Tóm tắt Luận án Thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa

Trong luận án, những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật

bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp, nghiên cứu sinh đã

trình bày trên nhiều mặt. Luận án đã làm rõ các vấn đề về cơ sở lý

luận của việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu

công nghiệp, nêu và phân tích khái niệm môi trường; khái niệm pháp

luật bảo vệ môi trường; khái niệm pháp luật bảo vệ môi trường trong

các khu công nghiệp; thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong

các khu công nghiệp; đặc điểm, vai trò của việc thực hiện pháp luật

bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp; nội dung thực hiện

pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp; các yếu tố

ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các

khu công nghiệp. Đồng thời nêu lên những vấn đề có tính cấp bách

của môi trường, đó là vấn đề ô nhiễm; suy thoái; sự cố môi trường.

Những vấn đề đó đang xảy ra, nhất là trong các khu công nghiệp. Từ

đó, luận án đề cập đến việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường

trong các khu công nghiệp là quá trình hoạt động có mục đích làm

cho các quy phạm pháp luật bảo vệ môi trường đi vào cuộc sống, trở

thành những hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể thực hiện

pháp luật bảo vệ môi trường, phòng ngừa và xử lý nghiêm minh các

vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường đảm bảo quyền con người được

sống trong môi trường trong lành và bảo đảm sự phát triển bền vững.

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các KCN Thanh Hóa. - Phạm vi về hình thức thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN Thanh Hóa: Luận án đề cập với bốn hình thức thực hiện pháp luật bao gồm tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Nội dung nghiên cứu luận án dựa trên cơ sở lý luận là những quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước, pháp luật về môi trường, BVMT và thực hiện pháp luật BVMT. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quá trình nghiên cứu luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể trong khoa học xã hội như phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp logic; hệ thống hóa; tiếp cận đa ngành; liên ngành, thống kê phù hợp cho từng chương. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án là công trình khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về việc thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN và có những đóng góp mới chủ yếu sau đây: Thứ nhất, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN, bao gồm khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội 5 dung, hình thức; các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN. Thứ hai, phân tích, đánh giá ưu điểm, hạn chế đối với việc thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, chỉ ra nguyên nhân của các kết quả ưu điểm và tồn tại, hạn chế. Thứ ba, đề xuất các quan điểm, giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN trên địa bàn cả nước nói chung và ở tỉnh Thanh Hóa nói riêng trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án - Luận án có ý nghĩa khoa học trong việc làm rõ hơn dưới góc độ luật học những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN. - Luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN. Luận án có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho các địa phương khác về việc thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN. - Về mặt thực tiễn, luận án là cơ sở cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng pháp luật; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật có liên quan đến thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN chưa hoàn thiện. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm bốn chương. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu Chương 2: Những vấn đề lý luận của thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp 6 Chương 3: Thực trạng thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa Chương 4: Quan điểm và giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp Các công trình nghiên cứu trực tiếp về thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN đều đề cập đến khái niệm, đặc điểm, vai trò thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN; nội dung, hình thức, các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN. Về khái niệm thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN ở các địa phương, các tác giả đều xuất phát từ những vấn đề lý luận cơ sở, có tính chất công cụ đã được khẳng định trong nhiều công trình như môi trường, BVMT, pháp luật BVMT, thực hiện pháp luật BVMT. Về đặc điểm thực hiện pháp luật BVMT và thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN, các công trình nghiên cứu đều đề cập đến các đặc điểm về chủ thể, nội dung, thời điểm về lập quy hoạch đến đầu tư xây dựng hạ tầng và quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 7 Đồng thời, các tác giả cũng phân tích vai trò thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN ở các địa phương. Các điều kiện bảo đảm, các yếu tố ảnh hưởng là một nội dung lý luận cơ bản được các công trình nghiên cứu phân tích khá cụ thể. 1.1.1.2.Các công trình nghiên cứu về thực trạng thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường và thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp Các tác giả chủ yếu tập trung đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật môi trường của người dân, doanh nghiệp, các cơ quan tổ chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật môi trường; phân tích nguyên nhân dẫn đến kết quả thực hiện pháp luật BVMT chủ yếu là do ý thức pháp luật của các chủ thể pháp luật chưa cao; do thiếu vốn đầu tư cho các công trình xử lý ô nhiễm môi trường; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật môi trường còn nhiều hạn chế; các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương chưa thật sự quan tâm đầy đủ về vấn đề môi trường... 1.1.1.3.Các công trình nghiên cứu về giải pháp thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường và thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp Về giải pháp thực hiện pháp luật BVMT và thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật BVMT như xây dựng pháp luật về môi trường ở Việt Nam; xã hội hóa các hoạt động thực hiện pháp luật về BVMT bằng cách tăng cường sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể và cộng đồng dân cư; tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường, đặc biệt là hợp tác quốc tế về pháp luật; tăng nguồn chi cho BVMT... 1.1.2.Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 8 1.1.2.1.Các công trình nghiên cứu về thực trạng thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về thực hiện pháp luật BVMT đề cập đến thực trạng thực hiện pháp luật BVMT đối với các vấn đề như: chất lượng môi trường không khí; tích hợp phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường; ô nhiễm tiếng ồn; khí thải công nghiệp; xử lý nước thải đô thị; bùn cống xả thải; chất thải khai khoáng; thu hồi và lưu trữ các - bon; bãi rác; thiết bị điện và điện tử để xử lý rác; nhà máy đốt rác... 1.1.2.2.Về các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về thực hiện pháp luật BVMT cơ bản đề cập đến giải pháp thực hiện pháp luật BVMT đối với hoạt động quản lý nhà nước như: xây dựng các quy định; sự chứng nhận hoạt động của nhà nước và sự quản lý, kiểm tra. Đề cập đến các bài học có ít nhiều liên quan đến vai trò và nội dung quản lý nhà nước đối với việc thực hiện pháp luật BVMT. 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.2.1.Những thành tựu trong nghiên cứu mà luận án kế thừa và tiếp tục phát triển Thứ nhất, các công trình nghiên cứu ở giác độ nhất định cũng đã nêu và phân tích khái niệm, đặc điểm thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN. Thứ hai, phân tích các quy định pháp luật; ĐTM trong các KCN; nghĩa vụ phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục ô nhiễm; trách nhiệm của nhà nước trong thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN... 9 Thứ ba, các công trình nghiên cứu ở mức độ nhất định cũng phân tích về tác động của việc thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN đến sự phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương nơi đặt các KCN. Thứ tư, các công trình nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về BVMT trong các KCN; trách nhiệm của nhà nước và các chủ thể thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN. 1.2.2. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 1.2.2.1.Về lý luận thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường Theo nội hàm của đề tài luận án, nghiên cứu sinh cần nghiên cứu làm sáng tỏ và chính xác hóa, đầy đủ, toàn diện, cụ thể hơn các vấn đề lý luận của việc thực hiện pháp luật BVMT như khái niệm, đặc điểm, vai trò thực hiện pháp luật BVMT; nội dung và hình thức thực hiện pháp luật BVMT; các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật BVMT. 1.2.2.2.Về thực trạng thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa Nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN ở tỉnh Thanh Hóa là tỉnh đang phát triển mạnh mẽ các KCN lớn, đặc thù khu Lọc hóa dầu Nghi Sơn có nhiều khác biệt với các KCN địa phương khác. 1.2.2.3.Về quan điểm và các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp Đề xuất các quan điểm, giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật BVMT phù hợp hơn, đầy đủ, bao quát hơn để vận dụng thực tiễn thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN hiện nay ở Việt Nam. 1.3.Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 1.3.1.Câu hỏi nghiên cứu 10 Về lý luận: khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung, điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật BVMT cần bổ sung những gì để bao quát hết chủ thể, nội dung thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN? Về thực trạng: thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN ở tỉnh Thanh Hóa có những ưu điểm, hạn chế gì? nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế? Về quan điểm và các giải pháp: quan điểm, giải pháp nào bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN?. 1.3.2. Giả thuyết khoa học - Quan niệm về môi trường, pháp luật BVMT; thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN chưa toàn diện, chưa rõ ràng. - Cơ sở lý luận của pháp luật về thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN ở Việt Nam chưa đầy đủ, toàn diện. - Các quy định của pháp luật về pháp luật BVMT trong các KCN còn bất cập, thiếu sót, hạn chế, chưa có tính hệ thống. - Thực trạng thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN và kiểm soát việc thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN còn gặp nhiều vướng mắc, bất cập. - Chưa có phương hướng rõ ràng, xuyên suốt, lâu dài về thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN. - Các giải pháp còn chưa đồng bộ, thiếu giải pháp mang tính đặc thù bảo đảm thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN được hiệu quả. Kết luận Chương 1 11 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 2.1.Khái niệm, đặc điểm, vai trò thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp 2.1.1.Khái niệm thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp 2.1.1.1.Khái niệm khu công nghiệp Khu công nghiệp là khu vực lãnh thổ riêng, có ranh giới địa lý xác định, có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ; là nơi tập trung các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp, nằm trong quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp do Chính phủ phê duyệt, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật. 2.1.1.2. Khái niệm môi trường Môi trường là các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, phát triển của con người và sinh vật. 2.1.1.3. Khái niệm pháp luật bảo vệ môi trường Pháp luật bảo vệ môi trường là hệ thống các quy định pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 2.1.1.4. Khái niệm pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp Pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp là tổng hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh giữa cơ quan nhà 12 nước có thẩm quyền với các cá nhân, tổ chức có quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp 2.1.1.5.Khái niệm thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp Thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp là quá trình hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể pháp luật bảo vệ môi trường nhằm phát huy tính tích cực, chủ động thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp, bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành và bảo đảm sự phát triển bền vững. 2.1.2.Đặc điểm thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp Thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN thể hiện ở một số đặc điểm sau: 2.1.2.1.Thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp là điều chỉnh thực tế các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp 2.1.2.2.Chủ thể thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp đa dạng 2.1.2.3.Thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp có nhiều thuận lợi trong việc bảo đảm yêu cầu thống nhất, đồng bộ, hiệu quả cao trong bảo vệ môi trường 2.1.2.4. Thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp có nhiều thuận lợi trong việc thanh tra, kiểm tra phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường 13 2.1.3.Vai trò của việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp Thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN thể hiện ở một số vai trò sau: 2.1.3.1.Thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp nhằm đưa pháp luật bảo vệ môi trường vào đời sống, góp phần phòng ngừa và ngăn chặn vi phạm pháp luật về môi trường 2.1.3.2.Thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững 2.1.3.3.Thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp góp phần thúc đẩy khuyến khích sử dụng kỹ thuật, công nghệ sạch trong sản xuất, kinh doanh 2.1.3.4. Thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp góp phần bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành 2.2.Nội dung, hình thức thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp 2.2.1. Nội dung thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp Nội dung, hình thức thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp thể hiện ở một số khía cạnh sau: 2.2.1.1.Thực hiện quy định về đánh giá tác động môi trường và thẩm định, phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp 2.2.1.2.Thực hiện quy định về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, không khí trong các khu công nghiệp 2.2.1.3.Thực hiện quy định về kiểm soát các loại chất thải rắn và các chất thải khác trong các khu công nghiệp 14 2.2.1.4.Thực hiện quy định về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp 2.2.2.Hình thức thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp 2.3.Các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp 2.3.1. Mức độ hoàn thiện của pháp luật bảo vệ môi trường 2.3.2.Đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp 2.3.3.Ý thức pháp luật của các chủ thể thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp 2.3.4.Cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính phục vụ cho hoạt động quản lý môi trường trong các khu công nghiệp 2.3.5.Công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp 2.3.6.Hội nhập quốc tế trong bối cảnh khu vực hóa, toàn cầu hóa Kết luận Chương 2 Chương 3 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THANH HÓA 3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và các khu công nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa 3.2. Kết quả, ưu điểm thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa và nguyên nhân 15 3.2.1.Kết quả, ưu điểm thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa 3.2.1.1.Kết quả, ưu điểm thực hiện quy định về báo cáo đánh giá tác động môi trường trong các khu công nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa Khái quát những ưu điểm chính trên lĩnh vực này như sau: - Tất cả các doanh nghiệp, dự án trong KCN đều thực hiện quy định của pháp luật về lập báo cáo ĐTM và kế hoạch BVMT. - UBND tỉnh và Ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN được ủy quyền thẩm định và phê duyệt ĐTM, đã thực hiện đúng về quy định về quy trình, căn cứ thẩm định, phê duyệt. - Đã có 70 dự án trong tổng số 119 dự án (chiếm 58,8%) hoàn thành các công trình BVMT và được xác nhận hoàn thành công trình BVMT[8]. 3.2.1.2.Kết quả, ưu điểm thực hiện quy định về xử lý nước thải trong các khu công nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa Từ những kết quả thực hiện quy định về xử lý nước thải trong các KCN tỉnh Thanh Hóa có thể khái quát những ưu điểm trong lĩnh vực này như sau: - UBND tỉnh, Sở Tài Nguyên và Môi trường, Ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN tỉnh Thanh Hóa, các chủ thể được ủy quyền đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, bảo đảm thẩm định, phê duyệt kịp thời, giám sát thường xuyên nên các công trình xử lý nước thải ở KKT Nghi Sơn và các KCN trên địa bàn tỉnh đều xây dựng đúng thiết kế, yêu cầu kỹ thuật nên từ khi vận hành đến nay không gây ô nhiễm môi trường (so với quy chuẩn Việt Nam) không gây sự cố môi trường. 16 - Các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong các KCN đã tích cực, chủ động thực hiện xây dựng, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, có công nghệ xử lý hiện đại, bảo đảm chất lượng nước thải đấu nối với hệ thống XLNTTT. 3.2.1.3.Kết quả, ưu điểm thực hiện quy định về bảo vệ môi trường không khí trong các khu công nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa Kết quả trong việc thực hiện quy định về BVMT không khí trong các KCN ở tỉnh Thanh Hóa đều tương tự như nhau. Các dự án, các doanh nghiệp trong các KCN đều lắp đặt hệ thống nước thải như thiết kế đã được duyệt, bảo đảm khí thải đạt các chỉ tiêu độc hại đều nằm trong giới hạn cho phép. 3.2.1.4.Kết quả thực hiện quy định về nguồn chất thải rắn và chất thải khác trong các khu công nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa Việc thực hiện các quy định về nguồn chất thải rắn và các loại chất thải khác trong các KCN là từng doanh nghiệp, dự án đã nhận thức và chấp hành tốt các quy định về thu gom xử lý rác thải công nghiệp. Tuy số lượng còn ít những đã thu gom, xử lý 100% rác thải công nghiệp, 85% rác thải nguy hại. (xem bảng 6) 3.2.1.5.Công tác thanh tra, kiểm tra về việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp 3.2.2.Nguyên nhân của các kết quả và ưu điểm trong thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường của các khu công nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa Một là, pháp luật BVMT ngày càng hoàn thiện. Luật BVMT năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thực hiện ngày càng hoàn thiện, quy định cụ thể hơn về nghĩa vụ, trách nhiệm BVMT trong các KCN của các chủ thể nên đã tạo cơ sở pháp lý thuận 17 lợi để tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong thực hiện pháp luật về BVMT trong các KCN. Năm 2018, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 928/QĐ-UBND ngày 30/3/2018 về việc quy định giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải tại KCN Lễ Môn. Năm 2012 ban hành Quyết định số 1419/QĐ-UBND ngày 08/09/2012 về việc ban hành quy chế phối hợp BVMT trong KKT Nghi Sơn và các KCN trên địa bàn tỉnh. Hai là, công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp trong các KCN đối với việc thực hiện pháp luật BVMT ngày càng được quan tâm. Những hoạt động này được triển khai gắn liền với cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh qua việc đưa tin, bài phóng sự chuyên mục về BVMT của Đài phát thanh truyên hình tỉnh, báo Thanh Hóa. Sở Tài nguyên và Môi trường; Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN tỉnh chủ trì việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật BVMT, nâng cao nhận thức BVMT cho chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các KCN. Ba là, thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. Đối với các doanh nghiệp đã được cấp quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM hoặc xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, đề án BVMT. Qua kiểm tra thấy cơ bản các doanh nghiệp triển khai tốt thực hiện theo đúng yêu cầu về BVMT kèm theo quyết định phê chuẩn ĐTM hoặc nội dung bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường. 3.3.Những hạn chế của việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa và nguyên nhân 18 3.3.1.Những hạn chế của việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa Một là, việc triển khai thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường còn chậm, thiếu chủ động. Hai là, công tác giám sát thực hiện ĐTM và thực hiện ĐTM được phê duyệt thực hiện chưa nghiêm. Ba là, việc thực hiện xây dựng hệ thống xử lý chất thải của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp chưa đúng quy định. Bốn là, năng lực của nhiều cán bộ, công chức làm công tác quản lý môi trường còn hạn chế, thiếu kiến thức chuyên môn. 3.3.2.Nguyên nhân của những hạn chế đối với việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa Một là, do pháp luật BVMT còn một số bất cập, hạn chế. Hai là, do thiếu vốn đầu tư cho các công trình xử lý rác thải, nước thải tập trung trong các khu công nghiệp. Ba là, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật môi trường còn nhiều hạn chế. Bốn là, các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương chưa thật sự quan tâm đầy đủ về vấn đề môi trường và việc thực hiện pháp luật môi trường trong các khu công nghiệp. Kết luận Chương 3 19 Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỪ THỰC TIỄN TỈNH THANH HÓA 4.1.Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa 4.1.1.Quán triệt sâu sắc trách nhiệm của các chủ thể thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường về môi trường, bảo vệ môi trường Nhận thức và trách nhiệm của các chủ thể thực hiện pháp luật BVMT và BVMT là yếu tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thực hiện pháp luật BVMT nên cần phải quán triệt sâu sắc trách nhiệm của các chủ thể thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường về môi trường, bảo vệ môi trường 4.1.2. Thực hiện đồng bộ, toàn diện và có hệ thống các biện pháp về bảo vệ môi trường Cần thực hiện đồng bộ, toàn diện và có hệ thống các biện pháp về bảo vệ môi trường như: các nhóm giải pháp và hoàn thiện pháp luật, tạo cơ sở thuận lợi cho việc thực hiện pháp luật trong thực tế; nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện pháp luật và giải pháp bảo đảm xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi vi phạm pháp luật. 4.1.3.Coi trọng các biện pháp, yếu tố bảo đảm xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp Để xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật BVMT, cũng như trách nhiệm, kỷ cương từ phía cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước cần quan tâm thích đáng đến các yếu tố bảo đảm xử lý nghiêm minh này. Đó là các biện pháp tăng cường thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của Quốc hội, 20 HĐND các cấp, giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng và nhân dân; đặc biệt là kiện toàn các cơ quan bảo vệ pháp luật như Công an, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Thanh tra, Quản lý thị trường... 4.2. Các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp từ thực tiến tỉnh Thanh Hóa 4.2.1. Nhóm giải pháp chung 4.2.1.1.Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp Sự lãnh đạo của Đảng đối với việc BVMT trong các KCN được thực hiện ở các khía cạnh sau đây: Sự lãnh đạo của Đảng thể hiện ở khía cạnh thứ nhất là trong việc ban hành các chủ trương, đường lối đối với thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN. Sự lãnh đạo của Đảng thể hiện ở khía cạnh thứ hai là trong chính sách đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của đội ngũ thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN. Sự lãnh đạo của Đảng thể hiện ở khía cạnh thứ ba là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN. 4.2.1.2. Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững Phát triển các KCN theo hướng bền vững phải được xác định là một trong những nội dung quan trọng trong phát triển kinh tế, theo đó làm căn cứ cho việc thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các KCN. Phát triển bền vững KCN được đặt trong khuôn khổ của việc phát triển chung, được cụ thể hóa theo đặc thù của KCN. 4.2.1.3.Hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường 21 Việc rà soát, sửa đổi, bổ sung thực hiện trên các nội dung sau đây: - Rà soát, sửa đổi, bổ sung tổng thể hệ thống pháp luật về BVMT trong các KCN. - Rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật BVMT và các luật có liên quan theo h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_thuc_hien_phap_luat_bao_ve_moi_truong_trong.pdf
Tài liệu liên quan