Tóm tắt Luận án Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay

Chương 2

THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC TRONG NHO GIÁO

2.1. Thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Trung Quốc

2.1.1. Nguồn gốc của Nho giáo Trung Quốc

2.1.1.1. Cơ sở kinh tế - xã hội cho việc hình thành Nho giáo Trung Quốc

Nho giáo được ra đời vào thời Xuân Thu- Chiến Quốc ở Trung

Quốc. Đây được coi là thời kỳ có nhiều biến động nhất, rối ren nhất. Thời

kỳ này diễn ra nhiều mâu thuẫn xã hội làm cho các trật tự xã hội bị đảo lộn

nên yêu cầu đặt ra là cần xây dựng một mô hình xã hội mới để xã hội có

trật tự, kỷ cương. Thời kỳ này cũng đánh dấu sự hình thành và phát triển

nhiều trường phái triết học trong đó có Nho giáo. Nho giáo ra đời nhằm

mục đích thiết lập một mô hình quản lý xã hội tập trung phong kiến.

2.1.1.2. Tiền đề chính trị, văn hóa, tư tưởng cho việc hình thành Nho

giáo Trung Quốc

Nho giáo được ra đời trên cơ sở kế thừa những tiền đề văn hóa, tư tưởng

đã được phát triển trước đó ở Trung Quốc thời Xuân Thu- Chiến Quốc.

Thứ nhất, tiền đề văn hóa. Ở thời kỳ này, Trung Quốc đã có sự phát

triển rực rỡ về các phát minh trong các lĩnh vực: thiên văn, toán học, y

học, tư tưởng chính trị.

Thứ hai, tiền đề tư tưởng đó là những tư tưởng về tôn giáo, tư tưởng

đạo đức của nhà Chu. Nhà Chu đề cao tư tưởng “kính Trời”, “nhận dân”,

“hưởng dân”, “đức’, “hiếu”. Những tư tưởng này đã có ảnh hưởng đến các

nhà Nho, là nền tảng để họ xây dựng những phạm trù cơ bản trong học thuyết

của mình như: Tam cương- Ngũ thường, Chính danh, Tam tòng- Tứ đức

pdf29 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 2841 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứ tư, thuyết tam tòng, tứ đức là chuẩn mực quan trọng nhất, là yêu cầu cơ bản nhất về đạo đức Nho giáo đối với người phụ nữ. Giữa chúng có mối liên hệ ràng buộc không thể tách rời giúp người phụ nữ có vẻ đẹp hoàn thiện theo tiêu chuẩn của Nho giáo. 2.1.2.2. Mối quan hệ giữa thuyết tam tòng và thuyết tứ đức trong Nho giáo Trung Quốc Điểm chung giữa thuyết tam tòng, tứ đức: chúng đều là những quy tắc, lễ nghĩa, chuẩn mực bắt buộc đối với người phụ nữ. Điểm khác biệt giữa thuyết tam tòng, tứ đức thể hiện ở phạm vi, đối tượng đề cập. Tam tòng (三從) có nguồn gốc từ Nghi lễ, Tang phục, Tử Hạ truyện có ghi: 1. Tại gia tòng phụ (在家從父): người con gái khi còn ở nhà phải nghe theo cha; 2. Xuất giá tòng phu (出嫁從夫): lúc lấy chồng phải nghe theo chồng; Phu tử tòng tử (夫死從子): nếu chồng qua đời phải theo con trai. Tứ đức gồm phụ công (婦功), phụ dung (婦容), phụ ngôn (婦言) và phụ hạnh (婦行): 81. Công: nữ công, gia chánh phải khéo léo. Tuy nhiên các nghề với phụ nữ ngày xưa chủ yếu chỉ là may, vá, thêu, dệt, bếp núc, buôn bán, với người phụ nữ giỏi thì có thêm cầm kỳ thi hoạ. 2. Dung: dáng người đàn bà phải hòa nhã, gọn gàng, biết tôn trọng hình thức bản thân 3. Ngôn: lời ăn tiếng nói khoan thai, dịu dàng, mềm mỏng 4. Hạnh: Tính nết hiền thảo, trong nhà thì nết na, kính trên nhường dưới, chiều chồng thương con, ăn ở tốt với anh em họ nhà chồng. Ra ngoài thì nhu mì chín chắn, không hợm hĩnh, cay nghiệt. 2.1.4. Thuyết tam tòng, tứ đức trong lịch sử phát triển của Nho giáo Trung Quốc 2.1.4.1. Thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo nguyên thuỷ Khổng Tử và Mạnh Tử xây dựng thuyết tam tòng, tứ đức để giáo huấn người phụ nữ. Trong tứ đức, Khổng Tử đặc biệt đề cao đức “hạnh” của người phụ nữ. Hạnh là nền tảng, là gốc của Công- Dung- Ngôn. Trong đức Hạnh đối với cha mẹ, Khổng Tử đặc biệt chú trọng sự hiếu thảo. Mạnh Tử cũng yêu cầu người phụ nữ phải “tòng” hoàn toàn vào chồng, nhà chồng. 2.1.4.2. Thuyết tam tòng, tứ đức trong Hán Nho Cuối thời Chiến Quốc, nhà Tần sử dụng “pháp trị” để thống nhất và cai trị đất nước. Đổng Trọng Thư là người có công khôi phục lại Nho giáo sau cuộc “đốt sách chôn Nho” của Tần Thủy Hoàng. Về vai trò của người phụ nữ, Đổng Trọng Thư đã đưa ra tư tưởng "phu xướng phụ tòng" - chồng nói vợ phải nghe theo, người phụ nữ phải phục tùng người chồng dù đúng hay sai. Hán Nho trở thành công cụ thống trị tinh thần đắc lực của nhà nước trung ương tập quyền chuyên chế. Thuyết tam tòng, tứ đức vì thế mà cũng mang tính chất khắc nghiệt hơn đối với người phụ nữ, là cơ sở đẩy tư tưởng gia trưởng, phu quyền, phụ quyền lên cao. 2.1.4.3. Thuyết tam tòng, tứ đức trong Tống Nho Về người phụ nữ, Tống Nho đã tiếp thêm sức mạnh cho tư tưởng "trọng nam khinh nữ", "tam tòng". Nghiệt ngã hơn, Tống Nho có cái nhìn cực đoan về trinh tiết của người phụ nữ. Trình Di thời kỳ này đã nói: "chết đói là chuyện nhỏ, thất tiết là chuyện lớn". Đây là bằng chứng điển hình nhất về sự khắt khe, nghiệt ngã của Nho giáo đối với phụ nữ. 2.2. Thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Việt Nam 92.2.1. Khái lược sự du nhập Nho giáo vào Việt Nam Nho giáo du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc. Đặc biệt, ở mỗi một thời kỳ lịch sử khác nhau, mỗi triều đại phong kiến khác nhau, thì vị trí và vai trò của Nho giáo có sự khác nhau. Trong một nghìn năm phong kiến, Nho giáo nói chung, thuyết tam tòng, tứ đức nói riêng đã gây ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống con người Việt Nam. Nho giáo góp phần xây dựng truyền thống tư tưởng văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng hình ảnh người phụ nữ Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại. Điều đáng chú ý là khi tồn tại ở Việt Nam, Nho giáo không hoàn toàn rập khuôn như Nho giáo Trung Quốc mà nó đã được cải biến để phù hợp với truyền thống người Việt. 2.2.2. Những nhân tố làm biến đổi nội dung thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Việt Nam Một là, người Việt Nam có truyền thống tôn trọng phụ nữ từ ngàn xưa. Hai là, thực tiễn lịch sử dựng nước và giữ nước cũng như truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam quy định sự tiếp nhận và làm biến đổi thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo. Ba là, trong quá trình Nho giáo truyền bá vào Việt Nam, bản thân các nhà Nho cũng tiếp thu và vận dụng nội dung của Nho giáo phù hợp với hoàn cảnh của đất nước. Bốn là, song song với việc Nho giáo được du nhập thì Phật giáo và Đạo giáo cũng được truyền bá vào nước ta. Năm là, gia đình truyền thống Việt Nam khác gia đình lớn phụ quyền gia trưởng ở Trung Quốc. Những nhân tố cơ bản trên đã làm biến đổi thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Việt Nam. Đó cũng là cơ sở quy định về nội dung, đặc điểm của thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Việt Nam. 2.2.3. Khái quát nội dung, đặc điểm của thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Việt Nam 2.3.3.1. Nội dung thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Việt Nam Nội dung tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Việt Nam được thể hiện nhiều trong các bài Gia huấn ca, trong các bộ luật thời phong kiến. Nhìn chung, nội dung tam tòng, tứ đức của Nho giáo Việt Nam không khác nhiều so với Nho giáo Trung Quốc. 2.3.3.2. Một số đặc điểm cơ bản của thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Việt Nam 10 Một là, thuyết tam tòng, tứ đức được pháp luật phong kiến Việt Nam thừa nhận và đề cao Ở nước ta thời phong kiến, bô luật nào cũng bàn về phụ nữ, tiêu biểu là Luật Hồng Đức, Luật Gia Long. Nhìn chung, mặc dù có tiến bộ hơn so với Trung Quốc nhưng các bộ luật này cũng đều có tư tưởng trọng nam khinh nữ. Họ bắt người phụ nữ phải phụ thuộc vào người đàn ông. Nhà Nguyễn chịu nhiều ảnh hưởng của Tống Nho nên đã có cái nhìn khắc nghiệt về trinh tiết của người phụ nữ chính vì vậy họ đề cao vấn đề “liệt nữ”. Hai là, thuyết tam tòng, tứ đức được xây dựng theo xu hướng Nho giáo hóa và thể hiện dưới hình thức gia huấn ca. Xuất phát từ việc cho rằng “phụ nữ khó dạy bảo”- phu nhân nan hóa, từ việc coi thường người phụ nữ ít học, không biết chữ nên các nhà Nho thời phong kiến có chủ trương soạn thảo nội dung thuyết tam tòng, tứ đức dưới dạng thơ ca, gia huấn ca- những câu ca giáo huấn người phụ nữ. Trong các bài gia huấn, các nhà Nho đưa ra những điều người phụ nữ phải học và làm theo. Bên cạnh đó, họ cũng đưa ra những điều cấm đối với phụ nữ, tất cả đều quay xung quanh vấn đề tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Ba là, thuyết tam tòng, tứ đức được thể hiện qua hương ước làng xã Việt Nam. Hương ước đó chính là lệ làng được các bậc Nho sĩ soạn ra. Trong Hương ước, các nhà Nho cũng đưa ra quy định của dòng họ mình đối với nam nữ. Nếu trái với các quy định của hương ước thì sẽ bị xử phạt Bốn là, thuyết tam tòng, tứ đức được thể hiện qua văn học dân gian tiêu biểu là ca dao, tục ngữ, dân ca. Năm là, địa vị của người phụ nữ Việt Nam đã làm "mềm hóa " thuyết tam tòng, tứ đức. So với Trung Quốc, địa vị của người phụ nữ Việt Nam được nâng lên rất nhiều, họ được xã coi trọng hơn, được giao cho nhiều trọng trách hơn. Ở Việt Nam, người phụ nữ được coi là “nội tướng” của gia đình. Sở dĩ có điều này là vì mô hình gia đình Việt Nam khác so với mô hình gia đình Trung Quốc. Mô hình gia đình Việt Nam là mô hình nhỏ thường bao gồm hai thế hệ nên địa vị của người vợ đã được nâng cao. Còn ở Trung Quốc, mô hình gia đình chủ yếu là đại gia đình với nhiều thế hệ nên cần có người đàn ông đứng đầu để chỉ đạo quyết định mọi việc là việc làm cần thiết để duy trì trật tự trên dưới tạo ra kỷ cương trong gia đình. Sáu là, thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Việt Nam không quá đề cao lý thuyết mà xem trọng tính thực hành 11 Bảy là,trong lịch sử từ xa xưa cho đến ngày nay, người phụ nữ Việt Nam ở mọi giai tầng đều tích cực tham gia vào hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội Lịch sử và văn hóa dân tộc ta luôn lưu danh những người phụ nữ góp sức mình vào sự thành công của dân tộc như bà Triệu Thị Trinh, thái hậu Dương Vân Nga, nguyên phi Ỷ Lan, Bùi Thị Xuân, bà Ba Cai Vàng... Những tấm gương này đã để lại nhiều lời ngợi ca trong lòng người dân. Chính vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ Việt Nam đã khiến cho nội hàm của thuyết tam tòng, tứ đức trong giáo Việt Nam có nhiều sự thay đổi và có những điểm khác biệt căn bản với tư tưởng này ở Trung Quốc. Tiểu kết chương 2 Là một học thuyết chính trị - xã hội - đạo đức, Nho giáo trở thành công cụ bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị. Chủ trương của Nho giáo là giáo dục đạo đức cho con người để đưa xã hội từ loạn lạc tới thái bình thịnh trị. Những phạm trù giáo dục đạo đức của người phụ nữ được đề cập chủ yếu trong thuyết tam tòng, tứ đức. Thuyết tam tòng, tứ đức đưa ra những chuẩn mực đạo đức mà người phụ nữ phải nghe theo. Bên cạnh những giá trị tích cực như giáo huấn người phụ nữ hoàn thiện vẻ đẹp bề ngoài và nội dung bên trong thì thuyết này còn mang lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực và tựu trung lại đó là tư tưởng “trọng nam khinh nữ” ăn sâu vào trong đời sống xã hội. Căn nguyên của tư tưởng này đó là Nho giáo muốn giáo dục người phụ nữ theo các tiêu chuẩn mà nó đề ra nhằm duy trì trật tự gia đình, rộng ra là trật tự xã hội để nhằm mục đích cuối cùng là bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị. Nho giáo có sự ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội của các quốc gia Á Đông trong đó có Việt Nam. Điều đáng chú ý là khi Nho giáo vào Việt Nam nó được cải biến đi một số nội dung hay nói cách khác là được "mềm hóa" và "khúc xạ" cho phù hợp với đời sống người Việt. Chính vì vậy ở Việt Nam, tính chất tiêu cực của thuyết tam tòng đã giảm hơn nhiều so với Nho giáo Trung Quốc. Ở Việt Nam, địa vị của người phụ nữ được nâng cao hơn so với các nước Á Đông khác. Chương 3 ẢNH HƯỞNG CỦA THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY- THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 12 3.1. Ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay 3.1.1. Ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam trong gia đình hiện nay 3.1.1.1. Thuyết tam tòng, tứ đức gây ra tâm lý trọng nam khinh nữ Thứ nhất, tâm lý trọng nam khinh nữ được thể hiện rõ thông qua thuyết tam tòng Tư tưởng tại gia tòng phụ vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa của người Việt. Trong gia đình người Việt hiện nay, phần lớn người đàn ông đóng vai trò trụ cột và tất cả mọi thành viên khác đều phải nghe theo họ. Theo đó khi chưa đi lấy chồng, người con gái phải tuyệt đối tuân theo sự sắp đặt của cha về vấn đề học hành, lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn bạn đời. Tính tiêu cực của tư tưởng xuất giá tòng phu đã ảnh hưởng nhiều đến người phụ nữ. So với người chồng, người vợ có nhiều điều thiệt thòi hơn. Thứ nhất, Trong một số gia đình, người chồng vẫn giữ vai trò quyết định chính trong vấn đề liên quan đến con cái. Thứ hai, người chồng là nắm giữa nguồn tài chính chủ yếu trong gia đình nên họ là người có quyền quyết định mọi chi tiêu lớn nhỏ trong gia đình Thứ ba, hiện nay vẫn còn nhiều quan niệm cho rằng công việc nội trợ là của phụ nữ, đàn ông không có nhiệm vụ phải làm những công việc đó. Thứ tư, trong công việc sản xuất, người vợ thường đảm nhận các công việc tốn nhiều thời gian, công sức nhưng thu nhập lại ít hơn nam giới như thêu thùa, may vá, trồng trọt, chăn nuôi... Thứ năm, trong gia đình người phụ nữ ít được nghỉ ngơi hơn so với nam giới. Thứ sáu, bất bình đẳng trong việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hóa gia đình. Thứ bảy, bất bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực, các cơ hội phát triển. Thứ tám, bất bình đẳng trong việc "đối nội", "đối ngoại". Thứ chín, có nhiều người chồng còn mang nặng tính gia trưởng dẫn đến bạo lực gia đình, ghen tuông vô cớ, trói buộc vợ trong những công việc gia đình, ngăn cấm vợ mở rộng các mối quan hệ trong xã hội. 13 Thứ mười, có những người đàn ông bàng quan với sự nghiệp công danh học vấn của vợ. Hiện nay, mặc dù pháp luật quy định nếu chồng mất thì người phụ nữ được phép đi lấy nười khác như vẫn phải có trách nhiệm với con cái nhưng tính chất tiêu cực tư tưởng phu tử tòng tử trên thực tế vẫn còn có ảnh hưởng mặc dù mức độ ảnh hưởng của nó không lớn. Đó là việc, trong trường hợp chồng mất, người phụ nữ ngại dư luận vẫn không dám đi bước nữa. Bên cạnh đó, có người phụ nữ chồng mất đã ở vậy hy sinh hạnh phúc cá nhân để một lòng nuôi con trưởng thành nhưng lại bị con bất hiếu với chính mình. Thứ hai, tâm lý trọng nam khinh nữ còn được thể hiện rõ ở nhu cầu muốn sinh con trai Tính chất gia trưởng, trọng nam khinh nữ của Nho giáo đã ăn sâu vào trong đời sống nhân dân nên ở các gia đình, dòng họ, người ta đặc biệt đề cao việc sinh con trai và tìm mọi cách để sinh được con trai. Từ suy nghĩ và hành động có tính chất cực đoan này đã làm cho nước ta là một trong các nước có tỷ lệ mất cân bằng giới tính, tỷ lệ nạo phá thai nhiều thế giới. Thứ ba, tâm lý trọng nam khinh nữ còn được thể hiện ở cách phân chia tài sản và mức độ đầu tư cho con cái Rất nhiều gia đình tập trung đầu tư học hành, chia tài sản cho con trai cao hơn con gái. Nguyên nhân của vấn đề này là người ta cho rằng, con trai là người nối dõi tông đường còn con gái sẽ đi lấy chồng và phục vụ gia đình nhà chồng nên mức độ đầu tư của con gái không thể bằng con trai được. 3.1.1.2. Thuyết tam tòng, tứ đức đã cản trở chính sách hôn nhân tự do Tư tưởng tại gia tòng phụ đã đề cao vai trò quyết định của người cha đối với con gái. Trong đó có việc người cha có quyền quyết định hôn nhân của con. Cơ hội người con gái lựa chọn bạn đời cho mình bị ảnh hưởng bởi người cha. Mặt khác, trong hôn nhân, khi đã là vợ chồng thì người vợ cũng phải phụ thuộc vào chồng. Hiện nay, mặc dù pháp luật đề ra việc hôn nhân một vợ một chồng nhưng trên thực tế ở nhiều nơi (khu vực ngay gần Hà Nội) vẫn có hiện tượng người đàn ông lấy nhiều vợ cùng một lúc và các bà vợ trước phải chấp nhận điều đó. Đây là hệ lụy tiêu cực của thuyết tam tòng còn ảnh hưởng đến ngày nay. 3.1.1.3. Thuyết tam tòng, tứ đức tạo ra tâm lý thụ động phụ thuộc vào chồng làm cản trở sự phát triển của người phụ nữ hiện nay 14 Thứ nhất, người phụ nữ chấp nhận cách sống an phận thủ thường Thứ hai, bản thân người phụ nữ phản ứng yếu ớt trước vấn đề bạo lực gia đình. Thứ ba, bản thân người phụ nữ không đánh giá đúng được vị trí và vai trò của mình trong gia đình và xã hội nên họ ỷ lại, thụ động không chịu cố gắng và vươn lên trong học tập và công việc xã hội, trong việc đấu tranh đòi quyền bình đẳng về phía mình. 3.1.1.4. Thuyết tam tòng, tứ đức là một trong những nguyên nhân gây ra vấn đề bạo lực gia đình Mặc dù Luật bình đẳng giới được ban hành và có hiệu lực từ năm 2007, nhưng do hậu quả từ ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức nên nước ta vẫn là quốc gia có tình trạng bạo lực gia đình cao, trong đó chủ yếu là việc chồng đánh vợ, bố đánh đập con cái. Điều đáng nói là trong số các vụ bạo lực gia đình từ phía người chồng đối với vợ thì có rất ít các bà vợ đi tố cáo chồng vì họ còn e ngại dư luận “xấu chàng hổ ai”, “vạch áo cho người xem lưng”. 3.1.2. Ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam ngoài xã hội hiện nay 3.1.2.1. Thuyết tam tòng, tứ đức đã hạn chế khả năng tham gia các công việc xã hội của người phụ nữ Người phụ nữ bị ảnh hưởng tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, “nữ nhi an phận thủ thường” từ người chồng và những người thân trong gia đình nên họ không được tạo điều kiện phát triển công việc xã hội từ những thành viên này. Mặt khác, cũng có rất nhiều người phụ nữ đã ỷ lại, không chịu cố gắng vươn lên để thay đổi hoàn cảnh mà chấp nhận cuộc sống phụ thuộc vào chồng. Chính điều này đã làm cho họ tạo khoảng cách trong việc tham gia các công tác xã hội. 3.1.2.2. Thuyết tam tòng, tứ đức đã hạn chế khả năng làm lãnh đạo ở các cơ quan của người phụ nữ Với tư tưởng chủ đạo là “trọng nam khinh nữ”, “nam tôn nữ ti” thuyết tam tòng, tứ đức không chỉ là rào cản người phụ nữ tham gia các công tác xã hội mà còn là rào cản người phụ nữ làm lãnh đạo. Bị ảnh hưởng bởi tư tưởng trọng nam khinh nữ nên nam giới coi thường vị trí, vai trò của nữ giới trong công tác xã hội. Mặt khác, không chỉ nam giới có cái nhìn chưa đúng đối với nữ giới mà ngay chính nữ giới 15 nhiều khi cũng chưa vượt khỏi những định kiến cũ đối với bản thân mình và người khác. 3.1.2.3. Thuyết tam tòng, tứ đức là rào cản gây bất bình đẳng giới trong việc tiếp cận và hưởng thụ các quyền lợi xã hội Những tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức, những định kiến về giới là nguyên nhân gây ra sự chênh lệch về cơ hội xin việc làm, về thu nhập và cơ hội thăng tiến giữa nam và nữ. Nguyên nhân của vấn đề này là do lao động nữ gặp trở ngại về vấn đề sức khỏe, sinh sản, thời gian chăm sóc con cái và gia đình nên không dành nhiều tâm huyết bằng lao động nam. Với sự chênh lệch số năm công tác là 5 năm một mặt tạo điều kiện cho người phụ nữ hồi phục sức khỏe nhưng mặt khác lại là yếu tố cản trở người phụ nữ trong việc nằm trong cơ cấu cán bộ lãnh đạo nguồn. 3.2. Ảnh hưởng tích cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay 3.2.1. Thuyết tam tòng, tứ đức có ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục ý thức tôn trọng kỷ cương, nền nếp gia đình để ổn định trật tự xã hội Hiện nay, bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực thì thuyết tam tòng, tứ đức còn có nhiều ảnh hưởng tích cực đối với đời sống xã hội. Một trong những ảnh hưởng tích cực đó là học thuyết này có vai trò trong việc giáo dục ý thức cho người phụ nữ tôn trong kỷ cương, nền nếp gia đình để ổn định trật tự xã hội. Nó yêu cầu và hình thành cho người phụ nữ có cách ứng xử hài hòa đúng mực với cha mẹ, với chồng, với con cái. Điều này rất quan trọng khi trong nền kinh tế thị trường, nhiều giá trị truyền thống, lễ giáo bị đảo lộn. 3.2.2 Thuyết tam tòng, tứ đức góp phần giáo dục người phụ nữ hoàn thiện vẻ đẹp hình thức và nội dung đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội Công Hiện nay đức công của người phụ nữ đã có nhiều biến đổi so với trước. Người phụ nữ không chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình mà còn được mở rộng ra xã hội. Trong gia đình, họ là lao động chính trong việc nội trợ, nuôi dạy con cái, chăm lo việc nhà, quán xuyến kinh tế. Ngoài xã hội, trình độ của người phụ nữ ngày càng được nâng cao, phụ nữ là lực lượng lao động xã hội đông đảo, đội ngũ phụ nữ nắm giữ cương vị lãnh đạo cũng ngày một tăng lên. Đây là nét mới, tiến bộ của người phụ nữ hiện nay. 16 Ngày nay, nhiều phụ nữ mải theo công việc, theo đồng tiền mà quên nhiệm vụ của mình trong gia đình. Họ không có thời gian chăm lo cho gia đình nên làm cho gia đình bất ổn, con cái không được giáo dục hoàn thiện về nhân cách. Người phụ nữ phải nhận thấy rằng, thiên chức làm vợ, làm mẹ- là người xây tổ ấm của gia đình là trách nhiệm của họ. Họ phải biết kết hợp hài hòa về thời gian để giải quyết tốt công việc gia đình và xã hội. Dung Dung theo quan niệm của Nho giáo được hiểu là vẻ đẹp hình thức, thể hiện qua dáng vẻ tự nhiên kết hợp với trang phục, trang điểm tạo nên sự đoan trang nói chung. Hiện nay, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao, người phụ nữ có điều kiện chăm lo đến vẻ đẹp bên ngoài của mình. Họ đã tìm đến các thẩm mỹ viện, biết trang điểm, ăn mặc sao cho đẹp hơn. Tuy nhiên, có nhiều chị em phụ nữ học theo lối ăn mặc phương Tây lòe loẹt không phù hợp với truyền thống của người Việt. Chính vì vậy, quan niệm dung truyền thống của Nho giáo càng có giá trị hơn khi nó kéo nét đẹp hiện đại của người phụ nữ về chuẩn mực truyền thống. Ngôn Ngôn được chú trọng về ngôn từ nhã nhặn, kín đáo, âm thanh của lời nói nhỏ nhẹ, dễ nghe. Do tính chất công việc nên không thể lúc nào, ở đâu, người phụ nữ hiện nay cũng khép nép, thưa, bẩm như người phụ nữ xưa. Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại, ngôn từ trong giao tiếp đang dần được trí tuệ hóa, khoa học hóa. Chúng ta cần phải nhìn thẳng vào phần hạn chế của việc sử dụng ngôn ngữ của chị em phụ nữ hiện nay. Đó là ngôn ngữ chợ búa, tiếng "nóng"... văng tục, chửi bậy, những câu từ có nội dung thiếu trong sáng, phản động. Trước tình trạng trên thì lời nói của người phụ nữ phải lễ phép, tôn kính, có trật tự trên dưới... vẫn là một nguyên tắc cần cho sự phấn đấu của người phụ nữ trong xã hội hiện đại. Hạnh Đây là nền tảng bên trong con người, là đạo đức con người. Đức hạnh của người phụ nữ được biểu hiện ra bên ngoài là Công, Dung, Ngôn. Đức hạnh thể hiện cách ứng xử của người phụ nữ với người thân trong gia đình, với đồng nghiệp, với xóm làng, với Tổ quốc. 17 Hiện nay, dưới sự tác động của kinh tế thị trường, nhiều giá trị đạo đức đã bị đảo lộn. Đạo đức người phụ nữ cũng bị biến đổi theo đó. Chính vì vậy đức Hạnh của Tứ đức có vai trò giáo dục người phụ nữ trở nên hoàn thiện hơn. 3.3. Những nhân tố làm biến đổi sự ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay Một là, Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, được Đại hội VII của Đảng thông qua năm 1991 Đảng ta đã lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho cách mạng nước ta. Hai là, vai trò của người phụ nữ đã được thế giới và nước ta ủng hộ, tôn vinh. Ba là, bản thân nam giới, nữ giới đã và đang có những suy nghĩ, đánh giá vị trí, vai trò của người phụ nữ theo chiều hướng tiến bộ hơn so với trước. Bốn là, phụ nữ Việt Nam là nhân tố vô cùng quan trọng đóng góp vào sự thành công trong của cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ và công cuộc Đổi mới của đất nước từ năm 1986 đến nay. 3.4. Một số vấn đề đặt ra từ ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay 3.4.1. Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát huy giá trị của thuyết tam tòng, tứ đc với những tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay Nền kinh tế thị trường đã và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội Việt Nam trên cả hai phương diện tích cực và hạn chế. Bên cạnh mặt tích cực thì nó cũng mangl nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, phát huy tính năng động sáng tạo của con người thì nó cũng mang lại nhiều tiêu cực. Đó là sự tha hóa các giá trị đạo đức truyền thống, trật tự phép tắc trong xã hội cũng bị đảo lộn. Trong điều kiện mới, các giá trị đạo đức truyền thống của người phụ nữ đang có những mâu thuẫn, đấu tranh giữa cái tiến bộ và lạc hậu; giữa lối sống lành mạnh, trung thực, thuỷ chung với lối sống thực dụng, dối trá, ích kỷ, ăn bám, chạy theo đồng tiền. Đạo đức mới của người phụ nữ trong xã hội mới vừa phải đấu tranh với các hệ thống đạo đức xã hội khác, vừa 18 phải đấu tranh để tự đổi mới giá trị truyền thống và khẳng định bản thân trong điều kiện đã đổi thay. 3.4.2. Mâu thuẫn giữa những quan niệm bảo thủ, lạc hậu của thuyết tam tòng, tứ đức với những quan điểm tiên tiến trong việc xây dựng chuẩn mực đạo đức hiện đại của người phụ nữ Việt Nam hiện nay Thứ nhất, những quan điểm bảo thủ, lạc hậu do ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức. Thứ hai, để phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiêp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta đã và đang đặt ra những phẩm chất tiên tiến cảu người phụ nữ Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, trong khi kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cần kiên quyết loại bỏ những truyền thống cũ lỗi thời, không còn phù hợp, đồng thời qua thực tiễn khẳng định những giá trị mới nảy sinh phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước. Đạo đức mới của người phụ nữ vừa phải đấu tranh với quan điểm bảo thủ, lạc hậu của thuyết tam tòng, tứ đức, vừa phải tự đổi mới, tự khẳng định mình trong điều kiện mới. 3.4.3. Mâu thuẫn giữa việc phát huy tính tích cực xã hội của người phụ nữ với tâm lý đánh giá thấp vai trò của người phụ nữ ở nam giới và tâm lý thụ động, mặc cảm, buông xuôi của chính bản thân người phụ nữ Tính tích cực xã hội của người phụ nữ là tính chủ động sáng tạo và lòng hăng hái nhiệt tình của họ trong những hoạt động có ý nghĩa thúc đẩy sự tiến bộ xã hội và phụ nữ. Tuy nhiên, tính tích cực của người phụ nữ lại bị chi phối, kìm hãm bởi những tiêu cực trong thuyết tam tòng, tứ đức đó chính là tâm lý hạ thấp vai trò của người phụ nữ ở nam giới và tâm lý thụ động, ỷ lại của chính bản thân người phụ nữ. Chúng ta đã ban hành luật Bình đẳng giới nhưng thực tế vấn để bình đẳng giới lại chưa được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi từ gia đình và xã hội. Chúng ta phải có nhận thức và hành động đúng về vấn đề này để nâng cao hơn vị trí và vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Mặt khác, việc làm này phải mang tính chất đồng bộ từ gia đình và xã hội để người phụ nữ có điều kiền phát huy tính năng động sáng tạo của mình nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tiểu kết chương 3 19 Đạo đức Nho giáo nói chung và đạo đức người phụ nữ trong Nho giáo qua thuyết tam tòng, tứ đức có ảnh hưởng sâu sắc đến vị trí, vai trò và đạo đức người phụ nữ Việt Nam hiện nay. Ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức thể hiện rõ ở cả mặt tích cực và hạn chế. Vai trò tích cực của nó là phát huy vấn đề tu dưỡng đạo đức, lối sống vị tha, trọng nghĩa tình của người phụ nữ. Tác động tiêu cực của nó là củng cố tư tưởng trọng nam khi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftt_anh_huong_cua_thuyet_tam_tong_tu_duc_doi_voi_nguoi_phu_nu_viet_nam_hien_nay_5725_1917255.pdf
Tài liệu liên quan