Tóm tắt Luận án Tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân - Nghiên cứu ở một số nền kinh tế châu Á và hàm ý chính sách đối với Việt Nam

Xét riêng trong lĩnh vực hạ tầng, so với nhiều nền kinh tế mới nổi và đang

phát triển ở châu Á, Việt Nam có mức chi cho cơ sở hạ tầng khá cao. Ở Việt

Nam, kết cấu hạ tầng chủ yếu được đầu tư bởi vốn từ khu vực nhà nước. Chỉ

riêng hạ tầng cứng, nguồn vốn công hiện nay đảm nhận khoảng 2/3 vốn đầu tư

cơ sở hạ tầng (Luyện Vũ, 2019). Hạ tầng thuận lợi là một trong các nhân tố hấp

dẫn nhà đầu tư tư nhân. Ngoài ra, không thể không kể đến ảnh hưởng tích cực

của chi tiêu công mỗi khi nền kinh tế rơi vào những bất ổn, đặc biệt trong thời kỳ

suy thoái đi kèm lạm phát giai đoạn 2008-2009.

Ở chiều ngược lại, khu vực công vẫn có lúc lấn át khu vực tư nhân, nhất là

chèn lấn cơ hội đầu tư của các khu vực tư nhân thông qua rào cản đối với việc

tiếp cận cơ hội đầu tư. Nhưng khi đứng trên bình diện tổng quát, nguồn vốn công

vẫn đã hoàn thành vai trò của nó là tạo dựng nền tảng kết cấu hạ tầng ban đầu

cho hoạt động đầu tư. Những tác động bổ trợ này lớn hơn nhiều so với tác động

lấn át, nên nhìn chung chi tiêu công và đầu tư tư nhân có xu hướng biến đổi cùng

chiều với nhau.

 

pdf13 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân - Nghiên cứu ở một số nền kinh tế châu Á và hàm ý chính sách đối với Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu về tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Phân tích tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân ở một số nền kinh tế châu Á và Việt Nam Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách đối với Việt Nam ----------- CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG ĐẾN ĐẦU TƯ TƯ NHÂN 2.1. Chi tiêu công 2.1.1. Quan niệm về chi tiêu công Trong luận án này, thuật ngữ chi tiêu công được sử dụng dựa trên quan điểm của IMF. Đó là tất cả các khoản chi của chính phủ và chi ròng cho đầu tư tài sản phi tài chính (như mua lại tài sản vốn cố định, cổ phiếu chiến lược, đất đai và tài sản vô hình). Cụ thể, đó là các khoản chi tiêu của chính phủ được tài trợ bởi ngân sách nhà nước (NSNN); gồm tất cả các khoản chi tiêu của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương để trang trải kinh phí cho các hoạt động của chính phủ, từ việc nuôi dưỡng bộ máy khu vực công đến cung ứng hàng hóa, dịch vụ công. 2.1.2. Vai trò của chi tiêu công Là công cụ để thực hiện việc phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả; tạo dựng cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế - xã hội, cung ứng hàng hóa công, duy trì một xã hội an toàn. Bổ sung vào những khoảng trống mà khu vực tư nhân không thể đầu tư. Phân phối lại thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội. Ổn định nền kinh tế vĩ mô. 2.1.3. Đặc điểm của chi tiêu công 1- Hoạt động chi tiêu công gắn liền với bộ máy nhà nước. 2- Mang tính chất công, nhằm phục vụ lợi ích chung của cộng đồng. 3- Thực hiện theo nguyên tắc không mang tính hoàn trả hoặc hoàn trả không trực tiếp. 4- Liên quan đến yếu tố độ trễ chính sách, bao gồm cả độ trễ trong và độ trễ ngoài. 2.1.4. Phân loại chi tiêu công Phân loại dựa trên cơ sở tính tương đồng của các hạng mục chi tiêu cụ thể, hoặc mục tiêu phân loại, như lợi ích mà các khu vực trong xã hội nhận được, chức năng chính của chính phủ, tính chất chuyển giao, tính chất kinh tế 2.2. Đầu tư tư nhân 2.2.1. Quan niệm về đầu tư tư nhân Đầu tư tư nhân là các khoản chi của khu vực tư nhân, kể cả các tổ chức phi lợi nhuận của tư nhân, vào việc bổ sung cho tài sản cố định trong nước (WB, 2019). Chi tiết hơn, có thể hiểu đầu tư tư nhân là việc khu vực tư nhân mua sắm tài sản vốn với kỳ vọng tạo ra một khoản thu nhập, giá trị lớn hơn trong tương lai. 2.2.2. Các nhân tố tác động đến đầu tư tư nhân Lãi suất: Khi lãi suất tăng lên, chi phí vay vốn sẽ trở nên đắt đỏ hơn khiến các nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc vay mượn, từ đó hạn chế đầu tư. Nguồn tài chính của các khu vực kinh tế khác: - Chi tiêu công: Chi tiêu công là một nhân tố đặc biệt khi vừa có thể hỗ trợ vừa có thể lấn át hoạt động đầu tư của khu vực tư nhân. - Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): có hai xu hướng: FDI có hiệu ứng tràn theo hướng tích cực hoặc tiêu cực đến đầu tư tư nhân. Tín dụng cho đầu tư tư nhân: Sự khan hiếm trong nguồn tài trợ vốn được nhìn nhận là một trong các yếu tố cản trở hoạt động đầu tư tư nhân. Do vậy, nguồn tài chính càng dồi dào thì việc cung ứng vốn cho hoạt động đầu tư càng diễn ra dễ dàng. Tăng trưởng kinh tế: Kinh tế tăng trưởng, thu nhập người dân cao hơn sẽ kéo theo nhu cầu tiêu thụ hàng hóa gia tăng, kích thích các nhà đầu tư mở rộng sản xuất; đòi hỏi các nhà đầu tư phải cung ứng vốn nhiều hơn cho nền kinh tế. Một số nhân tố vĩ mô khác: Lạm phát. Nguồn nhân lực. Độ mở thương mại. Sự ổn định chính trị. 2.3. Tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân 2.3.1. Hiệu ứng lấn át đầu tư Hiệu ứng lấn át đầu tư tư nhân được dùng để phản ánh hiện tượng xảy ra khi chính phủ gia tăng can thiệp vào thị trường bằng những khoản chi tiêu của mình làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư của khu vực tư nhân. Trong các trường phái kinh tế, trường phái Keynes nghiên cứu lấn át đầu tư trong nền kinh tế đóng và mở. Trường phái tân cổ điển: trong ngắn và dài hạn. Cách thức diễn ra hiệu ứng lấn át đầu tư gồm 2 loại: một là tác động trực tiếp và gián tiếp, hai là tác động thông qua việc tiếp cận nguồn lực sản xuất. 2.3.2. Hiệu ứng bổ trợ đầu tư Chi tiêu công có thể ảnh hưởng cùng chiều đến đầu tư tư nhân; nghĩa là mỗi sự gia tăng của chi tiêu công sẽ kéo theo sự gia tăng của đầu tư tư nhân; hiện tượng này gọi là tác động bổ trợ. 2.4. Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm về tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân 2.4.1. Hiệu ứng lấn át đầu tư Nhiều tác giả đã phát hiện hiện tượng lấn át đầu tư tư nhân từ các khoản chi tiêu công (Argimon và cộng sự, 1997; Furceri và Sousa, 2011) bằng nhiều mô hình hồi quy khác nhau. Furceri và Sousa (2011) thống kê ra số liệu cụ thể rằng mỗi sự tăng lên của chi tiêu chính phủ tương ứng với 1% GDP thực sẽ gây giảm lần lượt 1,2% và 0,6% chi tiêu dùng và chi đầu tư của khu vực tư nhân. Tác động tích lũy sau 4 năm còn lớn hơn khi khu vực tư nhân sẽ giảm chi tiêu dùng 1,9% và chi đầu tư 1,8%. Nói cách khác, thời gian càng kéo dài, mức độ lấn át đầu tư tư nhân càng nhiều. Đây cũng là quan điểm của Argimon và cộng sự (1997) dù có sự thay đổi về phương pháp nghiên cứu. 2.4.2. Hiệu ứng bổ trợ đầu tư Một số tác giả lại khẳng định nguồn vốn công sẽ bổ trợ cho hoạt động kinh doanh của tư nhân. Cụ thể, chính phủ rót vốn vào các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, y tế công cộng, giáo dục và cơ sở hạ tầng để tạo dựng nền tảng hạ tầng về kinh tế, kỹ thuật và xã hội. Từ góc độ vi mô, hoạt động này giúp giảm chi phí đầu tư ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút vốn tư nhân. Ở khía cạnh vĩ mô, chúng giúp đem lại sự tăng trưởng dài hạn của sản lượng tiềm năng, khiến các nhà đầu tư lạc quan hơn vào triển vọng phát triển và tiếp tục đổ vốn vào (Aschauer, 1989; Keynes, 1936). Lý thuyết này nhận được sự ủng hộ của khá nhiều nghiên cứu thực nghiệm như Ghura và Goodwin (2000), Blanchard và Perotti (2002), Erden và Holcombe (2005), Gjini và Kukeli (2012). Tuy nhiên, không phải nghiên cứu nào cũng cho ra chiều tác động duy nhất của chi tiêu chính phủ đến khu vực tư nhân. Ảnh hưởng của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân tùy từng bối cảnh kinh tế, trình độ phát triển sẽ có sự khác biệt. Furceri và Sousa (2011) nhận thấy chi tiêu chính phủ tác động tích cực lên chi tiêu và đầu tư tư nhân chỉ ở khu vực Trung Đông, còn lại các châu lục khác như châu Phi, châu Á, châu Âu, Bắc Mĩ, Nam Mĩ và Tây Ấn đều xảy ra ảnh hưởng tiêu cực lên khu vực tư nhân. Thay đổi góc nhìn theo trình độ phát triển, hiện tượng lấn át đầu tư được bắt gặp ở cả nhóm OECD lẫn các nước đang phát triển. Trong bối cảnh Việt Nam, các tác giả cũng tìm thấy 2 chiều tác động của chi tiêu công lên đầu tư tư nhân, tuy nhiên về mức độ thì hiệu ứng hỗ trợ có phần vượt trội hơn hiệu ứng lấn át. Đào Thị Bích Thủy (2014) tìm thấy hiệu ứng bổ trợ được thể hiện ở tác động thúc đẩy của chi tiêu chính phủ lên năng suất trong khu vực tư nhân; trong khi tác động lấn át xảy ra do thuế (dùng để tài trợ chi tiêu chính phủ) tăng, làm cho đầu tư giảm. Kết quả nghiên cứu cho thấy tính tích cực chiếm ưu thế hơn so với tác động lấn át đến đầu tư tư nhân. Nói một cách khác, không thể khẳng định chắc chắn rằng chi tiêu của khu vực công sẽ gây ngoại ứng tiêu cực lên đầu tư của khu vực tư nhân. Su và Bui (2016) sử dụng mô hình GMM để phân tích dữ liệu bảng của các địa phương ở Việt Nam và cũng khẳng định 2 chiều này nhưng vẫn theo hướng bổ trợ đầu tư. 2.4.3. Khoảng trống nghiên cứu về tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân Việc phân tích tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân đã được rất nhiều nghiên cứu thực hiện trước đây. Trong đó, khi bàn đến hiệu ứng lấn át đầu tư, nhiều nghiên cứu nước ngoài đánh giá trực tiếp quan hệ giữa đầu tư tư nhân và chi tiêu công bằng cách xem giá trị đầu tư tư nhân như một biến phụ thuộc hoặc lồng ghép vào mô hình tăng trưởng kinh tế. Các tác giả Việt Nam thì thường xem xét tác động lấn át trong mô hình tăng trưởng, hoặc hệ phương trình đánh giá tác động của chính sách và các cú sốc đến từng biến số kinh tế. Việc phân tách thành các mô hình riêng biệt để xem xét cụ thể từng tác động chưa được các nhà nghiên cứu trong nước thực hiện, trong phạm vi hiểu biết của tác giả. Đây cũng là điểm mà bản thân tác giả có thể khai thác. Tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về riêng hiệu ứng lấn át đầu tư ở Việt Nam. Ngoài ra, các nghiên cứu nổi bật hiện nay tại Việt Nam thường xoay quanh nguồn dữ liệu chuỗi thời gian. Nếu có dùng dữ liệu bảng thì chỉ trong dữ liệu cấp tỉnh (Su và Bui, 2016). Nhiều nghiên cứu trước đây đã cho thấy, khi nguồn dữ liệu và phương pháp thay đổi, đánh giá có thể sẽ khác nhau. Do vậy, thay vì dùng số liệu chuỗi thời gian, tác giả sử dụng dữ liệu bảng của 14 nền kinh tế mới nổi và đang phát triển khu vực châu Á, sau đó phân tích mối liên hệ với Việt Nam, với kỳ vọng sẽ phát hiện những kết quả mới về vấn đề nghiên cứu. Trong phạm vi hiểu biết của tác giả, phương pháp 3SLS đến nay chưa được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu về tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân nói chung; đối tượng nghiên cứu có liên quan đến Việt Nam nói riêng. Điều này sẽ tạo nên sự khác biệt của nghiên cứu này so với các nghiên cứu đã có. Bên cạnh đó, nhiều nhà kinh tế nhận định rằng, yếu tố thể chế có vai trò khá quan trọng trong hoạt động kinh tế. Hiệu ứng lấn át đầu tư có thể xảy ra trong các giai đoạn, khu vực có nền thể chế kém phát triển; giảm dần và chuyển thành kích thích khi thể chế có chiều hướng tốt hơn lên (Everhart và Sumlinski, 2001). Thậm chí, chi tiêu chính phủ có thể bị đảo chiều bởi tham nhũng (Mauro, 1998). Để góp phần đánh giá một cách toàn diện hiệu ứng lấn át đầu tư, tác giả đưa thêm biến “Thể chế” vào mô hình. Đây cũng là biến chưa xuất hiện trong các nghiên cứu về hiệu ứng lấn át đầu tư tại Việt Nam - theo phạm vi kiến thức của tác giả, trừ nghiên cứu mới nhất của Su và Bui (2017) sử dụng chỉ số tương tự là Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2. Mô hình nghiên cứu 3.2.1. Mô hình nghiên cứu Mô hình nghiên cứu của luận án bao gồm phương trình nhằm xác định tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân (phương trình 1) và phương trình các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu công (phương trình 2). priit = α0 + α1pgexit + α2pfdiit + α3pcreit + α4ririt + α5git + α6infit + α7labit + α8sch1it + α9ptra1it + α10polit + uit (1) pgexit = β0 + β1pgrevit + β2lgdpr2it + β3ygap2it + β4age2it + β5inf2it + β6effe2it + β7cor2it + vit (2) Trong đó: i: là quốc gia thứ i, i = 1-14 t: là năm t, t = 2000-2018 α, β: tham số ước lượng của mô hình u, v: phần dư của mô hình Bảng 0.1. Giới thiệu các biến nghiên cứu trong mô hình Ký hiệu Tên gọi Ký hiệu Tên gọi pri Đầu tư tư nhân ptra Độ mở thương mại pgex Chi tiêu công pol Sự ổn định chính trị pfdi Vốn FDI pgrev Thu ngân sách pcre Tín dụng tư nhân lgdpr Quy mô GDP rir Lãi suất ygap Khoảng cách sản lượng g Tốc độ tăng trưởng kinh tế age Dân số phụ thuộc inf Lạm phát effe Hiệu quả của chính phủ lab Quy mô lao động cor Mức độ kiểm soát tham nhũng sch Vốn nhân lực ptra Độ mở thương mại Nguồn: Tác giả thực hiện dựa trên tổng quan nghiên cứu 3.2.2. Giả thuyết nghiên cứu của phương trình tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân - Giả thuyết H1: Chi tiêu công bổ trợ hoặc lấn át đầu tư tư nhân - Giả thuyết H2: Vốn FDI đồng biến với đầu tư tư nhân - Giả thuyết H3: Tín dụng tư nhân đồng biến với đầu tư tư nhân - Giả thuyết H4: Lãi suất nghịch biến với đầu tư tư nhân - Giả thuyết H5: Tăng trưởng kinh tế đồng biến với đầu tư tư nhân - Giả thuyết H6: Lạm phát nghịch biến với đầu tư tư nhân - Giả thuyết H7: Nguồn nhân lực đồng biến với đầu tư tư nhân - Giả thuyết H8: Độ mở thương mại đồng biến với đầu tư tư nhân - Giả thuyết H9: Sự ổn định chính trị đồng biến với đầu tư tư nhân 3.2.3. Giả thuyết nghiên cứu của phương trình chi tiêu công - Giả thuyết H10: Thu ngân sách đồng biến với chi tiêu công - Giả thuyết H11: Quy mô và khoảng cách sản lượng đồng biến với chi tiêu công. - Giả thuyết H12: Dân số phụ thuộc đồng biến với chi tiêu công. - Giả thuyết H13: Lạm phát đồng biến với chi tiêu công. - Giả thuyết H14: Thể chế nghịch biến với chi tiêu công. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng Trong nghiên cứu này, việc ước lượng mô hình trên được thực hiện bằng mô hình hồi quy 3 giai đoạn (3SLS - Three-Stage Least Squares). Phương pháp định lượng 3SLS sẽ được sử dụng để giải quyết một phần mục tiêu nghiên cứu của đề tài này, tập trung vào câu hỏi nghiên cứu thứ 2 về tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân ở một số nền kinh tế mới nổi và đang phát triển ở châu Á. Phương pháp này được thực hiện bằng phần mềm Stata. 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính Phương pháp phân tích định tính được dùng để xem xét hoạt động chi tiêu công và đầu tư tư nhân ở một số nền kinh tế châu Á; phân tích một số đặc điểm về hoạt động chi tiêu công và đầu tư tư nhân, tác động của chi tiêu công lên đầu tư tư nhân tại Việt Nam. Các phương pháp chủ yếu của phân tích định tính được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp theo dõi quá trình, suy luận mô tả và phân tích tình huống. 3.4. Dữ liệu nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng thông tin về một số nền kinh tế mới nổi và đang phát triển châu Á, gồm: Việt Nam, Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan, Trung Quốc, Mông Cổ, Ấn Độ, Sri Lanka, Bangladesh, Pakistan. Như vậy, đây là dữ liệu bảng từ 14 nước, trong 19 năm (2000-2018), tạo thành 266 quan sát. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp được lấy từ báo cáo của các tổ chức quốc tế như WB, IMF Về phần Việt Nam, các dữ liệu được lấy từ các báo cáo của Tổng cục Thống kê, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG ĐẾN ĐẦU TƯ TƯ NHÂN Ở MỘT SỐ NỀN KINH TẾ CHÂU Á VÀ VIỆT NAM 4.1. Tình hình chi tiêu công và đầu tư tư nhân ở một số nền kinh tế châu Á 4.1.1. Tình hình chi tiêu công Tình hình chi tiêu công/GDP ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển khu vực châu Á giai đoạn 2000-2018 được thể hiện ở hình sau: Hình 0.1. Tỷ lệ chi tiêu công/GDP của một số nước châu Á Nguồn: Dữ liệu của IMF Tình hình chung của nhiều quốc gia là chi tiêu công có sự gia tăng vào năm 2008-2009. Đây là thời kỳ suy thoái kinh tế thế giới, hoạt động kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn. Một số nước thậm chí phải đối mặt với tình trạng suy thoái đi kèm lạm phát. Chính phủ nhiều quốc gia đã phải tiến hành một loạt các biện pháp hỗ trợ, khắc phục đà suy thoái và ngăn chặn lạm phát. Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan không nằm ngoài xu hướng này. 4.1.2. Tình hình đầu tư tư nhân Nhìn chung, đa phần khu vực tư nhân nhiều nước đang phát triển châu Á là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ 5 10 15 20 25 30 35 40 45% Việt Nam Bangladesh Trung Quốc Indonesia Ấn Độ Campuchia Lào Sri Lanka Myanmar Mông Cổ Malaysia Pakistan Philippines Thái Lan và siêu nhỏ. Vấn đề chính của các doanh nghiệp này lại xoay quanh sự hạn chế về vốn và công nghệ nên họ phải đối mặt với điểm yếu cơ bản về khả năng cạnh tranh. Lợi thế lao động giá rẻ cũng dần dần giảm đi khi nhiều doanh nghiệp bắt đầu có những đòi hỏi khắt khe hơn về trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động. Ngoài ra, một số quốc gia dành những ưu ái cho doanh nghiệp nhà nước cũng khiến khu vực tư nhân gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình hoạt động. Hình 0.2. Tỷ lệ đầu tư tư nhân/GDP của một số nước châu Á (%) Nguồn: WDI, Ngân hàng thế giới 4.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân ở một số nền kinh tế châu Á 4.2.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình Bảng 0.2. Thống kê mô tả các biến trong mô hình Biến Số quan sát Đơn vị tính Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất pri 252 9.81 2.15 4.69 15.06 pgex 252 % 21.60 5.81 11.41 40.52 pfdi 252 % 3.52 5.25 -37.15 43.91 pgrev 252 % 18.17 5.40 8.49 33.92 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50% Việt Nam Bangladesh Trung Quốc Indonesia Ấn Độ Campuchia Lào Sri Lanka Myanmar Mông Cổ Malaysia Pakistan Philippines Thái Lan Biến Số quan sát Đơn vị tính Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất g 252 % 6.43 2.74 -1.55 17.29 lgdpr 252 11.72 1.92 8.18 16.20 ygap 252 % 0.35 5.21 -14.00 39.97 rir 252 % 3.94 5.00 -18.73 27.40 pcre 244 % 53.48 41.87 3.12 161.14 inf 252 % 6.17 6.32 -1.71 57.07 lab 252 8.02 1.72 4.55 11.28 sch 252 năm 6.75 2.20 3.10 11.00 age 252 % 54.75 10.98 35.59 88.49 ptra 252 % 81.28 49.08 0.17 220.41 pol 252 % 29.38 21.33 0.47 88.36 effe 252 % 43.06 20.01 2.39 85.85 cor 252 % 31.05 17.04 0.47 68.69 Nguồn: Tính toán của tác giả 4.2.2. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến số Ở phương trình 1 mô tả tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân, nhìn chung, mối quan hệ của các biến số trong mô hình với đầu tư tư nhân đều có ý nghĩa thống kê, trừ biến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên chỉ 5 biến số có mức độ tương quan diễn ra theo đúng như kỳ vọng đã xây dựng ở phần giả thuyết nghiên cứu. Cụ thể, biến số quan trọng nhất là chi tiêu công có ảnh hưởng tích cực đến chi đầu tư tư nhân. Dấu của các yếu tố liên quan đến tín dụng tư nhân, lãi suất, lạm phát và nguồn nhân lực cũng diễn biến giống như kỳ vọng. Ở phương trình 2 mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu công thì mối quan hệ giữa các biến số với biến phụ thuộc là Chi tiêu công cũng được đảm bảo ý nghĩa thống kê ở hầu hết các giá trị. Giữa các biến thành phần được dự đoán không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến khi mức độ tương quan giữa chúng khá thấp. Việc tạm thời không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến ở cả 2 phương trình - tính đến bước này - sẽ giúp mô hình có thể tránh những sai sót, giúp tăng độ tin cậy và độ chính xác của kết quả hồi quy. 4.2.3. Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân Hệ phương trình được kiểm định và khắc phục một số khuyết tật, kết quả kiểm định F cho giá trị p-value là 0,000 < α = 1%, chứng tỏ mô hình có ý nghĩa thống kê khi giải thích tác động của các biến độc lập lên đầu tư tư nhân và chi tiêu công. Kết quả hồi quy mô hình OLS và 2SLS được đưa vào để tham chiếu thêm. Bảng 0.3. Kết quả hồi quy phương trình 2 Biến phụ thuộc 3SLS OLS 2SLS pgex (b/se) (b/se) (b/se) pgrev 0.9399*** 0.9406*** 0.9406*** (0.040) (0.040) (0.040) lgdpr 0.2043* 0.1714 0.1714 (0.117) (0.119) (0.119) ygap -0.0147 0.0026 0.0026 (0.032) (0.033) (0.033) age 0.0785*** 0.077*** 0.077*** (0.020) (0.021) (0.021) inf 0.0337 0.0289 0.0289 (0.028) (0.028) (0.028) effe -0.0967*** -0.1036*** -0.1036*** (0.028) (0.021) (0.021) cor 0.1519*** 0.1585*** 0.1585*** (0.022) (0.022) (0.022) Constant -2.9272 -2.3891 -2.3891 (2.336) (2.384) (2.384) Số quan sát 266 266 266 F-test (p-value) 0.000 0.000 0.000 R-squared 0.7922 0.7924 0.7924 Ghi chú: * p < 0.1, ** p < 0.05, *** p < 0.01 Dấu trong ngoặc là giá trị se (standard error) Nguồn: Tính toán của tác giả Bảng 0.4. Kết quả hồi quy phương trình 1 Biến phụ thuộc 3SLS OLS 2SLS pri (b/se) (b/se) (b/se) pgex 0.0397*** 0.0195*** 0.0197* (0.0115) (0.0093) (0.0118) pfdi 0.0236*** 0.0294*** 0.0294*** (0.0075) (0.0089) (0.0090) pcre 0.0123*** 0.0125*** 0.0125*** (0.0016) (0.0016) (0.0016) Biến phụ thuộc 3SLS OLS 2SLS rir -0.0084 -0.0072 -0.0073 (0.0092) (0.0096) (0.0098) g -0.0138 -0.0136 -0.0135 (0.0160) (0.0166) (0.0167) inf -0.0315*** -0.0304*** -0.0305*** (0.0071) (0.0072) (0.0073) lab 0.8856*** 0.9023*** 0.9021*** (0.0386) (0.0393) (0.0400) sch 0.2824*** 0.2975*** 0.2974*** (0.0214) (0.0213) (0.0217) ptra -0.0106*** -0.0098*** -0.0098*** (0.0013) (0.0013) (0.0013) pol -0.0072** -0.0063** -0.0064** (0.0030) (0.0031) (0.0032) Constant 0.5916 0.6587 0.6583 (0.3991) (0.4101) (0.4104) Số quan sát 266 266 266 F-test (p-value) 0.000 0.000 0.000 R-squared 0.9205 0.9206 0.9206 Ghi chú: * p < 0.1, ** p < 0.05, *** p < 0.01 Nguồn: Tính toán của tác giả Theo kết quả hồi quy, biến số quan trọng nhất của phương trình là Chi tiêu công (biến pgex) diễn ra theo đúng kỳ vọng khi hệ số ước lượng có giá trị p-value = 0,000 < α = 5%, giả thuyết H1 được chấp nhận, nên có thể khẳng định quan hệ cùng chiều của biến số này lên biến phụ thuộc Đầu tư tư nhân. Kết luận này một lần nữa khẳng định hiệu ứng bổ trợ của hoạt động chi tiêu công lên đầu tư tư nhân như nhiều nghiên cứu trước đó về các nước đang phát triển khu vực châu Á (Greene và Villanueva, 1991; Furceri và Sousa, 2011; Erden và Holcombe, 2005; Gjini và Kukeli, 2012; Đào Thị Bích Thủy, 2014); cũng như kết quả xem xét sơ bộ xu hướng chung của cả 14 nước trong mẫu quan sát. Đồng thời, hầu như các giả thuyết còn lại đều diễn biến như kỳ vọng ban đầu; chỉ trừ biến Tăng trưởng kinh tế, biến Độ mở thương mại và biến Sự ổn định chính trị là trái chiều. Trong số biến thỏa mãn kỳ vọng, chỉ có 4/6 biến là có ý nghĩa thống kê bao gồm Vốn FDI, Tín dụng tư nhân, Lạm phát và Nguồn nhân lực. 4.3. Tình hình chi tiêu công và đầu tư tư nhân ở Việt Nam 4.3.1. Chi tiêu công ở Việt Nam Hình 0.3. Tình hình chi tiêu công của Việt Nam Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách qua các năm, Bộ Tài chính Tổng chi ngân sách xét về số tuyệt đối đã tăng lên qua các năm, bắt đầu từ 130.8 nghìn tỷ đồng năm 2001. Đến 2017, chi tiêu đã thấp hơn hẳn so với cùng kỳ năm trước dù có cao hơn dự toán. Tuy nhiên, mức chi của chính phủ so với tổng GDP vẫn rất cao so với nhiều nước khác, khoảng 27,9% năm 2018 so với mức bình quân 23% của mẫu quan sát; chỉ thấp hơn Trung Quốc (32,8%), Mông Cổ (34,4%), xấp xỉ Ấn Độ (27,5%); còn lại các nước khác đều có tỷ lệ dưới 24% GDP. Xét về tỷ trọng, cơ cấu chi ngân sách gần như không có sự thay đổi khi chi thường xuyên vẫn chiếm áp đảo, hầu như các năm đều trên 50%. Trong chi thường xuyên, gánh nặng chủ yếu đến từ chi trả lương (kể cả lương hưu) và quản lý hành chính, chiếm khoảng 30% tổng chi ngân sách, tương ứng hơn ½ tổng chi thường xuyên. Một vấn đề nữa là khoản chi cho các tổ chức quần chúng công. Trong khi đó, được xem là phần tài trợ chính cho cơ sở hạ tầng cơ bản nhưng tỷ trọng chi đầu tư phát triển lại khá khiêm tốn. Năm 2001, chi đầu tư phát triển chiếm 30.8% tổng chi ngân sách, cao nhất trong cả giai đoạn 2000-2017. Sau đó, con số tỷ trọng cứ giảm dần. Sự sụt giảm này có liên quan đến việc tái cơ cấu đầu tư công theo hướng giảm dần tỷ lệ đầu tư từ NSNN. Năng lực chi tiêu bị giới hạn cộng với bất ổn quanh tính hiệu quả của khoản mục chi tiêu này sẽ khó lòng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Do đó, việc vay mượn là khó thể -20% -10% 0% 10% 20% 30% 40% 0 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 1,800 % Nghìn tỷ đồng Tổng chi ngân sách (nghìn tỷ đồng) Tốc độ tăng chi ngân sách (%) tránh khỏi. Hơn nữa, nếu toàn bộ khoản vay không dùng để bù đắp bội chi mà chuyển vào chi đầu tư phát triển thì tình hình chênh lệch về cơ cấu chi có thể cải thiện được một phần, tuy vẫn còn rất thấp so với nhu cầu phát triển của quốc gia. 4.3.2. Đầu tư tư nhân ở Việt Nam Hình 0.4. Vốn và cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế ở Việt Nam Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam qua các năm Kinh tế tư nhân đã thể hiện sự ảnh hưởng trong việc góp phần phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy thành lập hệ sinh thái doanh nghiệp, giải quyết việc làm Nhìn về con số tổng, các giá trị vốn và GDP của khu vực tư nhân là khá tốt khi luôn dẫn đầu nền kinh tế. Tuy nhiên, khi phân tích giá trị chi tiết thì tình hình lại không khả quan như vậy. (1)- quy mô của doanh nghiệp còn chưa lớn. (2)- năng suất lao động khu vực ngoài quốc doanh lại có chiều hướng khá ảm đạm. (3)- khó khăn trong tiếp cận vốn. (4)- trình độ công nghệ còn thấp. Ngoài ra, chi phí kinh doanh như tiền lương, chi phí vận tải, áp lực về chi phí vốn, rào cản gia nhập thị trường gây không ít khó khăn cho dòng vốn tư nhân này. 4.3.3. Tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân ở Việt Nam Xét sơ bộ trường hợp Việt Nam, chi tiêu công tác động cùng chiều đến đầu tư tư nhân; nhưng khi chi tiêu công vượt quá 30% GDP thì bắt đầu có những ảnh hưởng cản trở đầu tư tư nhân. Thực tế, con số trên chỉ tồn tại trong một số năm khi nền kinh tế đi xuống, lạm phát tăng cao như giai đoạn 2009-2010, 2013. Do đó xét xu hướng chung, chi tiêu công vẫn tác động tích cực đến đầu tư tư nhân. 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% - 100 200 300 400 500 600 700 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Nghìn tỷ đồng Vốn nhà nước Vốn ngoài nhà nước Vốn FDI %GDP Khu vực nhà nước %GDP Kinh tế ngoài Nhà nước %GDP Khu vực FDI Hình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_tac_dong_cua_chi_tieu_cong_den_dau_tu_tu_nha.pdf
Tài liệu liên quan