Tóm tắt Luận án Trách nghiệm xã hội của các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước và những

yêu cầu của hội nhập quốc tế đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội

của các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay

* Khái niệm doanh nghiệp Nhà nước: Trong Luật Doanh nghiệp năm

2014, tại Khoản 8 Điều 4 thì "Doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do

Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

* Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam: Trách

nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước là hiệu quả hoạt động kinh tế -

xã hội của doanh nghiệp nhằm tạo cơ sở vật chất góp phần điều tiết và định

hướng nền kinh tế phát triển bền vững theo con đường xã hội chủ nghĩa, xây

dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, củng cố sức mạnh quốc phòng - an ninh,

đóng góp thực hiện an sinh - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.

* Những yêu cầu của hội nhập quốc tế đối với việc thực hiện trách

nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay.

Yêu cầu doanh nghiệp Nhà nước phải bảo toàn vốn và mở rộng sản

xuất: Để quốc gia độc lập, tự chủ khi hội nhập quốc tế thì đầu tiên cần phải

có nền kinh tế có năng lực độc lập, tự chủ. Và nó chỉ đạt được khi có một

hệ thống doanh nghiệp mạnh và đường lối điều hành kinh tế nhanh nhạy

của chính phủ thích nghi với những biến đổi của kinh tế thế giới. Một13

trong những yêu cầu cơ bản để doanh nghiệp phát triển mạnh là cần phải

thực hiện tốt các vấn đề trách nhiệm xã hội.

Trong thế giới phẳng "siêu cạnh tranh" nên yêu cầu doanh nghiệp

Nhà nước phải nâng cao khả năng cạnh tranh: Chính do áp lực của

cạnh tranh quốc tế, minh bạch hoá, mở cửa để hội nhập chủ động và

sâu rộng, các cam kết quốc tế đã tạo ra những ràng buộc phải điều

chỉnh cơ bản tư duy và phương thức kinh doanh. Tuân thủ thực hiện

những "nguyên tắc" trong các hiệp định, thỏa ước quốc tế mà Việt Nam

đã ký kết là yêu cầu bắt buộc, trong đó có những yêu cầu về trách nhiệm

xã hội của doanh nghiệp

pdf28 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Trách nghiệm xã hội của các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệp và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước trong quá trình hội nhập quốc tế 1.1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan những vấn đề lý luận chung về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp * Những công trình nghiên cứu liên quan đến khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Nghiên cứu về khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Việt Nam khá phong phú bởi nhiều tác giả như: Lê Thanh Hà, Nguyễn Ngọc Thắng, Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức, Trần Hồng Minh, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Thị Minh Châu, Nguyễn Thị Lan Hương, Hà Tôn Vinh, Trương Nam Thắng Những tác giả trên chưa đưa ra khái niệm riêng của mình về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, họ chỉ dẫn giải những khái niệm phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, các tác giả đều cho là khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Sở dĩ có nhiều quan điểm, cách hiểu khác nhau là do: Phụ thuộc vào truyền thống, điều kiện văn hóa của quốc gia yêu cầu đối với các doanh nghiệp; Do không gian, thời gian tranh luận. Và các tác giả đều thống nhất là nội hàm khái 6 niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm nhiều khía cạnh liên quan đến ứng xử của doanh nghiệp đối với các chủ thể và đối tượng có liên quan trong quá trình hoạt động. Các ứng xử bao gồm: Trách nhiệm với khách hàng; Trách nhiệm với nhân viên; Trách nhiệm với đối tác kinh doanh; Trách nhiệm với môi trường; Trách nhiệm với cộng đồng; Trách nhiệm với các nhà đầu tư. * Những công trình nghiên cứu về cấu trúc trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Vấn đề này đã có những tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Văn Thức, Trần Hồng Minh, Phạm Thị Tuyết, Bùi Loan Thùy, Đặng Hữu Toàn, Đỗ Hoài Nam, Trần Nguyên Việt, Nguyễn Ngọc Hà, Điểm chung của các tác giả thì cấu trúc đó bao hàm 7 vấn đề doanh nghiệp phải thực hiện: 1) doanh nghiệp phải đảm bảo hoạt động của mình không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái; 2) phải biết quan tâm đến người làm công cho mình và người thân của họ không chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần; 3) phải tôn trọng quyền bình đẳng giới tính, không được phân biệt đối xử về mặt giới tính trong tuyển dụng lao động và trả lương mà phải dựa trên sự công bằng về năng lực của mỗi người; 4) không được phân biệt đối xử về mặt sắc tộc, không được phân biệt đối xử giữa người bình thường và người bị khiếm khuyết về mặt cơ thể hoặc quá khứ của họ; 5) phải cung cấp những sản phẩm có chất lượng tốt, không gây tổn hại đến sức khỏe người tiêu dùng; 6) phải biết dành một phần lợi nhuận để đóng góp cho các hoạt động trợ giúp cộng đồng; 7) phải tham gia kiến tạo hòa bình và an ninh của quốc gia cũng như thế giới. * Những nghiên cứu về tầm quan trọng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Có các nhà nghiên cứu tiêu biểu như: Lê Thanh Hà, Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức, Trần Hồng Minh, Đặng Đình 7 Cung, Phạm Văn Đức, Nguyễn Ngọc Thắng Họ đều cho là khi thực hiện tốt trách nhiệm xã hội sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp trên các mặt: Tăng doanh thu, đóng góp thiết thực vào xây dựng thương hiệu doanh nghiệp; Đảm bảo và góp phần gìn giữ môi trường; Thu hút được nguồn lao động có chất lượng cao, trung thành về làm việc tại doanh nghiệp; Nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp, sản phẩm và hàng hóa dịch vụ hội nhập với thị trường thế giới. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến những vấn đề lý luận chung về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay * Những công trình nghiên cứu liên quan đến những vấn đề lý luận chung về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước, bước đầu đã có một số tác giả đề cập đến, như: Đinh Thị Cúc, Nguyễn Thị Kim Chi Tuy nhiên, việc nghiên cứu lý luận chung về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước theo tìm hiểu của tác giả thì vấn đề này chỉ mới dừng lại ở một vài khía cạnh nhất định, chưa có công trình nào đi vào phân tích sâu có hệ thống. 1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng và giải pháp thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay * Những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Các nhà nghiên cứu: Trần Đăng Bộ, Nguyễn Duy Long, Chu Văn Cấp, Đinh Thị Cúc, Nguyễn Thị Kim Chi Các tác giả đã chỉ ra những thành tựu mà doanh nghiệp Nhà nước thực hiện trách nhiệm xã hội đó là: Bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát, đảm bảo ổn định xã hội, ngăn ngừa sự 8 suy giảm kinh tế, duy trì việc làm cho người lao động, không để xảy ra đình công và bảo đảm thu nhập cho người lao động; Đầu tư các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện các nhiệm vụ công ích ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, hỗ trợ các địa phương nghèo Và cũng nêu lên những hạn chế nổi bật trong thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước đó là: Tình trạng làm ăn thua lỗ, nợ nần, phá sản vẫn còn nhiều; Ngày càng tạo ra ít việc làm; Tình trạng lãnh đạo nhận lương cao bất thường, đối xử bất bình đẳng với người lao động; Nhiều doanh nghiệp phá rừng, khai thác tài nguyên bừa bãi. * Những công trình nghiên cứu liên quan đến các giải pháp nâng cao thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu liên quan các giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay vẫn còn thiếu, ví như Đinh Thị Cúc trong luận án đã chỉ ra những hạn chế nổi bật trong thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, tác giả chưa đề ra những giải pháp cụ thể để nhằm phát huy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước hiện nay, có thể nói đây là một trong những khoảng trống lớn cần tiếp tục nghiên cứu. 1.3. Giá trị của các công trình đã nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ thêm 1.3.1. Giá trị của những công trình đã tổng quan Có thể khái quát những nội dung nghiên cứu và giá trị của những công trình đó trên các khía cạnh cơ bản sau: Thứ nhất, những công trình nghiên cứu trên đã trình bày khá cụ thể khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, cấu trúc và tầm quan trọng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. 9 Thứ hai, những công trình nghiên cứu trên ở những góc độ nhất định đã phân tích được những ưu điểm và hạn chế của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nhà nước nói riêng ở Việt Nam. Thứ ba, những công trình nghiên cứu trên cũng đã đưa ra một số quan điểm và những giải pháp chung chủ yếu để tiếp tục phát huy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu có hệ thống từ góc độ lý luận cho đến thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay, đó là khoảng trống lớn để tác giả Luận án thực hiện. 1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu và làm sáng tỏ thêm Trên cơ sở tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung của luận án, tác giả nhận thấy có một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu và làm sáng tỏ thêm như sau: Một là, tiếp tục nghiên cứu lý luận làm sáng tỏ vai trò của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp qua thực tiễn Việt Nam hiện nay. Hai là, khái quát những trách nhiệm của doanh nghiệp Nhà nước đối với xã hội, từ đó phân tích chỉ ra thực trạng việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay. Ba là, nghiên cứu đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong quá tình hội nhập quốc tế hiện nay. 10 Chương 2 TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 2.1. Trách nhiệm xã hội, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và vai trò của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 2.1.1. Khái niệm trách nhiệm, trách nhiệm xã hội * Khái niệm trách nhiệm: Trách nhiệm là khả năng con người ý thức được những kết quả hoạt động của mình trong mối quan hệ giữa cá thể này với cá thể khác và với cộng đồng, cũng như với môi trường sống xung quanh. Đó là những ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm làm đúng đắn, nếu sai trái thì phải chịu phần hậu quả. * Khái niệm trách nhiệm xã hội: Trách nhiệm xã hội là năng lực, bổn phận của con người ý thức được những hậu quả do hành động của mình đưa lại. Cụ thể hơn, đó là năng lực xác định được lợi ích và tác hại trong hành động của mình đối với người khác, đối với xã hội. 2.1.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và cấu trúc của nó * Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Tác giả dẫn khái niệm của Nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng Thế giới, theo đó thì nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm nhiều khía cạnh liên quan đến ứng xử của doanh nghiệp đối với các chủ thể và đối tượng có liên quan trong quá trình hoạt động. Các ứng xử bao gồm: Doanh nghiệp với khách hàng; Doanh nghiệp với người lao động; Doanh nghiệp với nhân viên; Doanh nghiệp với đối tác kinh doanh; Doanh nghiệp với môi trường; Doanh nghiệp với cộng đồng; Doanh nghiệp với các nhà đầu tư. 11 * Các yếu tố cơ bản trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gồm các yếu tố: Trách nhiệm kinh tế; Trách nhiệm pháp lý; Trách nhiệm đạo đức; Trách nhiệm từ thiện. 2.1.3. Vai trò thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Các nhà nghiên cứu thực tiễn các doanh nghiệp thế giới đã cho rằng: Khi doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội sẽ giúp doanh nghiệp: Tăng doanh thu, đóng góp thiết thực vào xây dựng thương hiệu doanh nghiệp; Đảm bảo và góp phần gìn giữ môi trường; Thu hút được nguồn lao động có chất lượng cao, trung thành về làm việc tại doanh nghiệp; Nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp, sản phẩm và hàng hóa dịch vụ hội nhập với thị trường thế giới. 2.2. Hội nhập quốc tế và những yêu cầu của hội nhập quốc tế đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay 2.2.1. Hội nhập quốc tế và quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam * Khái niệm hội nhập quốc tế: Hội nhập quốc tế là quá trình các nước tiến hành các hoạt động nhằm tăng cường sự gắn kết họ với nhau dựa trên chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế. * Tính tất yếu và quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam: Tất yếu hội nhập quốc tế: Các quốc gia ngày nay càng có nhiều mối quan hệ phụ thuộc vào nhau hơn, cần sự bổ trợ cho nhau, đặc biệt là các mối quan hệ về kinh tế thương mại cũng như đầu tư và các mối quan hệ khác như môi trường, dân số Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam: Quá trình hội nhập chính trị bắt đầu khi trở thành thành viên Liên hợp quốc năm 1977. Về hội nhập 12 kinh tế có thể được tính từ khi Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ kinh tế (năm 1978). Tuy nhiên, quá trình phát triển tư duy của Đảng về hội nhập quốc tế thực chất chỉ bắt đầu cùng với sự nghiệp đổi mới được Đại hội VI (năm 1986) khởi xướng. Còn thuật ngữ "hội nhập kinh tế quốc tế" bắt đầu được sử dụng khoảng giữa thập niên 1990 cùng với quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN, tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và các thể chế kinh tế quốc tế khác. Nhưng, thuật ngữ hội nhập được đề cập lần đầu tiên là trong Văn kiện Đại hội VIII của Đảng (năm 1996). 2.2.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước và những yêu cầu của hội nhập quốc tế đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay * Khái niệm doanh nghiệp Nhà nước: Trong Luật Doanh nghiệp năm 2014, tại Khoản 8 Điều 4 thì "Doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. * Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước là hiệu quả hoạt động kinh tế - xã hội của doanh nghiệp nhằm tạo cơ sở vật chất góp phần điều tiết và định hướng nền kinh tế phát triển bền vững theo con đường xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, củng cố sức mạnh quốc phòng - an ninh, đóng góp thực hiện an sinh - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. * Những yêu cầu của hội nhập quốc tế đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Yêu cầu doanh nghiệp Nhà nước phải bảo toàn vốn và mở rộng sản xuất: Để quốc gia độc lập, tự chủ khi hội nhập quốc tế thì đầu tiên cần phải có nền kinh tế có năng lực độc lập, tự chủ. Và nó chỉ đạt được khi có một hệ thống doanh nghiệp mạnh và đường lối điều hành kinh tế nhanh nhạy của chính phủ thích nghi với những biến đổi của kinh tế thế giới. Một 13 trong những yêu cầu cơ bản để doanh nghiệp phát triển mạnh là cần phải thực hiện tốt các vấn đề trách nhiệm xã hội. Trong thế giới phẳng "siêu cạnh tranh" nên yêu cầu doanh nghiệp Nhà nước phải nâng cao khả năng cạnh tranh: Chính do áp lực của cạnh tranh quốc tế, minh bạch hoá, mở cửa để hội nhập chủ động và sâu rộng, các cam kết quốc tế đã tạo ra những ràng buộc phải điều chỉnh cơ bản tư duy và phương thức kinh doanh. Tuân thủ thực hiện những "nguyên tắc" trong các hiệp định, thỏa ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết là yêu cầu bắt buộc, trong đó có những yêu cầu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. 2.3. Những nhân tố tác động đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay Ngoài những yêu cầu của hội nhập quốc tế thì việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam còn chịu sự tác động bởi: - Tác động của chủ trương, đường lối của Đảng và những chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Tác động từ nhận thức của chủ thể các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay. - Tác động của các hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. - Tác động của người lao động và người tiêu dùng. 14 Chương 3 TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 3.1. Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay - thành tựu và nguyên nhân 3.1.1. Thành tựu thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay * Thành tựu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước trong việc kinh doanh hiệu quả nhằm bảo toàn phát triển vốn. Một là, doanh nghiệp Nhà nước bước đầu đạt được những hiệu quả và đóng góp quan trọng cho ngân sách Nhà nước, tạo nguồn thu quan trọng cho đất nước, đóng góp lớn vào phát triển hạ tầng ở vùng sâu, vùng xa. Hai là, doanh nghiệp Nhà nước đã kinh doanh có hiệu quả trong những ngành, lĩnh vực mang lại ít lợi nhuận hoặc không có lợi nhuận mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Ba là, doanh nghiệp Nhà nước bước đầu đầu tư có hiệu quả vào những lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi vốn lớn và thu hồi chậm mà các thành phần kinh tế khác không đủ sức đầu tư. Bốn là, doanh nghiệp Nhà nước là công cụ ngăn chặn độc quyền, phân phối lại thu nhập quốc dân và cung cấp hàng hoá cho những thiệt hại kinh tế. * Thành tựu thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước trong việc kết hợp xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và tăng cường 15 củng cố sức mạnh an ninh quốc phòng của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay. Một là, doanh nghiệp Nhà nước bước đầu thực hiện tốt trách nhiệm trong phát triển kinh tế đóng góp cho ngân sách, từng bước tự chủ cũng như phát triển công nghiệp quốc phòng. Hai là, doanh nghiệp Nhà nước đã góp phần quan trọng trong thực hiện trách nhiệm kết hợp xây dựng củng cố an ninh quốc phòng với xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, làng, bản, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Ba là, doanh nghiệp Nhà nước đã thực hiện tốt trách nhiệm trong việc hội nhập kinh tế quốc tế và chủ động giao lưu hợp tác quốc tế góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường thế giới. * Thành tựu thực hiện trách nhiệm an sinh - xã hội của các doanh nghiệp Nhà nước trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay Một là, doanh nghiệp Nhà nước góp phần quan trọng trong thực hiện những chính sách, chương trình về thị trường lao động, đào tạo; Hỗ trợ người tìm việc, tự tạo việc làm hoặc đào tạo nâng cao kỹ năng cho người lao động. Hai là, doanh nghiệp Nhà nước bảo đảm trách nhiệm trong việc thực hiện các chính sách bảo hiểm như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Ba là, doanh nghiệp Nhà nước đóng góp phần lớn vào cứu trợ và trợ giúp xã hội như: Những người thất nghiệp, người thiếu việc làm, người có thu nhập thấp, người già, người tàn tật, người nghèo, trẻ em mồ côi. Bốn là, doanh nghiệp Nhà nước đã từng bước thực hiện tốt chính sách đối với người có công. * Thành tựu thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái của các doanh nghiệp Nhà nước trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay. 16 Một là, doanh nghiệp Nhà nước từng bước đầu tư ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại vào sản xuất góp phần bảo vệ môi trường. Hai là, phần lớn doanh nghiệp Nhà nước luôn đi đầu và là tấm gương tốt trong chấp hành pháp luật về môi trường. 3.1.2. Nguyên nhân của những thành tựu thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay Một là, do vị trí, vai trò và nguồn lực xã hội đầu tư cũng như sự quan tâm ưu ái của Đảng, Nhà nước dành cho các doanh nghiệp Nhà nước. Hai là, nhận thức và thực hiện trách nhiệm xã hội của những người đại diện các DNNN ngày càng tốt hơn. Ba là, do yêu cầu và sức ép của quá trình hội nhập quốc tế. Bốn là, do yêu cầu, sức ép của xã hội và các tổ chức phi chính phủ. 3.2. Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay - hạn chế và nguyên nhân 3.2.1. Những hạn chế thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay * Hạn chế trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước trong việc kinh doanh hiệu quả nhằm bảo toàn phát triển vốn. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn còn không ít doanh nghiệp Nhà nước hiệu quả đầu tư thấp, thậm chí nhiều doanh nghiệp luôn làm ăn thua lỗ, dẫn đến phát sinh những khoản nợ xấu lớn, mặc dù đã được Nhà nước cứu trợ cho tồn tại bằng cách "khoanh nợ", "giãn nợ" hoặc trợ cấp vốn từ ngân sách, bảo lãnh vay vốn, nhưng đang bên bờ vực phá sản; Nhiều doanh nghiệp vi phạm pháp luật về môi trường, vi phạm về một số chính sách đối với người lao động... Nó được thể hiện ở: 17 Một là, hiệu quả kinh tế của nhiều doanh nghiệp Nhà nước còn rất thấp. Hai là, nhiều doanh nghiệp Nhà nước rơi vào tình trạng nợ xấu và rất lớn. Ba là, nhiều doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ lớn. * Hạn chế thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước trong việc kết hợp xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và tăng cường củng cố sức mạnh quốc phòng - an ninh của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay Được hưởng nhiều đặc quyền và nhiều ưu đãi của Nhà nước (những lợi thế trong tiếp cận các nguồn lực, đặc biệt nguồn lực tài chính, ưu đãi về quyền sử dụng đất, về các loại thuế). Tuy nhiên, còn nhiều doanh nghiệp chưa tận dụng lợi thế để phát triển trái lại hiệu quả kinh tế thấp, một số còn thua lỗ rất lớn làm hạn chế đóng góp sức mạnh vật chất cho Nhà nước. * Hạn chế thực hiện trách nhiệm an sinh - xã hội của các doanh nghiệp Nhà nước trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay Một là, doanh nghiệp Nhà nước còn nhiều hạn chế về giải quyết việc làm cũng như tạo việc làm mới. Hai là, doanh nghiệp Nhà nước phân phối thu nhập chưa tốt có mức chênh lệch rất lớn giữa lãnh đạo và người lao động, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nhưng lãnh đạo vẫn nhận lương rất cao. Ba là, thực hiện an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn nhiều khiếm khuyết, còn nhiều vụ tai nạn lao động diễn ra. Bốn là, được hưởng nhiều ưu thế, đặc quyền, đặc lợi khiến cho cạnh tranh diễn ra không lành mạnh giữa các loại hình doanh nghiệp cùng ngành, ảnh hưởng xấu cho môi trường kinh doanh gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân. * Hạn chế thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái của các doanh nghiệp Nhà nước trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay 18 Một là, do công nghệ kỹ thuật lạc hậu nên nhìn chung năng suất, hiệu quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp Nhà nước còn thấp, thậm chí rất thấp, tiêu hao nhiều nguyên liệu ảnh hưởng xấu tới môi trường, Hai là, vì lợi ích cục bộ nên vẫn còn nhiều doanh nghiệp Nhà nước phá rừng, xả thải ra môi trường không qua xử lý gây những hậu quả nghiêm trọng. 3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay Thứ nhất: Khung pháp lý chưa vững chắc cho điều kiện kinh doanh và thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay. Thứ hai: Chủ thể các doanh nghiệp Nhà nước vẫn chưa thật sự quan tâm, chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khiến cho việc thực hiện vẫn còn tương đối khó khăn. Thứ ba: Vai trò và hiệu quả hoạt động của các hội tổ chức xã hội - nghề nghiệp còn hạn chế chưa đủ sức tác động đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước. Thứ tư: Nhận thức về quyền lợi, thói quen của người lao động và người tiêu dùng chưa đủ sức tác động đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Nhà nước. 19 Chương 4 NHỮNG NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY 4.1. Hoàn thiện khung pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho điều kiện kinh doanh và thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay 4.1.1. Xây dựng cơ sở pháp lý để đổi mới quản trị, cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước theo những điều kiện và thông lệ quốc tế Một là, đổi mới công tác tuyển dụng, bố trí, tạo môi trường làm việc và cơ hội thăng tiến cho cán bộ quản lý doanh nghiệp Nhà nước. Hai là, thực hiện chính sách tiền lương phù hợp với cơ chế thị trường. Ba là, tăng cường quản lý, giám sát, kiểm tra thường xuyên các doanh nghiệp Nhà nước. Bốn là, sớm tách bạch nhiệm vụ kinh doanh với nhiệm vụ chính trị - xã hội của doanh nghiệp Nhà nước. Năm là, cần nhanh chóng khắc phục việc đầu tư ngoài ngành của những doanh nghiệp Nhà nước. Sáu là, tiếp tục và kiên quyết đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Bảy là, hoàn thiện những chính sách và chế tài nhằm nâng cao đầu tư trình độ kỹ thuật, công nghệ cho doanh nghiệp Nhà nước. 20 4.1.2. Xây dựng những chủ trương chính sách, pháp luật để phát huy vai trò của các hội ,tổ chức xã hội - nghề nghiệp tác động thúc đẩy doanh nghiệp Nhà nước nâng cao nhận thức, thực hiện trách nhiệm xã hội Một là, Nhà nước nên đưa những vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vào hệ thống giáo dục đào tạo, hệ thống dạy nghề; khen thưởng xứng đáng, kịp thời và chứng nhận cho những doanh nghiệp thực hiện tốt những trách nhiệm đối với xã hội. Hai là, xây dựng những chủ trương chính sách, pháp luật đồng bộ thúc đẩy triển khai thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, phát huy vai trò của các hội tổ chức xã hội - nghề nghiệp, phát huy vai trò và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 4.2. Doanh nghiệp Nhà nước cần nâng cao nhận thức và biện pháp thực hiện trách nhiệm xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay 4.2.1. Doanh nghiệp Nhà nước cần tự nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay Một là, Nhà nước cần tăng cường tuyên truyền cho các doanh nghiệp về nghĩa vụ và lợi ích khi thực hiện các trách nhiệm xã hội. Hai là, các doanh nghiệp cần phải chủ động trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về trách nhiệm xã hội. 4.2.2. Doanh nghiệp Nhà nước cần tự nâng cao biện pháp thực hiện trách nhiệm xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay Một là, phải thường xuyên đổi mới công nghệ, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất. Hai là, luôn tăng cường các mối liên kết trong đổi mới sáng tạo, hợp tác nghiên cứu giữa các doanh nghiệp và giữa doanh n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_trach_nghiem_xa_hoi_cua_cac_doanh_nghiep_nha.pdf
Tài liệu liên quan