Năm 2001, Đảng Cộng sản Trung Quốc xuất bản cuốn Toàn thư
công tác Đảng vụ (Nxb. Nghiên cứu Trung Quốc, Bắc Kinh), trong
đó vấn đề quy hoạch cán bộ tập trung vào ba nội dung chính: sắp xếp
tài nguyên cán bộ, xây dựng cán bộ dự bị và xây dựng tập thể lãnh đạo
có hạt nhân. Tại Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và
Đảng Cộng sản Trung Quốc: Xây dựng đảng cầm quyền - kinh nghiệm
của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc (2004), nhiều kinh nghiệm
xây dựng đội ngũ cán bộ của Trung Quốc được nêu rõ trong các tham
luận: “Không ngừng nâng cao trình độ lãnh đạo và trình độ cầm quyền,
tăng cường năng lực chống tha hóa, phòng biến chất và chống rủi ro” (của
tác giả Hạ Quốc Cường); “Tăng cường xây dựng ban lãnh đạo, cố gắng
hình thành tầng lớp lãnh đạo hăng hái, sôi nổi, phấn đấu thành đạt” (của
tác giả Tôn Hiểu Quần); “Phát huy đầy đủ vai trò của trường Đảng, làm
tốt công tác giáo dục và đào tạo cán bộ” (của tác giả Giả Cao Kiến). Đặc
biệt, tham luận “Xuất phát từ đại cục, hướng tới lâu dài, cố gắng xây dựng
một đội ngũ cán bộ dự bị tố chất cao” (của tác giả Chu Phúc Khởi) nêu
lên 8 cách làm chính để xây dựng đội ngũ cán bộ dự bị, trong đó việc làm
đầu tiên là “Xây dựng quy hoạch thiết thực, khả thi”. Ngoài ra, những vấn
đề về chế độ hóa, quy phạm hóa chặt chẽ về tiêu chuẩn, quy trình và yêu
cầu đối với các khâu của công tác cán bộ dự bị, về mở rộng dân chủ trong
tuyển chọn, về đào tạo theo nguyên tắc “thiếu gì bù nấy”, về quản lý động
thái, đảm bảo số lượng và chất lượng cán bộ. được tác giả phân tích, có
thể xem là phương thức để góp phần nâng cao chất lượng cán bộ đã được
quy hoạch ấy. Đặc biệt, việc kiên trì dự trữ, kết hợp với sử dụng, kịp thời
tuyển chọn cán bộ dự bị chín muồi vào ban lãnh đạo; nắm đầu nguồn,
tuyển cán bộ dự bị từ sinh viên tốt, giỏi tốt nghiệp các trường đại học và
cao đẳng, sau đó đào tạo, rèn luyện ở cơ sở một cách có kế hoạch. mà tác
giả đề cập có thể xem là kinh nghiệm để Luận án tiếp tục nghiên cứu.
27 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng bắc bộ giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đội ngũ
cán bộ lãnh đạo, quản lý của Bộ Lao động Thương binh và xã hội
trong giai đoạn hiện nay của Nguyễn Xuân Lập (2006); Quy hoạch
đội ngũ cán bộ chủ chốt thuộc diện Ban thường vụ Tỉnh ủy Bắc
Giang quản lý trong giai đoạn hiện nay của Thân Minh Quế (2007)...
1.1.3.Những nghiên cứu về công tác quy hoạch cán bộ các
tỉnh, thành phố vùng đồng bằng Bắc bộ
Luận án tiến sĩ Lịch sử Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ
chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tác giả Nguyễn Thái Sơn (năm 2002)
phân tích 4 đặc điểm của vùng đồng bằng sông Hồng. Luận án có thể
kế thừa và phát triển để phân tích những yếu tố tác động, những yêu
cầu đặt ra đối với quy hoạch cán bộ diện Ban thường vụ các tỉnh,
thành ủy quản lý.
Nhiều công trình nghiên cứu có hệ thống về quy hoạch cán bộ
các tỉnh, thành vùng đồng bằng Bắc bộ như: Luận văn cử nhân chính
trị Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ chủ chốt Tỉnh ủy
quản lý của tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay của Phạm Minh
Chiến (2002). Các Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành
Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam: Công tác quy hoạch cán bộ
lãnh đạo, quản lý cấp quận, huyện thuộc diện Ban thường vụ Thành
ủy Hà Nội quản lý trong giai đoạn hiện nay của Nguyễn Thị Thắng
(2006); Quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện
Trung ương quản lý ở các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc nước ta
giai đoạn hiện nay của Nguyễn Ngọc Lâm (2006); Quy hoạch đội
ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp quận ở Hà Nội giai đoạn hiện nay
của Nguyễn Văn Sáu (2006); Quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt
thuộc diện Quận ủy Ba Đình thành phố Hà Nội quản lý trong giai
đoạn hiện nay của Lưu Tiến Định (2006); Chất lượng quy hoạch đội
ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng Đông Bắc bộ nước ta
giai đoạn hiện nay của Hoàng Nguyên Hòa (2007) v.v..
8Ngoài ra, một số bài nghiên cứu, đề cập trực tiếp đến thực trạng
công tác quy hoạch cán bộ ở từng địa phương vùng đồng bằng Bắc
bộ những năm gần đây: Bài Quy hoạch cán bộ ở Hải Dương giai
đoạn 2006 - 2010 của Trần Minh; Bài Đảng bộ Hưng Yên thực hiện
công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý - Kết
quả và giải pháp của Quốc Khánh (www.xaydungdang.org.vn ngày
23/9/2011); Bài Hải phòng đổi mới công tác cán bộ của Nguyễn Văn
Vinh (Tạp chí Xây dựng Đảng, số 1+2/2014); Bài Đảng bộ thành
phố Hà Nội chủ động trong công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ của
Võ Lâm (hanoimoi.com.vn ngày 15/08/2013); Điều động, luân
chuyển cán bộ - kinh nghiệm từ Hà Nội của Lê Hoàng Anh
(hanoimoi.com.vn ngày 25/06/2012); Bài Xây dựng đội ngũ cán bộ
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới của Hoài Phương, phỏng vấn
đồng chí Nguyễn Công Chuyên, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nam
Định (baonamdinh.com.vn ngày 14/10/2013); Bài Đổi mới công tác
cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) của Quỳnh
Thu (baoninhbinh.org.vn ngày 24/4/13); Bài Quảng Ninh sẽ tiếp tục
mở rộng nguồn quy hoạch của Nguyễn Hùng (Laodong.com.vn,
ngày 04/05/2013); Bài Bước đột phá trong công tác cán bộ ở Thái
Bình của Hồng Văn (Tạp chí Xây dựng Đảng số 10/2013) v.v..
1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NƯỚC NGOÀI
1.2.1. Những nghiên cứu của Lào
Khẳng định yếu tố quyết định thắng lợi của nhiệm vụ chính trị là
ở công tác cán bộ, công tác quy hoạch cán bộ có trong các công trình
của Unkẹo Sipasợt trong bài viết Công tác tổ chức cán bộ cấp tỉnh ở
Cộng hòa DCND Lào hiện nay (www.xaydungdang.org.vn ngày
24/8/2009); Bunthoong Chitmany với bài Một số giải pháp chủ yếu
nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào đối
với vấn đề xây dựng, phát triển nông thôn mới trong giai đoạn hiện
nay (www.xaydungdang.org.vn ngày 4/1/201; La Chay Sinh Su Van
trong Luận án tiến sĩ Chính trị học Đổi mới hệ thống chính trị cấp cơ
sở ở nông thôn Lào hiện nay (2011); Litthi Sisouvong trong Đột phá
về công tác cán bộ (www.xaydungdang.org.vn ngày 2/12/2011).
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng (2005) Công tác
quy hoạch cán bộ thuộc diện Trung ương Đảng Nhân dân Cách
mạng Lào quản lý giai đoạn hiện nay của tác giả Thoong Chăn
9Khổng Phum Khăm nêu lên thực trạng công tác quy hoạch cán bộ
thuộc diện Trung ương Đảng NDCM Lào quản lý và đề xuất hệ giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch cán bộ.
1.2.2. Những nghiên cứu của Trung Quốc
Năm 2001, Đảng Cộng sản Trung Quốc xuất bản cuốn Toàn thư
công tác Đảng vụ (Nxb. Nghiên cứu Trung Quốc, Bắc Kinh), trong
đó vấn đề quy hoạch cán bộ tập trung vào ba nội dung chính: sắp xếp
tài nguyên cán bộ, xây dựng cán bộ dự bị và xây dựng tập thể lãnh đạo
có hạt nhân. Tại Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và
Đảng Cộng sản Trung Quốc: Xây dựng đảng cầm quyền - kinh nghiệm
của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc (2004), nhiều kinh nghiệm
xây dựng đội ngũ cán bộ của Trung Quốc được nêu rõ trong các tham
luận: “Không ngừng nâng cao trình độ lãnh đạo và trình độ cầm quyền,
tăng cường năng lực chống tha hóa, phòng biến chất và chống rủi ro” (của
tác giả Hạ Quốc Cường); “Tăng cường xây dựng ban lãnh đạo, cố gắng
hình thành tầng lớp lãnh đạo hăng hái, sôi nổi, phấn đấu thành đạt” (của
tác giả Tôn Hiểu Quần); “Phát huy đầy đủ vai trò của trường Đảng, làm
tốt công tác giáo dục và đào tạo cán bộ” (của tác giả Giả Cao Kiến). Đặc
biệt, tham luận “Xuất phát từ đại cục, hướng tới lâu dài, cố gắng xây dựng
một đội ngũ cán bộ dự bị tố chất cao” (của tác giả Chu Phúc Khởi) nêu
lên 8 cách làm chính để xây dựng đội ngũ cán bộ dự bị, trong đó việc làm
đầu tiên là “Xây dựng quy hoạch thiết thực, khả thi”. Ngoài ra, những vấn
đề về chế độ hóa, quy phạm hóa chặt chẽ về tiêu chuẩn, quy trình và yêu
cầu đối với các khâu của công tác cán bộ dự bị, về mở rộng dân chủ trong
tuyển chọn, về đào tạo theo nguyên tắc “thiếu gì bù nấy”, về quản lý động
thái, đảm bảo số lượng và chất lượng cán bộ... được tác giả phân tích, có
thể xem là phương thức để góp phần nâng cao chất lượng cán bộ đã được
quy hoạch ấy. Đặc biệt, việc kiên trì dự trữ, kết hợp với sử dụng, kịp thời
tuyển chọn cán bộ dự bị chín muồi vào ban lãnh đạo; nắm đầu nguồn,
tuyển cán bộ dự bị từ sinh viên tốt, giỏi tốt nghiệp các trường đại học và
cao đẳng, sau đó đào tạo, rèn luyện ở cơ sở một cách có kế hoạch... mà tác
giả đề cập có thể xem là kinh nghiệm để Luận án tiếp tục nghiên cứu.
Tóm lại, xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, quy hoạch cán bộ
nói riêng là chủ đề được nhiều tác giả dày công nghiên cứu. Đã có
nhiều vấn đề mang tính lý luận được xác định khá rõ như vị trí, vai
trò cán bộ, quy hoạch cán bộ; khái niệm quy hoạch cán bộ, những
10
đặc điểm gắn với vùng miền cụ thể có ảnh hưởng đến công tác quy
hoạch cán bộ; những giải pháp mang tính phổ biến để nâng cao chất
lượng quy hoạch... Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên
cứu một cách có hệ thống công tác quy hoạch cán bộ diện Ban
thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc bộ giai đoạn hiện
nay, với đầy đủ khái niệm, chủ thể, đối tượng, nội dung, quy trình
quy hoạch, cũng như đánh giá chính xác chất lượng cán bộ quy
hoạch và công tác quy hoạch cán bộ này thời gian qua để xây dựng
hệ giải pháp cho việc đẩy mạnh quy hoạch thời gian tới. Đây là
nhiệm vụ quan trọng mà Luận án trên cơ sở kế thừa, tiếp thu một
cách có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi
trước để tiếp tục giải quyết, góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và
thực tiễn của vấn đề này.
Chương 2
QUY HOẠCH CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH,
THÀNH ỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ -
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ VÀ CÁN
BỘ DIỆN CÁC BAN THƯỜNG VỤ TỈNH, THÀNH ỦY QUẢN LÝ Ở
ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
2.1.1. Khái quát về các tỉnh, thành phố và Ban thường vụ các
tỉnh, thành ủy vùng đồng bằng Bắc bộ
2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội các tỉnh,
thành phố vùng đồng bằng Bắc bộ liên quan đến công tác quy
hoạch cán bộ
Các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng Bắc bộ gồm 9 tỉnh (Bắc
Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định,
Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam) và 2 thành phố trực thuộc Trung
ương (Hải Phòng, Hà Nội) với 129 đơn vị hành chính cấp huyện,
2451 đơn vị hành chính cấp xã. Diện tích tự nhiên 21.050.900 km2
(chiếm 6,36% diện tích cả nước). Dân số đến năm 2012 có
11
20.236.700 người (chiếm 22,80% dân số cả nước). Mật độ dân số
trung bình 961 người/km2, cao gấp 3,6 lần so với cả nước.
Kinh tế truyền thống của cư dân đồng bằng Bắc bộ là nông
nghiệp, song hiện nay công nghiệp và dịch vụ phát triển đã đưa đồng
bằng Bắc bộ trở thành trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
Văn hóa các tỉnh đồng bằng Bắc bộ thấm đẫm đặc trưng văn hóa
Việt truyền thống. Là đất nho học ngày xưa, nay vẫn giữ được truyền
thống hiếu học bậc nhất, lại tập trung phần lớn trường đại học, viện
nghiên cứu tầm cỡ nên trình độ dân trí ở đây rất cao.
Đồng bằng Bắc bộ là cái nôi của cách mạng vô sản Việt Nam, có
các tổ chức Đảng ra đời sớm. Hiện nay, 11 đảng bộ tỉnh, thành phố
đồng bằng Bắc bộ cơ bản ổn định về tổ chức bộ máy; đội ngũ cán bộ,
đảng viên ngày càng đông đảo, hoạt động khá đồng bộ, chất lượng.
Năm 2012 toàn vùng có 1.108.032 đảng viên (chiếm 27,06% đảng
viên cả nước), trong đó đông nhất là đảng bộ Hà Nội (có 359.731
đảng viên), ít nhất là đảng bộ Hà Nam (có 45.683 đảng viên).
2.1.1.2. Ban thường vụ tỉnh, thành ủy và trách nhiệm quản lý
trong công tác cán bộ của các tỉnh, thành phố đồng bằng Bắc bộ
Ban thường vụ các tỉnh, thành ủy đồng bằng Bắc bộ là cơ quan
lãnh đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết của đại hội
đại biểu đảng bộ các tỉnh, thành phố, nghị quyết, chỉ thị của tỉnh,
thành ủy và của Trung ương; quyết định những vấn đề về chủ
trương, tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung
các kỳ họp của tỉnh, thành ủy.
Công tác quản lý cán bộ diện Ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản
lý bao gồm 7 nội dung chính sau: 1. Tuyển chọn, bố trí, phân công,
điều động và luân chuyển cán bộ, phân cấp quản lý cán bộ; 2. Đánh
giá cán bộ; 3. Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; 4. Bổ nhiệm,
miễn nhiệm cán bộ; 5. Khen thưởng, kỷ luật cán bộ; 6. Thực hiện chế
độ, chính sách cán bộ; 7. Kiểm tra, giám sát công tác cán bộ; giải quyết
khiếu nại, tố cáo về cán bộ.
12
2.1.2. Cán bộ diện ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở
đồng bằng Bắc bộ
2.1.2.1. Khái niệm, phạm vi cán bộ diện ban thường vụ tỉnh,
thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc bộ
Cán bộ diện Ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng
Bắc bộ là đội ngũ những người đứng đầu, cấp phó của người đứng
đầu các cơ quan trong hệ thống bộ máy tổ chức Đảng, chính quyền,
ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các Ban Chấp hành đoàn thể chính trị -
xã hội ở cấp tỉnh; những người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu
chính quyền cấp huyện; những người đứng đầu, cấp phó của người
đứng đầu và ủy viên Ban thường vụ cấp ủy đảng cấp huyện và tương
đương, được xác định theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của
Trung ương và cấp ủy địa phương, chịu trách nhiệm đầu tiên, trực tiếp,
thường xuyên trong việc lãnh đạo, quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm
vụ chính trị của các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng Bắc bộ.
2.1.2.2. Đặc điểm và vai trò của đội ngũ cán bộ diện ban
thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc bộ
- Cán bộ diện Ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý là những
người được bầu cử, bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo, quản lý
chủ chốt của hệ thống chính trị, vì vậy đây là đội ngũ những người
nắm trong tay quyền lực rất cao. Họ có nhiều đóng góp quan trọng,
quyết định đến sự ra đời và hiện thực hóa những chủ trương, chính
sách phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Song, họ rất dễ sai lầm
nếu quyền lực không được kiểm soát, đạo đức không được tôi rèn
hoặc chủ quan, duy ý chí.
- Cán bộ diện Ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng
Bắc bộ phần lớn là người địa phương; họ tạo lập được uy tín cá nhân
khá vững, là nhân tố quan trọng động viên, khích lệ, tạo niềm tin đối
với cấp trên, cấp dưới và quần chúng nhân dân khi đối diện với
những khó khăn, thử thách cần có đột phá cải cách, đổi mới.
- Cán bộ diện Ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng
Bắc bộ có trình độ các mặt rất cao, có khả năng tạo nên những đột
phá phát triển về tư duy cũng như chỉ đạo thực tiễn.
13
- Đội ngũ cán bộ diện các Ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý
bảo lưu được truyền thống văn hóa cố kết cộng đồng. Tính siêng
năng, cần cù, chịu khó giúp họ trở thành tâm điểm của khối đoàn kết,
gắn bó trong địa phương, đơn vị, là tấm gương, là động lực thúc đẩy
đồng chí, đồng nghiệp và nhân dân đối mặt với khó khăn, thách thức
trong quá trình đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, tâm lý
bảo thủ, co cụm, cục bộ, bản vị, địa phương chủ nghĩa vẫn còn cố
hữu trong mỗi người, cản trở sự bứt phá, không mở đường cho tư duy
đổi mới, không đưa lại sự ủng hộ, tạo điều kiện cho cái mới ra đời.
2.2. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG, YÊU CẦU VÀ VAI TRÒ CỦA
QUY HOẠCH CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH, THÀNH
ỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
2.2.1. Khái niệm quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh,
thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc bộ
Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý vùng
đồng bằng Bắc bộ là một khâu trong công tác cán bộ của cấp ủy các
tỉnh, thành phố ở vùng đồng bằng Bắc bộ, hướng vào việc phát hiện
sớm nguồn cán bộ trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo,
quản lý, đưa vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt
của hệ thống chính trị cấp tỉnh và huyện theo phân cấp quản lý của Ban
thường vụ tỉnh, thành ủy để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn
các chức danh lãnh đạo, quản lý, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trước mắt
và lâu dài của các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng Bắc bộ.
* Mục đích của quy hoạch cán bộ diện Ban thường v ụ tỉnh, thành
ủy quản lý ở đồng bằng Bắc bộ
- Tạo sự chủ động, có tầm nhìn chiến lược trong công tác cán bộ;
khắc phục tình trạng hẫng hụt cán bộ; bảo đảm tính kế thừa, phát
triển và sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ, góp phần
giữ vững đoàn kết nội bộ và sự ổn định chính trị ở địa phương.
- Chuẩn bị từ xa và tạo nguồn cán bộ trẻ dồi dào làm căn cứ để đào
tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ đảm nhận các chức danh lãnh
đạo, quản lý chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp tỉnh và huyện.
* Chủ thể quy hoạch cán bộ diện Ban thường vụ tỉnh, thành ủy
quản lý ở bằng Bắc bộ
Ban thường vụ các tỉnh, thành ủy là người trực tiếp lãnh đạo, chỉ
đạo và tổ chức thực hiện quy hoạch cán bộ diện Ban thường vụ tỉnh,
thành ủy quản lý.
14
* Các lực lượng tham gia vào quá trình quy hoạch cán bộ diện
Ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý
- Chi bộ, cấp ủy các cấp, ban cán sự đảng, đảng đoàn, các ban lãnh
đạo, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị.
- Các ban tham mưu cấp ủy các cấp, đặc biệt là Ban Tổ chức.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội,
đoàn thể chính trị - xã hội - nghề nghiệp các cấp, các cơ quan, đơn vị
hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp
- Toàn thể cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân trong các địa
phương, cơ quan, đơn vị của hệ thống chính trị các tỉnh, thành phố.
- Các cơ sở giáo dục, đào tạo, các địa phương, đơn vị trong và
ngoài tỉnh, thành phố trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện quy
hoạch nhằm chuẩn hóa cán bộ trong quy hoạch
* Đối tượng quy hoạch cán bộ diện Ban thường vụ tỉnh, thành ủy
quản lý ở đồng bằng Bắc bộ:
Theo phạm vi không gian có nguồn tại chỗ và nguồn nơi khác.
Theo phạm vi thời gian có nguồn gần, trực tiếp, kế cận; nguồn xa,
dài hạn. Ngoài ra có thể phân loại nguồn theo chức danh cụ thể.
2.2.2. Nội dung quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh,
thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc bộ
2.2.2.1. Quán triệt chủ trương, xây dựng kế hoạch quy hoạch
2.2.2.2. Xây dựng Tiêu chuẩn chức danh cán bộ diện ban
thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý và Tiêu chuẩn cán bộ diện quy
hoạch các chức danh Ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý
2.2.2.3. Rà soát, đánh giá cán bộ diện đối tượng quy hoạch
2.2.2.4. Phát hiện, giới thiệu nguồn, bỏ phiếu tín nhiệm cán bộ quy hoạch
2.2.2.5. Thẩm định, ra quyết định quy hoạch
2.2.2.6. Chuẩn hóa cán bộ quy hoạch theo tiêu chuẩn cán bộ
diện ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý
2.2.2.7. Rà soát, bổ sung quy hoạch
2.2.3. Những vấn đề có tính nguyên tắc và vai trò của quy hoạch
cán bộ diện Ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý
15
2.2.3.1. Những vấn đề có tính nguyên tắc trong quy hoạch cán bộ
diện Ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý
- Quy hoạch cán bộ phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị
và thực tế đội ngũ cán bộ
- Bảo đảm tính gắn kết quy hoạch với các khâu khác trong công
tác cán bộ.
- Bảo đảm tính liên thông quy hoạch của cả đội ngũ cán bộ trong
hệ thống chính trị.
- Bảo đảm tính “động” và “mở” trong quy hoạch.
- Phải công khai, minh bạch.
- Phải đáp ứng yêu cầu công tác nhân sự trước mắt và lâu dài.
2.2.3.2. Vai trò của quy hoạch cán bộ diện Ban thường vụ các
tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc bộ
- Là khâu trọng yếu trong xây dựng nguồn nhân lực chất lượng
cao của các tỉnh, thành phố.
- Là khâu quan trọng, góp phần quyết định chất lượng công tác
cán bộ của các tỉnh, thành ủy đồng bằng Bắc bộ.
- Góp phần nâng cao chất lượng cán bộ các cấp.
Chương 3
QUY HOẠCH CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH,
THÀNH ỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HIỆN NAY -
TRỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM VÀ
VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.1. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUY HOẠCH CÁC CHỨC
DANH DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH, THÀNH ỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG
BẰNG BẮC BỘ HIỆN NAY
3.1.1. Ưu điểm
- Đội ngũ cán bộ quy hoạch các chức danh diện Ban thường vụ
tỉnh, thành ủy quản lý ở nhiều địa phương, ngành, lĩnh vực hiện nay
khá đông đảo, cơ bản đảm bảo được hệ số quy hoạch theo yêu cầu.
- Cơ cấu cán bộ trẻ, cán bộ nữ trong quy hoạch nhiều nơi đạt và
vượt mức yêu cầu của Trung ương.
16
- Trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị của cán
bộ quy hoạch diện Ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở mức rất cao.
- Về phẩm chất, đa phần cán bộ quy hoạch có phẩm chất chính
trị, đạo đức, lối sống, năng lực chuyên môn và công tác Đảng, đoàn
thể, có khả năng phát triển, có uy tín, có khả năng đoàn kết, tập hợp
lực lượng, quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, gương mẫu
3.1.2. Hạn chế
- Hệ số quy hoạch một số chức danh cán bộ ở nhiều nơi chưa
đúng với yêu cầu, có nơi quá thấp, có nơi lại quá cao.
- Cơ cấu cán bộ nữ, cán bộ trẻ ở một số địa phương, trên một số
lĩnh vực, với một số chức danh chưa đạt yêu cầu, tỷ lệ thấp.
- Một bộ phận cán bộ trong quy hoạch thiếu rèn luyện, tu dưỡng,
vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước.
3.2. THỰC TRẠNG QUY HOẠCH CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNGVỤ
TỈNH, THÀNHỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘTHỜI GIAN QUA
3.2.1. Ưu điểm
- Việc tổ chức quán triệt chủ trương, định hướng xây dựng kế
hoạch quy hoạch cán bộ được các tỉnh, thành ủy chỉ đạo, các Ban Tổ
chức tỉnh, thành ủy tham mưu, hướng dẫn, triển khai thực hiện thống
nhất, đồng bộ.
- Việc xây dựng tiêu chuẩn và cơ cấu đội ngũ cán bộ quy hoạch các
chức danh thuộc phạm vi quản lý của Ban thường vụ tỉnh, thành ủy
được một số địa phương thực hiện ngay trong kế hoạch quy hoạch.
- Công tác đánh giá cán bộ diện đối tượng quy hoạch các chức
danh Ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý được xác định là khâu
đầu tiên, quan trọng, được tiến hành khá bài bản, nghiêm túc, trên cơ
sở tiêu chuẩn cán bộ quy hoạch, là căn cứ để các địa phương chuẩn
bị xây dựng quy hoạch.
- Quy trình giới thiệu nguồn, bỏ phiếu tín nhiệm nguồn, bỏ
phiếu quy hoạch cán bộ được thực hiện công khai, dân chủ, đúng quy
định, trên cơ sở kết quả đánh giá, phân loại cán bộ và kết quả quy
hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của cấp dưới.
- Công tác chuẩn hóa cán bộ quy hoạch theo tiêu chuẩn cán bộ
chủ chốt diện Ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý (đào tạo, bồi
dưỡng, luân chuyển, bố trí cán bộ quy hoạch...) được tiến hành
thường xuyên, có chương trình, kế hoạch, mục tiêu cụ thể.
17
- Việc rà soát, bổ sung quy hoạch cơ bản đảm bảo quy trình chặt
chẽ, bổ sung được nhân tố mới đủ điều kiện và tiêu chuẩn, đưa ra
khỏi quy hoạch những cán bộ không đáp ứng yêu cầu.
3.2.2. Hạn chế
- Quá trình triển khai các văn bản chỉ đạo từ Trung ương xuống địa
phương, việc cụ thể hóa văn bản chỉ đạo của cấp ủy tỉnh, thành phố
xuống các đơn vị cơ sở nhằm tiến hành quy hoạch cán bộ còn khá chậm.
- Việc xây dựng bộ Tiêu chuẩn chức danh phục vụ công tác quy
hoạch cán bộ diện Ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý chưa được
chú trọng ở một số nơi.
- Quan điểm, phương pháp đánh giá cán bộ để đưa vào quy
hoạch của một vài cấp ủy địa phương chậm đổi mới.
- Tình trạng giới thiệu, bỏ phiếu, quyết định, phê chuẩn quy
hoạch cán bộ mang tính cơ cấu, “tuần tự như tiến”, khép kín, với
mục tiêu phục vụ công tác nhân sự tại chỗ, trước mắt diễn ra khá phổ
biến ở nhiều địa phương. Phương châm “động” và “mở” không được
quán triệt và tổ chức thực hiện tốt.
- Việc gắn kết các khâu đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển nhằm
chuẩn hóa cán bộ, nâng cao chất lượng cán bộ quy hoạch có lúc chưa
chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả không cao.
- Việc rà soát, bổ sung quy hoạch hàng năm ở một số địa phương còn
chậm, có nơi không thực hiện đúng hướng dẫn của Ban Tổ chức Trungương.
3.2.3. Nguyên nhân, kinh nghiệm và vấn đề đặt ra từ thực
trạng quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản
lý ở đồng bằng Bắc bộ hiện nay
3.2.3.1. Nguyên nhân của thực trạng quy hoạch cán bộ diện
ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc bộ
*. Nguyên nhân của ưu điểm
- Nhận thức, trách nhiệm của nhiều cấp ủy, chính quyền, Mặt
trận và đoàn thể, của đa số cán bộ, đảng viên ở các tỉnh, thành phố
vùng đồng bằng Bắc bộ đã có sự chuyển biến tích cực.
- Nhiều cơ chế, chính sách, quy định về cán bộ và công tác cán
bộ được Trung ương đổi mới.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức - cán bộ các tỉnh, thành ủy
ngày càng được nâng cao trình độ, năng lực, thể hiện tính chuyên
nghiệp trong công tác tham mưu cho cấp ủy
18
- Sự phối hợp hoạt động của các địa phương, đơn vị, các lực
lượng có liên quan đảm bảo cho công tác quản lý quy hoạch, chuẩn
hóa cán bộ nguồn được triển khai có chất lượng.
- Bản thân đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ trẻ của các tỉnh,
thành phố rất tích cực phấn đấu, tu dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho
các cấp chủ thể quy hoạch cán bộ lựa chọn, giới thiệu quy hoạch.
* Nguyên nhân của hạn chế
- Một số nơi, nhận thức của chủ thể lẫn đối tượng quy hoạch cán
bộ diện Ban thường vụ các tỉnh, thành ủy quản lý chưa thật đúng đắn,
đầy đủ và thống nhất về vấn đề quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý.
- Nhiều vấn đề lý luận về công tác quy hoạch nói chung, công tác
quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh, thành phố nói riêng
chưa thực sự sáng tỏ.
- Năng lực chuyên môn và đạo đức của những người làm công
tác cán bộ còn hạn chế, bất cập nhất định.
- Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các cấp từ Trung ương đến
huyện còn thiếu tính quyết liệt.
3.2.3.2. Những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn quy hoạch cán
bộ diện ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc bộ
- Sự chỉ đạo của Trung ương (trực tiếp là hướng dẫn và kiểm tra
của BTC Trung ương) và sự nỗ lực của cấp ủy các tỉnh, thành phố là
yếu tố quan trọng quyết định sự chuyển biến về nhận thức, quan điểm
và phương thức, cách làm hiệu quả trong công tác quy hoạch cán bộ
lãnh đạo, quản lý diện Ban thường vụ các tỉnh, thành ủy quản lý.
- Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể nắm chắc quan điểm,
chủ trương của Đảng về công tác quy hoạch, xác định đúng, rõ mục
tiêu và yêu cầu công tác quy hoạch cán bộ, đổi mới sáng tạo việc vận
dụng phương thức thật phù hợp với điều kiện của địa phương, đơn vị.
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn
thể trong công tác đánh giá, rà soát, xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ.
- Đề cao trách nhiệm, phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ chuyên
trách, các lực lượng tham gia thực hiện công tác quy hoạch cán bộ.
- Thường xuyên giám sát, kiểm tra, rà soát, bổ sung quy hoạch
của từng địa phương, đơn vị. Tăng cường sự phân công theo dõi,
giúp đỡ cán bộ quy hoạch.
19
3.2.3.3. Một số vấn đề đặt ra trong quy hoạch cán bộ diện ban
thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý hiện nay
- Quy hoạch “treo”
- Quy hoạch “khép kín”
- “Tráng men”, “lướt sóng” quy hoạch
Chương 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐẨY MẠNH QUY
HOẠCH CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH, THÀNHỦY
QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ THỜI GIAN TỚI
4.1 DỰ BÁO NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU,
QUAN ĐIỂM ĐẨY MẠNH QUY HOẠCH CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH,
THÀNH ỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ THỜI GIAN TỚI
4.1.1. Dự báo những yếu tố tác động đến quy hoạch cán bộ
diện Ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc bộ
thời gian tới
4.1.1.1. Yếu tố thuận lợi
- Gần 30 năm Đổi mới, các tỉnh, thành phố đã có nhiều chuyển
biến về chất trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo môi trường
thuận lợi để công tác quy hoạch cán bộ có điều kiện thực hiện tốt.
- Những định hướng chiến lược về công tác xây dựng Đảng, xây
dựng đội ngũ cán bộ của Đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tt_quy_hoach_can_bo_dien_ban_thuong_vu_tinh_thanh_uy_quan_ly_o_dong_bang_bac_bo_giai_doan_hien_nay_8.pdf