Tóm tắt Luận án Sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế đức những năm gần đây

Có thể nói rằng, so với Đức thì sự phát triển của khối DNVVN ở

Việt Nam mới chỉ là sự khởi đầu. Nguồn lực về vốn, công nghệ,

nguồn nhân lực của các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Năng lực

quản lý doanh nghiệp chưa thực sự chuyên nghiệp, vẫn còn tồn tại

tâm lý manh mún, phát triển doanh nghiệp chưa theo chiến lược dài

hạn và đặc biệt khối DNVVN nói chung chưa hình thành được một

nền tảng văn hóa doanh nghiệp đủ mạnh và có bản sắc. Bên cạnh đó,

môi trường pháp lý và môi trường chính sách mặc dù có những cải

thiện nhưng vẫn chưa thực sự thông thoáng, tồn tại nhiều bất cập, là

rào cản cho các doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn lực hỗ trợ. Sự

cạnh tranh trên thị trường ngày một khốc liệt khi mà Việt Nam đang

hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, các DNVVN ở Việt Nam

sẽ không chỉ phải cạnh tranh với những doanh nghiệp trong nước mà

đối thủ cạnh tranh sẽ là những doan

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế đức những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững vấn đề lý luận về sự phát triển của các DNVVN. Thứ hai, luận án đã chứng minh được vai trò là xương sống nền kinh tế Đức của khối DNVVN thông qua việc phân tích và đánh giá thực trạng sự phát triển của DNVVN trong nền kinh tế Đức qua từng mốc giai đoạn. Từ đó, đánh giá được những ưu điểm và mặt hạn chế trong quá trình phát triển DNVVN ở Đức. Thứ ba, luận án đã rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tế phát triển DNVVN trong nền kinh tế Đức và chỉ ra những bài học kinh nghiệm hữu ích cho quá trình phát triển DNVVN ở Việt Nam. Ý nghĩa lý luận của luận án: Luận án đã trình bày một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về sự phát triển của DNVVN trong nền 5 kinh tế, làm rõ định nghĩa về DNVVN vốn còn gây nhiều tranh cãi, chỉ rõ vai trò của các DNVVN và xác định rõ những nhân tố tác động cũng như xây dựng tiêu chí đánh giá sự phát triển của DNVVN trong nền kinh tế quốc gia. Ý nghĩa thực tiễn của luận án: Luận án đã đánh giá được thực trạng về sự phát triển của DNVVN ở Đức từ năm 2000 trở lại đây qua từng mốc giai đoạn. Từ đó, phân tích những ưu điểm và mặt hạn chế trong quá trình phát triển DNVVN ở Đức cũng như đúc rút được những bài học kinh nghiệm từ thực tế phát triển các DNVVN trong nền kinh tế Đức. Luận án có sự so sánh những mặt tương đồng và khác biệt giữa hai quốc gia Việt Nam và Đức trong quá trình phát triển khối DNVVN của riêng mình, rút được những khuyến nghị chính sách hữu ích cho Việt Nam trong quá trình phát triển DNVVN. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, cấu trúc của luận án bao gồm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận về sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chương 3: Thực trạng sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Đức những năm gần đây. Chương 4: Thực trạng phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Việt Nam và một số khuyến nghị chính sách. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Những công trình đã công bố liên quan đến luận án 1.1.1. Nhóm công trình đề cập khuôn khổ lý thuyết của các DNVVN 6 Có hai trường phái định nghĩa DNVVN: theo tiêu chuẩn định tính và tiêu chuẩn định lượng. Xác định theo tiêu chuẩn định tính là khá khó khăn nền các quốc gia thường sử dụng tiêu chuẩn định lượng. Trên thực tế, chưa có sự thống nhất trong cách định nghĩa giữa các quốc gia do sự khác biệt về điều kiện, trình độ kinh tế 1.1.2 Nhóm công trình đề cập đến vai trò của các DNVVN Tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp; Bệ đỡ của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng; Bù đắp thiếu hụt, phát huy nguồn lực còn hạn chế trong nền kinh tế; Tiềm năng to lớn trong đổi mới sáng tạo. 1.1.3. Nhóm công trình đề cập đến các nhân tố tác động và chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với DNVVN Các nhân tố bên trong: nguồn lực doanh nghiệp; năng lực quản lý doanh nghiệp; văn hóa doanh nghiệp; chiến lược phát triển doanh nghiệp. Các nhân tố bên ngoài: môi trường pháp lý; môi trường chính sách; vai trò của các Hiệp hội; cạnh tranh thị trường. 1.1.4. Nhóm công trình đề cập những vấn đề tồn tại của DNVVN Khả năng tiếp cận nguồn vốn, công nghệ, lao động tay nghề cao, tiếp cận thị trường khó khăn, ảnh hưởng đến sự phát triển DNVVN. 1.2. Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của đề tài: 1.2.1. Đóng góp của các công trình đi trước Các công trình và bài viết đã công bố ở trong và ngoài nước mà tác giả nêu ở trên đã giải quyết được nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan sự phát triển DNVVN trong nền kình tế. 1.2.2. Khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án Chưa có nhiều công trình hệ thống hóa được đầy đủ các vấn đề từ lý thuyết như khái niệm, phân loại, vai trò đến các nhân tố tác động, tiêu chí đánh giá sự phát triển của các DNVVN. 7 Các công trình nghiên cứu trước đây chủ yếu phân tích về đối tượng là khối DNVVN ở châu Âu nói chung, ít công trình nghiên cứu và đánh giá về sự phát triển của các DNVVN trong nền kinh tế Đức. Nghiên cứu sinh chưa tìm thấy đề tài nghiên cứu riêng giai đoạn từ năm 2000 đến nay về kinh nghiệm phát triển DNVVN ở Đức để từ đó rút ra các bài học thực tiễn cho Việt Nam. Ngoài ra, một loạt những khó khăn trong tương lai mà các DNVVN ở Đức đang phải đối mặt như “cuộc khủng hoảng thế hệ” đang âm thầm diễn ra, các DNVVN ở Đức đang phải tìm kiếm những thế hệ kế cận tiếp nối công việc của doanh nghiệp; hay cuộc đua trong quá trình cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ mà nếu không bắt kịp thì các DNVVN ở Đức có nguy cơ bị tụt hậu vẫn chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 2.1. Lý luận về sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ Lý thuyết của Penrose về sự phát triển doanh nghiệp; Lý thuyết nguồn lực doanh nghiệp và năng lực động doanh nghiệp; Lý thuyết phát triển theo giai đoạn; Chiến lược cạnh tranh phổ quát của Michael Porter. 2.2. Một số vấn đề chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ 2.2.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ Xác định khái niệm DNVVN dựa trên tiêu chuẩn định tính DNVVN có các hoạt động và cấu trúc đơn giản hơn rất nhiều so với doanh nghiệp lớn, mức độ phức tạp của quản lý không cao cũng 8 như số đầu mối quản lý ít. DNVVN thường hoạt động theo “nguyên tắc cá nhân” và “nguyên tắc thống nhất giữa lãnh đạo và vốn sở hữu”. Xác định khái niệm DNVVN dựa trên tiêu chuẩn định lượng Ba tiêu chí được các quốc gia sử dụng nhiều nhất là dựa trên bảng cân đối tài sản hàng năm của doanh nghiệp, doanh thu hàng năm và số lượng lao động của doanh nghiệp. Các tiêu chí này không giống nhau giữa các quốc gia do sự khác biệt về điều kiện kinh tế, xã hộiTrong đó, tiêu chí xác định DNVVN ở Đức là có dưới 500 lao động và doanh thu từ 50 triệu euro/năm trở xuống. 2.2.2. Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ DNVVN thường có cấu trúc hoạt động và phương thức điều hành đơn giản và linh hoạt hơn các doanh nghiệp lớn rất nhiều. Vị trí cạnh tranh trên thị trường của DNVVN thường không rõ ràng. DNVVN thường có nguồn lực về vốn hạn chế, thường dựa chủ yếu vào nguồn lực vốn tự có của người chủ doanh nghiệp. Khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng của DNVVN cũng yếu hơn rất nhiều so với doanh nghiệp lớn. 2.2.3. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế DNVVN tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp; DNVVN là bệ đỡ của nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng; DNVVN giúp bù đắp thiếu hụt, phát huy các nguồn lực còn hạn chế trong nền kinh tế; DNVVN có tiềm năng to lớn trong đổi mới sáng tạo. 2.3. Khái niệm, các tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ 2.3.1. Khái niệm về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 9 Khái niệm về phát triển DNVVN đã được phổ biến ngay từ cuối những năm 1940 với việc đề xuất những chính sách mục tiêu bao gồm trợ cấp tín dụng, hỗ trợ về thuếcũng như thành lập các cơ quan chuyên trách thuộc chính phủ nhằm hỗ trợ các DNVVN thành lập và phát triển. Từ các đúc kết đi trước, tác giả luận án cho rằng, phát triển DNVVN là quá trình nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực còn thiếu cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, giúp doanh nghiệp trẻ dễ dàng gia nhập thị trường, doanh nghiệp đang hoạt động nhận được những điều kiện thuận lợi để phát triển, qua đó tái đóng góp vào nền kinh tế - xã hội quốc gia. 2.3.2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Tiêu chí đánh giá sự phát triển của DNVVN trong nền kinh tế gồm có: Tỷ lệ DNVVN trong nền kinh tế; Tỷ lệ đóng góp của DNVVN trong nền kinh tế; Tỷ lệ lao động sử dụng trong các DNVVN; Tỷ lệ đào tạo nghề trong các DNVVN. 2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ Các nhân tố bên trong gồm có: nguồn lực doanh nghiệp; năng lực quản lý doanh nghiệp; văn hóa doanh nghiệp; chiến lược phát triển doanh nghiệp. Các nhân tố bên ngoài gồm có: môi trường pháp lý; môi trường chính sách; vai trò của các Hiệp hội; cạnh tranh thị trường. 10 2.4. Khung phân tích sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Đức 11 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG NỀN KINH TẾ ĐỨC NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 3.1. Tổng quan tình hình về sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Đức Mặc dù đã tồn tại từ lâu trong nền kinh tế, nhưng phải đến những thập niên 70 của thế kỷ XX, vai trò của các DNVVN mới được đề cao và dành được sự quan tâm lớn khi mà bối cảnh nền kinh tế Đức lúc đó phải đối mặt với nhiều nỗi lo như tốc độ tăng trưởng giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao trong các doanh nghiệp lớn do quá trình đổi mới công nghệ, tái cấu trúc hoạt động dẫn đến cắt giảm việc làm, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ mất ổn định đến thị trường lao động Đức nói chung và dần sẽ tạo gánh nặng lớn đến nền kinh tế. Chính trong giai đoạn này, khối DNVVN được kỳ vọng sẽ giúp nền kinh tế giải quyết được các bài toán về lao động, giải quyết việc làm cho những công nhân bị mất việc, giúp ổn định lại các hoạt động sản xuất và thúc đẩy năng lực xuất khẩu quốc gia. Với lợi thế quy mô nhỏ, linh hoạt trong tổ chức hoạt động, cùng sự nhìn nhận về vai trò DNVVN ngày càng tích cực của Chính phủ Đức, DNVVN ở Đức đã trỗi dậy mạnh mẽ, khẳng định vị trí quan trọng trong nền kinh tế thông qua nhiều đóng góp trực tiếp và gián tiếp, cụ thể: tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp; thúc đẩy xu hướng khởi nghiệp, tự kinh doanh; đào tạo nghề trong doanh nghiệp; thúc đẩy xuất – nhập khẩu; ổn định nền kinh tế Đông Đức và Tây Đức sau khi thống nhất. Tính đến năm 2003, tại Đức có 3,38 triệu DNVVN (chiếm 99,7% tổng số doanh nghiệp cả nước), sử dụng 19,98 triệu lao động (chiếm 70,2% tổng số lao động), đóng góp 41,2% tổng doanh thu 12 trong nền kinh tế và cung cấp các chương trình đào tạo nghề cho 81,9% tổng số lao động học việc. Trong giai đoạn đầu những năm 2000, thị trường lao động Đức trải qua nhiều sóng gió. Tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng. Đến tháng 12 năm 2002, số đơn đăng ký thất nghiệp đạt mức 4,16 triệu đơn, tăng 197.000 đơn so với năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức 9,779% vào năm 2003 và đạt đỉnh ở mức 11.167% năm 2005. Kinh tế ảm đạm, tỷ lệ thất nghiệp tăng, gánh nặng chi tiêu xã hội lớn đòi hỏi Đức phải có những cải cách kịp thời nhằm ổn định lại tình hình. 3.1.1. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đức đầu những năm 2000: Chính phủ quyết tâm thực hiện một loạt giải pháp toàn diện nhằm cải cách sâu rộng thị trường lao động Đức và hệ thống phúc lợi xã hội Đức vốn đang gặp nhiều khó khăn. Cốt lõi của chương trình này là “cải cách Hartz” nhằm hỗ trợ người lao động thoát khỏi tình trạng thất nghiệp thông qua các chương trình trợ cấp học nghề, giới thiệu việc làm mới, hỗ trợ khởi nghiệp; bên cạnh đó tái cấu trúc các Cơ quan làm việc Liên bang; cải cách chính sách trợ cấp xã hội cho người thất nghiệp Để đạt được những mục tiêu này, Chính phủ Đức đã xác định DNVVN là chìa khóa giúp duy trì sự ổn định trong nèn kinh tế, là động lực chính tạo ra nhiều việc làm. Cụ thể, Bộ Kinh tế và Lao động Đức đã ban hành “Sáng kiến doanh nghiệp vừa và nhỏ” vào tháng 01 năm 2003 để hỗ trợ riêng cho khối doanh nghiệp này phát triển. Sáng kiến này cũng là một phần trong Chương trình nghị sự 2010 của Chính phủ Đức với sáu vấn đề được tập trung: Thúc đẩy tinh thần kinh doanh; Đảm bảo hỗ trợ tài chính; Thúc đẩy đào tạo nghề đặc biệt là lao động có tay nghề cao; Giảm các rào cản từ thủ tục hành 13 chính quan liêu; Thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo doanh nghiệp; Đẩy mạnh đầu tư và trao đổi ngoại thương. Để hoàn thành được các mục tiêu trên, Chính phủ Đức triển khai một loạt các giải pháp, thông qua chương trình và chính sách cụ thể hỗ trợ DNVVN, cụ thể: Điều tiết môi trường kinh doanh; Phát triển một xã hội văn hóa doanh nhân; Thúc đẩy tinh thần kinh doanh ở phụ nữ; Giúp DNVVN tiếp cận thị trường quốc tế, tiếp cận nguồn tài chính; Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, đổi mới công nghệ DNVVN; Đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Bằng một loạt các giải pháp đồng bộ, Chính phủ Liên bang Đức thông qua sự đóng góp của các DNVVN đã đạt được nhiều kết quả tích cực, giúp nền kinh tế dần quay ngược trở lại quỹ đạo khi tăng trưởng GDP từ mức thấp nhất là -0.714% vào năm 2003 đã tăng trở lại đạt 1.19% năm 2004, 0.722% năm 2005 và đạt đỉnh ở mức 3.815% vào năm 2006 trước khi có dấu hiệu giảm sút do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008. Thị trường lao động Đức được hưởng lợi khi đầu những năm 2000, tỷ lệ thất nghiệp tăng đều qua các năm và đạt đỉnh ở mức 11.167% vào năm 2005 đã có xu hướng giảm trong những năm sau đó. Điều này cho thấy các bộ giải pháp của Chính phủ Đức đã phát huy hiệu quả và đặc biệt khối DNVVN đã thể hiện được vai trò của mình trong việc góp phần giúp ổn định lại thị trường lao động. Vị trí của DNVVN ở Đức được khẳng định trong nền kinh tế khi nó vẫn giữ vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và có vai trò to lớn trong tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp với tỷ lệ doanh nghiệp chiếm 99.27% trong tổng số lượng doanh nghiệp cả nước, trong đó chiếm hơn 58% tỷ lệ lao động quốc gia. Ngoài ra, tỷ lệ doanh thu hàng năm đóng góp cho nền kinh tế vẫn duy trì thị phần 14 không nhỏ ở mức 33.64%, đặc biệt là vai trò trong dạy nghề, đào tạo lao động được khẳng định với 82.94%, giúp duy trì tĩnh bền vững của thị trường lao động. Bên cạnh đó, DNVVN cũng giúp phát huy các nguồn lực còn hạn chế trong nền kinh tế và có tiềm năng lớn trong đổi mới sáng tạo. 3.1.2. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đức trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới: Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây thiệt hại đến mọi quốc gia trên thế giới và Đức là một trong những nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề. Chính phủ Đức lúc này phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2009 đã chạm đáy ở mức - 5,697%. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sụt giảm chỉ chiếm còn 38,12% tỷ trọng GDP năm 2009. Với hơn 99% là các DNVVN, sử dụng một lượng lớn lao động trong nền kinh tế, Chính phủ Đức hiểu rằng, vai trò của các DNVVN là vô cùng quan trọng trong việc tiếp tục giữ nền kinh tế duy trì sự ổn định. Với những lợi thế sẵn có của khối doanh nghiệp này như quy mô nhỏ, linh hoạt thích ứng, uyển chuyển trong hoạt động, lao động có tay nghề cao và nền tảng là các công ty gia đình hoạt động qua nhiều thế hệ, Chính phủ Đức thông qua các chính sách hỗ trợ về nhiều mặt đã ưu tiên giúp cho các DNVVN ở Đức có thể nhanh chóng phục hồi hoạt động sản xuất trong khủng hoảng để giúp ổn định trật tự kinh tế xã hội. Trước hết, giúp đảm bảo việc làm cho người lao động, ổn định hoạt động doanh nghiệp, Chính phủ đã vận hành lại chương trình “Kurzarbeit” với mục đích hỗ trợ giảm giờ làm cho người lao động. Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ vẫn duy trì được hoạt động mà 15 không cần cắt giảm nhân công, giảm rủi ro gánh nặng thất nghiệp cho xã hội. Cùng với đó, Chính phủ cũng thông qua các kênh truyền thông và công đoàn, quảng bá rộng rãi chiến dịch này đến người lao động để tăng cường sự nhận thức và ý thức hợp tác của người lao động với doanh nghiệp. Theo đó, Cơ quan Việc làm Liên bang sẽ chi trả cho người lao động tối đa hai phần ba mức tiền lương bị tổn thất trong quá trình giảm giờ làm so với trước đây và sẽ bồi thường từ 50% đến 100% các khoản đóng góp an sinh xã hội khác mà người chủ doanh nghiệp phải chi trả. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng có các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế vĩ mô như giới thiệu một loạt sáng kiến kích thích hoạt động kinh tế trong một số lĩnh vực, bao gồm hỗ trợ tín dụng trực tiếp cho doanh nghiệp, được tài trợ bởi Ngân hàng TW KfW, đối tượng là DNVVN được đặc biệt quan tâm. Chính phủ cũng không ngừng đổi mới và thúc đẩy tinh thần sáng tạo, kinh doanh của các doanh nghiệp, khởi nghiệp của các doanh nhân. Với những hỗ trợ kịp thời của Chính phủ Đức, các DNVVN trong nền kinh tế đã dần ổn định hoạt động sản xuất và góp phần ổn định thị trường lao động. Sự tự tin và lạc quan đến từ DNVVN đã quay trở lại. Trong năm 2009, chỉ có 90.000 trường hợp mất việc, một con số chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với lực lượng lao động của DNVVN. Trong năm 2010, xu hướng tích cực về việc thành lập mới các doanh nghiệp được ghi nhận, đạt tới 417.600 doanh nghiệp, tăng 1,2% so với năm trước. Bên cạnh những chính sách kịp thời từ Chính phủ, khối DNVVN ở Đức cũng được tiếp thêm sức mạnh từ Liên minh châu Âu. Theo đó, đạo luật doanh nghiệp vừa và nhỏ được Ủy ban châu Âu thông qua vào tháng 06/2008, đã thể hiện sự kỳ vọng và phản ánh ý chí chính trị của Ủy ban châu Âu về việc xác định vị trí và vai trò quan trọng của các DNVVN trong nền kinh tế EU. 16 Tổng kết trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng với một loạt các giải pháp chính sách đồng bộ, kịp thời từ trước và trong khi khủng hoảng diễn ra, nền kinh tế Đức với xương sống là các DNVVN đã nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng, ổn định sản xuất. Tốc độ tăng trưởng GDP đã bật tăng vào năm 2010 khi đạt mức 4,179% và duy trì cao ở mức 3,924% vào năm 2011. Tỷ lệ thất nghiệp ở Đức giảm đều qua các năm. Điều này phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của Đức nói chung được đảm bảo và chính sách bảo vệ thị trường lao động đã phát huy tác dụng. Năm 2010, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống ở mức dưới 7% và chỉ còn 5,379% vào năm 2012. Giá trị xuất khẩu hàng năm của Đức cũng bật tăng từ đáy lên mức 1.272 tỷ euro (chiếm 46,3% tổng GDP) năm 2012. Tính đến 2011, tỷ lệ DNVVN vẫn chiếm hơn 99,6% tổng số doanh nghiệp và sử dụng khoảng 60,2% tổng số lao động quốc gia. Ngoài ra, vai trò trong đào tạo, dạy nghề vẫn chiếm ở mức cao, tới 83,2% . Khối DNVVN cũng đóng góp tới 37% tổng doanh thu trong nền kinh tế và chiếm 51,8% tổng đóng góp vào giá trị gia tăng. Có thể thấy rằng, các DNVVN ở Đức vẫn duy trì hoạt động hiệu quả bất chấp khủng hoảng kinh tế kéo dài. 3.1.3. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đức trong những năm gần đây: Trong những năm trở lại đây, nền kinh thế giới nói chung và kinh tế Đức nói riêng từng bước phục hồi sau khủng hoảng, có nhiều dấu hiệu khởi sắc. DNVVN ở Đức trong suốt những cuộc khủng hoảng đã qua luôn khẳng định được vị trí và vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế và được thừa nhận. Sự phát triển của khối DNVVN không những giúp tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp mà còn trực tiếp thúc đẩy nền kinh tế (thông qua đóng góp mạnh mẽ vào GDP, giá trị xuất 17 nhập khẩu), giúp phát huy các nguồn lực còn hạn chế trong nền kinh tế và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra nền kinh tế linh hoạt, cạnh tranh hơn. Sự phát triển của DNVVN trong giai đoạn từ 2010 đến nay chủ yếu nằm trong định hướng và sự phát triển chung của toàn khối EU. Trong bối cảnh mới, để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Chiến lược châu Âu 2020 và đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo phát triển, Chính phủ Liên bang Đức đã xác định DNVVN là đối tượng được ưu tiên hàng đầu. Chính phủ Liên bang Đức đã triển khai một loạt các giải pháp cải cách chính sách nhằm thúc đẩy khu vực DNVVN tiếp tục phát triển thuận lợi trong nền kinh tế, cụ thể: Xóa bỏ tình trạng quan liêu; Thu hút và đào tạo các lao động lành nghề; Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính; Thúc đẩy đổi mới sáng tạo thông qua các chương trình tài trợ cho nghiên cứu và phát triển; Thúc đẩy tinh thần kinh doanh. Theo đó, đến năm 2018, có khoảng 3,81 triệu DNVVN ở Đức (thống kê dựa trên định nghĩa về DNVVN của Đức), chiếm khoảng 99,95% tổng số doanh nghiệp trong nền kinh tế. Trong đó có khoảng 3,1 triệu doanh nghiệp có trụ sở tại Tây Đức (chiếm 82% tổng số DNVVN) và 698.000 doanh nghiệp có trụ sở ở Đông Đức (chiếm 18%). Trong đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ngày càng chiếm đa số trong nền kinh tế. Theo đó, có khoảng 2,87 triệu doanh nghiệp (chiếm 76% tổng số DNVVN) hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ, trong đó có 1,51 triệu trong số này (chiếm khoảng 40%) cung cấp các dịch vụ tập trung tri thức, và xu hướng này vẫn đang gia tăng. Có 1,4% DNVVN (khoảng 52.000 doanh nghiệp) hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu & phát triển – sản xuất chuyên sâu. Ngoài ra các lĩnh vực sản xuất khác chiếm khoảng 6,7% 18 tổng số DNVVN mặc dù vậy lại sử dụng tới 16% tổng số lao động. Tỷ lệ tăng trưởng lao động ở các DNVVN luôn ở mức ổn định và có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây, đạt 3,3% vào năm 2018. Xu hướng này được xem là thành quả của một chuỗi những giải pháp chính sách mà Chính phủ Đức đã triển khai nhằm hỗ trợ các DNVVN ổn định hoạt động sản xuất và tạo nền tảng vững chắc cho thị trường lao động quốc gia. 3.2. Đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đức 3.2.1. Ưu điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đức Văn hóa tổ chức doanh nghiệp chặt chẽ và có tính linh hoạt cao; Có chiến lược doanh nghiệp dựa trên tầm nhìn dài hạn; Nguồn lực doanh nghiệp, năng lực quản lý doanh nghiệp tốt.; Xây dựng được lợi thế cạnh tranh và mạng lưới khách hàng toàn cầu. 3.2.2. Một số vấn đề tồn tại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đức DNVVN ở Đức đối diện cuộc khủng hoảng thế hệ Thách thức trong công cuộc đổi mới sáng tạo, CMCN 4.0 3.3. Những baì học kinh nghiệm từ thực tế phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đức: Xuyên suốt quá trình phát triển DNVVN ở Đức, đặc biệt là từ những năm 2000 trở về đây, khối DNVVN đã chứng minh được sự phát triển hiệu quả cả về mặt số lượng và chất lượng. Các DNVVN trong nền kinh tế Đức đã được nhìn nhận đúng vai trò, đánh giá đúng tiềm năng và từ đó Chính phủ Đức đã xây dựng các chương trình, chính sách phù hợp giúp cho khối doanh nghiệp này phát huy tối đa tiềm lực phát triển. Có thể dễ dàng nhận ra rằng, trải qua các sự kiện biến động kinh tế - xã hội, các chính sách được Chính phủ Đức ban hành và triển khai đều đặt trọng tâm là sự ổn định của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và lấy đó là nền tảng tạo sự ổn định trong nền 19 kinh tế. Qua những thành tựu đạt được suốt những năm vừa qua, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tế phát triển DNVVN ở Đức, cụ thể: Đổi mới nhận thức về các DNVVN trong nền kinh tế; Xây dựng hệ thống pháp lý hoàn thiện, cơ chế chính sách tích cực, xóa bỏ nạn quan lieu; Thúc đẩy tinh thần kinh doanh, hỗ trợ đổi mới sáng tạo; Tăng khả năng tiếp cận nguồn tài chính của DNVVN; Đào tạo nguồn nhân lực; Mở rộng thị trường, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; Xây dựng nền tảng văn hóa doanh nghiệp; Tận dụng tốt cơ hội, nắm bắt thời cơ. CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 4.1. Thực trạng sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Việt Nam Kể từ khi công cuộc “Đổi mới” diễn ra sau Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12/1986), Việt Nam đã chứng kiến một sự cải cách toàn diện nền kinh tế. Từ một nền kinh tế kém phát triển về mọi mặt, cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, các xí nghiệp quốc doanh (doanh nghiệp nhà nước) nắm giữ phần lớn tài sản cố định và hoạt động yếu kém, gặp nhiều khó khăn, Nhà nước đã từng bước cải tổ bộ máy và sắp xếp lại hệ thống 20 doanh nghiệp. Đến hết 31/12/2018, thống kê cả nước đã có 714.755 doanh nghiệp, tăng 9,2% so với cùng thời điểm năm 2017. Theo đó trong ba năm gần nhất thì mỗi năm cả nước có thêm hơn một trăm ngàn doanh nghiệp mới được thành lập, cao nhất từ trước tới nay (năm 2016 có 110.100 doanh nghiệp mới, năm 2017 có 126.859 doanh nghiệp mới và năm 2018 có 131.275 doanh nghiệp mới thành lập). Trong 714.755 doanh nghiệp thì số lượng doanh nghiệp tư nhân chiếm tới 96,66%. Số lượng các DNVVN trong khu vực kinh tế tư nhân chiếm khoảng 98% còn lại là doanh nghiệp quy mô lớn, sử dụng tới 51% số lượng lao động trong tổng khối doanh nghiệp nói chung và tạo ra 43% GDP cho nền kinh tế. Khối DNVVN cũng đóng góp khoảng 30% ngân sách nhà nước. 4.2. Sự tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Đức Có thể nói rằng, so với Đức thì sự phát triển của khối DNVVN ở Việt Nam mới chỉ là sự khởi đầu. Nguồn lực về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực của các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Năng lực quản lý doanh nghiệp chưa thực sự chuyên nghiệp, vẫn còn tồn tại tâm lý manh mún, phát triển doanh nghiệp chưa theo chiến lược dài hạn và đặc biệt khối DNVVN nói chung chưa hình thành được một nền tảng văn hóa doanh nghiệp đủ mạnh và có bản sắc. Bên cạnh đó, môi trường pháp lý và môi trường chính sách mặc dù

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_su_phat_trien_cua_doanh_nghiep_vua_va_nho_tr.pdf
Tài liệu liên quan