Theo tổng hợp của Nguyễn Thị Vĩnh Hà (2016), hiện nay trên thế giới có khoảng 7
khung được sử dụng để phân tích, đánh giá tính dễ bị tổn thương do thiên tai bao gồm (1)
Mô hình cấu trúc kép, (2) Mô hình rủi ro tai biến, (3) Mô hình áp lực và nới lỏng (Pressure
and Release model), (4) Mô hình giảm rủi ro tai biến của UNISDR, (5) Khung sinh kế bền
vững, (6) Mô hình BBC và (7) Mô hình phân tích khả năng tính dễ bị tổn thương của Tuner
và cộng sự (2003). Tùy theo quan điểm của từng tác giả/tổ chức, khả năng dễ bị tổn thương
có thể phụ thuộc vào xác suất xảy ra tai biến, và/hoặc mức độ phơi lộ hay khả năng thích
ứng, phòng chống, ứng phó và phục hồi của hệ thống môi trường. Do vậy, tùy thuộc vào
mục tiêu đánh giá khác nhau sẽ sử dụng các mô hình đánh giá khác nhau. Theo Nguyễn Thị
Vĩnh Hà (2016), trong điều kiện nghiên cứu ở Việt Nam, cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu
thường hạn chế và không dễ thu thập, thì khung mô hình cấu trúc kép của Bohle (2001),
khung mô hình đánh giá tổn thương của Turner và cộng sự (2003), khung mô hình BCC
(2006) và khung sinh kế bền vững của DFID (2001) có thể ứng dụng để đánh giá tổn thương
do thiên tai ở Việt Nam.
Tuy nhiên, khung sinh kế bền vững của DFID (2001) đặc biệt phù hợp để hiểu tính
dễ bị tổn thương đối với biến đổi khí hậu bởi nó cung cấp một khung phân tích tất cả các
thành phần chính tạo nên sinh kế và các yếu tố bối cảnh ảnh hưởng đến chúng. Cả hai điều
này liên quan chặt chẽ đến các yếu tố khiến hộ gia đình hoặc cộng đồng trở nên nhạy cảm
hơn và ảnh hưởng đến khả năng đối phó với thay đổi môi trường (Eakin và Luers, 2006).
1.3 Tổng quan nghiên cứu phương pháp chỉ số để đo lường tính dễ bị tổn thương
sinh kế trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Sau khi tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước có thể khẳng định phương pháp
chỉ số được xem là tối ưu và được sử dụng nhiều để đo lường tính dễ bị tổn thương sinh kế
trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Phương pháp này được Hahn và cộng sự (2009) phát triển
và được nhiều nghiên cứu áp dụng hoặc áp dụng có điều chỉnh (Sarker và cộng sự, 2019;
Zhang và cộng sự, 2019; Peng và cộng sự, 2019; Tjoe, 2016; Adu và cộng sự, 2018; Hương
và cộng sự, 2019). Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu áp dụng LVI đều sử dụng phương
pháp trọng số cân bằng, phương pháp này bị chỉ trích vì các trọng số giống nhau được áp
dụng cho các thành phần khác nhau
13 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Tính dễ bị tổn thương và kết quả sinh kế trong bối cảnh xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm giảm thu nhập, chi tiêu và là nguyên nhân của tình trạng nghèo đói và
bẫy nghèo dai dẳng. Tuy nhiên vẫn còn thiếu các bằng chứng thực tế khi xem xét riêng ảnh
hưởng của xâm nhập mặn đến kết quả sinh kế hộ gia đình vùng ĐBSCL - nơi được xác nhận
là một trong những khu vực trên thế giới dễ bị tổn thương nhất với biến đổi khí hậu đặc biệt là
xâm nhập mặn (Nguyen và cộng sự, 2019; Vu và cộng sự, 2018; Trần Quốc Đạt và cộng sự,
2012; Trần Hồng Thái và cộng sự, 2014).
Thứ hai, tổng quan tác động của mức độ nhạy cảm đến kết quả sinh kế: nhận thấy
chưa có các nghiên cứu cụ thể về mức độ nhạy cảm đến kết quả sinh kế hộ gia đình, có
chăng chỉ là xem xét dưới từng dạng nhạy cảm như sức khỏe, nguồn thực phẩm hoặc nguồn
nước. Và hầu hết các kết quả chỉ ra rằng, khi các gia đình nhạy cảm với chúng sẽ làm giảm
năng suất cây trồng, thu nhập, chi tiêu hộ gia đình.
Thứ ba, tổng quan tác động của năng lực thích ứng đến kết quả sinh kế: Tác động
của năng lực thích ứng đến kết quả sinh kế đã được chứng minh bởi nhiều học giả. Các học
giả thường xem xét năng lực thích ứng dưới dạng các nguồn vốn (tự nhiên, con người, xã hội,
tài chính, vật chất) đều nhận thấy các nguồn vốn này đóng vai trò tích cực trong cải thiện kết
quả sinh kế hộ gia đình.
Thứ tư, tổng quan vài trò điều tiết của năng lực thích ứng: Tổng quan cho thấy mặc
dù các nghiên cứu trước đó đã khẳng định vai trò quan trọng của năng lực thích ứng trong
việc giảm tác động tiêu cực từ các bối cảnh tổn thương song các nghiên cứu chủ yếu tiếp
cận dưới góc độ vĩ mô, có một số nghiên cứu dưới góc độ vi mô nhưng chưa xem xét thấu
đáo vai trò điều tiết này, có chăng chỉ đi tìm hiểu vai trò điều tiết của một số thành phần nhỏ
trong năng lực thích ứng mà chưa nghiên cứu cụ thể vai trò điều tiết của năng lực thích ứng
trong tổng thể bối cảnh tổn thương nói chung và xâm nhập mặn nói riêng. Do vậy, việc xem
xét vai trò điều tiết của năng lực thích ứng đối với mối quan hệ của xâm nhập mặn và kết quả
sinh kế còn bỏ ngỏ, rất cần các nghiên cứu tiếp theo lấp đầy/một phần khoảng trống này.
1.5 Khoảng trống nghiên cứu
Như vậy khi xem xét dễ bị tổn thương và kết quả sinh kế hộ gia đình vẫn còn một số
khoảng trống nghiên cứu, cụ thể:
7
(1) Hầu hết các nghiên cứu áp dụng LVI đều sử dụng phương pháp trọng số cân bằng,
song phương pháp này bị chỉ trích vì các trọng số giống nhau được áp dụng cho các thành
phần khác nhau của LVI. Do vậy, cần thiết phải phát triển một phương pháp tính toán mức độ
dễ bị tổn thương phù hợp hơn để đưa ra kết quả thuyết phục hơn.
(2) Khi xem xét mức độ dễ bị tổn thương sinh kế, các nghiên cứu trong và ngoài nước
thường tập trung vào các kịch bản biến đổi khí hậu (thay đổi nhiệt độ, lượng mưa) để tính
toán chỉ số LVI nhằm chỉ ra vùng nào và đối tượng nào bị ảnh hưởng mà chưa nghiên cứu
sâu bối cảnh xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long - nơi được xác nhận là một
trong những khu vực trên thế giới dễ bị tổn thương nhất với biến đổi khí hậu đặc biệt là xâm
nhập mặn.
(3) Các nghiên cứu hầu như chỉ dừng lại ở việc tính toán LVI mà chưa chú trọng xem
xét vai trò tổng thể của các thành phần dễ bị tổn thương ảnh hưởng như thế nào đến kết quả
sinh kế.
(4) Các nghiên cứu trước đó mới chỉ đi tìm hiểu vai trò điều tiết của một số thành
phần nhỏ trong năng lực thích ứng mà chưa nghiên cứu cụ thể vai trò điều tiết của năng lực
thích ứng trong tổng thể bối cảnh xâm nhập mặn.
Do vậy, mục tiêu chính của luận án là đánh giá mức độ dễ bị tổn thương sinh kế trong
bối cảnh xâm nhập mặn vùng ĐBSCL với việc áp dụng trọng số bất cân bằng theo đề xuất
của Iyengar và Sudarshan (1982), đánh giá đồng thời tác động của các thành phần dễ bị tổn
thương sinh kế (mức độ phơi lộ, mức độ nhạy cảm, năng lực thích ứng) đến kết quả sinh kế,
chỉ rõ vai trò điều tiết của năng lực thích ứng trong việc giảm nhẹ ảnh hưởng của xâm nhập
mặn đến kết quả sinh kế vùng ĐBSCL. Với mục tiêu trên, tác giả hi vọng sẽ lấp thêm
khoảng trống nghiên cứu từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm giảm thiểu mức độ dễ bị
tổn thương sinh kế trong bối cảnh xâm nhập mặn vùng ĐBSCL.
8
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Sinh kế và khung sinh kế bền vững
2.1.1 Sinh kế và sinh kế bền vững
Khái niệm về sinh kế thường xuyên được sử dụng và trích dẫn trong các nghiên cứu
sau này đều dựa trên ý tưởng về sinh kế của Chambers và Conway (1992), trong đó, sinh kế,
theo cách hiểu đơn giản nhất, là phương tiện để kiếm sống. Một định nghĩa đầy đủ hơn của
Chambers và Conway về sinh kế là bao gồm khả năng, nguồn lực và các hoạt động cần thiết
làm phương tiện sống của con người. Tương tự, Scoones (1998) định nghĩa sinh kế bao gồm
khả năng, nguồn lực (bao gồm các nguồn lực vật chất và nguồn lực xã hội) và các hoạt động
cần thiết làm phương tiện sống của con người. Phát triển từ các định nghĩa trên, DFID
(2001) cũng cho rằng sinh kế bao gồm khả năng, nguồn lực cùng các hoạt động cần thiết
làm phương tiện sống cho con người. Tóm lại, có thể hiểu sinh kế là việc sử dụng các nguồn
lực cần thiết để thực hiện các hoạt động nhằm đạt được các kết quả mong muốn (Vũ Thị
Hoài Thu, 2013).
2.1.2 Khung sinh kế bền vững của DFID (2001)
Khung sinh kế bền vững của Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh - DFID
(2001) là một công cụ được xây dựng nhằm xem xét những yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến
kết quả sinh kế của con người, đặc biệt là những yếu tố gây khó khăn hoặc tạo cơ hội trong
sinh kế (Twigg, 2001). Theo đó, các hộ gia đình đều có phương thức kiếm sống (hoạt
động sinh kế) dựa vào những nguồn lực sinh kế sẵn có (5 loại nguồn lực) trong một
bối cảnh chính sách và thể chế nhất định ở địa phương. Những nhân tố này cũng chịu
ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như bão lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và các tác
động mang tính thời vụ. Sự lựa chọn hoạt động sinh kế của hộ gia đình dựa trên những
nguồn lực sinh kế hiện tại là kết quả của sự tương tác giữa các nhóm yếu tố này.
Hình 2.1: Khung sinh kế bền vững của DFID (2001)
9
Mục đích của khung sinh kế bền vững giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà
nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực, cùng tham gia vào cuộc thảo luận về những yếu tố ảnh hưởng
đến kết quả sinh kế, tầm quan trọng và cách thức tương tác của những yếu tố này. Điều đó
giúp xác định những điểm phù hợp để hỗ trợ sinh kế dựa trên phân tích từng nhân tố một
cách rõ ràng . Do vậy, đã có nhiều học giả khẳng định sử dụng khung sinh kế bền vững của
DFID (2001) để phân tích về kết quả sinh kế và tính dễ bị tổn thương trước thảm họa dường
như là hữu ích nhất (Twigg, 2001; Nguyễn Đức Hữu, 2016). Đây cũng là khung lý thuyết
tác giả tiếp cận để giải quyết các câu hỏi nghiên cứu trong luận án của mình.
2.2 Tính dễ bị tổn thương của sinh kế trong bối cảnh xâm nhập mặn
2.2.1 Tính dễ bị tổn thương
Phần tổng quan nghiên cứu đã rút ra ba quan điểm khái quát về tính dễ bị tổn thương:
các quan điểm về lý sinh (Biophysical), xã hội và tích hợp. Tổng quan nghiên cứu cũng
khẳng định quan điểm tích hợp về tính dễ bị tổn thương được coi là mô hình hiện đại trong
việc phân tích tính dễ tổn thương trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Do vậy trong luận án này,
tính dễ bị tổn thương được tiếp cận theo quan điểm tích hợp, cụ thể khái niệm dễ bị tổn
thương được định nghĩa theo Ủy ban liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC, 2001) là
khái niệm được trích dẫn thường xuyên nhất (Hà Hải Dương, 2014; Abeje và cộng sự, 2019
; Parry, 2007). Theo đó, dễ bị tổn thương là mức độ một hệ thống tự nhiên hay xã hội có thể
bị tổn thương hoặc không thể ứng phó với các tác động bất lợi do các hình thái thời tiết cực
đoan và biến đổi khí hậu). IPCC đã chỉ rõ tính dễ bị tổn thương là một hàm số của 3 yếu tố:
mức độ phơi lộ, mức độ nhạy cảm và năng lực thích ứng.
2.2.2 Tính dễ bị tổn thương của sinh kế
Như trên đã đề cập, sinh kế được coi là bền vững nếu nó có thể đối phó và phục hồi
sau những căng thẳng và chấn động, duy trì hoặc nâng cao khả năng và tài sản của nó, trong
khi không làm suy yếu cơ sở tài nguyên thiên nhiên. Do đó, Scoones (1998) đã đề xuất rằng
nếu sinh kế không thể tham gia vào việc đối phó (điều chỉnh tạm thời) hoặc thích nghi (thay
đổi dài hạn) thì nó được coi là dễ bị tổn thương. Do đó, tính dễ bị tổn thương được sử dụng
như một thuộc tính của sinh kế và do đó nhấn mạnh đến con người và cách họ quản lý cuộc
sống của họ (Murungweni và cộng sự, 2011).
Như vậy trong bối cảnh xâm nhập mặn, tính dễ bị tổn thương sinh kế đề cập đến
mức độ các cộng đồng/hộ gia đình có thể bị tổn thương hoặc không thể ứng phó khi đối
mặt với những tác động do xâm nhập mặn. Nó cũng là một hàm số của 3 yếu tố: mức độ
phơi lộ, mức độ nhạy cảm và năng lực thích ứng, trong đó:
Mức độ phơi lộ (exposure ) (hay còn gọi là mức độ tiếp xúc, mức độ biểu hiện, mức độ
phơi bày, phơi nhiễm): là sự biểu hiện của cá thể, hộ gia đình, cộng đồng, quốc gia hoặc hệ
sinh thái bị ảnh hưởng bởi một yếu tố bất lợi nào đó về môi trường hay chính trị xã hội được
10
đặc trưng bởi tần suất, cường độ, thời gian và không gian xuất hiện của sự kiện (Turner và
cộng sự, 2003; Adger, 2006).
Mức độ nhạy cảm (sensitivity): là mức độ mà ở đó một hệ thống bị ảnh hưởng (có
thể tích cực hoặc tiêu cực) bởi một hay nhiều tác động, những tác động này có thể ngay bên
trong hệ thống hay tác động từ bên ngoài (IPCC, 2001).
Năng lực thích ứng (adaptive capacity), cũng được gọi là năng lực ứng phó (Turner
và cộng sự, 2003) hoặc khả năng phản ứng (Gallopín, 2006): là tiềm năng để ứng phó và
làm giảm tính dễ bị tổn thương của một hệ thống nào đó. Năng lực thích ứng phụ thuộc
nhiều vào sự hiện hữu và khả năng tiếp cận các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, năng
lực tài chính, cơ sở hạ tầng, thể chế chính trị, tài nguyên con người và mối quan hệ xã hội
(Brooks và Adger, 2004).
2.2.3 Đo lường dễ bị tổn thương của sinh kế do tác động của xâm nhập mặn
Đo lường mức độ phơi lộ của xâm nhập mặn: Như trên đã đề cập, mức độ phơi lộ là
sự biểu hiện của cá thể, hộ gia đình, cộng đồng, quốc gia hoặc hệ sinh thái bị ảnh hưởng bởi
một yếu tố bất lợi nào đó về môi trường hay chính trị xã hội được đặc trưng bởi tần suất,
cường độ, thời gian và không gian xuất hiện của sự kiện (Turner và cộng sự, 2003; Adger,
2006; ). Do vậy trong bối cảnh xâm nhập mặn và nghiên cứu ở đơn vị hộ gia đình thì mức
độ phơi lộ là sự biểu hiện của hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn được đặc trưng
bởi tần suất, cường độ, thời gian và không gian xuất hiện của xâm nhập mặn. Dựa trên tổng
quan nghiên cứu và số liệu mặn của toàn vùng Đồng bằng sông Cửu long, nghiên cứu này
lựa chọn 3 chỉ tiêu để đo lường mức độ phơi lộ của xâm nhập mặn, cụ thể: (1) độ mặn trung
bình trong năm; (2) Độ mặn trên 4‰; (3) Biến động độ mặn của tháng mặn nhất (tháng 4).
Đo lường mức độ nhạy cảm: Để đo lường mức độ nhạy cảm hầu hết các các tác giả
đều sử dụng chủ yếu 3 yếu tố phụ bao gồm: (1) sức khỏe; (2) nguồn thực phẩm và (3)
nguồn nước. Mỗi yếu tố phụ bao gồm một trong các chỉ số thành phần. Luận án này cũng
đo lường mức độ nhạy cảm dựa trên 3 thành phần trên và các thành phần của mức độ
nhạy cảm được đo lường thông qua: Nguồn nước chính cho sinh hoạt; Nguồn nước sinh
hoạt không được xử lý; Chỉ số đa dạng hóa cây trồng; Chỉ số đa dạng hóa vật nuôi; Tỷ
lệ tháng trung bình không đủ 2 bữa ăn/ngày; Tỷ lệ thành viên có bệnh/chấn thương
nặng phải có người chăm sóc, nghỉ việc/học/không hoạt động bình thường; Số ngày bị
bệnh/chấn thương bình quân đầu người.
Đo lường năng lực thích ứng: Năng lực thích ứng được đo lường thông qua 5 tài sản
sinh kế (vốn tự nhiên, vốn con người, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn xã hội), cách tiếp cận
cũng được nhiều tác giả sử dụng (Pandey và cộng sự, 2015; Gerlitz và cộng sự, 2017; Zhang
và cộng sự, 2019). Dựa trên tổng quan nghiên cứu và dựa trên sự sẵn có trong dữ liệu điều
tra mức sống hộ gia đình các năm 2014, 2016, 2018 luận án này đo lường vốn tự nhiên
thông qua: Diện tích đất nông lâm nghiệp bình quân đầu người; Chỉ số đa dạng loại đất;
11
Diện tích gieo trồng lúa bình quân đầu người; Diện tích gieo trồng cây lương thực thực
phẩm bình quân đầu người. Đo lường vốn con người thông qua: Tỷ lệ thành viên hộ có
việc làm; Chủ hộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT); Chủ hộ tốt nghiệp tiểu học
trở lên. Đo lường vốn vật chất thông qua: Chỉ số đa dạng đồ dùng lâu bền; Giá trị tài sản
còn lại bình quân; Diện tích ở bình quân đầu người; Loại ngôi nhà chính. Đo lường vốn tài
chính thông qua: Tiếp cận tiết kiệm; Tiếp cận vốn vay bằng tiền và hàng hóa; Chỉ số đa
dạng nguồn sinh kế. Đo lường vốn xã hội thông qua: Tỷ lệ thành viên hộ tham gia hội đoàn;
Số hình thức hỗ trợ; Số phương tiện thông tin.
Đo lường LVI
Như phần tổng quan nghiên cứu đã trình bày hầu hết các nghiên cứu trên đều sử dụng
phương pháp trọng số cân bằng, phương pháp này bị chỉ trích vì các trọng số giống nhau
được áp dụng cho các thành phần khác nhau của LVI (Beccari, 2016; Miller và cộng sự,
2013; Abeje và cộng sự, 2019). Do vậy, luận án sẽ áp dụng trọng số bất cân bằng theo đề
xuất của Iyengar và Sudarshan (1982). Theo đó, LVI được tính như sau:
LVI=E*We + S*Ws + A*Wa (iv)
LVI nằm trong khoảng từ 0 (tổn thương ít nhất) đến 1 (tổn thương nhất).
wE, wS, wA lần lượt là trọng số của các chỉ số phơi nhiễm, nhạy cảm và năng lực thích
ứng. Trong đó wE + wS + wA = 1
Việc tính toán LVI theo công thức (iv) sẽ được giải thích chi tiết trong chương 3 –
Phương pháp nghiên cứu.
2.3 Kết quả sinh kế hộ gia đình
Các nghiên cứu đều có điểm chung chỉ ra rằng kết quả sinh kế đại diện cho đầu ra
của chiến lược sinh kế thông qua việc sử dụng các tài nguyên. Đây cũng chính là cách tiếp
cận tác giả lựa chọn để thực hiện trong luận án này. Theo đó, kết quả sinh kế là những thành
tựu hoặc đầu ra của các chiến lược sinh kế, như gia tăng thu nhập, tăng phúc lợi, giảm thiểu
tổn thương, cải thiện an ninh lương thực và sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững hơn.
Các tác giả thường sử dụng các chỉ số khác nhau để đo lường kết quả kinh tế, tuy nhiên thu
nhập được công nhận rộng rãi là chỉ số quan trọng nhất và đóng vai trò chính trong kết quả
sinh kế bền vững (Ojong, 2011; Albert và cộng sự, 2007). Do vậy, luận án này cũng sử dụng
chỉ tiêu thu nhập để đo lường kết quả sinh kế.
2.4 Ảnh hưởng của các thành phần dễ bị tổn thương đến kết quả sinh kế hộ
gia đình
Ảnh hưởng của mức độ phơi lộ đến kết quả sinh kế hộ gia đình: Các nghiên cứu cho
thấy xâm nhập mặn được coi là một vấn đề nghiêm trọng không chỉ làm giảm tiềm năng
nông nghiệp mà còn tạo ra các ảnh hưởng bất lợi đến kết quả sinh kế của người dân (Haider và
Hossain, 2013). Do vậy, luận án đề xuất giả thuyết nghiên cứu: H1: Mức độ phơi lộ của xâm
nhập mặn có tác động ngược chiều đến kết quả sinh kế của hộ dân vùng ĐBSCL.
12
Ảnh hưởng của mức độ nhạy cảm đến kết quả sinh kế hộ gia đình: Như trên đã đề
cập, mức độ nhạy cảm được đo lường thông qua 3 thành phần phụ gồm: Sức khỏe, nguồn
nước và nguồn thực phẩm. Các nghiên cứu cho thấy khi hộ gia đình có vấn đề về sức khỏe,
không được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh và không được tiếp cận đủ nguồn thực phẩm
sẽ ảnh hưởng bất lợi đến kết quả sinh kế. Do vậy, luận án đề xuất giả thuyết nghiên cứu: H2
(a1-a7): 7 chỉ số thành phần của mức độ nhạy cảm (Nguồn nước chính cho sinh hoạt;
Nguồn nước sinh hoạt không được xử lý; Chỉ số đa dạng hóa cây trồng; Chỉ số đa dạng hóa
vật nuôi; Tỷ lệ tháng trung bình không đủ 2 bữa ăn/ngày; Tỷ lệ thành viên có bệnh/chấn
thương nặng phải có người chăm sóc, nghỉ việc/học/không hoạt động bình thường; Số ngày
bị bệnh/chấn thương bình quân đầu người) có tác động ngược chiều đến kết quả sinh kế của
hộ dân vùng ĐBSCL.
Ảnh hưởng của năng lực thích ứng đến kết quả sinh kế hộ gia đình: Như trên đã đề
cập, luận án tiếp cận theo khung sinh kế bền vững của DFID (2001) do vậy cách phân chia
năng lực thích ứng theo các nguồn vốn là phù hợp. Theo đó, năng lực thích ứng được đo
lường thông qua 5 tài sản sinh kế (vốn tự nhiên, vốn con người, vốn vật chất, vốn tài chính,
vốn xã hội). Kết quả cho thấy vốn tự nhiên, vốn con người, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn
xã hội có tác động cùng chiều tới kết quả sinh tế hộ gia đình. Khi nông hộ có thể gia tăng
các nguồn vốn này đồng thời áp dụng hiệu quả vào các hoạt động kinh tế, nó sẽ làm gia tăng
kết quả sinh kế và ngược lại, khi hộ gia đình không đầu tư cho các nguồn vốn thì kết quả
sinh kế sẽ không đạt được như kỳ vọng. Do vậy, luận án đề xuất giả thuyết nghiên cứu: H3
(a1-a17): 17 chỉ số thành phần của năng lực thích ứng (Diện tích đất nông lâm nghiệp bình
quân đầu người; Số lượng loại đất nông nghiệp; Diện tích gieo trồng lúa bình quân đầu
người; Diện tích gieo trồng cây lương thực thực phẩm bình quân đầu người; Tỷ lệ người có
việc làm; Chủ hộ không có CMKT; Chủ hộ chưa tốt nghiệp tiểu học; Số đồ dùng lâu bền;
Giá trị tài sản còn lại bình quân; Diện tích ở bình quân đầu người;Loại ngôi nhà chính của
hộ;Tiếp cận tiết kiệm; Tiếp cận vốn vay bằng tiền và hàng hóa; Số nguồn sinh kế; Tỷ lệ
thành viên hộ không tham gia hội đoàn; Số hình thức hỗ trợ; Số phương tiện thông tin) có
tác động cùng chiều đến kết quả sinh kế của hộ dân vùng ĐBSCL.
2.5 Vai trò điều tiết của năng lực thích ứng trong việc giảm thiểu tác động của
xâm nhập mặn đến kết quả sinh kế hộ gia đình
Tương tự xem xét ảnh hưởng của năng lực thích ứng đến kết quả sinh kế hộ gia đình.
Khi xem xét vai trò điều tiết của năng lực thích ứng trong việc giảm thiểu tác động của xâm
nhập mặn đến kết quả sinh kế hộ gia đình tác giả cũng sẽ tập trung phân tích vai trò điều tiết
của lần lượt 5 nguồn vốn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hộ gia đình có thể làm giảm thiểu
thiệt hại từ các cú sốc, thảm họa tự nhiên bằng cách tăng sức đề kháng của những tài sản bị
phơi bày trước tác động của cú sốc, thảm họa đó. Điều này ngụ ý rằng để giảm thiểu tác
động tiêu cực của thảm họa, hộ gia đình có thể tập trung nâng cao các nguồn tài sản sinh kế
13
của mình. Do vậy, luận án đề xuất giả thuyết nghiên cứu: H4 (a1-a17): 17 chỉ số thành phần
của năng lực thích ứng (Diện tích đất nông lâm nghiệp bình quân đầu người; Số lượng loại
đất nông nghiệp; Diện tích gieo trồng lúa bình quân đầu người; Diện tích gieo trồng cây
lương thực thực phẩm bình quân đầu người; Tỷ lệ người có việc làm; Chủ hộ không có
CMKT; Chủ hộ chưa tốt nghiệp tiểu học; Số đồ dùng lâu bền; Giá trị tài sản còn lại bình
quân; Diện tích ở bình quân đầu người;Loại ngôi nhà chính của hộ;Tiếp cận tiết kiệm; Tiếp
cận vốn vay bằng tiền và hàng hóa; Số nguồn sinh kế; Tỷ lệ thành viên hộ không tham gia
hội đoàn; Số hình thức hỗ trợ; Số phương tiện thông tin) có vai trò điều tiết làm giảm thiểu
tác động của xâm nhập mặn đến kết quả sinh kế của hộ dân vùng ĐBSCL.
2.6 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Dựa vào những mối quan hệ trong phần cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu, tác
giả đưa ra mô hình sau:
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên DFID (2001), Hahn và cộng sự (2009).
Giả thuyết nghiên cứu:
H1: Mức độ phơi lộ của xâm nhập mặn có tác động ngược chiều đến kết quả sinh kế
của hộ dân vùng ĐBSCL.
H2 (a1-a7): 7 chỉ số thành phần của mức độ nhạy cảm (Nguồn nước chính cho sinh
hoạt; Nguồn nước sinh hoạt không được xử lý; Chỉ số đa dạng hóa cây trồng; Chỉ số đa
dạng hóa vật nuôi; Tỷ lệ tháng trung bình không đủ 2 bữa ăn/ngày; Tỷ lệ thành viên có
bệnh/chấn thương nặng phải có người chăm sóc, nghỉ việc/học/không hoạt động bình
thường; Số ngày bị bệnh/chấn thương bình quân đầu người) có tác động ngược chiều đến
kết quả sinh kế của hộ dân vùng ĐBSCL.
14
H3 (a1-a17): 17 chỉ số thành phần của năng lực thích ứng (Diện tích đất nông lâm
nghiệp bình quân đầu người; Số lượng loại đất nông nghiệp; Diện tích gieo trồng lúa bình
quân đầu người; Diện tích gieo trồng cây lương thực thực phẩm bình quân đầu người; Tỷ lệ
người có việc làm; Chủ hộ không có CMKT; Chủ hộ chưa tốt nghiệp tiểu học; Số đồ dùng
lâu bền; Giá trị tài sản còn lại bình quân; Diện tích ở bình quân đầu người;Loại ngôi nhà
chính của hộ;Tiếp cận tiết kiệm; Tiếp cận vốn vay bằng tiền và hàng hóa; Số nguồn sinh kế;
Tỷ lệ thành viên hộ không tham gia hội đoàn; Số hình thức hỗ trợ; Số phương tiện thông tin)
có tác động cùng chiều đến kết quả sinh kế của hộ dân vùng ĐBSCL.
H4 (a1-a17): 17 chỉ số thành phần của năng lực thích ứng (Diện tích đất nông lâm
nghiệp bình quân đầu người; Số lượng loại đất nông nghiệp; Diện tích gieo trồng lúa bình
quân đầu người; Diện tích gieo trồng cây lương thực thực phẩm bình quân đầu người; Tỷ lệ
người có việc làm; Chủ hộ không có CMKT; Chủ hộ chưa tốt nghiệp tiểu học; Số đồ dùng
lâu bền; Giá trị tài sản còn lại bình quân; Diện tích ở bình quân đầu người;Loại ngôi nhà
chính của hộ;Tiếp cận tiết kiệm; Tiếp cận vốn vay bằng tiền và hàng hóa; Số nguồn sinh kế;
Tỷ lệ thành viên hộ không tham gia hội đoàn; Số hình thức hỗ trợ; Số phương tiện thông tin)
có vai trò điều tiết làm giảm thiểu tác động của xâm nhập mặn đến kết quả sinh kế của hộ
dân vùng ĐBSCL.
15
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp tiếp cận
Như phần tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận đã đề cập, để thỏa mãn các mục tiêu
nghiên cứu, tiếp cận khung sinh kế bền vững của DFID (2001) (Hình 2.1) được sử dụng để
khám phá các yếu tố thúc đẩy hoặc cản trở nông hộ xây dựng và thực hiện chiến lược sinh
kế để đạt được kết quả sinh kế kỳ vọng. Trên cơ sở khung nghiên cứu sinh kế bền vững của
DFID (2001) và khung lý thuyết đánh giá mức độ dễ bị tổn thương sinh kế được phát triển
bởi Hahn và cộng sự (2009), nội dung chỉ số đánh giá mức độ phơi lộ (E), độ nhạy cảm (S)
và năng lực thích ứng (A) được chọn theo hàm: V = f(E, S, A). Việc xác định các chỉ số
thành phần được dựa trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trước.
3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng chủ yếu 02 bộ dữ liệu: (1) dữ liệu đo mặn của 32 trạm do Đài Khí
tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cung cấp để tính toán mức độ phơi lộ và (2) bộ dữ liệu
Điều tra mức sống hộ gia đình các năm 2014, 2016 và 2018 của Tổng cục Thống kê Việt
Nam để xem xét các đặc điểm hộ gia đình cũng như tính toán mức độ nhạy cảm và năng lực
thích ứng của hộ. Ngoài ra nghiên cứu còn sử dụng các dữ liệu khác liên quan đến dân số,
lao động việc làm, tình hình phát triển kinh tế, nghèo đói, thu nhập, chi tiêu, biến đổi khí
hậu, xâm nhập mặncủa cả nước nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng. Các dữ liệu được
lấy từ các công trình nghiên cứu; các tổ chức như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Khoa
học thủy lợi miền Nam, Viện Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, Tổng cục Thống kê,
Thống kê các tỉnh...
3.3 Phương pháp xử lý dữ liệu
3.3.1 Phương pháp tính toán chỉ số dễ bị tổn thương sinh kế
Có thể tóm tắt quy trình xác định và tính toán chỉ số dễ bị tổn thương sinh kế như
hình 3.2.
16
Hình 3.2: Quy trình xác định và tính toán chỉ số tình trạng dễ
bị tổn thương sinh kế
17
3.3.2 Phương pháp ước lượng mô hình hồi quy
Phương pháp ước lượng chính được sử dụng trong nghiên cứu này là hồi quy kinh tế
lượng. Với mô hình nghiên cứu tổng quát như sau.
ln(Yijt) = βo + Ejtβ1 + Sijtβ2 + Aijtβ3 + AijtEjtβ4 + Gtβ5 +εijt (7)
Trong đó:
Yijt: thu nhập bình quân hộ gia đình i ở xã j trong năm t;
Ejt: mức độ phơi lộ ở xã j trong năm t;
Sijt: các thành phần mức độ nhạy cảm hộ gia đình i ở xã j trong năm t;
Aijt: các thành phần năng lực thích ứng hộ gia đình i ở xã j trong năm t;
Gt: biến giả của năm;
εijt: các biến không quan sát được.
Tác giả sử dụng kiểm định Hausman và cho thấy sử dụng mô hình FEM là phù hợp
hơn. Đồng thời, tác giả sử dụng hồi quy tác động cố định cấp xã để loại bỏ các biến cấp xã
không biến đổi theo thời gian mà không quan sát được (như các biến liên quan đến chính
sách, cơ sở hạ tầngcủa địa phương).
18
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở phía nam Việt Nam gồm 13 tỉnh; trong đó, 8 tỉnh
giáp biển, cụ thể là Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau
và Kiên Giang. Đặc trưng của vùng là phù sa màu mỡ với khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.
Nguồn thủy lợi của ĐBSCL khá phức tạp vì mạng lưới kênh/sông chằng chịt, cũng như sự
tác động của dòng chảy sông Mê Kông và hai chế độ thủy triều: thủy triều của Biển Đông
và bán nhật triều của Vịnh Thái Lan. Do vậy, trong mùa cạn, khi lưu lượng thượng lưu về
giảm, thủy triều ảnh hưởng mạnh lên thượng lưu và hệ thống kênh rạch nội đồng, dẫn theo
nước mặn xâm nhập sâu cả trên sông và nội đồng. Xâm nhập mặn ảnh hưởng rõ rệt đến đời
sống, kinh tế, xã hội và sinh kế của người dân vùng ĐBSCL.
4.2 Kết quả đo lường mức độ dễ bị tổn thương sinh kế vùng đồng bằng Sông
Cửu Long do xâm nhập mặn
Tác giả đánh giá mức độ dễ bị tổn thương sinh kế vùng đồng bằng Sông Cửu Long do
xâm nhập mặn thông q
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_tinh_de_bi_ton_thuong_va_ket_qua_sinh_ke_tro.pdf