Tóm tắt Luận án Thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại tòa án cấp sơ thẩm ở Việt Nam hiện nay

Các thủ tục liên quan đến sự có mặt và vắng mặt của các bên

tham dự phiên tòa, sự thay đổi vị trí tố tụng. (1) Tại phiên tòa sơ thẩm, cần

đảm bảo sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi

ích hợp pháp của đương sự. (2) Trong trường hợp vắng mặt tất cả những

người tham gia tố tụng, Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để

xét xử vắng mặt đương sự, người tham gia tố tụng khác theo quy định của

pháp luật khi có đủ các điều kiện. (3) Khi có người tham gia tố tụng vắng mặt

tại phiên tòa mà không thuộc trường hợp Tòa án phải hoãn phiên tòa, thì chủ

tọa phiên tòa phải hỏi xem có ai đề nghị hoãn phiên tòa hay không. (5)

Trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, nhưng bị đơn vẫn giữ

nguyên yêu cầu phản tố của mình thì bị đơn trở thành nguyên đơn và nguyên

đơn trở thành bị đơn.

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại tòa án cấp sơ thẩm ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
52] 1.1.4. Nhận xét về tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án kế thừa: Qua khảo cứu tổng quan tình hình nghiên cứu, tác giả có thể đưa ra một số nhận xét sơ bộ như sau: Thứ nhất, Hầu hết các nghiên cứu đều đi sâu tìm hiểu để làm rõ khái niệm “tranh chấp kinh doanh, thương mại” và “giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại”. Thứ hai, trong nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra khái niệm và các hình thức giải quyết tranh chấp KDTM mại nói chung và hình thức giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án nói riêng. Đã có sự so sánh giữa các hình thức giải quyết các tranh chấp này, đặc biệt là hình thức Trọng tài và Tòa án. Thứ ba, cũng có nhiều nghiên cứu về lý luận 7 và thực tiễn đối với thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm, thực trạng các quy định pháp luật áp dụng trong thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án, các vấn đề về thẩm quyền của Tòa án trong xét xử sơ thẩm các tranh chấp KDTM, đề cập một số giai đoạn trong thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm... Thứ tư, nghiên cứu pháp luật của một số nước trên thế giới cho thấy, theo BLTTDS của một số quốc gia, Viện công tố chỉ tham gia xét xử các vụ án hình sự chứ không tham gia vào vụ án dân sự. Ở mức độ nhất định, các luận điểm khoa học của các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài luận án sẽ là những tài liệu tham khảo có giá trị để tác giả có thể tiếp thu, kế thừa những thành quả, các giá trị mà các nghiên cứu đã chỉ ra, làm nền móng cho việc tiếp tục nghiên cứu đề tài luận án về thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm cả về lý luận cũng như về thực tiễn. 1.1.5. Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu và phát triển trong nội dung luận án: Thứ nhất, về mặt lý luận, hiện chưa có công trình nào đề cập một cách rõ nét về các yêu cầu đặt ra đối với thủ tục giải quyết các tranh chấp KDTM theo thủ tục tư pháp gắn với quyền tự định đoạt và bảo đảm quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh; chưa làm rõ được yêu cầu áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM phải phù hợp với những quyền này và phù hợp bản chất của các tranh chấp trong quan hệ KDTM. Thứ hai, về mặt thực tiễn, việc nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm cần nhìn nhận theo logic các vấn đề đặt ra ở phần nghiên cứu lý luận, trong đó, cần quan tâm đến quyền lựa chọn của các chủ thể kinh doanh đối với thủ tục tư pháp tại Tòa án; quyền tự định đoạt của các bên đương sự trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm. Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, cần đề xuất phương hướng và giải pháp để hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm - giai đoạn đầu tiên, quan trọng và có ý nghĩa quyết định của việc giải quyết tranh chấp KDTM theo thủ tục tư pháp tại Tòa án. 8 1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu 1.2.1. Các lý thuyết nghiên cứu được áp dụng: Luận án được nghiên cứu dựa trên các cơ sở lý thuyết sau: Lý thuyết về kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh; Lý thuyết về Nhà nước pháp quyền; Lý thuyết về cải cách tư pháp; Lý thuyết về pháp luật TTDS quy định về các nguyên tắc giải quyết và thủ tục tố tụng giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu: Luận án được triển khai với các câu hỏi trọng tâm để làm rõ mục đích nghiên cứu của luận án, đó là: Thứ nhất, về mặt lý luận: Khái niệm và đặc điểm của thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm? Những vấn đề lý luận pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm bao gồm những vấn đề gì? Những yếu tố ảnh hưởng và yêu cầu đối với pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm? Thứ hai, về mặt thực tiễn: Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm như thế nào? Thực tiễn áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm hiện nay ở Việt Nam như thế nào? Đánh giá về những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại? Thứ ba, về phương hướng, giải pháp: Để hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm ở Việt Nam cần xác định phương hướng như thế nào? Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm ở Việt Nam là gì? 1.2.3. Giả thuyết nghiên cứu: Luận án được nghiên cứu dựa trên giả thuyết nghiên cứu sau: (1) Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam và hội nhập kinh tế quốc tế, việc phát sinh các mâu thuẫn, tranh chấp về lợi ích từ các quan hệ KDTM là điều không thể tránh khỏi. (2) Cơ sở lý luận pháp luật về thủ tục giải quyết các tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm ở Việt Nam hiện nay chưa đầy đủ, toàn diện, chưa làm rõ tính phù hợp của thủ tục giải quyết với bản chất của các quan hệ kinh tế. (3) Về mặt thực tiễn, thực trạng các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề này vẫn còn vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện; (4) Một số công trình 9 nghiên cứu về vấn đề này, nhưng hầu hết các nghiên cứu được thực hiện đã lâu, nên đến nay không còn phù hợp với thực tiễn. 1.2.4. Hướng tiếp cận nghiên cứu: Luận án tiếp cận nghiên cứu trên nền tảng quy định của pháp luật tố tụng dân sự với mục đích hướng tới sự phù hợp của thủ tục tố tụng với bản chất của các tranh chấp KDTM trong điều kiện kinh tế thị trường, tôn trọng quyền tự định đoạt và quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh. Từ đó, kiến nghị về phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng thủ tục giải quyết các tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm ở Việt Nam. Kết luận chƣơng 1 Kết quả tổng quan hình hình nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý thuyết nghiên cứu, cho thấy đã có nhiều khía cạnh lý luận và thực tiễn được làm sáng tỏ. Đây là nguồn tư liệu quan trọng sẽ được kế thừa trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài luận án. Bên cạnh đó, còn nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu sâu sắc, tồn tại nhiều ý kiến khác nhau hoặc chưa đề cập đến. Từ đó luận án đặt ra mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu để khắc phục khoảng trống chưa nghiên cứu về các nhóm vấn đề liên quan đến đề tài luận án và hoàn thiện mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu. Chƣơng 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƢƠNG MẠI TẠI TOÀ ÁN CẤP SƠ THẨM 2.1. Khái niệm và đặc điểm của thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại tại Tòa án cấp sơ thẩm 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của tranh chấp kinh doanh, thương mại Khái niệm tranh chấp KDTM ở mỗi chế độ chính trị khác nhau, mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội khác nhau và mỗi quốc gia khác nhau sẽ được hiểu một cách khác nhau. Theo Từ điển luật học Black’ law Dictionary do West Pub Co. xuất bản năm 1999 thì thuật ngữ “tranh chấp” được hiểu là: “mâu thuẫn, bất đồng; sự mâu thuẫn về các yêu cầu hay quyền; sự đòi hỏi về quyền, yêu cầu hay đòi hỏi từ một bên đươc đáp lại bởi một yêu cầu hay lập 10 luận trái ngược của bên kia”. Theo định nghĩa của Tòa án Quốc tế (Permanent Court of International Justice) trong phán quyết năm 1924 về vụ tranh chấp Mavromematis thì: “Tranh chấp (dispute) là sự bất đồng về mặt pháp lý hay thực tế, xự xung đột về quan điểm pháp lý hoặc mâu thuẫn, lợi ích giữa hai người trở lên” [151, tr.10]. Theo Từ điển Tiếng Việt, tranh chấp được hiểu là: “Bất đồng; làm hoặc thực hiện một số vấn đề nào đó trái ngược nhau; giành giật; giằng co nhau cái không rõ thuộc về bên nào” [51]. Từ các định nghĩa trên, dưới góc độ pháp lý, hiểu theo nghĩa khái quát nhất: “Tranh chấp KDTM là những xung đột, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể kinh doanh khi họ tham gia vào các quan hệ pháp luật KDTM”. Ở các quốc gia trên thế giới cũng có nhiều quan niệm khác nhau về tranh chấp nói chung và các tranh chấp phát sinh từ hoạt động KDTM nói riêng. Hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường phát triển thường dùng khái niệm "tranh chấp kinh doanh" để chỉ những tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể trong quan hệ kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận. Tranh chấp KDTM dù được nhìn nhận dưới góc độ nào cũng đều thể hiện những đặc điểm đặc trưng riêng biệt so với các loại tranh chấp khác. Một tranh chấp KDTM bao gồm những đặc điểm nổi bật như sau: Thứ nhất, tranh chấp phát sinh trực tiếp từ các quan hệ KDTM. Thứ hai, chủ thể của một trong các bên tranh chấp trong hoạt động KDTM phải là các thương nhân. Thứ ba, chủ thể của tranh chấp KDTM khi tham gia quan hệ KDTM phải có mục đích lợi nhuận. Thứ tư, tranh chấp KDTM được biểu hiện ra bên ngoài là sự phản ánh của những xung đột về mặt lợi ích kinh tế của các bên. Thứ năm, các chủ thể kinh doanh tuy có bất đồng, tranh chấp nhau nhưng luôn muốn giữ gìn tốt mối quan hệ kinh tế đã thiết lập. 2.1.2. Khái niệm thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án cấp sơ thẩm Thuật ngữ “giải quyết” được hiểu là “làm cho không còn thành vấn đề nữa” [51, tr.338]. Hiểu theo cách đơn giản nhất, “giải quyết tranh chấp KDTM là tổng hợp các cách thức, biện pháp được các chủ thể quan hệ KDTM áp dụng hoặc thông qua một người thứ ba để loại bỏ các mâu thuẫn, bất đồng 11 về lợi ích kinh tế phát sinh giữa họ”. Theo nghĩa rộng, giải quyết tranh chấp KDTM là một loại quan hệ pháp luật được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật dân sự, tố tụng dân sự, trọng tài thương mại, hòa giải và một số văn bản pháp luật khác có liên quan. Hiện nay, theo quy định của pháp luật, có tất cả 4 phương thức giải quyết tranh chấp KDTM phổ biến, đó là: Thương lượng, Hòa giải, Trọng tài thương mại và thủ tục tư pháp tại Tòa án. Theo Từ điển Tiếng Việt, “thủ tục” được hiểu là cách thức thường dùng để tiến hành một việc [57, tr.831]. Thủ tục sơ thẩm là cấp xét xử đầu tiên xem xét toàn diện việc giải quyết các tranh chấp KDTM theo thủ tục tư pháp tại Tòa án. Giai đoạn sơ thẩm giải quyết các tranh chấp KDTM bao gồm hai thủ tục chính là: Thủ tục chuẩn bị xét xử sơ thẩm và thủ tục xét xử tại phiên tòa sơ thẩm đối với các tranh chấp KDTM. Như vậy, qua cách diễn giải ở trên, có thể hiểu: “Thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Toà án cấp sơ thẩm là cách thức tiến hành những hoạt động tố tụng do Toà án và các chủ thể tham gia tố tụng thực hiện theo trình tự và thời hạn được pháp luật quy định nhằm xác định các tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết tranh chấp và trên cơ sở đó, Tòa án ban hành bản án hay quyết định giải quyết tranh chấp KDTM có căn cứ, đúng pháp luật”. 2.1.3. Đặc điểm thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án cấp sơ thẩm Thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Toà án cấp sơ thẩm có những đặc điểm cơ bản sau đây: Thứ nhất, thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Toà án cấp sơ thẩm chỉ phát sinh và được tiến hành trên cơ sở yêu cầu của một trong các bên quan hệ tranh chấp đối với Tòa án nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ; Thứ hai, phạm vi và diễn biến của quá trình giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm phụ thuộc vào quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự; Thứ ba, quá trình giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm, các bên được chủ động, bình đẳng trong việc cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của mình; Thứ tư, kết quả đạt được khi kết thúc thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Toà án cấp sơ thẩm là bản án hay quyết định có thể bị kháng cáo, kháng nghị. 12 2.2. Nội dung thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại tại Tòa án cấp sơ thẩm 2.2.1. Thủ tục chuẩn bị xét xử sơ thẩm tranh chấp kinh doanh, thương mại 2.2.1.1. Thủ tục thụ lý vụ tranh chấp kinh doanh, thương mại. Thụ lý vụ tranh chấp KDTM là việc Tòa án chấp nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện và ghi vào sổ thụ lý của Toà án để giải quyết vụ tranh chấp KDTM. Tòa án chỉ thụ lý vụ tranh chấp KDTM với những điều kiện sau đây: Một là, tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án; Hai là, người khởi kiện có quyền khởi kiện: Ba là, thỏa mãn yêu cầu về đơn khởi kiện và thời hiệu khởi kiện; Bốn là, việc tranh chấp kinh doanh, thương mại chưa được giải quyết bằng bản án hoặc có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác, trừ trường hợp có quy định khác của pháp luật; Năm là, sự việc không được các bên thoả thuận trước là phải quyết theo thủ tục Trọng tài thương mại. 2.2.1.2. Thủ tục chuẩn bị xét xử và hòa giải vụ tranh chấp kinh doanh, thương mại. Để giải quyết vụ án, thẩm phán phải tiến hành hàng loạt các công việc chuẩn bị cho việc xét xử vụ án trong một thời hạn nhất định, bao gồm toàn bộ những hoạt động tố tụng do Tòa án tiến hành nhằm xác minh, thu thập chứng cứ, bước đầu đánh giá chứng cứ và ra các phán quyết cần thiết để trong quá trình giải quyết vụ án, sau đó sẽ tiến hành công khai chứng cứ và hòa giải vụ án để xem xét đưa vụ án ra xét xử. Về phương diện lý luận, giai đoạn hòa giải và chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án KDTM cần quan tâm một số thủ tục sau đây: Thứ nhất, về thủ tục xác minh và thu thập chứng cứ; Thứ hai, về thủ tục công khai chứng cứ; Thứ ba, về thủ tục áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời; Thứ tư, về thủ tục hòa giải; Thứ năm, về việc ra các quyết định trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. 2.2.2. Thủ tục xét xử sơ thẩm tranh chấp kinh doanh, thương mại Theo Từ điển Tiếng Việt: “Sơ thẩm là xét xử một vụ án với tư cách là Tòa án ở cấp xét xử thấp nhất”. “Phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự là phiên xét xử vụ án dân sự lần đầu của Tòa án”. Như vậy, xét xử sơ thẩm tranh chấp 13 KDTM là cấp xét xử đầu tiên trong hoạt động giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án. Tất cả các vụ tranh chấp nếu đã phải đưa ra xét xử thì đều phải qua cấp xét xử này. Nên đây là một cấp xét xử có ý nghĩa quan trọng trong trình tự xét xử một vụ tranh chấp KDTM. Thủ tục tiến hành phiên tòa xét xử sơ thẩm giải quyết tranh chấp KDTM bao gồm các công việc như: (i) Chuẩn bị khai mạc phiên tòa sơ thẩm; (ii) Bắt đầu phiên tòa sơ thẩm; (iii) Hỏi tại phiên tòa sơ thẩm; (iv) Tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm; (v) Nghị án và tuyên án. 2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng và yêu cầu đối với thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại tại Tòa án cấp sơ thẩm 2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Toà án cấp sơ thẩm Một là, hệ thống pháp luật liên quan đến giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Toà án cấp sơ thẩm; Hai là, cách thức tổ chức của hệ thống Toà án và sự độc lập trong xét xử của thẩm phán và hội thẩm nhân dân; Ba là, hiệu quả hoạt động của cơ quan bổ trợ tư pháp; Bốn là, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức của Toà án. 2.3.2. Yêu cầu đối với thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Toà án cấp sơ thẩm Để nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp KDTM tại Toà án cấp sơ thẩm, cần phải đặt ra những yêu cầu sau đây: Thứ nhất, đảm bảo đến mức tối đa quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp; Thứ hai, giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại phải nhanh chóng, thuận tiện, hạn chế tối đa sự gián đoạn quá trình sản xuất, kinh doanh; Thứ ba, bảo vệ uy tín của các bên trên thương trường; Thứ tư, đảm bảo được các yếu tố bí mật trong kinh doanh; Thứ năm, giải quyết tranh chấp phải đạt hiệu quả thi hành cao; Thứ sáu, chi phí giải quyết tranh chấp không quá cao. Kết luận chƣơng 2 Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm có thể thấy: (1) Khái niệm tranh 14 chấp KDTM có thể được tiếp cận dưới những góc độ khác nhau và phụ thuộc vào từng cách thức tiếp cận mà khái niệm này có thể có nội hàm rộng hẹp khác nhau. (2) Thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Toà án cấp sơ thẩm là cách thức tiến hành những hoạt động tố tụng do Toà án cấp sơ thẩm và các chủ thể tham gia tố tụng thực hiện theo trình tự và thời hạn được pháp luật quy định. (3) Có nhiều yếu tố chi phối đến việc giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm. Chƣơng 3 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƢƠNG MẠI TẠI TÕA ÁN CẤP SƠ THẨM Ở VIỆT NAM 3.1. Thực trạng quy định pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại tại Tòa án cấp sơ thẩm ở Việt Nam hiện nay 3.1.1. Thực trạng các quy định về thủ tục chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp kinh doanh, thương mại 3.1.1.1. Quyền khởi kiện của các chủ thể kinh doanh và việc chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Tòa án cấp sơ thẩm. (1) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. (2) Một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án. (3) Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện 3.1.1.2. Thủ tục thụ lý vụ tranh chấp kinh doanh, thương mại. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ tranh chấp KDTM thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, phù hợp quy định về thẩm quyền theo lãnh thổ, thì thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện 15 biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí. 3.1.1.3. Thủ tục áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) quy định tại Điều 114 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ 3.1.1.4. Thủ tục áp dụng biện pháp hòa giải. Tòa án có tránh nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của pháp luật. 3.1.1.5. Thủ tục tạm đình chỉ, tiếp tục giải quyết và đình chỉ vụ tranh chấp kinh doanh, thương mại. Khi có căn cứ Tòa án cấp sơ thẩm có thể ra quyết định để tiến hành các thủ tục sau: (i) Thủ tục tạm đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp KDTM; (ii) Thủ tục tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp KDTM; (iii) Thủ tục đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp KDTM. 3.1.2. Thực trạng các quy định về thủ tục xét xử tại phiên tòa sơ thẩm vụ tranh chấp kinh doanh, thương mại 3.1.2.1. Các thủ tục liên quan đến sự có mặt và vắng mặt của các bên tham dự phiên tòa, sự thay đổi vị trí tố tụng. (1) Tại phiên tòa sơ thẩm, cần đảm bảo sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. (2) Trong trường hợp vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng, Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt đương sự, người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật khi có đủ các điều kiện. (3) Khi có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa mà không thuộc trường hợp Tòa án phải hoãn phiên tòa, thì chủ tọa phiên tòa phải hỏi xem có ai đề nghị hoãn phiên tòa hay không. (5) Trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố của mình thì bị đơn trở thành nguyên đơn và nguyên đơn trở thành bị đơn. 16 3.1.2.2. Thủ tục liên quan đến việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu của các bên tranh chấp và công nhận sự thỏa thuận của các bên tranh chấp. (1) Tại phiên tòa sơ thẩm, chủ tọa phiên tòa sẽ phải chủ động hỏi các bên tranh chấp về việc có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hay yêu cầu độc lập không? (2) Trường hợp có bên tranh chấp rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện, thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút. (3) Tại phiên tòa sơ thẩm, chủ tọa phiên tòa tiếp tục hỏi các bên tranh chấp về việc họ có thể thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ tranh chấp hay không? Nếu các bên tranh chấp thỏa thuận được với nhau thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên tranh chấp. 3.1.2.3. Các thủ tục liên quan đến bảo đảm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự; bảo đảm quyền tranh tụng trong xét xử sơ thẩm (1) Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng trước Tòa án. (2) Nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ tranh chấp KDTM.... (3) Trình tự, thủ tục tranh luận được thực hiện theo thứ tự do pháp luật quy định. (4) Các đương sự đối đáp theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa. 3.1.2.4. Về sự tham gia và phát biểu của Viện kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm vụ tranh chấp kinh doanh, thương mại. (1) Viện kiểm sát (VKS) kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật. (2) Viện kiểm sát tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng... (3) Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án. 17 3.1.2.4. Thủ tục nghị án và tuyên án (1) Các thành viên của Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề. Hội thẩm nhân dân biểu quyết trước, thẩm phán biểu quyết sau cùng. (2) Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến đó bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án. (3) Khi nghị án chỉ được căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét tại phiên toà, kết quả hỏi tại phiên toà và xem xét đầy đủ ý kiến của những người tham gia tố tụng. (4) Sau khi bản án đã được thông qua, Hội đồng xét xử trở lại phòng xét xử để tuyên án. 3.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án cấp sơ thẩm ở Việt Nam hiện nay 3.2.1. Những thành tựu đạt được trong thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án cấp sơ thẩm (2) Theo các báo cáo tổng kết hoạt động hàng năm của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) và qua khảo cứu riêng của nghiên cứu sinh, tình hình thụ lý, giải quyết các vụ án nói chung và các vụ án về KDTM nói riêng đã đạt được những thành tích nhất định. (2) TAND các cấp trên địa bàn cả nước đã chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai các nhiệm vụ trọng tâm công tác của đơn vị mình và các Tòa án thuộc quyền quản lý; tập trung đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án, đẩy mạnh việc thực hiện phong trào thi đua theo chủ đề xuyên suốt “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư” với phương châm “Gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân” theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị. 3.2.2. Một số hạn chế, bất cập trong thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án cấp sơ thẩm 3.2.2.1. Hạn chế, bất cập trong các quy định pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án cấp sơ thẩm Thứ nhất, về ủy quyền khởi kiện vụ án: Nội dung Điều 186 và Điều 189 có mâu thuẫn với nhau thể hiện ở việc người được ủy quyền không được 18 ký vào đơn khởi kiện, mà chỉ có người đi kiện ký vào đơn mới hợp lệ. Thứ hai, về nghĩa vụ chứng minh của đương sự: Mâu thuẫn giữa Điều 6 và khoản 4 Điều 96 BLTTDS năm 2015 trong trường hợp các đương sự đã có chứng cứ nhưng họ cố tình không nộp và nếu Tòa án không yêu cầu họ nộp thì tại phiên tòa sơ thẩm hoặc phúc thẩm đương sự vẫn có quyền cung cấp chứng cứ mới. Thứ ba, về giao nộp tài liệu, chứng cứ và thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ: BLTTDS năm 2015 không giải thích rõ lý do nào sẽ được Tòa án (mà cụ thể là thẩm phán) xem là “lý do chính đáng” và lý do nào không được xem là lý do chính đáng theo khoản 1 Điều 96 BLTTDS năm 2015. Thứ tư, về trách nhiệm sao gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác: Không có chế tài nào để buộc thực hiện nên dẫn đến việc đương sự không thực hiện nhưng Tòa án không xử lý được và tính khả thi trong thực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_thu_tuc_giai_quyet_tranh_chap_kinh_doanh_thu.pdf