Một là, TXĐTT làm gia tăng cạnh tranh của các ngân hàng, dẫn đến chất lượng các khoảng
cho vay giảm, thể hiện ở việc các ngân hàng phải cho vay các doanh nghiệp có tình hình kinh
doanh không tốt, dẫn đến làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng.
Hai là, theo Boyd và De Nicolo (2005) thì TXĐTT có thể làm giảm cạnh tranh giữa các ngân
hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc định lãi suất cho vay cao hơn, dẫn tới tăng RRTD do
các vấn đề đạo đức (Stiglitz và Weizz, 1981) do đó làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng.
Hướng diễn giải này cho thấy TXDTT làm tăng chỉ số Lerner, cho thấy khả năng tăng giá
dịch vụ của ngân hàng tăng khi TXĐTT tăng.
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Tác động của tiếp xúc đa thị trường lên cạnh tranh, rủi ro tín dụng và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tranh trên tổng thể sẽ giảm để tránh tổn thất quá lớn trên toàn bộ thị trường.
Tác động: Bernheim và Whinston (1990) đã cho thấy, khi xảy ra TXĐTT, các doanh nghiệp
sẽ có các thỏa thuận ngầm với nhau và duy trì sự hợp tác thay vì cạnh tranh nếu có bất cân
xứng giữa các thị trường mà các công ty tương tác hoặc giữa các công ty trên nhiều thị trường.
Ngược lại, cũng có quan điểm cho rằng việc TXĐTT làm tăng cạnh tranh. Solomon (1970)
cho rằng nếu ngân hàng đã cạnh tranh gay gắt ở những thị trường nhất định trong một khu
vực nào đó, số mối liên kết đa thị trường trong cùng khu vực càng cao có thể dẫn đến tăng
mức cạnh tranh, và làm giảm lợi nhuận ngân hàng.
2.2.4 Lý thuyết về tác động của cạnh tranh đến rủi ro của các NHTM
Khái niệm: Giả thuyết này cho rằng cạnh tranh quá mức giữa các ngân hàng có thể đe doạ
đến khả năng trả nợ của các tổ chức cụ thể và cản trở sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân
hàng (Keeley, 1990).
Tác động: Cạnh tranh giữa các ngân hàng phát sinh từ việc tự do hóa hệ thống ngân hàng sẽ
làm giảm giá trị của vốn điều lệ ngân hàng bằng cách giảm lợi ích từ vị thế độc quyền, và
khuyến khích ngân hàng chọn lựa những chính sách rủi ro hơn nhằm duy trì lợi nhuận trước
đó (Keeley, 1990). Tuy nhiên, Boyd và De Nicoló (2005) lại cho thấy sự cạnh tranh giữa các
ngân hàng ít hơn tạo điều kiện thuận lợi cho việc định lãi suất cho vay kinh doanh cao hơn,
dẫn tới tăng nguy cơ tín dụng của người vay do các vấn đề về đạo đức, và có thể dẫn đến tỷ lệ
nợ xấu cao và tăng khả năng mất ổn định của ngân hàng.
2.2.5 Lý thuyết về đa dạng hóa
Khái niệm: Đa dạng hóa có thể được hiểu rằng việc một công ty mở rộng phạm vi sản phẩm
hoặc lĩnh vực hoạt động vì mục đích gia tăng hiệu quả kinh doanh qua việc gia tăng tỷ suất
sinh lợi hoặc giảm thiểu rủi ro hoặc cả hai.
Tác động: Quan điểm thứ nhất cho rằng đa dạng hóa sản phẩm có thể giúp ngân hàng giảm
nguy cơ phá sản do ngân hàng đã phân bổ nguồn lực cho các sản phẩm khác nhau (Haugen,
82001); Quan điểm thứ hai cho rằng ngân hàng nên tập trung phát triển tốt ở một loại hình sản
phẩm, dịch vụ là chính sách tốt hơn so với việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ.
2.2.6 Lý thuyết Lý thuyết quá lớn để sụp đổ “Too-big-to-fail”
Khái niệm: Lý thuyết quá lớn để sụp đổ “Too-big-to-fail” đề cập đến mối quan hệ giữa quy
mô và rủi ro ngân hàng. Lý thuyết này cho rằng các ngân hàng hay định chế tài chính có quy
mô lớn, hoạt động rộng và liên kết với nhiều thành phần kinh tế khác, có tầm ảnh hưởng rất
lớn đến nền kinh tế của một quốc gia nên trước nguy cơ phá sản của họ sẽ là thảm họa cho cả
nền kinh tế, do đó cần được hỗ trợ bởi Chính phủ khi họ phải đối mặt với khó khăn.
Tác động: Sự bảo hộ của Chính phủ đối với các ngân hàng và định chế tài chính quy mô lớn
có thể làm gia tăng hành vi chấp nhận rủi ro của họ (Mishkin, 1999).
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cạnh tranh, RRTD và hiệu quả hoạt động của NHTM
2.3.1 Nhân tố chủ quan: Năng lực tài chính, Năng lực quản trị điều hành
2.3.2 Nhân tố khách quan: Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội
2.4. Các nghiên cứu có liên quan về tác động của RRTD, TXĐTT đến HQHĐ của các
NHTM
Có nhiều nghiên cứu về cạnh tranh, RRTD và HQHĐ của các NHTM trong và ngoài
nước, tuy nhiên các yếu tố này có sự ảnh hưởng khác nhau đến cạnh tranh, RRTD và HQHĐ
vì sự khác nhau về nguồn số liệu thu thập được, quy mô, phương pháp nghiên cứu.
Những năm gần đây, các ngân hàng đã nhận thức được tầm quan trọng của rủi ro cũng
như mối liên hệ giữa rủi ro và lợi nhuận. Một ngân hàng quản lý rủi ro tốt sẽ có sức đề kháng
tốt hơn và ít bị ảnh hưởng bởi những tác động không lường trước, có khả năng đưa ra những
hành động kịp thời để hạn chế thấp nhất những tổn thất cho ngân hàng. Trong xu thế hội nhập
quốc tế các NHTM phải cạnh tranh gay gắt với nhau nhằm đem lại lợi nhuận, thì rủi ro cũng
đồng thời gia tăng và ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động.
Ho và Saunders (1981) cho rằng lợi nhuận mà các ngân hàng đưa ra khi thiết lập lãi
suất tiền gửi và lãi suất tín dụng phụ thuộc vào (i) độ e ngại rủi ro của ngân hàng, (ii) cơ cấu
thị trường mà ngân hàng hoạt động, (iii) quy mô giao dịch, (iv) biến động lãi suất. Ho và
Saunder (1981) cho rằng các ngân hàng vẫn có lãi ngay cả khi ngân hàng hoạt động ở thị
trường có sự cạnh tranh cao. Các nghiên cứu trước đây đều cho thấy tác động tích cực của
TXĐTT đối với việc nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ, đổi mới và cạnh tranh quốc tế
(Claessens & Laeven, 2004). Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng mối quan hệ giữa
cạnh tranh và hiệu quả hoạt động chưa được rõ ràng trong ngành tài chính so với các ngành
9khác (Akins và cộng sự, 2016). Nhiều nghiên cứu cho thấy TXĐTT đang làm thay đổi mối
quan hệ này với hiệu quả và sự ổn định của ngân hàng (Maudos và cộng sự, 2004).
Trong vài thập kỷ qua, các ngân hàng đã chú trọng hơn về việc củng cố vị trí và khả
năng cạnh tranh của mình trong bối cảnh tiến bộ kỹ thuật không ngừng, toàn cầu hóa và các
quy định về độc quyền dần được bãi bỏ. Hiện tượng này có thể có những tác động đáng kể
đến sự thay đổi về mức độ cạnh tranh, bởi vì ở các thị trường tập trung hơn, các thông tin sẽ
được doanh nghiệp nắm bắt nhanh và sự so sánh về mức lãi suất sẽ được chú ý hơn. Bên cạnh
đó, việc sáp nhập và mua lại (M & A) đã dẫn đến sự trùng lắp nhiều hơn giữa các chi nhánh,
do đó tăng số lượng các thị trường mà các ngân hàng sẽ phải cạnh tranh lẫn nhau. Các vấn đề
liên quan đến TXĐTT đã được phân tích trong các lý thuyết lẫn nghiên cứu thực nghiệm
trong nhiều thập niên qua và phần lớn các nghiên cứu này được thực hiện tại các nước phát
triển. Theo lý thuyết về độc quyền (oligopoly theory), các công ty hoạt động đa thị trường sẽ
không cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ của mình nếu họ sợ bị trả đũa tại các thị trường
khác. Vì nếu số lượng thị trường mà các doanh nghiệp hoạt động cùng nhau càng nhiều, thì
hành động trả đũa trên các thị trường này rất có thể xảy ra, điều này sẽ gây ra những tổn thất
đáng kể. Trong tình huống như vậy, mức độ cạnh tranh trên tổng thể sẽ giảm. Bernheim và
Whinston (1990) đã cho thấy, khi TXĐTT xảy ra, các doanh nghiệp sẽ có các thỏa thuận
ngầm với nhau và duy trì sự hợp tác thay vì cạnh tranh nếu có bất cân xứng giữa các thị
trường mà các công ty tương tác hoặc giữa các công ty trong và trên nhiều thị trường. Tuy
nhiên, có một số nghiên cứu không ủng hộ lý thuyết này, thậm chí cho thấy thực tế cạnh tranh
trên thị trường mạnh mẽ hơn khi các DN có TXĐTT (Degl’Innocenti và cộng sự, 2014).
Một số tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của TXĐTT đối với khả năng sinh lời của các
doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến, và các nghiên cứu chỉ ra TXĐTT tạo điều kiện cho
doanh nghiệp tăng khả năng sinh lời (Scott, 1982; Hughes và Oughton, 1993). Gimeno (2002)
nghiên cứu các hãng hàng không Mỹ và Busse (2000) nghiên cứu ngành công nghiệp điện
thoại di động tại thị trường Mỹ, trong khi Fu (2003) cũng xem xét các doanh nghiệp báo chí
tại Trung Mỹ. Các nghiên cứu này đều cho thấy TXĐTT có tác động tích cực đối khả năng
sinh lời của các doanh nghiệp, do đó ủng hộ cho giả thuyết nhượng bộ lẫn nhau “mutual
forbearance hypothesis”.
Trong lĩnh vực ngân hàng, đã có một số nghiên cứu thực nghiệm và kết quả không
nhất quán về ảnh hưởng của TXĐTT đối với hiệu quả hoạt động. Coccorese và Pellecchia
(2009) cho thấy TXĐTT làm tăng khả năng sinh lời của các ngân hàng Ý.
10
Sử dụng dữ liệu các ngân hàng của Ý trong giai đoạn 1997-2009, Coccorese và Pellecchia
(2013) cho thấy các công ty hoạt động trên nhiều thị trường sẽ có nhiều khả năng cấu kết
cùng với nhau. Fuentelsaz và Gomez (2006) nghiên cứu thị trường ngân hàng tiết kiệm Tây
Ban Nha, lại cho thấy mối liên hệ chữ U ngược của TXĐTT với việc gia nhập ngành.
Một số nghiên cứu đã phân tích tác động của đa dạng hóa trong lĩnh vực ngân hàng lên
rủi ro và lợi nhuận. Một số nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng đa dạng hóa các nguồn thu
nhập làm tăng rủi ro (De Young và Roland, 2001; Stiroh, 2004; Stiroh và Rumble, 2006;
Lepetit và cộng sự, 2008; Demirgüc-Kunt và Huizinga, 2010); Gallo và cộng sự (1996);
Rogers và Sinkey (1999) và Ashraf và cộng sự (2016) thì lại cho kết luận ngược lại.
Sự đa dạng hoá thu nhập được cho là có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận trong Stiroh và
Rumble (2006), Chiorazzo và cộng sự (2008), Lepetit và cộng sự (2008), Demirgüc-Kunt và
Huizinga (2010) và Elsas và cộng sự (2010). Tuy nhiên, kết quả được tìm thấy là tiêu cực đối
với lợi nhuận trong các nghiên cứu của DeYoung và Roland (2001); Stiroh (2004), DeYoung
and Rice (2004), Stiroh (2004), Baele và cộng sự (2007), Berger và cộng sự (2010) và
Fiordelisi và cộng sự (2011).
Đối với ngành ngân hàng, kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm chắc chắn còn mơ hồ
hơn, do đó không thể đưa ra phán quyết dứt khoát về vai trò của liên hệ đa thị trường đối với
cạnh tranh và lợi nhuận. Trong các nghiên cứu này, liên hệ thường được đo bằng các biến
được xây dựng dựa trên số lượng liên kết giữa một nhóm ngân hàng nhất định (tất cả các
ngân hàng hoạt động trên thị trường hoặc tập hợp con của các tổ chức hàng đầu) hoặc số
lượng tiền gửi liên quan đến các liên kết đó, trong khi mức độ cạnh tranh được đánh giá
thông qua các chỉ số như lợi nhuận, thu nhập từ các khoản vay, chi phí liên quan đến tiền gửi,
thay đổi thị phần.
Đa dạng hóa thu nhập là một trong những chiến lược cạnh tranh của ngân hàng trong
thời buổi cạnh tranh gay gắt, buộc ngân hàng phải có nhiều nguồn thu nhập khác nhau. Một
chiến lược khác vẫn chưa được nghiên cứu nhiều chính là việc ngân hàng đa dạng hóa khu
vực kinh doanh trong một vùng, lãnh thổ, quốc gia, dẫn đến việc các ngân hàng tiếp xúc với
nhau nhiều lần, và có thể dẫn đến các hành vi cạnh tranh. Cạnh tranh trên thị trường có thể
khiến cho khách hàng có chất lượng thấp cũng có thể được cho vay, do đó ảnh hưởng đến rủi
ro tín dụng của ngân hàng. Theo lược khảo của NCS, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào
phân tích mối quan hệ giữa yếu tố TXĐTT, cạnh tranh và RRTD đến HQHĐ của các ngân
hàng, ít nhất là tại các quốc gia đang phát triển.
11
Trong những năm qua, các ngân hàng tại Việt Nam đã phát triển nhanh chóng về số
lượng, quy mô và địa bàn hoạt động. Sự cạnh tranh với các NHTM trong nước ngày càng gay
gắt, dẫn đến xu hướng các ngân hàng dịch chuyển từ hoạt động truyền thống sang việc đa
dạng hóa các hoạt động, mà chủ yếu là các hoạt động về dịch vụ nhằm giữ vững thị phần vì
hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam và đóng góp 16-
18% trong tăng trưởng kinh tế (Stewart và cộng sự, 2016). Các nghiên cứu tại Việt Nam đa
phần về hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng đã được thực hiện, tuy nhiên các nghiên cứu
này thường tập trung vào khía cạnh ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt
động của ngân hàng (Cành và Minh, 2014; Vinh và Mai, 2015; Quỳnh và Hậu, 2016).
Tại Việt Nam đã có một số đề tài nghiên cứu về cạnh tranh như các nghiên cứu của
Trung (2010), Vinh (2015), Vinh và Tiên (2017). Có thể thấy hiện nay tại Việt Nam, chưa có
nhiều nghiên cứu về cạnh tranh đặc biệt là TXĐTT, rủi ro hoạt động tác động đến hiệu quả
hoạt động của NHTM Việt Nam được thực hiện. Mặc dù các NHTM Việt Nam đang nỗ lực
mở rộng dịch vụ song các dịch vụ vẫn chưa phong phú; các dịch vụ phi tín dụng như thanh
toán, đầu tư, kinh doanh ngoại hối, tư vấn tài chính chưa phát triển; các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng hiện đại mới chỉ trong giai đoạn thử nghiệm hoặc thí điểm. Thêm vào đó là việc
ngân hàng Nhà Nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, các NHTM hạn chế việc cho vay
nên đã không ngừng tăng lãi suất cho vay thì dịch vụ ngân hàng truyền thống (huy động và
cho vay) đã không mang lại nguồn thu nhập cho ngân hàng, dẫn đến sự cạnh tranh trong các
ngân hàng ngày một gia tăng theo hình thức gia tăng sự hiện diện tại các thị trường khác nhau.
2.5. Các phương pháp đo lường cạnh tranh, tiếp xúc đa thị trường, RRTD và HQHĐ
2.5.1 Phương pháp đo lường cạnh tranh
Khi nghiên cứu về sức cạnh tranh ngân hàng, các học giả thường sử dụng hai phương pháp:
Thứ nhất, phương pháp Panzar và Rosse (1987) đây là phương pháp sử dụng chỉ số thống
kê H để xác định điều kiện cạnh tranh trong một ngành (cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh độc
quyền, độc quyền); Thứ hai, phương pháp Lerner (1934). Trong nghiên cứu này tác giả cũng
sử dụng chỉ số Lerner để đo lường cạnh tranh của các NHTM VN bởi sự phổ biến và khả
năng thu thập dữ liệu thuận lợi cho nghiên cứu.
2.5.2 Phương pháp đo lường tiếp xúc đa thị trường
Để xây dựng một chỉ số cho TXĐTT, có hai loại biện pháp thường được sử dụng: biện pháp
đếm và biện pháp xác suất (Singal, 1996, tr. 563. Coccorese và Pellecchia (2009). Một lựa
chọn khác để đo lường TXĐTT là ước tính mô hình đồng thời các phương trình cung - cầu
12
bao gồm một tham số hành vi biểu thị hành vi của các doanh nghiệp nhằm đo lường mức độ
sức mạnh thị trường của họ và được nhiều tác giả áp dụng cho ngành ngân hàng (Coccorese,
2005, 2012; Canhoto, 2004; Uchida và Tsutsui, 2005; Rezitis, 2010; Coccorese và Pellecchia
(2009, 2013). Trong nghiên cứu này tiếp cận cách đo lường TXĐTT theo Coccorese và
Pellecchia (2009, 2013).
2.5.3 Phương pháp đo lường RRTD
Phương pháp đo lường RRTD có thể căn cứ vào các chỉ tiêu trực tiếp như: nợ quá hạn, nợ
xấu, dự phòng RRTD. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu gián tiếp cũng rất quan trọng cho biết dấu
hiện nhận biết rủi ro đối với ngân hàng như: Quy mô tín dụng, mức độ tăng trưởng quy mô
tín dụng, cơ cấu tín dụng. Trong nghiên cứu này sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ các khoản cho vay
không thực hiện được (gồm các khoản nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5)/ Tổng cho vay (NPL)
được sử dụng nhằm đo lường RRTD. Tỷ lệ này càng ít thì càng tốt cho sự ổn định của ngân
hàng (Berger và ctg, 2009, Dwumfour, R.A., 2017; Noman và ctg, 2018).
2.5.4 Phương pháp đo lường HQHĐ
Trong phân tích HĐKD và đánh giá HQHĐ của doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng,
các tỷ số tài chính chủ yếu là ROA, ROE, RAROA và RAROE thường được áp dụng vì
phương pháp này tương đối đơn giản và dễ dàng trong khâu thu thập số liệu. Ngoài ra, để
khắc phục các nhược điểm trong phương pháp phân tích các chỉ số tài chính, các nhà kinh tế
đã sử dụng Chỉ số Lợi nhuận điều chỉnh rủi ro để đánh giá HQHĐ của các NHTM. Trong
nghiên cứu này sử dụng chỉ số RAROA để đo lường HQHĐ.
2.6Khoảng trống trong lĩnh vực nghiên cứu
(i) Chưa có nghiên cứu phân tích tác động của TXĐTT đến cạnh tranh của các NHTMVN.
(ii) Chưa có nghiên cứu phân tích tác động của TXĐTT đối với RRTD của các NHTMVN.
(iii) Chưa có nghiên cứu phân tích tác động của TXĐTT đến HQHĐ của các NHTMVN.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương này, tác giả đã trình bày các lý thuyết nền tảng quan trọng liên quan đến
luận án, hệ thống lại các nghiên cứu trong và ngoài nước cũng như các khái niệm liên quan
như đến TXĐTT, cạnh tranh, RRTD và HQHĐ cũng được đề cập trong chương này.
13
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mô hình đo lường TXĐTT, cạnh tranh, RRTD và HQHĐ của các NHTM
3.1.1 Mô hình nghiên cứu cạnh tranh:Mô hình nghiên cứu được xây dựng như sau:
LERNERit = β0 + β1MMC1i,t + β2SIZEi,t + β3CAPi,t + β4SOCBi,t
+ β5LLPi,t+β6GDPt + β7INFt+ μit (MH1)
- Biến phụ thuộc: cạnh tranh (Lerner)
- Các biến độc lập đóng vai trò kiểm soát cũng xuất hiện trong mô hình để làm giảm việc
gây nhiễu trong mô hình đồng thời làm rõ hơn tiếp xúc đa thị trường đến cạnh tranh, bao
gồm: Tiếp xúc đa thị trường (MMC1); Quy mô ngân hàng (SIZE); Vốn chủ sở hữu/tổng tài
sản (CAP); Tỷ lệ sở hữu nhà nước trong tổng sở hữu (SOCB); Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro
tín dụng (LLP); Tốc độ tăng trưởng của GDP hàng năm (GDP); Lạm phát (INF)
3.1.2 Mô hình nghiên cứu RRTD:Mô hình nghiên cứu được xây dựng như sau:
NPLit = β0 + β1MMC1i,t + β2SIZEi,t + β3DIVi,t + β4TLTAi,t + β5CAPi,t+ β6OETAi,t + μit
(MH2)
- Biến phụ thuộc (Risk): Rủi ro tín dụng được đo lường bằng NPL (Tổng các khoản cho
vay không thực hiện được/Tổng cho vay).
- Các biến độc lập đóng vai trò kiểm soát cũng xuất hiện trong mô hình để làm giảm việc
gây nhiễu trong mô hình đồng thời làm rõ hơn TXĐTT đến cạnh tranh, bao gồm: Tiếp xúc
đa thị trường (MMC1); Quy mô ngân hàng (SIZE); Thu nhập ngoài lãi/tổng thu nhập (DIV);
Tổng cho vay/Tổng tài sản (TLTA); Vốn CSH/Tổng Tài sản (CAP); Tổng chi phí hoạt
động/Tổng tài sản (OETA).
3.1.3 Mô hình nghiên cứu HQHĐ:Mô hình nghiên cứu được xây dựng như sau
RAROAit = β0+ β1MMCi,t+β2DEPOTAi,t+β3DIVi,t+β4TLTAi,t+ β4CAPi,t+ β5OETAi,t+ μit
(MH3)
- Biến phụ thuộc (RAROA): Hiệu quả hoạt động đã được hiệu chỉnh cho rủi ro.
- Các biến độc lập đóng vai trò kiểm soát cũng xuất hiện trong mô hình để làm giảm việc
gây nhiễu trong mô hình đồng thời làm rõ hơn TXĐTT đến cạnh tranh, bao gồm: Tiếp xúc
đa thị trường (MMC1 và MMC2); Tổng tiền gửi/tổng tài sản (DEPOTA); Thu nhập ngoài
lãi/tổng thu nhập (DIV); Tổng cho vay/Tổng tài sản (TLTA); Vốn CSH/Tổng Tài sản (CAP);
Tổng chi phí hoạt động/Tổng tài sản (OETA). Cách đo lường MMC1 và MMC2 được tính
bằng 3 ma trận 3.1, 3.2, 3.3 theo Coccorese và Pellechia (2009, 2013).
14
Đầu tiên, tính ma trận các chi nhánh của ngân hàng thương mại theo các thị trường ở đây
là tỉnh thành, trong đó k là số lượng thị trường và dij là số lượng chi nhánh của ngân hàng
i tại thị trường j.
Tiếp theo, tính ma trận N x K, gọi là C với giá trị cij thể hiện ngân hàng i hoạt động tại thị
trường j:
Với ma trận C thì cij = 1 nếu dij > 0 và cij = 0 nếu dij = 0. Do đó nếu cij=1 có nghĩa là NHi
có mặt có hoạt động ở thị trường i, nghĩa là có ít nhất 1 chi nhánh/trụ sở ở thị trường i.
Sau đó, tính tiếp ma trận M có chiều N x N như sau:
Trong đó, CT là ma trận đảo của C. Các thành phần mij chính là số thị trường mà ngân hàng i
và j cùng hoạt động, nghĩa là số thị trường mà ngân hàng i và j cùng có ít nhất là 1 chi
nhánh/trụ sở. Từ các ma trận này, tác giả tính toán chỉ tiêu quan trọng đo lường mức độ hoạt
động đa thị trường multimarket contact của các ngân hàng:
Giá trị thấp hơn và cao hơn của MMC1 phụ thuộc vào sự phân bố của các ngân hàng
giữa các tỉnh. Về mặt lý thuyết, mức tối thiểu là bằng không, điều này xảy ra nếu một ngân
hàng độc quyền tại các thị trường nơi nó hoạt động và tối đa bằng số tỉnh với điều kiện là tất
cả các ngân hàng gặp nhau ở tất cả các thị trường các tỉnh. Do đó đối với các ngân hàng thị
trường đơn MMC1 bằng 1 trừ khi họ là những nhà độc quyền.
Cách tính MMC2: Được bắt đầu từ ma trận S chiều NxK với các phần tử là thị phần
của ngân hàng i trong tỉnh j:
(3.1)
(3.2)
(3.3)
(3.4)
(3.5)
15
Chỉ số tương đồng similarity index giữa 2 ngân hàng được tính bằng tổng của các chênh
lệch tuyệt đối của thị phần trong các tỉnh mà 2 ngân hàng gặp nhau:
Chỉ số SI theo lý thuyết chạy từ 0 cho đến số thị trường mà các ngân hàng tiếp xúc nhau,
và sẽ nhỏ nếu 2 ngân hàng tương đồng nhau về mức thị phần. Để tính được một chỉ số tăng
theo tính tương đồng của các ngân hàng về mặt thị phần và chạy từ 0 đến 1, ta sử dụng
chuyển đổi sau:
Ma trận tương ứng cho việc tính toán số lần tiếp xúc đa thị trường trở thành
Cuối cùng, được chỉ số MMC2 như sau:
3.2.1. So sánh với các mô hình nghiên cứu trước
Giống nhau: Đối tượng đề tài nghiên cứu là cạnh tranh được đo bằng chỉ số Lerner
(giống với nghiên cứu của Vinh và Tiên (2017) và Delis (2012)), RRTD được đo bằng NPL-
giống với nghiên cứu của Bana Abuzayed và ctg (2018)) và HQHĐ (được đo bằng RAROA)
của các ngân hàng đã được sử dụng để đo lường ở các nghiên cứu trước. TXĐTT được đo
bằng MMC1 và MMC2 theo phương pháp đo lường của Coccorese và Pellecchia (2009,
2013). Luận án cũng sử dụng biến cơ bản thuộc nội tại của ngân hàng có liên quan đến hoạt
động tín dụng và HQHĐ như: Quy mô ngân hàng (SIZE), Thu nhập ngoài lãi/tổng thu nhập
(DIV), Tổng cho vay/Tổng tài sản (TLTA), Vốn CSH/Tổng Tài sản (CAP), Tổng chi phí hoạt
động/Tổng tài sản (OETA), các biến Tỷ lệ sở hữu nhà nước trong tổng sở hữu (SOCB): Được
đo lường bằng số vốn nhà nước trên tổng sở hữu nhà nước; Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín
dụng (LLP) và Tốc độ tăng trưởng của GDP hàng năm (GDP); Lạm phát (INF) là các biến
kiểm soát đưa vào mô hình.
(3.6)
(3.7)
(3.8)
(3.9)
16
Khác nhau: Điểm khác biệt lớn nhất của nghiên cứu này với các nghiên cứu trước là
vận dụng yếu tố TXĐTT theo nghiên cứu của Coccorese và Pellecchia (2009, 2013) để
nghiên cứu vấn đề các NHTM cạnh tranh trên cùng một địa bàn (TXĐTT) có tác động như
thế nào đến RRTD và HQHĐ được đo bằng RAROA- Hiệu quả hoạt động đã được hiệu
chỉnh cho rủi ro của các NHTM VN. Vì thế, so với các nghiên cứu trước, luận án tập trung
tìm hiểu tác động của của TXĐTT và các yếu tố liên quan đến cạnh tranh, RRTD và HQHĐ
mà chưa có nghiên cứu nào trước đây về các NHTM VN đề cập đến.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu dạng bảng không cân bằng, ứng dụng phần mềm Stata 12.0
để xử lý số liệu và ước lượng GMM được sử dụng cho cả 3 mô hình
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3: Chương 3 đã trình bày mô hình nghiên cứu TXĐTT và các yếu tố
ảnh hưởng đến cạnh tranh, RRTD và HQHĐ của các NHTM VN.
17
CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả thống kê mô tả
Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả các biến trong nghiên cứu
Biến Số quan sát Trung bình Sai số Min Max
RAROA 319 1.9561 1.509 0.012 6.293
NPL 311 0.0099 0.00993 -0.0099 0.1097
LERNER 311 0.424 0.091 -0.173 0.634
MMC1 319 14.600 7.542 1.000 34.148
MMC2 319 13.931 6.958 0.910 31.275
DIV 311 0.099 0.080 -0.195 0.468
TLTA 319 0.516 0.141 0.114 0.852
SIZE 319 17.616 1.403 13.135 20.590
LLP 310 1.409 2.547 0.013 43.969
OETA 319 0.016 0.007 0.000 0.069
CAP 319 0.126 0.094 0.011 0.661
SOCB 319 0.154 0.361 0.000 1.000
GDPGR 319 6.004 0.529 5.247 6.812
INF 319 8.193 6.305 0.879 23.116
Nguồn: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu từ Stata 12
Biến RAROA là biến đo lường HQHĐ có điều chỉnh rủi ro tại bảng 4.1 có giá trị trung bình
trong mẫu nghiên cứu là 1.9561 có giá trị thấp nhất là 0.012 của ngân hàng Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong năm 2013 và giá trị cao nhất là 18.416 Ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam năm 2011, số liệu này cho thấy có sự chênh lệch đáng
kể về HQHĐ điều chỉnh rủi ro giữa các NHTM trong mẫu nghiên cứu.
Biến RRTD (NPL) cũng cho thấy, giá trị trung bình là 0.0099 độ lệch chuẩn là 0.00993, giá
trị lớn nhất là 0.1097 và giả trị nhỏ nhất là -0.0099. Điều này cho thấy dữ liệu có sự tương
đồng, không chênh lệch nhiều về biến RRTD được thể hiện qua NPL.
Biến LERNER cho thấy giá trị trung bình là 0.424 độ lệch chuẩn là 0.091, giá trị lớn nhất là
0.634 và giá trị nhỏ nhất là -0,173. Điều này cho thấy dữ liệu có sự tương đồng kém, có
chênh lệch nhiều về biến cạnh tranh giữa các ngân hàng.
Tiếp xúc đa thị trường: Biến MMC1 đo lường tác động của tiếp xúc đa thị trường đối với
quyền lực thị trường của các ngân hàng, có giá trị nhỏ nhất là 1 và giá trị lớn nhất là 34.148
với giá trị trung bình là 14.600 và độ lệch chuẩn là 7.542. Khoảng cách giữa giá trị lớn nhất
và giá trị nhỏ nhất tương đối lớn, chênh lệch 33.148 cùng với mức độ phân tán xung quanh
giá trị trung bình cao, cho thấy các NHTM trong mẫu nghiên cứu có sự chênh lệch khá lớn.
18
Biến MMC2 có giá trị nhỏ nhất là 0.910 và giá trị lớn nhất là 31.275 với giá trị trung bình là
13.931 và độ lệch chuẩn là 6.958. MMC2 cho thấy các ngân hàng tiếp xúc với nhau là 13.931
thị trường (gần 14 tỉnh). Biến MMC1 cho thấy các ngân hàng tiếp xúc nhau trung bình là
14.600 (hơn 14 tỉnh), trong khi đó MMC2 cho thấy thị phần của các ngân hàng nhỏ hơn và
gần 14 tỉnh. MMC2 giảm hơn MMC1 cho thấy vì sự hiện diện ngày càng tăng của các ngân
hàng ở các khu vực khác nhau đã gây ra sự sụt giảm chung về thị phần trung bình.
4.2 Kết quả đo lường TXĐTT tác động đến cạnh tranh (MH1)
Bảng 4.3: Kết quả hồi quy của mô hình MH1
Hệ số Sai số t P>t
LERNER _L1. -0.1326 0.011 -11.52 0.000
MMC1 0.0037 0.001 1.96 0.049
SIZE 0.0248 0.013 1.79 0.073
CAP 0.3786 0.155 2.43 0.015
LLP 0.0015 0.001 0.54 0.124
SOCB 0.1468 0.039 0.37 0.712
GDP -0.0051 0.013 -0.38 0.706
INF 0.0047 0.000 6.52 0.000
_cons -0.1273 0.201 -0.47 0.640
AR(2) 0.96
Sargan-Hansan test 0.456
4.3 Kết quả đo lường TXĐTT tác động đến RRTD (MH2)
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy của mô hình MH2
Biến Hệ số Sai số t P>t
NPL_ L1 -.0975672 .0108035 -9.03 0.000
MMC1 .4788295 .0809334 5.92 0.000
DIV -7.41919 3.607396 -2.06 0.046
TLTA 13.89682 4.050023 -3.43 0.001
SIZE -8.777854 1.252146 -7.01 0.000
CAP -119.8612 22.2975 -5.38 0.000
OETA 505.8847 118.9972 4.25 0.000
CONS 165.2938 23.94022 6.90 0.000
F(7, 40) 82.17
Prob > F 0.000
AR(2) 0.196
Sargan-Hansan test 0.690
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm Stata 12
19
4.4 Kết quả đo lường TXĐTT tác động đến HQHĐ (MH3)
Bảng 4.10: Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu của MH3
Ghi chú: *** biểu thị mức ý nghĩa 1%,** biểu thị mức ý nghĩa 5%, * biểu thị mức ý nghĩa 10%
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm Stata 12
Kết luận chung: Kết quả hồi quy cho thấy
Một là, TXĐTT làm gia tăng cạnh tranh của các ngân hàng, dẫn đến chất lượng các khoảng
cho vay giảm, thể hiện ở việc các ngân hàng phải cho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_tac_dong_cua_tiep_xuc_da_thi_truong_len_canh.pdf