Từ đánh giá của IMF kết hợp với những phân tích về những đặc điểm và thực trạng
hoạt động của hệ thống tài chính Việt Nam có thể nhận diện nguy cơ rủi ro cho hệ thống
đến từ ba khu vực chính:
- Khu vực kinh tế vĩ mô:
Nguy cơ bất ổn vĩ mô do tình trạng thâm hụt ngân sách cùng với tình trạng
vay mượn của Chính phủ ở mức cao.
Lạm phát gia tăng và khó kiểm soát
Nguy cơ bùng nổ và vỡ bong bóng thị trường bất động sản
- Khu vực ngân hàng:
Rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng khi chênh lệch tín dụng/GDP ở mức
cao, rủi ro tập trung khi cho vay thị trường bất động sản, cho vay tiêu dùng.
Chất lượng vốn thấp, hệ số an toàn vốn suy giảm.
Rủi ro thanh khoản do cơ cấu tài sản chưa hợp lý
Sự phát triển của hệ thống ngân hàng ngầm, chưa được kiểm soát.
- Khu vực thị trường tài chính: Nguy cơ bùng nổ và vỡ bong bóng thị trường chứng
khoán, thị trường bị thao túng, báo cáo tài chính chưa minh bạch
30 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Thiết lập bộ chỉ số xác định mức độ ổn định của hệ thống tài chính Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tập trung cao
- Tăng trưởng tín dụng, tập
trung tín dụng
- Mất cân bằng trên bảng cân
đối
- Mối liên kết giữa các tổ chức
tài chính
- Gia tăng hoạt động ngân hàng
ngầm
- An ninh mạng hệ thống thanh
toán, công nghệ
Vi mô Ngân hàng
- RR tín dụng
- RR thanh khoản
- RR ngoại hối
- RR lãi suất
- RR danh tiếng
- RR hoạt động
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
8
Bước 3: Xác định các chỉ số đại diện cho rủi ro
Đối với hướng tiếp cận vi mô
a) Bộ chỉ số lành mạnh tài chính của IMF (Financial Soundness Indicators-
FSIs)
Trên cơ sở đo lường các rủi ro vi mô tổng hợp mà cá nhân từng tổ chức tài chính
(chủ yếu là ngân hàng) phải đối mặt bao gồm: rủi ro tín dụng, thanh khoản, lãi suất, ngoại
hối, bộ chỉ số FSIs lựa chọn các chỉ số cơ bản dựa trên các phương diện của mô hình
CAMELS:
(1) Các chỉ số an toàn vốn
(2) Các chỉ số chất lượng tài sản
(3) Các chỉ số khả năng sinh lời
(4) Các chỉ số thanh khoản
(5) Các chỉ số nhạy cảm với rủi ro thị trường
Bộ chỉ số cơ bản cũng chỉ dành một chỉ tiêu cho thị trường bất động sản bởi mối
quan hệ mật thiết giữa những thay đổi trong giá nhà ở với tăng trưởng tín dụng của hệ
thống ngân hàng.
b) Bộ chỉ số an toàn vĩ mô của ECB (Macro Prudential Indicators-MPIs)
Tương tự như bộ chỉ số của IMF, bộ chỉ số của ECB cũng thực hiện đo lường rủi ro
vi mô của khu vực ngân hàng trên các khía cạnh tương tự như mô hình CAMELS, nhưng
chi tiết hơn (Mörttinen và cộng sự, 2005).
- Nhóm nhân tố bên trong: đo lường nguy cơ rủi ro của hệ thống ngân hàng.
(1) Các chỉ số khả năng sinh lời, chất lượng bảng cân đối và an toàn vốn
(2) Các chỉ số cung và cầu
(3) Các chỉ số tập trung rủi ro
(4) Các chỉ số đánh giá rủi ro thị trường
- Nhóm nhân tố bên ngoài:
(5) Các chỉ số đổ vỡ tài chính
(6) Các chỉ số phát triển giá tài sản
(7) Các chỉ số điều kiện tiền tệ và chu kỳ kinh tế
- Nhóm nhân tố lan truyền
(8) Các chỉ số thị trường liên ngân hàng
9
Đối với hướng tiếp cận vĩ mô
c) Bộ chỉ số an toàn vĩ mô của ADB (Macroprudential Indicators-MPIs)
Bộ chỉ số của ADB bao gồm 67 chỉ số an toàn vĩ mô chung và 43 chỉ số an toàn vĩ
mô bổ sung (Phụ lục 3) được chia thành các nhóm sau:
(1) Nợ nước ngoài và các dòng vốn đầu tư
(2) Tiền tệ và tín dụng
(3) Ngân hàng
(4) Lãi suất
(5) Thị trường cổ phiếu
(6) Thương mại, tỷ giá và dự trữ ngoại hối
(7) Dữ liệu khảo sát doanh nghiệp
Bộ chỉ số MPIs của ADB theo hướng tiếp cận vĩ mô, xem xét đánh giá mức độ lành
mạnh của nhiều lĩnh vực trong tổng thể nền kinh tế, và ngân hàng chỉ là một trong các lĩnh
vực được xem xét đến.
Bước 4: Thu thập số liệu và kiểm định tính phù hợp của chỉ số đại diện rủi ro
- Các chỉ số nên có khả năng cảnh báo sớm, cung cấp những thông tin về nguy cơ
khủng hoảng, đổ vỡ tài chính.
- Các chỉ số được chứng minh là có ý nghĩa và phù hợp trong các nghiên cứu trước
đó, phù hợp với thực tế lịch sử.
- Dữ liệu tính toán chỉ số cần được thu thập từ những nguồn đáng tin cậy và với tần
suất thời gian thống nhất.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận án đã hệ thống hóa những lý luận chung về ổn định tài chính
trên một số khía cạnh: khái niệm, đặc điểm, cũng như nguyên nhân gây mất ổn định cho
hệ thống tài chính. Trong phần 2 của chương 1, thông qua việc tìm hiểu các bộ chỉ số đo
lường ổn định hệ thống tài chính được gợi ý bởi các tổ chức quốc tế, nghiên cứu sinh tổng
kết được quy trình thiết lập bộ chỉ số với 4 bước cơ bản: (i) nhận diện các rủi ro cho hệ
thống tài chính; (ii) phân nhóm các rủi ro; (iii) xác định các chỉ số đại diện cho các nhóm
rủi ro; và (iv) thu thập số liệu và kiểm định tính phù hợp của chỉ số đại diện rủi ro. Đây là
khung lý thuyết cơ bản và nền tảng giúp nghiên cứu sinh thực hiện phần kinh nghiệm xây
dựng bộ chỉ số tại một số quốc gia cũng như phân tích thực trạng thiết lập và đo lường ổn
định hệ thống tài chính tại Việt Nam trong các chương tiếp theo.
10
CHƯƠNG 2: THIẾT LẬP BỘ CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG TÀI
CHÍNH – KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
2.1. Cơ sở lựa chọn quốc gia nghiên cứu
Một là, bốn quốc gia đại diện cho các cấp độ phát triển kinh tế khác nhau. Bên cạnh
đó, Anh là điển hình cho hệ thống tài chính dựa vào thị trường còn Trung Quốc, Hàn Quốc
và Indonesia là các quốc gia có cấu trúc tài chính dựa vào ngân hàng. Thông qua việc
nghiên cứu về các quốc gia này, tác giả có thể khái quát được những khác biệt về kinh tế
và tài chính đặc thù ảnh hưởng như thế nào đến cách thức lựa chọn, xây dựng bộ chỉ số đo
lường ổn định hệ thống tài chính.
Hai là, Trung Quốc, Hàn Quốc và Indonesia đều là những nước trong khu vực châu
Á, có những đặc điểm về kinh tế và tài chính tương đồng với Việt Nam như đều là các
quốc gia đang phát triển, có tốc độ mở cửa và hội nhập nhanh chóng với thế giới. Chính vì
vậy, những cú sốc hay rủi ro từ môi trường vĩ mô bên ngoài ảnh hưởng đến các quốc gia
này cũng có tác động tương tự với Việt Nam
2.2. Kinh nghiệm quốc tế về đo lường ổn định hệ thống tài chính
2.2.1. Kinh nghiệm của Anh
2.2.1.1. Đặc điểm hệ thống tài chính
Hệ thống tài chính Anh là hệ thống tài chính dựa vào thị trường, phát triển ở cấp độ
cao và có sự kết nối toàn cầu.
Hệ thống ngân hàng Anh có mức độ tập trung nhưng áp lực cạnh tranh ngày càng
có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây.
Thị trường tài chính phát triển ở cấp độ cao, đa dạng và hoàn thiện.
Ngân hàng trung ương Anh có tính độc lập cao, thực hiện giám sát toàn bộ hệ thống
tài chính.
Anh có hệ thống giám sát hợp nhất, trong đó Ngân hàng trung ương Anh chịu trách
nhiệm giám sát toàn bộ hệ thống tài chính.
2.2.1.2. Đo lường ổn định hệ thống tài chính
a) Nhận diện rủi ro hệ thống tài chính Anh
Ở Anh, rủi ro hệ thống chủ yếu đến từ 4 lĩnh vực: rủi ro từ thị trường cho vay thế
chấp BĐS, tín dụng tiêu dùng, rủi ro từ môi trường kinh doanh toàn cầu, sự thay đổi giá
tài sản (lãi suất dài hạn), trong đó đánh giá và hạn chế rủi ro từ thị trường cho vay thế
chấp và thị trường cho vay tiêu dùng là mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan quản lý
tại Anh.
b) Bộ chỉ số đo lường ổn định hệ thống tài chính Anh
Ủy ban chính sách tài chính FPC nhận diện thị trường cho vay thế chấp và cho vay
tiêu dùng là hai nguy cơ rủi ro lớn nhất đối với hệ thống tài chính, và đây là những rủi ro
11
vi mô, xuất phát từ khu vực ngân hàng và thị trường bất động sản. Chính vì vậy, PFC
quyết định sử dụng các công cụ để điều chỉnh, can thiệp vào hai khu vực chính yếu này.
Hình 2.7. Các công cụ và chỉ số đo lường ổn định hệ thống tài chính Anh
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Bộ chỉ số cơ bản Đệm vốn phản chu kỳ (CCyB)
(i) Nhóm thứ nhất thực hiện đo lường độ căng bảng cân đối phi ngân hàng. Trong
nhóm này, FPC thực hiện đo lường tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ tín dụng/GDP và
chênh lệch giữa tỷ lệ này với xu hướng tín dụng/GDP trong dài hạn.
(ii) Nhóm thứ hai thực hiện đo lường điều kiện và kỳ hạn của thị trường. Các chỉ
số trong nhóm này liên quan đến lãi suất thực dài hạn và chênh lệch lãi suất ngân hàng
áp dụng đối với các khoản cho vay mới đối với hộ gia đình và doanh nghiệp.
(iii) Nhóm thứ ba thực hiện đo lường độ căng bảng cân đối ngân hàng, trong đó ghi
nhận mức đòn bẩy và chênh lệch kỳ hạn/ thanh khoản trong hệ thống ngân hàng.
Bộ chỉ số cơ bản Đệm vốn theo lĩnh vực (SCRs)
Đối với nhóm chỉ số đo lường độ căng bảng cân đối ngân hàng: hai chỉ số tỷ lệ an
toàn vốn và tỷ lệ đòn bẩy là rất quan trọng, bởi chúng là cơ sở giúp FPC cân nhắc xem
liệu có nên điều chỉnh tỷ lệ SCRs hay không.
Ủy ban chính sách
tài chính PFC
Tỷ lệ đệm vốn
phản chu kỳ CCyB
Tỷ lệ đệm vốn theo
lĩnh vực SCRs
Công cụ điều
chỉnh BĐS
BỘ CHỈ SỐ:
- Độ căng BCĐ
phi ngân hàng
- Điều kiện và kỳ
hạn thị trường
- Độ căng BCĐ
ngân hàng
BỘ CHỈ SỐ:
- Độ căng BCĐ
phi ngân hàng
- Độ căng BCĐ
ngân hàng
- Điều kiện và kỳ
hạn thị trường
BỘ CHỈ SỐ:
- Độ căng BCĐ
tổ chức cho vay
và người đi vay
- Điều kiện và kì
hạn thị trường
Các tổ chức tài chính
(Ngân hàng)
Người đi vay (Cá nhân,
doanh nghiệp)
12
Đối với nhóm chỉ số đo lường độ căng bảng cân đối phi ngân hàng: chỉ số tăng
trưởng tín dụng theo lĩnh vực/ ngành là chỉ số đầu tiên phải xem xét đến.
Đối với nhóm chỉ số đo lường điều kiện và kỳ hạn thị trường: chỉ số đầu tiên cần
quan tâm trong nhóm này là giá bất động sản thương mại và nhà ở.
Bộ chỉ số cơ bản công cụ nhà ở
LTV là tỷ lệ giá trị cho vay thế chấp trên giá trị tài sản đảm bảo
DTI là tỷ lệ dư nợ của người đi vay trên thu nhập hàng năm của người đó.
ICRs là tỷ lệ thu nhập dự kiến từ việc cho thuê nhà trên lãi suất dự kiến phải trả
cho khoản vay thế chấp mua nhà
2.2.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc
2.2.2.1. Đặc điểm hệ thống tài chính
Trung Quốc có hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng với sự tăng trưởng mạnh mẽ
cả về quy mô và độ phức tạp.
Hệ thống ngân hàng có mức độ tập trung cao
Thị trường tài chính có quy mô lớn nhưng thiếu ổn định, chưa thể hiện được vai trò
quan trọng trong dẫn truyền vốn cho các doanh nghiệp.
NHTW (PBC) và Ủy bản giám sát chứng khoán (CSRC) là hai cơ quan giám sát
hoạt động của hệ thống tài chính
2.2.2.2. Đo lường ổn định hệ thống tài chính
a) Nhận diện rủi ro hệ thống
Tăng trưởng tín dụng nóng và sự phát triển nhanh chóng của khu vực ngân hàng
ngầm là nguy cơ rủi ro hệ thống chính của Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay.
b) Bộ chỉ số đo lường ổn định hệ thống tài chính Trung Quốc
Đối với hệ thống ngân hàng, PBC sử dụng một bộ chỉ số đo lường sự lành mạnh
của hệ thống bằng các chỉ tiêu sinh lời, tài sản, nợ, vốn và thanh khoản, khá tương đồng
với bộ chỉ số FSIs của IMF.
Đối với thị trường tài chính, PBC sử dụng các chỉ số căng thẳng của từng thị
trường: thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu, thị trường chỉ số tổng hợp Thượng Hải và
thị trường ngoại hối.
Đối với hoạt động ngân hàng ngầm, đo lường qua phương pháp khấu trừ.
c) Các bài kiểm tra sức chịu đựng
2.2.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
2.2.3.1. Đặc điểm hệ thống tài chính
Hệ thống tài chính Hàn Quốc là hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng, mặc dù tỷ
trọng tài sản của nhóm tổ chức này có xu hướng giảm qua các năm.
Quy mô thị trường tài chính Hàn quốc tăng đều qua các năm.
Hàn Quốc có hệ thống giám sát hợp nhất.
13
NHTW Hàn Quốc chịu trách nhiệm thực thi mục tiêu ổn định tài chính.
2.2.3.2. Đo lường ổn định hệ thống tài chính
a) Nhận diện rủi ro hệ thống tài chính Hàn Quốc
Với đặc điểm cấu trúc tài chính dựa vào ngân hàng, các nguy cơ rủi ro chủ yếu cho
hệ thống tài chính Hàn Quốc đến từ khu vực ngân hàng. Để đo lường các nguy cơ rủi ro
từ hoạt động ngân hàng, BOK đã áp dụng bộ chỉ số lành mạnh tài chính FSIs của IMF cho
hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, với mức độ phát triển và mở cửa nền kinh tế, tự do hóa
dòng vốn nhanh chóng, hệ thống tài chính Hàn Quốc cũng phải đối mặt với những rủi ro
từ những cú sốc khu vực bên ngoài, khu vực doanh nghiệp, thị trường tài chính
b) Bộ chỉ số đo lường ổn định hệ thống tài chính Hàn Quốc
Theo hướng dẫn của IMF, Hàn Quốc thực hiện tính toán và công bố đều đặn 35 chỉ
số lành mạnh tài chính cho các nhóm tổ chức nhận tiền gửi, các tổ chức tài chính khác,
doanh nghiệp, hộ gia đình, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản.
c) Chỉ số ổn định tài chính tổng hợp (financial stability index – FSI)
Bắt đầu từ năm 2012, BOK đã phát triển chỉ số tổng hợp FSI bằng cách tổng hợp
rất nhiều các chỉ số ổn định tài chính thành một chỉ số duy nhất, và chỉ số này được sử
dụng để đánh giá nhanh điều kiện tài chính chung của Hàn Quốc. Quy trình thiết lập chỉ số
ổn định tài chính duy nhất bao gồm 5 bước:
- Bước 1: Kiểm tra các chỉ tiêu ổn định tài chính phù hợp.
- Bước 2: Thực hiện khảo sát.
- Bước 3: Lựa chọn các chỉ số.
- Bước 4: Tính toán tỷ trọng của các chỉ tiêu.
+ Phương pháp bình quân phương sai cân bằng
Bình quân gia quyền = (Giá trị đo được × w )
Trong đó: w =
/ ∑
SDi: độ lệch chuẩn của giá trị đo đượci
+ Phương pháp phân tích thành phần chính.
Bình quân gia quyền = (Giá trị đo được × w )
Trong đó: w = a / ∑ a
ai: vector riêng của giá trị đo đượci
- Bước 5: Thiết lập chỉ số FSI.
- Bước 6: Xác định giá trị ngưỡng cảnh báo khủng hoảng của chỉ số FSI
Nếu FSI nằm dưới mức 8 thì giai đoạn này được coi là ổn định.
Nếu FSI nằm từ mức 8 – 22 thì đây là giai đoạn cảnh báo.
Nếu FSI nằm trên mức 22 thì đây là giai đoạn khủng hoảng.
14
d) Bản đồ ổn định tài chính (Financial Stability Map)
2.2.3. Kinh nghiệm của Indonesia
2.2.3.1. Đặc điểm hệ thống tài chính
Hệ thống tài chính của Indonesia là tương đối nhỏ và dựa vào ngân hàng.
Các tập đoàn tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống tài chính
Indonesia.
Hệ thống ngân hàng tại Indonesia không có mức độ tập trung cao như các quốc gia
mới nổi khác nhưng các ngân hàng thương mại của nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể.
Rủi ro hệ thống ở mức thấp và hệ thống ngân hàng được đánh giá là lành mạnh và
ổn định, có khả năng chống đỡ trước các cú sốc nghiêm trọng.
Thị trường vốn được đánh giá là tương đối nhỏ, chịu ảnh hưởng lớn bởi các nguồn
vốn bên ngoài khiến thị trường lại càng nhạy cảm hơn với những biến động toàn cầu.
Indonesia có hệ thống giám sát phân tán với sự tham gia chính của Ngân hàng trung
ương và Cơ quan dịch vụ tài chính (Financial Service Authority-FSA).
NHTW Indonesia chịu trách nhiệm thực thi mục tiêu ổn định tài chính trên cơ sở
phối hợp với các cơ quan khác.
2.2.3.2. Đo lường ổn định hệ thống tài chính
a) Nhận diện rủi ro hệ thống tài chính Indonesia
Đối với Indonesia, NHTW nhận diện rủi ro cho hệ thống tài chính có thể đến từ 4
khu vực chính: tổ chức tài chính, thị trường tài chính, khu vực kinh tế vĩ mô và khu vực
kinh tế thực.
b) Bộ chỉ số đo lường ổn định hệ thống tài chính Indonesia
Bộ chỉ số này được chia thành 4 nhóm chỉ số chính:
- Nhóm chỉ số giám sát an toàn vi mô tổng hợp, áp dụng với từng tổ chức, thực hiện
giám sát rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro hệ thống với quan
điểm ngăn ngừa sự lan truyền có thể ảnh hưởng đến hệ thống tài chính, các doanh nghiệp
và hộ gia đình.
- Nhóm chỉ số kinh tế vĩ mô
- Nhóm chỉ số thị trường tài chính
- Nhóm chỉ số khu vực kinh tế thực bao gồm doanh nghiệp và hộ gia đình.
c) Chỉ số ổn định hệ thống tài chính (Financial System Stability Index-FSSI)
Chỉ số FSSI được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa hai nhóm nhân tố chính, hệ
thống ngân hàng (chiếm hơn 77% tổng tài sản các tổ chức tài chính) và thị trường tài
chính, hai khu vực tiềm ẩn rủi ro và biến động nhiều nhất. Quy trình xây dựng chỉ số FSSI
như sau:
- Bước 1: Lựa chọn các chỉ số đưa vào mô hình
- Bước 2: Chuẩn hóa dữ liệu
15
- Bước 3: Xác định tỷ trọng của từng biến số trong chỉ số tổng hợp: thông
qua phương pháp phân tích bước ngoặt (Turning Point Analysis-TPA).
- Bước 4: Tổng hợp chỉ số ổn định hệ thống tài chính FSSI
- Bước 5: Xác định ngưỡng
d) Các bài kiểm tra sức chịu đựng (Stress tests)
2.3. Bài học cho Việt Nam
Một là, đặc điểm hệ thống tài chính và bối cảnh kinh tế vĩ mô là cơ sở xác định các
nguy cơ rủi ro cho hệ thống tài chính.
Hai là, bộ chỉ số đo lường ổn định hệ thống tài chính có thể được thiết lập căn cứ
vào khu vực tiềm ẩn rủi ro chính yếu của hệ thống hoặc công cụ điều chỉnh rủi ro.
Ba là, nên thiết kế bộ chỉ số với những chỉ số cơ bản để đo lường, giám sát khu vực
quan trọng và chỉ số bổ sung cho những khu vực ít rủi ro hơn.
Bốn là, tùy thuộc vào đặc điểm hệ thống tài chính và mục tiêu giám sát, các quốc
gia có thể đánh giá mức độ ổn định hệ thống tài chính thông qua các bộ chỉ số lành mạnh
tài chính hoặc xây dựng chỉ số ổn định tài chính riêng, hoặc kết hợp cả hai phương thức
này.
Năm là, hiệu ứng lan truyền của trong hệ thống ngân hàng là vô cùng mạnh mẽ nên
các chỉ tiêu đo lường mức độ vay mượn, phụ thuộc lẫn nhau giữa các ngân hàng là rất
quan trọng bên cạnh các chỉ số rủi ro cơ bản.
Sáu là, việc lựa chọn các chỉ số ổn định tài chính cần dựa trên các tiêu chí: (i) Mức
độ quan trọng và khả năng phản ánh bất ổn tài chính của chỉ số; (ii) Sự đầy đủ và sẵn có
của các dữ liệu giúp tính toán chỉ số; (iii) Tính toàn diện của bộ chỉ tiêu đánh giá; và (iv)
Căn cứ vào công cụ thực thi chính sách định áp dụng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương 2, luận án đã phân tích kinh nghiệm đo lường ổn định tài chính tại
một số quốc gia với các mức độ phát triển khác nhau (Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc và
Indonesia), để thấy được sự khác biệt về điều kiện kinh tế, mức độ phát triển tài chính, mô
hình tổ chức giám sát hệ thống tài chính ảnh hưởng đến việc lựa chọn các chỉ số và xây
dựng bộ chỉ số đo lường ổn định. Các phần phân tích kinh nghiệm tập trung vào các nội
dung: đặc điểm hệ thống tài chính, các rủi ro hệ thống, cách thức xây dựng, lựa chọn các
chỉ tiêu vào bộ chỉ số đo lường ổn định hệ thống tài chính. Trên cơ sở những kinh nghiệm
này, nghiên cứu sinh rút ra 6 bài học cho Việt Nam trong việc xây dựng bộ chỉ số đo
lường ổn định tài chính cho Việt Nam.
16
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THIẾT LẬP BỘ CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG ỔN ĐỊNH HỆ
THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM
3.1. ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM
3.1.1. Hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng
3.1.2. Hệ thống ngân hàng có mức độ tập trung cao
3.1.3. Thị trường tài chính chưa hoàn thiện
3.1.4. Hệ thống giám sát phân tán
3.2. THỰC TRẠNG THIẾT LẬP BỘ CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH
TẠI VIỆT NAM
3.2.1. Thực trạng tổ chức quản lý
Ngân hàng Nhà nước là cơ quan thực hiện chức năng ổn định tiền tệ - tài chính.
Hệ thống tài chính được giám sát bởi NHNN và Bộ Tài chính.
Hiệu quả phối hợp quản lý giữa các cơ quan là chưa cao
3.2.2. Thực trạng thiết lập bộ chỉ số đo lường ổn định hệ thống tài chính
3.2.2.1. Bộ chỉ số lành mạnh tài chính FSIs của IMF
Trên cơ sở gợi ý của IMF, Việt Nam đã tính toán một số các chỉ tiêu trong bộ chỉ số
lành mạnh tài chính FSIs từ năm 2008 và được công bố trên website của IMF. Tuy nhiên,
các chỉ số FSIs của Việt Nam không đầy đủ mà chủ yếu tập trung vào đo lường sự ổn định
khu vực ngân hàng.
3.2.2.2. Bộ chỉ số an toàn vĩ mô MPIs của Vụ Ổn định tài chính tiền tệ
Trên cơ sở gợi ý của các tổ chức quốc tế như IMF, ADB và ECB, Vụ Ổn định tài
chính tiền tệ thuộc NHNN đã đề xuất một bộ gồm 81 chỉ số phân tích an toàn vĩ mô cho
Việt Nam bao gồm được chia thành 13 lĩnh vực chính. Các chỉ số này được đưa vào trong
Báo cáo ổn định tài chính do Vụ Ổn định tài chính tiền tệ xuất bản từ năm 2014 nhưng
chưa được công bố rộng rãi cho công chúng và nhà đầu tư trên thị trường. Bộ chỉ số đi
theo hướng tiếp cận vĩ mô khi đo lường một cách bao quát mức độ lành mạnh của các khu
vực trong hệ thống tài chính (ngân hàng, các tổ chức tài chính khác, thị trường chứng
khoán) và các khu vực bên ngoài hệ thống (kinh tế thực, cán cân thanh toán, doanh
nghiệp, hộ gia đình và khu vực bất động sản). Tuy nhiên, bộ chỉ số này được đánh giá là
khá cồng kềnh, khó có thể cập nhật số liệu thường xuyên cũng như phản ánh một cách
nhanh chóng mức độ ổn định hay bất ổn của hệ thống tài chính.
3.2.2.3. Bộ chỉ số giám sát ngân hàng BSIs của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng
Bộ chỉ số BSIs gồm 112 chỉ tiêu, được chia thành 3 nhóm:
- Các chỉ số giám sát tuân thủ (32 chỉ tiêu). Đối với các chỉ số này, cơ quan thanh
tra giám sát căn cứ theo các quy định hiện hành của pháp luật, chỉ thị, thông tư để đưa
ra các ngưỡng giám sát, và kiểm tra xem các TCTD có vi phạm các giá trị ngưỡng hay
không.
17
- Các chỉ số giám sát rủi ro (47 chỉ tiêu bao gồm chỉ tiêu cốt lõi và chỉ tiêu khuyến
khích), nhằm đánh giá rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và hiệu quả
hoạt động của TCTD.
- Các chỉ số xếp hạng (40 chỉ tiêu).
3.2.3. Thực trạng rủi ro cho hệ thống tài chính Việt Nam
Đối với khu vực ngân hàng: Hoạt động của ngân hàng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro,
nhưng đối với các NHTM ở Việt Nam, rủi ro chính yếu vẫn là rủi ro tín dụng. Ngoài ra,
những nguy cơ rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, sự suy giảm về lợi nhuận hoặc vốn
cũng là những dấu hiệu cho biết sự thiếu an toàn và lành mạnh trong hoạt động của ngân
hàng.
Đối với khu vực ngân hàng ngầm: mặc dù không phức tạp như Trung Quốc
nhưng cũng có xu hướng phát triển nhanh trong những năm gần đây.
Đối với khu vực thị trường tài chính: Trong khoảng 5 năm, từ 2006 đến 2011, thị
trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua 2 lần giảm điểm nghiêm trọng, gây suy yếu và
gia tăng rủi ro cho hệ thống tài chính vào năm 2009 và năm 2011.
Đối với các khu vực khác
- Lạm phát tăng cao trong năm 2008 và 2011 do những tác động bên ngoài (giá cả
thế giới, luồng vốn đầu tư nước ngoài,) và do cả những mất cân bằng trong nội tại nền
kinh tế (tăng trưởng tín dụng cao, đầu tư công kém hiệu quả) gây bất ổn định cho môi
trường kinh tế vĩ mô.
- Nợ công có xu hướng gia tăng đều đặn qua các năm và đã gần chạm đến ngưỡng
65% GDP theo quy định của Quốc hội.
- Thị trường bất động sản trong thời kỳ này cũng trải qua giai đoạn tăng trưởng
nóng, suy giảm, đóng băng và phục hồi
3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THIẾT LẬP BỘ CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG ỔN ĐỊNH
HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM
3.3.1. Thành công
Thứ nhất, Chính phủ nhận thức được tầm quan trọng của mục tiêu ổn định tài chính
và đã ban hành Nghị định xác định và giao phó nhiệm vụ đảm bảo ổn định tài chính đối
phó với khủng hoảng cho NHNN bằng cách thành lập một đơn vị mới (Vụ Ổn định tiền tệ
- tài chính) nằm trong NHNN.
Thứ hai, cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các đơn vị, cơ quan quản lý tham
gia vào công tác giám sát đảm bảo ổn định hệ thống tài chính đã cụ thể hóa thông qua các
văn bản pháp lý chính thức từ Chính phủ, Bộ Tài chính, NHNN, Bộ Kế hoạch đầu tư và
Bộ Công Thương.
Thứ ba, bộ chỉ số đo lường ổn định tài chính của Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính đã
được hình thành, làm cơ sở cho phát hành Báo cáo ổn định tài chính.
18
Thứ tư, hệ thống ngân hàng – cấu phần quan trọng nhất của hệ thống tài chính Việt
Nam cũng đặc biệt được theo dõi, giám sát thông qua bộ chỉ số MPIs của Vụ Ổn định tiền
tệ - tài chính và bộ chỉ số riêng của Cơ quan thanh tra giám sát.
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
3.3.2.1. Những hạn chế
Một là, bộ chỉ số BSIs với số lượng chỉ số lớn, chỉ tập trung đánh giá sự ổn định
riêng lẻ của từng tổ chức, nhóm tổ chức chứ chưa đánh giá được rủi ro theo thời gian, rủi
ro do sự liên kết giữa các ngân hàng.
Hai là, bộ chỉ số MPIs của Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính khá cồng kềnh và khó cập
nhật số liệu thường xuyên. Một số các chỉ tiêu quan trọng chưa được đề cập trong bộ chỉ
số này.
Ba là, chưa có phương án xây dựng chỉ số ổn định tài chính tổng hợp để phán ánh
một cách nhanh chóng mức độ ổn định của hệ thống tài chính.
Bốn là, báo cáo ổn định tài chính sau nhiều năm nghiên cứu vẫn chưa được công bố
chính thức cho thị trường và các nhà đầu tư.
3.3.2.2. Nguyên nhân
Thứ nhất, NHNN khi không có cơ chế giám sát trực tiếp đến các mảng hoạt động
khác của hệ thống tài chính như chứng khoán, bảo hiểm, thị trường bất động sản, khó
khăn trong việc thu thập thông tin và dữ liệu.
Thứ hai, vụ Ổn định tiền tệ - ngân hàng bị hạn chế quyền lực trong việc huy động
nguồn lực, dữ liệu, thông tin từ các đơn vị khác trong và ngoài NHNN.
Thứ ba, cơ quan điều hành chưa xây dựng một khung điều hành nhằm thực hiện
mục tiêu ổn định tài chính về mặt pháp lý.
Thứ tư, những khu vực tiềm ẩn rủi ro gây bất ổn định như các tổ chức tài chính
quan trọng trong hệ thống hay khu vực ngân hàng ngầm cũng chưa được quy định cụ thể
về khái niệm, tiêu chí xác định, trách nhiệm giám sát, công cụ đo lường và giám sát
Thứ năm, cơ sở dữ liệu thông tin còn hạn chế, chưa có trung tâm thông tin dữ liệu
mang tính tổng hợp, chính xác và cập nhật cao.
Thứ sáu, hệ thống tài chính chưa phát triển, sự hạn chế về trình độ dân trí và kiến
thức tài chính của nhà đầu tư khiến hệ thống dễ bị tổn thương
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trong chương 3, luận án đã thực hiện phân tích đặc điểm hệ thống tài chính Việt
Nam trên các khía cạnh: xác định cấu trúc hệ thống tài chính, đặc điểm của hệ thống ngân
hàng và thị trường tài chính, đặc điểm về hệ thống giám sát và vị trí, vai trò của NHNN
trong điều hành. Những đặc điểm này khá tương đồng với ba quốc gia được nghiên cứu ở
chương 2 là Trung Quốc, Indonesia và Hàn Quốc và vì thế, việc xây dựng bộ chỉ số đo
19
lường ổn định tài chính của Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ hai quốc gia này.
Phần 2 của chương 3, nghiên cứu sinh cũng tìm hiểu, phân tích thực trạng triển khai công
tác thiết lập bộ chỉ số đo lường ổn định hệ thống tài chính của Việt Nam hiện nay trong đó
tập trung vào tổ chức quản lý công tác này và thực tế đo lường. Trên cơ sở đó, luận án đưa
ra những đánh giá về những thành công và hạn chế c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_thiet_lap_bo_chi_so_xac_dinh_muc_do_on_dinh.pdf