là việc thỏa thuận để tổ chức, các nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp, tín dụng khác [27]. Rủi ro, rủi ro tín dụng Khi nói đến RRTD trong ngân hàng, khái niệm cơ bản và đơn giản nhất có thể hiểu theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12.2010: RRTD là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết [27]. 2.1.2. Một số nguyên nhân dẫn đến phát sinh RRTD tại các NHTM Nhóm nguyên nhân khách quan bao gồm: yếu tố về chính trị và pháp lý; yếu tố về hoạt động của nền kinh tế và yếu tố về khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Đây là nhóm nguyên nhân bên ngoài ngân hàng và là nguyên nhân dẫn đến phát sinh RRTD. Nhóm nguyên nhân chủ quan gồm: chính sách tín dụng của ngân hàng; trình độ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng ngân hàng; sự hợp tác của các ngân hàng thương mại, các đơn vị, tổ chức có liên quan đến lĩnh vực tín dụng. Đây là nhóm nguyên nhân phát sinh chủ yếu từ phía ngân hàng. 2.1.3. Tác động của RRTD đến NHTM và nền kinh tế 2.2. Cơ sở lý luận về quản trị RRTD tại NHTM 2.2.1. Khái niệm và vai trò của quản trị RRTD trong các NHTM  Khái niệm: Theo Basel (2001), Quản trị RRTD là việc thực hiện các biện pháp tối đa hóa tỷ suất sinh lời điều chỉnh theo RRTD bằng cách duy trì số dư tín dụng trong phạm vi các tham số cho phép [58].  Vai trò của quản trị RRTD trong NHTM 2.2.2. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng Mô hình quản trị RRTD tại các NHTM thường sử dụng 02 mô hình được giới thiệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Tiến (2012) [46] và Bessi (2015) [85]. 14 2.2.3. Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại Quá trình quản trị RRTD bao gồm 04 nội dung: Nhận biết rủi ro, đo lường rủi ro; ứng phó rủi ro; kiểm soát rủi ro. Đây là toàn bộ các khâu trong một quá trình quản trị RRTD, tất cả các khâu này đều có sự liên kết chặt chẽ với nhau, tạo thành một chu trình liên tục, như vậy mới có thể tạo thành một quy trình quản trị RRTD hoàn chỉnh và hiệu quả. 2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng thƣơng mại Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD tại các NHTM được chia làm 02 nhóm chính: nhóm các nhân tố bên ngoài và nhóm các nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng.  Nhóm các nhân tố bên ngoài Theo nghiên cứu của Das (2007), Bessis (2015), Michel (2001) các nhân tố bên ngoài có tác động đến quản trị RRTD NHTM bao gồm: nhân tố kinh tế: tăng trưởng, GDP, lạm phát [69],[85],[93]; Nhóm các nhân tố bên trong (thuộc về bản thân ngân hàng) Theo kết quả nghiên cứu trên thế giới và trong nước của nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Anh và đồng sự (2015), Trương Đông Lộc và đồng sự (2014), Idowu và cộng sự (2014), Hussain (2014), quản trị RRTD ngoài chịu tác động ảnh hưởng của nhóm các nhân tố vĩ mô còn chịu tác động từ các nhân tố thuộc về chính bản thân ngân hàng. Có thể kể một số nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả của quản trị RRTD tại NHTM như: nhân tố về quy mô ngân hàng, tốc độ tăng trưởng tín dụng, cơ cấu tín dụng, tỷ suất lợi nhuận/ tổng tài sản, tỷ suất sinh lời/vốn chủ sở hữu, chính sách tín dụng của ngân hàng trong từng thời kỳ, nguồn nhân lực của ngân hàng[2], [26], [79], [78]. 2.4. Thực tiễn quản trị rủi ro tại một số ngân hàng thương mại và bài học rút ra cho VPBank 2.4.1.Quản trị rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng thương mại nước ngoài Ngân hàng DBS (The Development Bank of Singarore Limited) Ngân hàng ANZ (Australia and New Zealand Banking Group Limited) 2.4.2. Quản trị rủi ro tín dụng của NHTM tại Việt Nam 2.4.3.Tổng kết một số vấn đề thực tiễn trong công tác quản trị rủi ro tại các NHTM trong và ngoài nước 2.4.4. Bài học rút ra từ cơ sở lý luận và thực tiễn cho quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank Thứ nhất, xây dựng một hệ thống quy định và hướng dẫn thực hiện quản trị RRTD một cách hoàn thiện, đầy đủ và chi tiết. Thứ hai, Cần phải dựa trên những điều kiện, đặc điểm, năng lực cụ thể thực tế của từng ngân hàng. Thứ ba, xây dựng hệ thống quy trình giám sát, rà soát, kiểm soát RRTD trong tất cả các bước của quản trị RRTD bao gồm: Nhận biết RRTD (đưa ra những phương pháp, công cụ phù hợp để nhận diện đầy đủ RRTD sẽ phát sinh hoặc đã 15 phát sinh; xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ áp dụng với tất cả các khoản cấp tín dụng; sử dụng công cụ kiểm tra sức chịu đựng stress testing nhằm nhận diện sớm các rủi ro và yếu tố tác động đến RRTD Thứ tư, để VPBank có thể thực thành công quản trị RRTD theo quy định chuẩn quốc tế, một trong những yêu cầu đặt ra đó là công khai, minh bạch thông tin. Thứ năm, tổ chức bộ máy quản trị RRTD theo Basel 2 đòi hỏi ngân hàng phải có đội ngũ nhân sự có chất lượng tốt ở mọi vị trí của bộ máy. Thứ sáu: Triển khai quản trị RRTD theo Basel 2 NHTM phải đầu tư một lượng vốn lớn bao gồm đầu tư cho đào tạo đội ngũ cán bộ, đầu tư hệ thống công nghệ, trang bị nguồn dữ liệu vì vậy các NHTM cần phải có sự chuẩn bị đảm bảo có đủ lượng vốn vốn thích hợp để đầu tư cho quá trình triển khai áp dụng Basel 2. TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 Chương 2 đã làm rõ được những nội dung cơ bản về lý luận và thực tiễn trong quản trị RRTD tại các NHTM, bao gồm: Làm rõ những vấn đề cơ bản về RRTD, quản trị RRTD trong các NHTM bao gồm: các khái niệm cơ bản xoay quanh quản trị RRTD, mô hình quản trị RRTD, quy trình quản trị RRTD, những nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD tại các NHTM. Kinh nghiệm về quản trị RRTD của các NHTM trên thế giới và bài học kinh nghiệm rút ra cho quản trị RRTD tại VPBank bao gồm: các vấn đề cần quan tâm như: khuyến khích các NHTM sử dụng phương pháp đo lường rủi ro IRB, lộ trình áp dụng thực hiện Basel 2; xây dựng hệ thống quy trình giám sát trong các bước của quản trị RRTD; cần có hướng dẫn cụ thể, chi tiết từ các cơ quan quản lý trong quản trị RRTD. Chương 2 góp phần hệ thống hóa cũng như làm phong phú thêm những lý luận cơ bản quản trị RRTD trong hệ thống các NHTM. Những vấn đề lý luận cơ bản này sẽ là khung lý thuyết giúp tác giả sử dụng để phân tích với trường hợp quản trị RRTD tại VPBank ở chương 3. Chƣơng 3 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG 3.1. Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng Tên Ngân hàng: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) Trụ sở chính: Số 89 phố Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội Ngày thành lập: 12/08/1993 Ngành sản xuất kinh doanh chính: Hoạt động trung gian tiền tệ cụ thể như: nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn; phát hành chứng chỉ tiền gửi; cấp tín dụng dưới các hình thức: cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, ; mở tài khoản thanh toán cho khách hàng, 16 Logo đại diện ngân hàng: 3.1.2. Một số kết quả hoạt động cơ bản của VPBank Bảng 3.1 Kết quả kinh doanh của VPBank giai đoạn 2010 – T6/2019 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 T6/2019 Tổng tài sản (tỷ đồng) 59.807 82.818 102.673 121.264 163.241 193.876 228.771 277.752 323.291 348.732 Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng) 5.204 5.996 6.709 7.727 8.980 13.389 17.178 29.696 34.750 38.208 Huy động khách hàng (tỷ đồng) 48.719 71.059 59.680 88.345 119.163 152.131 172.438 199.655 219.509 251.188 Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 663 1.064 949 1.355 1.609 3.096 4.929 8.130 9.199 4.342 Số lượng nhân viên (người) 2.861 3.548 4.326 6.795 9.501 12.927 17.387 23.826 25.200 27.037 Số lượng điểm giao dịch 150 199 204 207 209 208 215 216 222 226 Số lượng khách hàng hoạt động (nghìn KH) 353 635 1.305 2.088 3.290 4.901 5.767 6.120 17 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 T6/2019 ROA (%) 1,15 1,09 0,77 0,91 0,88 1,34 1,86 2,54 2,4 2,1 ROE (%) 13,9 22,65 11 14 15 21 26 27,5 22,8 19 Hệ số an toàn CAR (theo quy định hiện hành của NHNN) (%) 12,5 12,5 11,3 12,2 13,2 14,6 12,3 12,3 Hệ số an toàn CAR (theo Basel 2) (%) - - - - - - 9,5 12,6 11,2 11,2 (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) 3.2. Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank 3.2.1. Thực trạng về hoạt động tín dụng tại VPBank 3.2.1.1. Kết quả hoạt động tín dụng tại VPBank Bảng 3.2.Cơ cấu tổng tài sản Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Cho vay KH 59.807 82.818 102.673 121.264 163.241 193.876 228.771 277.752 323.291 Chứng khoán 25.324 29.184 36.903 52.474 78.379 116.804 114.673 182.666 221.962 Tài sản khác 20.933 32.708 42.170 31.113 32.657 27.298 55.805 40.103 45.201 Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank năm 2010-2018 [5] 3.2.1.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại VPBank 3.2.2. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank 3.2.3. Tổ chức thực hiện quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 18 3.3. Phân tích một số nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank 3.3.1. Thống kê mô tả một số nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank 3.3.2. Đánh giá mức độ tin cậy của thang đo Trong nghiên cứu tác giả đã xây dựng các thang đo phản ánh các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quản trị RRTD. Việc kiểm tra lại mức độ tin cậy của thang đo để loại bỏ những chỉ tiêu chưa thực sự phù hợp với thực tế. Kết quả được thể hiện trong 02 bảng sau: (phụ lục 9,10) - Nhóm nhân tố bên ngoài:; KTXH: Kinh tế xã hội; CSNN: Chính sách Nhà nước; KH: Khách hàng - Nhóm nhân tố bên trong: QM: Quy mô ngân hàng NL: Nguồn nhân lực; HTTC: Hệ thống tổ chức; QLHS: Quản lý hồ sơ ở 3 phòng tuyến kiểm soát; CSCV: Chính sách cho vay. Sau các lần phân tích độ tin cậy của thang đo các biến quan sát không đảm bảo yêu cầu(hệ số tương quan biến tổng >0.3) gồm: CSNN3; KH6; KH7; NL7; HTTC6 đã bị loại bỏ (Xem chi tiết phụ lục 9,10.). Kết quả phân tích nhân tố thể hiện các chỉ tiêu phản ánh khái niệm tương đối tốt, các hệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_quan_tri_rui_ro_tin_dung_tai_ngan_hang_thuon.pdf
Tài liệu liên quan