Trí tuệ xã hội của sinh viên sƣ phạm mầm non
1.4.1. Khái niệm
Trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non là tổ hợp các năng lực
nhận thức xã hội, nhận thức bản thân, trẻ mầm non, phụ huynh và bạn bè,
thầy cô,có năng lực thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội,hòa
nhập,thích ứng với sự thay đổi của môi trường giáo dục mầm non và năng
lực giải quyết phù hợp, có kết quả các tình huống xã hội để đạt được mục
đích nhất định.
1.4.2. Cấu trúc trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non
Gồm 5 thành tố là:
- Năng lực nhận thức xã hội.
- Năng lực thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội.
- Năng lực hòa nhập môi trường giáo dục mầm non.
- Năng lực thích ứng với môi trường giáo dục mầm non.
- Năng lực giải quyết các tình huống xã hội trong các tương tác đặc trưng.
1.4.3. Biểu hiện trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non
- Một là, năng lực nhận thức xã hội bao gồm:
(1) Hiểu biết xã hội là khả năng của sinh viên sư phạm mầm non hiểu
được ý nghĩa và giải thích tâm trạng bên trong cũng như các biểu hiện bên
ngoài của đối tượng giao tiếp (bạn bè, thầy cô, trẻ mẫu giáo, phụ huynh
trẻ ) trong các tình huống tương tác xã hội.
(2) Kiến thức xã hội: Hiểu rõ môi trường xã hội mà sinh viên đang
sinh sống.
- Hai là, năng lực thiết lập và duy trì các quan hệ xã hội có các
biểu hiện sau:
+ Tạo ra các mối quan hệ mới với phụ huynh, ban giám hiệu, đồng
nghiệp, trẻ mầm non, bạn bè và cộng đồng xã hội
+ Thiết lập quan hệ rộng rãi và tích cực tham gia hoạt động để trở
thành một nhân tố đắc lực.
- Ba là, năng lực thích ứng trong hoạt động giáo dục mầm non có
các biểu hiện sau: Tích cực tìm hiểu và chuẩn bị cho nghề nghiệp
tương lai; điều chỉnh bản thân; hoàn thành tốt các yêu cầu mới; tự
giác, tích cực rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp.
- Bốn là, năng lực hòa nhập môi trường giáo dục mầm non có các
biểu hiện sau: Chủ động làm quen với mọi người ở môi trường mới; có
khả năng làm việc nhóm.6
- Năm là, năng lực giải quyết hiệu quả các tình huống xã hội trong
các tương tác đặc trưng có các biểu hiện như: Nhanh chóng xác định
được vấn đề khi xảy ra tình huống và kịp thời xác định được những biện
pháp thích hợp để xử lý các tình huống trên; Ứng xử một cách linh hoạt,
mềm dẻo, khéo léo.
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Trí tuệ xã hội của sinh viên Sư phạm mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hướng giá trị.
5
1.4. Trí tuệ xã hội của sinh viên sƣ phạm mầm non
1.4.1. Khái niệm
Trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non là tổ hợp các năng lực
nhận thức xã hội, nhận thức bản thân, trẻ mầm non, phụ huynh và bạn bè,
thầy cô,có năng lực thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội,hòa
nhập,thích ứng với sự thay đổi của môi trường giáo dục mầm non và năng
lực giải quyết phù hợp, có kết quả các tình huống xã hội để đạt được mục
đích nhất định.
1.4.2. Cấu trúc trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non
Gồm 5 thành tố là:
- Năng lực nhận thức xã hội.
- Năng lực thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội.
- Năng lực hòa nhập môi trường giáo dục mầm non.
- Năng lực thích ứng với môi trường giáo dục mầm non.
- Năng lực giải quyết các tình huống xã hội trong các tương tác đặc trưng.
1.4.3. Biểu hiện trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non
- Một là, năng lực nhận thức xã hội bao gồm:
(1) Hiểu biết xã hội là khả năng của sinh viên sư phạm mầm non hiểu
được ý nghĩa và giải thích tâm trạng bên trong cũng như các biểu hiện bên
ngoài của đối tượng giao tiếp (bạn bè, thầy cô, trẻ mẫu giáo, phụ huynh
trẻ) trong các tình huống tương tác xã hội.
(2) Kiến thức xã hội: Hiểu rõ môi trường xã hội mà sinh viên đang
sinh sống.
- Hai là, năng lực thiết lập và duy trì các quan hệ xã hội có các
biểu hiện sau:
+ Tạo ra các mối quan hệ mới với phụ huynh, ban giám hiệu, đồng
nghiệp, trẻ mầm non, bạn bè và cộng đồng xã hội
+ Thiết lập quan hệ rộng rãi và tích cực tham gia hoạt động để trở
thành một nhân tố đắc lực.
- Ba là, năng lực thích ứng trong hoạt động giáo dục mầm non có
các biểu hiện sau: Tích cực tìm hiểu và chuẩn bị cho nghề nghiệp
tương lai; điều chỉnh bản thân; hoàn thành tốt các yêu cầu mới; tự
giác, tích cực rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp.
- Bốn là, năng lực hòa nhập môi trường giáo dục mầm non có các
biểu hiện sau: Chủ động làm quen với mọi người ở môi trường mới; có
khả năng làm việc nhóm.
6
- Năm là, năng lực giải quyết hiệu quả các tình huống xã hội trong
các tương tác đặc trưng có các biểu hiện như: Nhanh chóng xác định
được vấn đề khi xảy ra tình huống và kịp thời xác định được những biện
pháp thích hợp để xử lý các tình huống trên; Ứng xử một cách linh hoạt,
mềm dẻo, khéo léo.
1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm
mầm non
Trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non chịu ảnh hưởng của
nhóm yếu tố khách quan (nội dung, chương trình đào tạo, Giảng viên giảng
dạy tại trường, giáo viên hướng dẫn thực tập, hoạt động tập thể ở khoa,
trường, lớp và môi trường sống, yếu tố văn hóa) và nhóm yếu tố chủ quan
(tố chất nghệ thuật, tính tích cực hoạt động, rèn luyện, yêu nghề, mến trẻ
và vốn kinh nghiệm sống của sinh viên).
Tiểu kết chƣơng 1
Trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non được hiểu là tổ hợp
năng lực nhận thức xã hội, nhận thức bản thân, trẻ mầm non, phụ huynh và
bạn bè, thầy cô; có năng lực thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội;
hòa nhập, thích ứng với sự thay đổi của môi trường giáo dục mầm non và
năng lực giải quyết phù hợp, có hiệu quả các tình huống xã hội để đạt được
mục đích nhất định. Trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non chịu
ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan (như tố chất nghệ thuật, tính tích cực
hoạt động, rèn luyện, yêu nghề, yêu trẻ, vốn kinh nghiệm sống) và các yếu
tố khách quan (như nội dung, chương trình đào tạo, giảng viên, hoạt động
tập thể).
7
Chƣơng 2. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu
2.2. Tổ chức nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện qua các giai đoạn: Xây dựng cơ sở lý
luận, thiết kế công cụ đo lường mức độ trí tuệ xã hội của sinh viên sư
phạm mầm non, nghiên cứu thực trạng biểu hiện và mức độ trí tuệ xã hội
của sinh viên sư phạm mầm non, thực nghiệm biện pháp tác động tâm lý -
sư phạm rèn luyện phát triển trí tuệ xã hội của sinh viên mầm non.
2.3. Mức độ trí tuệ xã hội của sinh viên sƣ phạm mầm non
Bảng 2.1: Mức độ đánh giá trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non
Mức độ Biểu hiện
Thấp - SV thực hiện sự tương tác một cách dập khuôn, máy móc
hoặc tương đối dập khuôn, máy móc, không có sự sáng tạo
trong việc thể hiện các biểu hiện của trí tuệ xã hội.
- SV thể hiện các biểu hiện của trí tuệ xã hội không có hoặc
ít có sự tương tác với mọi người xung quanh.
- SV thể hiện sự tương tác một cách khó khăn, lúng
túng, hoàn toàn không ổn định, không bền vững.
Trung bình - SV thể hiện các biểu hiện của trí tuệ xã hội còn máy
móc, đôi lúc có sự sáng tạo, nhưng còn đơn giản.
- SV thể hiện các biểu hiện của trí tuệ xã hội có sự tương
tác vừa phải với mọi người xung quanh.
- SV thể hiện sự tương tác lúc khó khăn, lúc dễ dàng, lúc
ổn định, lúc không ổn định, không bền vững.
Cao - SV thể hiện các biểu hiện của trí tuệ xã hội tương đối
mềm dẻo, có sự sáng tạo ở mức độ nhất định trở lên.
- SV thể hiện các biểu hiện của trí tuệ xã hội có sự tương
tác với mọi người xung quanh ở mức độ nhất định trở lên.
- SV thể hiện sự tương tác tương đối dễ dàng hoặc dễ
dàng, ít lúng túng hoặc không lúng túng, tương đối ổn
định, bền vững hoặc rất ổn định, bền vững.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản
Hệ thống hóa, làm rõ các xu hướng, quan điểm ở nước ngoài và
trong nước về các vấn đề có liên quan đến trí tuệ, trí tuệ xã hội, trí tuệ xã
8
hội của sinh viên sư phạm mầm non; Xây dựng mô hình trí tuệ xã hội của
sinh viên sư phạm mầm non; Phân tích các biểu biện của trí tuệ xã hội của
sinh viên sư phạm mầm non; làm rõ các yếu tố chủ quan và khách quan
ảnh hưởng đến trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non.
- Xây dựng cơ sở lý luận, tổng quan của luận án.
2.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
2.4.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Nhằm tìm hiểu mức độ trí tuệ xã hội sinh viên sư phạm mầm non, từ đó
tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non.
Bảng 2.2: Độ tin cậy của thang đo
TT Thang đo Hệ số tin cậy
Toàn thang đo 0,824
1. Nhận thức xã hội 0,927
2. Thiết lập và duy trì các mối quan hệ 0,812
3. Hòa nhập 0,726
4. Thích ứng 0,783
5. Giải quyết các tình huống XH 0,735
2.2.4.2. Phương pháp quan sát
+ Kiểm tra lại kết quả trả lời của sinh viên ở phiếu trưng cầu ý kiến
xem có phù hợp với hoạt động và giao tiếp các em thực hiện ở trường hay
không.
+ Thu thập thêm các thông tin thực tiễn bổ sung cho các tài liệu thu
được từ các phương pháp nghiên cứu khác.
+ Các thông tin thu được từ phương pháp này góp phần làm rõ các biểu
hiện, các mức độ của trí tuệ xã hội, từ đó có bức tranh đầy đủ hơn về thực
trạng trí tuệ xã hội.
2.2.4.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Tiến hành phỏng vấn các chuyên gia về trí tuệ xã hội, các giảng viên
giảng dạy chuyên ngành sư phạm mầm non theo bảng câu hỏi phỏng vấn
nhằm thu nhận những thông tin trực tiếp về tầm quan trọng, những biểu
hiện, mức độ trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non và các biện
pháp rèn luyện trí tuệ xã hội cho các em.
2.2.4.4. Phương pháp giải bài tập tình huống
Xây dựng thang đo bài tập tình huống để đo lường các biểu hiện cụ
thể về trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non trong các hoạt động ở
9
trường sư phạm. Trên cơ sở đó chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu trong
trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non. Có 20 tình huống chia đều
cho 5 biểu hiện của trí tuệ xã hội, mỗi biểu hiện có 4 bài tập tình huống
đánh giá sinh viên tương tác trong hoạt động và giao tiếp ở trường sư phạm.
2.2.4.5. Phương pháp phân tích chân dung tâm lý điển hình
Chỉ ra các biểu hiện tâm lý đặc trưng về trí tuệ xã hội của sinh viên,
làm cơ sở đánh giá, kiểm chứng một cách chính xác, khách quan các biểu
hiện tâm lý cơ bản và các mức độ biểu hiện về trí tuệ xã hội của sinh viên
mà luận án đã xác lập. Qua đó, khẳng định tính đúng đắn của những luận
điểm về xác lập mô hình cấu trúc trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm
mầm non.
2.4.3. Phương pháp thực nghiệm tác động sư phạm
N
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Đề tài có sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu bằng phần mềm
SPSS phiên bản 20.0 để xử lý các dữ kiện thu được phục vụ cho việc phân
tích số liệu trong quá trình nghiên cứu nhằm xử lý các số liệu thu được từ
việc khảo sát thực trạng và sau thực nghiệm.
Tiểu kết chƣơng 2
Quy trình tổ chức nghiên cứu luận án được thực hiện theo ba
giai đoạn: Nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực tiễn và tổ chức thực
nghiệm. Phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp nghiên cứu tài
liệu văn bản, phương pháp điều tra viết, phương pháp phỏng vấn sâu,
phương pháp quan sát, phương pháp phân tích chân dung tâm lý điển hình,
phương pháp thực nghiệm, phương pháp giải bài tập tình huống. Các số
liệu thu được xử lý theo phương pháp định lượng và định tính một cách
khoa học và tường minh với sự hỗ trợ của phần mền xử lý số liệu SPSS
phiên bản 20.0.
10
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TRÍ TUỆ XÃ HỘI
CỦA SINH VIÊN SƢ PHẠM MẦM NON
3.1. Đánh giá chung thực trạng trí tuệ xã hội của sinh viên sƣ phạm
mầm non
3.1.1. Thực trạng trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non qua
thang đo tự đánh giá
3.1.1.1. Thực trạng trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non qua
thang đo tự đánh giá (xét trên toàn mẫu)
Bảng 3.1. Trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non xét trên toàn
mẫu
TT Thành tố
Lĩnh vực
biểu hiện
Kết quả Thứ
bậc ĐTB ĐLC
1. Nhận thức xã hội Giao tiếp 3,87 0,74
Hoạt động 3,54 0,76
ĐTB 3,71 0,75 1
2. Thiết lập và duy trì các
mối quan hệ
Giao tiếp 3,58 0,79
Hoạt động 3,36 0,82
ĐTB 3,47 0,80 2
3. Hòa nhập Giao tiếp 3,26 0,81
Hoạt động 3.07 0,85
ĐTB 3.16 0,83 4
4. Thích ứng Giao tiếp 3.61 0,87
Hoạt động 3.29 0,78
ĐTB 3,45 0,83 3
5. Giải quyết các tình huống
XH
Giao tiếp 2.65 0,75
Hoạt động 2,58 0,93
ĐTB 2,62 0,84 5
ĐTBC 3.28 0,81
Ghi chú: ĐTB mức thấp < 2,47; 2,47 ≤ mức TB < 4,09; mức cao ≥ 4,09
Trong 5 biểu hiện được khảo sát thì biểu hiện “Nhận thức xã hội” và
“Thiết lập và duy trì các mối quan hệ” được thể hiện ở mức cao hơn với mức
ĐTB lần lượt đạt: 3,71 và 3,47 xếp thứ nhất và xếp thứ hai. Biểu hiện “Thích
ứng với hoạt động giáo dục mầm non” ĐTB đạt: 3,45 giá xếp thứ bậc 3. Tuy
nhiên, khả năng “hòa nhập môi trường giáo dục mầm non” của sinh viên sư
11
phạm mầm non chưa cao, ĐTB đạt: 3,16, xếp thứ 4; Khả năng “Giải quyết
các tình huống xã hội trong tương tác đặc trưng” ở mức thấp nhất với điểm
TBC: 2.62, độ lệch chuẩn = 0,84 xếp thứ 5. Vì vậy, mà cần thiết những biện
pháp nhằm hoàn thiện, bồi dưỡng khả năng giải quyết các tình huống xã hội
trong tương tác đặc trưng cho sinh viên sư phạm mầm non.
3.1.1.2. Thực trạng trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non xét
theo các tham số
a. Thực trạng trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non theo cơ sở
đào tạo
Bảng 3.2: Trí tuệ tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non theo cơ sở
đào tạo
TT Thành tố
Cơ sở đào tạo Kiểm
định
T
Đại học sƣ
phạm Hà Nội
Đại học Hồng
Đức
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
1. Nhận thức xã hội 3,72 0,77 3,69 0,73 0,83
2. Thiết lập và duy trì mối quan
hệ xã hội
3,48 0,79 3,46 0,82 0,56
3. Hòa nhập môi trường giáo
dục mầm non
3,12 0,82 3,21 0,84 1,35
4. Thích ứng với hoạt động
trong giáo dục mầm non
3,48 0,78 3,42 0,88 0,74
5. Giải quyết các tình huống xã
hội
2,64 0,87 2,59 0,82 1,18
Chung 3,29 0,80 3,27 0,82
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có điểm trung bình là 3,29 cao
hơn điểm trung bình của trường Đại học Hồng Đức (3,27). Điều này có
thể giải thích bằng việc điểm đầu vào của trường Đại học Sư phạm Hà
Nội cao hơn so với trường Đại học Hồng Đức, Qua quá trình khảo sát,
mặt biểu hiệu nhận thức xã hội ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội có
điểm số cao nhất với 3,72, thấp nhất là mặt biểu hiện giải quyết các tình
huống xã hội với điểm trung bình 2,64, mặt biểu hiện thiết lập và duy trì
các mối quan hệ và thích ứng với hoạt động GDMN có điểm số bằng
nhau là 3,48.
12
b. Thực trạng trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non theo năm
đào tạo
Bảng 3.3: Biểu hiện trí tuệ xã hội theo năm đào tạo
Các thành tố
Năm đào tạo Kiểm
định
F
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
1. Nhận thức xã hội
3,29 0,81 3,62 0,71 3,87 0,73 4,03 0,77
5,16
*
*
2. Thiết lập và duy trì
mối quan hệ xã hội
3,27 0,76 3,42 0,86 3,54 0,91 3,66 0,69 4,17
*
3. Hòa nhập
2,83 0,81 3,19 0,85 3,30 0,84 3,35 0,81
6,63
*
*
4. Thích ứng
3,17 0,82 3,43 0,82 3,60 0,86 3,61 0,80
5,31
*
*
5. Giải quyết tình
huống xã hội
2,40 0,86 2,53 0,89 2,79 0,80 2,76 0,81
6,74
*
*
ĐTBC 2,99 0,81 3,24 0,83 3,42 0,83 3,48 0,78
Kết quả cho thấy, mức độ trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm
non ở cả 4 năm đạt ở mức trung bình. So sánh biểu hiện trí tuệ xã hội theo
năm học của sinh viên sư phạm mầm non cho thấy: Tình huống xã hội của
sinh viên tỉ lệ thuận với năm học. Cụ thể: sinh viên năm thứ 1 có mức độ
TTXH thấp nhất (ĐTB = 2,99), sinh viên năm thứ 4 có mức độ trí tuệ xã
hội cao nhất (ĐTB = 3,48).
c. Thực trạng trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non (theo học
lực)
Bảng 3.4: Trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non (theo học lực)
TT Thành tố
Lĩnh vực
biểu hiện
Học lực
Kiểm
định T
TB, TBK Khá, giỏi
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
1. Nhận thức xã hội Giao tiếp 3,54 0,95 4,19 0,53
Hoạt động 3,27 0,85 3,81 0,67
ĐTB 3,41 0,90 4,00 0,60 4,98
**
2. Thiết lập và duy
trì mối quan hệ
Giao tiếp 3,28 0,83 3,88 0,75
Hoạt động 3,15 0,86 3,57 0,78
ĐTB 3,22 0,85 3,73 0,77 4,15
*
13
3. Hòa nhập Giao tiếp 3,17 0,76 3,35 0,85
Hoạt động 2,91 0,97 3,23 0,73
ĐTB 3,04 0,87 3,29 0,79 3,93
*
4. Thích ứng Giao tiếp 3,32 0,95 3,90 0,79
Hoạt động 3,16 0,82 3,41 0,74
ĐTB 3,24 0,89 3,66 0,77 3,85
*
5. Giải quyết các
tình huống xã hội
Giao tiếp 2,59 0,73 2,71 0,76
Hoạt động 2,48 1,02 2,67 0,84
ĐTB 2,54 0,88 2,69 0,80 3,76
*
ĐTBC 3,09 0,87 3,47 0,74
Kết quả so sánh dựa trên trung bình tổng điểm trí tuệ xã hội cho thấy,
nhóm sinh viên có học lực trung bình, trung bình khá có điểm trung bình
thấp hơn ở mức 3,09 (SD = 0,87), nhóm sinh viên có học lực khá, giỏi có
ĐTB cao hơn ở mức 3,47 (SD= 0,74). Như vậy, có sự tương quan thuận
giữa kết quả học tập với điểm số của trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm
mầm non. Cụ thể: Sinh viên có kết quả học tập càng cao thì trí tuệ xã hội
cũng cao và ngược lại. Như vậy, kết quả khảo sát ở trên cho phép kết luận,
yếu tố học lực có ảnh hưởng theo chiều thuận đến trí tuệ xã hội của sinh
viên sư phạm mầm non.
3.1.1.3. Thực trạng trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non biểu
hiện qua các thành tố
a. Thành tố nhận thức xã hội
Khả năng “Hiểu được các tín hiệu phi ngôn ngữ của trẻ trong giao
tiếp” được sinh viên thể hiện tốt nhất với ĐTB 4,02; tiếp theo là khả năng
“lí giải các hành vi khác nhau của trẻ” với ĐTB 3,95 xếp thứ 2 và khả
năng “có thể nhận ra sự thay đổi tâm trạng của các thầy cô giáo đối với
sinh viên” với ĐTB 3,93 xếp thứ 3, tiếp theo là “có thể dự đoán khá chính
xác cảm xúc của cha mẹ trẻ” xếp thứ 4 với ĐTB 3,91.
b. Thành tố thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội
Kết quả cho thấy: Kỹ năng thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã
hội của sinh viên sư phạm mầm non ở mức trung bình. Thiết lập và duy trì
các mối quan hệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non được thể hiện qua
giao tiếp trong học nghề (ĐTB = 3,58) tốt hơn so với hoạt động trong học
nghề (ĐTB= 3,36).
14
c. Thành tố hòa nhập môi trường giáo dục mầm non
Trong giao tiếp trong học nghề để hòa nhập môi trường giáo dục
mầm non, sinh viên có thể thực hiện tốt hơn ở các nội dung “chủ động làm
quen với trẻ và cha mẹ của các trẻ” với ĐTB = 3,48 xếp thứ 1; “Tự tin và
thoải mái trong giao tiếp với cha mẹ trẻ” xếp thứ 2 với ĐTB = 3,36; “Chủ
động trao đổi với giáo viên ở trường mầm non” với ĐTB = 3,34. Khó khăn
lớn nhất của sinh viên là trong vấn đề giao tiếp với trẻ mầm non và với bạn
bè trong nhóm thực tập (ĐTB =2,93 và 3,15).
d. Thành tố thích ứng với môi trường giáo dục mầm non
Trong giao tiếp trong học nghề, mức độ thích ứng tốt nhất được biểu
hiện ở khả năng “dễ dàng làm quen với trẻ” (ĐTB = 3,84), xếp thứ bậc 2 là
khả năng “giao tiếp, ứng xử với cha mẹ trẻ” (ĐTB = 3,76), xếp thứ bậc ba
là khả năng “kết nối với bạn học để thực hiện các hoạt động ở trường”
(ĐTB = 3,59). Các biểu hiện được đánh giá ở mức thấp hơn là: “Quen dần
với các cuộc giao lưu thực tế trong mỗi lần đi thực tế, thực tập” với ĐTB =
3,57, “Kết nối với các thầy cô giáo để thực hiện các hoạt động ở trường
ngày càng tốt hơn” ĐTB = 3,52, “Tích cực giao tiếp, trao đổi với các cán
bộ, giáo viên của trường thực tập” được đánh giá thấp nhất với ĐTB = 3,38.
e. Thành tố giải quyết các tình huống xã hội
Bảng 3.5: Mức độ giải quyết các tình huống xã hội
TT Các biểu hiện ĐTB ĐLC
Thứ
bậc
Giao tiếp
1. Với trẻ mầm non 2,83 0,77 1
2. Với cha mẹ trẻ 2,45 0,74 4
3. Với bạn học 2,50 0,69 3
4. Với thầy cô 2,80 0,84 2
ĐTB 2,65 0,75
Hoạt động
1 Học tập 2,37 0,95 4
2. Rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm
2,72 0,85 1
3. Thực tập sư phạm 2,55 1,00 3
4. Hoạt động tập thể 2,59 0,91 2
TBC 2,58 0,93
15
Nhìn bảng trên, chúng tôi thấy, sinh viên sư phạm mầm non có kỹ
năng giải quyết các tình huống xã hội trong tương tác đặc trưng ở mức trung
bình. Trong đó, khả năng giải quyết tình huống trong giao tiếp trong học
nghề (ĐTB = 2,65) tốt hơn trong hoạt động trong học nghề (ĐTB = 2,58).
g. Tương quan giữa các thành tố trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm
mầm non
Xem xét tương quan giữa các thành tố trong trí tuệ xã hội của sinh
viên sư phạm mầm non, chúng ta thấy: Cả 5 thành tố: nhận thức xã hội,
thiết lập và duy trì các mối quan hệ, hòa nhập môi trường giáo dục mầm
non, thích ứng với hoạt động giáo dục mầm non, giải quyết các tình huống
xã hội trong tương tác đặc trưng đều có mối tương quan thuận trung bình
với trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non vớí r = 0,563; 0,457;
0,438; 0,492; 1. Kết quả hồi quy cho thấy, tất cả 5 thành tố đều có ảnh
hưởng đến trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non.
3.1.2. Thực trạng trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non qua
thang đo bài tập đo nghiệm
3.1.2.1. Thực trạng trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non qua
thang đo bài tập đo nghiệm
Bảng 3.6: Tổng hợp kết quả giải bài tập tình huống
T
T
Các thành tố Lĩnh vực
biểu hiện
ĐTB ĐLC Thứ
bậc
1. Nhận thức xã hội Giao tiếp 2,21 0,46
Hoạt động 2,21 0,44
ĐTB 2,21 0,45 1
2. Thiết lập và duy trì MQH Giao tiếp 2,21 0,41
Hoạt động 2,13 0,44
ĐTB 2,16 0,43 2
3. Hòa nhập Giao tiếp 2,09 0,52
Hoạt động 2,06 0,41
ĐTB 2,08 0,47 3
4. Thích ứng Giao tiếp 2,02 0,45
Hoạt động 1,90 0,47
ĐTB 1,96 0,46 4,5
5. Giải quyết tình huống
XH
Giao tiếp 1,89 0,45
Hoạt động 2,02 0,44
ĐTB 1,96 0,45 4,5
ĐTBC 2,07 0,45
16
Trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non qua thang đo bài tập
đo nghiệm ở mức trung bình. (ĐTB = 2,07). Với kết quả như trên có thể
khẳng định đa số sinh viên sư phạm mầm non có trí tuệ xã hội ở mức
trung bình, số sinh viên đạt mức cao không nhiều. Xét theo các thành tố
thành phần, mức độ 5 thành tố có sự khác nhau. Cụ thể: “Nhận thức xã
hội” và “Thiết lập và duy trì các mối quan hệ” sinh viên thực hiện tốt hơn
so với thành tố “Hòa nhập môi trường giáo dục mầm non”, (ĐTB = 2,21
và 2,16 so với 2,08), “Thích ứng với hoạt động giáo dục mầm non” và
“Giải quyết các tình huống xã hội trong tương tác đặc trưng” là khó khăn
hơn cả đối với sinh viên (đều có điểm số thấp nhất với ĐTB = 1,96).
3.1.2.2. Thực trạng biểu hiện các thành tố trí tuệ xã hội qua thang đo giải
bài tập tình huống
a. Thành tố nhận thức xã hội
Sinh viên sư phạm mầm non có khả năng hiểu được các cảm xúc của
người khác (ĐTB = 2,27) tốt hơn so với khả năng hiểu suy nghĩ, điều
khiển cảm xúc của người khác (ĐTB = 2,15). Trong hoạt động, chúng tôi
đưa ra 2 bài tập 7 và 15 (ĐTB = 2,20) nhằm đo khả năng nhận thức xúc
cảm của sinh viên. Khả năng nhận thức xã hội của sinh viên sư phạm mầm
non trong hoạt động và giao tiếp là bằng nhau (đều = 2,21).
b. Thành tố thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội
Bảng 3.7: Kết quả thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội
Thành tố Lĩnh vực
biểu hiện
Bài
tập
ĐTB ĐLC Thứ
bậc
Thiết lập và duy trì
các mối quan hệ xã
hội
Thiết lập mối quan hệ xã hội
Giao tiếp 11 2,24 0,39 1
Hoạt động 13.2 2,13 0,46 2
ĐTB 2,19 2,43
Duy trì mối quan hệ xã hội
Giao tiếp 2.1 2,18 0,43 1
Hoạt động 6 2,07 0,41 2
ĐTB 2,13 0,42
ĐTBC 2,16 0,43
Nhận xét:
Khả năng thiết lập mối quan hệ xã hội (ĐTB = 2,19) cao hơn khả
năng duy trì mối quan hệ (ĐTB = 2,13) và đều ở mức trung bình. Điều này
cũng dễ hiểu bởi thiết lập mối quan hệ thuộc giai đoạn đầu tiên, mới chỉ
17
dừng ở mức độ cơ bản, xã giao còn để duy trì được mối quan hệ đó là ở
giai đoạn sau, yêu cầu cao hơn, phải có sự tương tác qua lại, hiểu nhau và
có sự gắn bó. Khả năng thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội được
sinh viên thể hiện trong giao tiếp tốt hơn trong hoạt động.
c. Thành tố hòa nhập môi trường giáo dục mầm non
Bảng 3.8 : Kết quả hòa nhập môi trường giáo dục mầm non
Thành tố Lĩnh vực
biểu hiện
Bài
tập
ĐTB ĐLC Thứ
bậc
Hòa nhập
Giao tiếp 2.4 2,12 0,49 1
9 2,05 0,55 2
ĐTB 2,09 0,52
Hoạt động 3 2,03 0,38 1
10 2,08 0,44 2
ĐTB 2,06 0,41
ĐTBC 2,08 0,47
Nhận xét:
Mức độ hòa nhập môi trường giáo dục mầm non của sinh viên sư
phạm mầm non qua thang đo Bài tập đo nghiệm ở trung bình (ĐTB =
2,08). Cụ thể: Khả năng hòa nhập môi trường giáo dục mầm non được sinh
viên thể hiện trong giao tiếp (ĐTB = 2,09) tốt hơn trong hoạt động (ĐTB =
2,06). Tuy nhiên, mức độ hơn không đáng kể và đều ở mức trung bình.
d. Thành tố thích ứng với hoạt động giáo dục mầm non
Bảng 3.9: Thích ứng với hoạt động giáo dục mầm non
Thành tố Lĩnh vực
biểu hiện
Bài tập ĐTB ĐLC Thứ
bậc
Thích ứng với hoạt
động giáo dục mầm
non
Giao tiếp 12 2,06 0,47 1
2.5 1,98 0,43 2
ĐTB 2,02 0,45
Hoạt động 14 1,95 0,52 1
13.1 1,84 0,41 2
ĐTB 1,90 0,47
ĐTBC 1,96 0,46
Nhận xét:
Khả năng thích ứng môi trường giáo dục mầm non được sinh viên
thể hiện trong giao tiếp (ĐTB = 2,02) tốt hơn trong hoạt động (ĐTB =
18
1,90), đều ở mức trung bình. Mức độ hòa nhập môi trường giáo dục mầm
non của sinh viên sư phạm mầm non qua thang đo Bài tập đo nghiệm thấp
hơn trong thang đo tự đánh giá (ĐTB = 1,96 so với 3,45).
e. Thành tố giải quyết các tình huống xã hội trong tƣơng tác đặc trƣng
Bảng 3.10: Kết quả giải quyết các tình huống xã hội
Thành tố Lĩnh vực
biểu hiện
Bài
tập
ĐTB ĐLC Thứ
bậc
Giải quyết tình huống
xã hội
Giao tiếp 2.2 1,97 0,39 1
2.3 1,80 0,51 2
ĐTB 1,89 0,45
Hoạt động 4 2,05 0,45 1
5 1,98 0,42 2
ĐTB 2,02 0,44
ĐTBC 1,96 0,45
Nhận xét:
Khả năng giải quyết các tình huống xã hội của sinh viên sư phạm
mầm non được xếp ở mức trung bình (ĐTB=1,96). Trong đó, giải quyết
tình huống trong hoạt động nghề nghiệp tốt hơn trong giao tiếp (ĐTB=
2,02 so với 1,89). Mức độ giải quyết tình huống qua thang đo bài tập đo
nghiệm thấp hơn thang đo tự đánh giá. Điều này chứng tỏ, sinh viên đánh
giá về TTXH của mình cao hơn hiện thực các em có.
g. Tổng hợp kết quả khảo sát mức độ trí tuệ xã hội của sinh viên sư
phạm mầm non
Bảng 3.11: Mức độ TTXH chung của sinh viên sư phạm mầm non
Stt Thành tố Dƣới TB TB Cao
SL % SL % SL %
1. Nhận thức xã hội 77 15 394 77 40 8
2. Thiết lập và duy trì
mối quan hệ
82 16 400 78 29 6
3. Hòa nhập 94 18 385 75 33 6
4. Thích ứng 84 16 397 78 31 6
5. Giải quyết các tình
huống xã hội
104 20 383 75 25 5
TBC 88 17 392 77 31 6
19
Nhận xét:
Mức độ trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non có sự phân
hóa rõ rệt, chủ yếu ở mức trung bình chiếm 77%, mức dưới trung bình đạt
17% và mức cao đạt 6%. Đây là con số đáng lo ngại, cần tìm các biện pháp
nhằm nâng cao mức độ TTXH cho sinh viên.
h. Tương quan kết quả khảo sát mức độ các thành tố trí tuệ xã hội của
sinh viên sư phạm mầm non theo bảng hỏi và theo giải bài tập tình huống
Ở biểu hiện của tất cả 5 thành tố, điểm số của câu hỏi tự đánh giá đều
cao hơn bài tập tình huống. Ở 2 thành tố “nhận thức xã hội” và “Thiết lập và
duy trì các mối quan hệ xã hội” đều được sinh viên thực hiện tốt nhất, tuy
khoảng cách của 2 thang đo có sự khác nhau khá lớn (ĐTB = 3,70 và 3,47
so với 2,21 và 2,16). “Thích ứng môi trường giáo dục mầm non” của sinh
viên qua thang đo tự đánh giá có ĐTB = 3,45 tuy nhiên ở thang đo bài tập
tình huống sinh viên chỉ đạt ĐTB = 1,96, mức thấp nhất trong 5 thành tố.
3.2. Thực trạng ảnh hƣởng của các yếu tố đến trí tuệ xã hội của sinh
viên sƣ phạm mầm non
* Yếu tố chủ quan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_tri_tue_xa_hoi_cua_sinh_vien_su_pham_mam_non.pdf