Tóm tắt Luận án Thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở tỉnh Vĩnh Long

Nguyễn Văn Chiểu “Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà

nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam” đề cập

đến kinh nghiệm một số nước, thực trạng thực thi chính sách ASXH ở

Việt Nam, phương hướng và giải pháp nâng cao vai trò của nhà nước

trong thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam. Mai Ngọc Cường “Xây

dựng và hoàn thiện chính sách An sinh xã hội ở Việt Nam” đề cập hệ

thống chính sách ASXH ở Việt Nam; phương hướng, giải pháp xây

dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách ASXH ở Việt Nam. Lê Quốc

Lý “Chính sách an sinh xã hội - thực trạng và giải pháp” đã phân tích

cơ sở lý luận và thực tiễn về những trở ngại trong thực thi chính sách

ASXH; đề xuất 5 nhóm giải pháp khắc phục những trở ngại trong thực

thi chính sách ASXH ở nước ta.

pdf25 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 428 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở tỉnh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để xóa đói giảm nghèo. Võ Thị Thu Nguyệt “Xóa đói giảm nghèo ở Malaixia và Thái Lan, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” làm rõ chiến lược xóa đói giảm nghèo của Malaixia và Thái Lan là bài học quý báu đối với những quốc gia đang hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao đi đôi với công bằng xã hội. 1.2 Một số nhận xét về các công trình nghiên cứu 1.2.1 Các nghiên cứu về giải quyết đói nghèo Nhìn chung các nghiên cứu bước đầu phân tích chính sách giảm nghèo của các quốc gia, đưa ra khuyến nghị cho việc thực hiện chính sách phù hợp nhất như: xây dựng cơ sở hạ tầng, chăm lo cho giáo dục, khám chữa bệnh...dựa trên những điều kiện hiện có về các nguồn lực vốn “hạn chế” của quốc gia đó. Một số nghiên cứu nhấn mạnh việc tìm kiếm việc làm cho người dân bởi thiếu việc làm đã đẩy người dân tới tình trạng nghèo khổ. 1.2.2. Các nghiên cứu về chính sách xóa đói giảm nghèo của Việt Nam Các nghiên cứu chủ yếu đưa ra những khuyến nghị chính sách trên cả hai phương diện hoạch định và thực hiện, tập trung tìm kiếm giải pháp nhằm đạt được những mục tiêu bao quát trên phạm vi toàn lãnh thổ. 1.2.3 Các nghiên cứu về thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều 7 Hầu hết các nghiên cứu đánh giá chính sách dựa trên cơ sở định tính và chỉ số cảm nhận rút ra từ điều tra xã hội học mà không dựa trên một hệ thống tiêu chí cụ thể do vậy kết luận và những khuyến nghị đưa ra có thể chưa phù hợp. 1.3. Những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết Thứ nhất, hệ thống hóa, xây dựng khung lý luận về thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều. Thứ hai, khảo sát, đánh giá thực trạng thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở tỉnh Vĩnh Long. Thứ ba, xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở tỉnh Vĩnh Long. Từ những lý do đó, nghiên cứu sinh đã lựa chọn vấn đề “Thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở tỉnh Vĩnh Long” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Chính trị học. Kết luận chương 1 Mặc dù một số nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá một số hợp phần chủ yếu của chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều nhưng mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá, xác định những bất cập hạn chế trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều. Từ tổng quan về tình hình nghiên cứu đã cho tác giả luận án những gợi ý cả về lý luận và thực tiễn về thực rthi hiệu quả chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều trong thời gian tới. 8 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO THEO CHUẨN NGHÈO TIẾP CẬN ĐA CHIỀU 2.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều và chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều 2.1.1. Nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều 2.1.1.1. Khái niệm nghèo đa chiều Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có những điều kiện về cuộc sống như ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục, đi lại, quyền được tham gia vào các quyết định của cộng đồng. 2.1.1.2. Chuẩn nghèo ở Việt Nam Tiếp cận đo lường nghèo đơn chiều giai đoạn 1993-2015 Từ năm 1993 đến nay Việt Nam đã có 7 lần thay đổi chuẩn nghèo. Nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều Chuẩn nghèo: Chuẩn nghèo là thước đo xác định ai là người nghèo để thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm bảo đảm công bằng trong thực hiện chính sách giảm nghèo. Chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều: Quyết định 59/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định rõ các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020; chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. 2.1.2. Chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều 2.1.2.1 Khái niệm về chính sách Chính sách là đường lối cụ thể gắn liền với quyền lực chính trị, với đảng cầm quyền và với bộ máy quyền lực công – nhà nước của một chính đảng hoặc một chủ thể quyền lực về một lĩnh vực nhất định cùng các biện pháp, kế hoạch thực hiện đường lối ấy. 2.1.2.2 Chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều Chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều là một hệ thống các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nói chung và các chính sách giảm nghèo đặc thù với các dự án thuộc Chương trình MTQG GNBV ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn. 9 2.1.2.3 Cấu trúc chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều Mục tiêu của chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều: giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản. Nguyên tắc chỉ đạo thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều: về số lượng là số tuyệt đối hộ nghèo giảm được trong một khoảng thời gian nhất định; về chất lượng giảm nghèo thực chất là đời sống người nghèo được nâng lên sau khi có tác động hỗ trợ, khoảng cách thu nhập với các nhóm dân cư khác được rút ngắn, khi gặp rủi ro hay bất trắc sẽ không bị rơi vào tình trạng nghèo đói. Phạm vi và đối tượng của chính sáchgiảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều: phạm vi triển khai chính sách như thế nào, đối tượng được hưởng là ai. Nội dung của chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều: là một hoạt động cụ thể hoặc nhiều hơn thế tuỳ thuộc vào mục tiêu của từng chính sách. Thời gian triển khai chính sáchgiảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều: xác định thời gian triển khai. Nguồn lực thực hiện chính sáchgiảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều: chính sách sẽ không thể triển khai hoặc triển khai kém hiệu quả nếu như nguồn lực thực hiện chính sách không được tính toán đầy đủ và kỹ lưỡng. Cơ quan quản lý và thực hiện chính sáchgiảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều: xác định cụ thể ai là người quản lý việc thực hiện chính sách và ai sẽ là người triển khai các hoạt động cụ thể của chính sách. 2.1.2.4 Vai trò của chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều Giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều - trụ cột và giải pháp đảm an sinh xã hội. Giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều và bảo đảm ASXH đều hướng tới phát triển con người, bảo đảm đời sống cho người dân. 10 2.2. Thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều 2.2.1. Thực thi chính sách trong chu trình chính sách 2.2.1.1. Chu trình chính sách Chu trình chính sách là quá trình luân chuyển các bước từ khởi sự chính sách đến khi xác định được hiệu quả của chính sách trong đời sống xã hội [26, tr.166-190]. Ở Việt Nam, thực thi chính sách là giai đoạn hiện thực hóa chính sách trong đời sống xã hội - giai đoạn tổ chức thực hiện các giải pháp chính sách đã lựa chọn và kiểm tra việc thực hiện. 2.2.1.2. Thực thi chính sách và thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều Thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều là quá trình biến các chủ trương, phương hướng và biện pháp liên quan thành những kết quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức trong bộ máy nhà nước và sự tham gia rộng rãi của các tổ chức, đơn vị, gia đình, cá nhân và toàn xã hội. 2.2.2. Chủ thể, đối tượng, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều 2.2.2.1. Chủ thể, đối tượng tham gia vào quá trình tổ chức thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều - Nhà nước đóng vai trò chủ thể, đồng thời việc thực thi chính sách phải huy động sự tham gia rộng rãi của mọi tổ chức, đơn vị, gia đình, cá nhân và của toàn xã hội. - Đối tượng của chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều là mọi người dân. 2.2.2.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều - Tính hiệu lực của chính sách thể hiện ở mức độ đạt được các mục tiêu đề ra. - Tính hiệu quả của chính sách phản ánh tương quan so sánh giữa kết quả do chính sách đưa lại với chi phí đã bỏ ra. 11 - Tính công bằng của chính sách thể hiện thông qua thực hiện phân phối lại thu nhập, trợ giúp cho các đối tượng dễ bị tổn thương để khắc phục tình trạng bất bình đẳng về thu nhập giữa các nhóm xã hội. - Tác động của chính sách phản ánh kết quả cuối cùng của chính sách. - Mức độ giải quyết vấn đề chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều. 2.2.2.3 Các nhân tố ảnh hướng đến việc thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều Những nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều: Tăng trưởng kinh tế; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa; Thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu; Năng lực tổ chức, quản lý của bộ máy nhà nước các cấp; Nhận thức của xã hội và người dân 2.2.3. Vai trò của Nhà nước trong việc thực thi chính sáchgiảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều 2.2.3.1. Tính tất yếu khách quan của việc nhà nước thực hiện chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều Thứ nhất, xuất phát từ một trong hai chức năng cơ bản của nhà nước - chức năng xã hội. Thứ hai, khắc phục những mặt hạn chế của kinh tế thị trường. Thứ ba, bảo đảm ASXH, nâng cao phúc lợi xã hội, bảo vệ quyền của mọi người dân. Thứ tư, là một dịch vụ mà khu vực tư nhân khó có thể thể đảm nhiệm thực hiện được đầy đủ, hoàn thiện. 2.3. Kinh nghiệm một số địa phương và bài học về thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều cho tỉnh Vĩnh Long 2.3.1 Kinh nghiệm về thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiềuở tỉnh Thái Bình Tỉnh Thái Bình đã triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ hộ nghèo đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống, từng bước giảm nghèo bền vững. 2.3.2 Kinh nghiệm về thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở tỉnh Trà Vinh 12 Công tác giảm nghèo bền vững là một trong 06 nhiệm vụ trọng tâm của Trà Vinh với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được việc thực hiện công tác giảm nghèo ở tỉnh Trà Vinh vẫn còn những hạn chế. 2.3.3 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Vĩnh Long Thứ nhất, tăng cường vai trò của cả HTCT trong thực thi chính sách giảm nghèo phù hợp với thực tế địa phương. Thứ hai, đổi mới cách thức tổ chức cho vay vốn tín dụng một cách thôngthoáng, có hiệu quả, đúng đối tượng nghèo. Thứ ba, thực hiện chính sách giáo dục phổ cập phổ thông, tạo điều kiện thuận lợi cho con em người nghèo được học, xây dựng quỹ phát triển giáo dục cho vay với lãi suất thấp để vào đại học và học nghề. Thứ tư, thực hiện chính sách bảo trợ xã hội, BHYT cho người nghèo, giải quyết công ăn việc làm, giải quyết các hiện tượng tiêu cực trong giảm nghèo. Thứ năm, để tránh tình trạng tái nghèo cần kết hợp phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường, phát triển văn hóa, phát triển nguồn nhân lực, thực hiện dân chủ và bình đẳng xã hội. Thứ sáu, khuyến khích phát triển sản xuất, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của người nghèo. Thứ bảy, hỗ trợ xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận với các dịch vụ kinh tế và xã hội. Kết luận chương 2 Nghèo đa chiều là cách tiếp cận mới nhằm hạn chế việc bỏ sót những đối tượng tuy không nghèo về thu nhập nhưng lại nghèo về các chiều cạnh khác. Luận án đã làm rõ khái niệm giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều; những điểm mới trong thực thi giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, trong đó nhất quán với luận điểm: giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều dựa trên nền tảng phải bảo đảm nhu cầu mức sống tối thiểu của người nghèo, không chỉ về thu nhập mà bao gồm cả đáp ứng các nhu cầu về dịch vụ xã hội cơ bản. 13 Chương 3 THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO THEO CHUẨN NGHÈO TIẾP CẬN ĐA CHIỀU Ở TỈNH VĨNH LONG 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Vĩnh Long tác động đến thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều 3.1.1. Điều kiện tự nhiên Vĩnh Long có diện tích tự nhiên 1.479,128 km2 bằng 0,4% diện tích cả nước. Địa hình Vĩnh Long tương đối bằng phẳng, sông rạch chằng chịt, giao thông thuận tiện. Trên địa bàn tỉnh có quốc lộ 1 và quốc lộ 53 đi ngang qua, đây là cầu nối giao thông quan trọng giữa Tp. Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Trồng trọt là một thế mạnh của tỉnh. 3.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh Vĩnh Long Vĩnh Long có hai vùng trọng điểm: vùng kinh tế thuộc khu vực sông Tiền; vùng kinh tế thuộc khu vực sông Hậu. Mặc dù vậy, kinh tế Vĩnh Long phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, cơ cấu kinh tế vẫn còn hình thức độc canh cây lúa. Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và xây dựng kém phát triển, cơ sở hạ tầng có mặt kém hơn một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. 3.1.2. Thực thi chính sách giảm nghèo ở Vĩnh Long giai đoạn từ 2011 – 2015 3.1.2.1 Công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình giảm nghèo Tỉnh ủy Vĩnh Long ban hành Chương trình số 05-CTr/TU, ngày 17/10/2011 về giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 – 2015; UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1369 /QĐ-UBND ngày 28 /8/2012 về Kế hoạch giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015 và kế hoạch thực hiện hàng năm; các Sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh và cấp huyện, xã căn cứ nhiệm vụ được phân công, hàng năm xây dựng kế hoạch lồng ghép công tác kiểm tra, đánh giá định kỳ và tăng cường tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn thực hiện các chính sách chương trình giảm nghèo, tập trung thực hiện các chính sách đối với người nghèo gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới. 14 3.1.2.2 Tình hình triển khai và kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo Qua 5 năm thực hiện Chương trình hành động 05 của Tỉnh ủy, Vĩnh Long đã đạt được nhiều kết quả thiết thực. Đời sống của người dân từng bước nâng lên, khoảng cách giàu nghèo được thu hẹp. Chương trình giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững đã được các cấp, ngành quan tâm thực hiện và xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Để chương trình này hiệu quả tỉnh đã tập trung nguồn lực trong công tác giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo cũng như thực hiện an sinh xã hội. Nhờ vậy, có rất nhiều hộ nghèo từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững. 3.1.2.3 Đánh giá tình hình thực thi chính sách giảm nghèo ở tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011-2015 Những kết quả đạt được Về thiết kế chương trình: chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015 ban hành phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội của địa phương, được triển khai đồng bộ với nội dung, giải pháp phù hợp và đạt được kết quả cao, huy động xã hội hóa các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp,...đã góp phần hỗ trợ người nghèo vượt khó khăn vươn lên thoát nghèo; Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ giảm nghèo ở các cấp được chú trọng; những tồn tại, khó khăn trong quá trình thực hiện chương trình từng bước được khắc phục. Hạn chế trong thực thi chính sách giảm nghèo ở tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011-2015 Kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, chất lượng giảm nghèo chưa cao. Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt chưa được giải quyết cơ bản. Chính sách hỗ trợ giảm nghèo thường có mục tiêu lớn, nhưng thời gian thực hiện ngắn, định mức hỗ trợ thấp; vốn cấp không đủ, chậm và không đồng bộ, nên việc thực hiện chưa đạt hiệu quả cao. Nhiều chương trình/dự án giảm nghèo phải kéo dài thời gian thực hiện. Các chương trình, dự án giảm nghèo do nhiều Bộ, ngành phụ trách, có cơ chế quản lý, vận hành khác nhau, làm hạn chế việc lồng ghép chính sách và cân đối nguồn lực chung. Bảng 3.1: Thống kê tỷ lệ hộ nghèo ở tỉnh Vĩnh Long 15 giai đoạn 2011 - 2015 Năm Tỷ lệ hộ nghèo (%) Thành thị (%) Nông thôn (%) 2011 7,91 4,38 8,61 2012 5,89 3,26 6,40 2013 4,57 2,83 4,95 2014 3,54 2,13 3,84 2015 6,26 3,54 6,82 Nguồn: (61) Nguyên nhân Một số ít người dân còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào các chính sách trợ giúp của Nhà nước và cộng đồng. Một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất còn dàn trải, một số chính sách trùng lặp về nội dung và địa bàn, đối tượng thụ hưởng. Một số chính sách có định mức thấp, hiệu quả không cao, chậm sửa đổi, bổ sung. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương chưa thực sự đồng bộ, kịp thời; sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng và thực hiện chính sách còn hạn chế. 3.2 Thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016-2019 3.2.1 Ban hành văn bản và kế hoạch tổ chức thực hiện Trong giai đoạn từ 2016 đến 2019, trên cơ sở hướng dẫn của trung ương và tình hình thực tế tại địa phương, tỉnh Vĩnh Long đã ban hành nhiều chương trình, chính sách, văn bản chỉ đạo nhằm thực thi mục tiêu giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều. 3.2.2. Tổ chức bộ máy và phân công phối hợp thực hiện Việc phân công, phối hợp trong tổ chức thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở tỉnh Vĩnh Long được thực hiện theo mô hình cơ cấu tổ chức tương đối thống nhất từ cấp tỉnh cho đến cấp xã với các ban chỉ đạo giảm nghèo cho đến thôn, ấp. 3.2.3. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2019 3.2.3.1. Kết quả thực hiện các chương trình, dự án Thực hiện Chương trình 135 hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các ấp, xã đặc biệt khó khăn; triển khai Dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm 16 nghèo ở các xã, ấp thuộc Chương trình 135 và xã ngoài Chương trình 135 thực hiện tại 07 huyện, thị xã. 3.2.3.2. Kết quả thực hiện các chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều Chính sách y tế: hỗ trợ 100% thẻ BHYT cho người nghèo, người cận nghèo, hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế cho hộ mới thoát nghèo. Chính sách giáo dục, đào tạo nghề: miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập. Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với các chương trình khuyến công, khuyến nông đạt 117,1% chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020. Về giải quyết việc làm: tạo việc làm mới vượt 33,26% kế hoạch, bình quân mỗi năm tạo việc làm mới cho 25.360 lao động. Chính sách tín dụng Vĩnh Long đã giải ngân cho 25.271 lượt khách hàng vay chương trình hộ mới thoát nghèo với tổng doanh số cho vay 505,7 tỷ đồng; tổng doanh số thu nợ 94 tỷ đồng với 4.459 hộ trả nợ. Chính sách nhà ở: hỗ trợ 7.007 căn nhà cho hộ nghèo, với tổng số tiền hơn 255,798 tỷ đồng. Tỷ lệ nhà ở kiên cố của tỉnh Vĩnh Long đạt 90,2% đang ở mức cao trong khu vực ĐBSCL (80,8%). Triển khai thực hiện tốt các Dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tại 07 huyện, thị xã như: nuôi bò cái sinh sản, nuôi dê, nuôi gà bằng đệm lót sinh học, trồng nấm bào ngư xám Công tác thông tin, tuyên truyền đã được đa dạng hóa cả về hình thức và nội dung. 3.2.3.3. Việc phân bổ nguồn lực thực hiện chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều tại địa phương Việc phân bổ nguồn lực thực hiện chính sách giảm nghèo kịp thời, đúng quy định; có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp, triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo lồng ghép với các CTMTQG, chính sách khác như: CTMTQG xây dựng nông thôn mới. 3.2.3.4. Công tác quản lý, điều hành thực hiện chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều tại địa phương 17 Xây dựng các giải pháp, mô hình giảm nghèo phù hợp với từng địa bàn của địa phương, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp đối với giảm nghèo. 3.2.3.5 Công tác thanh kiểm tra, xử lý vi phạm, phát huy dân chủ, công khai, minh bạch trong thực hiện chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều tại địa phương Hàng năm Ban Chỉ đạo giảm nghèo các cấp xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát thực tế quá trình thực hiện công tác giảm nghèo, phối hợp của các ban ngành đoàn thể, giám sát trực tiếp xuống hộ dân nhằm rút kinh nghiệm, chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện của cơ sở. Qua công tác kiểm tra, giám sát, thời gian qua chưa phát hiện sai phạm về công tác giảm nghèo, thực hiện chính sách giảm nghèo. 3.2.3.6 Kết quả thực hiện một số hợp phần của chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở tỉnh Vĩnh Long Chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở tỉnh Vĩnh Long đã và đang được các địa phương trong tỉnh triển khai thực hiện với các nội dung chủ yếu là: tín dụng ưu đãi hỗ trợ cho đời sống và sản xuất cho người nghèo; phát triển giáo dục, đào tạo cho người nghèo; hỗ trợ về y tế, chăm sóc sức khỏe cho người nghèo; phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng ứng dụng KHCN cho người nghèo. 3.3 Đánh giá chung về thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở tỉnh Vĩnh Long 3.3.1 Những kết quả đạt được trong thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở tỉnh Vĩnh Long Bám sát sự chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Bộ LĐTB&XH, Tỉnh ủy – UBND tỉnh Vĩnh Long đã tập trung chỉ đạo xây dựng, triển khai thực hiện mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, sự điều hành của chính quyền và sự phối hợp của các Ban ngành đoàn thể ngày càng được khẳng định và đạt được kết quả cụ thể như: tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm nhiều qua từng năm, các chỉ số thiếu hụt của các chiều dịch vụ xã hội đều giảm theo từng năm cơ bản đáp ứng mục tiêu đề ra. *Nguyên nhân 18 - Có sự phân công rõ ràng cho từng thành viên Ban chỉ đạo của tỉnh phụ trách từng huyện, thị xã, thành phố nhằm giúp đỡ chăm lo cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo. - Công tác tuyên truyền phong phú, đa dạng về nội dung, tạo ra hiệu ứng sâu rộng, làm chuyển biến nhận thức của các hộ nghèo. Bảng 3.2: Tổng hơp số liệu hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016-2019 STT Năm Tổng số hộ dân Số hộ nghèo Tỷ lệ % 1 2016 277.377 13.229 4,77 2 2017 279.011 10.355 3,71 3 2018 279.672 7.363 2,63 4 2019 298.391 5.160 1,77% Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Quyết định 945/QĐ-LĐTBXH, 2017; Quyết định 862/QĐ-LĐTBXH, 2018; Quyết định 1052/QĐ- LĐTBXH, 2019; Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long, Báo cáo số: 290 /BC-SLĐTBXH ngày 03/12/2019. - Công tác điều tra, khảo sát, cập nhật được thực hiện tốt, cụ thể từng địa bàn, rà soát từng nhóm đối tượng. - Chương trình cho vay học sinh, sinh viên của Ngân hàng chính sách xã hội là chương trình tín dụng hiệu quả nhất. Đồng thời, kết hợp các nguồn vốn của quỹ quốc gia giải quyết việc làm tập trung cho vay đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, mở rộng ra các hộ khá hoặc đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh thu hút lao động trên địa bàn. - Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe; chính sách miễn giảm học phí; các chính sách phổ cập các bậc học, nâng cao học vấn cho người nghèo/cận nghèo thiếu hụt về chỉ số y tế, giáo dục - Việc giám sát và kiểm tra đôn đốc thực thi chính sách được thực hiện khá tốt. 3.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân - Hoạt động của một số đơn vị và một số tổ tự quản giảm nghèo chưa hiệu quả; còn lúng túng trong phương pháp hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo. Cán bộ chuyên trách giảm nghèo của cấp cơ sở, huyện, thị xã, thành phố thường xuyên thay đổi, chưa được đào tạo bài bản và mang tính liên tục 19 - Nguồn vốn cho hộ nghèo vay còn thấp, chỉ mang tính hỗ trợ cho hộ nghèo, nguồn vốn cho vay đối với học sinh, sinh viên khó khăn trong việc thu hồi. - Đối với các trường hợp bệnh hiểm nghèo nguy cơ họ tái nghèo rất cao. Các chính sách hỗ trợ như hiện nay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo là không phù hợp. Số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập còn nằm sát chuẩn nghèo khá nhiều. - Các chỉ số đo thiếu hụt về trình độ giáo dục người lớn, trình độ nghề, bảo hiểm xã hội và nhà ở của thành viên hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, nhất là vùng đồng báo Khmer là tương đối cao. - Tuyên truyền về hỗ trợ cho người lao động hộ nghèo, hộ cận nghèo tuy có triển khai thực hiện nhưng số lao động tham gia chưa cao. *Nguyên nhân Về tính hiệu quả Hiệu quả của chính sách là chưa cao, thể hiện đối tượng chính sách chưa thực sự là người nghèo, cộng đồng nghèo. Về tính hiệu lực của chính sách Tính hiệu lực này chưa cao vì thực tế triển khai chính sách còn bộc lộ một số vấn đề bất cập. Về sự phù hợp của chính sách Ở mỗi chính sách đều bộc lộ những điểm chưa phù hợp với thực tế, đặc biệt l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_thuc_thi_chinh_sach_giam_ngheo_theo_chuan_ng.pdf
Tài liệu liên quan