Tóm tắt Luận án Quản trị trường đại học công lập Việt Nam trong bối cảnh hiện nay - Đinh Xuân Khoa

Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị trường

đại học công lập

Thứ nhất: Các yếu tố đưa ra đều được CBQL và GV cho là có ảnh hưởng

đến hoạt động QT trường ĐHCL. Không có yếu tố nào được cho là không ảnh

hưởng hoặc ít ảnh hưởng đến hoạt động QT trường ĐHCL.

Thứ hai: Trong các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động QT trường ĐHCL,

yếu tố Hội nhập quốc tế trong GDĐH được cả CBQL và GV cho là ảnh hưởng

nhất (căn cứ vào điểm trung bình của các yếu tố); tiếp theo là yếu tố Năng lực

của nhà QT trường ĐH.

3.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP

Luận án đề cập đến kinh nghiệm quản trị đại học của Hoa Kỳ, Anh,

Australia và Singapore. Từ kinh nghiệm quốc tế về QTĐH, luận án đã đề xuất

một số phương hướng vận dụng đối với các trường ĐHCL Việt Nam.

3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG

Luận án đã chỉ ra: 1) Nút thắt của QT trường ĐHCL Việt Nam hiện nay

chính là tự chủ đại học chưa trở thành thuộc tính tự nhiên của các trường

ĐHCL; 2) Điểm nghẽn của QT trường ĐHCL Việt Nam hiện nay chính là Hội

đồng trường chưa có thực quyền, vì thế chưa phát huy được vai trò của mình

trong QT trường ĐHCL; Nan đề của quản trị ĐHCL Việt Nam chính là chưa có15

được một mô hình và cơ chế vận hành phù hợp với điều kiện thực tế của các

trường ĐHCL. Từ đó làm rõ nguyên nhân hạn chế trong QTĐH của nước ta

hiện nay.

KẾT LUẬN CHƯƠ

pdf24 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản trị trường đại học công lập Việt Nam trong bối cảnh hiện nay - Đinh Xuân Khoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c giả (collegial model); Mô hình tổ chức hành chính quan liêu (beauractic model); Mô hình kiểm soát công; Mô hình hai bên phụ thuộc (trong những năm 1960 và 1970); Mô hình tam giác phối hợp của Clark; Mô hình 2 chiều trong QTĐH của Van Vught; Mô hình điều khiển học vận dụng trong QTĐH của Birnbaum (trong những năm 1980 và 1990); Mô hình QT công kiểu mới của Kohler & Huber; Mô hình cân bằng quản trị năm chiều của Clark (từ năm 2000 trở lại đây). 1.2.2. Những nghiên cứu ở trong nước về mô hình quản trị trường đại học Ở trong nước, các công trình nghiên cứu về mô hình QT trường ĐH mới chỉ xuất hiện 10 năm trở lại đây. Các nghiên cứu này thường theo 3 hướng sau đây: 1) Vận dụng mô hình QT trong lĩnh vực kinh tế vào QT trường ĐH; 2) Khảo sát các mô hình QTĐH trên thế giới, từ đó đề xuất phương hướng vận dụng các mô hình này vào QT trường ĐHCL Việt Nam; 3) Đưa ra mô hình QT trường ĐHCL Việt Nam trên cơ sở phân tích đặc điểm KT-XH của đất nước; xu thế đổi mới và phát triển của GDĐH trong nước và thế giới Đó là công trình nghiên cứu của các tác giả như: Nguyễn Hữu Quý, Nguyễn Thị Kim Anh, Phạm Thị Lan Phượng, Phạm Thị Ly, Lê Đức Ngọc và Phạm Hương Thảo, Mai Trọng Nhuận... Từ kết quả nghiên cứu tổng quan, luận án sẽ tập trung giải quyết các vấn đề chủ yếu sau đây:.1) Nghiên cứu giải quyết những vấn đề lý luận về QT trường ĐHCL Việt Nam trong bối cảnh hiện nay: Nội dung QT trường ĐHCL Việt Nam; phương thức QT trường ĐHCL Việt Nam; chủ thể QT trường ĐHCL Việt Nam; đánh giá hoạt động QT trường ĐHCL Việt Nam; các yếu tố 6 ảnh hưởng đến QT trường ĐHCL Việt Nam; 2) Nghiên cứu đề xuất mô hình QT trường ĐHCL trong bối cảnh hiện nay. Mô hình đề xuất phải phản ánh được những vấn đề thời sự của QTĐH như: TCĐH, HĐT, trường ĐH - doanh nghiệp, trường ĐH - dịch vụ công...; 3) Nghiên cứu các cơ chế vận hành mô hình QT trường ĐHCL đã đề xuất để nâng cao hiệu quả QT trường ĐHCL. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Từ kết quả nghiên cứu ở chương 1, có thể rút ra những kết luận sau đây: 1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng. Thông qua tổng quan, luận án đã làm rõ những vấn đề cần tiếp thu, những vấn đề còn chưa được làm rõ và những vấn đề cần phải tập trung nghiên cứu. 2. Vấn đề QTĐH đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu này đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản của QTĐH, từ ý nghĩa và tầm quan trọng của QTĐH đến QTĐH hiệu quả. 3. Mô hình QTĐH cũng được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu này đã đưa ra nhiều mô hình QTĐH thích ứng với điều kiện KT-XH và điều kiện phát triển GDĐH của từng quốc gia, từng khu vực. Trong đó có những mô hình mà GDĐH Việt Nam có thể nghiên cứu vận dụng. 7 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 2.1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 2.1.1. Quan niệm Cơ sở ĐHCL thuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước (trung ương hoặc địa phương) đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất (đất đai, nhà cửa, trang thiết bị,), kinh phí hoạt động chủ yếu từ các nguồn tài chính công hoặc các khoản đóng góp phi lợi nhuận. So với đại học tư thục (ĐHTT), ĐHCL có những khác biệt về: Chủ thể sở hữu, cơ sở vật chất và tài chính, tổ chức quản lý, mức độ tự chủ, vai trò của tổ chức Đảng... Những điểm khác biệt trên đây, cần phải được lưu ý khi xây dựng nội dung, lựa chọn phương thức và đề xuất mô hình QT trường ĐHCL Việt Nam và cơ chế vận hành. 2.1.2. Đặc điểm của trường đại học công lập Việt Nam hiện nay Trường ĐHCL Việt Nam hiện nay có một số đặc điểm nổi bật sau đây: Nhà nước giám sát; Tự chủ cao, trách nhiệm xã hội cao; Tự do học thuật được mở rộng; Phát triển đồng thời quy mô và chất lượng; quan tâm đầu ra; Liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp và cộng đồng; Các bên liên quan tham gia ngày càng nhiều vào hoạt động của trường ĐH; Được cung cấp dịch vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học thông qua các hợp đồng với những đối tác không chỉ trong khu vực công mà còn ngoài khu vực công; Bắt đầu vận dụng những mô hình QT mới (QT công kiểu mới; tự chủ tự chịu trách nhiệm; QT trường ĐH như một doanh nghiệp) vào QT trường ĐH; Quyền lực tập trung vào HĐT (chế độ tập thể lãnh đạo); Được phân tầng thành các trường ĐH theo định hướng nghiên cứu và các trường ĐH theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng... 2.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 2.2.1. Khái niệm quản trị và quản trị trường đại học 2.2.1.1. Khái niệm quản trị Trong luận án, thuật ngữ QT được hiểu là hoạt động thiết lập các mối quan hệ, ủy nhiệm chính sách, lập kế hoạch và ra quyết định; chịu trách nhiệm trước tổ chức, doanh nghiệp, nhà trường về sự tin cậy, tính thích ứng và hiệu quả chi phí quản lý để đạt được kết quả mong đợi, thông qua việc phân chia trách nhiệm, nguồn lực, kiểm soát tính hiệu lực và hiệu quả. Khái niệm quản trị có sự khác biệt nhất định với các khái niệm lãnh đạo, quản lý và điều hành về mục tiêu, nội dung, phương thức, chủ thể của các hoạt động này. 2.2.1.2. Khái niệm quản trị đại học Trên cơ sở cách hiểu đã có, luận án đưa ra một số cách hiểu mới về khái niệm này: Thứ nhất: QTĐH là hoạt động, trong đó nhà QT đưa ra tuyên ngôn sứ mạng, tầm nhìn và xác lập mục tiêu chiến lược của trường ĐH; lập kế hoạch, ra quyết định về chính sách và phương hướng hoạt động của trường ĐH; phân quyền và thực thi quyền lực trong trường ĐH; thiết lập mối quan hệ về lợi ích và trách nhiệm trong nội bộ trường ĐH và giữa trường ĐH với các bên liên 8 quan; tạo dựng thương hiệu và các giá trị cốt lõi của trường ĐH; giám sát và đánh giá việc thực hiện các mục tiêu của trường ĐH. Thứ hai: QTĐH là quá trình tổ chức, vận hành, kiểm soát hoạt động của trường ĐH nhằm đạt được mục tiêu QT một cách tối ưu nhất, thông qua thực hiện các nội dung và phương thức QT. Thứ ba: QTĐH là một hệ thống cấu trúc, bao gồm mục tiêu QT, nội dung QT, phương thức QT, chủ thể QT, nguồn lực QT; các yếu tố này tác động qua lại với nhau và chịu ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau từ Nhà nước, thị trường, xã hội và xu thế toàn cầu hóa GDĐH. Các cách hiểu nói trên về khái niệm QT trường ĐHCL sẽ được vận dụng linh hoạt trong luận án, nhất là khi đề xuất mô hình QT trường ĐHCL và cơ chế vận hành. 2.2.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của quản trị đại học QTĐH có các ý nghĩa, tầm quan trọng sau đây: QT làm nên thành công của trường đại học; QT gắn kết trường đại học với các bên liên quan; QT làm tăng sự đồng thuận và hạn chế những bất đồng bên trong trường đại học. 2.2.3. Các thành tố của quản trị trường đại học công lập 2.2.3.1. Mục tiêu quản trị trường đại học công lập Hoạt động QT trường ĐHCL hướng tới những mục tiêu sau đây: Định hướng hoạt động quản lý trường đại học công lập; Xây dựng môi trường giáo dục đại học dân chủ, công khai và sáng tạo; Cung cấp dịch vụ giáo dục đại học chất lượng cao. 2.2.3.2. Nội dung quản trị trường đại học công lập Nội dung quản trị trường ĐHCL bao gồm: Tuyên ngôn sứ mạng, tầm nhìn và xác lập mục tiêu chiến lược của trường đại học; Lập kế hoạch, ra quyết định về chính sách và phương hướng hoạt động của trường ĐH trên các lĩnh vực tổ chức nhân sự, học thuật, tài chính; Phân quyền và thực thi quyền lực trong nhà trường; Thiết lập mối quan hệ về lợi ích và trách nhiệm trong nội bộ trường ĐH và giữa trường ĐH với các bên liên quan; Tạo dựng các giá trị cốt lõi và thương hiệu của trường ĐH; Giám sát và đánh giá việc thực hiện các mục tiêu của trường ĐH. 2.2.3.3. Phương thức quản trị trường đại học công lập Tự chủ đại học, trách nhiệm giải trình và kiểm định chất lượng giáo dục được xem là 3 trụ cột của phương thức QT trường ĐHCL. 2.2.3.4. Chủ thể quản trị trường đại học công lập Chủ thể QT trường ĐHCL bao gồm: Đảng ủy, Hội đồng trường và Hiệu trưởng. Việc phân định một cách rạch ròi vai trò của các chủ thể này rất khó vì có sự “chồng lấn” nhất định. Tuy nhiên, một cách tương đối, có thể phân định vai trò của Đảng ủy, Hội đồng trường và Hiệu trưởng trong QT trường ĐHCL như sau: Đảng ủy - lãnh đạo trường ĐHCL; Hội đồng trường - quản trị trường ĐHCL; Hiệu trưởng - quản lý trường ĐHCL. 9 2.2.4. Một số vấn đề về mô hình và cơ chế vận hành mô hình quản trị trường đại học công lập 2.2.4.1. Một số vấn đề về mô hình quản trị trường đại học công lập Ở mục này, luận án đã trình bày khái niệm mô hình quản trị trường ĐHCL; các yếu tố của mô hình quản trị trường ĐHCL để làm cơ sở cho việc đề xuất mô hình quản trị trường ĐHCL Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. 2.2.4.2. Một số vấn đề về cơ chế vận hành mô hình quản trị trường đại học công lập Ở mục này, luận án đã trình bày khái niệm cơ chế vận hành và những yêu cầu đối với cơ chế vận hành quản trị trường ĐHCL 2.2.5. Vai trò và yêu cầu về năng lực và phẩm chất đối với nhà quản trị trường đại học công lập 2.2.5.1. Vai trò nhà quản trị trường đại học công lập Trong trường ĐH, nhà QT thường giữ các vai trò sau đây: Vai trò lãnh đạo; Vai trò liên kết; Vai trò truyền thông; Vai trò sáng tạo; Vai trò điều khiển; Vai trò điều phối các nguồn lực; Vai trò thương lượng. 2.2.5.2. Yêu cầu về năng lực và phẩm chất đối với nhà quản trị trường đại học công lập Để QT hiệu quả trường ĐHCL, nhà QT cần phải có những năng lực và phẩm chất sau đây: Có bản lĩnh và khát vọng thành công; Có tư duy chiến lược và sáng tạo; Có khả năng kết nối và thuyết phục người khác; Có khả năng lãnh đạo trường ĐH thích nghi với sự thay đổi của môi trường KT-XH và khoa học - công nghệ; Có kiến thức về pháp luật và QT trường ĐH; Có khả năng QT hiệu quả các nguồn lực của trường ĐH 2.2.6. Đánh giá hoạt động quản trị trường đại học công lập Để đánh giá kết quả thực hiện hoạt động QT trường ĐHCL, nhà QT cần làm tốt một số công việc sau đây: Lập kế hoạch đánh giá kết quả thực hiện hoạt động QT trường ĐHCL; Xây dựng bộ tiêu chuẩn phục vụ cho đánh giá hoạt động QT trường ĐHCL; Lựa chọn phương pháp và hình thức đánh giá phù hợp cho từng nội dung, từng phương thức, từng chủ thể hoạt động QT trường ĐHCL; Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện hoạt động QT trường ĐHCL. 2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 2.3.1. Yếu tố khách quan Một cách khái quát có thể nói, các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động QT trường ĐHCL bao gồm: Nhà nước, thị trường, xã hội và xu thế toàn cầu hóa GDĐH. Tuy nhiên, ở đây luận án chỉ đề cập đến một số khía cạnh của các yếu tố nói trên ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động QT trường ĐHCL; bao gồm: Nền kinh tế thị trường; Các xu thế và chính sách phát triển giáo dục đại học; Sự phát triển của khoa học quản trị đại học. 10 2.3.2. Yếu tố chủ quan Các yếu tố chủ quan bao gồm: Năng lực của nhà quản trị trường đại học; Vai trò của Hội đồng trường trong trường đại học; Mức độ thực hiện tự chủ của trường đại học KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 1. Quản trị giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trường ĐHCL. Khái niệm QTĐH, tuy đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu nhưng cho đến nay, nội hàm của khái niệm này vẫn chưa định hình một cách rạch ròi. QT trường ĐH có ý nghĩa và vai trò to lớn đối với sự phát triển của trường ĐHCL. Các yếu tố của QT trường ĐH bao gồm: Mục tiêu QT, nội dung QT, phương thức QT, chủ thể QT. 2. Vai trò của nhà QT trường ĐHCL được thể hiện trên các phương diện: lãnh đạo; liên kết; truyền thông; sáng tạo; điều khiển; điều phối các nguồn lực; thương lượng. Vai trò này đã quy định những năng lực và phẩm chất mà nhà QT cần phải có để QT hiệu quả trường ĐHCL. 3. Ảnh hưởng đến QT trường ĐHCL có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Cần phải quan tâm đến các yếu tố này trong quá trình QT trường ĐHCL cũng như khi đề xuất mô hình, cơ chế nâng cao hiệu quả QT trường ĐHCL. 11 CHƯƠNG 3 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 3.1. TỔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG 3.1.1. Mục tiêu khảo sát thực trạng Mục tiêu khảo sát là nhằm đánh giá đúng đắn, khách quan thực trạng QT trường ĐHCL để xác lập cơ sở thực tiễn của đề tài. 3.1.2. Nội dung khảo sát thực trạng Nội dung khảo sát tập trung vào 3 vấn đề chính sau đây: 1) Thực trạng nhận thức về QT trường ĐHCL của các đối tượng khảo sát; 2) Thực trạng đánh giá về hoạt động QT trường ĐHCL của các đối tượng khảo sát; 3) Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động QT trường ĐHCL. 3.1.3. Mẫu và đối tượng khảo sát 3.1.3.1. Đối với đơn vị trường Đề tài chọn 05 trường ĐHCL sau đây để khảo sát: Trường ĐH Cần Thơ; Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, Trường ĐH Sài Gòn; Trường ĐHSP Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh và Trường ĐH Vinh. 3.1.3.2. Đối với cán bộ quản lý, giảng viên Cán bộ quản lý thuộc đối tượng khảo sát của đề tài bao gồm: Ban Giám hiệu; Trưởng, Phó khoa/viện đào tạo; Trưởng, Phó phòng; Giám đốc/Phó giám đốc trung tâm; Trưởng bộ môn. Đề tài khảo sát 100% cán bộ quản lý của 05 trường được chọn. Còn đối với giảng viên, do số lượng đông nên đề tài chỉ khảo sát ngẫu nhiên 10% (khoảng cách mẫu là 10) số giảng viên của 05 trường được chọn. 3.1.4. Phương pháp khảo sát Đề tài sử dụng các phương pháp: Lập phiếu điều tra để trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý và và giảng viên các trường đại học công lập; Trao đổi, phỏng vấn theo chủ đề; Nghiên cứu các sản phẩm hoạt động của cán bộ quản lý và giảng viên các trường đại học công lập... 3.1.5. Cách thức xử lý số liệu và thang đánh giá 3.1.5.1. Cách thức xử lý số liệu Số liệu thu được từ các phiếu điều tra được xử lý theo phần mềm SPSS. 3.1.6. Thời gian khảo sát Tất cả các ý kiến, phiếu điều tra được gửi tới đối tượng khảo sát từ tháng 10 năm 2017 và thu hồi các ý kiến, phiếu điều tra trong tháng 5 năm 2018. 3.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG 3.2.1. Thực trạng nhận thức về quản trị trường đại học công lập Luận án đã khảo sát thực trạng nhận thức của các đối tượng về khái niệm quản trị, quản trị trường ĐH; ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động QT đối với trường ĐHCL; nội dung QT trường ĐHCL; phương thức QT trường ĐHCL, mô hình QT trường ĐHCL. Kết quả nhận thức của các đối tượng khảo sát về quản trị trường đại học công lập (theo đơn vị trường) được thể hiện ở bảng và biểu đồ sau: 12 Bảng 3.9. Kết quả nhận thức về quản trị trường ĐHCL (theo đơn vị trường) Chức danh/Vị trí công tác Số lượng Tỷ lệ Trung bình P Độ lệch chuẩn (SD) Khoảng tin cậy 95% Min Max Cận dưới Cận trên Đại học Cần Thơ 236 23,4 3,4728 0,438 0,81198 3,3686 3,5769 1,54 4,94 ĐH Công nghiệp Hà Nội 288 28,6 3,4144 0,93320 3,3062 3,5226 1,59 5,00 ĐH Sài Gòn 74 7,3 3,2604 0,92860 3,0453 3,4756 1,59 4,91 ĐH SPKT HCM 209 20,8 3,4567 0,89928 3,3341 3,5794 1,44 5,00 Đại học Vinh 200 19,9 3,3912 0,89849 3,2659 3,5165 1,59 5,00 Tổng/ Trung bình chung 1007 100,0 3,4209 0,89158 3,3658 3,4761 1,44 5,00 Từ kết quả của bảng 3.9 có thể lập được biểu đồ sau đây: Biểu đồ 3.1: So sánh kết quả nhận thức về QT trường ĐHCL (theo đơn vị trường) 13 Qua số liệu của bảng 3.9 và biểu đồ 3.1 có thể rút ra những nhận xét sau đây: Nhận thức của các đối tượng khảo sát (theo đơn vị trường) về QT trường ĐHCL, cơ bản tương đương nhau; giữa các trường, nhận thức của CBQL về QT trường ĐHCL luôn luôn cao hơn GV. 3.2.2. Thực trạng đánh giá về hoạt động quản trị trường đại học công lập Việt Nam Kết quả nhận thức của các đối tượng khảo sát về quản trị trường đại học công lập (theo đơn vị trường) được thể hiện ở bảng và biểu đồ sau: Bảng 3.16. Kết quả đánh giá mức độ thực hiện hoạt động QT trường ĐH (theo đơn vị trường) Đối tượng Số lượng Trung bình P Độ lệch chuẩn (SD) Khoảng tin cậy 95% Cận dưới Cận trên Đại học Cần Thơ 236 3,4858 0,438 0,84974 3,3768 3,5948 ĐH Công nghiệp Hà Nội 288 3,4703 0,96332 3,3586 3,5820 ĐH Sài Gòn 74 3,3427 1,09312 3,0894 3,5959 ĐH SPKT HCM 209 3,5130 0,93614 3,3853 3,6406 Đại học Vinh 200 3,3933 0,98354 3,2561 3,5304 Trung bình chung 3,4581 0,94622 3,3996 3,5166 Từ kết quả của bảng 3.16 có thể lập được biểu đồ 3.2. 14 Biểu đồ 3.2: So sánh kết quả đánh giá hoạt động QT Qua số liệu của bảng 3.16 và biểu đồ 3.2 có thể rút ra những nhận xét sau đây: CBQL của các trường đều đánh giá cao hơn về thực trạng hoạt động QT trường ĐH so với GV; Trong 05 trường khảo sát, có 03 trường được các đối tượng khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động QT ở mức độ khá, còn 02 trường được các đối tượng khảo sát đánh giá ở mức độ trung bình. 3.2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị trường đại học công lập Thứ nhất: Các yếu tố đưa ra đều được CBQL và GV cho là có ảnh hưởng đến hoạt động QT trường ĐHCL. Không có yếu tố nào được cho là không ảnh hưởng hoặc ít ảnh hưởng đến hoạt động QT trường ĐHCL. Thứ hai: Trong các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động QT trường ĐHCL, yếu tố Hội nhập quốc tế trong GDĐH được cả CBQL và GV cho là ảnh hưởng nhất (căn cứ vào điểm trung bình của các yếu tố); tiếp theo là yếu tố Năng lực của nhà QT trường ĐH. 3.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Luận án đề cập đến kinh nghiệm quản trị đại học của Hoa Kỳ, Anh, Australia và Singapore. Từ kinh nghiệm quốc tế về QTĐH, luận án đã đề xuất một số phương hướng vận dụng đối với các trường ĐHCL Việt Nam. 3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG Luận án đã chỉ ra: 1) Nút thắt của QT trường ĐHCL Việt Nam hiện nay chính là tự chủ đại học chưa trở thành thuộc tính tự nhiên của các trường ĐHCL; 2) Điểm nghẽn của QT trường ĐHCL Việt Nam hiện nay chính là Hội đồng trường chưa có thực quyền, vì thế chưa phát huy được vai trò của mình trong QT trường ĐHCL; Nan đề của quản trị ĐHCL Việt Nam chính là chưa có 15 được một mô hình và cơ chế vận hành phù hợp với điều kiện thực tế của các trường ĐHCL. Từ đó làm rõ nguyên nhân hạn chế trong QTĐH của nước ta hiện nay. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Từ các kết quả nghiên cứu ở chương 3, luận án đã rút ra các kết luận sau đây: 1. Các trường ĐH được chọn để khảo sát là các trường ĐHCL có tính đại diện cho các trường ĐHCL ở nước ta hiện nay. Trong thời gian vừa qua, ở các mức độ khác nhau, các trường này đã có những hoạt động theo hướng “QT hóa trường ĐH” và đã đạt được những kết quả bước đầu. 2. Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy, các trường ĐHCL đã đạt được những kết quả nhất định trong hoạt động QT trường ĐH. Tuy nhiên, ở hoạt động này, các trường còn có nhiều hạn chế và thiếu sót. 3. Ở các mức độ khác nhau, các yếu tố khách quan và chủ quan đều ảnh hưởng đến hoạt động QT của trường ĐHCL, nhất là các yếu tố chủ quan. 4. Các kinh nghiệm quốc tế về quản trị trường ĐHCL đã góp phần làm phong phú thêm cơ sở thực tiễn của luận án. 5. Đánh giá chung về thực trạng QT trường ĐHCL đã chỉ ra được nút thắt, điểm nghẽn và nan đề của QT trường ĐHCL Việt Nam hiện nay. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để luận án đề xuất mô hình QT trường ĐHCL Việt Nam và cơ chế vận hành ở chương 4. 16 CHƯƠNG 4 MÔ HÌNH QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM VÀ CƠ CHẾ VẬN HÀNH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 4.1. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM VÀ CƠ CHẾ VẬN HÀNH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Việc đề xuất mô hình QT trường ĐHCL và cơ chế vận hành dựa trên những nguyên tắc sau đây: Bảo đảm tính mục tiêu; Bảo đảm tính thực tiễn; Bảo đảm tính hệ thống; Bảo đảm tính thích hợp 4.2. MÔ HÌNH QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 4.2.1. Mô hình hệ thống quản trị trường đại học công lập và mô hình quản trị nội bộ trường đại học công lập Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng, luận án đã đề xuất mô hình hệ thống QT trường ĐHCL và mô hình QT nội bộ trường ĐHCL Hình 4.1: Mô hình hệ thống quản trị trường ĐHCL 17 Hình 4.2: Mô hình quản trị nội bộ trường ĐHCL 4.2.2. Phân tích các yếu tố của mô hình quản trị trường đại học công lập 4.2.2.1. Các yếu tố bên ngoài của mô hình quản trị trường đại học công lập và sự tác động qua lại giữa chúng Các yếu tố bên ngoài của mô hình quản trị trường đại học công lập bao gồm: Nhà nước;Thị trường; Sự tham gia của xã hội; Xu thế toàn cầu hóa giáo dục đại học. Các yếu tố bên ngoài của mô hình QT trường ĐHCL không chỉ tác động, ảnh hưởng đến các yếu tố bên trong của mô hình QT trường ĐHCL mà còn tác động, ảnh hưởng lẫn nhau. 4.2.2.2. Các yếu tố bên trong của mô hình quản trị trường đại học công lập và sự tác động qua lại giữa chúng Các yếu tố bên trong của mô hình quản trị trường ĐHCL bao gồm: Mục tiêu quản trị trường ĐHCL; Nội dung quản trị trường đại học công lập; Phương thức quản trị trường đại học công lập; Chủ thể quản trị trường đại học công lập; Nguồn lực quản trị trường đại học công lập. Sự tác động qua lại giữa các yếu tố bên trong của mô hình QT trường ĐHCL được diễn ra theo hai trục: Trục thứ nhất: Mục tiêu - nội dung - phương thức - nguồn lực QT; Trục thứ hai: Chủ thể QT - đối tượng QT. 4.3. CƠ CHẾ VẬN HÀNH MÔ HÌNH QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 4.3.1. Phân quyền giữa Đảng ủy, Hội đồng trường và Hiệu trưởng trường đại học công lập 18 Để thực hiện cơ chế này cần phải: Ban hành quy chế phối hợp giữa bộ ba Đảng ủy, Hội đồng trường và Hiệu trưởng; Tách hoạt động quản trị ra khỏi hoạt động quản lý; Chuyển từ chế độ thủ trưởng (Hiệu trưởng) sang chế độ tập thể lãnh đạo (Hội đồng trường); Đảm bảo HĐT là cấp có thẩm quyền cao nhất trong trường ĐHCL. 4.3.2. Tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình và kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học công lập Để thực hiện cơ chế này cần phải: Xác định đúng đắn mục tiêu tự chủ, trách nhiệm giải trình và kiểm định chất lượng giáo dục trong trường đại học công lập; Tổ chức thực hiện tự chủ đại học, trách nhiệm giải trình, kiểm định chất lượng giáo dục một cách chủ động, hiệu quả và theo đúng lộ trình; Đảm bảo mối quan hệ thường xuyên, hữu cơ giữa tự chủ đại học, trách nhiệm giải trình và kiểm định chất lượng giáo dục. 4.3.3. Tạo động lực, thúc đẩy hoạt động của trường đại học công lập trên tất cả các lĩnh vực thông qua hệ thống chính sách thường xuyên được cải tiến Để thực hiện cơ chế này cần phải: Xác định hệ thống chính sách cần xây dựng và cải tiến; Tổ chức xây dựng và cải tiến hệ thống chính sách theo một quy trình; Thường xuyên đánh giá hiệu quả của hệ thống chính sách được xây dựng và cải tiến đối với hoạt động quản trị của trường đại học công lập. 4.3.4. Hợp tác, chia sẻ trách nhiệm giữa trường đại học công lập với các bên liên quan Để thực hiện cơ chế này cần phải: Nâng cao trách nhiệm của trường ĐHCL đối với các bên liên quan trong và ngoài nhà trường; Tạo cơ chế và “hành lang pháp lý” để các bên liên quan tham gia vào sự phát triển trường ĐHCL. 4.3.5. Tạo dựng, quảng bá và khai thác thương hiệu, giá trị cốt lõi của trường đại học công lập Để thực hiện cơ chế này cần phải: Xác định các giá trị cốt lõi của trường ĐHCL; Phải có chiến lược tạo dựng, quảng bá và khai thác thương hiệu, giá trị cốt lõi của trường ĐHCL; Phải có cơ chế để mọi thành viên trong trường ĐHCL đều tham gia vào việc tạo dựng, quảng bá và khai thác thương hiệu, giá trị cốt lõi của nhà trường 4.3.6. Đảm bảo các điều kiện cần thiết để vận hành hiệu quả mô hình quản trị trường đại học công lập Để thực hiện cơ chế này cần phải: Phát huy vai trò của các nhà QT trường ĐHCL; Đảm bảo các nguồn lực cho sự vận hành của mô hình QT trường ĐHCL; Tạo môi trường thuận lợi cho sự vận hành của mô hình QT trường ĐHCL. 4.4. KHẢO SÁT Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ MÔ HÌNH QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM VÀ CƠ CHẾ VẬN HÀNH Các ý kiến khảo sát đều thống nhất cho rằng: Đề xuất mô hình QT trường ĐHCL và cơ chế vận hành là đóng góp nổi bật nhất của luận án; mô hình và cơ chế vận hành có tính cần thiết, tính thích hợp, tính khả thi, tính thực tiễn. 19 4.5. THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VÀ CƠ CHẾ VẬN HÀNH 4.5.1. Tổ chức thử nghiệm 4.5.1.1. Mục đích thử nghiệm Nhằm đánh giá tác động của mô hình QT trường ĐHCL và cơ chế vận hành đã đề xuất đối với hoạt động QT trường ĐHCL. 4.5.1.2. Giả thuyết thử nghiệm Có thể nâng cao hiệu quả hoạt động QT trường ĐHCL, nếu áp dụng mô hình QT trường ĐHCL và cơ chế vận hành mà luận án đã đề xuất. 4.5.1.3. Nội dung và cách thức thử nghiệm i) Nội dung TN: Mô hình QT trường ĐHCL và cơ chế vận hành. ii) Cách thức TN: TN được tiến hành một lần, trên cùng một đối tượng. 4.5.1.4. Đối tượng và thời gian thử nghiệm i) Đối tượng thử nghiệm: TN được tiến hành trên đối tượng là Trường ĐH Vinh. ii) Thời gian thử nghiệm: Học kỳ 1 của năm học 2018-2019 (từ tháng 9/2018 đến tháng 01/2019). 4.5.1.5. Đánh giá kết quả thử nghiệm Kết quả TN được đánh giá bằng Bộ tiêu chuẩn đánh giá hoạt động QT của các trường ĐHCL. 4.5.2. Kết quả thử nghiệm Kết quả TN được thể h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_quan_tri_truong_dai_hoc_cong_lap_viet_nam_tr.pdf
Tài liệu liên quan