Tóm tắt Luận án Trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Các tổ chức xã hội cũng tham gia và tổ chức trực tiếp nhiều hội thảo,

hội nghị về vấn đề bảo vệ NTD

Đặc biệt là các tổ chức bảo vệ NTD đã tiến hành tập huấn cho các Hội

ở các địa phương (trung bình mỗi năm khoảng 4-5 hội thảo) như trao đổi kinh

nghiệm về hoạt động bảo vệ NTD, tổ chức và vận hành các văn phòng khiếu

nại của NTD, phát triển các tổ chức bảo vệ NTD ở địa phương.

Để NTD được tiếp cận gần hơn với các thông tin, Hội tiêu chuẩn và

bảo vệ NTD Việt Nam đã có một số tạp chí, chuyên mục riêng về vấn đề tiêu

dùng và NTD có uy tín như Tạp chí Tiêu dùng in và phát hành hàng vạn các

ấn phẩm như tờ rơi, sách hướng dẫn, sách , tại các hội chợ, khu đông dân cư,

siêu thị, trung tâm thương mại lớn, các trường học.Thông qua những tạp chí,

chuyên mục này NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thể

nắm bắt được những vấn đề về NTD nói chung và pháp luật bảo vệ NTD nói

riêng

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TD theo pháp luật Việt Nam. Để từ đó đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam, nhất là Việt Nam đang trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội, hội nhập quốc tế và trong yêu cầu triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013. 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu Qua các công trình nghiên cứu kể trên đã cho thấy, bên cạnh những thành tựu về mặt lý luận, thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD thì luận án nhận thấy những vấn đề mà công trình trên còn bỏ ngỏ hoặc chưa giải quyết thấu đáo như sau: 6 - Thứ nhất, về mặt lý luận. (1)Về sự cần thiết phải luật hóa trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, chưa được lập luận đầy đủ và thuyết phục trong các công trình nghiên cứu. (2) Về khái niệm trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD, tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD, Pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD. Hầu hết các công trình nghiên cứu chưa đưa ra các khái niệm này. Trên thực tế, có công trình nghiên cứu đề cập đến khái niệm tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD và một số quy định về trách nhiệm bảo vệ quyền lợi NTD là cá nhân của các hiệp hội nghề nghiệp (Thảo luận của ThS. Viên Thế Giang tại Hội Thảo về Các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp, các tổ chức xã hội, cộng đồng và quyền con người. - Thứ hai, về phương diện thực tiễn. Do chưa có sự nhận diện rõ nét về khái niệm trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi NTD dưới góc độ pháp lý nên chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra tiêu chí đánh giá thực trạng pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi NTD; đánh giá toàn diện, cụ thể về thực trạng quy định pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong từ trước đến nay. Ngoài ra, đối với thực trạng thực hiện pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD đã được một số công trình trong nước nghiên cứu như nghiên cứu về thực trạng vai trò của Hội bảo vệ NTD trong bảo vệ NTD nhưng vẫn chưa làm nổi bật được các vấn đề như thực trạng các quy định pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD; thực trạng tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi NTD; thực trạng về nguồn nhân lực tổ chức thực hiện trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD theo pháp luật Việt Nam hiện hành... Khoảng trống này đã dẫn đến sự thiếu hụt căn cứ thực tiễn cho các kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD ở Việt Nam trong thời gian tới. - Thứ ba, về giải pháp, kiến nghị. (1) Kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến chủ đề trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD cho thấy hiện đang thiếu sự phân tích, lập luận đầy đủ về quan điểm và yêu cầu hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức 7 xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD ở Việt Nam hiện nay. Đặc biệt là bối cảnh triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 và thực hiện các chủ trương lớn của Đảng ta về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN), phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát huy dân chủ, bảo đảm quyền con người, hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế. (2) Cũng liên quan đến vấn đề nói trên là thực trạng thiếu một hệ quan điểm được thừa nhận chung về mô hình chính sách pháp luật cần thiết và khung chính sách pháp luật cơ bản về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD ở Việt Nam hiện nay. Đây là cơ sở để xây dựng và ban hành pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD ở Việt Nam trong thời gian tới. (3) Ngoài ra, các công trình nghiên cứu cũng chưa xây dựng được giải pháp mang tính cụ thể cho từng thành tố cấu thành pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội ở Việt Nam hiện nay. 1.3. Những vấn đề cần được tiếp tục làm sáng tỏ của đề tài Thứ nhất, nghiên cứu đưa ra thay đổi mới trong nhận thức lý luận về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD, pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD ở Việt Nam hiện nay. Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý thuyết về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD, các quan niệm về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD trên thế giới và ở Việt Nam. Qua đây, tác giả xây dựng được khái niệm trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD, pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD, đặc điểm của pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD ở Việt Nam hiện nay. Thứ hai, nghiên cứu đưa ra quan điểm về sự cần thiết phải xây dựng pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD ở Việt Nam, nội dung chính và các nguyên tắc của pháp luật về về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD ở Việt Nam hiện nay. 8 Thứ ba, nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng, điều chỉnh pháp luật về về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD ở một số nước trên thế giới để gợi mở cho Việt Nam. Thứ tư, nghiên cứu đưa ra tiêu chí đánh giá thực trạng pháp luật về về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD ở Việt Nam hiện nay; thực trạng điều chỉnh và thực hiện pháp luật về về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD ở Việt Nam như: nghiên cứu thực trạng tổ chức thi hành pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD thông qua Hội bảo vệ quyền lợi NTD; đánh giá thực trạng hoạt động của một số tổ chức xã hội khác trong hoạt động bảo vệ quyền lợi của NTD,...Việc nghiên cứu phải chỉ rõ được những thành tựu, hạn chế, bất cập và nguyên nhân của các thành tựu, hạn chế đó. Thứ năm, nghiên cứu xác định phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD theo pháp luật Việt Nam hiện nay. Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 2.1. Khái quát về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD 2.1.1. Khái niệm về người tiêu dùng Người tiêu dùng (consumer) là thuật ngữ có phạm vi mô tả khá rộng. Xác định rõ nội hàm của khái niệm người tiêu dùng là hết sức quan trọng nhằm mục tiêu trước hết là bảo vệ hiệu quả quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, tránh sự lạm dụng cơ chế bảo vệ người tiêu dùng để trục lợi, cũng như tránh sự can thiệp quá sâu và không cần thiết của nhà nước vào các quan hệ dân sự. Quan niệm về người tiêu dùng ở mỗi quốc gia có thể được định nghĩa khác nhau, song tổng hợp lại những quan điểm này nổi lên ba vấn đề về tư cách chủ thể; cách thức tiếp cận; mục đích sử dụng hàng hóa, dịch vụ. 2.1.2. Khái niệm về quyền của người tiêu dùng Quyền của NTD là những đặc quyền, thể hiện nhu cầu cuộc sống hàng ngày của cá nhân, gia đình và của cộng đồng. Nhà nước và nhà sản xuất và 9 cung ứng dịch vụ có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo quyền lợi của NTD. Các quyền của NTD được ghi nhận và bảo đảm thực hiện trong pháp luật quốc gia và quốc tế. 2.1.3. Khái niệm về tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng “Tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD là tổ chức xã hội của NTD được thành lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt dân tộc tôn giáo tín ngưỡng, trình độ nghề nghiệp và là tổ chức đại diện để bảo vệ quyền lợi NTD theo quy định của pháp luật” 2.1.4. Khái niệm và nội dung về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng - Khái niệm về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD: Trách nhiệm của các tổ chức xã bảo vệ quyền lợi NTD là nhiệm vụ, là phần việc được giao của các tổ chức xã hội bảo vệ NTD, tổ chức này được thành lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt dân tộc tôn giáo tín ngưỡng, trình độ nghề nghiệp và là tổ chức đại diện để bảo vệ quyền lợi NTD theo quy định của pháp luật. - Nội dung về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Một là, giáo dục người tiêu dùng Thứ hai, thu thập dữ liệu và kiểm tra sản phẩm Thứ ba, khiếu nại thay mặt người tiêu dùng Thứ tư, khởi kiện thay mặt người tiêu dùng Thứ năm, vận động tẩy chay hàng hóa không đảm bảo chất lượng Thứ sáu, phát triển mạng lưới các hội bảo vệ quyền lợi của NTD Thứ bảy, phản biện và giám định xã hội Thứ tám, thông tin với chính phủ hay nói cách khác cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. 10 2.2. Lý luận pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng 2.2.1. Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Hiện nay, quá trình phát triển kinh tế tri thức, sự tác động ngày càng sâu của cuộc cách mạng công nghệ (cách mạng công nghệ thông tin, truyền thông, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học v.v.), toàn cầu hoá và sự phát triển thương mại điện tử đang càng làm cho quá trình chuyên môn hoá có những bước nhảy vọt hơn nữa về chất, khoảng cách giữa nhà sản xuất và NTD ngày lại càng xa nhau, sự chênh lệch giữa hiểu biết của nhà sản xuất về sản phẩm với tri thức mà NTD biết về sản phẩm ngày càng lớn, quy mô kinh tế giữa thương nhân với NTD càng có sự chênh lệch. Điều đó càng làm cho nhà sản xuất với NTD có độ chênh lệch lớn về vị thế thực tế. Trong bối cảnh ấy, nếu NTD không có các công cụ hỗ trợ, việc NTD bị nhà sản xuất, phân phối lạm dụng là hoàn toàn có khả năng xảy ra. Nếu chỉ trông chờ vào khả năng tự bảo vệ của mình, NTD sẽ khó có thể phòng ngừa và khắc phục được những rủi ro trong quá trình tham gia giao dịch với nhà sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ cũng như trong quá trình sử dụng hàng hoá, dịch vụ đó. Điều này đã được thực tiễn của không chỉ ở các quốc gia công nghiệp phát triển mà còn ở chính Việt Nam chứng minh. Đó chính là lý do vì sao, sự hiện diện của nhà nước, sự can thiệp của nhà nước bằng pháp luật là cần thiết để quan hệ giữa nhà sản xuất, phân phối với NTD trở nên lành mạnh, công bằng hơn. Khi xã hội càng phát triển, lĩnh vực pháp luật bảo vệ NTD sẽ càng cần thiết và càng cần được quan tâm. 2.2.2. Nguyên tắc pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản sau đây: - Mọi hoạt động của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải nhằm mục đích hỗ trợ hoặc đại diện cho người tiêu dùng bảo vệ quyền và lợi 11 ích hợp pháp theo quy định của pháp luật - Hoạt động của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không vì mục đích lợi nhuận - Các nguyên tắc khác theo quy định của pháp luật liên quan về hoạt động của các tổ chức xã hội 2.2.3. Tiêu chí đánh giá Thứ nhất, pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD không được trái với Hiến pháp; Thứ hai, chú trọng đánh giá sự tác động của pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD đối với NTD; Thứ ba, pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi NTD phải đảm bảo tính hiệu lực; Thứ tư, pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi NTD phải đảm bảo tính công khai, minh bạch. 2.3. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng ở một số nước và gợi mở cho Việt Nam 2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế Tính tới thời điểm hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi công tác bảo vệ NTD là một trong những hoạt động quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế, và quy định trách nhiệm của các tổ chức trong việc bảo vệ NTD. Tổ chức bảo vệ người tiêu dùng ở một số nước: - Hoa Kỳ - Malaysia - Trung Quốc - Singapore - Ấn Độ - Pháp 2.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 12 Thứ nhất, phần lớn các nước trên thế giới đều có một hệ thống pháp luật bảo vệ quyền lợi của NTD với nội dung điểu chỉnh rõ ràng, cụ thể và khả thi. Thứ hai, trong các biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo vệ người tiêu dùng, nhiều nước rất chú trọng biện pháp tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Thứ ba, việc sử dụng công cụ pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình đã trở thành ý thức tự thân của NTD ở nhiều nước trên thế giới. Thứ tư là, nhiều nước trên thế giới rất chú trọng đầu tư để nâng cao chất lượng hoạt động kiểm định chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Thứ năm là, mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật của một số nước phát triển khá cao, có tác dụng răn đe. Chương 3 THỰC TRẠNG TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Thực trạng các quy định pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam hiện nay 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 3.1.1.1. Giai đoạn trước khi có Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 3.1.1.2. Giai đoạn sau khi có Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 3.1.2. Quy định pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội bảo vệ người tiêu dùngở Việt Nam Về mặt pháp lý, vai trò của các hội bảo vệ NTD trong việc bảo vệ NTD đã được công nhận và quy định từ Nghị định số 69/2001/NĐ-CP ngày 13 2/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD năm 1999, sau đó được tái ghi nhận trong Nghị định số 55/2008/NĐ-CP ngày 24/4/2008 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD năm 1999 (thay cho Nghị định số 69/2001/NĐ-CP). Theo Điều 28 Luật bảo vệ quyền lợi NTD 2010, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD bằng các hoạt động sau đây: “a) Hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn NTD khi có yêu cầu; b) Đại diện NTD khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng; c) Cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; d) Độc lập khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch vụ do mình thực hiện; thông tin, cảnh báo cho NTD về hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin, cảnh báo của mình; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD; đ) Tham gia xây dựng pháp luật, chủ trương, chính sách, phương hướng, kế hoạch và biện pháp về bảo vệ quyền lợi NTD; e) Thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao theo quy định tại Điều 29 Luật này; g) Tham gia tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng.” Có thể nói quy định tổ chức xã hội được tự mình khởi kiện vụ án bảo vệ quyền lợi NTD vì lợi ích công cộng là một trong những quy định mang tính đột phá của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010. Việc tổ chức xã hội có quyền đứng ra tự khởi kiện để bảo vệ lợi ích công cộng đã giải quyết được những vướng mắc trong thực tiễn đối với những vụ việc vi phạm làm ảnh hưởng đến số đông NTD như vụ việc nước tương có chứa chất gây ung thư 3MCPD, vụ việc sữa nhiễm melanine... Bởi theo pháp luật hiện hành, Viêt Nam chưa có quy đinh về “khởi kiện tập thể”. Tại Điều 162 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung 2011, về quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ 14 quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước, chỉ quy định “ Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách”. Tuy nhiên để có thể tự mình đứng ra khởi kiện, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định, bao gồm: “1.Được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật. 2. Có tôn chỉ, mục đích hoạt động vì quyền lợi của NTD hoặc vì lợi ích công cộng liên quan đến quyền lợi NTD. 3. Có thời gian hoạt động tối thiểu là ba (03) năm tính từ ngày tổ chức xã hội được thành lập đến ngày tổ chức xã hội thực hiện quyền tự khởi kiện. 4. Có phạm vi hoạt động từ cấp tỉnh trở lên.” Ngoài việc phải đảm bảo quyền lợi của những người tiêu dùng có liên quan đến vụ án, tránh tình trạng lạm dụng quyền khởi kiện, Luật cũng yêu cầu tổ chức xã hội tham gia khởi kiện bảo vệ quyền lợi ngươgi tiêu dùng phải chịu các chi phí phát sinh trong quá trình khởi kiện. Luật bảo vệ quyền lợi NTD cũng quy định tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD có thể được hưởng hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước hoặc các hỗ trợ khác khi thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao, bao gồm các nhiệm vụ: - Tuyên truyền, phổ biến giáo dục về quyền và nghĩa vụ của NTD. - Hướng dẫn, đào tạo nâng cao nhận thức cho NTD. - Tư vấn, hỗ trợ cho NTD. - Thực hiện các nghiên cứu, khảo sát thực tế, tập hợp ý kiến, phản ánh nhu cầu của NTD. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là các chủ thể có thẩm quyền quyết định trong việc giao nhiệm vụ cho các tổ chức xã hội tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Có thể nói, những quy định của Luật bảo vệ quyền lợi NTD cũng như 15 những văn bản hướng dẫn thi hành đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của các tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi NTD. Trong những năm vừa qua, ở nước ta tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD được biết đến trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD là Hội Khoa học và Kỹ thuật về Tiêu chuẩn hóa, Chất lượng và Bảo vệ quyền lợi NTD Việt Nam (gọi tắt là Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam, tên giao dịch: Vinastas) và nhiều Hội Bảo vệ quyền lợi NTD ở các địa phương (các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ). 3.2. Thực tiễn thực thi trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam hiện nay 3.2.1. Giáo dục người tiêu dùng Giáo dục NTD là một quá trình giảng dạy, đào tạo và học tập để nâng cao kiến thức và phát triển kỹ năng của NTD. Giáo dục NTD liên quan đến truyền đạt kiến thức và phát triển kỹ năng ở NTD, về quyền của NTD, pháp luật về NTD, tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm Với tầm quan trọng của việc giáo dục NTD, các tổ chức xã hội đã thực hiện vai trò đó của mình thông qua các nội dung: - Thứ nhất, tuyên truyền phổ biến cho NTD biết về quyền và trách nhiệm của NTD. Phong trào NTD toàn cầu đã giải thích 8 quyền phổ biến của NTD được ghi nhận trong hướng bản hướng dẫn bảo vệ NTD của Liên hợp quốc năm 1985 gồm: quyền được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản; quyền được an toàn, quyền được thông tin, quyền được lựa chọn, quyền được lắng nghe hay quyền được đại diện - Thứ hai, các tổ chức xã hội giáo dục về phong cách tiêu dùng, kỹ năng tiêu dùng như: tiêu dùng lành mạnh, hợp lý, tiêu dùng xanh, tiêu dùng không làm cạn kiệt tài nguyên, ảnh hưởng đến môi trường. - Thứ ba, đưa ra các thông tin cảnh báo cho NTD về những vi phạm pháp luật bảo vệ NTD của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. 16 3.2.2. Thay mặt người tiêu dùng khiếu nại vì quyền lợi của người tiêu dùng Quyền khiếu nại của NTD và quyền được giải quyết thỏa đáng những khiếu nại đúng đắn của NTD là một trong những quyền cơ bản của NTD được quy định trong bản hướng dẫn bảo vệ NTD của Liên hợp quốc năm 1985. Ở Việt Nam, quyền khiếu nại của NTD được ghi nhận trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhưng đáng chú ý là các văn bản như Luật bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010, Nghị định 99/2011/NĐ-CP, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ quyền lợi NTD. Để thực hiện quyền khiếu nại của mình, NTD có thể trực tiếp khiếu nại hoặc thông qua các tổ chức xã hội. Tổ chức xã hội cũng có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ hoặc đại diện NTD đưa khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Hiện nay, VINASTAS và các hội bảo vệ NTD địa phương là tổ chức thực hiện chủ yếu vai trò giải quyết khiếu nại của NTD ở Việt Nam. Trên thực tế, các văn phòng khiếu nại của NTD đã lần lượt ra đời để giúp NTD giải quyết khiếu nại , bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, Văn phòng khiếu nại đầu tiên thuộc Hội bảo vệ NTD thành phố HCM thành lập năm 1993, đến năm 1994, văn phòng khiếu nại NTD thuộc VINASTAS được thành lập tại Hà Nội, Tiếp theo, rất nhiều văn phòng khiếu nại được thành lập và hoạt động dưới sự điều hành của hội bảo vệ NTD, Các văn phòng khiếu nại của NTD nếu được triển khai tốt sẽ là cầu nối giữa NTD và cơ quan quản lý nhà nước. 3.2.3. Đại diện người tiêu dùng khởi kiện dân sự vì quyền lợi của người tiêu dùng Việc quy định cho tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD cũng có quyền khởi kiện nếu được NTD ủy quyền hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng là điều hoàn toàn hợp lý. Bởi trên thực tế, đa số NTD còn chưa nắm được các quyền mà pháp luật trao cho mình, cùng với sự hiểu biết pháp luật còn hạn chế thì việc theo kiện là rất khó khăn. Trong nhiều trường hợp, giá trị tranh chấp của NTD thường không lớn nên có tâm lý ngại khởi 17 kiện, tuy nhiên, thiệt hại cho xã hội trong các vụ vi phạm này thường là rất lớn. Chính vì vậy, việc giao quyền cho tổ chức xã hội khởi kiện theo yêu cầu của NTD hoặc vì lợi ích cộng đồng là cần thiết, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. 3.2.4. Phản biện và giám định xã hội Tại Việt Nam các tổ chức xã hội thực hiện vai trò phản biện và giám định xã hội thông qua các hoạt động: - Thứ nhất, phản biện về các chính sách luật lệ, quy định của nhà nước và chính quyền các cấp liên quan đến quyền và lợi ích của NTD, với mục đích tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi cho bảo vệ NTD, làm cân bằng giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của NTD, góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.. - Thứ hai, phản biện xã hội về các hoạt động thương mại nhằm phát hiện và đấu tranh chống các thủ đoạn, hành động phi đạo đức trong thương mại như cung ứng hàng hóa dịch vụ chất lượng xấu cho NTD, sản xuất và buôn bán hàng giả, thông tin không đầy đủ hoặc sai lệch nhằm lừa dối NTD, hoặc thực hiện những thủ đoạn gian lận thương mại khác, nhằm kiếm lợi nhuận trên sự thiệt thòi của NTDPhản biện các hành vi thương mại cần có căn cứ và chứng cứ cụ thể, số liệu chính sách, có người và có địa chỉ rõ ràng. Thực hiện được điều này cần có sự phối hợp của các tổ chức xã hội và đông đảo NTD. 3.2.5. Kiểm tra hàng hóa, kiểm nghiệm sản phẩm Kiểm tra hàng hóa, kiểm nghiệm sản phẩm là hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động bảo vệ quyền lợi của NTD ở Việt Nam. Nhưng dường như, hầu như hoạt động này ở Việt Nam còn chưa được phổ biến, Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa làm được điều này, chỉ khi có hành vi vi phạm, có hậu quả xảy ra thì hội mới đi kiểm tra sản phẩm xác nhận sai phạm của cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa cung cấp sản phẩm. Vấn đề đặt ra là do chưa có cơ sở vật chất, các dụng cụ, thiết bị để kiểm tra chất lượng sản phẩm chưa có, kinh phí thì hạn hẹp, nguồn thu khó khăn vô cùng. 3.2.6. Vận động tẩy chay hàng hóa không đảm bảo chất lượng 18 Đây là một hoạt động dường như còn quá thưa thớt ở nước ta. Gần đây, Bộ Công Thương đã công bố kết quả kiểm tra tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Mumuso Việt Nam, có tới hơn 99% loại hàng hóa được nhập khẩu từ Trung Quốc, không có sản phẩm từ Hàn Quốc như hệ thống này quảng cáo. Việc Mumuso sử dụng một số nội dung quảng cáo tại cửa ra vào địa điểm kinh doanh: “Mumuso; giá chỉ từ 22.000; KOREA”; sử dụng chữ KOREA (Hàn Quốc) trên các túi đựng sản phẩm có thể khiến khách hàng hiểu rằng cửa hàng, sản phẩm liên quan đến Hàn Quốc. 3.2.7. Phát triển mạng lưới các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Hiện nay, tổ chức của hội bảo vệ NTD ở Việt Nam được chia

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_trach_nhiem_cua_cac_to_chuc_xa_hoi_trong_bao.pdf