Là một dân tộc có dân số khá lớn trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, người
Khmer định cư chủ yếu ở Nam Bộ và đóng vai trò chủ thể của vùng văn hóa này - vùng
đất nguồn cội của “nền văn hóa Óc eo”, vùng đất có bề dầy lịch sử và di sản văn hóa đồ
sộ, độc đáo nổi tiếng trong nước và khu vực Đông Nam Á. Trong kho tàng văn học dân
gian phong phú của người Khmer, truyện cổ tích thần kỳ nổi lên như một hiện tượng
nghệ thuật ngôn từ độc đáo. Bên cạnh những đặc trưng chung về nội dung và nghệ thuật
mang tính đặc trưng của thể loại, mảng truyện này còn có những đặc trưng riêng, phản
ánh rất rõ nét bản sắc văn hóa tộc người Khmer và vùng đất Nam Bộ
55 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án So sánh truyện cổ tích thần kỳ người Khmer Nam Bộ với truyện cổ tích thần kỳ người Việt (một số type và motif cơ bản), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ole of cannibal is often the villain, representing the bad, the evil, the symbol of obstacles
that exist in life in order to test the will of human. However, finally, in the end of any "Du ke"
script, the cannibal will be surrendered by the rights. These contribute to the clarification of
the cannibal character and motif related to the cannibal in the above part.
Because of the involvement of the cannibal character, the "Du ke" play are often
very dramatic, with many layers of action, many lines of characters, such as the good
and the evil, people and cannibal, meeting, conflicts and struggles. , and solving the
conflict. The "du ke" plays can last for several hours. This is the environment that fosters
the adventure stories with complicated narrative structure, many motifs as we can see in
the Khmer's story about Heroes.
22
22
Summary of Chapter 4
In Chapter 4, the similarities and differences in characters, structures and motifs
of the type of the stories about the Heroes of Southern Khmer and Viet people have been
described, analyzed and explained. We found that the similarities make up the
internationality of story genres and types, differences make up the distinctly nationalistic
beauty of each story.
For explanation, Chapter 4 applies the type theory to affirm the existence of
common narrative types in the treasure of folk literature of mankind, where similarities
are the result of the laws of narrative development.
In addition, this chapter provides explanations that the influences of Indian culture
on the Southern Khmer and Viet people culture have created similarities in cannibal
character and motifs in the stories of Southern Khmer and Viet people. The long-term
settlement relationship between the Southern Khmer and Viet people makes many
stories have very similar structures and motifs, such as stories "Thach Sanh" and "Chau
Sanh Chau Thong".
The first interpretation of the difference follows the direction of explaining the
difference in characters, leading to difference in motifs. The thesis presents two
characters characterized by Hero character and cannibal character. These two characters
in the Khmer fairy tales reflect the Theravada-Buddhism-influenced worldview, the
king's religious beliefs, and folk beliefs of the Khmer.
The second interpretation is focused on the differences in structure. The Rô-băm
and Du ke folk stages have a great influence on the richness and complexity of the
stories on the Heroes of the Khmer. The Heroic inspiration in the Rô-băm plays, the
theatricality of Yu-ke plays which is a special stage environment that cultivates the
world of characters of Heroes and cannibals, choreographize story motifs and deepen the
narrative structures.
CONCLUSIONS
Comparing the Southern Khmer 's fairy tales with the Viet people's fairy tales in
terms of some basic types and motifs: "Type and motif are unit elements that are both
characteristic and sustainable in folk tales.". The thesis has applied the combination of
research theories of type, motif in the folklores and theory of type comparison,
interdisciplinary research in folklore research to point out the fundamental similarities
and differences in the two types of stories: People in animal shapes and Heroes that kill
Monsters of these two ethnic groups. It can be said that from this comparison, the thesis
identifies in a scientific way and the nature of the typical characteristics as well as the
outstanding values of the Southern Khmer 's fairy tales in comparions with the Viet
people’s fairy tales.
1. Based on an overview, assessment of the fields and issues involved in the study of
23
23
type and motif in the folklores of previous researchers, the thesis has given preliminary
assessments on the research achievements as well as issues that need further discussion and
especially those that have been gaps in the field of research choosen in the thesis.
Accordingly, it gives the reader a more systematic and comprehensive view of the issue and
field of study; Furthermore, it helps to pursuasively affirm the urgency of the topic.
2. The thesis has developed a theoretical framework for the research topic.
Theories of type and motif as well as theories of type comparison (synchronic),
diachronic and some other related theories (symbols, structures, etc.) are appropriately
applied during the study. In particular, in order to explain the similarities and differences
in the two types of stories of "Heroes that kill Monsters " and "People in animal shapes
", in this thesis, these two types of stories have been analyzed in various aspects: type,
history, geo-culture, customs, practices, religious beliefs, cultural exchange- adaptation,
the self-generation of cultural phenomena, etc.
For the fairy tales of the Southern Khmer and Viet people, we selected 27/44
fairy tales to survey and identify two types of stories that we think as basic types (types
of the People in animal shapes and Heroes that kill Monsters ). From these two types of
stories, we continue to study identifying, naming and systematizing 20 motifs of the type
of the People in animal shapes ; 21 motifs of the type of Heroes that kill Monsters .
From naming motifs based on symbols, investigating the order of appearance of motifs,
basing on the life and actions of the protagonist to build the basic structure for the story.
3. It can be said that the basic motif system identified in chapter 2 will help the
next researchers of fairy tales in general, type and motifs in the Khmer Krom 's fairy
tales in particular, get more complete, clearer, and more convenient view about the
characteristics of story types through the number and order of motifs as well as learn
about the multi-colored folk picture of human life reflected through these motifs.
4. In the process of accessing some type and motif dictionaries in Vietnam, we
find that some motifs in the fairy tales of the Khmer are still not present. So, based on
comparison to show these motifs, we hope that in subsequent editions, these motifs will
be added to the existing type and motif dictionaries, contributing to make adequate and
comprehensive types and motifs in Vietnamese folklores.
Furthermore, the thesis applies the theory of type comparison, cultural exchange and
adaptation to focus on comparisons, showing the similarities and differences in two types of
stories: People in animal shapes and Heroes that kill Monsters of the Southern Khmer and
Viet people in the aspects: the main character, structure, motif. On this basis, the roots of
similarities, differences from the aspects of the genre, cultural characteristics and cultural
exchanges in society have been shown.
According to the findings, the similarities are created by the genre (fairy tales);
24
24
type of folklore (the international feature of foklore); Deriving from the same "original
pattern" in ancient folklore and culture (epic, mythology) and cultural exchange and
adaptation between the peoples of the same or near residence or in objective and
subjective conditions of social history, etc. All these factors have created the close
consistence, connection and prominent feature of the fairy tales of all ethnic groups in
Vietnam in particular and in the world in general.
The difference in characters, structures and motifs in the above story types is
created by the particular "geo-cultural" characteristics of each region and the "cultural
identity" of each nation as well as the adaptation to changes, creativity in the process of
exchange and receipt of cultures among ethnic groups; the law-based development of
cultural phenomena, literature to adapt to the development of history, etc.
In particular, the results of the study show that the differences in the two types of
stories of the Southern Khmer and Viet people comes from cultural exchanges and
adptation between the Southern Khmer and Viet people with other ethnic groups. The
culture of the Southern Khmer is greatly and deeply affected by Indian culture while the
Viet people's culture is greatly influenced by Chinese culture. Therefore, during the
cultural exchanges and adaptation, the two story types have developed and added more
different characteristics.
It can be said that the results of research on the similarities and differences of the
thesis have pointed out the distinctive characteristics, content values and art form of
fairy tales of the Southern Khmer and Viet peoplein the type of story: People in animal
shapes and Heroes that kill Monsters .
5. There are 27 Khmer folklores that have been collected, compiled and published
by the Khmer language, which is a feat and efforts of the writter and the artists, monks
who have a thorough knowledge of the Khmer language and culture. This will be a
necessary source of materials for further research on the folklores of this nation.
6. For a limited time, the thesis is restricted to the scope of the study and
comparison of fairy tales of the Southern Khmer and Viet people based on somae basic
types and motifs. At present, in order to implement the policy of preservation and
promotion of the cultural identity of ethnic groups for culture establishment, it is
necessary to implement many researches on the culture and folk literature of the
Southern Khmer in general and research on type and motif in folk tales in general and
fairy tales of the Southern Khmer in particular; especially, comparative studies for
extension of types and motifs in the folk tales of the Southern Khmer with other ethnic
groups in or near the residence area.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ NHUNG
SO S¸NH TRUYÖN Cæ TÝCH THÇN Kú NG¦êI KHMER NAM Bé
VíI TRUYÖN Cæ TÝCH THÇN Kú NG¦êI VIÖT
(MéT Sè TYPE Vµ MOTIF C¥ B¶N)
Chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 9.22.01.25
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
HÀ NỘI – 2018
Công trình đƣợc hoàn thành tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học:
1.GS.Vũ Anh Tuấn 2.TS. Trần Minh Hƣờng
Phản biện 1: GS.TS Lê Chí Quế
Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQG Hà Nội
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thị Phƣơng Châm
Viện nghiên cứu Văn hóa
Phản biện 3: PGS.TS Trần Đức Ngôn
Trường Đại học Văn hóa
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi ..giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội
hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO
1. Nguyen Thi Nhung (2016), Applyling the field method inthe process of
researching Fairy tale in Viet Nam, the 6th International Conference on
Sciences and Social Sciences (ICSSS2016) at Rajabhat Maha Sarakham
University, Maha Sarakham, Thailand.
2. Nguyễn Thị Nhung (2017), Thực trạng và những nhân tố ảnh hưởng đến
việc tồn tại và lưu truyền truyện cổ tích thần kì Khmer Nam Bộ, Kỉ yếu
Hội thảo khoa học Sau đại học - ngành Ngữ văn, năm 2017. Đại học Sư
phạm Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Nhung (2017), Tổng quan về các công trình nghiên cứu
truyện kể dân gian Việt Nam từ góc độ type và motif, Tạp chí Khoa học
trường Đại học Sư phạm Hà Nội số 11 năm 2017.
4. Nguyen Thi Nhung (2017), Similarities in the story type of Heroes that
kill Monsters of Vietnamese and Southern Khmer people in Vietnam, the
7th International Conference on Sciences and Social Sciences
(ICSSS2017) at Rajabhat Maha Sarakham University, Maha Sarakham,
Thailand. (sẽ đăng trên tạp chí trong năm 2018)
5. Nguyễn Thị Nhung (2017), Nghiên cứu truyện kể dân gian Việt Nam từ góc
độ type và motif (trường hợp sánh truyện cổ tích thần kì của người Việt và
người Khmer Nam Bộ), Kỉ yếu Hội thảo Khoa học trường Đại học Thái
Nguyên và Cao đẳng Sư phạm Lào Cai phối hợp tổ chức năm 2017.
6. Nguyễn Thị Nhung (2017), Tìm hiểu truyện Ba Phi vùng Tây Nam Cà Mau
từ góc nhìn Văn hóa Nam Bộ, NXB Mỹ Thuật.
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong kho tàng truyện cổ tích các dân tộc, truyện cổ tích thần kỳ là một tiểu loại
quan trọng, chiếm tỷ lệ lớn so với các tiểu loại truyện cổ tích khác. Như một tấm gương
độc đáo, truyện cổ tích thần kỳ đã phản ánh một cách huyền thoại mọi mặt của đời sống
xã hội. Có thể nói, truyện cổ tích thần kỳ đã thể hiện một cách hết sức sâu sắc những
khát vọng ngàn đời của con người về một xã hội công bằng, tốt đẹp mà ở đó triết lý “Ở
hiền gặp lành, ác giả ác báo” được thể hiện rõ nét nhất. Vì vậy, tìm hiểu truyện cổ tích
thần kỳ của các dân tộc sẽ giúp chúng ta nhận diện được một cách toàn diện những giá
trị, triết lý về cuộc sống của người cổ xưa và tư duy nghệ thuật ngôn từ của họ.
Với sự hấp dẫn của thể loại, nghiên cứu truyện cổ tích nói chung, nghiên cứu so
sánh trong truyện cổ tích thần kỳ nói riêng đã và đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của
giới nghiên cứu văn học dân gian trên thế giới. Ở Việt Nam, hướng nghiên cứu so sánh
truyện cổ tích thần kỳ của các dân tộc từ góc độ type và motif, trong những năm gần
đây, cũng được nhiều nhà khoa học lựa chọn để nghiên cứu, nhằm chỉ ra sự tương đồng
và khác biệt mang đặc trưng thể loại của truyện cổ tích từng dân tộc trong một quốc gia,
hoặc truyện cổ tích giữa các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt việc vận dụng các kiến thức
liên ngành để lý giải cội nguồn văn hóa của những sự tương đồng và khác biệt ấy là một
đóng góp rất quan trọng để tìm ra những giá trị thẩm mỹ ẩn sâu trong các lớp tri thức
dân gian của người xưa.
Là một dân tộc có dân số khá lớn trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, người
Khmer định cư chủ yếu ở Nam Bộ và đóng vai trò chủ thể của vùng văn hóa này - vùng
đất nguồn cội của “nền văn hóa Óc eo”, vùng đất có bề dầy lịch sử và di sản văn hóa đồ
sộ, độc đáo nổi tiếng trong nước và khu vực Đông Nam Á. Trong kho tàng văn học dân
gian phong phú của người Khmer, truyện cổ tích thần kỳ nổi lên như một hiện tượng
nghệ thuật ngôn từ độc đáo. Bên cạnh những đặc trưng chung về nội dung và nghệ thuật
mang tính đặc trưng của thể loại, mảng truyện này còn có những đặc trưng riêng, phản
ánh rất rõ nét bản sắc văn hóa tộc người Khmer và vùng đất Nam Bộ.
Cho đến nay đã có một số công trình sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu về truyện dân
gian của người Khmer ở Nam Bộ và đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, để
nhìn nhận tính độc đáo của truyện cổ tích Khmer Nam Bộ, cần phải đặt chúng trong một
phạm vi rộng hơn, đó là truyện cổ tích Việt Nam; đặc biệt, cần có sự đối sánh chúng với
truyện cổ tích của một dân tộc khác có số lượng lớn và khác biệt về văn hóa, con người và
nghệ thuật kể chuyện. Để đạt mục tiêu này, việc so sánh truyện cổ tích của người Khmer
Nam Bộ với truyện cổ tích của người Việt từ góc độ type và motif là một hướng nghiên cứu
khả dụng.
Mặt khác, là một giảng viên Trường đại học Cần Thơ, nơi có hơn 20% là học sinh,
sinh viên người Khmer đang theo học, đa số các em biết nghe nói nhưng không biết đọc và
biết viết ngôn ngữ của dân tộc mình, lựa chọn đề tài này, bên cạnh việc mở rộng, nâng cao
hơn nữa những hiểu biết về truyện cổ tích thần kỳ nói chung, truyện cổ tích thần kỳ của
người Khmer Nam Bộ nói riêng để giảng dạy có hiệu quả hơn nữa nội dung dạy học văn
học dân gian địa phương, tác giả luận án mong muốn, bổ sung các truyện song ngữ đã biên
2
dịch trong luận án vào tư liệu của tổng tập Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, đồng
thời, sử dụng các truyện song ngữ này vào việc góp phần dạy tiếng Khmer cho các học sinh
sinh viên của nhà trường.
Từ những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “So sánh truyện cổ tích thần kỳ
người Khmer Nam Bộ với truyện cổ tích thần kỳ của người Việt - một số type và motif cơ
bản” để nghiên cứu với mục đích tìm ra và lý giải sự tương đồng, sự khác biệt về type và
motif trong truyện cổ tích thần kỳ của hai tộc người: Khmer Nam Bộ, Việt từ đặc điểm
loại hình và trên nền tảng văn hóa của họ. Từ đó, chỉ ra, khẳng định những giá trị về đặc
trưng nội dung, nghệ thuật, để nhận diện diện mạo của các type cơ bản trong truyện cổ
tích thần kỳ Khmer ở vùng đất Nam Bộ.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Xác định đối tượng nghiên cứu là một số type và motif cơ bản, luận án đã chọn ra
một số type, motif có số lượng xuất hiện nhiều nhất trong truyện cổ tích thần kỳ người
Khmer Nam Bộ và vẫn còn tồn tại ở những dạng thức khác nhau trong đời sống văn
nghệ dân gian Khmer đương đại, phân tích chúng trong cái nhìn so sánh với một số type
và motif tương đồng của truyện cổ tích thần kỳ người Việt (Kinh).
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thể loại: Luận án xác định chỉ nghiên cứu khảo sát trên thể loại truyện
cổ tích thần kỳ.
- Phạm vi đối tượng nghiên cứu: Luận án khảo sát nghiên cứu, so sánh trên một số
type, motif cơ bản của hai dân tộc Khmer Nam Bộ và Việt:
Cấp độ type: Luận án dự định sẽ khảo sát so sánh qua 2 type truyện cơ bản sau:
Type truyện về Người mang lốt và type truyện Dũng sĩ diệt yêu quái.
Cấp độ motif: Luận án dự định sẽ khảo sát tất cả các motif có trong hai type
truyện nêu trên và so sánh các motif căn bản xuất hiện trong hai type truyện này.
- Phạm vi không gian điền dã: Vùng đất Nam Bộ (Tây Nam Bộ), nơi có người
Khmer sinh sống (thuộc các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau,
Bạc Liêu, Cần Thơ).
- Phạm vi tài liệu: Đối với truyện cổ tích thần kỳ Khmer Nam Bộ, luận án khảo sát
những truyện cổ tích thần kỳ được xuất bản trong một số sách của các nhà nghiên cứu và
các truyện chúng tôi điền dã, sưu tầm trong cộng đồng người Khmer ở Nam Bộ, Việt Nam.
Đối với truyện cổ tích thần kỳ của người Việt, luận án sẽ lựa chọn những truyện đăng trong
các sách và các tổng tập VHDG Việt Nam (Các tài liệu cụ thể được liệt kê tại mục 1.3.2.1
và mục 1.3.2.2 của luận án).
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ việc so sánh truyện cổ tích thần kỳ người Khmer Nam Bộ với truyện cổ tích thần
kỳ người Việt trên phương diện một số type và motif cơ bản, luận án sẽ chỉ ra được sự
tương đồng và khác biệt về type và motif trong truyện cổ tích thần kỳ của hai tộc người này;
đồng thời lý giải sự tương đồng và khác biệt giữa chúng căn cứ vào đặc điểm loại hình, giao
lưu tiếp biến văn hóa, lịch sử, tôn giáo, bản sắc văn hóa ... của họ. Từ đó, khẳng định một
3
cách khoa học về những giá trị nội dung và nghệ thuật mang tính đặc trưng trong truyện cổ
tích thần kỳ của người Khmer Nam Bộ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan vấn đề nghiên cứu; xây dựng khung lý thuyết của luận án và lựa chọn
hướng triển khai nghiên cứu cho đề tài.
- Xác định phạm vi thể loại, không gian điền dã, hệ thống tư liệu khảo sát và tiến
hành khảo sát để chỉ ra và gọi tên các type trong truyện cổ tích thần kỳ. Từ đó, lựa chọn ra
hai type truyện cơ bản (xuất hiện phổ biến trong các truyện cổ tích thần kỳ của người
Khmer và người Việt và vẫn còn tồn tại trong đời sống sinh họt hàng ngày của đồng bào)
để tiến hành nghiên cứu, so sánh: type Người mang lốt và type Dũng sĩ diệt yêu quái; Sau
đó tiến hành khảo sát chỉ ra và gọi tên các motif thuộc hai type truyện nêu trên.
- Trên cơ sở lý thuyết khung đã hình thành, chúng tôi tập trung so sánh hai type
truyện cơ bản nêu trên, chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa các type truyện; đồng thời
lý giải các hiện tượng này trên các phương diện: đặc điểm loại hình, giao lưu - tiếp biến
văn hóa, lịch sử, bản sắc văn hóa tộc người... để tìm ra nguyên nhân, con đường chuyển
hóa, tiếp biến của các type này trong truyện cổ tích thần kỳ của người Khmer và người
Việt. Từ góc nhìn so sánh đối chiếu, luận án sẽ chỉ ra những đặc trưng về nguồn gốc, bản
chất hai type truyện này và những motif thuộc chúng cũng như các giá trị nội dung và
nghệ thuật của truyện cổ tích thần kỳ người Khmer Nam Bộ - người Việt.
- Từ góc nhìn so sánh đối chiếu với truyện cổ tích thần kỳ người Việt, luận án sẽ
chỉ ra những đặc trưng bản chất của hai type truyện Người mang lốt; Dũng sĩ diệt yêu
quái của người Khmer Nam Bộ và đề xuất hướng triển khai áp dụng kết quả nghiên cứu
của đề tài và hướng triển khai tiếp theo về vấn đề của luận án.
4. Hƣớng tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Hướng tiếp cận
Đề tài được tiếp cận trên các phương diện như: Tiếp cận chuyên ngành văn học dân
gian, tiếp cận từ góc độ nhân học văn hóa, tiếp cận liên ngành, tiếp cận thực địa.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành các nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu của đề tài, luận án sử dụng
kết hợp chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: Phương pháp so sánh
loại hình, Phương pháp phân tích, thống kê, phân loại văn bản Văn học dân gian,
Phương pháp điền dã (quan sát, tham dự).
5. Đóng góp của luận án
Về phương diện tư liệu: Thông qua việc sưu tầm, biên tập và dịch thuật một số
truyện cổ tích thần kỳ của người Khmer Nam Bộ, luận án đã có những đóng góp mới về
mặt tư liệu vào kho tàng truyện cổ tích các dân tộc thiểu số nói chung, truyện cổ tích của
người Khmer Nam Bộ nói riêng. Đặc biệt hệ thống truyện song ngữ sau khi được hội
đồng thẩm định sẽ là nguồn tư liệu để thực hiện hai đề tài nghiên cứu khoa học: “Dạy
tiếng Khmer cho học sinh sinh viên người Khmer Nam Bộ thông qua hệ thống truyện cổ
tích thần kỳ”; “Bảo tồn nghệ thuật dân gian Dù kê vùng Tây Nam Bộ”. Nếu hai đề tài
này được nghiên cứu thành công sẽ đem lại những lợi ích hết sức thiết thực trong đời
sống tinh thần của bà con Khmer Nam Bộ.
4
- Về phương diện phân tích type và motif trong truyện cổ tích Khmer Nam Bộ:
Luận án đã xác định, gọi tên, xây dựng được một hệ thống các motif và đưa ra kết cấu
căn bản của hai type truyện: Người mang lốt và Dũng sĩ diệt yêu quái của người Khmer
Nam Bộ. Bên cạnh đó, việc vận dụng phương pháp nghiên cứu văn học dân gian vào
nghiên cứu trường hợp cụ thể: “So sánh truyện cổ tích thần kỳ người Khmer Nam Bộ với
truyện cổ tích thần kỳ người Việt - một số type và motif cơ bản”, luận án cũng góp phần
củng cố, khẳng định tính hiệu quả của các phương pháp nghiên cứu văn học dân gian, gắn
lý thuyết với thực tiễn nghiên cứu.
- Về phương diện nghiên cứu so sánh: Thông qua việc phân tích những điểm
tương đồng và khác biệt giữa type và motif trong truyện cổ tích thần kỳ của người
Khmer Nam Bộ và người Việt, luận án đã luận giải được một cách cơ bản những nguyên
nhân dẫn tới sự tương đồng khác biệt đó trong truyện cổ tích của hai người Khmer Nam
Bộ và Việt như một nghiên cứu trường hợp điển hình.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của
luận án được chia làm bốn chương: (1)Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lý
thuyết của đề tài; (2) Nhận diện các type, các motif cơ bản của truyện cổ tích thần kỳ
người Khmer Nam Bộ trong tương quan với truyện cổ tích thần kỳ người Việt; (3)So
sánh type truyện Người mang lốt trong truyện cổ tích thần kỳ người Khmer Nam Bộ và
truyện cổ tích thần kỳ người Việt; (4) So sánh type truyện Dũng sĩ diệt yêu quái trong
truyện cổ tích thần kỳ người Khmer Nam Bộ và truyện cổ tích thần kỳ người Việt.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu so sánh truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam với
truyện cổ tích thần kỳ của thế giới từ góc độ type và motif
Nhìn một cách khái quát, những công trình so sánh truyện cổ tích thần kỳ của Việt
Nam với truyện cổ tích thần kỳ của thế giới, chủ yếu tập trung so sánh với truyện cổ tích
thần kỳ của các nước thuộc Châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số
nước Đông Nam Á khác.
Chuyên sâu theo hướng type và motif, đầu tiên phải kể đến hệ thống các nghiên
cứu phong phú, đa dạng về type truyện Tấm Cám và so sánh type truyện Tấm Cám của
Việt Nam với type truyện cùng loại của thế giới. Có thể kể đến một số công trình tiêu
biểu như: Công trình "Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm
Cám" (1968) của Đinh Gia Khánh; Các công trình: “Truyện kể dân gian đọc bằng type
và motif” (2001); “ Từ truyện Kajong và Halek của người Chăm đến type truyện Tấm
Cám ở Đông Nam Á”; “ Mối giao lưu và tương tác văn hoá giữa các dân tộc ở Đông
Nam Á qua type truyện kể Tấm Cám”; “Type truyện Tấm Cám ở Đông Nam Á”; “Ai
xung đột với ai trong type truyện Tấm Cám ở Đông Nam Á”... của Nguyễn Tấn Đắc;
Đường Tiểu Thi trong nghiên cứu “So sánh type truyện Cô Lọ Lem của một số dân tộc
miền Nam Trung Quốc với type truyện Tấm Cám của Việt Nam” (2008)...
Tiếp theo Tấm Cám, nhiều type truyện khác cũng được các chuyên gia văn học
5
dân gian quan tâm nghiên cứu. Có thể kể tên một số các công trình tiêu biểu như: “Thạch
Sanh và type truyện Dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á” của Nguyễn
Bích Hà,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_so_sanh_truyen_co_tich_than_ky_nguoi_khmer_n.pdf