Tóm tắt Luận án Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam

Hội nghị lần thứ tư ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá

X đã có quan điểm chỉ đạo về định hướng, chiến lược phát

triển kinh tế biển đảo Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến

năm 2045.

Chiến lược phát triển kinh tế biển:

Mục tiêu tổng quát là đến năm 2030, phấn đấu đưa nước ta

trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm

vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển đảo,

góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp công nghiệp

hoá, hiện đại hoá, làm cho đất nước giàu mạnh.

Mục tiêu cụ thể là xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh

vực kinh tế, xã hội, khoa học - công nghệ, tăng cường củng cố

quốc phòng, an ninh. Phấn đấu đến năm 2030, kinh tế trên biển

và ven biển đóng góp khoảng 53 – 55% tổng GDP của cả nước

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiên cứu có liên quan đến nguồn vốn và thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo. - Các nghiên cứu có liên quan đến phân tích, đánh giá môi trường đầu tư phát triển kinh tế. - Hướng nghiên cứu của luận án Luận án của tác giả tiếp cận vấn đề thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo theo hướng cụ thể như: (1) Phân 2 tích môi trường đầu tư phát triển kinh tế biển đảo và (2) Hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế biển đảo trên quan điểm phát triển bền vững và (3) Hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo trên gốc độ vĩ mô. Ngoài ra, luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu thực tiễn từ năm 2010 đến năm 2018, đề xuất các giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo trong thời gian tới. 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát: Giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam. Mục tiêu cụ thể: - Phân tích thực trạng thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam, từ đó đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam. - Đưa ra hệ thống giải pháp, kiến nghị nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam. 1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam hiện nay như thế nào? - Có những yếu tố nào của môi trường đầu tư ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo? - Cần có những giải pháp nào để thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam? 1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo. 3 Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nội dung nghiên cứu: Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam. Cụ thể trên 2 gốc độ: (i) Hiệu quả vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo và (ii) Tác động của các yếu tố của môi trường đầu tư đến thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo. Phạm vi không gian nghiên cứu: Các Tỉnh phía Nam Việt Nam có tiếp giáp bờ biển, bao gồm: Bà Rịa -Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. Phạm vi thời gian nghiên cứu: Dữ liệu thứ cấp: Giai đoạn 2010-2018. Dữ liệu sơ cấp: Giai đoạn: 2017 - 2018. 1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống; Phương pháp điều tra khảo sát; Phương pháp thống kê; Phương pháp so sánh; Phương pháp phân tích các chỉ số; Phương pháp chuyên gia. 1.7. NHỮNG ĐÓNG THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU - Từ phân tích thực trạng các loại nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam thể hiện các nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo tại đây chủ yếu là nguồn vốn từ NSNN. - Đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam thiếu tính bền vững. - Hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam chưa cao. 4 - Thông qua kết quả khảo sát thực tế của 600 doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam. Thu hút nguồn vốn ở đây chịu tác động của các nhóm yếu tố thuộc môi trường đầu tư như: Nhóm yếu tố chính sách; Nhóm yếu tố kinh tế; Nhóm yếu tố thể chế. Mức độ tác động được thể hiện thông qua hàm hồi quy tuyến tính như sau: Thu hút nguồn vốn = -0,124 + 0,386*Chính sách + 0,312*Thị trường + 0,185*Hiệu quả+0,101*Thể chế+0,049*Tài nguyên. - Luận án đã đề xuất các giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam, cụ thể như: cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường ứng dụng công nghệ khoa học vào quản lý đầu tư, chú trọng hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn đầu tư. 5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO 2.1. KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ BIỂN ĐẢO 2.1.1. Khái niệm về kinh tế biển đảo Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 36-NQ/TW). Phát triển các ngành kinh tế biển, trong đó phát triển về các ngành kinh tế biển theo thứ tự ưu tiên: (1) Du lịch và dịch vụ biển; (2) Kinh tế hàng hải; (3) Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác; (4) Nuôi trồng và khai thác hải sản; (5) Công nghiệp ven biển; (6) Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế biển đảo Kinh tế biển, đảo chịu tác động lớn của môi trường biển khắc nghiệt; Đầu tư phát triển kinh tế biển, đảo cần một số vốn đầu tư rất lớn; Thời gian thực hiện đầu tư tương đối dài; Đầu tư phát triển kinh tế biển, đảo tạo nên những công trình sử dụng lâu dài và có giá trị to lớn; Đầu tư phát triển kinh tế biển, đảo làm thay đổi môi trường sinh thái và môi trường xã hội; Kinh tế biển phải đảm bảo sự cân đối trong tổng thể kinh tế cả nước, trong quan hệ với các vùng và trong xu thế hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. 6 Phát triển kinh tế biển nhằm tăng cường sức mạnh của quốc gia, bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn ven lãnh thổ của đất nước. 2.1.3. Các lĩnh vực kinh tế biển đảo (1) Du lịch và dịch vụ biển; (2) Kinh tế hàng hải; (3) Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác; (4) Nuôi trồng và khai thác hải sản; (5) Công nghiệp ven biển; (6) Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới. 2.1.4. Vai trò kinh tế biển đảo Góp phần phát triển về lĩnh vực giao thông vận tải biển; Góp phần ổn định kinh tế, chính trị - xã hội; Đảm bảo về quốc phòng – an ninh. 2.2. NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO 2.2.1. Khái niệm về nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo Nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo là nguồn vốn hữu hình (tiền, tài sản, tài nguyên, nguồn nhân lực) và các loại nguồn vốn vô hình (phát minh, sáng chế, thương hiệu, lợi thế vị trí đất đai, mặt nước) được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ phát triển kinh tế biển đảo. 2.2.2. Đặc điểm nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo - Nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo chịu tác động lớn từ các rủi ro do môi trường biển. - Nguồn vốn được huy động nhạy cảm với lãi suất và lợi tức đầu tư; nhất là đối với nguồn vốn được huy động từ khu vực tư nhân. 7 - Đầu tư phát triển kinh tế biển đảo, bên cạnh phát triển kinh tế đòi hỏi đi đôi với đảm bảo an ninh quốc phòng. 2.1.3. Các loại nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo  Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.  Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.  Nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng.  Nguồn vốn từ các doanh nghiệp nhà nước.  Nguồn vốn tư nhân.  Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).  Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).  Nguồn vốn tín dụng từ các tổ chức tài chính quốc tế.  Nguồn vốn huy động từ thị trường tài chính quốc tế. 2.3. THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO 2.3.1. Quan điểm thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo chính là việc áp dụng các biện pháp, chính sách để các nhà đầu tư đem tiền đến đầu tư bằng các hình thức khác nhau phù hợp với lợi ích chung của cả nhà đầu tư và quốc gia / địa phương tiếp nhận. 2.3.2. Điều kiện thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo  Tạo lập duy trì năng lực tăng trưởng nhanh, bền vững của nền kinh tế.  Đối với tất cả các nguồn vốn đầu tư, phải xác định yếu tố hiệu quả là yêu cầu về mặt chất lượng của việc huy động vốn trong lâu dài. 8  Các dự án sử dụng vốn vay phải xác định rõ trách nhiệm trả nợ, không được gây thêm gánh nặng nợ nần không trả được.  Để tăng cường có hiệu quả của nền kinh tế, cần phải tạo môi trường bình đẳng trong hoạt động đầu tư đối với tất cả các nguồn vốn.  Đảm bảo ổn định môi trưởng kinh tế vĩ mô đầu tư phát triển. 2.3.3. Các yêu cầu đối với việc thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo  Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển phải phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và môi trường phát triển bền vững của tỉnh/thành phố.  Chú trọng thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển, bao gồm cả các nguồn vốn trong nước và nước ngoài.  Ngoài việc bảo đảm thu hút nguồn vốn theo nguồn, cần chú trọng cơ cấu vốn đầu tư phát triển theo ngành và theo vùng, địa phương (tỉnh/thành phố) một cách hợp lý. 2.3.4. Hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế biển đảo 2.3.4.1. Hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế biển đảo trên quan điểm phát triển bền vững Luận án phân tích phát triển bền vững dựa trên 3 trụ cột chính: Về mặt kinh tế; về mặt xã hội; về mặt môi trường.  Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế biển đảo trên quan điểm phát triển bền vững: Chỉ tiêu tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng của kinh tế biển đảo: Tốc độ tăng trưởng trong một thời gian nhất định; Giá trị gia tăng VA. 9 Chỉ tiêu đánh giá khai thác nguồn lực tự nhiên và ô nhiễm môi trường: Mức độ ô nhiễm hay mức độ cải thiện môi trường thông qua việc phát triển kinh tế biển đảo; Mức độ khai thác tài nguyên thiên nhiên. Chỉ tiêu đánh giá thực hiện trách nhiệm xã hội: Số lượng và tỷ trọng các doanh nghiệp áp dụng các biện pháp để cải thiện môi trường và điều kiện lao động. 2.2.4.2. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo Hiệu quả đầu tư phát triển biển đảo được xem xét trên cả góc độ nhà đầu tư (góc độ vi mô) và trên góc độ Nhà nước (góc độ vĩ mô). Luận án đi sâu nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo ở góc độ vĩ mô. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo ở gốc độ vĩ mô (góc độ Nhà nước): Tỷ suất đầu tư 1 km dài bến cảng (S1); Tỷ lệ vốn đầu tư đã thực hiện trở thành tài sản; Hệ số khai thác; Tạo việc làm và tăng năng suất lao động; Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế (Tăng đóng góp vào NSNN; Đóng góp của đầu tư phát triển kinh tế biển đảo vào tăng trưởng GDP) 10 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO PHÍA NAM VIỆT NAM 3.1. SƠ LƯỢC VỀ KINH TẾ BIỂN ĐẢO PHÍA NAM VIỆT NAM Vị trí của biển đảo phía Nam Việt Nam Kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam 3.2. THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO PHÍA NAM VIỆT NAM 3.2.1. Thực trạng nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam 3.2.1.1. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước Số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư của các tỉnh tiếp giáp ven biển phía Nam thể hiện mức vốn đầu tư từ NSNN giai đoạn 2010-2018 phát triển kinh tế biển đảo phía Nam có xu hướng tăng dần. Năm 2010 là 15.000 tỷ đồng đến năm 2018 là 22.000 tỷ đồng. 3.2.1.2. Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài Giai đoạn 2010-2018, Việt Nam được nhiều tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là có môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, ổn định tạo niềm tin vững chắc nhà đầu tư. Do đó, trong giai đoạn này nguồn vốn FDI không ngừng tăng từ 3200 triệu USD lên 7390 triệu USD. 3.2.1.3. Nguồn vốn từ tư nhân 11 Giai đoạn 2010 – 2018, Tổng vốn đầu tư của tư nhân vào ngành dầu khí chiếm tỷ lệ lớn nhất và đứng thứ 2 là ngành cảng biển, tiếp đến là thủy sản trong giai đoạn 2010 – 2018. 3.2.1.4. Nguồn vốn từ tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước Giai đoạn 2010-2018, tổng vốn từ tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước có xu hướng tăng lên, năm 2010 có tổng nguồn vốn là 700 tỷ đồng đến năm 2018 đạt 1.940 tỷ đồng. Nguồn vốn chủ yếu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường biển chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là nuôi trồng thủy sản. 3.2.1.5. Nguồn vốn từ các Tổ chức tín dụng Giai đoạn 2010-2018, lượng vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo từ tổ chức tín dụng tăng không cao (năm 2010 đạt 500 tỷ đồng, đến năm 2018 đạt 1000 tỷ đồng) lý do là hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn, nợ xấu tăng cao, khó khăn trong việc xử lý và thu hồi nợ, nên ngân hàng đã không mở rộng cho vay đối với phát triển kinh tế biển đảo nói chung ở Việt Nam và biển đảo phía Nam nói riêng. 3.2.2. Hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam 3.2.2.1. Hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam trên quan điểm phát triển bền vững  Chỉ tiêu tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng của kinh tế biển đảo - Tốc độ tăng trưởng trong một thời gian nhất định: Giai đoạn 2010-2013 GDP có xu hướng tăng lên đáng kể, tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn này là 8,35%, mức đóng góp GDP từ kinh tế biển đảo GDP mỗi tỉnh tăng trong giai đoạn 12 này. Giai đoạn 2014-2018 tốc độ tăng GDP bình quân là 22,6%. - Giá trị gia tăng VA: Trong giai đoạn 2010 - 2018 giá trị gia tăng VA trung bình là 9.799, 67 tỷ đồng, thấp nhất là năm 2010 với 2780 tỷ đồng, cao nhất là năm 2018 với 24.499 tỷ đồng. Nhìn chung VA trong cả giai đoạn 2010 - 2018 có xu hướng tăng lên.  Chỉ tiêu đánh giá khai thác nguồn lực tự nhiên và ô nhiễm môi trường: giai đoạn 2010- 2018, các tỉnh ven biển phía Nam có các doanh nghiệp vi phạm gây ô nhiễm môi trường biển trong giai đoạn này có xu hướng tăng lên. Năm 2010 có 181 doanh nghiệp, năm 2018 có 454 doanh nghiệp.  Chỉ tiêu đánh giá thực hiện trách nhiệm xã hội: Các doanh nghiệp thực hiện đầu tư phát triển kinh tế biển đảo thì 100% doanh nghiệp có thỏa ước lao động, có nội quy lao động, có thang bảng lương, có tham gia bảo hiểm xã hội. Điều này thể hiện, các doanh nghiệp đã thực hiện trách nhiệm xã hội theo các tiêu chí của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. 3.2.2.2. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam trên gốc độ vĩ mô  Suất đầu tư 1 km dài bến cảng (S1) Nếu tính suất đầu tư 1km dài bến cảng theo giá hiện hành thì suất đầu tư của giai đoạn 2010 – 2018 cao hơn giai đoạn 2005-2009, cao hơn khoảng 2,7%. Tuy nhiên khi tính vốn đầu tư theo giá cố định năm 2005 để loại bỏ yếu tố trượt giá, thì suất đầu tư của giai đoạn 2010 - 2018 nhỏ hơn giai đoạn 2005 - 2009. Đầu tư giai đoạn 2010 - 2018 tiết kiệm và hiệu quả hơn.  Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trở thành tài sản 13 Tỷ lệ vốn đầu tư trở thành tài sản” của các dự án cảng biển cao trong giai đoạn 2010 – 2018, trong đó Đầu tư thêm thiết bị ở cảng Sài gòn đạt 98.4; Đầu tư thêm thiết bị ở cảng Vũng Tàu đạt 99.3; Dự án nạo vét luồng tàu đạt 98.4; Một số hạng mục dự án nâng cấp phát triển cảng loại I đạt 97.3; Dự án xây dựng nâng cấp các bến cảng loại I đạt 99.1; Dự án xây dựng nâng cấp các bến cảng loại II đạt 98.3.  Hệ số khai thác Giai đoạn 2010 – 2018 thể hiện các cảng biển trong cả nước sau khi xây dựng xong đưa vào sử dụng đã thu hút được lượng hàng hoá thông qua đạt 73% - 95.4% công suất thiết kế. Như vậy các cảng đã phát huy tác dụng tương đối tốt và đầu tư đúng hướng.  Tạo việc làm và tăng năng suất lao động - Tạo việc làm: Tỷ lệ lao động tăng thêm nhờ hoạt động đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam giai đoạn 2010-2018 từ 3,2 % - 12,6%. - Tăng năng suất lao động: Tốc độ tăng vốn đầu tư và cơ cấu đầu tư đã ảnh hưởng nhiều đến năng suất của lao động làm việc tại biển đảo phía Nam Việt Nam. Nhờ hiện đại hoá trang thiết bị, ứng dụng tin học trong quản lý khai thác biển đảo mà năng suất lao động tăng trong giai đoạn 2010 – 2018.  Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế - Đóng góp vào NSNN: Giai đoạn 2010 -2018, mức nộp ngân sách giảm từ đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam, năm 2010 đạt 27,5 tỷ đồng nhưng đến năm 2018 đạt 20,1 tỷ đồng. 14 - Đóng góp của đầu tư phát triển biển đảo vào tăng trưởng GDP: Giai đoạn 2010 -2015, tốc độ tăng GDP trung bình của nền kinh tế Việt Nam là 5,87%/năm thì đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam mỗi năm tạo nên tốc độ tăng GDP ước khoảng 0,0377%, còn lại 5,8323% (5,87% - 0,0377% = 5,8323%) là do đầu tư của các ngành khác, do nhân tố lao động và nhân tố TFP (công nghệ, cơ chế chính sách...) tạo nên. 3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO PHÍA NAM VIỆT NAM 3.3.1. Những kết quả đạt được 3.3.1.1. Nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo Giai đoạn 2010 – 2018. Nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo từ NSNN có mức độ ổn định. Nguồn vốn tư nhân không ngừng tăng. Nguồn vốn từ tín dụng đầu tư phát triển kinh tế của nhà nước có xu hướng tăng lên và chủ yếu là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường biển. 3.2.1.2. Hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế biển đảo Giai đoạn 2010 – 2018. Chỉ tiêu tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng của kinh tế biển đảo phía Nam có xu hướng ổn định, tốc độ GDP kinh tế biển đảo có xu hướng tăng. Tỷ lệ VA/GO có xu hướng tăng và ổn định, nền kinh tế biển đảo có thuận lợi để đảm bảo phát triển bền vững. Giai đoạn 2010 – 2018. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế đã đạt được những kết quả nhất định như: Suất đầu tư 1 km bờ biển tăng cao; Tỷ lệ vốn đầu tư trở thành tài sản cao, hầu hết lượng vốn đầu tư bỏ vào công trình cảng biển đã được cơ quan kiểm toán công nhận là hợp pháp, hợp lý. 15 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 3.3.2.1. Về nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo Nguồn vốn NSNN vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong đầu tư hạ tầng, nguồn vốn từ khu vực tư nhân chưa được khai thác hiệu quả; còn mất cân đối giữa nguồn vốn huy động được với kế hoạch đầu tư trung, dài hạn; tốc độ tăng trưởng các nguồn vốn đầu tư còn chậm, nguồn vốn huy động chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư, phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế biển đảo. 3.3.2.2. Về hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế biển đảo Hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam thiếu tính bền vững trên 3 khía cạnh: Kinh tế - Xã hội – Môi trường. Giai đoạn 2010 - 2018, hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo chưa cao. 16 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ ĐẾN THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO PHÍA NAM VIỆT NAM 4.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU Theo quan điểm của Hội nghị của Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), các nhóm yếu tố của môi trường đầu tư quốc gia ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn đầu tư bao gồm 3 nhóm yếu tố: nhóm yếu tố khung chính sách, nhóm yếu tố kinh tế và nhóm yếu tố liên quan đến chất lượng thể chế. 4.2. GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 4.2.1. Giả thuyết nghiên cứu  Giả thuyết 1: Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam có liên quan với các yếu tố khung chính sách (theo xu hướng tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi hơn).  Giả thuyết 2: Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam có liên quan với động cơ tìm kiếm thị trường.  Giả thuyết 3: Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam có liên quan với động cơ tìm kiếm nguồn tài nguyên.  Giả thuyết 4: Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam có liên quan với động cơ tìm kiếm hiệu quả. 17  Giả thuyết 5: Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam có liên quan với các yếu tố chất lượng thể chế (theo xu hướng tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi hơn). 4.2.2. Thiết kế nghiên cứu Quá trình nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn sâu 14 chuyên gia về lĩnh vực kinh tế, tài chính – ngân hàng. Nghiên cứu định lượng được thực hiện với 600 doanh nghiệp thực hiện đầu tư phát triển kinh tế biển đảo tại phía Nam Việt Nam. Phương trình hồi quy tuyến tính trong mô hình nghiên cứu được đề xuất: Thu hút nguồn vốn = 0 + 1* Chính sách + 2* Thị trường + 3* Tài nguyên + + 4* Hiệu quả + 5* Thể chế. 4.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.3.1. Thống kê mô tả Bảng 4.1. Thống kê mô tả các yếu tố của môi trường đầu tư Stt Biến Mẫu Trung bình Độ lệch chuẩn 1 Chính sách 600 4,5123 0,61586 2 Thị trường 600 4,2858 0,70071 3 Tài nguyên 600 4,3083 0,67929 4 Hiệu quả 600 4,4800 0,66386 5 Thể chế 600 4,4733 0,61728 Nguồn: Kết quả từ khảo sát của tác giả 18 4.3.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo Bảng 4.2. Độ tin cậy của thang đo Reliability Statistics Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha N of Items Chính sách 0,803 0,808 3 Thị trường 0,858 0,857 3 Tài nguyên 0,852 0,852 3 Hiệu quả 0,813 0,817 4 Thể chế 0,839 0,840 5 Thu hút NV 0,836 0,840 5 Nguồn: Kết quả từ khảo sát của tác giả  Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) Đối với các biến độc lập: Bảng 4.3. Kết quả phân tích nhân tố biến độc lập KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,857 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 7733,045 df 153 Sig. 0,000 Nguồn: Kết quả từ khảo sát của tác giả Đối với biến phụ thuộc: Bảng 4.4. Kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,820 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1204,812 df 10 Sig. 0,000 Nguồn: Kết quả từ khảo sát của tác giả 19 4.3.3. Tương quan giữa các biến Bảng 4.5. Tương quan giữa các biến Chinhsach Thitruong Tainguyen Hieuqua Theche thuhut Chinhsach 1 Thitruong 0,509** 1 Tainguyen 0,521** 0,355** 1 Hieuqua 0,636** 0,474** 0,440** 1 Theche 0,518** 0,402** 0,303** 0,377** 1 Thuhut 0,774** 0,706** 0,499** 0,675** 0,535** 1 **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). Nguồn: Kết quả từ khảo sát của tác giả Hồi quy tuyến tính: Bảng 4.9. Kết quả phân tích hồi quy Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin- Watson 1 0,875a 0,765 0,763 0,29987 1,989 Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF 1 (Constant) -0,124 0,113 -1,097 0,273 Chinhsach 0,386 0,030 0,386 12,862 0,000 0,440 2,274 Thitruong 0,312 0,021 0,355 14,656 0,000 0,676 1,479 Tainguyen 0,049 0,022 0,054 2,273 0,023 0,703 1,423 Hieuqua 0,185 0,025 0,199 7,451 0,000 0,553 1,807 Theche 0,101 0,024 0,102 4,286 0,000 0,705 1,418 20 ANOVAb Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 173,711 5 34,742 386,360 0,000a Residual 53,414 594 0,090 Total 227,125 599 a. Predictors: (Constant), Chinhsach, Thitruong, Tainguyen, Hieuqua, Theche. b. Dependent Variable: Thuhutnguonvon. Nguồn: Kết quả từ khảo sát của tác giả Mô hình hồi quy tuyến tính có thể viết như sau: Thu hút nguồn vốn = -0,124 + 0,386*Chính sách + 0,312*Thị trường + 0,185*Hiệu quả + 0,101*Thể chế + 0,049*Tài nguyên. 21 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO PHÍA NAM VIỆT NAM 5.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 Hội nghị lần thứ tư ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã có quan điểm chỉ đạo về định hướng, chiến lược phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chiến lược phát triển kinh tế biển: Mục tiêu tổng quát là đến năm 2030, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm cho đất nước giàu mạnh. Mục tiêu cụ thể là xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học - công nghệ, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh. Phấn đấu đến năm 2030, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53 – 55% tổng GDP của cả nước. 5.2. ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 Huy động nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển bền vững biển, xây dựng các tập đoàn kinh tế biển mạnh. 22 Đẩy mạnh thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Chủ động thu hút các nhà đầu tư lớn, có công nghệ nguồn, trình độ quản lý tiên tiến từ các nước phát triển. Ưu tiên đầu tư ngân sách nhà nước cho phát triển các huyện đảo, xã đảo tiền tiêu, xa bờ; xã hội hoá đầu tư kết cấu hạ tầng biển, đảo, các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tập đoàn kinh tế biển mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh trên biển, đặc biệt là ở các vùng biển xa bờ, viễn dương. Tiếp tục cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước thuộc các ngành kinh tế biển, bảo đảm nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả sản xuất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_thu_hut_nguon_von_dau_tu_phat_trien_kinh_te.pdf