Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TQ, TN của người đứng đầu cấp ủy là vấn đề đã được đề cập trong
các văn kiện Đại hội VIII trở lại đây và được nhấn mạnh trong Nghị
quyết Trung ương 4 khóa XI. Cho đến nay chưa có công trình nào
nghiên cứu hệ thống, chuyên sâu vấn đề này. Liên quan đến vấn đề TQ,
TN đã được thể hiện ở các đề tài khoa học, luận văn, luận án, và được
đăng tải trên sách, báo, tạp chí, tiêu biểu là:
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Luận án đã tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước về:
một là, thẩm quyền, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước. Hai là, xây
dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện. Ba là, thẩm quyền, trách
nhiệm của cán bộ, công chức. Bốn là, thẩm quyền, trách nhiệm của
người đứng đầu, bí thư cấp ủy
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI
Luận án đã tổng thuật các công trình nghiên cứu về xây dựng đội
ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Trung Quốc, Cộng hòa Dân chủ nhân
dân Lào; kinh nghiệm phân cấp quản lý chính quyền, về nguyên tắc
phân cấp, phân quyền ở Nhật Bản, những kinh nghiệm của Trung Quốc
trong việc giám sát quyền lực của người đứng đầu và mối quan hệ giữa
cấp ủy đảng với người đứng đầu cơ quan đơn vị
28 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm của bí thư huyện ủy ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hệ thống, chuyên sâu về vấn đề thực hiện TQ,
TN của BTHU ở ĐBSH trong giai đoạn hiện nay. Do đó, nghiên cứu
sinh chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu đáp ứng được yêu cầu về
tính thời sự và đòi hỏi của thực tiễn. Trên cơ sở khảo cứu các công trình
khoa học liên quan đến đề tài luận án, luận án sẽ tập trung nghiên cứu các
vấn đề sau: Về mặt lý luận, luận án sẽ tập trung làm rõ khái niệm, vị trí,
vai trò và đặc điểm đội ngũ BTHU ở ĐBSH; khái niệm, đặc trưng và
nội dung TQ, TN, mối quan hệ giữa TQ, TN; khái niệm, nội dung thực
hiện TQ, TN của BTHU ở ĐBSH. Về mặt thực tiễn, luận án phân tích,
đánh giá thực trạng xác định TQ, TN của BTHU, thực trạng thực hiện
TQ, TN của BTHU ở ĐBSH từ năm 2005 đến nay; xác định rõ nguyên
nhân và rút ra kinh nghiệm, đồng thời chỉ rõ những vấn đề đặt ra đối
với thực hiện TQ, TN của BTHU ở ĐBSH hiện nay. Cuối cùng, dự báo
những thuận lợi, khó khăn tác động đến việc thực hiện TQ, TN của
BTHU và đề xuất các giải pháp khả thi để thực hiện tốt TQ và tăng
cường TN của BTHU ở ĐBSH đến năm 2025.
7
Chương 2
THẨM QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA BÍ THƯ HUYỆN ỦY
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY-
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. HUYỆN, ĐẢNG BỘ HUYỆN, HUYỆN ỦY VÀ BÍ THƯ HUYỆN ỦY
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
2.1.1. Các huyện, đảng bộ huyện và huyện ủy ở đồng bằng sông Hồng
2.1.1.1. Khái quát về các huyện ở đồng bằng sông Hồng
Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của 92
huyện ở ĐBSH ( gồm 11 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải
Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thái
Bình, Vĩnh Phúc) tác động đến việc thực hiện TQ, TN của BTHU.
2.1.1.2. Các đảng bộ huyện và huyện ủy ở đồng bằng sông Hồng
* Các đảng bộ huyện ở đồng bằng sông Hồng
Đến tháng 5-2016, 11 đảng bộ tỉnh, thành phố ở ĐBSH có 91 đảng
bộ huyện, 13 đảng bộ thành phố, 07 đảng bộ thị xã 19 đảng bộ quận và 95
đảng bộ trực thuộc với 10.888 tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) và 1.179.567
đảng viên.
Vị trí, vai trò của đảng bộ huyện ở ĐBSH: là cơ quan lãnh đạo của
đảng bộ huyện (đại hội đại biểu đảng bộ, giữa hai nhiệm kỳ là ban chấp
hành (BCH) đảng bộ); lãnh đạo toàn diện hoạt động của HTCT và các lĩnh
vực phát triển KT-XH đảm bảo cho hoạt động của hệ thống tổ chức bộ
máy này vận hành một cách hiệu quả, chặt chẽ, thông suốt và thống nhất
từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh.
Đặc điểm của các đảng bộ huyện ở ĐBSH:Một là, các đảng bộ có
truyền thống cách mạng vẻ vang. Các đảng bộ huyện hầu hết được
thành lập sớm. Hai là, số lượng, chất lượng, cơ cấu, trình độ của đội
ngũ đảng viên của các đảng bộ huyện ĐBSH qua các kỳ đại hội ngày
càng được nâng lên. Ba là, các đảng bộ ở ĐBSH hoạt động trong môi
có nhiều nét đặc thù của văn hóa nông thôn ĐBSH, văn hóa làng xã,
dòng họ.
* Các huyện ủy ở đồng bằng sông Hồng
Huyện ủy là tên gọi tắt của BCH đảng bộ huyện; là cơ quan lãnh đạo
của đảng bộ huyện giữa hai kỳ đại hội của đảng bộ, do đại hội đại biểu
đảng bộ cùng cấp bầu ra, hoạt động theo nhiệm kỳ 5 năm.
Chức năng của huyện ủy:Một là, huyện ủy lãnh đạo các tổ chức
trong HTCT và các tầng lớp nhân dân chấp hành đường lối, chủ trương
8
của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của tỉnh ủy, huyện ủy. Hai
là, huyện ủy xây dựng nội bộ đảng.
Nhiệm vụ của huyện ủy: Một là, thảo luận, quyết định các chủ
trương, biện pháp và chỉ đạo thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của các
cấp ủy đảng có hiệu quả trên địa bàn huyện. Hai là, lãnh đạo quán triệt,
cụ thể hóa nghị quyết đại hội đảng bộ huyện, đề ra các chủ trương, nghị
quyết về các hoạt động của huyện và lãnh đạo tổ chức thực hiện. Ba là,
lãnh đạo xây dựng đảng bộ, HTCT huyện, các đảng bộ xã, thị trấn và
các tổ chức đảng trực thuộc thực hiện nghị của huyện ủy, chỉ thị, nghị
quyết của cấp trên. Bốn là, đề xuất với tỉnh ủy, thành ủy những chủ
trương thuộc thẩm quyền quyết định của tỉnh ủy, thành ủy.
2.1.2. Bí thư huyện ủy ở đồng bằng sông Hồng - khái niệm, vị trí,
vai trò, nhiệm vụ và đặc điểm
2.1.2.1. Khái niệm, vị trí, vai trò của bí thư huyện ủy ở đồng
bằng sông Hồng
*Khái niệm bí thư huyện ủy
BTHU là người đứng đầu huyện ủy, là chức danh lãnh đạo cao
nhất của đảng bộ huyện, do huyện ủy bầu ra (hoặc được cấp trên chỉ
định), có chức năng, nhiệm vụ chủ trì hoạt động của huyện ủy; thay
mặt huyện ủy giải quyết các công việc và chịu TN và TQ cao nhất về
hoạt động của huyện ủy, của đảng bộ huyện.
*Vị trí, vai trò của bí thư huyện ủy: Một là, BTHU là người
đứng đầu huyện ủy, giữ vai trò chủ trì, điều hành hoạt động của huyện
ủy, BTV, thường trực huyện ủy; chỉ đạo toàn bộ đảng bộ huyện thực
hiện nhiệm vụ chính trị. Hai là, BTHU có vai trò quan trọng trong đề
xuất và chỉ đạo, tổ chức phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện
và nâng cao đời sống nhân dân. Ba là, BTHU có vai trò đặc biệt quan
trọng trong công tác xây dựng đảng bộ huyện trong sạch, vững mạnh;
là hạt nhân đoàn kết trong huyện ủy và đảng bộ huyện. Bốn là, BTHU
có vai trò to lớn đối với việc xây dựng HTCT, nhất là bộ máy chính
quyền huyện trong sạch, vững mạnh, đủ năng lực và hoạt động có hiệu
quả, thực sự là của dân, do dân và vì dân.
2.1.2.2. Nhiệm vụ của bí thư huyện ủy
Thứ nhất, chấp hành, quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị của
cấp trên và cấp mình trong toàn huyện. Thứ hai, đề xuất, chủ trì hội
nghị BCH, BTV huyện ủy chủ trương, biện pháp lãnh đạo phát triển
KT-XH, văn hóa, AN, QP trên địa bàn huyện. Thứ ba, chỉ đạo công tác
tổ chức cán bộ, xây dựng tổ chức bộ máy, cán bộ của HTCT, của đơn vị
9
sự nghiệp công lập và các doanh nghiệp nhà nước thuộc huyện. Thứ tư,
duy trì chấp hành các nguyên tắc tổ chức, chế độ nề nếp sinh hoạt và
hoạt động của huyện ủy. Thứ năm, chỉ đạo, KT, GS hoạt động của cơ
quan chức năng, các tổ chức đảng cấp dưới, chính quyền, đoàn thể.
Thứ sáu, chỉ đạo công tác KT, GS, thi hành kỷ luật đảng việc chấp
hành Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và thực hiện chủ trương, nghị quyết
lãnh đạo của huyện ủy. Thứ bảy, chỉ đạo việc sơ kết, tổng kết, đánh giá
việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của cấp trên và cấp huyện,
các nhiệm vụ trọng tâm; thay mặt huyện ủy báo cáo với tỉnh ủy và
thông báo cho cấp dưới về hoạt động của huyện ủy; ký các văn bản
quan trọng; chỉ đạo, quản lý sử dụng đảng phí, kinh phí của huyện ủy.
2.1.2.3. Đặc điểm của đội ngũ bí thư huyện ủy ở đồng bằng sông Hồng
Một là, đội ngũ BTHU sinh trưởng và hoạt động trong khu vực
ĐBSH có truyền thống cách mạng, là trung tâm của văn hóa nông
nghiệp, văn hóa làng xã đặc sắc lâu đời của Việt Nam. Hai là, hầu hết
BTHU ở ĐBSH được đào tạo hệ thống, có trình độ khá cao về học vấn,
chuyên môn và lý luận chính trị. Ba là, những năm gần đây, xu hướng
trẻ hóa đội ngũ BTHU và cán bộ diện quy hoạch BTHU ở ĐBSH diễn
ra khá nhanh Bốn là, đội ngũ BTHU ở ĐBSH luôn đứng trước những
yêu cầu cao về trách nhiệm, trình độ, năng lực để đáp ứng yêu cầu lãnh
đạo phát triển KT-XH, văn hóa của địa phương nằm trong vùng trung
tâm văn hóa, chính trị và giàu tiềm năng của cả nước. Năm là, hầu hết
BTHU ở ĐBSH là người địa phương.
2.2. THẨM QUYỀN, TRÁCH NHIỆM VÀ THỰC HIỆN THẨM
QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA BÍ THƯ HUYỆN ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG
HỒNG - KHÁI NIỆM, NỘI DUNG, ĐẶC TRƯNG VÀ MỐI QUAN HỆ
2.2.1. Thẩm quyền, trách nhiệm của bí thư huyện ủy ở đồng
bằng sông Hồng - khái niệm, nội dung, đặc trưng và mối quan hệ
2.2.1.1. Khái niệm thẩm quyền, trách nhiệm của bí thư huyện ủy
ở đồng bằng sông Hồng
*Khái niệm thẩm quyền của BTHU ở ĐBSH
Thẩm quyền của BTHU là những quyền hạn được Đảng quy định
cho chức danh BTHU để thực hiện được vai trò, chức trách, nhiệm vụ
của BTHU.
*Khái niệm trách nhiệm của BTHU ở ĐBSH
Trách nhiệm của BTHU ở ĐBSH là những nghĩa vụ, bổn phận
của BTHU khi thực hiện các quyền mà tổ chức đảng quy định cho
BTHU, đồng thời là hậu quả bất lợi mà BTHU phải gánh chịu do thực
hiện không đúng hoặc không thực hiện nghĩa vụ, bổn phận của mình.
10
* Mối quan hệ giữa thẩm quyền với trách nhiệm của BTHU: Mối
quan hệ giữa TQ với TN là mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ, phụ thuộc lẫn
nhau. TQ bao giờ cũng gắn liền với nghĩa vụ và TN. Nếu BTHU xử lý
đúng đắn mối quan hệ này sẽ đảm bảo thực hiện hoàn thành tốt chức
trách, nhiệm vụ. Điều này đòi hỏi: Một là, phải căn cứ vào vị trí, vai trò,
chức trách của BTHU để xác định chính xác nhiệm vụ qua sự cụ thể hóa
vị trí, vai trò, chức trách. Hai là, nhiệm vụ quy định quyền hạn, TN ấn
định TQ, TN đến đâu thì TQ đến đó và phải tương thích nhau. TQ càng
cao, TN càng phải lớn và ngược lại, TN nặng nề, quan trọng thì TQ lớn,
TN phức tạp thì TQ phải rất cụ thể.
2.2.1.2. Nội dung thẩm quyền, trách nhiệm của bí thư huyện ủy
ở đồng bằng sông Hồng
* Nội dung thẩm quyền của bí thư huyện ủy
Thứ nhất, TQ chủ trì, đề xuất, gồm: Một là, chủ trì các công việc
của huyện ủy, BTV và thường trực huyện ủy; chủ trì dự thảo nghị quyết
của BTV, của huyện ủy; chủ trì, định hướng và kết luận các hội nghị của
huyện ủy, BTV huyện ủy. Hai là, đề xuất và tiếp nhận ý kiến đề xuất của
người khác về chủ trương, giải pháp giải quyết những vấn đề lớn, quan
trọng về phát triển KT-XH, AN, QP, xây dựng Đảng, công tác cán bộ,
xây dựng tổ chức bộ máy các tổ chức trong HTCT huyện.
Thứ hai, TQ chỉ đạo, bao gồm: Một là, BTHU có TQ chỉ đạo (điều
hành) tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của cấp tỉnh, các
nghị quyết, quyết định của Đại hội đảng bộ, huyên ủy, BTV huyện ủy.
Hai là, BTHU có TQ chỉ đạo công việc các phó bí thư, ủy viên BTV.
Thứ ba, TQ trực tiếp phụ trách công tác xây dựng Đảng, xây dựng
đội ngũ cán bộ chủ chốt của huyện.
Thứ tư, TQ trực tiếp làm bí thư đảng uỷ quân sự huyện, nắm và chỉ
đạo những vấn đề cơ mật về AN, QP, đối ngoại.
Thứ năm, TQ chỉ đạo và thường xuyên KT, GS việc thực hiện các
nhiệm vụ trọng tâm trong từng thời kỳ, các khâu và lĩnh vực công tác khó
khăn, phức tạp nhất.
Thứ sáu, TQ thay mặt, đại diện huyện ủy, BTV, bao gồm: ký các
nghị quyết, chỉ thị, các văn bản quan trọng của huyện ủy, BTV huyện ủy;
báo cáo công tác của đảng bộ, phát biểu ý kiến chỉ đạo hoặc tham gia ý kiến
đối với các tổ chức đảng trực thuộc đảng bộ huyện, các đơn vị, tổ chức theo
ngành dọc đứng chân trên địa bàn huyện.
* Nội dung trách nhiệm của BTHU ở ĐBSH
Thứ nhất, chịu TN chủ trì, đề xuất: Một là, BTHU chịu TN chủ trì (định
hướng, kết luận) các công việc của huyện ủy, BTV và thường trực huyện ủy;
11
chủ trì dự thảo nghị quyết của ban thường vụ, của huyện ủy; chủ trì, định
hướng và kết luận các hội nghị của BCH, BTV và thường trực huyện uỷ. Hai
là, BTHU chịu TN cao nhất về các đề xuất, các ý kiến chỉ đạo của mình.
Thứ hai, chịu TN về việc chỉ đạo: mọi mặt công tác của đảng bộ, nhất là
tổ chức triển khai thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ cấp trên, nghị quyết, quyết định của
huyện ủy; phân công công việc cho phó BTHU, ủy viên BTV; sơ kết, tổng kết
việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và chỉ đạo tổng kết các mặt
công tác lớn của huyện.
Thứ ba, BTHU chịu TN về công tác tổ chức, cán bộ và việc thực hiện
nhiệm vụ trọng tâm, các khâu khó khăn, phức tạp, các nhiệm vụ mới nảy sinh;
chăm lo xây dựng đảng bộ vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Thứ tư, BTHU chịu TN về chỉ đạo và thường xuyên KT, GS toàn bộ
hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của đảng bộ huyện, của đời sống xã hội, nhất
là KT, GS việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, các khâu và lĩnh vực công
tác khó khăn, phức tạp nhất của đảng bộ huyện. Đồng thời chịu TN lãnh đạo,
chỉ đạo kiểm tra, xây dựng đảng bộ huyện đủ sức thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Thứ năm, BTHU thực hiện tốt TN lãnh đạo mọi mặt phát triển KT-XH,
AN, QP, đảm bảo nâng cao về mọi mặt đời sống của nhân dân trong huyện.
Thứ sáu, BTHU có TN nêu cao tính tiên phong gương mẫu trước đảng
bộ và nhân dân, nêu gương về phẩm chất, chuyên môn; có tinh thần TN cao
với công tác.
Thứ bảy, chịu TN về các hậu quả bất lợi nếu không làm tròn, làm đúng
nhiệm vụ của BTHU.
2.2.1.3. Đặc trưng thẩm quyền, trách nhiệm của bí thư huyện uỷ
* Đặc trưng thẩm quyền của BTHU: Một là, về nguồn gốc, bản
chất TQ của BTHU là sự ủy quyền của tập thể huyện ủy, đội ngũ cán bộ,
đảng viên, của đảng bộ huyện cho BTHU. Hai là, TQ của BTHU là
quyền lực chính trị mà Đảng (trực tiếp là huyện ủy) ủy quyền cho BTHU
được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình. Ba là, TQ của
BTHU được thực hiện trong khuôn khổ tập thể cấp ủy tổ chức và hoạt
động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ
trách. Bốn là, TQ của BTHU tuy bị giới hạn bởi nguyên tắc tổ chức, hoạt
động, nhưng BTHU có thể tạo ra quyền lực “mềm” rất lớn để làm việc.
* Đặc trưng trách nhiệm của BTHU:Một là, TN của BTHU trước
hết, chủ yếu là TN chính trị và đạo đức trước tỉnh uỷ, thành uỷ, huyện
ủy, BTV và thường trực huyện ủy, các tổ chức đảng thuộc đảng bộ
huyện. Hai là, TN của BTHU có tính bao quát rộng, có TN, nghĩa vụ
đối với sự phát triển toàn diện, mọi mặt của huyện, với nhiều tư cách,
12
vị trí. Ba là, TN của BTHU trước nhân dân trong huyện về sự bảo đảm
một chính quyền huyện trong sạch, vững mạnh, của dân, do dân, vì dân,
quản lý có hiệu lực, hiệu quả. Bốn là, TN của BTHU được đảm bảo
bằng sự đánh giá xã hội, giám sát và phản biện xã hội, bằng công tác
KT, GS của tỉnh uỷ, thành uỷ và huyện uỷ.
2.2.1.4. Mối quan hệ giữa thẩm quyền và trách nhiệm của bí thư
huyện uỷ với thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể huyện ủy, ban
thường vụ, thường trực huyện ủy và người đứng đầu chính quyền
huyện ở đồng bằng sông Hồng
* Mối quan hệ giữa TQ, TN của BTHU với TQ, TN của huyện ủy,
BTV, thường trực huyện ủy: BTHU có TQ quyết định trên cơ sở bàn bạc,
thảo luận dân chủ với các thành viên tập thể lãnh đạo và phải chịu TN
cao nhất trước tập thể huyện ủy, BTV, thường trực huyện ủy về các quyết
định đó, cũng như toàn bộ những nhiệm vụ, công việc, lĩnh vực được tập
thể huyện ủy, BTV, thường trực huyện ủy phân công phụ trách.
* Mối quan hệ thẩm quyền, trách nhiệm giữa BTHU và chủ tịch
HĐND huyện: Hiện nay, giữa BTHU và chủ tịch HĐND huyện có hai
mối quan hệ chủ yếu là: Một là, trường hợp BTHU đồng thời là chủ tịch
HĐND huyện. Hai là, trường hợp BTHU không đồng thời là chủ tịch
HĐND huyện.
* Mối quan hệ giữa TQ, TN BTHU và TQ, TN chủ tịch UBND
huyện. Hiện nay, giữa BTHU và chủ tịch UBND huyện có những mối
quan hệ cơ bản sau: Một là, một số BTHU đồng thời là chủ tịch UBND
huyện. Hai là, trường hợp BTHU không đồng thời là chủ tịch UBND
huyện. Về bản chất các mối quan hệ giữa TQ, TN của BTHU với TQ,
TN của chủ tịch UBND huyện là mối quan hệ giữa người đứng đầu HU
với người đứng đầu cơ quan quản lý thực hiện nhiệm vụ chính trị. TQ
của BTHU là lãnh đạo, là cùng với tập thể cấp uỷ thực hiện sự lãnh đạo
của Đảng theo đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng. Sự lãnh
đạo nhiệm vụ chính trị là toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, bảo đảm
đúng quan điểm, nguyên tắc, phương hướng chính trị của Đảng.
2.2.2. Thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm của bí thư huyện uỷ
ở đồng bằng sông Hồng - khái niệm, nội dung
2.2.2.1. Khái niệm thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm của bí
thư huyện uỷ ở đồng bằng sông Hồng
Thực hiện thẩm quyền của BTHU là toàn bộ những hoạt động của
BTHU sử dụng các quyền hạn theo chức danh như chủ trì, kết luận, đề
xuất, chỉ đạo và phân công cán bộ trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo,
đảm bảo BTHU hoàn thành nhiệm vụ, chức trách được giao.
13
Thực hiện trách nhiệm của BTHU là sự gánh vác nghĩa vụ, bổn phận
về những kết quả tạo ra do việc thực hiện thẩm quyền của BTHU.
Từ hai khái niệm trên cho thấy:
Chủ thể thực hiện: việc thực hiện TQ, TN chính là bản thân các
BTHU ở ĐBSH. Cạnh đó, tỉnh uỷ, thành uỷ, cấp trên trực tiếp, nhân dân
và uỷ ban kiểm tra (UBKT) cấp huyện là chủ thể quan trọng KT, GS
BTHU thực hiện tốt TQ, TN. Huyện ủy, BTV, thường trực là chủ thể
giám sát, theo dõi, giúp BTHU thực hiện tốt TQ, TN của mình.
Lực lượng tham gia, phối hợp giúp BTHU thực hiện TQ, TN:
huyện ủy, BTV, thường trực huyện uỷ và các cơ quan tham mưu, giúp
việc của huyện ủy.
Các cơ quan tham mưu, giúp việc của Trung ương, tỉnh uỷ (thành
uỷ), dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ cùng cấp, theo chức năng, nhiệm vụ của
mình tham mưu giúp cấp uỷ ban hành các văn bản, quy định, quy chế,
hướng dẫn để xác định rõ vai trò, TQ, TN của cá nhân BTHU đối với
từng công việc cụ thể.
Yêu cầu: thực hiện đúng nhiệm vụ, TQ, TN của cá nhân BTHU
đối với từng công việc cụ thể.
2.2.2.2. Nội dung thực hiện thẩm quyền của bí thư huyện ủy ở
đồng bằng sông Hồng
Thứ nhất, BTHU thực hiện TQ chủ trì, đề xuất, gồm: Một là, chủ trì
các công việc của huyện ủy, BTV và thường trực huyện ủy; chủ trì dự thảo
nghị quyết của BTV, của huyện ủy; chủ trì, định hướng và kết luận các hội
nghị của huyện ủy, BTV và thường trực huyện uỷ. Hai là, đề xuất, trao
đổi trong thường trực huyện uỷ những vấn đề lớn, quan trọng để BTV,
huyện ủy thảo luận, quyết định.
Thứ hai, BTHU thực hiện TQ chỉ đạo (điều hành), gồm có: Một là,
chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các nghị quyết,
quyết định của tỉnh (thành) ủy, huyện ủy, BTV huyện ủy. Hai là, phân
công công việc các phó bí thư, ủy viên BTV.
Thứ ba, BTHU thực hiện TQ phụ trách trực tiếp các mặt công tác
quan trọng, công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
của huyện.
Thứ tư, BTHU trực tiếp làm bí thư đảng uỷ quân sự huyện. Nắm
và chỉ đạo những vấn đề cơ mật về AN, QP, đối ngoại.
Thứ năm, TQ chỉ đạo và thường xuyên KT, GS việc thực hiện các
nhiệm vụ trọng tâm trong từng thời kỳ, các khâu và lĩnh vực công tác khó
khăn, phức tạp nhất.
14
Thứ sáu, BTHU thực hiện TQ thay mặt, đại diện, gồm:Một là,
BTHU thay mặt huyện ủy, BTV ký ban hành hoặc trình cơ quan, người
có TQ ban hành nghị quyết và văn bản quan trọng của huyện ủy, BTV.
Hai là, BTHU thực hiện TQ đại diện huyện ủy, BTV chỉ đạo hoạt động
của các thành viên trong HTCT.
2.2.2.3. Nội dung thực hiện trách nhiệm của bí thư huyện uỷ ở
đồng bằng sông Hồng
Thứ nhất, thực hiện TN chủ trì, đề xuất: BTHU phải chịu TN chủ
trì về các công việc, các nghị quyết tập thể BTV, huyện ủy. Đề xuất các
vấn đề, nội dung, chủ trương, giải pháp và chịu TN về các đề xuất đó.
Thứ hai, BTHU thực hiện TN chỉ đạo: một là, tổ chức thực hiện
đúng và sáng tạo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước; nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ cấp trên, của huyện
ủy. Hai là, thực hiện TN phân công công việc cho các phó bí thư và ủy
viên BTV. Ba là, BTHU chịu TN chỉ đạo sơ kết, tổng kết việc thực hiện
các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và chỉ đạo tổng kết các mặt công tác
lớn của huyện.
Thứ ba, BTHU có TN trước tiên, cao nhất và cuối cùng đối với
công tác xây dựng đảng bộ, xây dựng tổ chức bộ máy, cán bộ và hoạt
động của cả HTCT của huyện.
Thứ tư, BTHU chịu TN chỉ đạo, KT, GS toàn bộ hoạt động các tổ
chức đảng, đảng viên trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Thứ năm, thực hiện tốt TN lãnh đạo mọi mặt phát triển KT-XH,
văn hóa, AN, QP, nâng cao mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân
Thứ sáu, để thực hiện TN tiên phong gương mẫu, nêu gương về
phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức trình độ, chuyên môn, phong
cách của một người đứng đầu BTV, BCH và đảng bộ huyện.
Thứ bảy, TN gánh chịu hậu quả bất lợi nếu không làm tròn, làm
đúng nhiệm vụ của BTHU.
15
Chương 3
THỰC HIỆN THẨM QUYỀN TRÁCH NHIỆM CỦA BÍ THƯ
HUYỆN ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG - THỰC TRẠNG,
NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM
3.1. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THẨM QUYỀN, TRÁCH NHIỆM
CỦA BÍ THƯ HUYỆN ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
3.2.1. Ưu điểm thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm của bí thư
huyện ủy ở đồng bằng sông Hồng
3.2.1.1. Những ưu điểm trong thực hiện thẩm quyền của bí thư
huyện ủy ở đồng bằng sông Hồng
Thứ nhất, về thực hiện TQ chủ trì, đề xuất: Một là, đa số BTHU đã
thực hiện tốt TQ chủ trì các công việc của huyện ủy, BTV và thường trực
huyện ủy; chủ trì dự thảo nghị quyết của BTV, của huyện ủy; đồng thời
chủ trì, định hướng, và kết luận các hội nghị của huyện ủy, BTV và
thường trực huyện uỷ. Hai là, các BTHU đã thực hiện khá tốt TQ chủ
động đề xuất, trao đổi trong thường trực huyện uỷ những vấn đề lớn,
quan trọng để đưa ra BTV, BCH thảo luận, quyết định.
Thứ hai, về thực hiện TQ chỉ đạo điều hành: Một là, nhiều BTHU
ở ĐBSH đã tổ chức thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của
Đảng, của cấp tỉnh và của huyện ủy. Hai là, hầu hết BTHU đã chỉ đạo,
phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng uỷ viên BTV huyện uỷ,
các phó bí thư.
Thứ ba, phần lớn BTHU đã tực hiện tốt TQ phụ trách công tác xây
dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ của huyện.
Thứ tư, nhiều BTHU đã đảm nhiệm được TQ trực tiếp làm bí thư
đảng uỷ quân sự huyện; nắm và chỉ đạo những vấn đề cơ mật về AN,
QP, đối ngoại.
Thứ năm, không ít BTHU đã thực hiện tương đối tốt TQ chỉ đạo
KT, GS và thi hành kỷ luật của Đảng
Thứ sáu, về thực hiện thay mặt, đại diện huyện ủy, BTV, thường
trực huyện uỷ: Một là, BTHU đã thực hiện tốt TQ ký các nghị quyết,
chỉ thị, các văn bản của BCH, BTV huyện ủy. Hai là, số nhiều BTHU
đã thực hiện khá TQ thay mặt huyện ủy, BTV định kỳ hoặc đột xuất
báo cáo tình hình địa phương với tỉnh, thành ủy, xin ý kiến BTV,
thường trực tỉnh, thành ủy những vấn đề vượt quá TQ, những vấn đề
quan trọng mới nảy sinh và về công tác tổ chức, cán bộ khi có yêu cầu.
16
3.2.1.2. Những ưu điểm trong thực hiện trách nhiệm của bí thư
huyện ủy ở đồng bằng sông Hồng
Thứ nhất, số đông BTHU đã thực hiện khá tốt TN chủ trì, đề xuất các
công việc của huyện ủy, BTV và thường trực huyện ủy; chủ trì và kết luận
các hội nghị của huyện ủy, BTV, thường trực huyện ủy; chủ động đề xuất
trao đổi trong thường trực huyện ủy những vấn đề trọng tâm để đưa ra
BTV, huyện ủy thảo luận quyết định.
Thứ hai, đa số BTHU đã thực hiện tương đối tốt TN chỉ đạo trong:
Một là, đã rất coi trọng và thực hiện nghiêm túc TN tổ chức thực hiện
đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nghị
quyết, chỉ thị của cấp uỷ các cấp. Hai là, BTHU đã chú ý phân công rõ
ràng, tránh sự trùng lắp cho từng đồng chí trong BTV, các phó bí thư để
thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ. Ba là, nhiều BTHU đã thực hiện khá
tốt trách nhiệm chỉ đạo sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị
quyết của Đảng và tổng kết các mặt công tác lớn của huyện.
Thứ ba, đa số BTHU đã thực hiện tốt TN công tác xây dựng đảng bộ,
xây dựng tổ chức bộ máy, cán bộ và hoạt động của cả HTCT của huyện.
Thứ tư, các BTHU đã thực hiện khá tốt trách nhiệm KT, GS việc
thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong từng thời kỳ.
Thứ năm, các BTHU ở ĐBSH đã thực hiện khá tốt trách nhiệm
lãnh đạo phát triển KT-XH, bảo đảm AN, QP địa phương, nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trong huyện.
Thứ sáu, đa phần BTHU ở ĐBSH đã tự giác tu dưỡng, rèn luyện
bản lĩnh chính trị, tư tưởng, lập trường, tăng cường rèn luyện phẩm chất
chính trị, đạo đức cách mạng, tinh thần trách nhiệm, uy tín của một đảng
viên, một cán bộ lãnh đạo.
Thứ bảy, các BTHU đều xác định rõ TN của mình đối với chức
trách, nhiệm vụ của người đứng đầu huyện ủy, sự phát triển của huyện.
Từ đó luôn ý thức về TN đó và cố gắng nỗ lực thực hiện TN của mình.
3.2.2. Những hạn chế, khuyết điểm trong thực hiện thẩm quyền,
trách nhiệm của bí thư huyện ủy ở đồng bằng sông Hồng
3.2.2.1. Những hạn chế, khuyết điểm trong thực hiện thẩm quyền
của bí thư huyện ủy ở đồng bằng sông Hồng
Thứ nhất, hạn chế trong thực hiện TQ chủ trì, đề xuất: Một là, một
số BTHU chưa thực hiện tốt các công việc của huyện ủy, BTV và thường
trực huyện ủy; chủ trì dự thảo nghị quyết của BTV, của BCH; chủ trì, định
hướng và kết luận các hội nghị của BCH, BTV và thường trực huyện uỷ.
Hai là, thực hiện TQ đề xuất, trao đổi của một số BTHU chưa tốt,
không ít trường hợp thiếu tìm tòi, chủ động, đề xuất sáng kiến.
17
Thứ hai, hạn chế trong thực hiện TQ chỉ đạo, điều hành: Một là,
một số BTHU thực hiện chưa tốt TQ chỉ đạo (điều hành) tổ chức thực
hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các quyết định của BCH, BTV
huyện ủy; chuẩn bị những đề án, chương trình, kế hoạch quan trọng nhằm
cụ thể hoá các nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Hai là, việc chỉ đạo phân
công nhiệm vụ cho các uỷ viên BTV, chỉ đạo công việc các phó bí thư
có lúc, có nơi, có việc chưa thật cụ thể, rõ ràng, nhất là chưa có chế
định ràng buộc giữa TN và quyền hạn.
Thứ ba, thực hiện TQ của một số BTHU trong công tác xây dựng
Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của huyện hiệu quả chưa cao.
Thứ năm, một số BTHU chưa phát huy tốt TQ trong công tác KT,
GS việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong từng thời kỳ, các khâu
và lĩnh vực c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tt_thuc_hien_tham_quyen_502_1916251.pdf