Tóm tắt Luận án Thành phần loài luân trùng (Rotifera) ở đồng bằng sông Cửu Long và tiềm năng sử dụng làm thức ăn trong sản xuất giống thủy sản

C c yếu tố môi trƣờng

Nhiệt độ nước trung bình tại các điểm thu mẫu trong 2 mùa mưa và mùa khô ở

các khu vực thu mẫu chênh lệch không quá lớn, dao động trung bình 28,7±0,4

đến 30,2±0,3 oC. Đây là khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của

nhiều loài thủy sinh vật (Boyd, 1998).

Giá trị pH không chênh lệch nhiều giữa các mùa trong năm ở các khu vực thu

mẫu cao nhất là khu vực cuối nguồn vào mùa mưa (7,3±0,5) và thất nhất là khu

vực đầu nguồn vào mùa mưa (6,4±0,1). Độ trong trong mùa mưa cao hơn so

với mùa khô. Độ mặn ở vùng hạ lưu, đặc biệt là tại điểm thu Đại Ngãi và Trần

Đề vào mùa khô tăng cao lần lượt là 5‰ và 2‰, giảm xuống 3‰ và 0‰ trong

mùa mưa. Vào mùa mưa, lưu tốc nước là 1,7±3,0 m/phút cao hơn nhiều so với

mùa khô là 0,6±0,8 m/phút, đặc biệt là ở khu vực đầu nguồn; Hàm lượng PO43-

trong mùa mưa cũng cao hơn so với mùa khô lần lượt với giá trị là 0,24±0,15

và 0,10±0,09 mg/L. Ngược lại, hàm lượng T N, NO3- trong mùa mưa lại thấp

hơn so với mùa khô lần lượt là 0,633±0,849, 0,274±0,089 mg/L và

0,893±0,848, 0,352±0,153 mg/L. Hàm lượng TSS trong mùa mưa (132,4±97,5

mg/L) cao hơn so với mùa khô (47,4±40,95 mg/L) các giá trị dinh dưỡng này ở

các khu vực thu mẫu không khác biệt nhau nhiều và cả bốn yếu tố này có giá

trị phù hợp hoặc cao hơn tiêu chuẩn phát triển với đời sống thủy sinh vật

(Boyd, 1998).

Kết quả nghiên cứu ở sông Hậu, DO có giá trị 5,0±1,1 mgO2/L mùa mưa và

5,7±0,5 mgO2/L mùa khô, giữa các khu vực thu mẫu không khác biệt nhau

nhiều dao động (4,9±0,5 đến 5,5±0,4 mgO2/L) nằm trong phạm vi tiêu chuẩn

phù hợp với đời sống thủy sinh vật (QC-08-MT-2015).

Hàm lượng Chlorophyll-a trung bình trong mùa khô cao (18,4±7,2 g/L) gấp

đôi so với mùa mưa (9,1±3,4 g/L). Kết quả cũng cho thấy hàm lượng14

Chlorophyll-a ở điểm thu giữa nguồn là thấp hơn so với hai khu vực còn lại.

Kết quả cũng ghi nhận hàm lượng PO43- ở 10 điểm nghiên cứu khá cao, có thể

là nguồn dinh dưỡng gián tiếp giúp cho ĐVPD phát triển phong phú hơn. Hàm

lượng NO2- nằm trong giới hạn phù hợp cho sự phát triển của thủy sinh vật

(QC-08-MT-2015).

pdf35 trang | Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 13/01/2023 | Lượt xem: 789 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Thành phần loài luân trùng (Rotifera) ở đồng bằng sông Cửu Long và tiềm năng sử dụng làm thức ăn trong sản xuất giống thủy sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
guồn vào mùa mưa (7,3±0,5) và thất nhất là khu vực đầu nguồn vào mùa mưa (6,4±0,1). Độ trong trong mùa mưa cao hơn so với mùa khô. Độ mặn ở vùng hạ lưu, đặc biệt là tại điểm thu Đại Ngãi và Trần Đề vào mùa khô tăng cao lần lượt là 5‰ và 2‰, giảm xuống 3‰ và 0‰ trong mùa mưa. Vào mùa mưa, lưu tốc nước là 1,7±3,0 m/phút cao hơn nhiều so với mùa khô là 0,6±0,8 m/phút, đặc biệt là ở khu vực đầu nguồn; Hàm lượng PO4 3- trong mùa mưa cũng cao hơn so với mùa khô lần lượt với giá trị là 0,24±0,15 và 0,10±0,09 mg/L. Ngược lại, hàm lượng T N, NO3 - trong mùa mưa lại thấp hơn so với mùa khô lần lượt là 0,633±0,849, 0,274±0,089 mg/L và 0,893±0,848, 0,352±0,153 mg/L. Hàm lượng TSS trong mùa mưa (132,4±97,5 mg/L) cao hơn so với mùa khô (47,4±40,95 mg/L) các giá trị dinh dưỡng này ở các khu vực thu mẫu không khác biệt nhau nhiều và cả bốn yếu tố này có giá trị phù hợp hoặc cao hơn tiêu chuẩn phát triển với đời sống thủy sinh vật (Boyd, 1998). Kết quả nghiên cứu ở sông Hậu, DO có giá trị 5,0±1,1 mgO2/L mùa mưa và 5,7±0,5 mgO2/L mùa khô, giữa các khu vực thu mẫu không khác biệt nhau nhiều dao động (4,9±0,5 đến 5,5±0,4 mgO2/L) nằm trong phạm vi tiêu chuẩn phù hợp với đời sống thủy sinh vật (QC-08-MT-2015). Hàm lượng Chlorophyll-a trung bình trong mùa khô cao (18,4±7,2 g/L) gấp đôi so với mùa mưa (9,1±3,4 g/L). Kết quả cũng cho thấy hàm lượng 14 Chlorophyll-a ở điểm thu giữa nguồn là thấp hơn so với hai khu vực còn lại. Kết quả cũng ghi nhận hàm lượng PO4 3- ở 10 điểm nghiên cứu khá cao, có thể là nguồn dinh dưỡng gián tiếp giúp cho ĐVPD phát triển phong phú hơn. Hàm lượng NO2 - nằm trong giới hạn phù hợp cho sự phát triển của thủy sinh vật (QC-08-MT-2015). 3.1.2 Thành phần số lƣợng loài luân trùng trên sông Hậu Thành phần loài luân trùng trên sông Hậu ghi nhận được 66 loài thuộc 31 giống và 12 họ của 2 lớp Bdelloidea và Monogononta. Với kết quả này thì số loài luân trùng cao hơn từ kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Liên và ctv. (2014) trên sông Hậu đoạn thuộc t nh Hậu Giang và Sóc Trăng vào mùa khô là 45 loài luân trùng; và thấp hơn nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc Bích (2013) với 98 loài. Sự chênh lệch này có thể là do sự khác biệt về khu vực thu mẫu và thời gian thu mẫu. Nguyễn Thị Kim Liên và ctv (2014) ch nghiên cứu vào mùa khô và phạm vi thu mẫu nhỏ hơn, còn Phạm Thị Ngọc Bích (2013) thì thu mẫu 12 lần trong năm so với 4 lần nghiên cứu này. Một số loài luân trùng thường gặp dọc theo sông Hậu là Polyarthra vulgaris, B. rubens, B. calyciflorus, Filinia terminalis, Keratella cochlearis, K. valga, B. caudatus. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nhận định của MRC (2012) rằng luân trùng là nhóm chiếm số nhiều ở sông Mê Kông. *Thành phần loài luân trùng phân bố trên sông Hậu Kết quả phân tích cụm (Cluster nalysis) về sự tương đồng của thành phần luân trùng tại các điểm thu dọc tuyến sông Hậu với 10 điểm thu cho thấy có 9 cụm tương đồng về sự phân bố của các loài luân trùng trong khoảng cách 1-25 (khoảng cách Euclidian: 10,517-15,881). Sự tương đồng về thành phần loài luân trùng có giá trị cao nhất là tại điểm thu Cái Côn và Đại Ngãi (cụm 1 [8-9]) với khoảng cách là 1 và giá trị Euclidian là 10,571-10,898. Điểm thu có giá trị tương đồng kế đến là điểm thu Trần Đề [10] so với cụm 1 [8-9] (Hình 3.1). Khi khoảng cách xa nhất thì cho thấy sự tương đồng thấp nhất đối với 2 điểm thu là Trà Nóc [6] và Thốt Nốt [4] với giá trị từ 19-25 và giá trị Euclidian lớn từ 14,471-15,881 so với các điểm thu khác. Điều này thể hiện rằng đối với các điểm thu tại vùng nước lợ, mặn thành phần luân trùng có mức độ tương đồng cao, đa dạng hơn so với các điểm thu tại vùng nước ngọt. Các điểm thu tại vùng nước ngọt có giá trị tương đồng ở mức trung bình và có thành phần luân trùng ít đa dạng. Kết quả cho thấy vị trí thu mẫu có tác động lớn đến thành phần loài, sự đa dạng luân trùng dọc tuyến sông Hậu qua thời gian thu mẫu. 15 Hình 3.1: Phân tích cụm về thành phần của luân trùng dọc tuyến sông Hậu 3.1.3 Mật độ của luân trùng trên sông Hậu Tại Châu Đốc, mật độ luân trùng vào mùa mưa là 11.730±11.062 ct/m3 cao gấp gần 3 lần so với mùa khô là 4.067±1.484 ct/m³. Ở Vàm Nao, mật độ luân trùng trong mùa mưa cũng cao hơn mùa khô lần lượt là 13.168±12.556 ct/m³ và 9.962±12.634 ct/m³. Khu vực này có tốc độ dòng chảy chậm, đặc biệt vào mùa mưa; đây là yếu tố chính ảnh hưởng đến cấu trúc thành phần và mật độ ĐVPD nói chung. Điểm thu Long Xuyên có mật độ luân trùng trung bình trong mùa mưa thấp hơn không nhiều so với mùa khô, mật độ luân trùng tại đây thấp nhất trong các điểm ở khu vực đầu nguồn. Tại Thốt Nốt, mật độ luân trùng cao nhất so với các thủy vực khác trên sông Hậu, với mật độ luân trùng trong mùa mưa là 7.028±6.208 ct/m³ và tăng nhanh gần 4 lần 27.536±27.395 ct/m³ vào mùa khô. Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến mật độ luân trùng tại các điểm thu là hàm lượng Chlorophyll-a (21,5±5,5 g/L),và PO4 3- (0.43±0,11 mg/L) trong nước vào mùa khô. Kết quả chất lượng nước cũng cho thấy khu vực này có nhiều chất dinh dưỡng hơn so với khu vực đầu nguồn là Vàm Nao và Long Xuyên. Hàm lượng các chất dinh dưỡng (Chlorophyll-a và PO4 3-) cao ở điểm Thốt Nốt giúp cho tảo phát triển nhất là trong mùa khô khi tảo có thể phát triển tốt hơn. Tảo chính là nguồn thức ăn trực tiếp cho luân trùng, do đó dẫn đến mật độ luân trùng rất cao ở địa điểm này. Mật độ luân trùng tại điểm thu Cái Côn cao hơn không nhiều so với Trần Đề ở khu vực cuối nguồn (nơi có mật độ luân trùng thấp nhất ở sông Hậu). Theo ghi nhận kết quả phân tích hàm lượng Chlorophyll-a ở khu vực này rất thấp so với các nơi khác, điều này đã ảnh hưởng đến mật độ luân trùng trong thủy vực vì TVPD là nguồn thức ăn chính cho ĐVPD, đặc biệt là luân trùng. Tại Đại Ngãi, mật độ luân trùng trung bình là 7.039±6.789 ct/m³. Các yếu tố trực tiếp và gián tiếp giúp cho mật độ luân trùng phát triển là hàm lượng Chlorophyll-a, TAN, NO3 - và PO4 3- (14,8 g/L, 0,763 mg/L, 0,339 mg/L và 0,509 mg/L). Một số loài xuất hiện nhiều ở các điểm thu này là B. plicatilis, K. serrulata, P. vulgaris và P. rosella. Điểm thu Trần Đề là một trong những điểm thu có mật độ luân trùng thấp nhất trong các điểm trên sông Hậu, với mật độ luân trùng vào mùa mưa cao hơn 16 không đáng kể so với mùa khô. Vì đây là khu vực bị nhiễm mặn gần như cả năm trong suốt quá trình thu mẫu nên không thích hợp cho luân trùng là nhóm sống phổ biến trong môi trường nước ngọt, do đó đây là một trong những nguyên nhân làm cho mật độ luân trùng trong thủy vực giảm thấp. Tại đây, loài luân trùng P. vulgaris và B. plicatilis là những loài có mật độ cao. Mật độ của một số loài luân trùng phổ biến trên sông Hậu như Keratella serrulata cao nhất (7.424±13.474 ct/m3), tiếp theo là Brachionus rubens (4.895±10.235 ct/m3), các loài còn lại có mật độ thấp hơn. Mặt khác loài K. serrulata tuy có mật độ cao nhưng qua kết quả phân tích thành phần loài thì cho thấy loài này có tần suất xuất hiện thấp hơn nhiều so với loài B. rubens. *Mật độ của luân trùng dọc tuyến sông Hậu phân bố theo cụm Khi phân tích cụm về mật độ luân trùng tại 10 điểm thu mẫu dọc tuyến sông Hậu có 9 cụm với khoảng cách từ 1-25, giá trị khoảng cách Euclidian là từ 8,245-14,695. Kết quả thể hiện sự tương đồng về mật độ luân trùng có giá trị cao nhất là tại 2 điểm thu Ô Môn và Trà Nóc (cụm 1 [5-6]) với khoảng cách tương đồng là 1 và giá trị Euclidian đạt được là 8,245-8,789. Các điểm thu còn lại có sự tương đồng thấp dần về mật độ luân trùng và giá trị khoảng cách có bước nhảy trung bình là 3, giá trị Euclidian có bước nhảy trung bình 806 qua các cụm tương đồng. Kết quả phân tích cho thấy điểm thu Trần Đề [10] có mật độ luân trùng tương đồng thấp nhất so với các điểm thu khác, có giá trị khoảng cách lên đến 25 và giá trị Euclidian là 14,695. Kết quả phân tích cụm cũng cho thấy rằng ngoài điểm thu Trần Đề [10] thì các điểm thu tại cụm 8[1,2,4,9] là Châu Đốc, Vàm Nao, Thốt Nốt và Đại Ngãi cũng có giá trị mật độ luân trùng tương đồng thấp (Hình 3.2). Mức độ mật độ luân trùng tương đồng thể hiện cao nhất tại cụm 2[5,6,8] qua 3 điểm thu là Ô Môn, Trà Nóc và Cái Côn qua thời gian thu mẫu. Điều này cho thấy khi sử dụng phần mềm Hierarchical Cluster nalysis phân tích cụm về sự tương đồng của mật độ luân trùng tại các điểm thu dọc tuyến sông Hậu thì vị trí, địa điểm thu mẫu có tác động lớn đến mật độ, mức độ phong phú của luân trùng trên sông. Hình 3.2: Phân tích cụm về mật độ của luân trùng dọc tuyến sông Hậu 17 3.2. Thành phần, mật độ luân trùng trong c c ao ƣơng nuôi thủy sản 3.2.1 Thành phần, số lƣợng loài và mật độ luân trùng trong c c ao ƣơng nuôi thủy sản Qua thời gian thu mẫu ghi nhận được tổng cộng có 40 loài thuộc 19 giống trong 9 họ. Có sự khác biệt về số lượng loài giữa các loại hình nuôi thủy sản khác nhau. Thành phần loài luân trùng cao nhất ghi nhận trong ao cá điêu hồng có 23 loài thuộc 12 giống, tiếp theo là ao cá tra với 19 loài thuộc 7 giống. Số lượng loài luân trùng trong nghiên cứu này thấp hơn số loài ghi nhận được (27 loài) từ nghiên cứu của Âu Văn Hóa và Vũ Ngọc Út (2018) trong ao ương cá tra. Có thể do nghiên cứu này ch thu mẫu hai lần vào đầu và cuối chu kỳ nuôi trong khi nghiên cứu của các tác giả là xuyên suốt giai đoạn ương với nhiều lần thu mẫu. Số loài trong ao nuôi cá thát lát là 18 loài thuộc 8 giống, ao cá trê là 15 loài thuộc 8 giống và các ao cá khác (cá chạch, cá lăng, cá hú) có 19 loài thuộc 8 giống. Trong đó, các loài có tần suất loài xuất hiện cao nhất ở các ao thu mẫu nói chung là B. rubens, B. havanaensis, B. pala, K. valga, F. longiseta, F. terminalis, T. cylindrical. Do các ao ương đều có mật độ ương cao kết hợp với việc cho ăn bằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm cao nên đã làm cho hàm lượng dinh dưỡng trong nước tích lũy và tăng lên, tảo phát triển mạnh đây là điều kiện thích hợp để các loài luân trùng phát triển. 3.2.2 Mật độ luân trùng trong c c ao ƣơng nuôi thủy sản Mật độ luân trùng qua thời gian thu mẫu ghi nhận được ở tất cả các ao dao động từ 340.615-1.952.440 ct/m³. Trong đó mật độ trung bình cao nhất ở ao cá tra là 1.208.787 ct/m³ và thấp nhất ở ao cá khác là 488.390 ct/m³ (Bảng 3.1). Nhìn chung, mật độ luân trùng qua thời gian thu mẫu ở các ao chênh lệch không nhiều, một phần do nguồn nước được đảm bảo chất lượng liên tục trong quá trình ương nuôi. Có thể thấy mật độ luân trùng trong các ao này khá cao do đây là ao ương nuôi có sử dụng nguồn thức ăn nhân tạo, công nghiệp nên giàu dinh dưỡng, thích hợp cho nhiều loài luân trùng phát triển. Bảng 3.1 Mật độ luân trùng ở các ao thu mẫu Ao ƣơng nuôi Mật độ luân trùng (ct m3) Cá tra 1.208.787± 846.850 Cá trê 893.723 ± 443.548 Cá thát lát 605.396 ± 356.340 Cá chép 739.376 ± 342.355 Cá điêu hồng 657.011 ± 570.450 Cá lóc 610.877 ± 450.443 Cá khác 488.390 ± 220.109 18 3.3 Đa dạng sinh học 3.3.1 C c chỉ số đa dạng sinh học Kết quả phân tích ch số đa dạng sinh học của quần xã động vật phù du trên sông Hậu (Bảng 3.2) cho thấy có sự khác biệt về mức độ phong phú của các loài Magalef (d) và ch số đa dạng Shannon (H ') của 4 nhóm động vật phù du trong các loại hình thủy vực khác nhau. Có thể dễ dàng nhận thấy mức độ phong phú và sự đa dạng của nhóm Rotifera khá cao tại loại hình thủy vực nước chảy (sông) với ch số cao nhất lần lượt là 8,36 (d) và 4,23 (H’). Ch số tương đồng Pielou (J’) được trình bày trong Bảng 3.2 cho thấy không có sự khác biệt quá lớn giữa các nhóm ĐVPD trên sông Hậu (J’ dao động trong khoảng 0,89-0,95). Tuy nhiên, vì các điểm thu trên sông Hậu là các thủy vực nước chảy nên có sự liên thông về dòng chảy và chất lượng nước dẫn đến có sự tương đồng cao hơn trong ao (Nguyễn Thị Kim Liên và ctv, 2013). Bảng 3.2 Ch số sinh học của động vật phù du trên sông Hậu Nhóm ngành d (phong phú) J’ (tƣơng đồng) H’(loge) (đa dạng) 1-Lambda’ (ƣu thế) Protozoa 1,8925 0,9455 2,8326 0,9320 Rotifera 8,3623 0,8888 4,2329 0,9793 Cladocera 4,0755 0,9028 3,4761 0,9551 Copepoda 6,5101 0,9091 3,9954 0,9737 Nói cách khác, quần xã các loài phiêu sinh động vật trên sông Hậu mang tính đồng đều cao và ổn định tương đối. Ch số 1-Lambda (λ) được trình bày trong Bảng 3.2 thể hiện sự đa dạng loài chiếm ưu thế cao hơn ở các thủy vực trên sông Hậu (0,932-0,979). Như vậy, có thể kết luận rằng với những đặc trưng về nguồn nước, chất lượng nước và tác động của dòng chảy đã tạo nên quần thể động vật phù du trên sông Hậu có sự phong phú. X t về sự khác biệt ch số giữa các giống loài, kết quả phân tích ch ra rằng ở các thủy vực trên sông Hậu nhóm luân trùng (Rotifera) chiếm ưu thế cả về mức độ phong phú và sự đa dạng loài (ch số (d) và (H’) đạt giá trị cao nhất, tương ứng là 8,36 và 4,23). Hai nhóm động vật phù du luôn có ch số mức độ phong phú và đa dạng giống loài thấp nhất trong tất cả các loại hình thủy vực là Protozoa và Cladocera. Về mức độ đa dạng của loài chiếm ưu thế thì Rotifera luôn là nhóm dẫn đầu với ch số 1-Lambda (λ) cao nhất (λ = 0,979). Bảng 3.3 Ch số sinh học của một số loài luân trùng trên sông Hậu Loài luân trùng d (phong phú) J’ (tƣơng đồng) H’(loge) (đa dạng) 1-Lambda’ (ƣu thế) B. calyciflorus 1,1848 1,0000 2,4849 0,9167 B. angularis 0,6861 1,0000 1,9459 0,8572 B. falcatus 1,7766 0,9096 2,6785 0,9005 B. plicatilis 1,1570 0,9782 2,4308 0,9067 B. rubens 2,2984 0,9227 3,0066 0,9371 F. brachiata 1,3581 0,9849 2,5993 0,9219 F. terminalis 2,9109 0,9508 3,2955 0,9543 K. serullata 3,0533 0,9237 3,3104 0,9532 P. roseola 0,8476 0,9417 2,0692 0,8572 19 Loài luân trùng d (phong phú) J’ (tƣơng đồng) H’(loge) (đa dạng) 1-Lambda’ (ƣu thế) P. vulgaris 2,0577 0,8972 2,8134 0,9154 T. cylindrica 1,3029 0,9469 2,4991 0,9062 M. bulla 0,2532 1,0000 1,0986 0,6669 Dựa vào kết quả Bảng 3.2 thì B. rubens là loài có sự phong phú loài cao thứ 3 (d=2,99) nhưng không khác biệt nhiều so với 2 loài cao trước đó, ngoài ra B. rubens còn có ch số đa dạng H’=3,01 và ưu thế λ = 0,94 tương đối cao trong tất cả các loài luân trùng tìm thấy trong các điểm thu mẫu. Trong khi đó, M. bulla là loài đáng chú ý với ch số về sự phong phú, mức độ đa dạng và ưu thế thấp nhất và khác biệt rất lớn với các loài còn lại (d=0,25, H’=1,098, λ=0,667). Tuy nhiên, ch số tương đồng của B. rubens lại nằm trong nhóm thấp J’=0,93. 3.3.2 Mức độ tích lũy và thứ hạng loài Hình 3.3 và Hình 3.4 thể hiện mối quan hệ giữa Mức độ tích lũy (%) và thứ hạng loài của các nhóm động vật phù du ở các thủy vực trên sông Hậu và trong các ao ương nuôi thủy sản. Kết quả phân tích cho thấy sự khác biệt tương đối rỏ rệt về mức độ tích lũy và xếp hạng loài giữa luân trùng (Rotifera) và các nhóm động vật phù du khác (Protozoa, Cladocera, Copepoda, và các nhóm khác) ở sông Hậu và trong các ao ương nuôi thủy sản. Trên các điểm thu mẫu của sông Hậu, Rotifera là nhóm có sự gia tăng của xếp hạng giống loài chậm nhất và Protozoa là nhóm có ch số gia tăng mức độ tích lũy cao nhất. Hình 3.3: Mức độ tích lũy (%) và thứ hạng loài ĐVPD trên sông Hậu Hình 3.4: Mức độ tích lũy (%) và thứ hạng loài ĐVPD trong ao thủy sản 20 Kết quả này tương đồng với kết quả đo đạc được trong các ao nuôi thủy sản với sự gia tăng của mức độ tích lũy của Rotifera. Mặt khác nhóm cao nhất theo sự gia tăng của xếp hạng giống loài và ch số này lại là của nhóm Cladocera chứ không phải Protozoa. Có sự khác khác biệt này ch ra rằng độ mặn, nhiệt độ, dòng chảy trong các thủy vực ảnh hưởng khác nhau đến mối quan hệ giữa tính ưu thế tích lũy và thứ hạng loài của quần xã động vật phù du. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Zakaria (2007) về sự biến động của quần thể động vật phù du theo mùa và theo độ mặn, theo đó Protozoa và Copepoda luôn chiếm ưu thế với t lệ lần lượt là 51,19% và 27,9%, riêng nhóm Rotifera chiếm t lệ rất thấp (3,81%) và Cladocera (0,26%). 3.4 Tƣơng quan chất lƣợng môi trƣờng nƣớc và ĐVPD Kết quả phân tích cho thấy nhiệt độ, độ trong, dòng chảy, photphate và TSS có giá trị tương quan rất chặt chẽ đến mật độ luân trùng tại các điểm thu mẫu. Các ch tiêu còn lại như pH, BOD5, COD, T N và Chlorophyll-a cũng có giá trị tương quan chặt chẽ đến mật độ của các loài luân trùng như B. rubens, B. plicatilis, B. angularis và M. bulla. Trong đó dễ nhận thấy loài luân trùng B. rubens có tương quan chặt chẽ với PO4 3-, COD và T N (Hình 3.5), phù hợp với nhận định của Huỳnh Phước Vinh và ctv. (2019) thì có sự tương quan thuận giữa số lượng loài luân trùng và hàm lượng TP trong nước; đặc biệt là các loài thuộc họ Brachionidae. Kết quả phân tích CC cho thấy có thể giải thích lên đến 64,8% cho toàn bộ sự biến động của dữ liệu ghi nhận được trong nghiên cứu. Điều này cho thấy rằng nhiệt độ, dòng chảy và các yếu tố dinh dưỡng trong môi trường nước ảnh hưởng rất nhiều đến mật độ của luân trùng tại các điểm thu mẫu. Tác giả cũng nhận định có thể sử dụng các loài thuộc họ này làm sinh vật ch thị cho môi trường giàu dinh dưỡng. Hình 3.5: Kết quả phân tích CC giữa chất lượng nước và mật độ luân trùng trên sông Hậu (Eigenvalue: 64,8%) Nghiên cứu của Sampaio et al. (2002) tìm thấy sự xuất hiện thường xuyên của Collotheca sp., C. unicornis, K. americana, K. Cochlearis và P. vulgaris ở hồ chứa nghèo dinh dưỡng. Ngược lại, nghiên cứu của Tundisi et al. (2008) thì 21 tìm thấy loài K. americana ở môi trường giàu dinh dưỡng. Như vậy có thể thấy rằng, hàm lượng dinh dưỡng (Nitrate, T N, Photphate, TSS, Chlorophyll-a) có sự ảnh hưởng đến sự phát triển mật độ luân trùng tại các điểm thu mẫu. 3.5 Kích thƣớc luân trùng Động vật phù du nói chung và luân trùng nói riêng là những loài có kích thước nhỏ, sinh trưởng và phát triển nhanh, đó là những lợi thế của các nhóm này để phát triển gây nuôi sinh khối và làm thức ăn tự nhiên cho ấu trùng các loài thủy sản. Từ kết quả thành phần loài và phân bố của các loài luân trùng trên sông Hậu và các ao ương nuôi thủy sản ghi nhận loài luân trùng B. rubens là loài có tần suất xuất hiện cao, có các ch số đa dạng ưu thế. Từ đó chọn ra một số loài luân trùng tiêu biểu cùng với loài B. rubens này để đo đạt về kích thước của chúng làm cơ sở tuyển chọn loài luân trùng tiêm năng cho những nghiên cứu tiếp theo. Kết quả đo đạc kích thước của luân trùng ghi nhận được chiều dài trung bình của 12 loài dao động từ 98±13 đến 196±31 m và chiều rộng trung bình là từ 55±6 đến 150±21 m (Bảng 4.17). Trong đó loài B. rubens là loài ưu thế nhất trong các điểm thu mẫu và có kích thước trung bình khá thấp với chiều dài 139±31 m và chiều rộng là 110±7 m ghi nhận kích thước của B. rubens trong nghiên cứu này nhỏ hơn Kaya and ltingdag (2007) nghiên cứu về sự thay đổi của động vật phù du theo mùa ở hồ Dam, cho kết quả kích thước B. rubens là 171x216 m, có thể giải thích sự nhỏ hơn này là do khác nhau về mặt không gian (địa lý) và thời gan (mùa trong năm) (Fukusho and Iwamoto, 1980; Miracle, 1985) hay do sự khác nhau của quá trình chọn cá thể ngẫu nhiên của hai nghiên cứu này. Ngoài ra, ảnh hưởng của nhiệt độ lên kích cỡ luân trùng đã được nhận định là phụ thuộc vào các dòng luân trùng (Snell and Carrillo, 1984). Sự khác nhau về vùng địa lý cũng sẽ tạo sự sai khác về kích thước của 13 dòng luân trùng B. plicatilis địa phương, dao động từ 123-292 m được thể hiện qua nghiên cứu của Snell and Carrillo (1984). Theo Vũ Ngọc Út và ctv (2019) kích cỡ miệng của cá tra bột trung bình 250~270 m do đó các loài luân trùng khảo sát có kích thước nhỏ phù hợp cho việc sản xuất giống cá tra hiện nay. Ngoài ra luân trùng cũng là đối tượng tiềm năng làm thức ăn trong sản xuất giống các loài cá có giá trị kinh tế khác như cá chẻm, cá nâu, Như vậy, kích thước của loài luân trùng B. rubens phù hợp với kích cỡ miệng của một số loài cá bột và thích hợp để làm thức ăn tự nhiên cho sản xuất giống các loài động vật thủy sản. * Luân trùng B. rubens đƣợc chọn là loài tiềm năng Dựa vào cấu trúc thành phần loài, mật độ, kích cỡ cũng như tần suất xuất hiện của nhóm luân trùng thì loài B. rubens là loài xuất hiện phong phú tại các điểm thu mẫu tự nhiên và trong tất cả các ao ương nuôi thủy sản. Các loài luân trùng khác như B. plicatilis, B. angularis, K. serullata và F. terminalis, cũng có kích cỡ nhỏ và giá trị phong phú, đa dạng cao tại các điểm thu mẫu, tuy nhiên đây là những loài đã được nghiên cứu khá nhiều về đặc điểm sinh học cũng như nuôi sinh khối (Scott, 1981; Serra & Miracle, 1983; Snell & Cardllo, 1984; 22 Snell & Hoff, 1985; Snell, 1986; Paez et al., 1988; Orhun et al., 1991; Øie and Olsen, 1997; Shiri et al., 2003; Ramírez-P rez et al., 2004; Trần Sương Ngọc, 2012,). Trong các loài thu được thì loài B. rubens có tần suất xuất hiện khá cao trong các thủy vực thu mẫu, đặc biệt là mật độ của B. rubens trên sông Hậu rất cao (4.895±10.235 cá thể/m3) so với các loài còn lại. Bên cạnh đó, B. rubens có các ch số đa dạng (H’=3,0066) và phong phú (d=2,2984) cao hơn so với một số loài khác. Kết quả này cho thấy loài luân trùng B. rubens có khả năng thích nghi cao ở mọi điều kiện môi trường vùng ĐBSCL, kể cả môi trường giàu hay k m dinh dưỡng chúng vẫn xuất hiện và phát triển tốt. Hơn nữa, chúng có kích thước cơ thể khá nhỏ, 139±31 m chiều dài và 110±7 m chiều rộng, nhỏ hơn so với các loài cùng giống như B. havanaensis, B. quadridentata và B. pala. Ngoài ra, thông tin về loài này hiện rất ít, ch một vài công bố bởi Schl ter (1980), Schl ter & Groeneweg (1981, 1985). Mặc dù, B. rubens không phải là loài có kích thước nhỏ nhất trong nghiên cứu này nhưng kích thước và hình dạng của chúng rất tương đồng với loài B. plicatilis mà hiện nay là đối tượng rất quan trọng đối với trên 60 loài cá biển và giáp xác biển (Dhert, 1996). Chính B. plicatilis cũng được phát hiện và gây nuôi làm thức ăn ban đầu cho nhiều loài cá biển bởi Ito năm 1960 khi tác giả phát hiện mức độ phong phú của chúng trong các ao nuôi thủy sản. Mức độ phong phú của một loài nào đó trong thủy vực là sự thể hiện khả năng thích ứng và phát triển mạnh mẽ của loài đó trong môi trường sống và có thể là một trong những tiêu chí để chọn gây nuôi trong điều kiện nhân tạo do khả năng thích ứng tốt của chúng. Như vậy, B. rubens trong nghiên cứu này cũng có đặc điểm xuất hiện tương tự và khả năng gây nuôi sinh khối làm thức ăn tự nhiên cho những loài cá nước ngọt. Ngoài ra, như đã đề cập, đặc điểm hình thái của loài này cũng rất giống với B. plicatilis. Chính vì vậy, B. rubens đã được chọn như là loài tiềm năng để tìm hiểu các đặc điểm sinh học, thử nghiệm nuôi sinh khối cũng như giá trị dinh dưỡng của chúng trong nghiên cứu này. 3.6 Ảnh hƣởng của c c yếu tố môi trƣờng lên sự sinh trƣởng và ph t tri n của B. rubens 3.6.1 Ảnh hƣởng của nhiệt độ lên vòng đời của B. rubens Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian thành thục của B. rubens giảm dần khi nhiệt độ tăng. B. rubens có thời gian thành thục chậm nhất ở nghiệm thức 22 oC (37,1±5,2 giờ) và nhanh nhất ở nghiệm thức 34 oC (8,0±0,1 giờ). Kết quả phân tích thống kê cho thấy có sự khác biệt đáng kể về thời gian thành thục giữa nghiệm thức 22 oC so với các nghiệm thức nhiệt độ khác (p<0,05). Thời gian thành thục của luân trùng ở nhiệt độ 24 và 26 oC cũng dài hơn đáng kể so với các nghiệm thức ở mức nhiệt độ cao hơn. Nhìn chung, khi nuôi ở nhiệt độ cao, B. rubens có thời gian thành thục sớm hơn khi nuôi ở nhiệt độ thấp (Bảng 3.4) do nhiệt độ cao quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn giúp quá trình thành thục của luân trùng cũng nhanh theo. Kết quả nghiên cứu phù hợp với nhận định của Xi and Huang (2000), trong điều kiện nghiên cứu nhiệt độ cao thì luân trùng có thời gian thành thục nhanh hơn. 23 Nhiệt độ ảnh hưởng rõ rệt lên sự phát triển phôi của luân trùng B. rubens. Thời gian phát triển phôi giảm dần khi nhiệt độ tăng. Ở nhiệt độ 22 oC thời gian phát triển phôi k o dài trung bình là 19,3±0,6 giờ, trong khi đó ở nhiệt độ 34 oC thời gian này rút ngắn 3,3 lần, ch còn 5,9±0,2 giờ. Thời gian phát triển phôi khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nghiệm thức 32 và 34 oC so với các nghiệm thức nuôi ở nhiệt độ thấp hơn (p<0,05). Theo kết quả thí nghiệm của Walz (1987) và Xiangfei (1989), thời gian trứng nở của luân trùng loài B. angularis ở 25 oC lần lượt là 0,63±0,02 ngày và 0,62 ngày (tương ứng 15,12±0,48 giờ và 14,88 giờ). Thời gian phát triển phôi của B. angularis trong nghiên cứu các tác giả dài hơn so với kết quả trong thí nghiệm hiện tại là loài B. rubens (ở 26 oC) với 12,03±0,36 giờ. Sự khác biệt này cũng có thể là do khác loài và chênh lệch nhiệt độ. Kết quả ghi nhận B. rubens có nhịp sinh sản chậm nhất khi nuôi ở nhiệt độ 22 oC là 14,6±4,3 giờ và nhanh nhất khi nuôi ở nhiệt độ 34 oC là 1,9±0,1 giờ, nhanh hơn gấp 7

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_thanh_phan_loai_luan_trung_rotifera_o_dong_b.pdf
  • pdfAbstract 19052022.pdf
  • pdfQĐCT_Lê Hoàng Vũ.pdf
  • docxTrang thong tin luan an_LHVu.docx
  • docxTrang thong tin luan an_LHVu_TA.docx
Tài liệu liên quan