Năm 2010, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam xuất bản cuốn sách: Quân tình
nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào - Biểu tượng đoàn kết đặc biệt, liên
minh chiến đấu Việt – Lào, tập hợp các bài viết của những người trực tiếp chiến đấu trên
chiến trường Lào. Trong đó hai bài viết: Dấu ấn quân tình nguyện Việt Nam trong mối
quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt - Lào trên chiến trường Quân khu 4, Tây Nguyên với
Trung - Hạ Lào của Nguyễn Quốc Thước và bài: Quân và dân Nghệ An tham gia làm
nhiệm vụ quốc tế giúp Lào trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ xâm lược
(1945 - 1975) của Bùi Hoài Thanh đã góp phần làm sáng tỏ sự giúp đỡ của Quân khu 4
đối với cách mạng Lào và ý nghĩa của những chiến thắng của liên quân Quân khu 4 -
Lào đối với cách mạng Lào và Việt Nam.
Công trình Đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt giữa quân đội hai nước Lào -
Việt Nam, Việt Nam - Lào. Thực tiễn và bài học lịch sử của Bộ Quốc phòng Việt Nam và
Bộ Quốc phòng Lào giới thiệu một số bài viết về sự phối hợp chiến đấu giữa LLVT Quân
khu 4 với quân dân Lào, như bài: Tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt giữa quân đội hai nước
Việt Nam - Lào trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
xâm lược - Giá trị lý luận và thực tiễn của Nguyễn Quốc Thước; bài: Sư đoàn 324 anh
hùng có chiều dày liên minh đoàn kết chiến đấu đặc biệt Việt Nam - Lào của Võ Văn
Chót; bài: Phối hợp tác chiến giữa lực lượng vũ trang và nhân dân Quân khu 4 với quân
và dân Trung - Hạ Lào trong sự nghiệp giải phóng đất nước và bảo vệ Tổ quốc của
Nguyễn Chí Hướng. Các bài viết trên đã điểm lại những mốc lịch sử phối hợp chiến đấu9
giữa LLVT Quân khu 4 với quân dân Lào trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ xâm lược; khẳng định sự phối hợp chiến đấu giữa LLVT Quân khu 4 với
các lực lượng vũ trang Lào là một tất yếu.
Sự giúp đỡ cách mạng Lào của LLVT Quân khu 4 cũng được phản ánh trong lịch
sử Đảng bộ của các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Trong lĩnh vực công tác đảng, công tác chính trị, công trình Lịch sử công tác
đảng, công tác chính trị lực lượng vũ trang Quân khu 4 (1945 - 1975) và công trình
Tổng kết công tác đảng, công tác chính trị trong thực hiện nhiệm vụ quốc tế đối với
nước bạn Lào của lực lượng vũ trang Quân khu 4 (1945 - 2015) của Bộ Tư lệnh Quân
khu 4 đã trình bày đầy đủ công tác đảng, công tác chính trị của Quân khu 4 làm nhiệm
vụ quốc tế đối ở Lào từ năm 1945 đến năm 2015
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Sự phối hợp chiến đấu giữa lực lượng vũ trang quân khu 4 (Việt Nam) với quân dân Lào trên chiến trường Lào (1955 - 1975), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiên cứu trực tiếp về sự phối hợp chiến đấu giữa
lực lượng vũ trang Quân khu 4 với quân dân Lào trên chiến trường Lào
Sự giúp đỡ của Quân khu 4 đối với cách mạng Lào được đề cập đến trong công
trình Quân khu 4 - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), trong đó
khẳng định sự giúp đỡ của Quân khu 4 đối với cách mạng Lào đã góp phần củng cố tình
đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào, là nhân tố góp phần đưa sự nghiệp cách mạng Lào
đến thắng lợi. Sự giúp đỡ của Quân khu 4 đối với cách mạng Lào còn được đề cập tới
trong công trình Sư đoàn 968 và công trình Sư đoàn 324.
Năm 2010, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam xuất bản cuốn sách: Quân tình
nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào - Biểu tượng đoàn kết đặc biệt, liên
minh chiến đấu Việt – Lào, tập hợp các bài viết của những người trực tiếp chiến đấu trên
chiến trường Lào. Trong đó hai bài viết: Dấu ấn quân tình nguyện Việt Nam trong mối
quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt - Lào trên chiến trường Quân khu 4, Tây Nguyên với
Trung - Hạ Lào của Nguyễn Quốc Thước và bài: Quân và dân Nghệ An tham gia làm
nhiệm vụ quốc tế giúp Lào trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ xâm lược
(1945 - 1975) của Bùi Hoài Thanh đã góp phần làm sáng tỏ sự giúp đỡ của Quân khu 4
đối với cách mạng Lào và ý nghĩa của những chiến thắng của liên quân Quân khu 4 -
Lào đối với cách mạng Lào và Việt Nam.
Công trình Đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt giữa quân đội hai nước Lào -
Việt Nam, Việt Nam - Lào. Thực tiễn và bài học lịch sử của Bộ Quốc phòng Việt Nam và
Bộ Quốc phòng Lào giới thiệu một số bài viết về sự phối hợp chiến đấu giữa LLVT Quân
khu 4 với quân dân Lào, như bài: Tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt giữa quân đội hai nước
Việt Nam - Lào trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
xâm lược - Giá trị lý luận và thực tiễn của Nguyễn Quốc Thước; bài: Sư đoàn 324 anh
hùng có chiều dày liên minh đoàn kết chiến đấu đặc biệt Việt Nam - Lào của Võ Văn
Chót; bài: Phối hợp tác chiến giữa lực lượng vũ trang và nhân dân Quân khu 4 với quân
và dân Trung - Hạ Lào trong sự nghiệp giải phóng đất nước và bảo vệ Tổ quốc của
Nguyễn Chí Hướng. Các bài viết trên đã điểm lại những mốc lịch sử phối hợp chiến đấu
9
giữa LLVT Quân khu 4 với quân dân Lào trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ xâm lược; khẳng định sự phối hợp chiến đấu giữa LLVT Quân khu 4 với
các lực lượng vũ trang Lào là một tất yếu.
Sự giúp đỡ cách mạng Lào của LLVT Quân khu 4 cũng được phản ánh trong lịch
sử Đảng bộ của các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Trong lĩnh vực công tác đảng, công tác chính trị, công trình Lịch sử công tác
đảng, công tác chính trị lực lượng vũ trang Quân khu 4 (1945 - 1975) và công trình
Tổng kết công tác đảng, công tác chính trị trong thực hiện nhiệm vụ quốc tế đối với
nước bạn Lào của lực lượng vũ trang Quân khu 4 (1945 - 2015) của Bộ Tư lệnh Quân
khu 4 đã trình bày đầy đủ công tác đảng, công tác chính trị của Quân khu 4 làm nhiệm
vụ quốc tế đối ở Lào từ năm 1945 đến năm 2015.
Năm 2006, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 xuất bản công trình Tổng kết 43 năm lực
lượng vũ trang Quân khu 4 làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào đã tổng kết sự giúp đỡ của Quân
khu 4 đối với cách mạng Lào từ năm 1945 đến năm 1988. Ngoài ra, còn có một số công
trình nghiên cứu khác, như Vai trò của hậu phương Quân khu 4 trong kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước của Nguyễn Văn Quang và Lịch sử Hậu cần lực lượng vũ trang
Quân khu 4 (1945 - 2005) của Bộ Tư lệnh Quân khu 4.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
1.1.2.1. Những nghiên cứu chung về sự phối hợp chiến đấu giữa lực lượng vũ
trang Quân khu 4 với quân dân Lào trên chiến trường Lào (1955 - 1975)
Các bài viết về quan hệ Lào - Việt Nam của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tướng
lĩnh Lào, như Cayxỏn Phômvihản, Xuphanuvông, Khămtày Xiphănđon, Nuhắc
Phumxavẳn,... được tập hợp trong cuốn Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào -
Việt Nam 1930 - 2007, Bài viết của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Các bài viết đã làm rõ
các chủ trương, đường lối đoàn kết chiến đấu giữa đảng và quân đội hai nước Lào và
Việt Nam; khẳng định đoàn kết chiến đấu Lào - Việt Nam là tất yếu, là một trong những
nhân tố đưa cách mạng hai nước đến thắng lợi.
Tác giả Cayxỏn Phômvihản có hai bài viết: Xây dựng một nước Lào hòa bình, độc
lập và chủ nghĩa xã hội; Tăng cường đoàn kết liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam, đẩy
mạnh cuộc đấu tranh cách mạng oanh liệt, tiến tới giành thắng lợi mới và Tổng kết công
tác chuyên gia giúp Lào trong 10 năm (1964 - 1974) giúp người đọc thấy rõ về vai trò
của sự đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân hai nước Lào - Việt Nam trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ của nhân dân Lào.
Cục Khoa học Lịch sử Quân sự Lào công bố một số công trình có liên quan đến sự
phối hợp chiến đấu giữa LLVT Quân khu 4 với quân dân Lào. Tiêu biểu:
10
- Công trình: ຄະນະໂຄສະນາສູນກາງພັກກອມມູນິ ດຫວຽດນາມ ,
ປະຫວັດສາດສາຍພົວພັນແບບພິເສດລາວ- ຫວຽດນາມ, ຫວຽດນາມ- ລາວ 1930 - 2007,
ເອກະສານໂຄສະນາ, ສໍ ານັກພິມຈໍ າໜ່າຍການເມື ອງແຫ່ງຊາດ, ຮ່າໂນ້ຍ (Lịch sử quan hệ hữu
nghị Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào 1930 - 2007) của Ban Tuyên giáo Đảng Cộng sản
Việt Nam và Ban Tuyên truyền Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã làm rõ cơ sở hình
thành tình đoàn kết Lào - Việt Nam chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng
đất nước.
- Công trình ປະຫວັດສາດພັກປະຊາຊົນປະຕິວັດລາວ (Lịch sử Đảng Nhân dân Cách
mạng Lào) đã phân tích chủ trương đoàn kết chiến đấu của Đảng Nhân dân Cách mạng
Lào với Đảng Lao động Việt Nam, khẳng định chủ trương đó là hoàn toàn đúng đắn và là
một trong những nguyên nhân đưa đến thắng lợi của cách mạng Lào.
- Công trình ປະຫວັດສາດປະເທດລາວ (Lịch sử nước Lào) đã tái hiện quá trình phát
triển của Lào qua các thời kỳ, trong đó có đề cập đến tình đoàn kết chiến đấu giữa hai
dân tộc Lào và Việt Nam cũng như LLVT Quân khu 4.
Năm 2013, Bộ Quốc phòng hai nước Lào, Việt Nam xuất bản cuốn
ກ ະ ຊ ວ ງ ປ ອ້ ງ ກັ ນ ປ ະ ເ ທ ດ ສ າ ທ າ ລ ະ ນ ະ ລັ ດ ປ ະ ຊ າ ທິ ປ ະ ໄ ຕ ປ ະ ຊ າ ຊົ ນ ລ າ ວ :
ຄວາມສາມັກຄີ ຄວາມສໍ າພັນສູ້ຮົບແບບພິເສດລະຫວ່າງກອງທັບລາວ - ຫວຽດນາມ ,
ຫ ວ ຽ ດ ນ າ ມ -ລ າ ,ພຶ ດ ຕິ ກໍ າ ຕົ ວ ຈິ ງ ແ ລ ະ ບົ ດ ຮ ຽ ນ ປ ະ ຫ ວັ ດ ສ າ ດ ,
ສໍ ານັກພິມຈໍ າໜ່າຍການເມື ອງແຫ່ງຊາດ -ຄວາມຈິ ງຮ່າໂນ້ຍ (Đoàn kết liên minh chiến đấu
đặc biệt giữa quân đội hai nước Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào. Thực tiễn và bài học
lịch sử. Đây là tuyển tập bằng hai thứ tiếng (tiếng Lào và tiếng Việt) tập hợp các bài viết
của các tướng lĩnh, nhà nghiên cứu về tình đoàn kết chiến đấu giữa hai dân tộc Lào -
Việt Nam. Trong đó, đáng chú ý có các bài viết:
+ານປະກອບສວ່ນຂອງກໍາລັງປະກອບອາວຸດແລະປະຊາຊົນແຂວງຄໍ າມວ່ນຕ່ໍເສ້ັັນທາງຍຸດ
ທະສາດສາຍພູຫຼວງ - ເສ້ັັນທາງໂຮ່ຈີ່ ມິນ (Sự đóng góp của lực lượng vũ trang và nhân dân
tỉnh Khăm Muộn đối với tuyến đường chiến lược Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh)
của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Khăm Muộn. Bài viết đã làm nổi bật sự phối hợp của quân
dân tỉnh Khăm Muộn với LLVT Việt Nam, trong đó có LLVT Quân khu 4 trong việc
mở Đường Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh Khăm Muộn.
+ ນຮ່ວມສໍ າພັນສູ້ຮົບແບບພິເສດລະຫວ່າງກອງທັບຂອງສອງປະເທດລາວ-
ຫວຽດນາມແມ່ນປັດໃຈສໍ າຄັນປະກອບສວ່ນເຂົ ້ າໃນໄຊຊະນະພາລະກິດຕ່ໍສູ້ປົດປອ່ຍຊາດແລະປົກ
ປັກຮັກສາປະເທດຊາດຂອງສອງຊາດລາວ - ຫວຽດນາມ, ຫວຽດນາມ - ລາວ (Liên minh chiến
đấu đặc biệt giữa quân đội hai nước Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào, nhân tố quan
11
trọng góp phần vào thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng đất nước và bảo vệ tổ quốc
của hai dân tộc) của Chănsạmôn Chănnhạlạt đã đi sâu phân tích tình đoàn kết chiến đấu
Lào - Việt Nam nói chung và quân dân Lào - LLVT Quân khu 4 nói riêng.
+ ທ່ົ ງ ໄ ຫ ຫີ ນ -
ຊຽງຂວາງເປັນເຂດສູ້ຮົບຍຸດທະສາດຕັດສີ ນໄຊຊະນະຂອງກອງທັບປົດປອ່ຍປະຊາຊົນລາວແລະທ
ະຫານອາສາສະໝັກຫວຽດນາມໃນຊຸມປີ ຕ່ໍຕ້ານຈັກກະພັດອາເມລິ ກາຮຸກຮານ (Cánh đồng
Chum - Xiêng Khoảng là khu vực tác chiến, quyết định thắng lợi của Quân Giải phóng
Nhân dân Lào và bộ đội tình nguyện Việt Nam trong những năm kháng chiến chống đế
quốc Mỹ xâm lược) của Khăm Kiệu giúp bạn đọc thấy rõ sự phối hợp chiến đấu của liên
quân Lào - Việt trên chiến trường Cánh đồng Chum.
+ ວຽກໂຄສະນາຂົນຂວາຍປະຊາຊົນເພ່ືອປ້ອງກັນແນວທາງໂຮ່ຈີ ມີ ນຂອງ
ຄະນະກໍາມະການພັກ23 (Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ hành lang
Đường Hồ Chí Minh của Đảng ủy Mặt trận 23) của Suli Vănsẻngchăn đã làm nổi bật sự
phối hợp giữa LLVT Việt Nam với quân dân Lào trong công tác dân vận bảo vệ hành
lang Đường Hồ Chí Minh tại Mặt trận 23.
- Công trình: ປະຫວັດສາດກອງທັບປະຊາຊົນລາວ (1945 - 1995),
ພີມທີ່ ໂຮງພີມກອງທັບປະຊາຊົນລາວ (Lịch sử Quân đội Nhân dân Lào (1945 - 1995) là
công trình phản ánh quá trình phát triển của QĐND Lào, trong đó có đề cập đến một số
hoạt động của LLVT Quân khu 4 ở Lào qua một số chiến dịch quân sự tiêu biểu như:
Chiến dịch 128, Chiến dịch giải phóng Áttôpư, Xaravan,...
- Công trình: ປະຫວັດສາດການຕ່ໍສູ້ຕ້ານລ່າເມື ອງຂື ້ ນຝຣ່ັງ ແລະ ຈັກກະພັດອາເມລິ ກາ
ເຂົ ້ າມາຮຸກຮານຂອງກໍາລັງປະກອບອາວຸດ ແລະ ປະຊາຊົນ ບັນດາແຂວງ ພາກໃຕ້ລາວ (1945-
1975) (Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của lực
lượng vũ trang và nhân dân các tỉnh Hạ Lào (1945-1975) đã phản ánh cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân Hạ Lào. Công trình đã đề cập đến
tình đoàn kết chiến đấu của quân dân Lào với quân dân Việt Nam trên chiến trường Hạ
Lào từ năm 1945 - 1975, trong đó có LLVT Quân khu 4.
- Công trình: ປະຫວັດສາດການຕ່ໍສູ້ຕ້ານລ່າເມື ອງຂື ້ ນຝຣ່ັງ ແລະ ຈັກກະພັດອາເມລິ ກາ
ເຂົ ້ າຮຸກຮານຂອງກໍາລັງປະກອບອາວຸດ ແລະ ປະຊາຊົນ ບັນດາແຂວງພາກເໜືອລາວ (1945 -
1975) (Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của lực
lượng vũ trang và nhân dân các tỉnh Bắc Lào (1945 - 1975) đã cho bạn đọc thấy rõ cuộc
kháng chiến xâm lược của nhân dân Bắc Lào, đồng thời thấy rõ sự giúp đỡ của LLVT
Quân khu 4 trên chiến trường Xiêng Khoảng và một số nơi khác ở các tỉnh Bắc Lào.
Điểm chung của các công trình trên là đã phản ánh sinh động sự phối hợp chiến
12
đấu Lào - Việt Nam nói chung, quân dân Lào - LLVT Quân khu 4 nói riêng. Đây là
những tư liệu lịch sử quí giá giúp tác giả rút ra những đặc điểm của sự phối hợp chiến
đấu của LLVT Quân khu 4 với quân dân Lào trên chiến trường Lào.
1.1.2.2. Những công trình nghiên cứu trực tiếp về sự phối hợp chiến đấu giữa
quân dân Lào với lực lượng vũ trang Quân khu 4
Hai công trình sau đây có thể coi là tiêu biểu nhất nghiên cứu trực tiếp đến sự phối
hợp chiến đấu giữa quân dân Lào với LLVT Quân khu 4 ở Lào.
- Công trình:
ກະຊວງປອ້ງກັນປະເທດ , ກົມວິ ທະຍາສາດປະຫວັດສາດການທະຫານ :
ປະຫວັດສາດຕ່ໍສູ້ຂອງກໍາລັງປະກອບອາວຸດແລະປະຊາຊົນລາວບັນດາເຜ່ົາທ່ົວແຂວງພາກກາງລາ
ວຕ່ໍຕ້ານລ່າເມື ອງຂື ້ ນຝຣ່ັງແລະຈັກກະພັດອາເມລິ ກາຮຸກຮານ(1945 - 1975), ວຽງຈັນ (Lịch sử
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân và lực lượng vũ
trang các tỉnh Trung Lào (1945 - 1975). Đây là công trình phản ánh sâu sắc nhất về sự
phối hợp chiến đấu của quân dân Lào với LLVT Quân khu 4 trong hai cuộc kháng chiến
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Qua công trình nghiên cứu này, tác giả luận án có cơ sở để
khẳng định sự phát triển của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Trung Lào có
sự đóng góp to lớn của LLVT Quân khu 4.
- Công trình:
ກອງພັນທີ 2 ແນວລາວຮັກຊາດວິ ລະຊົນ (Tiểu đoàn 2 - Mặt trận Lào yêu nước anh
hùng) mô tả khá sinh động sự giúp đỡ của LLVT Quân khu 4 đối với Tiểu đoàn 2 trong
quá trình phá vây và củng cố lực lượng trong thời gian từ tháng 5/1959 đến cuối năm
1960.
1.1.2.3. Những công trình nghiên cứu ở các nước khác
Cho đến nay, tác giả luận án chưa tiếp cận được các công trình nghiên cứu ở các
nước khác về sự phối hợp chiến đấu giữa LLVT Quân khu 4 với quân dân Lào trên
chiến trường Lào. Tuy nhiên, có một số tác phẩm viết về cuộc chiến tranh Đông Dương
đã ít nhiều đề cập đến cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của nhân dân Lào. Đó là các
cuốn sách:
- The War Against Trucsks Aeral Interdiction in Southern Laos, 1968 – 1972 của
Bernard C. Nalty đã mô tả khá chi tiết về sự đánh phá của không quân Mỹ đối với tuyến
vận tải chiến lược 559 ở Nam Lào nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc Việt Nam
cho miền Nam Việt Nam và cho Lào;
- Into Laos: The Story of Dewey Canyon II/Lamson 719, Vietnam 1971 của Keith
Nolan đã mô tả khá chi tiết cuộc hành quân của quân đội Mỹ và quân đội Sài Gòn tại
13
mặt trận đường số 9 - Nam Lào.
Điểm chung của các cuốn sách trên là viết khá kỹ về chiến tranh của Mỹ ở Đông
Dương, nhưng không có tác giả nào đề cập đến sự phối hợp chiến đấu giữa LLVT Quân
khu 4 với quân dân Lào.
1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tập trung
giải quyết
1.2.1. Nhận xét về tình hình nghiên cứu
1.2.1.1. Những vấn đề đã được nghiên cứu
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu đã làm rõ cơ sở hình thành tình đoàn kết
chiến đấu giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng Lào; khái quát, hệ thống hóa chủ
trương, đường lối đoàn kết, chiến đấu, phối hợp chiến đấu giữa cách mạng Việt Nam và
cách mạng Lào; xác định phương pháp và nội dung phối hợp chiến đấu,...
Thứ hai, một số công trình nghiên cứu đã đề cập đến hoạt động cụ thể của một số
đơn vị thuộc Quân khu 4 trên chiến trường Lào trong những năm 1955 – 1975.
Thứ ba, nhiều công trình nghiên cứu làm rõ những ưu điểm, hạn chế, đúc rút các
kinh nghiệm trong liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào, kinh nghiệm thực hiện nghĩa vụ
quốc tế ở Lào của LLVT Việt Nam.
1.2.1.2. Những vấn đề chưa được nghiên cứu
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu chưa làm rõ những cơ sở, những yếu tố dẫn
đến sự phối hợp chiến đấu giữa LLVT Quân khu 4 với quân dân Lào.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu chưa làm rõ sự phối hợp từ phía quân dân Lào,
chưa làm rõ sự trưởng thành của cách mạng Lào dưới sự giúp đỡ của LLVT Quân khu 4.
Thứ ba, chưa có công trình nào nghiên cứu về sự phối hợp giữa LLVT Quân khu
4 với quân dân Lào có hệ thống, chuyên sâu và toàn diện.
Thứ tư, các nghiên cứu chưa khái quát những đặc điểm, kết quả và hạn chế của sự
phối hợp giữa LLVT Quân khu 4 với quân dân Lào.
1.2.2. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết
Luận án tập trung làm rõ các vấn đề sau:
- Cơ sở hình thành và yếu tố tác động đến sự phối hợp chiến đấu giữa LLVT Quân
khu 4 với quân dân Lào trên chiến trường Lào (1955 - 1975).
- Tái hiện một cách có hệ thống và toàn diện quá trình phối hợp chiến đấu giữa
LLVT Quân khu 4 với quân dân Lào tại địa bàn các tỉnh: Xiêng Khoảng, Khăm Muộn,
Xavannakhẹt, Bôlilkhămxay, Áttôpư, Xaravan trong những năm 1955 - 1975. Trong đó,
luận án phân tích làm rõ sự trưởng thành của cách mạng Lào dưới sự giúp đỡ của LLVT
Quân khu 4 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân hai nước Việt Nam - Lào.
14
- Từ thực tiễn của quá trình phối hợp chiến đấu giữa LLVT Quân khu 4 với quân
dân Lào (1955 - 1975), luận án làm rõ một số kết quả, hạn chế, khái quát một số đặc
điểm, rút ra kinh nghiệm của sự phối hợp chiến đấu.
- Luận án làm rõ một số thuật ngữ “sự phối hợp chiến đấu”, “căn cứ địa”.
Chương 2
CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHỐI HỢP
CHIẾN ĐẤU GIỮA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG QUÂN KHU 4 (VIỆT NAM)
VỚI QUÂN DÂN LÀO CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ VÀ TAY SAI (1955 - 1975)
2.1. Cơ sở hình thành sự phối hợp chiến đấu chống đế quốc Mỹ và tay sai giữa
lực lượng vũ trang Quân khu 4 với quân dân Lào trên chiến trường Lào (1955 -
1975)
2.1.1. Cơ sở lý luận và nhận thức: Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các nước đế
quốc đã hoàn thành phân chia thuộc địa và áp đặt ách áp bức, bóc lột lên các nước Á,
Phi, Mỹ Latinh. Điều đó đã làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa và các nước đế
quốc ngày càng gay gắt, từ đó làm bùng nổ phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Trước kẻ thù hùng mạnh với nhiều thủ đoạn xảo quyệt, để giành thắng lợi trong cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc, nhân dân các nước thuộc địa phải đoàn kết chiến đấu. Điều
đó đã được V.I. Lênin khái quát thành lý luận và các nhà cách mạng ở các nước thuộc
địa tiếp thu, áp dụng vào thực tiễn. Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên đã tiếp
thu lý luận của V.I. Lênin về đoàn kết đấu tranh giữa nhân dân thuộc địa với nhân dân
chính quốc và giữa nhân dân thuộc địa với nhau, từ đó xây dựng mối đoàn kết giữa cách
mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, trước hết là với cách mạng ở các nước thuộc
địa.
2.1.2 Cơ sở thực tiễn
2.1.2.1. Sự gần gũi về địa lý
Lào có gần 800 km giáp với các tỉnh thuộc địa bàn Quân khu 4 kéo dài từ tỉnh
Nghệ An đến huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Từ Lào đến miền Trung Việt Nam có
các tuyến quốc lộ: đường số 7, đường số 8, đường số 12.
Về mặt quân sự, địa bàn Quân khu 4 và các tỉnh Trung - Hạ Lào liên kết với nhau
tạo thành một “địa bàn đặc biệt quan trọng về chiến lược”. Các nhà quân sự cho rằng,
chiếm được địa bàn Quân khu 4 và các tỉnh Trung Lào sẽ cắt chiến trường Đông Dương
làm đôi, do đó có thể khống chế cả Đông Dương.
Với vị trí địa lý như vậy, nên khi tiến hành chiến tranh xâm lược Đông Dương, các
nước đế quốc tấn công cả ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia, dùng lãnh thổ nước này để
15
xâm chiếm nước kia, coi Đông Dương là một chiến trường. Bởi vậy, nhân dân Việt Nam,
Lào, Campuchia luôn đoàn kết sát cánh bên nhau chống kẻ thù chung.
Như vậy, với hệ thống giao thông thuận tiện, sự liền kề về vị trí địa lý là những yếu
tố quan trọng để Quân khu 4 và quân dân Lào phối hợp chiến đấu trong những năm
kháng chiến chống đế quốc Mỹ và tay sai.
2.1.2.2. Sự tương đồng về kinh tế, văn hóa
Về kinh tế, từ sau Hiệp định Giơnevơ -1954, ở vùng giải phóng cách mạng Lào có
bước phát triển mới, nhưng vẫn là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, đời sống của nhân
dân các bộ tộc Lào còn rất thấp, nhất là ở vùng nông thôn và miền núi.
So với Lào, kinh tế của các tỉnh thuộc địa bàn Quân khu 4 phát triển hơn, nhưng
nhìn chung, vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp thấp kém.
Về văn hóa, nhân dân Lào và Việt Nam, nhất là nhân dân các dân tộc ở hai bên dãy
Trường Sơn có nhiều nét tương đồng về phong tục, tập quán, kiến trúc, lễ hội,... Đây là
một trong những cơ sở để hai dân tộc Việt Nam và Lào đoàn kết, gắn bó trong quá trình
xây dựng và bảo vệ đất nước.
Sự tương đồng về văn hóa giữa hai nước Lào, Việt Nam là một trong những yếu tố
quan trọng tạo nên sự gần gũi, hiểu biết lẫn nhau và tạo nên sự gắn kết giữa hai dân tộc
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược và trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2.1.2.3. Truyền thống đoàn kết chiến đấu chống ngoại xâm
Truyền thống đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù xâm lược của nhân dân các bộ tộc
Lào với nhân dân ở các tỉnh thuộc địa bàn Quân khu 4 có từ rất sớm. Tuy nhiên sự phối
hợp chiến đấu giữa nhân dân Lào với nhân dân Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời không mang lại kết quả như mong muốn.
Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời mở ra bước ngoặt cho tình đoàn kết
chiến đấu giữa Lào và Việt Nam, đó là hình thành liên minh chiến đấu dựa trên cơ sở kết
hợp nhuần nhuyễn tinh thần yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản chân chính.
Sự đoàn kết gắn bó đã đưa cách mạng hai nước Việt, Lào giành thắng lợi trong năm
1945.
Năm 1946, khi thực dân Pháp xâm lược Đông Dương lần thứ hai, nhân dân Việt
Nam đã kề vai sát cánh cùng nhân dân Lào kháng chiến chống kẻ thù chung và điều đó
đã góp phần to lớn đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của hai dân tộc giành
thắng lợi bước đầu năm 1954.
Như vậy, đoàn kết chiến đấu chống ngoại xâm giữa nhân dân Việt Nam và Lào là
một tất yếu khách quan và là nhân tố không thể thiếu góp phần vào thắng lợi của cuộc
16
kháng chiến chống xâm lược. Vấn đề này đã được vận dụng và nâng lên tầm cao mới
trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và tay sai của hai dân tộc Lào, Việt.
Với sự liền kề về vị trí địa lý, sự tương đồng về kinh tế, văn hóa và truyền thống
đoàn kết chống ngoại xâm là cơ sở thực tiễn để LLVT Quân khu 4 phối hợp với quân
dân Lào chiến đấu sớm, lâu dài và có hiệu quả.
2.1.3. Cơ sở pháp lý
Trước âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ và tay sai, theo đề nghị của Đảng Nhân
dân Lào, Đảng Lao động Việt Nam chủ trương tiếp tục giúp đỡ cách mạng Lào kháng
chiến chống đế quốc Mỹ. Theo đó, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh QĐND Việt
Nam ra ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị giao các tỉnh, quân khu giúp cách mạng Lào,
cử các đoàn cố vấn, chuyên gia, các đơn vị lực lượng vũ trang sang giúp cách mạng Lào,
trong đó có LLVT Quân khu 4.
Tháng 3/1955, ngay sau khi được thành lập, Đảng Nhân dân Lào đã cùng Neo Lào
Hắcxạt chủ trương đoàn kết với nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ. Đảng Nhân dân
Lào và Neo Lào Hắcxạt đã ban hành nhiều văn bản pháp lý và lãnh đạo quân dân Lào
phối hợp với LLVT Việt Nam, trong đó có LLVT Quân khu 4 trực tiếp chiến đấu chống
xâm lược.
Các nghị quyết, chỉ thị của hai Đảng, quân đội hai nước Lào, Việt là cơ sở pháp lý
để LLVT Quân khu 4 và quân dân Lào phối hợp chiến đấu.
Như vậy, sau Hội nghị Giơnevơ (1954), cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào
cùng chung một kẻ thù là đế quốc Mỹ, chung một mục đích là giải phóng dân tộc. Do
đó, đoàn kết cùng nhau chống kẻ thù chung là tất yếu khách quan, là vấn đề sống còn
của cách mạng mỗi nước và là điều kiện để cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân
Lào, Việt Nam giành thắng lợi.
2.2. Yếu tố tác động đến sự phối hợp chiến đấu giữa lực lượng vũ trang Quân
khu 4 với quân dân Lào (1955 - 1975)
2.2.1. Tình hình thế giới và khu vực Đông Nam Á
Năm 1947, Mỹ phát động Chiến tranh lạnh nhằm chống lại Liên Xô và các nước
XHCN. Cuộc chạy đua vũ trang giữa Liên Xô và Mỹ đã làm cho tình hình quốc tế hết
sức căng thẳng. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân
tộc phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới và giành nhiều thắng lợi. Ở khu vực Đông Nam
Á cũng có nhiều biến đổi to lớn, nhiều nước giành được độc lập.
2.2.2. Âm mưu của Mỹ đối với Lào và Việt Nam
Trước thắng lợi của nhân dân ba nước Đông Dương, đế quốc Mỹ tìm mọi cách xâm
lược Việt Nam và Lào.
17
Ở miền Nam Việt Nam và Lào, Mỹ dựng lên chính quyền tay sai thân Mỹ và tăng
cường viện trợ quân sự, kinh tế. Từ năm 1960 đến năm 1973, Mỹ áp dụng các chiến
lược Chiến tranh đặc biệt, Chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh ở miền Nam
Việt Nam và Chiến tranh đặc biệt, Chiến tranh đặc biệt tăng cường ở Lào.
Bối cảnh lịch sử trên đây là yếu tố trực tiếp dẫn đến việc Đảng, Quân đội và nhân
dân hai nước Việt Nam và Lào tăng cường đoàn kết chiến đấu. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp
của Quân ủy Trung ương, LLVT Quân khu 4 đảm đương nhiệm vụ lịch sử: phối hợp với
quân dân Lào kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Chương 3
HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP CHIẾN ĐẤU GIỮA LỰC LƯỢNG
VŨ TRANG QUÂN KHU 4 (VIỆT NAM) VỚI QUÂN DÂN LÀO
TRÊN CHIẾN TRƯỜNG LÀO (1955 - 1975)
3.1. Phối hợp xây dựng, bảo vệ căn cứ địa và phát triển lực lượng cách mạng
Từ năm 1955, Quân khu 4 đã cử nhiều đơn vị sang giúp cách mạng Lào xây dựng
cơ sở, đào tạo cán bộ, xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và căn cứ địa từ
Xiêng Khoảng đến Áttôpư. Tính đến năm 1975, LLVT Quân khu 4 đã phối hợp với
quân dân Lào thành lập được 1375 bản mới và ổn định cuộc sống cho hàng hạn người,
mở hai trường quân chính, 1 trường văn hóa cấp quân khu, đào tạo được 7900 cán bộ,
mở 159 lớp bình dân học tiếng Lào, xây dựng 16 tiểu đoàn, 39 đại đội địa phương, 1475
tiểu đội dân quân du kích, chi viện 169.789 tấn hàng hóa, góp phần giải phóng 130 vạn
dân, cùng với quân dân Lào giữ vững căn cứ kháng chiến, mở rộng vùng giải phóng liên
hoàn Trung - Hạ - Thượng Lào. Những kết quả đó có ý nghĩa quan trọng góp phần quyết
định vào thắng lợi của cách mạng Lào.
3.2. Phối hợp mở các tuyến đường vận tải chiến lược
Để đáp ứng yêu cầu của cách mạng ba nước Đông Dương, Đảng Lao động Việt
Nam thống nhất với Đảng Nhân dân Lào mở tuyến vận tải chiến lược 559 trên đất Lào.
LLVT Quân khu 4 được giao nhiệm vụ phối hợp với quân dân Lào chuẩn bị địa bàn,
tham gia mở đường, bảo vệ đường. Nhân dân Lào không chỉ tham gia mở đường, mà
còn sẵn sàng di dời nhà cửa, nương vườn để nhường đất mở đường, góp phần hoàn
thành tuyến vận tải chiến lược 559 dài 800km và chiều ngang 100km đi qua 7 tỉnh của
Lào đảm bảo sự chi viện cho cách mạng ba nước Đông Dương.
3.3. Phối hợp tác chiến
Từ năm 1955 đến năm 1973, LLVT Quân khu 4 đã phối hợp với quân dân Lào mở
nhiều chiến dịch quân sự, như Chiến dịch 128, chiến dịch giải phóng Xaravan, Áttôpư,
Chiến dịch 972Các chiến dịch quân sự đã giải phóng nhiều vùng, tiêu diệt sinh lực
18
địch, bảo vệ tuyến vận tải chiến lược 559; góp phần phát triển lực lượng cách mạng Lào,
đẩy địch vào thế suy yếu trên chiến trường.
Hiệp định Viêng Chăn năm 1973 về Lào được ký kết, các LLVT Việt Nam, trong
đó có LLVT Quân khu 4 lui về tuyến sau làm hậu thuẫn cho Quân GPND Lào và lực
lượng quần chúng ở các đô thị Trung - Hạ Lào gây áp lực với phái Hữu giành chính
quyền trong cả nước vào tháng 12/1975.
Chương 4
MỘT SỐ NHẬN XÉT
4.1. Kết quả và hạn chế
4.1.1. Kết quả
Trên lĩnh vực xây dựng căn cứ địa v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_su_phoi_hop_chien_dau_giua_luc_luong_vu_tran.pdf