Trong thời gian gần đây ở những vùng trồng rau tại Hà Nội và phụ cận
xuất hiện loài ruồi đục lá lớn C. horticola với mức độ phổ biến tương đối cao.
Chúng xuất hiện quanh năm nhưng chỉ trên 11 loại cây ký chủ. Trong đó, C.
horticola xuất hiện phổ biến nhất vào các tháng 2, 3 và tháng 10, 11, 12 hàng
năm khi điều kiện thời tiết lạnh và điều kiện dinh dưỡng phù hợp.
3.1.2.2. Sự chu chuyển của loài ruồi đục lá phổ biến Liriomyza sativae
L. sativae là đối tượng gây hại nguy hiểm trên các vùng trồng rau trong cả
nước. Ngoài cây rau, L. sativae còn xuất hiện trên bông và cỏ dại. Khác với loài C.
horticola, L. sativae xuất hiện phổ biến vào tháng 3, 4, 5 và tháng 9, 10 trong năm.
Đây là các tháng có nhiệt độ tương đối cao so với các tháng khác trong năm, những
tháng 1, 2 và tháng 11, 12 có nhiệt độ thấp nên mức độ phổ biến của chúng giảm
hẳn. Rõ ràng, giữa hai loài ruồi đục lá này đã có sự chia sẻ về không gian sống và
nguồn thức ăn để cùng nhau tồn tại trên đồng ruộng
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Thành phần ruồi đục lá họ Agromyzidae, đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài ruồi đục lá lớn Chromatomyia horticola (Goureau) trên cây dưa chuột ở Hà Nội và biện pháp phòng chống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười.
Tính hiệu lực trừ ruồi đục lá của các thuốc trừ sâu theo công thức Abbott
và theo công thức Henderson -Tilton
Xây dựng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp ruồi đục lá lớn C. horticola
trên cây dưa chuột với 3 công thức:
+ Công thức 1: Thu dọn tàn dư cây trồng, dùng nilon quây hàng rào
ruộng, trồng trên ruộng vụ trước trồng bí xanh (không là cây ký chủ của C.
horticola), sử dụng bẫy dính màu vàng ở thời kỳ cây vươn cao và phun thuốc
Nimbecidine 0,03EC nồng độ 0,5% vào giai đoạn cây 2 lá mầm và cây ra hoa.
+ Công thức 2: Đối chứng: không phòng trừ
+ Công thức 3: Thực hiện theo nông dân (phun thuốc 8 lần/ vụ)
Đánh giá hiệu quả của các công thức thí nghiệm thông qua năng suất thực thu
8và chi phí Bảo vệ thực vật của mỗi công thức thí nghiệm để đưa ra khuyến cáo sử
dụng biện pháp phòng chống loài C. horticola trên dưa chuột đạt kết quả cao.
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học IRRISTAT.
Trong đó, các giá trị % đã được chuyển đổi ARCSIN trước khi xử lý thống kê.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần, sự chu chuyển và phân bố của ruồi đục lá họ Agromyzidae
tại Hà Nội và phụ cận
3.1.1. Thành phần ruồi đục lá tại Hà Nội và phụ cận
Kết quả điều tra thu thập thành phần loài và mức độ phổ biến của các loài
ruồi đục lá trên các loại rau, hoa và cỏ dại tại Hà Nội và phụ cận từ tháng 01/2008
đến tháng 12/2010 có 5 loài ruồi đục lá (Diptera: Agromyzidae), các loài ruồi đục
lá này gây hại trên 29 loài cây ký chủ khác nhau thuộc 10 họ thực vật. Trong số
5 loài ruồi thu được thì L.sativae là loài phổ biến nhất gây hại trên 27/29 loại cây
trồng điều tra. C. horticola (loài ruồi mới phát sinh gây hại trên dưa chuột ở Việt
Nam)) gây hại trên 11/29 loại cây trồng, loài Liriomyza sp. gây hại trên 11/29 loại
cây ký chủ, loài L. bryoniae gây hại trên 2 loại cây ký chủ. Đặc biệt, loài L.
chinensis Kato chỉ xuất hiện và gây hại trên các cây trồng thuộc họ hành tỏi.
3.1.2. Sự chu chuyển trong phổ ký chủ của 2 loài ruồi đục lá chủ yếu tại vùng
Hà Nội và phụ cận
3.1.2.1. Sự chu chuyển của loài ruồi đục lá lớnChromatomyia horticola
Trong thời gian gần đây ở những vùng trồng rau tại Hà Nội và phụ cận
xuất hiện loài ruồi đục lá lớn C. horticola với mức độ phổ biến tương đối cao.
Chúng xuất hiện quanh năm nhưng chỉ trên 11 loại cây ký chủ. Trong đó, C.
horticola xuất hiện phổ biến nhất vào các tháng 2, 3 và tháng 10, 11, 12 hàng
năm khi điều kiện thời tiết lạnh và điều kiện dinh dưỡng phù hợp.
3.1.2.2. Sự chu chuyển của loài ruồi đục lá phổ biến Liriomyza sativae
L. sativae là đối tượng gây hại nguy hiểm trên các vùng trồng rau trong cả
nước. Ngoài cây rau, L. sativae còn xuất hiện trên bông và cỏ dại. Khác với loài C.
horticola, L. sativae xuất hiện phổ biến vào tháng 3, 4, 5 và tháng 9, 10 trong năm.
Đây là các tháng có nhiệt độ tương đối cao so với các tháng khác trong năm, những
tháng 1, 2 và tháng 11, 12 có nhiệt độ thấp nên mức độ phổ biến của chúng giảm
hẳn. Rõ ràng, giữa hai loài ruồi đục lá này đã có sự chia sẻ về không gian sống và
nguồn thức ăn để cùng nhau tồn tại trên đồng ruộng
3.1.3. Sự phân bố của giòi loài ruồi đục lá lớn C. horticola và loài ruồi đục lá
phổ biến L. sativae ở các tầng lá khác nhau trên cây dưa chuột
Trên cây dưa chuột tại Hà Nội và vùng phụ cận trong thời gian gần đây luôn
có sự xuất hiện và gây hại cùng lúc của 2 loài ruồi đục lá là L. sativae và C.
9horticola. Tuy nhiên, giữa chúng lại có sự phân bố về số lượng khác nhau ở các tầng
lá trên cây dưa chuột (bảng 3.1).
Trên cùng một cây dưa chuột, từ thời kỳ cây con đến khi bắt đầu thu hoạch,
L. sative có mật độ cao hơn C. horticola ở tất cả các tầng lá. Nhưng từ khi cây cho
thu hoạch quả đến cuối vụ, mật độ loài C. horticola lại cao hơn mật độ loài L.
sativae ở tất cả các tầng lá. Đó là do thời tiết vụ Đông cuối vụ lạnh nên mật độ L.
sativae giảm rõ rệt trong khi mật độ C. horticola lại tăng lên đáng kể. Rõ ràng
giữa chúng đã có sự chia sẻ về nguồn thức ăn và nơi ở để cùng tồn tại được trên
ruộng dưa chuột. Hơn nữa, cả 2 loài đều tập trung ở tầng lá dưới vào giai đoạn
đầu của cây, về sau chúng di chuyển và tập trung gây hại mạnh trên tầng lá ngọn
của cây dưa chuột.
Bảng 3.1. Diễn biến mật độ giòi của ruồi đục lá C. horticola và L. sativae ở các
tầng lá khác nhau trên cây dưa chuột vụ Đông (Hà Nội, năm 2010)
Mật độ ruồi C. horticola (con/lá) Mật độ ruồi L. sativae (con/lá)Giai đoạn
sinh
trưởng
Tầng
lá trên
Tầng
Lá giữa
Tầng
lá dưới
Tầng
Lá trên
Tầng
lá giữa
Tầng
lá dưới
6 lá thật 0,08 0,55 1,17 0,04 0,64 2,45
8 lá thật 0,12 0,63 1,07 0,06 0,86 2,82
10 lá thật 0,13 1,01 0,38 0,16 1,25 1,04
12 lá thật 0,34 1,51 0,45 0,42 1,88 0,56
14 lá thật 0,35 1,65 0,48 0,64 2,46 0,34
Thu hoạch 0,37 1,75 0,44 1,02 2,92 0,22
Thu hoạch 0,59 1,05 0,31 1.34 1,72 0,14
Thu hoạch 0,82 0,95 0,27 1,86 1,38 0,12
Thu hoạch 1,26 0,94 0,15 1,28 1,02 0,08
Thu hoạch 1,37 0,97 0,12 0,83 0,86 0,06
Thu hoạch 1,51 0,85 0,08 0,64 0,54 0,04
Trung bình 0,63 1,08 0,45 0,75 1,41 0,72
3.2. Đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái của hai loài ruồi đục lá lớn C.
horticola trên cây dưa chuột
3.2.1.Đặc điểm hình thái của loài ruồi đục lá lớnC. horticola
Trứng có hình bầu dục, chiều dài là 0,24mm, chiều rộng là 0,13mm. Giòi có
3 tuổi. Kích thước dài thân từ 0,43 - 2,03mm, chiều rộng từ 0,21 - 0,72 mm.
Nhộng có hình elip, kích thước dài thân là 2,01mm, chiều rộng là 0,98mm.
Trưởng thành có kích thước cơ thể to hơn các loài ruồi đục lá khác, dài thân từ
1,95 - 2,13mm. Cơ thể có màu đen, hơi ánh vàng.
3.2.2.Một số đặc điểm sinh học của loài ruồi đục lá lớnC. horticola
Đặc tính dinh dưỡng của trưởng thành loài ruồi đục lá lớn C. horticola
10
Yếu tố thức ăn có ảnh hưởng rõ rệt tới thời gian sống của trưởng thành. Khi
không có thức ăn hoặc cung cấp thức ăn là nước lã cả trưởng thành đực và
trưởng thành cái chỉ sống được 1 - 2 ngày và 2 - 3 ngày. Thời gian sống của con
đực tăng lên một cách đáng kể khi được cung cấp nước đường và mật ong (từ
6,5 - 8,5 ngày) nhưng con cái lại có thời gian sống dài nhất khi được cung cấp
thức ăn là cây ký chủ của nó (từ 9,6 - 11,4 ngày). Vì trong thực tế ruồi đực chủ
yếu ăn mật hoa, ruồi cái liếm ăn dịch cây ký chủ tiết ra từ các vết châm của nó.
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của thức ăn thêm đến thời gian sống của trưởng thành loài
ruồi đục lá lớn C. horticola (Hà Nội, năm 2010)
Thời gian sống (ngày)
Đợt thí nghiệm 1 Đợt thí nghiệm 2Stt Công thức thí
nghiệm Trưởng
thành đực
Trưởng
thành cái
Trưởng
thành đực
Trưởng
thành cái
1 Không thức ăn 1,90a±0,32 2,20a±0,38 1,60a±0,52 1,80a±0,42
2 Nước lã 2,80b±0,86 3,20b±0.83 2,00a±0,94 2,20a±0.79
3 Nước đường 50% 7,60d±0,48 8,73c±0,46 6,50c±0,53 6,70b±0,48
4 Mật ong nguyên chất 8,50e±0,62 9,20d±0,64 7,60d±0,52 6,50b±0,53
5 Lá cây dưa chuột 4,20c±0,53 11,40e±0,72 3,30b±0,48 9,60c±0,52
LSD5% 0,35 0,46 0,56 0,50
CV% 9,8 10,5 14,8 11,0
Ghi chú: Đợt 1: Thời gian thí nghiệm: tháng 3 năm 2010; n = 30; Nhiệt độ trung bình:
22,3 0C ; Ẩm độ trung bình: 80,5%
Đợt 2: Thời gian thí nghiệm: tháng 4 năm 2010; n = 30; Nhiệt độ trung bình: 26,8 0C ;
Ẩm độ trung bình: 75,4%
Các chữ cái khác nhau trong phạm vi cùng cột chỉ sự sai khác ở độ tin cậy p ≤ 0,05
Thời gian phát dục các pha và vòng đời của loài ruồi đục lá lớn
C. horticola (Goureau)
Nuôi ruồi đục lá lớn C. horticola trong phòng thí nghiệm ở 2 ngưỡng nhiệt
độ ổn định 250C, 300C với ẩm độ 85% (bảng 3.3).
Bảng 3.3. Thời gian phát dục các pha và vòng đời của loài ruồi đục lá lớn C.
horticola trên dưa chuột ở hai mức nhiệt độ (Hà Nội, năm 2009, 2010)
Nhiệt độ (0C)Các pha
Phát dục 250C 300C
LSD
5% CV%
Trứng 3,20ab±0,70 2,10c±0,11 0,74 3,9
Giòi tuổi 1 2,20c±0,80 1,53d±0,12 0,17 3,6
Giòi tuổi 2 2,90b±1,10 2,07d±0,16 0,14 4,1
Giòi tuổi 3 2,30b±0,70 1,70c±0,10 0,25 3,9
Nhộng 7,40c±0,24 6,20d±0,18 0,26 2,7
Tiền đẻ trứng 1,50c±0,50 1,17d±0,56 0,19 2,4
Vòng đời 18,8c±0,90 14,6d±1,06 0,86 2,2
Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong phạm vi cùng hàng chỉ sự sai khác
về độ tin cây p ≤ 0,05
11
Kết quả cho thấy thời gian phát triển các pha của loài ruồi đục lá lớn C.
horticola có sự dao động nhiều khi nuôi ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau.
Trong đó, thời gian hoàn thành vòng đời ở 300C trung bình 14,6 ngày ngắn hơn
ở 250C trung bình 18,8 ngày.
Đặc điểm sinh sản của loài ruồi đục lá lớn C. horticola
+ Tập tính đẻ trứng và sức đẻ trứng của loài ruồi đục lá lớn C. horticola
(Goureau) trên cây dưa chuột
Trưởng thành cái bắt đầu đẻ trứng sau khi giao phối một ngày và có thể
đẻ trứng rải rác trong ngày, nhiều nhất vào lúc 13 - 15 giờ. Trứng được đẻ rải rác
từng quả một ở cả 2 mặt lá (chủ yếu là mặt trên), mỗi vết chích đẻ 1 quả trứng.
Sức đẻ trứng khá cao, phạm vi biến động từ 50 - 133 trứng/ cái.
+ Nhịp điệu đẻ trứng của loài ruồi đục lá lớn C. horticola trên dưa chuột
Để làm rõ hơn khả năng sinh sản của ruồi đục lá lớn C. horticola trên cây
dưa chuột, tiếp tục làm thí nghiệm theo dõi nhịp điệu đẻ trứng của chúng.
0
5
10
15
20
25
1 2 3 4 5 6 7
Ngày the o dõi sau vũ hóa
Số
tr
ứn
g
đẻ
/ c
on
c
ái
/ n
gà
y
Hình 3.1. Nhịp điệu đẻ trứng của loài ruồi đục lá lớn C. horticola
(Hà Nội, năm 2009)
Trong điều kiện nhiệt độ 250C, ẩm độ 85% loài ruồi đục lá lớn C.
horticola có khả năng sinh sản tương đối cao trung bình 90,00 trứng/ ruồi cái,
sau khi giao phối 3 ngày sức sinh sản của chúng mạnh nhất trung bình 22,65
trứng/ ruồi cái/ ngày, số lượng trứng được đẻ ra tăng nhanh ở 4 ngày đầu, sang
ngày thứ 5 số lượng trứng giảm dần và dừng hẳn ở ngày thứ 8 sau khi giao phối,
thời gian đẻ trứng diễn ra trong 7 ngày (hình 3.1).
Một số chỉ tiêu sinh học cơ bản của ruồi đục lá lớn C. horticola
Từ kết quả nuôi sinh học vòng đời và nhịp điệu đẻ trứng của ruồi đục lá
lớn C. horticola ở điều kiện nhiệt độ 250C, độ ẩm 85% đã xác định được các chỉ
số sinh học của loài ruồi đục lá lớn C. horticola dựa theo công thức tính toán của
(Birch, 1948), như sau:
Hệ số nhân của 1 thế hệ R0 = 33,417
Tỷ lệ gia tăng tự nhiên quần thể rệp chính xác r = 0,1349
Thời gian của một thế hệ tính theo cơ sở mẹ Tc (ngày) = 26,1907
12
Thời gian của một thế hệ tính theo cơ sở con T (ngày) = 25,822
Chỉ số giới hạn tăng tự nhiên λ = 1,144
Tỷ lệ gia tăng tự nhiên của ruồi đục lá lớn C. horticola cao r = 0,1349.
Thời gian một thế hệ ruồi đục lá Tc = 26,1907 (ngày). Hệ số nhân R0= 33,417.
Giới hạn tăng λ = 1,144.
3.2.3. Đặc điểm sinh thái của loài ruồi đục lá lớn C. horticola trên cây dưa chuột
Diễn biến mật độ giòi của loài ruồi đục lá lớn và tỷ lệ lá bị hại trên
các vụ dưa chuột tại Gia Lâm - Hà Nội
Kết quả điều tra cho thấy trong cả 4 vụ trồng dưa chuột ruồi đục lá lớn
đều xuất hiện sớm ngay khi cây dưa chuột có 2 lá mầm, sau đó mật độ ruồi tăng
dần và đạt cao điểm khi cây dưa chuột bắt đầu ra hoa - quả (hình 3.2). Ở vụ
Xuân, Hè, Thu và Đông có mật độ giòi đục lá lớn tương ứng là 3,05; 0,64; 2,53
và 4,76 con/lá, tỷ lệ lá bị hại tăng dần đến cuối vụ khi cây thu hoạch từ 46,02 -
78,26%. Trong đó, mật độ giòi đục lá lớn và tỷ lệ lá bị hại ở vụ Đông đạt cao
hơn so với các vụ khác trung bình là 2,35 con/lá và 60,78% và thấp nhất ở vụ Hè
tương ứng là 0,38 con/lá và 35,22%. Tuy vụ Hè và vụ Thu mức độ hại thấp hơn
nhưng người sản xuất vẫn phải chú ý trong quản lý ruồi đục lá lớn C. horticola,
vì đây là hai vụ dưa chuột trái vụ, điều kiện thời tiết không thuận lợi cho sư phát
triển của cây dưa chuột nên chỉ cần một tác động rất nhỏ của sâu bệnh cũng có
thể là nguyên nhân làm giảm đáng kể năng suất dưa chuột.
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Cây 2
lá
mầm
Cây 1
lá thật
Cây 2
- 3 lá
thật
Cây
vươn
cao
Cây ra
hoa
Hoa
rộ, quả
Hoa
rộ, quả
Quả,
thu
hoạch
Thu
hoạch
Thu
hoạch
Thu
hoạch
Gia i đoạ n sinh trưởng
T
ỷ
lệ
lá
b
ị h
ại
(%
)
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
4.5
5
M
ật
đ
ộ
gi
òi
(c
on
/l
á)
Tỷ lệ lá hại ở vụ Xuân Tỷ lệ lá b ị hại ở vụ Hè Tỷ lệ lá b ị hại ở vụ Thu
Tỷ lệ lá b ị hại ở vụ Đông M ật độ ở vụ Xuân M ật độ ở vụ Hè
M ật độ ở vụ Thu M ật độ ở vụ Đông
Hình 3.2. Diễn biến mật độ giòi của ruồi đục lá lớn và tỷ lệ lá bị hại
trên các vụ dưa chuột (Hà Nội, năm 2009)
Một số nhận xét về ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh đến diễn biến mật
độ giòi của loài ruồi đục lá lớn C. horticola vàtỷ lệ lá bị hại trên cây dưa chuột
+ Ảnh hưởng của các trà dưa chuột có thời gian gieo khác nhau
Biến động mật độ giòi của ruồi đục lá lớn C. horticola ở giai đoạn đầu của
13
vụ Đông là nguy hiểm nhất, sự xuất hiện và gây hại của chúng có thể làm giảm
nghiêm trọng đến năng suất dưa chuột vụ Đông. Kết quả điều tra cho thấy khi
trồng dưa chuột chính vụ (gieo ngày 30/9/2009) có mật độ ruồi đục lá lớn cao
nhất ở thời kỳ đầu khi cây mọc 2 lá mầm đạt 1,22 con/lá, sau đó đến dưa chuột
trồng sớm mật độ đạt 0,98 con/lá và cuối cùng là dưa chuột trồng muộn, mật độ
0,79 con/lá. (hình 3.3). Như vậy, để giảm bớt tác hại của ruồi đục lá lớn trên dưa
chuột vụ Đông nên trồng sớm để dưa chuột vừa phát triển mạnh vừa hạn chế
được sự gây hại của chúng ở giai đoạn xung yếu của cây dưa chuột.
0 . 0 0
1 0 . 0 0
2 0 . 0 0
3 0 . 0 0
4 0 . 0 0
5 0 . 0 0
6 0 . 0 0
7 0 . 0 0
8 0 . 0 0
9 0 . 0 0
C â y 2
lá
m ầ m
C â y 1
lá t h ậ t
C â y 2
- 3 lá
t h ậ t
C â y
vư ơ n
c a o
C â y ra
h o a
H o a
rộ ,
q u ả
H o a
rộ ,
q u ả
Q u ả ,
t h u
h o ạ c h
Th u
h o ạ c h
Th u
h o ạ c h
Th u
h o ạ c h
G ia i đ o ạ n s in h trư ở n g
T
ỷ
l
ệ
lá
b
ị
h
ạ
i
(%
)
0 . 0 0
1 . 0 0
2 . 0 0
3 . 0 0
4 . 0 0
5 . 0 0
6 . 0 0
M
ậ
t
đ
ộ
g
iò
i
(c
o
n
/l
á
)
T ỷ lệ lá b ị h ạ i ở tr à s ớ m T ỷ lệ lá b ị h ạ i ở tr à c h ín h T ỷ lệ lá b ị h ạ i ở tr à m u ộ n
M ậ t đ ộ ở tr à s ớ m M ậ t đ ộ ở tr à c h ín h M ậ t đ ộ ở tr à m u ộ n
Hình 3.3. Diễn biến mật độ giòi của ruồi đục lá lớn và tỷ lệ lá bị hại trên các trà
dưa chuột vụ Đông (Hà Nội, năm 2009)
+ Ảnh hưởng của giống dưa chuột
Kết quả điều tra cho thấy, mật độ ruồi và tỷ lệ hại do chúng gây ra trên
giống địa phương thấp hơn so với 3 giống nhập nội. Tại thời điểm mật độ ruồi
đục lá lớn đạt đỉnh cao ở giai đoạn cây ra hoa, mật độ trên giống địa phương
trung bình đạt 2,37 con/lá với tỷ lệ hại 35,78%, thấp hơn rất nhiều so với các
giống nhập nội Happy 02, Gauri 757 và DV 027 với mật độ và tỷ lệ hại tương
ứng là 4,76 con/lá (62,02%); 3,62 con/lá (52,16%) và 3,58 con/lá (56,62%).
Trong 3 giống dưa chuột lai nhập nội, giống DV 027 là giống bị hại nhẹ nhất và
giống Happy 02 bị hại nặng nhất với tỷ lệ hại tương ứng ở cuối vụ trồng trên 2
giống là 75,16 % và 79,26%.
3.3. Thành phần ong ký sinh ruồi đục lá và một số đặc điểm sinh học, sinh
thái học của loài ong Phaedrotoma phaseoli (Fischer) ký sinh giòi - nhộng
ruồi đục lá họ Agromyzidae
3.3.1. Thành phần ong ký sinh ruồi đục lá họ Agromyzidae vùng Hà Nội và
phụ cận
Kết quả điều tra thu thập thành phần ong ký sinh ruồi đục lá họ
14
Agromyzidae tại Hà Nội và phụ cận năm 2008 - 2010 ghi nhận có 7 loài ong
thuộc 2 họ trong bộ cánh màng ký sinh trên giòi và giòi - nhộng của ruồi đục lá.
Trong đó, họ Eulophidae chiếm ưu thế tới 05 loài ký sinh giai đoạn giòi, 02 loài
thuộc họ Braconidae ký sinh giai đoạn giòi - nhộng ruồi đục lá. Loài ong mới
được ghi nhận vào danh mục ong ký sinh trên giòi - nhộng ruồi đục lá tại nước ta
là loài P. phaseoli ký sinh trên 4 loài ruồi đục lá là L. sativae, C. horticola, L.
chinensis và Liriomyza sp., chúng xuất hiện phổ biến với mật độ cao nên rất có ý
nghĩa trong việc khống chế số lượng ruồi đục lá trên đồng ruộng.
3.3.2. Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái của loài ong P. phaseoli Fischer
(Hymenoptera: Braconidae)
3.3.2.1. Vị trí phân loại của ong P. phaseoli
P. phaseoli Fischer (trước đây loài này được xếp trong giống Opius và
được Fischer mô tả năm 1963 và gọi là Opius phaseoli, nay đã có đủ tài liệu,
chúng tôi sử dụng tên chính thức Phaedrotoma phaseoli (Khuất Đăng Long,
2010) [22] thuộc giống Opius, phân họ Opinae, họ ong kén nhỏ (Braconidae),
Bộ Cánh màng (Hymenoptera).
3.3.2.2. Đặc điểm hình thái của ong ký sinh P. phaseoli
Ong P. phaseoli trưởng thành có màu vàng, ong cái có chiều dài thân trung
bình là 1,25 mm, chiều rộng sải cánh trung bình là 3,34mm; ong đực có chiều dài
thân trung bình là 1,2mm, chiều rộng sải cánh trung bình là 3,28mm. Trứng có
hình quả bí xanh, chiều dài trung bình là 0,24mm. Sâu non có 3 tuổi với kích
thước chiều dài trung bình từ 0,48 - 0,8 mm, chiều rộng trung bình từ 0,21 -
0,34 mm. Nhộng là nhộng trần, chiều dài trung bình là 1,1mm.
3.3.3. Đặc điểm sinh học của loài ong P. phaseoli Fischer
3.3.3.1. Đặc tính dinh dưỡng của trưởng thành ong P. phaseoli (thí nghiệm không có mặt
ký chủ)
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của thức ăn đến thời gian sống của trưởng thành ong
P. phaseoli (thí nghiệm không có mặt ký chủ) (Hà Nội, năm 2010)
Thời gian sống (ngày)Chỉ tiêu
Thức ăn
Trưởng thành
đực
Trưởng thành
cái
Số giòi bị ký
sinh/ong cái/ngày
Mật ong nguyên chất 8,53a ± 0,31 15,73a ± 0,76 17,40a
Dung dịch mật ong 50% 6,20b ± 0,4 10,33b ± 0,61 9,60b
Dung dịch mật ong 10% 4,73c ± 0,31 9,33c ± 0,12 7,33c
Nước lã 4,07d ± 0,23 6,47d ± 0,12 4,67d
Không ăn thêm 3,40e ± 0,04 5,87e ± 0,31 3,50d
LSD5% 0,58 0,66 1,29
CV% 5,70 4,70 8,1
Ghi chú: Nhiệt độ: 28,67oC Độ ẩm: 87,97%; số cá thể thí nghiệm ở mỗi công thức n=30
Các chữ cái khác nhau trong phạm vi cùng hàng chỉ sự sai khác về độ tin cây p ≤ 0,05
15
Khi ăn các loại thức ăn thêm khác nhau thời gian sông của ong P. phaseoli có
sự khác nhau đáng kể với độ tin cậy ở mức xác suất P < 0,05 (bảng 3.4). Khi được ăn
mật ong nguyên chất, ong P. phaseoli có thời gian sống dài nhất, trung bình là 8,53 ±
0,31 ngày (ong đực) và 15,73 ± 0,76 ngày (ong cái ), thấp nhất khi cho ăn nước lã, thời
gian sống của ong đực là 4,07 ± 0,04 ngày, ong cái là 6,47 ± 0,12 ngày.
3.3.3.2. Thời gian phát dục các pha và vòng đời của ong P. phaseoli
Bảng 3.5. Thời gian phát dục các pha và vòng đời của ong P. phaseoli
(Hà Nội, năm 2010)
Thời gian phát dục (ngày)Pha phát dục
Ngắn nhất Dài nhất Trung bình ± SD
Trứng 1,0 2,0 1,73 ± 0,44
Sâu non tuổi 1 1,0 1,0 1,00 ± 0,00
Sâu non tuổi 2 1,0 2,0 1,30 ± 0,47
Sâu non tuổi 3 1,0 2,0 1,63 ± 0,49
Pha nhộng 4,0 6,0 5,10 ± 0,55
Trưởng thành trước đẻ trứng 0,5 2,0 0,87 ± 0,50
Vòng đời 8,5 15,0 11,97 ± 2,66
Ghi chú: nhiệt độ 31,050C, ẩm độ 86,6%; số cá thể thí nghiệm n = 30
Ở nhiệt độ trung bình 31,05oC, ẩm độ trung bình 86,8% vòng đời của ong
trung bình là 11,97 ± 2,66 ngày (bảng 3.5). Trong điều kiện không ăn thêm, sau vũ
hoá 0,87 ± 0,50 ngày, trưởng thành cái bắt đầu đẻ quả trứng đầu tiên.
3.3.3.3. Sức đẻ trứng và nhịp điệu đẻ trứng của loài ong P. phaseoli
0
2
4
6
8
10
12
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Thời gian theo dõi sau vũ hóa (ngày)
Số
tr
ứ
ng
đ
ẻ
(q
uả
/o
ng
c
ái
/n
gà
y)
Hình 3.4. Nhịp điệu đẻ trứng của ong ký sinh P. phaseoli (Hà Nội, năm 2010)
Cho ong trưởng thành tiếp xúc với ký chủ là giòi của ruồi đục lá 3 ngày
tuổi, hàng ngày cung cấp thêm dung dịch mật ong nguyên chất trong điều kiện
nhiệt độ 31,050C, ẩm độ 86,8%. Kết quả cho thấy sức trứng đẻ của ong P.
phaseoli tương đối cao. Một ong cái đẻ trung bình 61,49 trứng. Thời gian đẻ
16
trứng kéo dài trung bình là 11 ngày. Trong đó, số trứng đẻ nhiều nhất ở ngày thứ
3 sau khi vũ hóa, trung bình là 11,06 trứng/ ong cái (hình 3.4).
3.3.4. Đặc điểm sinh thái học của loài ong Phaedrotoma phaseoli
3.3.4.1. Ảnh hưởng của tuổi ký chủ tới khả năng ký sinh của ong P. phaseoli
Kết quả thí nghiệm cho thấy, cả trong điều kiện không có sự lựa chọn hay
có sự lựa chọn tuổi ký chủ thì ong ký sinh P. phaseoli đều có tỷ lệ ký sinh cao
nhất trên giòi của ruồi đục lá 3 ngày tuổi (tương ứng là 68,00% và 9,25%) và
thấp nhất trên giòi của ruồi đục lá 1 ngày tuổi (tương ứng là 8,00% và 2,25%).
3.3.4.2. Ảnh hưởng của số lượng ký chủ đến khả năng ký sinh của ong P. phaseoli
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của số lượng ký chủ đến tỷ lệ ký sinh của P. phaseoli
trên giòi của ruồi đục lá lớn C. horticola, (Hà Nội, năm 2010)
Số lượng ký chủ
(con/ 1 ong)
∑ KC thí
nghiệm (con)
∑ KC bị nhiễm
KS (con)
Tỷ lệ ký chủ bị
nhiễm KS (%)
3 30 18 60,00c
5 50 34 68,00a
8 80 57 71,25a
10 100 66 66,00ab
12 120 65 54,17c
15 150 64 42,67d
LSD 3,46
CV% 4,80
Ghi chú: KC: Ký chủ; KS: Ký sinh; nhiệt độ 24,20C, ẩm độ 87,1%
Các chữ cái khác nhau trong phạm vi cùng hàng chỉ sự sai khác ở độ tin cây p ≤ 0,05
Số lượng ký chủ có ảnh hưởng lớn đến khả năng đẻ trứng và tỷ lệ ký sinh
của ký sinh. Tỷ lệ ký sinh đạt cao nhất trung bình là 71,25% khi số lượng ký chủ
là 8 giòi/1 cặp ong (bảng 3.6). Nếu số lượng giòi thấp hay cao hơn 8 giòi/ cặp
ong, tỷ lệ ký sinh của ong đều giảm. Tuy nhiên, ảnh hưởng của số lượng ký chủ
không chỉ đến tỷ lệ ký sinh của ong mà còn ảnh hưởng đến khả năng đẻ trứng
của ong P. phaseoli. Kết quả xử lý thống kê cho thấy với số lượng giòi là 5 và 8
con/ cặp ong có tỷ lệ ký chủ bị nhiễm ký sinh không có sự sai khác ở mức ý
nghĩa 95%.
Mặt khác, kết quả thí nghiệm cũng cho thấy: chỉ duy nhất với số lượng 3
ký chủ/1 cặp ong thì ong ký sinh P. phaseoli mới đẻ 3 quả trứng/1 giòi (chiếm
11,13%) và số trứng đẻ trung bình của 1 cặp ong/1 ký chủ đạt cao nhất (1,5
quả/ký chủ). Khi số lượng ký chủ tăng lên thì số trứng đẻ trung bình của 1 cặp
ong/1 ký chủ giảm dần. Mặc dù tỷ lệ ký sinh của ong đạt cao nhất ở 8 giòi/1 cặp
ong. Song, với số lượng này số trứng đẻ trung bình của 1 cặp ong/1 ký chủ vẫn
thấp hơn 3 ký chủ/ cặp ong. Với số lượng 15 giòi/1 cặp ong số trứng đẻ trung
bình của 1 cặp ong/1 ký chủ là thấp nhất (1,02 quả/con). Như vậy, khi có đủ số
lượng ký chủ, ong P. phaseoli thường chỉ đẻ 1 trứng/1 ký chủ. Kết quả xử lý
thông kê cho thấy, với số lượng ký chủ 12 và 15 con/ 1 cặp ong thì số ký chủ và
17
tỷ lệ ký chủ bị nhiễm trứng ký sinh không có sự sai khác ở mức ý nghĩa 95%.
3.4. Biện pháp phòng chống loài ruồi đục lá lớn C. horticola trên dưa chuột
3.4.1. Biện pháp kỹ thuật canh tác
3.4.1.1. Luân canh cây trồng
0
1
2
3
4
5
6
7
2 lá
mầm
1 lá
thật
2-3 lá
thật
Vươn
cao
Cây
ra hoa
Hoa
rộ,
quả
Hoa
rộ,
quả
Thu
hoạch
Thu
hoạch
Thu
hoạch
Thu
hoạch
Giai đoạn sinh trưởng
M
ật
đ
ộ
(c
on
/lá
)
Bí xanh Cà chua Đậu trạch Cải cúc Đậu cô ve
Hình 3.5. Ảnh hưởng của cây trồng vụ trước đến mật độ giòi của ruồi đục
lá lớn C. horticola trên dưa chuột vụ Xuân (Hà Nội, năm 2010)
Kết quả điều tra cho thấy mật độ giòi của ruồi đục lá lớn C. horticola trên
các ruộng dưa chuột trồng các cây trồng vụ trước khác nhau có diễn biến mật độ
giòi của ruồi đục lá lớn khác nhau. Trong đó, mật độ giòi của ruồi đục lá lớn C.
horticola trên ruộng vụ trước trồng các cây ký chủ của chúng đều có mật độ cao
hơn trên ruộng đối chứng (trồng bí xanh). Cao nhất là trên ruộng vụ trước trồng cây
cải cúc (giai đoạn cây 2 lá mầm mật độ ruồi đã đạt trung bình tới 1,42 con/lá và đạt
đỉnh cao khi cây ra hoa rộ, quả với mật độ trung bình là 6,02 con/lá) cao hơn rất
nhiều so với ruộng đối chứng có mật độ thấp nhất (phạm vi biến động mật độ trong
khoảng từ 0,50 - 2,89 con/lá).
3.4.1.2. Xen canh cây trồng
Diễn biến mật độ giòi của loài ruồi đục lá lớn C. horticola trên đồng
ruộng không chỉ phụ thuộc vào cây trồng vụ trước mà còn phụ thuộc vào cây
trồng xen trên ruộng dưa chuột. Kết quả điều tra cho thấy dưa chuột trồng xen
đậu trạch mật độ giòi của ruồi đục lá lớn thấp hơn đạt trung bình là 1,10 con /lá
và tỷ lệ giòi của ruồi đục lá lớn bị ký sinh cao hơn đạt trung bình là 25,20%, mật
độ giòi của ruồi đục lá lớn trên dưa chuột trồng thuần trung bình là 1,73 con/lá, tỷ
lệ ký sinh trung bình là 19,4 %.
3.4.2. Biện pháp cơ giới vật lý
3.4.2.1.Quây hàng rào nilon quanh ruộng
Kết quả điều tra theo dõi mật độ giòi của loài ruồi đục lá lớn C. horticola
trên 2 khu ruộng, ruộng không quây nilon (đối chứng) và ruộng có quây hàng rào
nilon cao 1,5m tính từ mặt đất cho thấy, ngay từ lần điều tra đầu tiên đến ngày điều
tra lần cuối, mật độ giòi của ruồi đục lá lớn C. horticola trên ruộng đối chứng luôn
cao hơn trên ruộng có quây hàng rào nilon. Giai đoạn cây 2 lá mầm mật độ giòi
18
trên ruộng đối chứng trung bình là 1,34 con/lá, ở ruộng quây nilon trung bình là
1,23 con/lá. Mật độ của chúng đạt đỉnh cao ở giai đoạn cây ra hoa rộ và quả với
mật độ trên ruộng không quây và có quây nilon trung bình tương ứng là 5,96 và
3,89 con/lá. Tại thời điểm lần điều tra cuối cùng, tỷ lệ hại trên ruộng không quây
nilon là 79,86% cao hơn trên ruộng quây nilon là 68,38%. Như vậy, việc sử dụng
nilon làm hàng rào ngăn cản sự gây hại của ruồi đục lá lớn trên cây dưa chuột có
thể làm giảm 8,59% tỷ lệ hại của cây (hình 3.6).
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
2 lá
mầm
1 lá
thật
2-3 lá
thật
Vươn
cao
Cây ra
hoa
Hoa
rộ, quả
Hoa
rộ, quả
Thu
hoạch
Thu
hoạch
Thu
hoạch
Thu
hoạch
Giai đoạn sinh trưởng
T
ỷ
lệ
lá
b
ị h
ại
(%
)
0
1
2
3
4
5
6
7
M
ật
đ
ộ
gi
òi
(c
on
/lá
)
Tỷ lệ lá bị hại ở ruộng đối chứng Tỷ lệ lá bị hại ở ruộng quây nilon
Mật độ ở ruộng đối chứng Mật
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bvtv_ttla_hoang_thi_hang_1285_2005385.pdf