Công tác lập quy hoạch, nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất theo hướng tiếp cận phương pháp tiên tiến.
- Đẩy mạnh xử lý sai phạm, đặc biệt là các sai phạm khiến tình trạng
nhiều khu đất để hoang, dự án “treo” kéo dài gây ra thiệt hại, lãng phí nguồn đất
và ngân sách nhà nước. Kiến nghị hướng xử lý đối với các dự án vi phạm pháp
luật về đất đai.
- Các địa phương và đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh Lào cai tổ chức
rà soát và công bố hàng năm các đồ án quy hoạch xây dựng.
- Thực hiện tốt công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các cá nhân tổ chức, doanh
nghiệp theo quy định
24 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Tiếp công dân và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai tại tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh thông tin quan trọng để
kiểm tra, giám sát, đánh giá cán bộ.
8
- Tiếp công dân và giải quyết khiếu nại cũng là một kênh thông tin để đánh
giá tính khả thi của các chính sách, hiệu quả quản lý nhà nước.
- Tiếp công dân và giải quyết khiếu nại khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là
tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền tự do, dân chủ, góp phần giải quyết
các vấn đề xã hội, giảm bức xúc, xung đột trong xã hội.
- Hoạt động khiếu nại và giải quyết khiếu nại bảo đảm pháp chế xã hội
chủ nghĩa; tạo cơ sở cho việc phát hiện những kẽ hở của pháp luật qua thực tiễn.
- Hoạt động kiểm tra hoạt động giải quyết khiếu nại, nhằm phát hiện
những mặt tích cực để biểu dương, khuyến khích, đồng thời cũng phát hiện
những sai phạm, yếu kém để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời.
1.3. Yêu cầu về trình độ và kỹ năng tiếp công dân và giải quyết khiếu
nại trong lĩnh vực đất đai
1.3.1. Kỹ năng tiếp công dân trong lĩnh vực đất đai
Trong thực tiễn tiếp công dân quan đến lĩnh vực đất đai có rất nhiều loại
tình huống mà người tiếp công dân cần hình thành những kỹ năng để xử lý, giải
quyết như:
- Trường hợp người dân đưa ra yêu cầu không hợp lý hay thực hiện chưa
đúng trình tự thủ tục thì người tiếp công dân phải giải thích rõ nguyên nhân,
hướng dẫn cặn kẽ, cụ thể, dễ hiểu đối với từng trường hợp, từng đối tượng để
người dân biết, thực hiện.
- Đối với những trường hợp không thuộc phạm vi xử lý của cơ quan, đơn vị
mình thì cũng kiên nhẫn giải thích, giới thiệu đến các ban ngành khác để giải quyết;
- Người không có năng lực hành vi hoặc trong tình trạng say rượu, say
chất kích thích khác và những người vi phạm Nội quy tiếp công dân, người tiếp
công dân cần cương quyết, khôn khéo giải thích pháp luật về nội quy tiếp dân,
tránh bị hiểu nhầm là không tiếp dân.
- Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về
một nội dung: Cần bố trí đủ cán bộ có năng lực, kinh nghiêm để tiếp dân, hoặc
thủ trưởng đơn vị trực tiếp dân.
- Xử lý tình huống có công dân gây rối, xúc phạm cán bộ, công chức tiếp
công dân, vi phạm nội quy tiếp công dân: Kiên quyết từ chối tiếp, lập biên bản
và giao cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý
Để có kỹ năng tiếp công dân tốt, ngoài nắm vững các quy định pháp luật
về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo người tiếp công dân còn cần có
một số kỹ năng phụ trợ như: Kỹ năng lắng nghe; kỹ năng tuyên truyền, thuyết
phục; kỹ năng giải quyết xung đột...
9
1.3.2. Kỹ năng giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
Để thực hiện tốt việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai đòi hỏi
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và cán bộ, công chức tham mưu giải
quyết khiếu nại phải có một số kỹ năng trong quy trình giải quyết khiếu nại,
trong đó có hai kỹ năng quan trọng nhất là kỹ năng xác minh khiếu nại và kỹ
năng đối thoại:
- Kỹ năng xác minh nội dung khiếu nại
Kỹ năng xác định vấn đề cần xác minh và phân công nghĩa vụ xác minh
cho các bộ phận chuyên môn hay công chức phụ trách.
- Kỹ năng tổ chức đối thoại và đối thoại:
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Tiếp công dân và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là nhiệm vụ
chính trị quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là các cơ
quan quản lý hành chính nhà nước; có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng trong
việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì
dân. Chương 1 của luận văn đã tập trung vào phân tích cơ sở lý luận và pháp lý
của tiếp công dân và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, trong đó: Làm
rõ một số khái niệm, đặc điểm, yêu cầu cũng như một số văn bản pháp lý của
tiếp công dân và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai; mục đích, ý nghĩa
và mối quan hệ giữa tiếp công dân và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai;
đồng thời chương 1 làm rõ ý nghĩa và yêu cầu của các kỹ năng đối với cán bộ,
công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân và giải quyết khiếu nại trong lĩnh lực đất
đai. Việc nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tiếp công dân và giải
quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai cũng như yêu cầu về các kỹ năng đối của
các hoạt động trên là cơ sở để tập trung phân tích, đánh giá thực trạng tiếp công
dân và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai được phân tích tại Chương 2
của luận văn.
10
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN VÀ GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TẠI TỈNH LÀO CAI
2.1. Khái quát về điều kiện địa lý, tình hình kinh tế- xã hội ảnh hƣởng
đến hoạt động tiếp dân và giải quyết khiếu nại trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới nằm phía Tây Bắc Việt Nam cách Hà
Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Phía đông giáp tỉnh Hà
Giang; phía tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu; phía nam giáp tỉnh Yên Bái,
phía bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với 182,086 km đường biên giới.
Có 25 nhóm ngành dân tộc cùng chung sống hoà thuận, trong đó dân tộc thiểu
số chiếm 64,09% dân số toàn tỉnh. Về đơn vị hành chính cấp huyện: tỉnh Lào
Cai có thành phố Lào Cai và 8 huyện với 164 xã, thị trấn, trong đó có 138 xã
vùng sâu, vùng xa, biên giới.
Bên cạnh đó, do sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự giao lưu giữa
các vùng, các miền đã bộc lộ những vấn đề mới, gây mâu thuẫn: Dân trí nói
chung còn thấp, sự phát triển kinh tế không đều, các quan hệ xã hội cũng đã có
sự thay đổi mạnh mẽ về quy mô, đa dạng, phức tạp; đi liền với đó là các mối
quan hệ về quyền, lợi ích và nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ thể nảy sinh, từ đó
dẫn đến các mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện, có nơi, có lúc dẫn đến khá phức
tạp, đòi hỏi các cấp uỷ, các ngành cần tập trung giải quyết. ..
2.2. Thực trạng hoạt động tiếp công dân và giải quyết khiếu nại trong
lĩnh vực đất đai tại tỉnh Lào Cai
2.2.1. Tình hình công dân khiếu nại trong lĩnh vực đất đai tại tỉnh Lào
Cai trong thời gian qua
Về nội dung khiếu nại, tố cáo, phản ảnh, kiến nghị đề nghị chủ yếu tập
trung vào lĩnh vực đền bù thiệt hại về đất đai, tài sản, hoa màu trên đất khi Nhà
nước thu hồi đất để xây dựng các công trình, dự án; vi phạm của cán bộ, công
chức khi thực hiện các nhiệm vụ, công vụ tại một số khu vực trọng điểm như:
Thành phố Lào Cai, huyện Bảo Thắng, huyện Bát Xát, huyện Sa Pa, huyện Bảo
Yên và huyện Văn Bàn.
Có nhiều vụ khiếu nại về đất đai là hình thức tập thể có đông người tham
gia, chủ yếu là phụ nữ, bà già và trẻ em, thường do một vài đối tượng đại diện
lôi kéo làm cho tình hình trở nên phức tạp, làm mất nhiều thời gian, công sức,
tiền của của cơ quan nhà nước.
11
Thông qua công tác tiếp dân, tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo
cho thấy: các nội dung khiếu nại, tố cáo về đất đai trong thời gian qua luôn
chiếm tỷ lệ cao nhất, trên 87% tổng số các vụ việc.
Nội dung khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của các tổ chức, cá nhân rất đa
dạng, phức tạp, nhưng chủ yếu tập trung vào một số vấn đề sau:
- Khiếu nại về thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư.
+ Công dân thường tập trung vào việc khiếu nại yêu cầu nâng giá bồi
thường đất và tài sản trên đất (đòi bồi thường theo giá thị trường).
Khiếu nại thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và đòi được bồi thường theo
chính sách mới.
Khiếu nại do người dân bị ảnh hưởng của việc thu hồi đất, thiếu nơi ăn
chốn ở, thiếu đất để sản xuất (nhất là các hộ bị giải tỏa trắng).
+ Khiếu nại phương án bồi thường, hỗ trợ thiếu chính xác, không đúng
thực tế, xác định diện tích, loại đất, nguồn gốc đất để bồi thường không phù hợp,
gây thiệt thòi và thiếu công bằng, xác định loại nhà ở, công trình trên đất, kiểm
đếm tài sản có sai sót hoặc vận dụng tùy tiện dẫn đến dân không đồng tình nên
khiếu nại;
+Việc thu hồi đất, lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không
đúng trình tự, thủ tục, thiếu công khai, dân chủ, công bằng; Yêu cầu thực hiện
chính sách bồi thường về đất đai do trước đây chưa được thực hiện trong việc
trưng dụng, thu hồi đất, giải tỏa hành lang an toàn giao thông.
- Khiếu nại về việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng
- Khiếu nại liên quan đến quy hoạch "treo".
- Khiếu nại quyết định xử vi phạm hành chính về vi phạm chế độ quản lý,
sử dụng đất đai.
- Khiếu nại đòi lại đất cũ: Đòi lại đất khi di tản sau chiến tranh khi quay
lại đất cũ người khác đang sử dụng ( sau chiến tranh biên giới 1979).
- Khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
2.2.2. Công tác chỉ đạo, điều hành của tỉnh Lào Cai liên quan đến
hoạt động tiếp công dân và giải quyết khiếu nại
Tỉnh Lào Cai đã ban hành nhiều văn bản pháp quy, đề án, chỉ đạo việc
triển khai công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại trên địa bàn tỉnh.
UBND tỉnh Lào Cai đã lãnh, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND
tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố khẩn trương hoàn thiện cơ cấu, bộ
máy tổ chức Ban Tiếp công dân, các huyện, thành phố; chỉ đạo UBND các xã,
phường, thị trấn tổ chức thành lập các tổ tiếp công dân theo quy định:
12
- Cấp tỉnh: Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban Tiếp công dân, trực thuộc
Văn phòng UBND tỉnh. Đối với các sở, ngành đều có bố trí địa điểm và phân
công cán bộ tiếp công dân, cũng như phân công Lãnh đạo tiếp công dân theo
quy định của pháp luật.
- Cấp huyện: 9/9 UBND cấp huyện, thành phố thuộc tỉnh đều thành lập
Ban Tiếp công dân Trực thuộc Văn phòng UBND-HĐND cấp huyện theo quy
định của Luật Tiếp công dân năm 2013. Trưởng Ban tiếp công dân cấp huyện do
một Phó Chánh Văn phòng HĐND-UBND cấp huyện đảm nhiệm, các thành
viên Ban tiếp công dân cấp huyện còn lại là cán bộ kiêm nhiệm từ các phòng
ban của huyện như: Thanh tra huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng
Lao động-Thương binh và Xã hội, Phòng Tư pháp... Năm 2016, tỉnh Lào Cai
cho thí điểm chuyển Ban Tiếp công dân cấp huyện từ Văn phòng HĐND-UBND
sang cơ quan Thanh tra huyện, đồng thời chuyển biên chế thực hiện nhiệm vụ
tiếp công dân tại Văn phòng HĐND-UBND (nếu có) về Thanh tra huyện, thành
phố quản lý; thời gian thí điểm đến hết 31/12/2019.
- Cấp xã: bố trí điểm tiếp công dân tại Trụ sở UBND xã, phường, thị trấn;
phân công 01 đồng chí phụ trách công tác tiếp công dân; có nhiệm vụ tiếp công
dân thường xuyên, tham mưu lãnh đạo tiếp công dân; tiếp nhận, phân loại và xử
lý đơn theo quy định.
2.2.3. Thực trạng về trình độ chuyên môn và kỹ năng của cán bộ, công
chức làm nhiệm vụ tiếp công dân và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất
đai tại tỉnh Lào Cai
2.2.3.1. Trình độ đào tạo và kỹ năng của đội ngũ cán bộ, công chức làm
nhiệm vụ tiếp công dân tại tỉnh Lào Cai
*Trình độ đào tạo
Qua bảng số liệu 2.4 trên có thể thấy trình độ đào tạo nói chung của đội
ngũ làm công tác tiếp công dân của tỉnh Lào Cai không cao. Đặc biệt là cán bộ,
công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân tại cấp xã khi có 181 người có trình độ
trung cấp (chiếm 34,2% số cán bộ làm nhiệm vụ tiếp dân trên toàn tỉnh). Trong
đó chỉ có 215/528 người được bồi dưỡng đào tạo về nghiệp vụ tiếp công dân
(chiếm 40,7%).
* Kỹ năng tiếp công dân
Qua kết quả phiếu khảo sát thấy sự tự đánh giá về kỹ năng tiếp công dân
của một số cán bộ, công chức chuyên làm nhiệm vụ tiếp công dân trên địa bàn
tỉnh Lào Cai thì mức độ “chưa tốt” là khá cao chiếm tới 31,9%, tập trung chủ
yếu tại các công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân tại cấp xã phường 26/30
13
phiếu “chưa tốt”. Còn lại là tự đánh giá kỹ năng tiếp dân “bình thường” và “tốt”,
không có phiếu tự đánh giá mức độ “rất tốt”.
2.2.3.2. Trình độ đào tạo và kỹ năng giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực
đất đai.
Giải quyết khiếu nại về đất đai thường thuộc thẩm quyền của người đứng
đầu các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý đất đai, đây không phải công
việc thường xuyên, chuyên trách nên rất khó xác định được kỹ năng giải quyết
khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của họ. Ở đây chúng ta tập trung xem xét kỹ năng
giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của của đội ngũ công chức thường
được được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại là thanh tra nhà nước cấp
tỉnh, cấp huyện, thanh chuyên ngành của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Qua bảng số liệu 2.7 trên có thể thấy đội ngũ CB,CC cơ bản đều có bằng cấp
đại học và trên đại học (chiếm 94,8%), chỉ có 5,2 % có trình độ cao đẳng và trung cấp .
Qua kết quả phỏng vấn chuyên gia của tác giả đối với ông Bùi Văn Thìn,
Trưởng Ban tiếp công dân tỉnh Lào Cai đánh giá về kỹ năng giải quyết khiếu nại
trong lĩnh vực đất đai tại tỉnh Lào Cai:
“Qua thực tế về công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai trong
những năm qua thì kỹ năng giải quyết khiếu nại của cán bộ, công chức làm
nhiệm vụ này chưa thực sự tốt. Các kỹ năng quan trọng nhất trong quy trình giải
quyết khiếu nại là xác minh nội dung khiếu nại và tổ chức đối thoại với người
khiếu nại. Việc xác minh khiếu nại vẫn chủ yếu dựa trên hồ sơ thu hồi đất, đền
bù, giải phóng mặt bằng sẵn có, ít khi xuống gặp gỡ điều tra, đo đạc, thậm chí
trưng cầu giám định tại thực địa...
Về kỹ năng đối thoại , người giải quyết khiếu nại chủ yếu coi đối thoại là
một thủ tục bắt buộc chứ chưa coi đối thoại là một phương pháp, thậm chí là
một nguyên tắc quan trọng cần được tôn trọng và thực hiện trong giải quyết
khiếu nại ...”.
Qua ý kiến phỏng vấn chuyên gia của tác giả phản ánh phần nào thực tế
kỹ năng của đội ngũ làm công tác tham mưu giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực
đất đai tại tỉnh Lào Cai để có hướng khắc phục trong thời gian tới
2.2.3.3. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng về tiếp công dân và giải quyết khiếu
nại trong lĩnh vực đất đai:
Qua số liệu từ bảng tổng hợp số 2.8 có thể thấy nhu cầu được đào tạo
trình độ chuyên môn cũng như tập huấn về kỹ năng tiếp công dân là rất cao
(94,7%); còn nhu cầu được tập huấn về kỹ năng giải quyết khiếu nại thấp hơn
(46,8%)vì không phải cán bộ, công chức nào làm nhiệm vụ tiếp công dân cũng
được giao nhiệm vụ tham mưu giải quyết khiếu nại.
14
2.3. Đánh giá chung về thực trạng tiếp công dân và giải quyết khiếu
nại trong lĩnh vực đất đai tại tỉnh Lào Cai.
2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân
2.3.1.1.Kết quả đạt được
Một là, Tỉnh Lào Cai đã khá nghiêm túc trong việc triển khai quy định của
Luật Tiếp công dân và Luật Khiếu nại, trong đó có quy định về tiếp công dân của
người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Hai là, Tỉnh Lào Cai đã ban hành một số văn bản quy định, hướng dẫn về
công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Ba là, Trong thời gian vừa qua tỉnh Lào Cai đã ban hành và thực hiện khá
hiệu quả một số đề án nâng cao chất lượng tiếp công dân và giải quyết khiếu nại,
tố cáo cũng như tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khiếu nại tố cáo.
Bốn là, Cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành thực hiện khá tốt chức
trách nhiệm vụ trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,
đề nghị, phản ánh.
Năm là, Trong thời gian qua ít phát sinh mới các vụ việc khiếu nại đông
người trong lĩnh vực đất đai.
Trong thời gian qua, các vụ việc tập trung khiếu nại đông người tại Trụ sở
Tiếp công dân cấp tỉnh, cấp huyện chủ yếu là là các vụ việc phát sinh từ các dự
án được triển khai từ cách đây 4-5 năm, thậm chí lâu hơn.
Sáu là, Trong thời gian qua, các cấp, các ngành trong tỉnh Lào Cai đã giải
quyết dứt điểm được một số vụ khiếu nại đông người, phức tạp, kéo dài liên
quan đến lĩnh vực đất đai.
2.3.1.2. Nguyên nhân những kết quả đạt được
Một là, Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai tại
tỉnh Lào Cai, nhất là nhưng năm gần đây luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo,
chỉ đạo khá sát sao của các cấp ủy, chính quyền. Các cấp, các ngành đã đề ra
nhiều biện pháp tích cực để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo trên địa bàn.
Hai là, Hệ thống các quy phạm pháp luật liên quan đến tiếp công dân,
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh cùng với pháp luật liên quan đến lĩnh vực
quản lý đất đai ngày càng hoàn thiện.
Ba là, Đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại tố cáo ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Bốn là, Công tác quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đền bù giải phóng mặt bằng,
bố trí tái định cư của các dự án trên địa bàn tỉnh được triển khai ngày càng bài bản,
đúng quy định hơn dẫn đến ít phát sinh mới khiếu nại đông người về đất đai.
15
Năm là, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao khiến công tác tiếp
công dân và giải quyết khiếu nại cũng thuận lợi hơn.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Tồn tại, hạn chế
Một là, Theo báo cáo công tiếp công dân và giải quyết khiếu nại hàng
năm của UBND tỉnh Lào Cai thì số lượng công dân đến khiếu nại về đất đai
trong các năm qua không giảm (Chủ yếu là các vụ việc cũ).
Hai là, Việc tiếp công dân của Thủ trưởng một số đơn vị, địa phương
chưa được nghiêm túc thường xuyên theo quy định của Luật Tiếp công dân.
Ba là, Công tác tổ chức tiếp công dân một số đơn vị còn chưa hợp lý; hiệu
quả tiếp công dân tại một số cơ quan đơn vị chưa cao.
Bốn là, Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tiếp công dân có nơi vẫn
chưa đáp ứng được yêu cầu; việc áp dụng công nghệ thông tin vào công tác tiếp
công dân và xử lý đơn thư vẫn còn những hạn chế.
Năm là, Công tác xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất
đai vẫn còn nhiều bất cập:
- Việc phân loại đơn thư của một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh
nhiều lúc còn thiếu chính xác.
- Việc áp dụng các quy định pháp luật trong quá trình giải quyết khiếu nại
khi còn lúng túng, nhất là các quy định liên quan đến lĩnh vực đất đai.
- Một số đơn vị, địa phương chưa thực hiện tốt trong việc đối thoại với
công dân, đặc biệt là trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu tại một số cơ
quan đơn vị còn coi nhẹ.
- Tình trạng khiếu nại tiếp vẫn diễn ra khá phổ biến.
- Việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật
còn thiếu kiên quyết, dẫn đến vụ việc không được giải quyết dứt điểm, khiếu
kiện kéo dài.
Sáu là, Trình độ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết
đơn thư khiếu nại, tố cáo không đồng đều, còn hạn chế (nhất là ở cấp cơ sở).
Bẩy là, Công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng các cấp,
các ngành chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao.
Tám là, Công tác thông tin báo cáo về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo còn có đơn vị chưa thực hiện đầy đủ, kịp thời theo quy định.
2.3.2.2. Nguyên nhân những tồn tại, hạn chế
Một là, Chính sách, pháp luật về khiếu nại, tố cáo, quản lý, sử dụng đất
đai vẫn còn có những bất cập.
16
Hai là, Công tác quy hoạch sử dụng đất; thu hồi đất, bồi thường, giải
phóng mặt bằng, bố trí tái định cư còn nhiều bất cập, hạn chế.
Ba là, Sự yếu kém trong công tác tổ chức thi hành pháp luật về đất đai;
quản lý đất đai.
Bốn là, người đứng đầu một số đơn vị, địa phương trong tỉnh nhận thức
chưa đúng tầm quan trọng dẫn đến thiếu quan tâm, trách nhiệm trong công tác
tiếp công dân và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai.
Năm là, Việc bố trí cán bộ công chức làm công tác tiếp công dân còn chưa
hợp lý; công tác tập huấn bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng tiếp công dân
và giải quyết khiếu nại chưa được thường xuyên, hiệu quả chưa cao.
Sáu là, Nhận thức về chính sách, pháp luật của một bộ phận nhân dân còn
hạn chế.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Chương 2 của luận văn đã tập trung vào việc nêu, phân tích, đánh giá thực
trạng tiếp công dân và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai tại tỉnh Lào
Cai, trong đó có thực trạng về công tác tổ chức, quản lý và trình độ, kỹ năng của
cán bộ, công chức làm nhiệm vụ trên. Việc đánh giá thực trạng chủ yếu tập
trung vào làm rõ các tồn tại, hạn chế và tìm ra nguyên nhân chính của các tồn tại
hạn chế đó. Qua kết quả đánh giá thực trạng tiếp công dân và giải quyết khiếu
nại trong lĩnh vực đất đại tại tỉnh Lào Cai cho thấy nhiều vấn đề bất cập cần
được quan tâm giải quyết, như: Tình trạng công dân đến khiếu nại lĩnh quan đến
lĩnh vực đất đai không giảm; nhiều người đứng đầu các đơn vị, địa phương chưa
thực hiện nghiêm các quy định về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại; việc tố
chức tiếp công dân một số nơi còn chưa hợp lý, hiệu quả; việc phân loại, xử lý
đơn thư còn chưa bài bản, chính xác; cơ sở vật chất của một số điểm tiếp công
dân chưa đáp ứng được nhu cầu; việc áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình
tiếp công dân và quản lý đơn thư còn chưa phổ biến; trình độ, kỹ năng tiếp công
dân và giải quyết khiếu nại của một số cán bộ công chức làm nhiệm vụ chuyên
trách chưa cao Việc xác định được các tồn tại, hạn chế trong công tác tiếp
công dân và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai tại tỉnh Lào Cai và tìm ra
các nguyên nhân chính của nó sẽ là cơ sở quan trọng để đưa ra các giải pháp
mang tính khả thi, hiệu quả nhằm hoàn thiện, nâng cao hoạt động tiếp công dân
và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai trong thời gian tới.
17
Chƣơng 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN
VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI
TẠI TỈNH LÀO CAI
3.1. Hoàn thiện hoạt động tổ chức tiếp công dân và giải quyết khiếu
nại trong lĩnh vực đất đai
3.1.1. Nâng cao chất lượng tiếp công dân
Một là, kiến nghị thủ trưởng các đơn vị, địa phương gương mẫu nghiêm
chỉnh chấp hành quy định của Luật Tiếp công dân và Chỉ thị 35-CT/TW, ngày
26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Hai là, các đơn vị, địa phương trong tỉnh cần xây dựng quy trình tiếp công
dân tại Trụ sở tiếp công dân một cách khoa học, hợp lý:
Ba là, Kiến nghị Ban Tiếp công dân tỉnh và Ban Tiếp công dân các huyện,
thành phố thuộc tỉnh Lào Cai nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình.
Bốn là, Các đơn vị, địa phương quân tâm xây dựng, bố trí Trụ sở Tiếp
công dân, địa điểm tiếp công dân đồng thời trang bị đầy đủ các trang bị, cơ sở
vật chất phục vụ cho công tác tiếp công dân một cách thuận lợi.
Năm là, kiến nghị các đơn vị, địa phương thành lập các tổ đảm bảo an
ninh trật tự và xây dựng các phương án đảm bảo an ninh trật tự các Trụ sở tiếp
công dân.
Sáu là, các đơn vị, địa phương cần nâng cao kỹ năng tiếp công dân cho
đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân.
Bẩy là, Cán bộ, công chức tiếp công dân cần làm tốt nhiệm vụ phân loại
xử lý đơn thư sau tiếp công dân; sát sao trong việc theo dõi, đôn đốc việc giải
quyết đơn thư do Ban Tiếp công dân, hoặc cơ quan đơn vị mình chuyển đi.
3.1.2. Nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại
3.1.2.1. Phân loại chính xác đơn khiếu nại; thụ lý, giải quyết dứt điểm đơn
khiếu nại về đất đai ngay từ cơ sở; hạn chế khiếu nại vượt cấp, khiếu nại tiếp
Phân loại đơn chính xác để giải quyết đúng thẩm quyền, đúng quy định
của Luật Khiếu nại.
3.1.2.2.Đề nghị người đứng đầu các đơn vị, địa phương tăng cường đối
thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai.
Đối thoại là một trong thủ tục giải quyết khiếu nại được quy định tại Luật
Khiếu nại. Đối thoại là vô cùng quan trọng trong giải quyết khiếu nại đặc biệt là
khiếu nại trong lĩnh vực đất đai. Vì vậy, người giải quyết khiếu nại phải chú
18
trọng việc đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại. Việc tổ chức đối thoại
phải mang tính dân chủ, chân thành cởi mở, mang tính xây dựng cao nhằm tìm
những biện pháp tháo gỡ vụ việc.
3.1.2.3. Các đơn vị, địa phương trong tỉnh cần rà soát, tập trung vào giải
quyết các vụ khiếu nại đông người, phức tạp, kéo dài liên quan đến lĩnh vực đất đai
một cách có trọng tâm, trọng điểm, từ đó rút bài học, kinh nghiệm với phương
châm: “Giải quyết dứt điểm vụ việc chứ không giải quyết hết thẩm quyền”.
Người đứng đầu đơn vị, địa phương xem xét lại những vụ việc đã có
quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật nhưng không chấm dứt do
công dân tiếp tục khiếu nại gay gắt, kéo dài. Lựa chọn một số vụ việc có tính
chất phức tạp, kéo dài, để có phương án, kế hoạch giải quyết một cách cụ thể.
Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm qua việc giải quyết các vụ việc đông
người, phức tạp đó để áp dụng cho các vụ việc khác, hoặc địa phương khác.
3.1.2.4 Thực hiện kịp thời, nghiêm minh các quyết định giải quyết khiếu
nại đã có hiệu lực
Một trong nhưng giải pháp hạn chế khiếu nại tiếp là thực hiện kịp thời,
nghiêm minh các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực. Đồng thời có
biện pháp xử lý nghiêm những cơ quan, tổ chức, cá nhân cố tình không thực
hiện hoặc chậm thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực.
3.1.2.5. Cần thực hiện tốt công tác thông tin trong giải quyết khiếu nại;
xây dựng cơ chế phối hợp và xác định trách nhiệm giữa các đơn vị, địa phương
trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại; áp dụng công nghệ thông
tin vào công tác quản lý, theo dõi, báo cáo việc giải quyết khiếu nại
Một là, Các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_tiep_cong_dan_va_giai_quyet_khieu_nai_trong.pdf