Đối tượng nghiên cứu:
Cách thức tổ chức dạy học để rèn kĩ năng đọc hiểu truyền thuyết cho HS lớp
6 theo định hướng phát triển năng lực.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Xác định cơ sở lí luận của việc rèn KN đọc hiểu truyền thuyết cho HS lớp
6 theo hướng phát triển năng lực
- Khảo sát, mô tả, phân tích thực trạng dạy học ĐH truyền thuyết cho HS lớp
6 cũng như quá trình rèn KN đọc hiểu truyền thuyết đã và đang được thực hiện
ở một số trường THCS.
- Đề xuất cách thức tổ chức dạy học đọc hiểu truyền thuyết nhằm rèn kĩ năng
đọc hiểu truyền thuyết cho HS theo hướng phát triển năng lực
- Thực nghiệm kiểm chứng tính khả thi của cách thức tổ chức dạy học truyền
thuyết cho HS lớp 6 mà luận án đề xuất.
25 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu truyền thuyết cho học sinh lớp 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường gắn với lịch sử
b) Truyền thuyết sử dụng nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo
c) Phản ánh quan điểm đánh giá, thái độ và tình cảm của nhân dân ta đối với
các sự kiện và nhân vật lịch sử.
2.2. Kĩ năng và kĩ năng đọc hiểu truyền thuyết
2.2.1. Quan niệm về kĩ năng
Dưới ánh sáng của chuyên ngành Tâm lí học, kĩ năng được xem xét theo hai
khuynh hướng: Khuynh hướng thứ nhất, nghiêng về góc độ kĩ thuật của hành
động. Khuynh hướng thứ hai, không chỉ quan niệm kĩ năng đơn thuần là kĩ
thuật hành động mà còn là một biểu hiện về khả năng, năng lực của con người.
8
Trên cơ sở tiếp nhận những quan niệm về kĩ năng, chúng tôi cho rằng kĩ năng
là một thành tố của năng lực, thể hiện sự kết hợp thành thạo giữa tri thức, kĩ
thuật hành động và những điều kiện sinh học - tâm lí của một cá thể (nhu cầu,
tình cảm, ý chí, tính tích cực cá nhân) để thực hiện có hiệu quả một hành
động theo yêu cầu và mục đích đã được đặt ra.Về kĩ năng đọc hiểu văn bản nói
chung, chúng tôi tán thành quan niệm của PISA, trên cơ sở đó giải quyết bốn
yêu cầu cần đạt khi đọc hiểu văn bản mà Chương trình Giáo dục phổ thông
môn Ngữ văn 2018 đặt ra gồm: đọc hiểu nội dung văn bản, đọc hiểu hình thức
văn bản, liên hệ so sánh kết nối các vấn đề của văn bản, đọc mở rộng văn bản.
2.2.2. Kĩ năng đọc hiểu truyền thuyết
Xuất phát từ những kết quả nghiên cứu về đọc hiểu văn bản của các tác giả đi
trước, một mặt chúng tôi kế thừa và phát triển các mức độ đọc hiểu của PISA,
và những yêu cầu cần đạt về đọc hiểu văn bản văn học của Chương trình GDPT
môn Ngữ văn 2018 của Việt Nam, chúng tôi khái quát kĩ năng đọc hiểu truyền
thuyết cần rèn luyện cho HS trong nhà trường phổ thông như sau:
2.3. Một số nguyên tắc dạy học đọc hiểu trong môn Ngữ văn theo hướng
phát triển năng lực
2.3.1. Đảm bảo yêu cầu cần đạt của Chương trình môn học
Yêu cầu cần đạt của chương trình chính là sự cụ thể hóa của mục tiêu môn học.
Vì thế nó là yêu cầu bắt buộc, là thước đo đầu ra của kết quả học tập. Cũng vì
thế nó rất quan trọng và cần xem là nguyên tắc thứ nhất.Trên cơ sở yêu cầu về
kiến thức, kĩ năng của Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn hiện
hành (2006), kết hợp với các yêu cầu cần đạt của CT Ngữ văn 2018 để xác
định khái quát kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học gồm: đọc hiểu nội dung, đọc
hiểu hình thức, đọc hiểu tư tưởng, liên hệ kết nối mở rộng ngoài văn bản.
K
ĩn
ăn
g
đ
ọ
c
h
iể
u
tr
u
yệ
n
tr
u
yề
n
th
u
yế
t
(1) Nhận biết sự việc, nhân vật, chi tiết, cốt truyện trong truyện và các yếu tố liên quan
đến sự thật lịch sử
(2) Phân tích giá trị nội dung và hình thức nghệ thuật của truyện truyền thuyết
(3) Nhận xét, đánh giá thái độ của người kể ( nhân dân) trong truyền thuyết
(4) Liên hệ với bối cảnh lịch sử, kinh nghiệm cá nhân để rút ra bài học và giá trị thời sự của
truyện truyền thuyết
9
2.3.2. Bám sát văn bản đọc hiểu, tránh dạy học đọc hiểu bằng “thế bản”
Trong dạy học đọc hiểu, HS phải làm việc trực tiếp với văn bản dưới sự hướng
dẫn, hỗ trợ của GV. Các em phải được hướng dẫn để biết đọc và đọc được
bằng chính khả năng, suy nghĩ và cảm nhận của bản thân chứ không phải bằng
suy nghĩ, cảm nhận của người thầy
2.3.3. Chú trọng những đặc trưng chung và riêng về thể loại văn bản
Chú trọng bám sát đặc trưng thể loại trong quá trình hướng dẫn HS đọc hiểu
văn bản là tiền đề để dạy HS cách đọc, kĩ năng đọc. Thông qua những cụm văn
bản cùng thể loại được sắp xếp thành một chủ đề, GV sẽ giúp HS vừa khám
phá giá trị nội dung, nghệ thuật, tư tưởng của từng văn bản vừa hình thành và
phát triển kĩ năng đọc hiểu văn bản để có thể chủ động chinh phục giá trị của
các văn bản mới cùng thể loại.
2.3.4. Gắn việc tổ chức hoạt động dạy học đọc hiểu với đổi mới đánh giá
theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Chúng tôi xác định nội dung trọng tâm đánh giá kĩ năng đọc hiểu truyền thuyết
của HS lớp 6 theo hướng phát triển năng lực là:
(1) Đọc hiểu giá trị nội dung của truyền thuyết
- Nhớ được các nhân vật của truyện
- Nhận biết các chi tiết/sự việc chính
- Nhận biết được các yếu tố lịch sử cốt lõi có liên quan
- Nêu được đề tài, thông điệp của truyện
- Tóm tắt được cốt truyện/nội dung chính của truyện dựa vào cấu trúc ba chặng
của truyền thuyết
- Lí giải được giá trị nội dung của truyền thuyết thông qua cốt truyện, nhan
đề, nhân vật, sự việc
- Trình bày được suy nghĩ của bản thân về cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa của
truyện
(2) Đọc hiểu hình thức nghệ thuật truyền thuyết
- Nhận biết được các yếu tố kì ảo, cốt lõi lịch sử
- Chỉ ra được tác dụng của các yếu tố kì ảo, cốt lõi lịch sử đối với ý nghĩa của
truyện
- Nhận xét được về cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và các yếu tố
nghệ thuật khác
- Lí giải được giá trị nghệ thuật của truyền thuyết thông qua ngôn ngữ, chi tiết
kì ảo, yếu tố thời gian không gian của truyện
(3) Đọc kết nối để so sánh, liên hệ vận dụng
10
- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do truyền thuyết
gợi ra.
- So sánh được một điểm nổi bật giữa các truyền thuyết/truyện dân gian/truyện
hiện đại,
- Kết nối được một vấn đề đặt ra trong truyền thuyết với thực tiễn (lịch sử, xã
hội, văn hóa địa phương,)
2.4. Dạy học đọc hiểu theo hướng phát triển năng lực
2.4.1. Những yêu cầu chung
Thứ nhất là phát huy tính tích cực của người học.
Thứ hai là dạy học tích hợp và phân hóa.
Thứ ba là đa dạng hóa các phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức, phương
tiện dạy học.
2.4.2. Yêu cầu cụ thể của phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản
Kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, chúng tôi nhận thấy với
bạn đọc nói chung và bạn đọc - học sinh trong nhà trường nói riêng, kĩ năng
đọc hiểu văn bản (nói chung) và gắn với đặc trưng kiểu văn bản văn học (nói
riêng) sẽ bao gồm một chuỗi các thao tác, hành vi của người đọc được sắp xếp
theo một cấu trúc hay trình tự nhất định. Cụ thể là:
a. Để đọc hiểu, đầu tiên học sinh cần biết thực hiện hành động làm tiền đề cho
ĐH là: đọc thầm, đọc lướt, đọc quét.
b. Tiếp đó là các hành động ghi nhớ và nhận biết thông tin. Để thực hiện hành
động này, học sinh phải trải qua một hoặc một số thao tác sau: nhắc lại nguyên
văn thông tin có trong văn bản, nhắc lại thông tin bằng lời khác so với lời trong
văn bản, điền thông tin trong văn bản vào chỗ trống, chọn thông tin trong văn
bản ở bối cảnh có nhiễu.
c. Tiếp theo là những hành động hiểu nghĩa của văn bản. Loại hành động này
được thực hiện bằng các thao tác: hiểu nghĩa của từ, hiểu nghĩa tường minh và
nghĩa hàm ẩn của các thông tin, giải thích, cắt nghĩa, phân loại, kết nối, so sánh
thông tin, nắm được ý chính của đoạn trong văn bản, dàn ý hóa văn bản, hiểu
mối quan hệ giữa các thông tin trong văn bản, nêu được các thủ pháp nghệ
thuật kiến tạo ý nghĩa của văn bản văn chương
d. Sau hành động hiểu văn bản là những hành động áp dụng văn bản vào những
nhiệm vụ nhằm thay đổi nhận thức, tình cảm, quan điểm của chính người đọc.
Hành động này còn gọi là hành động vận dụng văn bản bậc thấp. Hành động
vận dụng văn bản bậc thấp được thực hiện bằng các thao tác: đưa ra ý kiến cá
nhân của người đọc về một số thông tin trong văn bản, rút ra được thông tin từ
11
các chi tiết trong văn bản, dùng thông tin trong văn bản để thực hành giải quyết
vấn đề đơn giản tương tự như vấn đề nêu trong văn bản
e. Hành động phản hồi văn bản được diễn ra trên cơ sở hành động hiểu văn
bản. Để thực hiện hành động phản hồi văn bản, học sinh cần thực hiện các thao
tác: liên kết thông tin trong văn bản với kinh nghiệm, với những điều các em
quan tâm; đưa ra những nhận định về độ tin cậy của văn bản, đưa ra nhận xét
về tính cần thiết của nội dung văn bản với nhiệm vụ học tập các em đang làm,
với những trải nghiệm của bản thân các em trong cuộc sống.
2.4.3. Yêu cầu hình thành và rèn luyện kĩ năng đọc hiểu truyền thuyết
Để vận dụng cụ thể vào việc hình thành và rèn luyện kĩ năng đọc hiểu truyền
thuyết cần xác lập một quy trình dạy học đọc hiểu có cơ sở khoa học.Thứ nhất,
người học cũng cần phải thông qua làm, thực hành; trực tiếp làm ra sản phẩm;
Thứ hai, người học phải làm đi làm lại nhiều lần; phải thực hành nhiều; Thứ
ba, cần kết hợp với kiểm tra đánh giá để tiếp tục củng cố, hoàn chỉnh kĩ năng
đọc hiểu truyền thuyết.
3. CƠ SỞ THỰC TIỄN
3.1. Chương trình và SGK Ngữ văn 6 với việc rèn luyện kĩ năng đọc hiểu
truyền thuyết cho học sinh
3.1.1. Yêu cầu của Chương trình Ngữ văn hiện hành về dạy học truyền
thuyết
- Hiểu, cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của một số
truyền thuyết Việt Nam tiêu biểu (Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng; Con
Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Sự tích Hồ Gươm): phản ánh hiện
thực đời sống, lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, khát vọng chinh phục
tự nhiên, cách sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.
- Nhớ được cốt truyện, nhân vật, sự kiện, một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu
và ý nghĩa của từng truyện: giải thích nguồn gốc giống nòi ( Con Rồng cháu
Tiên); giải thích các hiện tượng tự nhiên và xã hội (Sơn Tinh, Thủy Tinh ;
Bánh chưng, bánh giầy); khát vọng độc lập và hoà bình (Thánh Gióng ; Sự tích
Hồ Gươm).
- Nhận biết nghệ thuật sử dụng các yếu tố hoang đường, mối quan hệ giữa các
yếu tố hoang đường với sự thực lịch sử.
3.1.2. Nội dung rèn luyện đọc hiểu truyền thuyết của sách giáo khoa và sách
giáo viên Ngữ văn 6 hiện hành
Trong SGK Ngữ văn lớp 6 hiện hành, HS được học 5 văn bản đã sắp xếp theo
cụm thể loại. Câu hỏi trong SGK Ngữ văn lớp 6 đã hướng vào việc rèn luyện
12
cho HS kĩ năng đọc để nhớ các nhân vật, sự việc, tóm tắt cốt truyện, hiểu nội
dung và nghệ thuật của truyện. Tuy nhiên các câu hỏi chưa tập trung hướng
đến rèn cho HS kĩ năng lí giải các giá trị nội dung, nghệ thuật của truyền thuyết
bám sát những đặc trưng cơ bản của thể loại; chưa chú ý đến những câu hỏi
nhằm kết nối, mở rộng những vấn đề đặt ra trong văn bản. Điều này cũng gây
ra những hạn chế nhất định trong việc hình thành kĩ năng đọc hiểu truyền
thuyết của HS.
3.2. Khảo sát thực trạng dạy học đọc hiểu truyền thuyết ở lớp 6
Để tìm hiểu thực trạng việc dạy học đọc hiểu truyền thuyết ở lớp 6, chúng tôi
đã tiến hành khảo sát 88 giáo viên trực tiếp giảng dạy tại các trường THCS
Nguyễn Văn Tố, THCS Hậu Giang, THCS Việt Mỹ, THCS Lê Quý Đôn,
THCS Chu Văn An, THCS Nguyễn Văn Tố, THCS Lê Anh Xuân, THCS Phú
Thọ, THCS Lữ Gia Q.11 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và 239 HS của
7 lớp 6, tại hai trường nói trên (THCS Nguyễn Văn Tố -Q.10), trường THCS
Hậu Giang.
Việc khảo sát được tiến hành kết hợp bởi các hình thức: sử dụng phiếu hỏi, dự
giờ, tìm hiểu giáo án, trao đổi, trò chuyện, phỏng vấn trực tiếp giáo viên, học
sinh nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng việc dạy đọc hiểu truyền thuyết cho
HS lớp 6. Trên cơ sở đó có những định hướng cụ thể về cách thức rèn kĩ năng
đọc hiểu truyền thuyết nhằm góp phần phát triển năng lực cho HS sẽ được triển
khai ở chương 2. Quá trình khảo sát tập trung vào một số nội dung chính sau:
(1) Khảo sát giáo án của GV dạy đọc hiểu và rèn kĩ năng đọc hiểu truyền
thuyết.
(2) Các loại câu hỏi rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản được GV sử dụng trong các
giờ dạy học đọc hiểu trên ba phương diện (đọc hiểu nội dung; đọc hiểu hình
thức nghệ thuật; đọc liên hệ, vận dụng, kết nối với thực tiễn) và chất lượng câu
hỏi được sử dụng trong các giờ học (mức độ phù hợp, khả năng cuốn hút, tác
dụng trong việc hình thành rèn luyện cách đọc hiểu văn bản theo thể loại)
Kết quả khảo sát cụ thể như sau:
3.2.1. Khảo sát giáo án của GV dạy đọc hiểu truyền thuyết
Nhìn chung, các giáo án cơ bản giống nhau về cách thể hiện tiến trình dạy học
với ba giai đoạn cơ bản. Tuy nhiên, cách thiết kế nội dung dạy học có những
điểm khác biệt. Hệ thống câu hỏi trong các giáo án chủ yếu được xây dựng
nhằm khai thác các phương diện nội dung, nghệ thuật cụ thể của văn bản, hầu
như vắng bóng câu hỏi khái quát có tính chất công cụ để hình thành kĩ năng
đọc hiểu văn bản theo thể loại cho HS.
13
3.2.2. Các loại câu hỏi và chất lượng câu hỏi trong rèn kĩ năng đọc hiểu
được sử dụng trong giờ học
3.2.2.1. Về các loại câu hỏi rèn kĩ năng đọc hiểu được sử dụng trong giờ học
Có thể nói, các loại câu hỏi được sử dụng trong dạy học đọc hiểu truyền thuyết
ở lớp 6 là tương đối phong phú. Một số GV đã bước đầu mạnh dạn thử nghiệm
những câu hỏi mới, không có trong SGK nhưng bám sát định hướng dạy học
phát triển năng lực. Song phần lớn GV vẫn phụ thuộc vào hệ thống câu hỏi
hướng dẫn dạy học trong SGK hiện hành. Việc rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản
theo thể loại được phần lớn GV nhận thức đúng, tuy nhiên từ nhận thức đến
hành động vẫn còn những khoảng cách đáng kể. GV vẫn còn lúng túng nhất
định khi lí giải về hiệu quả của hệ thống câu hỏi hướng dẫn đọc hiểu mà bản
thân sử dụng. HS vẫn lúng túng về cách thức giải quyết hệ thống câu hỏi hướng
dẫn học bài.
3.2.2.2. Về chất lượng của hệ thống câu hỏi rèn kĩ năng đọc hiểu được sử
dụng trong giờ học
Kết quả khảo sát từ phía HS cho thấy nhiều câu hỏi còn khó so với trình độ
của đa số HS; 328/339 HS được hỏi (chiếm 96,7%) rất đồng ý với nhận định
này. Nhận xét tính mới của hệ thống câu hỏi được thầy/cô dùng trong các giờ
dạy học đọc hiểu truyền thuyết có 321/339 HS được khảo sát (chiếm 94,6%)
cho rằng hệ thống câu hỏi mà GV sử dụng chính là hệ thống câu hỏi trong sách
giáo khoa. Có tới 187 HS được hỏi ý kiến (chiếm 55,1%) không đồng ý khi
cho rằng nhiều câu hỏi được thầy/cô dùng trên lớp có khả năng kích thích khả
năng sáng tạo ở người học. Về mức độ sẵn sàng đọc hiểu những văn bản khác
cùng thể loại có tới 213 HS (chiếm 62,8%) cho rằng bản thân chưa thực sự tự
tin; chỉ có 31 HS (chiếm 9,1%) khẳng định ở mức độ tự tin; tỉ lệ này ở nhóm
khá tự tin là 43 HS (chiếm 12,7%). Và khi phải giải quyết năm yêu cầu cần đạt
của kĩ năng đọc hiểu truyền thuyết (đã đề cập ở phần cơ sở lí luận) chỉ có 102
HS (chiếm 30,1%) HS tự đánh giá ở mức tự tin và khá tự tin khi giải quyết các
yêu cầu
Kết quả khảo sát 88 GV về một số hạn chế của hệ thống câu hỏi rèn kĩ năng
đọc hiểu được sử dụng trong giờ học cơ bản cho kết quả tương đồng so với
nhận xét của nhóm HS. Tuy nhiên đa số GV (51/88) được khảo sát đồng ý rằng
hệ thống CH khi sử dụng dạy học đọc hiểu chưa chú trọng tới việc hướng dẫn
HS cách đọc. Có tới 59,1% GV (52/88) thừa nhận là hệ thống CH trong các
giờ học ít có tính mới, chủ yếu vẫn là những CH trong SGK và có 53,4% GV
(47/88) cho rằng khá nhiều câu hỏi là khó so với trình độ của HS lớp 6.
14
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, chúng tôi đã làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề rèn
kĩ năng đọc hiểu truyền thuyết cho HS lớp 6. Có thể thấy dạy đọc hiểu truyền
thuyết theo đặc trưng thể loại là đúng hướng và có cơ sở khoa học. Tuy nhiên,
việc dạy đọc hiểu truyền thuyết ở THCS đạt kết quả chưa cao; việc rèn luyện
kĩ năng đọc hiểu truyền thuyết cho HS của GV chưa thực sự hiệu quả; HS chưa
hiểu được hết giá trị của các văn bản truyền thuyết trong chương trình SGK,
chưa có kĩ năng đọc hiểu thể loại truyền thuyết.
CHƯƠNG 2: CÁC BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU
TRUYỀN THUYẾT CHO HỌC SINH LỚP 6
1. Một số yêu cầu chung
1.1. Tổ chức dạy học thông qua các hoạt động
Tích cực hóa hoạt động của HS trong dạy học đọc hiểu văn bản có nghĩa:
Trong giờ văn GV không đọc hộ, hiểu thay, áp đặt cách hiểu cho HS, mà tổ
chức và hướng dẫn cho HS tìm cách tiếp cận, giải mã, đọc hiểu VB, giúp HS
biết nghe, biết nói, biết đọc, biết viết, biết thưởng thức văn chương.
1.2. Bám sát đặc trưng thể loại
Các biện pháp dạy đọc hiểu truyền thuyết phải bám sát đặc trưng thể loại
như đã trình bày ở chương trước. Với đối tượng học sinh THCS, chúng tôi
nhấn mạnh ba đặc trưng cơ bản của truyền thuyết mà GV cần lưu ý trong quá
trình hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản. Đồng thời, khi hướng dẫn HS đọc hiểu
truyền thuyết, GV cũng cần khuyến khích các em kết hợp so sánh các dị bản
gắn văn bản với bối cảnh lịch sử, địa phương để nhận thức rõ các đặc điểm
truyền thuyết.
1.3. Đảm bảo tính vừa sức
Muốn đảm bảo tính vừa sức, GV phải đặc biệt chú ý thực hiện dạy học phân
hóa, không giao nhiệm vụ đồng đều cho HS mà căn cứ vào năng lực của từng
nhóm để hướng tới “vùng phát triển gần” của các em.
1.4. Đáp ứng yêu cầu hình thành kĩ năng đọc hiểu truyện truyền thuyết
Mục tiêu cụ thể của bài dạy học truyền thuyết vừa giúp HS khám phá ra vẻ đẹp
cụ thể của một truyền thuyết cụ thể, vừa hình thành kĩ năng đọc hiểu thể loại
này. Trước hết cần đảm bảo yêu cầu của dạy đọc hiểu văn bản văn học và sau
đó là bảo đảm yêu cầu đọc hiểu VB theo đặc trưng thể loại truyền thuyết.
1.5. Đa dạng trong tổ chức dạy học
15
Việc lựa chọn các phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức dạy học phù hợp
với nội dung dạy học, đối tượng HS để đạt được mục tiêu mới là vấn đề quan
trọng. Việc đa dạng về yêu cầu của các nhiệm vụ học tập cũng góp phần tạo
hứng thú cho HS khi thực hiện, cải thiện chất lượng học tập.
2. Cách thức hình thành và rèn kĩ năng đọc hiểu truyền thuyết
Khái quát quy trình hình thành và rèn luyện kĩ năng đọc hiểu truyền thuyết
Các bước Yêu cầu Hình thức
1. Hình
thành kiến
thức và kĩ
năng đọc
hiểu
a) Nhận biết các yếu tố liên quan đến sự
thật lịch sử (câu chuyện, sự kiện, nhân
vật)
b)Phân tích giá trị nội dung và hình thức
( cốt truyện, nhân vật, chi tiết hoang
đường, kì ảo)
c)Nhận xét, đánh giá thái độ của người
kể;
d)Liên hệ rút ra bài học giá trị thời sự của
văn bản truyền thuyết
- GV tổ
chức, hướng
dẫn HS kĩ
năng đọc
hiểu qua 1
VB cụ thể.
2. Thực
hành rèn
luyện
Tập trung vào 4 yêu cầu của bước 1
nhưng với mức độ khác. HS thực hiện là
chính.
- HS đọc hiểu
trên lớp có
sự trợ giúp
của GV
3. Thực
hành củng
cố
Bám sát các yêu cầu đã hình thành và rèn
luyện ở 2 bước đầu.
- HS tự đọc
và trình bày
kết quả trên
lớp.
4. Kiểm tra
đánh giá
Bám sát các yêu cầu đã hình thành và rèn
luyện để ra đề, kiểm tra kết quả đọc hiểu.
- HS
làm bài kiểm
tra
2.1. Hình thành kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện truyền thuyết qua các hoạt
động dạy học.
16
2.1.1. Hình thành kĩ năng nhận biết nhân vật, sự việc, chi tiết, cốt truyện và
các yếu tố liên quan đến sự thật lịch sử của truyền thuyết
Truyền thuyết thuộc thể loại truyện dân gian, do đó nhân vật trong truyền
thuyết là một điểm nhấn cần lưu ý với HS khi dạy đọc hiểu văn bản. Cuộc đời
của nhân vật chính trong các truyền thuyết thường được giới thiệu ở ba chặng.
Bên cạnh nhân vật, sự việc cũng là một phương diện đặc trưng của nội dung
văn bản thuộc thể loại tự sự. Lí luận văn học khẳng định truyện là một chuỗi
sự việc xảy ra liên tiếp cho nhân vật trong trong không gian và thời gian, có
mở đầu, phát triển, kết thúc thể hiện những quan hệ, những mâu thuẫn nhằm
phản ánh một quá trình nhất định trong cuộc sống của nhân vật. Việc tổ chức
các sự việc chính là cách thức sáng tạo nên cốt truyện cho một tác phẩm văn
học. Nhận diện chính xác các sự việc tiêu biểu của truyện sẽ giúp người đọc
nắm bắt cốt truyện dễ dàng hơn.
Một trong những đặc trưng tiêu biểu của truyền thuyết còn là sự xuất hiện của
những chi tiết kì ảo, hoang đường nhưng mang ý nghĩa biểu tượng vô cùng
sâu sắc. Tuy nhiên với học sinh lớp 6 mà đặc biệt là với bài học đầu tiên trong
chuỗi truyền thuyết, GV có thể chỉ dừng lại ở yêu cầu nhận diện chi tiết kì ảo
hoang đường và bước đầu nêu ý nghĩa của những chi tiết đó đối với việc thể
hiện nội dung của truyện và tác dụng đối với người đọc.
2.1.2. Hình thành kĩ năng phân tích giá trị nội dung và hình thức nghệ thuật
của truyện truyền thuyết
Kĩ năng này, về cơ bản sẽ đặt ra những yêu cầu cao hơn so với kĩ năng thứ
nhất. Phân tích giá trị nội dung và hình thức nghệ thuật của truyện truyền thuyết
trước hết là hướng đến đọc hiểu chi tiết các yếu tố của truyện, sau đó là khái
quát, nhận xét/đánh giá về giá trị của tác phẩm. Đây cũng là những nhiệm vụ
hướng đến yêu cầu đọc hiểu giá trị nội dung và hình thức nghệ thuật văn bản
của Chương trình môn Ngữ văn 2018. Theo quan điểm của PISA, nhóm câu
hỏi này thuộc nhiệm vụ phân tích, lí giải thông tin, yêu cầu tư duy chủ yếu là
vận dụng,bên cạnh đó vẫn cần những câu hỏi ở mức tư duy nhận biết. Vì là
bài học đầu tiên nhằm mục tiêu hình thành kĩ năng đọc truyền thuyết nên với
những câu hỏi khó, GV cần có những chỉ dẫn, gợi ý cụ thể để giúp HS tư duy
từng bước để đến được câu trả lời đúng.
2.1.3. Hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá thái độ của người kể (nhân dân)
trong truyền thuyết
Để HS hình thành được kĩ năng này, GV cần nhấn mạnh khi nói về đặc trưng
của truyền thuyết. Kết quả nghiên cứu về văn hóa dân gian đã chỉ ra rằng trong
17
mỗi truyền thuyết, chúng ta không chỉ tìm thấy ở đó tinh thần chống ngoại
xâm, chống thiên tai mà còn nhiều bài học về cách sống, về quan điểm nhân
sinh, về phong tục tập quán, về quan hệ xã hội, về thực tiễn của sản xuất và sử
dụng,
2.1.4. Hình thành kĩ năng liên hệ với bối cảnh lịch sử, kinh nghiệm cá nhân để
rút ra bài học về giá trị thời sự của truyện truyền thuyết
Để HS biết liên hệ với bối cảnh lịch sử, huy động những trải nghiệm cá nhân
rút ra bài học và giá trị thời sự của truyện truyền thuyết, khi dạy từng văn bản
cụ thể GV nên lựa chọn một số chi tiết tiêu biểu hướng dẫn HS suy nghĩ, bình
luận nhằm tạo nên thói quen đọc sâu của các em. Hoặc tìm những vấn đề để
liên hệ giữa văn bản với thực tiễn cuộc sống.
2.2. Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện truyền thuyết thông qua hoạt
động thực hành có hướng dẫn
2.2.1. Thực hành có hướng dẫn củng cố kĩ năng nhận biết nhân vật, sự việc,
chi tiết, cốt truyện,... và các yếu tố liên quan đến sự thật lịch sử.
Muốn củng cố được kĩ năng đọc hiểu này ở HS, các câu hỏi về nhân vật, sự
việc, chi tiết, cốt truyện, các yếu tố liên quan đến sự thực lịch sử tiếp tục được
lặp lại như ở hoạt động hình thành kĩ năng. Cách làm như vậy sẽ tạo “đường
rãnh” trong tư duy của HS; HS sẽ hiểu rằng, muốn đọc hiểu truyền thuyết trước
hết cần nhớ và lí giải được về những yếu tố đó.
2.2.2. Thực hành có hướng dẫn củng cố kĩ năng phân tích giá trị nội dung và
hình thức nghệ thuật của truyện truyền thuyết
Ở hoạt động thực hành có hướng dẫn để HS biết phân tích giá trị nội dung và
hình thức nghệ thuật của truyện truyền thuyết GV tiếp tục đưa ra hệ thống câu
hỏi, bài tập yêu cầu HS lí giải được giá trị nội dung của truyền thuyết thông
qua nhan đề, cốt truyện; các chi tiết tiêu biểu,; lí giải được giá trị nghệ thuật
của truyền thuyết thông qua ngôn ngữ, chi tiết kì ảo, lời người kể chuyện, các
yếu tố thời gian, không gian của truyện. Kĩ năng này HS đã có được từ hoạt
hoạt động hình thành, ở đây lặp lại và năng cao hơn.
2.2.3. Thực hành có hướng dẫn củng cố kĩ năng nhận biết tình cảm, thái độ
của người kể (nhân dân) trong truyền thuyết
Để củng cố kĩ năng nhận xét đánh giá về thái độ của nhân dân đối với các sự
kiện và nhân vật được kể trong hoạt động thực hành đọc hiểu truyền thuyết có
hướng dẫn, GV tiếp tục thiết kế các nhiệm vụ học tập tương ứng như ở hoạt
động hình thành kĩ năng giúp HS một lần nữa được thực hiện các nhiệm vụ đó
- nhưng soi vào một văn bản truyền thuyết khác. Các câu hỏi, bài tập để hướng
18
dẫn học sinh thực hành kĩ năng này về cơ bản có thể lặp lại như hoạt động hình
thành.
2.2.4. Thực hành có hướng dẫn củng cố kĩ năng liên hệ với bối cảnh lịch sử,
kinh nghiệm cá nhân để rút ra bài học và giá trị thời sự của truyện truyền
thuyết
Đến hoạt động thực hành có hướng dẫn, GV có thể mở rộng khắc sâu thêm về
hai vấn đề trọng tâm thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết dân gian.
Hiểu được những vấn đề liên quan đến bối cảnh lịch sử của các truyền thuyết
sẽ giúp HS nhận ra được những bài học tư tưởng và giá trị thời sự sâu sắc của
các truyền thuyết.
2.3. Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu truyện truyền thuyết thông qua hoạt động
thực hành tự đọc hiểu văn bản truyền thuyết
Hoạt động này tạo cơ hội cho HS thực hành độc lập, tùy từng nhiệm vụ có thể
theo hình thức học cá nhân hoặc nhóm. Song GV vẫn cần có định hướng, giám
sát, đánh giá kết quả đọc của HS. Căn cứ vào Chương trình và SGK Ngữ văn
6 hiện hành, chúng tôi lựa chọn văn bản “Sự tích Hồ Gươm” để HS thực hành
tự đọc và đưa ra một đề xuất minh họa cách làm với các bước cụ thể sau:
Bước 1: Thành lập các nhóm và xây dựng kế hoạch học tập (chủ yếu làm việc
ở nhà). Bước 2: Xây dựng, rà soát, hoàn thiện hệ thống câu hỏi tự học để đọc
hiểu truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”. Bước 3: Các nhóm thực hành tự đọc
hiểu văn bản thông qua việc giải quyết hệ thống câu hỏi đã xây dựng và hoàn
thiện sản phẩm báo cáo. Bước 4: Các nhóm báo cáo sản phẩm trên lớp
2.4. Đánh giá kết quả học tập nhằm củng cố kĩ năng đọc hiểu truyền thuyết
Bám sát quan điểm đổi mới đánh giá kết quả học tập của HS, trong hoạt động
đánh gi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_ren_luyen_ki_nang_doc_hieu_truyen_thuyet_cho.pdf