Tóm tắt Luận án Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh miền núi phía bắc ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

Chương 3

THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CÓ ẢNH

HƯỞNG ĐẾN THU HÚT FDI VÀO CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA

BẮC Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LÀO

3.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên

3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

3.2. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC LÀO

FDI theo cơ cấu ngành, lĩnh vực: Theo số liệu thống kê, số lượng các

quốc gia đầu tư trực tiếp vào Lào nói chung và các tỉnh miền núi phía Bắc

Lào nói riêng đã tăng lên so với trước kia cả về quy mô, vốn đầu tư. Trong

đó, nhà đầu tư lớn nhất là Trung Quốc (65 dự án, tổng vốn đầu tư là

70.001.285 USD Mỹ, chiếm tỷ lệ 46,05%); Việt Nam (26 dự án, tổng vốn

đầu tư là 18.102.743 USD Mỹ, chiếm tỷ lệ 11,91%); Canada (7 dự án, tổng

vốn đầu tư là 13.881.750 USD Mỹ, chiếm tỷ lệ 9,13%) [Bảng 3.3].

Đối với các dự án đầu tư vào 7 tỉnh miền núi phía Bắc Lào tính đến

năm 2012 là: Tỉnh Luang Nam Tha (40 dự án, tổng vốn đầu tư là 19.044.285

USD Mỹ); tỉnh Xieng Khoang (25 dự án, tổng vốn đầu tư là 987.800 USD

Mỹ); tỉnh Hua Phan (30 dự án, tổng vốn đầu tư là 1.250.000 USD Mỹ); tỉnh

U dom xay (27 dự án, tổng vốn đầu tư là 712.000 USD Mỹ); tỉnh Xay Nha

Buly (20 dự án, tổng vốn đầu tư là 980.000 USD Mỹ); tỉnh Phong sa Ly (10

dự án, tổng vốn đầu tư là 420.000 USD Mỹ); tỉnh Luang Pra Bang (30 dự án,

tổng vốn đầu tư là 1.018.000 USD Mỹ) [Bảng 3.5].

Vốn đầu tư đăng ký tập trung chủ yếu trong 2 ngành dịch vụ và nông

nghiệp. Trong tổng số 182 dự án FDI, ngành dịch vụ có 119 dự án đầu tư

(chiếm 65,38% tổng số dự án). Ngành nông nghiệp có 39 dự án, (chiếm

21,43% tổng số dự án) và ngành công nghiệp có 24 dự án (chiếm 13,19%

tổng số dự án) [Bảng 3.2].

Hình thức đầu tư chủ yếu là 100% vốn nước ngoài, có 128 dự án

(chiếm 70,33%) và doanh nghiệp liên doanh có 54 dự án (chiếm 29,67%).

pdf27 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh miền núi phía bắc ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước ta trong thời gian tới. Nguyễn Duy Quang (2007), "Đầu tư trực tiếp của Liên minh châu Âu vào Việt Nam". Trong đó, tác giả đã phân tích quan hệ hợp tác đầu tư trực tiếp nước ngoài của Liên minh châu Âu (viết tắt là EU) vào Việt Nam trên góc độ quan hệ đa phương và quan hệ song phương. Nguyễn Xuân Trung (2012) đã đưa ra quan điểm về FDI có chất lượng như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có chất lượng sẽ đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững của nước tiếp nhận đầu tư theo hướng hiện đại, phù hợp với trình độ phát triển bền vững. Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng FDI của Việt Nam trong giai đoạn 6 phát triển mới theo tiêu chí phát triển bền vững, công trình đã đưa ra những quan điểm chiến lược về FDI tại Việt Nam, những yêu cầu và những giải pháp. Trần Thị Tuyết Lan (2014), Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Được xây dựng và phát triển nhằm hướng tới mục tiêu phát huy tối đa các lợi thế so sánh của vùng kinh tế trọng điểm, tạo ra các vùng kinh tế có tính chất động lực, có tác động lan toả và bứt phá; lôi cuốn các vùng khác cùng phát triển. Ngoài ra còn có rất nhiều các bài viết đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, tiêu biểu như: Lâm Nguyễn (2004), "Các giải pháp tăng cường thu hút FDI"; Trần Nguyễn Tuyên (2004), "Hoàn thiện môi trường và chính sách khuyến khích FDI ở Việt Nam"; Trần Văn Lợi (2006), "Phát triển kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vấn đề đặt ra và một số giải pháp"; Nguyễn Văn Hiệu (2006), "Thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài ở Việt Nam - thực trạng, triển vọng và giải pháp"; Lưu Ngọc Trịnh và Nguyễn Bình Giang (2006), "Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam". 1.1.2. Những công trình nghiên cứu có liên quan ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào Khảy Khăm-Văn Na Vông Sỷ (2002), Mở rộng quan hệ kinh tế giữa Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với các nước láng giềng trong giai đoạn hiện nay. Phân tích xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế các nước, khẳng định tính tất yếu và những lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của Lào với các nước láng giềng có chung đường biên giới, đề xuất các giải pháp chủ yếu để mở rộng, nâng cao hiệu quả quan hệ kinh tế giữa Lào với các nước láng giềng. Phân tích làm rõ thực trạng, chỉ ra những mặt được, chưa được, những hạn chế, khó khăn cụ thể của quá trình phát triển quan hệ kinh tế giữa Lào với các nước láng giềng. Đề xuất những phương hướng và giải pháp mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế giữa Lào với các nước láng giềng. Bua Khăm Thíp Pha Vông (2001), Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển kinh tế ở CHDCND Lào. Phân tích sự tác động của các nhân tố, 7 do hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo ra đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia hiện nay. Phân tích và tổng kết những bài học kinh nghiệm trong việc thu hút đầu tư và phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài của các nước NICs, ASEAN và của Lào. Từ đó, xác định những điều kiện và những giải pháp chủ yếu để thúc đẩy việc thu hút nguồn FDI trong việc phát triển kinh tế CHDCND Lào. Xổm xạ-ạt Un Xi Đa (2005), Hoàn thiện các giải pháp tài chính trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào đến năm 2010. Trong đó đã trình bày một cách có hệ thống các công cụ tài chính và vai trò của nó trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Lào; đánh giá hệ thống pháp luật, chính sách, quá trình sử dụng các công cụ này vào việc thu hút đầu tư nước ngoài ở Lào, những hạn chế của các công cụ tài chính đang sử dụng, nguyên nhân; qua đó tác giả đã đề xuất các giải pháp tài chính nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Lào đến năm 2010, những điều kiện để thực hiện các giải pháp này. Lee Bue Lee Bua Pao (2002), Đầu tư nước ngoài tại CHDCND Lào. Tác giả đã phân tích và đánh giá thực trạng đầu tư nước ngoài tại CHDCND Lào, tác động của nó tới sự phát triển kinh tế - xã hội của Lào và triển vọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Lào. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị về chính sách và quan điểm trong thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài của Lào. Làm rõ về vai trò của đầu tư nước ngoài và tìm ra quan hệ khách quan giữa phát triển và thu hút đầu tư nước ngoài. Xác định sự tác động của đầu tư nước ngoài trong phát triển kinh tế - xã hội ở CHDCND Lào, đề xuất một số giải pháp chủ yếu về hoàn thiện môi trường đầu tư của Lào. Xỉ la Viêng kẹo "Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và ASEAN những cơ hội, lợi ích và thách thức", tác giả đưa ra câu hỏi xung quanh vấn đề gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) của CHDCND Lào như: khi gia nhập ASEAN, CHDCND Lào sẽ có những tác động ảnh hưởng tích cực, tiêu cực và khó khăn hạn chế gì? Tác giả đã phân tích tình tất yếu Lào phải trở thành thành viên của khối ASEAN, làm rõ chính sách đối ngoại mở rộng hợp tác, liên kết quốc tế của Đảng và Nhà nước Lào là 8 nhằm phát triển mạnh về kinh tế đối ngoại, tạo mọi điều kiện thu hút nguồn lực từ bên ngoài cho phát triển đất nước, Cuốn sách Hội thảo về chiến lược tài trợ của EU cho Lào giai đoạn 2006-2010. Trong đó, đánh giá thực trạng về ODA từ EU vào Lào, những yếu tố tác động, nguyên nhân hạn chế. Xác định quan điểm, phương hướng chiến lược và đề xuất một số kiến nghị về chính sách và giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ EU vào Lào trong thời gian 2006 - 2010. Đồng thời, xác định quan hệ hợp tác về đầu tư nước ngoài của EU vào Lào trên góc độ quan hệ đa phương và song phương giữa các thành viên chủ chốt, có ảnh hưởng lớn về tài trợ của EU tại Lào. JICA (2004), Một số chính sách đầu tư của Nhật tại Lào. Trong cuốn sách nay tổ chức "JICA" đã xác định quan điểm, phương hướng chiến lược trong quan hệ hợp tác đầu tư giữa Lào và Nhật Bản cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội tại Lào, để đẩy mạnh hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực của Lào một cách nhanh chóng thông qua tài trợ nguồn ODA của Nhật trong thời gian tới. 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU - Thứ nhất: Cần tiếp tục bổ sung, xây dựng và hoàn thiện chính sách về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho phù hợp với bối cảnh mới. - Thứ hai: Cần gắn chính sách thu hút và sử dụng FDI với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh miền núi phía Bắc Lào. - Thứ ba: Cần phải xây dựng quy hoạch tổng thể khu công nghiệp và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. - Thứ tư: Cần đầu tư hơn nữa cho việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho người lao động, gắn với nhu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại các tỉnh miền núi phía Bắc Lào. - Thứ năm: Cần tiếp tục đầu tư xây dựng kế cấu hạ tầng kinh tế - xã hội với huy động nguồn vốn từ xã hội hóa. - Thứ sáu: Cần phát triển, mở rộng các hình thức quảng cáo đến các nhà đầu tư nước ngoài. 9 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài Theo Luật Đầu tư của Việt Nam (2005) thì Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình khác hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Như khái niệm này thì đã là đầu tư thì phải bỏ vốn và là các tài sản hữu hình và vô hình để tiến hành các hoạt động đầu tư được pháp luật cho phép. "Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các tổ chức và cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kì tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập doanh nghiệp liên doanh hay các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài". Theo đó, FDI là việc các nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này, trong đó nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Theo Mai Thị Như Trang (2011), Luận vặn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào vào quốc gia đó để có quyền sở hữu, quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó, với mục tiêu tối đa hoá lợi ích của mình. Đầu tư theo nghĩa rộng, đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó nhằm thu về cho nhà 10 đầu tư được kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực mà nhà đầu tư đã bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hội nghị Liên hợp Quốc về thương mại và phát triển UNCTED cũng đưa ra một khái niệm về FDI: Vốn FDI bao gồm luồng vốn được cung cấp (trực tiếp hoặc thông qua các công ty liên quan khác) bởi các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các doanh nghiệp FDI, hoặc vốn mà các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nhận được từ các doanh nghiệp FDI. FDI gồm có ba bộ phận: Vốn cổ phần, thu nhập tái đầu tư và các khoản vay trong nội bộ công ty. Tổ chức Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng: "Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc công dân của một nước thành lập hoặc mua lại một phần đáng kể sở hữu và quản lý ít nhất là 10% vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ở một nước khác". Nhà đầu tư nước ngoài có thể là các cá nhân hoặc các doanh nghiệp và hoạt động đầu tư có thể do người nước ngoài sở hữu hoàn toàn hoặc liên doanh giữa các nhà đầu tư nước ngoài và các đối tác đầu tư địa phương. Quan niệm của tác giả luận án về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại hình kinh doanh của nhà các đầu tư nước ngoài bỏ vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào đó để thiết lập cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư, do vậy họ có quyền sở hữu và trực tiếp tham gia quản lý và điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư nhằm mục đích thu được lợi nhuận từ những hoạt động đầu tư đó. 2.1.2. Đặc điểm và các hình thức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.1.2.1. Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài - Đặc điểm về nguồn vốn - Đặc điểm về quyền quản lý vốn - Đặc điểm về quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn 11 2.1.2.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) - Đầu tư mới - Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Co-operation by Contract - BCC) - Doanh nghiệp liên doanh (Joint Ventures Company - JVC) - Các hình thức BOT, BTO, BT - Mua lại và sáp nhập (M&A) 2.1.3. Tác động của thu hút FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở các nước nhận đầu tư 2.1.3.1. Những tác động tích cực đối với nước nhận đầu tư FDI * Đối với các nước phát triển. Thứ nhất, FDI giúp các nước phát triển giải quyết những vấn đề khó khăn về kinh tế như tiền lương, việc làm, lạm phát Thứ hai, FDI giúp các nước phát triển đẩy mạnh xuất nhập khẩu, tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế để cải thiện tình hình bội chi ngân sách. Thứ ba, FDI tác động đến nghiên cứu và phát triển (Research & Develop) của các doanh nghiệp nhất là các MNCs cả trong và ngoài nước. Thứ tư, FDI tạo ra môi trường cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thương mại của các nước phát triển. * Đối với các nước đang phát triển. Thứ nhất, FDI góp phần bổ sung cho nguồn vốn trong nước Thứ hai, FDI giúp tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý Thứ ba, FDI giúp tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu Thứ tư, FDI giúp tăng số lượng việc làm và góp phần đào tạo nâng cao trình độ người lao động Thứ năm, FDI giúp tăng nguồn thu ngân sách Thứ sáu, FDI giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thứ bảy, FDI thúc đẩy tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu 12 2.1.3.2. Những tác động tiêu cực của FDI đối với các nước nhận đầu tư - Đầu tư trược tiếp nước ngoài gây ra thua thiệt cho nước nhận đầu tư - Chuyển giao công nghệ - Ảnh hưởng đối với môi trường tự nhiên và khai thác lãng phí tài nguyên - Đầu tư trực tiếp nước ngoài gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường 2.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 2.2.1. Nội dung thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.2.1.1. Xác định mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.2.1.2. Xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý 2.2.1.3. Xây dựng và hoàn thiện môi trường kinh tế 2.2.1.4. Thực hiện các biện pháp đẩy mạnh xúc tiến đầu tư 2.2.1.5. Xét duyệt và cấp giấy chứng nhận đầu tư 2.2.2. Các tiêu chí đánh giá thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Thứ nhất, Đáp ứng được các mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Thứ hai, số lượng và qui mô của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài - Thứ ba, hình thức và lĩnh vực đầu tư đầu tư trực tiếp nước ngoài - Thứ tư, các đối tác đầu tư nước ngoài - Thứ năm, tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện - Thứ sáu, tỷ trọng vốn và giá trị sản phẩm trong nền kinh tế 2.2.3. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.2.3.1. Cơ chế, chính sách và vai trò của nhà nước 2.2.3.2. Nguồn nhân lực 2.2.3.3. Cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội 2.2.3.4. Quy mô và tiềm năng thị trường 2.2.3.5. Điều kiện tự nhiên 2.3. KINH NGHIỆM THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 13 2.3.1. Kinh nghiệm của Thái Lan và Việt Nam 2.3.1.1. Kinh nghiệm thu hút đầu tư nước ngoài của Thái Lan 2.3.1.2. Kinh nghiệm thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam 2.3.1.3. Kinh nghiệm thu hút và sử dụng FDI ở một số tỉnh của Lào * Kinh nghiệm của tỉnh Sạ Vẳn Nạ Khết * Kinh nghiệm của tỉnh Chămpasắc 2.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra có thể vận dụng cho các tỉnh miền núi phía Bắc Lào Một là, phải có kế hoạch và chương trình phát triển dài hạn, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài. Hai là, tạo môi trường chính trị - xã hội ổn định và tăng cường vai trò của chính quyền địa phương. Ba là, cần chú trọng và tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài. Bốn là, chính sách khuyến khích đầu tư tư nhân, thu hút doanh nghiệp nước ngoài. Năm là, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính cần giản đơn, gọn nhẹ chính sách ưu đãi thuế, lãi suất, đất đai, khoa học và công nghệ. Sáu là, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao tại địa phương Bảy là: Coi trọng quy hoạch và xúc tiến đầu tư. Chủ động lựa chọn các dự án, nhà đầu tư nước ngoài và công nghệ phù hợp. 14 Chương 3 THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT FDI VÀO CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LÀO 3.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên 3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 3.2. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC LÀO FDI theo cơ cấu ngành, lĩnh vực: Theo số liệu thống kê, số lượng các quốc gia đầu tư trực tiếp vào Lào nói chung và các tỉnh miền núi phía Bắc Lào nói riêng đã tăng lên so với trước kia cả về quy mô, vốn đầu tư. Trong đó, nhà đầu tư lớn nhất là Trung Quốc (65 dự án, tổng vốn đầu tư là 70.001.285 USD Mỹ, chiếm tỷ lệ 46,05%); Việt Nam (26 dự án, tổng vốn đầu tư là 18.102.743 USD Mỹ, chiếm tỷ lệ 11,91%); Canada (7 dự án, tổng vốn đầu tư là 13.881.750 USD Mỹ, chiếm tỷ lệ 9,13%) [Bảng 3.3]. Đối với các dự án đầu tư vào 7 tỉnh miền núi phía Bắc Lào tính đến năm 2012 là: Tỉnh Luang Nam Tha (40 dự án, tổng vốn đầu tư là 19.044.285 USD Mỹ); tỉnh Xieng Khoang (25 dự án, tổng vốn đầu tư là 987.800 USD Mỹ); tỉnh Hua Phan (30 dự án, tổng vốn đầu tư là 1.250.000 USD Mỹ); tỉnh U dom xay (27 dự án, tổng vốn đầu tư là 712.000 USD Mỹ); tỉnh Xay Nha Buly (20 dự án, tổng vốn đầu tư là 980.000 USD Mỹ); tỉnh Phong sa Ly (10 dự án, tổng vốn đầu tư là 420.000 USD Mỹ); tỉnh Luang Pra Bang (30 dự án, tổng vốn đầu tư là 1.018.000 USD Mỹ) [Bảng 3.5]. Vốn đầu tư đăng ký tập trung chủ yếu trong 2 ngành dịch vụ và nông nghiệp. Trong tổng số 182 dự án FDI, ngành dịch vụ có 119 dự án đầu tư (chiếm 65,38% tổng số dự án). Ngành nông nghiệp có 39 dự án, (chiếm 15 21,43% tổng số dự án) và ngành công nghiệp có 24 dự án (chiếm 13,19% tổng số dự án) [Bảng 3.2]. Hình thức đầu tư chủ yếu là 100% vốn nước ngoài, có 128 dự án (chiếm 70,33%) và doanh nghiệp liên doanh có 54 dự án (chiếm 29,67%). 3.3. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC LÀO TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2013 3.3.1. Thực trạng xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Chính phủ CHDCND Lào đã ban hành một hệ thống chính sách, pháp luật tương đối đồng bộ, vận hành có hiệu lực, hiệu quả là nhân tố quan trọng tạo nên môi trường đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, như ưu đãi về thuế, đầu tư, đất đai, lao động phù hợp với điều kiện nước nhận đầu tư và thông lệ quốc tế cũng là hết sức cần thiết. - Những ưu đãi về thuế: Điều 18, Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài của CHDCND Lào quy định: Nếu nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào vùng 1 (Vùng núi và đồng bằng không có cơ sở hạ tầng kinh tế thuận lợi cho việc đầu tư) thì sẽ được miễn thuế trong vòng 7 năm và chỉ phải đóng 10% thuế thu nhập trong những năm tiếp theo. Đầu tư vào vùng 2 (Vùng núi và đồng bằng có cơ sở hạ tầng kinh tế phù hợp cho việc đầu tư trong chừng mực nhất định) sẽ được miễn thuế trong 5 năm và trong 3 năm kế tiếp sẽ được giảm một nửa của 15% và đóng 15% trong những năm tiếp theo. Đầu tư vào vùng 3 (Vùng núi và đồng bằng với cơ sở hạ tầng đầy đủ để hỗ trợ cho hoạt động đầu tư) sẽ được miễn thuế trong 2 năm và trong 2 năm kế tiếp sẽ được giảm một nửa của 20% và đóng 20% trong những năm tiếp theo. Ngoài ra, Chính phủ Lào còn thực hiện chính sách giảm thuế lợi nhuận cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào một số ngành sản xuất, một số khu vực mà nhà nước Lào khuyến khích đầu tư. - Chính sách ưu đãi chuyển lợi nhuận về nước: Điều 12, khoản 8, 16 Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài của Lào quy định, nhà đầu tư nước ngoài được "chuyển về nước hoặc chuyển sang một nước thứ ba lợi nhuận vốn và các thu nhập khác sau khi trả đầy đủ các khoản thuế phí và lệ phí theo quy định của pháp luật. - Ưu đãi thuê đất đai: Nhà đầu tư nước ngoài sẽ nhận được sự hỗ trợ về miễn tiền thuê đất, giảm tiền thuê đất nếu như họ thực hiện các dự án gắn liền với việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của Lào, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, hay các lĩnh vực đầu tư sử dụng nhiều lao động. 3.2.2. Thực trạng xây dựng và hoàn thiện môi trường kinh tế nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 3.2.2.1. Xây dựng kết cấu hạ tầng cho thu hút đầu tư nước ngoài ở các tỉnh miền núi phía Bắc Lào Kết cấu hạ tầng giữ một vị trí hết sức quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư. Đây được xem là "môi trường đầu tư cứng" giữ vị trí hàng đầu cho việc thu hút đầu tư nước ngoài. Tại các tỉnh miền núi phía Bắc Lào, trong những năm vừa qua, bằng nhiều nguồn vốn huy động từ trong nước và vốn viện trợ, vốn nhân đạo y tế, vay nước ngoài, bằng những chính sách quan trọng Chính phủ đã đầu tư rất lớn để phát triển hạ tầng, cụ thể: Một là, xây dựng hệ thống giao thông vận tải Các tỉnh miền núi phía Bắc Lào đã đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông đường bộ, sân bay hàng không, các tuyến đường bộ nối liền các tỉnh miền trung, thủ đô VienChan và phía Nam Lào. Bên cạnh đó, còn xây dựng tuyến đường bộ, đường thủy sang Trung Quốc, Việt Nam. Hai là, xây dựng hệ thống cung cấp điện ổn định Cung cấp điện là một vấn đề hết sức khó khăn đối với các tỉnh miền núi phía Bắc Lào, bởi vì đây là lĩnh vực đòi hỏi kỹ thuật cao, vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn lâu dài. Tuy nhiên, để khắc phục những khó khăn này, đã thực hiện kêu gọi các nhà đầu tư đến từ Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan để thực hiện xây dựng các nhà máy thuỷ điện đủ tầm cỡ nhỏ, vừa và lớn. Những dự án đó vừa khai thác lợi thế về thuỷ điện của 17 Lào, đồng thời qua đó xây dựng được hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của các tỉnh Bắc Lào nói chung. Ba là, xây dựng hệ thống kho bãi ở miền Bắc Lào Bốn là, xây dựng hệ thống viễn thông ở miền Bắc Lào Đến nay, hệ thống mạng lưới điện thoại cố định phần lớn đã về đến cấp huyện và các cụm bản dân cư (trừ một số vùng biên giới còn gặp nhiều khó khăn), mạng lưới điện thoại di động đã được phủ sóng toàn quốc; hệ thống internet tốc độ cao đã đầu tư xây dựng và đi vào khai thác sử dụng có hiệu quả cao. 3.2.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Nhìn chung, lực lượng lao động của các tỉnh miền núi phía Bắc Lào chưa qua đào tạo, trình độ tay nghề kém, ý thức tổ chức kỷ luật lao động thấp. Việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chưa thực sự hợp lý. Trình độ học vấn của lực lượng lao động đã từng bước nâng lên, tỷ lệ người không biết chữ không ngừng giảm xuống, năm 2007 là 2,31% đến năm 2012 là 1,01%. Tuy nhiên, số lao động ở thành thị tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông là 81,51% trong đó tốt nghiệp trung học phổ thông và 44,44% gấp 2,5 lần so với nông thôn. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động thấp, năm 2012 có 72% lao động chưa qua đào tạo. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị có trình độ cao đẳng, đại học tăng bình quân 13,6%/năm trong giai đoạn 2007 – 2012. Gây nên sự mất cân đối giữa cung - cầu trên thị trường lao động. 3.2.2.3. Tạo môi trường kinh doanh, nâng cao trình độ của nền kinh tế Thời gian qua ,các tỉnh miền núi phía Bắc đã không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, đảm bảo phân công, phân nhiệm rõ trách nhiệm, quyền hạn và thẩm quyền đối với các bộ, ngành từ trung ương đến địa phương có liên quan trong quản lý và thẩm duyệt cam kết và cấp giấy phép đầu tư nước ngoài. Từng bước hoàn thiện quy trình quản lý kiểm tra, giám sát hoạt động của các dự án sau khi được cam kết và cấp giấy phép đầu tư cũng như tập 18 trung tháo gỡ những khó khăn và vướng mắc trong việc triển khai thực hiện dự án, hỗ trợ các dự án có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động có hiệu quả cao. Kiên quyết giải thể các dự án không có khả năng triển khai nhằm thu hồi đất cho các dự án mới, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án chuyển giao công nghệ. Thủ tục hành chính tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện hơn nữa nhằm thu hút các nhà đầu tư vào Lào. Trình độ, khả năng và nghệ thuật quản lý của bộ máy nhà nước, thể hiện rất rõ trong việc thực hiện một cách tổng hợp các biện pháp liên quan đến định hướng chính sách và giải quyết các thủ tục đầu tư. Xúc tiến đầu tư trên cơ sở mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cần đặc biệt chú ý xây dựng chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài và coi đó là một bộ phận trong tổng thể của nền kinh tế nói chung và chiến lược kinh tế đối ngoại nói riêng. Tạo môi trường quốc tế thuận lợi để tăng cường khai thác lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, dân số, trình độ phát triển kinh tế. 3.2.3. Quá trình thực hiện các biện pháp xúc tiến đầu tư Sở Công thương; Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh chịu trách nhiệm thực thi những chính sách đầu tư đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoạch định và quản lý các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phạm vi tỉnh. Tuy nhiên, các tỉnh chưa có được một chiến lược xúc tiến đầu tư đồng bộ ở tầm quốc gia, xúc tiến đầu tư còn nặng về việc tuyên truyền luật pháp, chính sách, chưa tập trung sâu vào việc xúc tiến cụ thể theo chương trình dự án trọng điểm, chưa liên kết xúc tiến đầu tư theo vùng. 3.2.4. Tình hình xét duyệt và cấp giấy chứng nhận đầu tư - Hiện nay, các tỉnh miền núi phía Bắc Lào đã quan tâm và từng bước thay đổi theo hướng đơn giản các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian cấp phép đầu tư. Nhưng so với tình hình thực tế còn nhiều bất cập từ văn bản pháp lý đến triển khai thực hiện. 19 3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG 3.4.1. Những thành tựu đã đạt được -Thứ nhất: Qua hơn 10 năm (2000 - 2013), thu hút FDI của các tỉnh miền núi phía Bắc Lào đã thu được những kết quả bước đầu. So với tổng dân số 4.082 triệu người và nền kinh tế kém phát triển đang chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế quốc dân có sự tăng trưởng nhanh, bình quân đạt 5,5%/năm (giai đoạn 1981-1985) và đạt 6,2%/năm (giai đoạn 1986-1990). Đến nay đã có 26 nước đầu tư vào Lào và có 801 dự án với tổng số vốn là 7.063.003.991 USD (Mỹ), trong đó riêng các tỉnh miền núi phía Bắc Lào có 13 nước đầu tư và có 171 dự án với tổng số vốn là 97.618.007 USD (Mỹ). Thu nhập bình quân đầu người đạt 114USD/người (1980) tăng lên 211USD/ người (1990), 380USD/người (1995), tăng lên 332USD/người

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftt_thu_hut_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_vao_cac_tinh_mien_nui_phia_bac_o_cong_hoa_dan_chu_nhan_dan_la.pdf
Tài liệu liên quan