Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian nhóm nhà ở chung cư trong đơn vị ở theo hướng xanh tại các đô thị tỉnh Thái Nguyên

Đối với khu vực KV1: bố trí không gian cộng đồng ở trung tâm nhóm nhà theo dạng

MH1, hoặc ở điểm cây xanh của nhóm nhà theo dạng MH3, hoặc khu vực cây xanh phía

không gian mở của nhóm nhà theo dạng MH4.

Đối với khu vực KV2: bố trí không gian cộng đồng thuộc tuyến cây xanh trong nhóm

nhà theo dạng MH2 hoặc khu vực cây xanh phía không gian mở của nhóm nhà theo dạng

MH4, hoặc bố trí không gian cộng đồng ở giữa các cụm nhà theo dạng MH5.

Đối với khu vực KV3: bố trí không gian cộng đồng ở điểm cây xanh của nhóm nhà theo

dạng MH3 hoặc khu vực cây xanh phía khu vực mở của nhóm nhà theo dạng MH4, hoặc bố

trí không gian cộng đồng ở giữa các cụm nhà theo dạng MH5

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 349 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian nhóm nhà ở chung cư trong đơn vị ở theo hướng xanh tại các đô thị tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩm < 20% và nóng khô không xuất hiện ở Thái Nguyên. - Các tháng 12 và tháng 1 là những tháng lạnh nhất ở Thái Nguyên, nhiệt độ thấp đến 6 oC, cần phải sƣởi ấm để cải thiện VKH. - Tháng 5,6,7,8 là các tháng nóng nhất trong năm, nhƣng phần lớn nhiệt độ nằm trong giới hạn của vùng “hơi nóng”, có thể cải thiện VKH bằng quạt gió. 7 - Từ phân tích sinh khí hậu Thái Nguyên có thể kết luận rằng, nhà chung cƣ Thái Nguyên có thể lợi dụng khí hậu tự nhiên tới ~88% thời gian mỗi năm chỉ với quạt điện thông thƣờng không cần sử dụng điều hòa không khí (ĐHKK), có chỉ ~0,7% số giờ/ năm là cần sử dụng ĐHKK mới cải thiện đƣợc VKH. 2.2.2. Các yếu tố kinh tế Cơ cấu kinh tế theo ngành của Thái Nguyên đã có sự chuyển dịch, với sự gia tăng nhanh của các ngành công nghiệp và dịch vụ, nông nghiệp hàng hóa (công nghệ khai thác, chế biến, thƣơng mại, du lịch – khách sạn – nhà hàng, sản xuất sản phẩm cây công nghiệp). 2.2.3. Các yếu tố văn hóa Đặc điểm nổi bật trong đời sống văn hoá Thái Nguyên là tính hội tụ, giao lƣu giữa các vùng miền, các dân tộc, mang đậm nét văn hoá miền núi trung du Bắc Bộ với đặc trƣng tiếp thu có chọn lọc các yếu tố văn hoá bên ngoài đồng thời phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của địa phƣơng góp phần xây dựng nền văn hoá Thái Nguyên. 2.2.4. Các yếu tố xã hội Dân số toàn tỉnh Thái Nguyên là 1.155.991 ngƣời, chiếm 9,45% dân số của vùng Trung du và miền núi phía Bắc và 1,33% dân số cả nƣớc. Trong đó dân số thành thị là 344.210 ngƣời (chiếm 29,78% tổng dân số toàn tỉnh) và dân cƣ nông thôn là 811.781 ngƣời, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,34%. 2.3. Các cơ sở lý thuyết 2.3.1. Thành phần chức năng của NNƠCC 2.3.2. Cơ sở thiết kế kiến trúc khí hậu 2.3.3.1. Cơ sở thiết kế thông gió tự nhiên -Thông gió nhờ áp lực nhiệt; 2.3.3.2. Cơ sở thiết kế chiếu sáng tự nhiên; 2.3.3.3. Cơ sở thiết kế vỏ nhà 2.3.3. Các chiến lược thiết kế kiến trúc khí hậu - Các chiến lƣợc thiết kế kiến trúc thụ động (Passive Strategies): Cách nhiệt, Thu nhiệt bức xạ mặt trời (BXMT), Giảm nhận nhiệt BXMT trên mặt kết cấu, Điều kiển độ chễ dòng nhiệt qua kết cấu, Giảm trực xạ mặt trời vào phòng, thông gió tự nhiên (TGTN) vệ sinh môi trƣờng, TGTN tiện nghi VKH, Tránh gió lạnh và mất nhiệt trong nhà, Làm mát bằng bay hơi, Giảm “Hiệu ứng đảo nhiệt đô thị”, Lợi dụng môi trƣờng tự nhiên. - Các chiến lƣợc thiết kế chủ động (Active Strategies): Thông gió cơ khí (quạt), Bức xạ mát, Bức xạ nóng (sƣởi ấm), Điều hòa khí hậu nhân tạo, Sử dụng năng lƣợng tự nhiên: Gió, BXMT, Địa nhiệt, Năng lƣợng sinh học. 2.3.4. Cây xanh trong nhóm nhà ở và hiệu ứng đảo nhiệt đô thị 2.3.5. Các hệ thống tiêu chí đánh giá chung cư xanh và khu nhà ở xanh 2.3.5.1. Hệ thống tiêu chí đánh giá các chung cư xanh trên thế giới; 2.3.5.2. Hệ thống tiêu chí đánh giá các chung cư xanh tại Việt Nam 2.3.5.2. Các hệ thống tiêu chí đánh giá khu nhà ở xanh 8 - Hệ thống LEED-ND: là một hệ thống đánh giá chung cho một khu vực xây dựng, nhằm tạo ra khu vực phát triển thông minh, có cảnh quan thân thiện với môi trƣờng, hệ sinh thái hoàn thiện, tạo đƣợc tiện ích cuộc sống, khỏe mạnh cho ngƣời dân theo nghĩa “xanh” của phong trào CTX đang thực hành trên thế giới. - Hệ thống Sustainable Township – Malaysia bao gồm: các tiêu chí xem xét cho một tòa nhà, một số tiêu chí là kết quả tính toán tổng hợp từ toàn bộ các công trình trong một điểm dân cƣ và các tiêu chí còn lại là xem xét chung về tiện ích, giao thông, cho cả điểm dân cƣ. 2.4. Các cơ sở thực tiễn 2.4.1. Kịch bản BĐKH và các tác động của BĐKH đến NNƠCC trong ĐVƠ tại tỉnh Thái Nguyên 2.4.1.1. Kịch bản BĐKH tại Thái Nguyên; 2.4.1.2. Mức độ dễ tổn thương trước BĐKH của các vùng trong tỉnh Thái Nguyên 2.4.1.3. Các tác động của BĐKH đến nhóm nhà ở chung cư trong ĐVƠ tại Thái Nguyên a. Ảnh hƣởng bởi nắng nóng, khô hạn: Hiện tƣợng nắng nóng và khô hạn tác động đến hầu hết các thành phần của NNƠCC, gây nên những ảnh hƣởng xấu cho ngƣời sử dụng và tuổi thọ của các công trình xây dựng, làm cho nhu cầu làm mát và các nhu cầu sử dụng nƣớc tăng lên. Trong đó, tác động của nhiệt độ tăng ảnh hƣởng lớn nhất đến cây xanh, bồn hoa, bãi cỏ, hệ thống cấu trúc, cách nhiệt và độ ẩm trong nhà. b. Ảnh hƣởng bởi mƣa, bão, lũ, lốc, sạt lở đất và cây đổ: Nhiệt độ tăng dẫn đến lƣợng bốc hơi tăng làm chu trình mƣa nhanh hơn và lớn hơn kèm theo bão, lốc gia tăng và hệ quả là sạt lở đất, đá và cây cối đổ, ảnh hƣởng đến sinh hoạt cũng nhƣ tính mạng của các cƣ dân và phá hủy các công trình, cây cối, tiểu cảnh dẫn đến các nhu cầu gia cố nhà cửa, nâng độ cao nhà, nền tăng lên. Trong đó, tác động của mƣa, bão, lũ, lụt ảnh hƣởng lớn nhất đến các thành phần cảnh quan ngoài nhà, sân, quảng trƣờng, cây xanh, bồn hoa và bãi cỏ. c. Ảnh hƣởng bởi rét đậm, rét hại và gió mùa Đông Bắc: Biến đổi khí hậu dẫn đến các cực trị nóng lạnh tăng lên làm cho khí hậu cực đoan hơn. Rét đậm, rét hại kéo dài kết hợp với gió mùa Đông Bắc làm ảnh hƣởng đến đời sống của cƣ dân bị ảnh hƣởng và cây trồng, vật nuôi dẫn đến nhu cầu sƣởi ấm tăng lên. Trong đó, tác động của rét đậm, rét hại ảnh hƣởng lớn nhất đến môi trƣờng vi khí hậu của NNƠCC. d. Đánh giá các tác động của BĐKH đến các khu vực đô thị: Tại thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công và thị xã Phổ Yên các nhóm nhà ở bị ảnh hƣởng lớn bởi mƣa, bão và lũ lụt do nằm trong vùng phân bố lƣợng mƣa lớn nhất tỉnh. Khu vực huyện Định Hóa, Võ Nhai và Đại Từ các nhóm nhà ở bị ảnh hƣởng nghiêm trọng bởi tình trạng sạt lở đất, đá, lũ quét cũng nhƣ hạn hán do địa hình dốc và nằm trong vùng có lƣợng mƣa thấp của tỉnh. 9 Khu vực huyện Phú Bình do đặc điểm địa hình bằng phẳng, ít đồi núi và nằm trong vùng mƣa trung bình của tỉnh, vì vậy các nhóm nhà ở ở khu vực này ít chịu ảnh hƣởng với các hiện tƣợng thời tiết cực đoan hơn so với các vùng còn lại trong tỉnh. 2.4.2. Vật liệu thân thiện với môi trường tại Thái Nguyên 2.4.2.1. Xi măng; 2.4.2.2. Thép; 2.4.2.3. Gỗ; 2.4.2.4. Tre; 2.4.2.5. Kính 2.4.3. Điều tra xã hội học về hiện trạng và nhu cầu của người dân về NNƠCC tại Thái Nguyên Nhận xét từ kết quả điều tra: - Ngƣời dân lựa chọn nhiều nhất là chung cƣ < 16 tầng, lựa chọn ít nhất là chung cƣ có độ cao >25 tầng. - Có hơn 32,5% ngƣời dân có nguyện vọng tầng 1 đƣợc sử dụng làm dịch vụ hoặc sân chơi. - Có đến 40,8% cho rằng diện tích sân vƣờn, cây xanh còn thiếu - Có 20% ngƣời dân mong có sân (chơi, giao tiếp) giữa các tầng nhà, dƣới nhà (19,2%) hoặc gần nhà (16,7%), đồng thời 32,5% mong muốn có mái xanh, sân xanh. 2.4.4. Một số kinh nghiệm nhà ở truyền thống thích ứng với khí hậu địa phương - Quy hoạch khu ở, chọn hướng xây dựng nhà ở; Bố cục, tổ chức không gian khuôn viên; Tổ chức cây xanh, mặt nước 2.4.5. Phân vùng các khu vực đô thị Hình 2.1. Các khu vực có đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tương đồng. Khu vực 1 (KV1): TP Thái Nguyên, TP Sông Công, H. Phổ Yên; Khu vực 2 (KV2): H. Phú Bình, H. Đồng Hỷ, H. Phú Lương; Khu vực 3 (KV3): H. Đại Từ, H. Định Hóa, H. Võ Nhai 10 CHƢƠNG 3. MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN NHÓM NHÀ Ở CHUNG CƢ TRONG ĐƠN VỊ Ở THEO HƢỚNG XANH TẠI CÁC ĐÔ THỊ TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Quan điểm tổ chức không gian NNƠCC trong ĐVƠ theo hƣớng xanh tại Thái Nguyên Quan điểm 1: NNƠCC là một thành phần của ĐVƠ, để tổ chức ĐVƠ theo hƣớng xanh cần phải phối hợp giữa các thành phần khác nhau trong ĐVƠ để hƣớng tới sự bền vững của môi trƣờng sống, đảm bảo điều kiện tiện nghi nhất cho ngƣời dân. Luận án đề xuất tiêu chí chung cho đơn vị ở xanh từ đó đề xuất các yêu cầu cho nhóm nhà ở chung cƣ sau đó tiến hành đề xuất các mô hình và giải pháp tổ chức NNƠCC theo hƣớng xanh tại các đô thị tỉnh Thái Nguyên. Quan điểm 2: Tổ chức không gian NNƠCC theo hƣớng xanh cần phải đạt đƣợc các mục tiêu tiết kiệm năng lƣợng, sử dụng nƣớc hiệu quả, tạo đa dạng sinh thái, giảm hiện tƣợng đảo nhiệt đô thị, nâng cao chất lƣợng môi trƣờng trong nhà, tiện ích cộng đồng, có các diện tích đủ lớn để lắp đặt các trang thiết bị sản xuất năng lƣợng sạch nhƣ pin mặt trời, biogas, phong điện, có cơ sở hạ tầng để tái chế nƣớc. Quan điểm 3: Để đạt đƣợc các mục tiêu đề ra các giải pháp tổ chức không gian NNƠCC theo hƣớng xanh cần thực hiện theo thứ tự ƣu tiên sau: - Sử dụng các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc nhƣ lựa chọn địa điểm quy hoạch, tổ chức không gian công trình, tổ chức không gian căn hộ, vỏ công trình, các chi tiết kiến trúc và cây xanh để tận dụng các yếu tố có lợi của môi trƣờng và giảm thiểu các tác động bất lợi. - Sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trƣờng, các trang thiết bị công trình có hiệu năng cao để tiết kiệm năng lƣợng, tiết kiệm nƣớc để giảm các tác động bất lợi đến môi trƣờng. - Sử dụng năng lƣợng tái tạo nhƣ năng lƣợng mặt trời, năng lƣợng gió, năng lƣợng sinh học thay thế năng lƣợng hóa thạch, sử dụng công nghệ tái chế nƣớc để cung cấp nguồn nƣớc cho công trình. 3.2. Đề xuất tiêu chí đơn vị ở xanh và các yêu cầu của NNƠCC trong ĐVƠ theo hƣớng xanh tại các đô thị tỉnh Thái Nguyên 3.2.1. Đề xuất tiêu chí đơn vị ở xanh 3.2.1.1. Nguyên tắc đề xuất Các tiêu chí phải có chỉ tiêu định lƣợng để đánh giá và phân loại, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, khí hậu, xây dựng và lối sống của Việt Nam hiện nay. Nội dung các lĩnh vực đánh giá và tỷ trọng điểm ƣu tiên thể hiện trong bảng 3.1. 11 Bảng 3.1. Tỷ trọng điểm ưu tiên TT Lĩnh vực Tỷ trọng 1 Địa điểm xây dựng và hệ sinh thái: bảo vệ môi trƣờng 20% 2 Tiện ích đơn vị ở: cảnh quan, giao thông, các công trình dịch vụ cơ bản và nâng cao tiện ích và sức khỏe cho ngƣời dân 40% 3 Chung cƣ xanh: hiệu quả năng lƣợng, nƣớc, vật liệu, sức khỏe cho ngƣời ở 25% 4 Hạ tầng xanh: hoàn thiện và hoạt động ổn định 10% 5 Quản lý đơn vị ở: giữ vững và phát triển chứng chỉ xanh 5% 6 Sáng tạo trong thiết kế, xây dựng + 10% 3.2.1.2. Các Tiêu chí đơn vị ở xanh Các tiêu chí ĐVƠ xanh bao gồm 45 tiêu chí thuộc 6 lĩnh vực chính thể hiện trong bảng 3.2. Bảng 3.2. Tiêu chí Đơn vị ở xanh TT Các tiêu chí I Địa điểm xây dựng và hệ sinh thái (20 điểm): 7 tiêu chí II Tiện ích Đơn vị ở (40 điểm): 16 tiêu chí III Chung cƣ xanh (25 điểm): 9 tiêu chí IV Hạ tầng xanh (10 điểm): 8 tiêu chí V Quản lý đơn vị ở (5 điểm): 3 tiêu chí VI Sáng tạo (+10 điểm): 2 tiêu chí 3.2.2. Các yêu cầu của NNƠCC trong ĐVƠ theo hướng xanh tại các đô thị tỉnh Thái Nguyên Các tiêu chí đơn vị ở xanh bao gồm 41 yêu cầu thuộc 7 lĩnh vực chính thể hiện trong bảng 3.3. Bảng 3.3. Các yêu cầu của NNƠCC trong ĐVƠ theo hướng xanh TT Các yêu cầu của NNƠCC trong ĐVƠ theo hƣớng xanh I Tiện ích nhóm nhà ở chung cƣ: 8 tiêu chí II Bảo tồn sinh thái: 5 tiêu chí III Hiệu quả năng lƣợng: 8 tiêu chí IV Hiệu quả sử dụng nƣớc: 3 tiêu chí V Vật liệu xây dựng: 5 tiêu chí VI Chất lƣợng môi trƣờng trong nhà: 7 tiêu chí VII Thích ứng với BBĐKH: 5 tiêu chí 3.3. Chiến lƣợc ƣu tiên tổ chức không gian NNƠCC trong ĐVƠ phù hợp với khí hậu tại Thái Nguyên - Các chiến lƣợc ƣu tiên lựa chọn: + Thứ nhất: chiến lƣợc thông gió tự nhiên xuyên phòng 12 + Thứ hai: các chiến lƣợc giảm trực xạ mặt trời vào phòng, cách nhiệt tốt – thải nhiệt nhanh, giảm nhận nhiệt BXMT trên bề mặt kết cấu và thông gió cơ khí (quạt). - Các chiến lƣợc cần xem xét bao gồm điều kiển độ trễ dòng nhiệt qua kết cấu, bức xạ mát, làm mát bằng bay hơi, tránh gió lạnh và mất nhiệt trong nhà, cách nhiệt khối nhiệt, thu nhiệt BXMT. - Các chiến lƣợc hạn chế sử dụng: bức xạ nóng (sƣởi ấm), điều hòa khí hậu nhân tạo. Các chiến lƣợc ƣu tiên tổ chức không gian NNƠCC trong ĐVƠ phù hợp với khí hậu tại Thái Nguyên đƣợc thể hiện trong bảng 3.4. Bảng 3.4. Chiến lược ưu tiên cho NNƠCC theo hướng xanh tại Thái Nguyên TT Các chiến lƣợc I Các chiến lƣợc luôn áp dụng 1 TGTN vệ sinh môi trƣờng 2 Giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị 3 Lợi dụng môi trƣờng tự nhiên 4 Sử dụng năng lƣợng tự nhiên II Các chiến lƣợc ƣu tiên lựa chọn 1 Thông gió tự nhiên xuyên phòng 2 Giảm trực xạ mặt trời vào phòng 3 Cách nhiệt tốt – thải nhiệt nhanh 4 Giảm nhận nhiệt BXMT trên mặt kết cấu 5 Thông gió cơ khí (quạt) III Các chiến lƣợc cần xem xét đến khi thiết kế 1 Điều kiển độ trễ dòng nhiệt qua kết cấu 2 Bức xạ mát 3 Làm mát bằng bay hơi 4 Tránh gió lạnh và mất nhiệt trong nhà 5 Cách nhiệt khối nhiệt IV Các chiến lƣợc hạn chế sử dụng 1 Điều hòa khí hậu nhân tạo 2 Bức xạ nóng (sƣởi ấm) 3.4. Nguyên tắc tổ chức không gian NNƠCC trong ĐVƠ theo hƣớng xanh Các nguyên tắc tổ chức không gian NNƠCC trong ĐVƠ theo hƣớng xanh bao gồm 8 nguyên tắc: Nguyên tắc 1 - Tổ chức không gian phù hợp với khí hậu địa phƣơng, Nguyên tắc 2 - Bảo tồn và tôn tạo hệ sinh thái , Nguyên tắc 3 - Tối đa tiện nghi trong công trình, Nguyên tắc 4 - Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trƣờng, Nguyên tắc 5 - Sử dụng nƣớc hiệu quả, Nguyên tắc 6 – Sử dụng năng lƣợng hiệu quả, Nguyên tắc 7 - Nâng cao chất lƣợng sống cộng đồng, Nguyên tắc 8 - Ứng phó với BĐKH. 3.5. Mô hình tổ chức không gian NNƠCC trong ĐVƠ theo hƣớng xanh tại các đô thị tỉnh Thái Nguyên 3.5.1. Đề xuất quy mô NNƠCC 13 3.5.1.1. Quy mô của ĐVƠ Quy mô ĐVƠ tại các đô thị miền núi bao gồm các huyện Võ Nhai, Định Hóa và Đại Từ có quy mô tƣơng đƣơng với ĐVƠ tiêu chuẩn trong QCXDVN 01:2008/BXD có dân số từ 2.800 – 3.000 ngƣời, đối với các ĐVƠ tại đô thị các huyện Phú Bình, Phú Lƣơng và Đồng Hỷ có quy mô từ 3.500-4.000 ngƣời, đối với ĐVƠ tại TP Thái Nguyên, TP Sông Công và Phổ Yên có quy mô dân số từ 4.000-4.500 ngƣời. 3.5.1.2. Quy mô của NNƠCC Đối với các đô thị KV1: Tỷ lệ nhóm nhà ở chung cƣ chiếm 60-75% số lƣợng nhà ở trong ĐVƠ với dân số khoảng 2400-3375 ngƣời tƣơng đƣơng 480-675 hộ Đối với các đô thị KV2: Tỷ lệ nhóm nhà ở chung cƣ chiếm 50-60% số lƣợng nhà ở trong ĐVƠ với dân số khoảng 1750-2400 ngƣời tƣơng đƣơng 350-480 hộ Đối với các đô thị KV3: Tỷ lệ nhóm nhà ở chung cƣ chiếm 30-40% số lƣợng nhà ở trong ĐVƠ với dân số khoảng 840-1200 ngƣời tƣơng đƣơng 168-240 hộ. 3.5.2. Các mô hình NNƠCC trong ĐVƠ theo hướng xanh tại các đô thị tỉnh Thái Nguyên 3.5.2.1. Nguyên tắc liên kết không gian NNƠCC trong ĐVƠ theo hướng xanh - Xem xét kết hợp các thành phần giữa trong và ngoài NNƠCC để tận dụng tối đa các điều kiện có lợi của môi trƣờng tự nhiên, cơ sở hạ tầng xã hội và cơ sở hạ tầng kỹ thuật của toàn ĐVƠ. - Liên kết các thành phần chức năng của NNƠCC đảm bảo sử dụng các điều kiện tự nhiên làm giảm tiêu thụ năng lƣợng trong công trình bằng thông gió, chiếu sáng tự nhiên, che nắng, cách nhiệt. - Liên kết các thành phần chức năng của NNƠCC đảm bảo tăng hiệu quả sử dụng nƣớc bằng các giải pháp thu nƣớc mƣa từ công trình và các không gian trong nhóm nhà. - Liên kết các thành phần chức năng của NNƠCC làm tăng hiệu quả sinh thái của khu vực bằng giải pháp kết nối các cây xanh, thảm thực vật, động vật làm giảm hiện tƣợng đảo nhiệt đô thị. - Liên kết các thành phần chức năng của NNƠCC làm tăng tiện nghi môi trƣờng trong nhà bằng các giải pháp sử dụng vật liệu thân thiện với môi trƣờng, tạo khung nhìn mở rộng tối đa từ trong nhà và giảm nguồn tiếng ồn từ không gian ngoài nhà. - Liên kết các thành phần chức năng của NNƠCC nhằm nâng cao chất lƣợng sống cộng đồng. 3.5.2.2. Các mô hình tổ chức NNƠCC trong ĐVƠ theo hướng xanh tại các đô thị tỉnh Thái Nguyên a. Mô hình 1 (MH1): Tổ chức công trình xung quanh cây xanh mặt nƣớc dạng điểm tại trung tâm nhóm nhà 14 Hình 3.1. Mô hình tổ chức công trình xung quanh cây xanh mặt nước dạng điểm tại trung tâm nhóm nhà b. Mô hình 2 (MH2): Tổ chức công trình kết hợp với cây xanh mặt nƣớc dạng tuyến Hình 3.2. Mô hình tổ chức công trình kết hợp với cây xanh mặt nước dạng tuyến c. Mô hình 3 (MH3): Tổ chức công trình kết hợp với cây xanh mặt nƣớc dạng tuyến kết hợp với dạng điểm ở trung tâm nhóm nhà ở Hình 3.3. Mô hình tổ chức công trình kết hợp với cây xanh mặt nước dạng tuyến kết hợp với dạng điểm ở trung tâm nhóm nhà ở d. Mô hình 4 (MH4): Tổ chức công trình tạo dạng mở - bố trí cây xanh mặt nƣớc về một phía của nhóm nhà 15 Hình 3.4. Mô hình tổ chức công trình tạo dạng mở bố trí cây xanh mặt nước về một phía của nhóm nhà e. Mô hình 5 (MH5 ): Tổ chức công trình kết hợp với cây xanh mặt nƣớc làm trung tâm các cụm nhà Hình 3.5. Mô hình tổ chức công trình kết hợp với cây xanh mặt nước làm trung tâm các cụm nhà 3.6. Các giải pháp tổ chức không gian NNƠCC trong ĐVƠ theo hƣớng xanh tại các đô thị tỉnh Thái Nguyên 3.6.1. Giải pháp quy hoạch 3.6.1.1. Lựa chọn vị trí NNƠCC trong ĐVƠ Đối với các đô thị KV1: đất đồng ruộng, bằng phẳng, gần đƣờng giao thông, xung quanh là các chức năng của đô thị. Vì vậy NNƠCC bố trí cuối hƣớng gió mát Đông Nam, các nhóm nhà thấp tầng và các công trình công cộng đặt đầu hƣớng gió đảm bảo khoảng cách phục vụ cho các nhóm nhà trong ĐVƠ (hình 3.6.a). Đối với các đô thị KV2: địa hình trung du có dạng đồi bát úp, không bằng phẳng, có độ dốc nhỏ. Vì vậy NNƠCC bố trí cuối hƣớng gió mát Đông Nam, các nhóm nhà ở thấp tầng bố trí phía đầu hƣớng gió mát. Các công trình công cộng bố trí ở trung tâm ĐVƠ đảm bảo khoảng cách phục vụ đến các nhà ở. Bố trí khu vực cây xanh xen kẽ với các nhóm nhà ở tạo các khoảng mở dẫn gió (hình 3.7.b). Đối với các đô thị KV3: Địa hình có độ dốc lớn chạy thành dải hẹp dọc theo triền núi cao, có lũ quét, lũ ống nguy hiểm khi mƣa lớn. Vì vậy NNƠCC cần bố trí khu vực địa hình cao, các nhóm nhà ở thấp tầng bố trí ở giữa khu vực ĐVƠ. Các công trình công cộng đƣợc bố trí xen kẽ ở giữa ĐVƠ để đảm bảo khoảng cách phục vụ. Xen giữa các nhóm nhà bố trí các kênh thoát lũ kết hợp với cây xanh làm cảnh quan cho khu vực và tạo sự đa dạng sinh thái (hình 3.6.c). 16 Hình 3.6. Giải pháp lựa chọn vị trí NNƠCC trong ĐVƠ tại Thái Nguyên 3.6.1.2. Mật độ xây dựng Đối với khu vực KV1: Khuyến khích mật độ thấp hơn quy chuẩn QCXDVN 01:2008 từ 5 – 8%. Đối với khu vực KV2: Khuyến khích mật độ thấp hơn hơn quy chuẩn QCXDVN 01:2008 từ 8 – 10 % Đối với khu vực KV3: Khuyến khích mật độ thấp hơn quy chuẩn QCXDVN 01:2008 từ 10 – 15 % 3.6.1.3. Tầng cao trung bình Đối với các khu vực KV1: số tầng cao trung bình từ 12 - 15 tầng Đối với các khu vực KV2: số tầng cao trung bình từ 9 -12 tầng. Đối với các khu vực KV3: số tầng cao trung bình từ 5 -7 tầng. 3.7.1.4. Hướng công trình Đối với các khu vực KV1: Chọn hƣớng nhà vuông góc với hƣớng gió chính hoặc lệch với hƣớng gió chính 15°. Đối với khu vực KV2: do đặc điểm địa hình có dạng gò đồi cho nên hƣớng gió mát và gió lạnh sẽ có thay đổi khi gặp gò đồi thấp, vì vậy cần phải dựa vào điều kiện địa hình thực tế để điều chỉnh hƣớng nhà sao cho đón đƣợc gió mát, tránh gió lạnh. Ƣu tiên quy hoạch nhà chung cƣ phía Nam, Đông Nam, Tây Nam, tránh phía Bắc, Đông Bắc. Đối với khu vực KV3: do có địa hình núi nên phụ thuộc vào vị trí của công trình cụ thể để xác định hƣớng nhà đảm bảo đón đƣợc gió mát thổi từ dƣới núi lên và tránh đƣợc gió lạnh thổi từ trên núi xuống. 3.6.1.5. Hình khối công trình Đối với khu vực KV1: Công trình cần đón gió mát hƣớng Đông Nam, che chắn gió lạnh hƣớng Đông Bắc, lựa chọn hình chữ nhật, hình chữ U, L, T, hình cong hƣớng về phía Đông Nam, nhà có sân trong để tăng diện tích thông gió, giảm nhận BXMT cho công trình. Đối với khu vực KV2: Công trình cần đón gió mát hƣớng Đông Nam, che chắn gió lạnh hƣớng Đông Bắc chú ý sự thay đổi hƣớng gió bởi gò đồi thấp, lựa chọn hình chữ nhật, 17 hình chữ U, L, T, nhà có sân trong, nhà hình cong hƣớng về phía gió mát để tăng diện tích thông gió cho công trình. Đối với khu vực KV3: Công trình cần đón gió mát ban ngày từ chân núi thổi lên và che chắn gió lạnh ban đêm từ đỉnh núi thổi xuống, cần lựa chọn các hình chữ nhật, hình chữ U, L, T, nhà ghép khối, nhà có sân trong để tăng khả năng thông gió tự nhiên và giảm nhận BXMT cho công trình 3.6.1.6. Tổ hợp các khối nhà Đối với khu vực KV1: Tổ hợp khối nhà theo dạng MH1, MH2, MH3, MH4 đảm bảo thông gió tự nhiên cho khu vực sân chơi của trẻ em, khu vực sinh hoạt cộng đồng và thông gió từng công trình, khoảng cách giữa các khối nhà đảm bảo L>H (L: khoảng cách các khối nhà, H: chiều cao các công trình) và vị trí các công trình không xâm phạm các khu đất có giá trị lịch sử, sinh thái. Đối với khu vực KV2: Tổ hợp khối nhà theo dạng MH1, MH2, MH3, MH4 đảm bảo khoảng cách các nhà L>H, bố trí các khối nhà nằm trên sƣờn đồi theo địa hình đồng mức, khu vực đỉnh đồi là diện tích cây xanh cảnh quan, các khu vực trũng bố trí mặt nƣớc. Chú ý hạn chế bố trí nhà nằm trên sƣờn đồi các hƣớng Tây, Tây – Bắc để tránh BXMT. Đối với khu vực KV3: Tổ hợp khối nhà theo dạng MH2, MH3, MH4, MH5 đảm bảo khoảng cách giữa các nhà L > H và khoảng cách tới vách núi > 10m (nếu có). Chú ý bố trí công trình bám sát địa hình theo đƣờng đồng mức, tạo dòng chảy thoát nƣớc hai bên rìa khu chung cƣ xét đến những trận lũ lớn (50 năm). 3.6.2. Giải pháp kiến trúc nhà ở chung cư (NƠCC) theo hướng xanh 3.6.2.1. Giáp pháp tổ chức không gian công trình a. Công trình dạng hành lang hình chữ nhật, U, L, T Đối với khu vực KV1: Dạng hành lang bên cần bố trí hành lang về hƣớng gió mát Đông Nam, tránh quay hƣớng Đông Bắc. Công trình dạng hành lang giữa tổ chức hình dạng công trình có các khoảng mở hoặc hình dạng zíc zắc để tăng thông gió, chiếu sáng tự nhiên (Hình 3.7.a). Đối với khu vực KV2: Dạng hành lang bên cần bố trí hành lang về hƣớng gió mát và tránh hƣớng gió lạnh, các hƣớng Đông, Tây cần có giải pháp che nắng theo chiều đứng để ngăn bức xạ mặt trời. Đối với dạng hành lang giữa cần tổ chức khối nhà dạng hình dạng cong hoặc mở về hƣớng Nam, Đông Nam để đón gió mát và ánh sáng tự nhiên chú ý tới vị trị các đồi thấp làm thay đổi hƣớng gió (Hình 3.7.a). Đối với khu vực KV3: Dạng hành lang bên cần bố trí hành lang ở phía trƣớc công trình để tận dụng gió mát, không bố trí về phía núi cao, các hƣớng Đông, Tây cần có giải pháp che nắng theo chiều đứng để ngăn bức xạ mặt trời. Với dạng nhà hành lang giữa cần bố trí các khoảng mở phía trƣớc công trình để thông gió và lấy ánh sáng tự nhiên cho công trình (Hình 3.7.b). 18 Hình 3.7. Giải pháp tổ chức công trình dạng hành lang b. Công trình dạng sân trong Đối với khu vực KV1: Tổ chức sân trong cần có khoảng mở hƣớng Đông Nam để đƣa gió mát và không khí vào công trình. Có thể bỏ trống 1 phần mặt bằng để đƣa gió vào phía trong giếng trời, tạo đƣợc thông gió cho căn hộ phía khuất gió (Hình 3.8.a). Đối với khu vực KV2: Cần xem xét địa hình để đánh giá sự thay đổi hƣớng gió do gò đồi thấp gây nên, bố trí không gian mở hƣớng về luồng gió mát chính để đƣa gió và không khí vào trong công trình (Hình 3.8.a). Đối với khu vực KV3: Cần xem xét hƣớng gió mát ban ngày thổi từ dƣới núi lên, ban đêm gió lạnh thổi từ trên xuống, bố trí không gian mở hƣớng về luồng gió mát để đƣa gió mát và không khí vào trong công trình (Hình 3.8.b). Hình 3.8. Giải pháp tổ chức công trình dạng sân trong c. Công trình hình dáng tự do Đối với khu vực KV1: Chú ý hƣớng Đông Nam luôn có khoảng mở để đón gió cho toàn bộ công trình, với hƣớng Đông, Tây bố trí các không gian phụ, khối kỹ thuật, thang máy, thang bộ. Đối với khu vực KV2: Chú ý bố trí khoảng mở đón gió mát thay đổi do địa hình gò đồi gây nên. Đối với khu vực KV3: Chú ý bố trí khoảng mở đón gió mát thay đổi do chế độ gió núi gây ra có hƣớng gió mát vào ban ngày thổi từ dƣới núi lên và gió lạnh thổi vào ban đêm thổi từ trên núi xuống. 19 3.6.2.2. Giải pháp tổ chức căn hộ Đối với khu vực KV1: Các căn hộ phía Đông Nam cần mở tối đa cửa sổ để đón gió mát chú ý che nắng bằng các tấm che nắng ngang. Đối với các căn hộ hƣớng Đông Bắc chú ý thiết kế che chắn gió lạnh để không thổi trực tiếp vào trong căn hộ. Sử dụng các tấm che hƣớng Đông Bắc hoặc có giải pháp quay hƣớng cửa sổ để tránh hƣớng Đông Bắc. Đối với khu vực KV2: Có gió mát hƣớng Đông Nam, gió lạnh hƣớng Đông Bắc bị ảnh hƣởng bởi gò đồi thấp. Các căn hộ chịu ảnh hƣởng bởi gió lạnh cần phải có các giải pháp che chắn hoặc xoay hƣớng cửa sổ để không bị ảnh hƣởng bởi gió lạnh. Đối với các hƣớng có gió mát cần mở tối đa để đón gió tự nhiên. Đối với khu vực KV3: Có chế độ gió mát ban ngày thổi từ chân núi lên đỉnh núi, gió lạnh thổi ban đêm từ đỉnh núi xuống chân núi. Các căn hộ phía gió mát cần mở cửa sổ tối đa để đón gió, các căn hộ phía giáp núi cần thiết kế cửa sổ nhỏ hoặc xoay hƣớng cửa sổ để tránh gió lạnh. 3.6.2.3. Giải pháp vỏ công trình a. Giải pháp mái xanh: Mái xanh có cấu tạo nhƣ sau: cây trồng (mọi loại cây trồng), đất trồng cây, lớp ngăn đất (vải địa kỹ thuật), lớp thoát nƣớc (sỏi, đá, gạch vụn giữ các chất dinh dƣỡng không bị rửa trôi), cách ly (vải địa kỹ thuật), sàn đỡ cây (vỉ nhựa kết hợp thoát nƣớc), cách ly (vải địa kỹ thuật), lớp ngăn rễ cây (không cho rễ cây ăn vào lớp chống thấm), chống thấm, tạo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_to_chuc_khong_gian_nhom_nha_o_chung_cu_trong.pdf
Tài liệu liên quan