Tóm tắt Luận án Tác động của quyết định tài chính tới rủi ro tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- Tác động của quyết định nguồn vốn tới RRVN: DN càng sử dụng nhiều nợ, đặc biệt là nợ ngắn hạn và nợ vay thì có nguy cơ vờ nợ cao. Kết luận này tương đồng với các nghiên cứu ở Pháp, Tây Ban Nha (Rommer, 2005), Trung Quốc (Law và Roache, 2015). FD5 (chi phí lãi vay/nợ phải trả bình quân) có tác động thuận chiều với zs. Dù trong mô hình FEM có ý nghĩa cao là 10% nhưng sau robust thì không còn ý nghĩa thống kê. Việc phải trả chi phí lâi cao sẽ khiến các DN cân nhấc hơn trong việc vay mượn. Việc vay mượn ít đi làm giảm rủi ro vay nợ - trùng hợp với kết luận ở trên.
-Tác động của quyết định đầu tư tới RRVN: Bien 1D4 (Phải thu ngắn hạn/TSNH) có tác động thuận chiều với điểm số Z”trong khi ID3 (HTK/TSNH) và ID5 (TSCĐ/TTS) lại có tác động ngược chiều với Z”. DN đầu tư vào nhừng tài sản có tính thanh khoản thắp (HTK và TSCĐ) thì đồng nghĩa với việc khả năng thanh khoản sẽ giàm xuông, và RRVN vì thế mà tăng lên (Rommer (2005), Khurshid (2013), Law và Roache (2015)).
- Tác động của quyết định phân phối thu nhập tới RRVN: Có thể thấy các biến phân phối liên quan tới chính sách cổ tức không có liên quan gì với RRVN.
PD1 (Lợi nhuận biên - ROS) có tác động thuận chiều với mức thống kê 10% tới diem so Z” trong cả mô hình FEM và FEM robust. Mối tương quan chặt này cho thấy DN càng cố gắng tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí thì nguy cơ vờ nợ càng thấp. Kết quà này tương đồng với nghiên cứu ở Ý (Bottazzi và cộng sự, 2011), nhưng lại ngược với nghiên cứu ở Pakistan (Khurshid, 2013).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_tac_dong_cua_quyet_dinh_tai_chinh_toi_rui_ro.pdf