Tóm tắt Luận án Tư tưởng triết học của Albert Einstein

Gần đây, W. Isaacson nhà báo Mỹ, Tổng giám đốc điều hành của CNN và Tổng biên tập Tạp chí Time, chuyên viết về tiểu sử các nhân vật nổi tiếng đã công bố tác phẩm “Einstein cuộc đời và vũ trụ”. Trong cuốn sách này, W. Isaacson đã lược sử, đánh giá những đóng góp quan trọng của A. Einstein đối với vũ trụ học. Theo W. Isaacson, lý thuyết của A. Einstein đã có những tác động đối với thế giới quan và nhận thức luận của con người về vũ trụ. Cuốn sách được giáo sư vật lý B. Greene của Đại học Colombia, Mỹ (tác giả của sách “Giai điệu dây và bản giao hưởng vũ trụ”) nhận xét: Isaacson đã mô tả bức tranh trọn vẹn về A. Einstein một cách chính xác và khoa học. Isaacson giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc về cuộc sống, tâm hồn, và sự nghiệp khoa học của một nhân vật đã thay đổi toàn bộ quan điểm của chúng ta về vũ trụ. Thật vậy, với “Einstein cuộc đời và vũ trụ”, W. Isaacson đã trình bày và đánh giá toàn bộ cuộc đời của A. Einstein gắn với những sự kiện và thành tựu; đây là nguồn tư liệu có ý nghĩa, góp phần quan trọng để chúng tôi hoàn thành đề tài này.

doc27 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Tư tưởng triết học của Albert Einstein, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừ A. Einstein cho đến ngày nay, vật lý học trong kỷ nguyên mới. Là một tác phẩm dịch thuật và tổng hợp, “Albert Einstein và sự tiến triển của vật lý học hiện đại” đã giúp cho người đọc có tầm nhìn đầy đủ về thuyết tương đối cũng như ý nghĩa triết học có được từ thuyết tương đối của A. Einstein. Năm 2008, nhân sinh nhật lần thứ 150 (1858-2008) của M. Planck - người đã khai sinh ra thuyết lượng tử, một kỷ yếu về ông: “Max Planck người khai sáng thuyết lượng tử”, đã được xuất bản tại Việt Nam, trong đó có một số bài viết về A. Einstein và thuyết tương đối. Thông qua quyển sách này, người đọc được cung cấp những thông tin, tư liệu liên quan đến hai trụ cột của nền vật lý hiện đại đầu thế kỷ XX: thuyết tương đối và thuyết lượng tử. Nhìn chung, những tư liệu và công trình về vật lý học và thuyết tương đối có ý nghĩa quan trọng đối với đề tài luận án. Thông qua việc khảo cứu, giúp cho người thực hiện đề tài nắm bắt được những nội dung quan trọng về vai trò, vị trí của thuyết tương đối trong sự phát triển của vật lý học cũng như giá trị của nó trong việc định hình tư tưởng triết học của A. Einstein dưới góc độ bản thể luận và nhận thức luận. 2.3. Những công trình, tư liệu về tư tưởng triết học của A. Einstein Một trong những công trình nghiên cứu tương đối sớm về A. Einstein đó là “Einstein: cuộc sống và thời đại” của F. Frank xuất bản năm 1947. Với tác phẩm này, F. Frank đã nghiên cứu rất công phu về cuộc đời và sự nghiệp và tác động của những công trình vật lý của A. Einstein cùng với sự tiến triển của vật lý học hiện đại. Đặc biệt, F. Frank đã sớm đề cập đến ý nghĩa triết học của thuyết tương đối của A. Einstein. Thông qua công trình này, F. Frank đã gợi mở hướng nghiên cứu về A. Einstein với tư cách là nhà triết học khoa học có tư tưởng nhân văn sâu sắc. Năm 1949, P. Schilpp xuất bản tác phẩm “Albert Einstein – Nhà triết học khoa học”. Đây là một trong những quyển sách đầu tiên nghiên cứu về A. Einstein với tư cách là nhà triết học. Thông qua tác phẩm, P. Schilpp đã giới thiệu, nhận định và đánh giá tư tưởng triết học của A. Einstein. Nhà triết học D. Howard đã gọi A. Einstein là nhà triết học khoa học và có nhiều công trình nghiên cứu về A. Einstein. Tiêu biểu như “Albert Einstein nhà triết học khoa học” và “Albert Einstein và sự phát triển của triết học khoa học thế kỷ XX”. D. Howard đã đánh giá những thành tựu vật lý có ý nghĩa triết học của A. Einstein cũng như sự ảnh hưởng của các nhà triết học trước đó là E. Mach, J. Poincaré, S. Mill, R. Avenarius, K. Pearson, R. Dedekind, D. Hume đối với việc hình thành tư tưởng triết học của A. Einstein. S. Thorpe đã đánh giá cao phương pháp tư duy của A. Einstein qua tác phẩm “Tư duy như Einstein”. Cuốn sách gồm 11 chương và 2 phụ lục, hai chương đầu giới thiệu khái quát về A. Einstein và nguyên tắc tư duy của ông. Đánh giá những ảnh hưởng của A. Einstein đối với thế kỷ XXI, nhóm các tác giả P. Galison, G. Holton và S. Schweber đã biên tập và xuất bản cuốn sách “A. Einstein for the 21st Century: His Legacy in Science, Aart, and Modern Culture”, do Nhà xuất bản Đại học Princeton ấn hành năm 2008. Cuốn sách tổng hợp những bài viết về khoa học, nghệ thuật và văn hóa hiện đại dưới tác động của học thuyết và tư tưởng của A. Einstein cũng như sức lan tỏa của học thuyết A. Einstein đối với thế kỷ XXI. Gần đây, W. Isaacson nhà báo Mỹ, Tổng giám đốc điều hành của CNN và Tổng biên tập Tạp chí Time, chuyên viết về tiểu sử các nhân vật nổi tiếng đã công bố tác phẩm “Einstein cuộc đời và vũ trụ”. Trong cuốn sách này, W. Isaacson đã lược sử, đánh giá những đóng góp quan trọng của A. Einstein đối với vũ trụ học. Theo W. Isaacson, lý thuyết của A. Einstein đã có những tác động đối với thế giới quan và nhận thức luận của con người về vũ trụ. Cuốn sách được giáo sư vật lý B. Greene của Đại học Colombia, Mỹ (tác giả của sách “Giai điệu dây và bản giao hưởng vũ trụ”) nhận xét: Isaacson đã mô tả bức tranh trọn vẹn về A. Einstein một cách chính xác và khoa học. Isaacson giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc về cuộc sống, tâm hồn, và sự nghiệp khoa học của một nhân vật đã thay đổi toàn bộ quan điểm của chúng ta về vũ trụ. Thật vậy, với “Einstein cuộc đời và vũ trụ”, W. Isaacson đã trình bày và đánh giá toàn bộ cuộc đời của A. Einstein gắn với những sự kiện và thành tựu; đây là nguồn tư liệu có ý nghĩa, góp phần quan trọng để chúng tôi hoàn thành đề tài này. Tác giả có đóng góp lớn trong việc nghiên cứu cuộc đời và sự sáng tạo của A. Einstein với tư cách là nhà vật lý, nhà tư tưởng là Nguyễn Xuân Xanh với tác phẩm “Einstein” (2007). Sau khi xuất bản, sách đã được các học giả khen ngợi là tác phẩm nghiên cứu công phu nhất về cuộc đời và sự nghiệp của A. Einstein được xuất bản ở Việt Nam. Thông qua tác phẩm này, Nguyễn Xuân Xanh đã tổng hợp những tư liệu phong phú về cuộc đời và sự nghiệp của A. Einstein, trong đó đề cập khá sâu sắc đến tư tưởng triết học và giá trị nhân văn của A. Einstein. Đặc biệt, Nguyễn Xuân Xanh đã dành hai chương cuối cùng của quyển sách (chương 9 và 10) có tên gọi “Einstein – Con người giải phóng”, nhận định và đánh giá tư tưởng triết học dưới góc độ bản thể luận, nhận thức luận cũng như tư duy độc lập và sáng tạo của A. Einstein. PGS.TS. Nguyễn Tấn Hùng có loạt bài nghiên cứu về A. Einstein đăng trên các tạp chí trong nước như: “Quan niệm về sự bất tử của con người” (Tạp chí Tâm lý học, số 10, 2002), “Quan điểm của A. Anhxtanh về quan hệ giữa tôn giáo và khoa học” (Tạp chí Lý luận chính trị, số 3, 2003), “A. Anhxtanh - Nhà khoa học, nhà triết học” (Tạp chí Triết học, số 4, 2003), “Quan niệm của A. Einstein về con người, động cơ, mục đích và ý nghĩa của cuộc sống” (Tạp chí Nghiên cứu con người, số 3, 2003). Thông qua các bài báo, Nguyễn Tấn Hùng đã trình bày và bước đầu đánh giá A. Einstein trên nhiều phương diện: con người, khoa học và tôn giáo, giá trị nhân văn và tư tưởng triết học; gợi mở hướng nghiên cứu về A. Einstein với tư cách là một nhà triết học - một vấn đề còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Bùi Văn Mưa với luận án tiến sĩ “Triết học và Bức tranh vật lý học về thế giới”, đã được in thành sách, đi sâu phân tích bức tranh vật lý học về thế giới trong lịch sử phát triển của nó; trong đó đã đề cập đến bức tranh vật lý học về thế giới và ý nghĩa triết học của học thuyết A. Einstein. Tổng quan lịch sử nghiên cứu đề tài, chúng tôi nhận thấy rằng, đã có nhiều công trình về A. Einstein ở trong và ngoài nước tập trung nghiên cứu, đánh giá về A. Einstein ở nhiều góc độ: cuộc đời và sự nghiệp của một nhà khoa học vĩ đại; nhà vật lý học với những phát minh làm thay đổi thế giới; nhà triết học, với những tư tưởng, quan điểm có ý nghĩa đối với lịch sử triết học. Tư tưởng triết học của A. Einstein đã được các tác giả phân tích và đánh giá trên các mặt sau: - Ý nghĩa triết học của thuyết tương đối. - Tư tưởng bản thể luận và nhận thức luận. - Tư tưởng tôn giáo và mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo. - Giá trị nhân văn trong tư tưởng của A. Einstein. Từ những công trình đã xuất bản về A. Einstein, chúng tôi nhận thấy rằng các tác giả đã nghiên cứu và có đánh giá hầu hết những khía cạnh triết học trong học thuyết và tư tưởng của nhà khoa học, nhà triết học A. Einstein. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu, phân tích một cách đầy đủ và có tính hệ thống về tư tưởng triết học của A. Einstein. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu tư tưởng triết học của A. Einstein một cách khái quát và có hệ thống trên các phương diện: tư tưởng bản thể luận, tư tưởng nhận thức luận, vấn đề nhân sinh quan; từ đó rút ra những giá trị và đóng góp của A. Einstein đối với sự phát triển tư tưởng triết học của nhân loại. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án có nhiệm vụ: Trình bày những điều kiện, tiền đề hình thành tư tưởng triết học A. Einstein; khái quát và hệ thống tư tưởng triết học của A. Einstein trên các phương diện: bản thể luận, nhận thức luận, vấn đề nhân sinh quan; đánh giá ý nghĩa lịch sử tư tưởng triết học của A. Einstein. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, cách tiếp cận hệ thống - cấu trúc trong nghiên cứu đề tài. Trên cơ sở lý luận chung, nghiên cứu đề tài này, chúng tôi còn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: phân tích - tổng hợp, logic - lịch sử, phương pháp hệ thống - cấu trúc, khái quát hóa - hệ thống hóa và các phương pháp khác... 5. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận án 5.1. Những đóng góp mới của luận án - Luận án đã trình bày một cách có hệ thống và tương đối đầy đủ về tư tưởng triết học của A. Einstein trên các mặt: bản thể luận, nhận thức luận, vấn đề nhân sinh quan, mà từ trước đến nay ở nước ta chưa có một công trình nào thực hiện. - Luận án đã phân tích và rút ra ý nghĩa triết học của những phát minh trong lĩnh vực vật lý học của A. Einstein, như thuyết tương đối nói chung, không - thời gian, vận động, công thức E = mc2, tính thống nhất vật chất trong thế giới vi mômở ra khả năng vận dụng những thành tựu trong lĩnh vực khoa học này vào nghiên cứu và phát triển triết học. - Luận án đã chứng minh tư tưởng nhân văn của A. Einstein với quan điểm về ý nghĩa cuộc sống, chủ nghĩa hòa bình, giáo dục tư duy độc lập; tinh thần quả cảm trong khoa học và lối sống giản dị của nhà khoa học vĩ đại, là mẫu mực về quan niệm sống, là tấm gương sáng để mọi người noi theo. 5.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án Về lý luận: Luận án góp phần làm sáng tỏ những quan điểm về bản thể luận, nhận thức luận, nhân sinh quan của A. Einstein theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Về thực tiễn: Luận án là cơ sở để thúc đẩy việc nghiên cứu tư tưởng triết học của A. Einstein ở Việt Nam trong thời gian đến. Tư tưởng nhân văn của A. Einstein góp phần giáo dục lòng yêu chuộng hòa bình, lòng tự trọng và sáng tạo trong nghiên cứu và học tập, rèn luyện kỹ năng sống cho mọi người nói chung và thế hệ trẻ nói riêng. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy triết học trong các trường đại học và cao đẳng. Luận án sau khi hoàn thành và bảo vệ cấp cơ sở đào tạo có thể được xuất bản thành sách phục vụ cho việc tham khảo trong giảng dạy và học tập. 6. Kết cấu của Luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 3 chương, 9 tiết. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA ALBERT EINSTEIN Nghiên cứu về A. Einstein, chúng ta thấy rằng tư tưởng triết học của A. Einstein xuất phát từ: điều kiện lịch sử, tiền đề khoa học tự nhiên, tiền đề tư tưởng - lý luận và tư duy độc lập của Albert Einstein. Mỗi điều kiện, tiền đề có vị trí riêng tạo nên chỉnh thể vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn trong quá trình hình thành và phát triển tư tưởng triết học của A. Einstein. Điều kiện lịch sử hình thành tư tưởng triết học của Albert Einstein 1.1.1. Tình hình nước Đức cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Nước Đức vào những năm cuối thế kỷ XIX có một nền kinh tế phát triển vô cùng thuận lợi. Sau chiến tranh Pháp – Phổ (1870 -1871), nước Đức được bồi thường 5 tỷ fran và làm chủ Alsace và Lorraine, hai vùng đất giàu có về tài nguyên, khoáng sản. Nguồn tài chính và tài nguyên có được nhờ chiến tranh là điều kiện quan trọng để Đức xây dựng và phát triển một nền kinh tế hiện đại. Sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nước Đức với xu hướng chuyển dần từ tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa đế quốc với tính chất điển hình; những hạn chế, khuyết tật của mô hình kinh tế cũng dần dần xuất hiện. Đó chính là điều kiện quan trọng, các tác động mạnh mẽ đối với A. Einstein dưới góc độ tư tưởng về việc cần thiết phải hướng tới và xây dựng một xã hội tốt đẹp, mang tính nhân văn. 1.1.2. Chính trị - xã hội nước Đức cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế cùng với những biến động về chính trị - xã hội ở nước Đức vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là nguyên nhân trực tiếp của đường lối chính trị, quân sự, ngoại giao mang bản chất hiếu chiến và xâm lược. Đó cũng là hệ quả thảm khốc mà thế giới phải gánh chịu từ hai cuộc đại chiến thế giới do nước Đức quân phiệt và phát xít phát động.Chiến tranh với những hậu quả đã làm cho A. Einstein nhận diện đúng bản chất của nó và có thái độ hết sức rõ ràng trong việc chống chiến tranh. Sống trong lòng chủ nghĩa tư bản nên ông đã hiểu rõ những khiếm khuyết về kinh tế và giáo dục của xã hội tư bản để từ đó ông hướng đến một nền giáo dục nhân bản, vì sự phát triển của con người. Từ tiền đề chính trị - xã hội với những nét đặc trưng như vậy là cơ sở quan trọng hình thành tư tưởng nhân văn của A. Einstein. 1.2. Những tiền đề hình thành tư tưởng triết học của Albert Einstein 1.2.1. Tiền đề khoa học tự nhiên Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, lĩnh vực vật lý học đã xuất hiện những thành tựu mới như: W. Röntgen phát hiện ra tia X, A. Becquerel phát hiện ra hiện tượng phóng xạ, J. Thomson phát hiện ra điện tử và chứng minh điện tử là một trong những thành phần cấu tạo nên nguyên tử Những phát minh đó đã tác động mạnh mẽ đến bản thể luận và nhận thức luận triết học, đòi hỏi nhận thức luận phải có tư duy khác, trên cơ sở những khám phá của vật lý học hiện đại. Thuyết tương đối của A. Einstein mang bản chất cách mạng về thế giới vật chất với tất cả sự khác biệt, đã đem lại cho con người những thay đổi lớn lao trong nhận thức khoa học và cải tạo thế giới. Chính những tiền đề khoa học tự nhiên là cơ sở quan trọng hình thành tư tưởng bản thể luận, nhận thức luận trong triết học của A. Einstein. 1.2.2. Tiền đề tư tưởng và lý luận Tư tưởng triết học của A. Einstein có cội nguồn từ việc say mê triết học và sử dụng những nguyên lý triết học phục vụ cho khoa học của ông. A. Einstein sớm quan tâm đến các tác phẩm triết học của B. Spinoza, I. Kant, A. Shopenhauer Trong thời gian ở Thụy Sĩ, A. Einstein đã say mê tìm và đọc nhận thức luận của D. Hume, E. Mach. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, để giải quyết những vướng mắc khi lý giải những đột phá trong lĩnh vực vật lý học, A. Einstein đã sử dụng triết học làm nền tảng cho khoa học. Việc tiếp nhận những giá trị tư tưởng của những người đi trước có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành tư tưởng của A. Einstein. Ông đã đánh giá cao và kế thừa được những giá trị trong các học thuyết triết học, kể cả triết học duy tâm chủ quan, vốn là đối tượng phê phán và bác bỏ của chủ nghĩa duy vật biện chứng; nhưng A. Einstein đã có cách nhìn khác, thấy được mặt hợp lý và đã vận dụng được tư tưởng của các nhà triết học này vào sự phát triển thuyết tương đối. Có thể khẳng định rằng, quan điểm của A. Einstein về Thượng đế, về mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo nói riêng và tư tưởng triết học nói chung xuất phát trực tiếp từ những tiền đề tư tưởng và lý luận như đã trình bày. 1.3. Tư duy độc lập của Albert Einstein Tư duy độc lập và sáng tạo của A. Einstein thể hiện qua phương tiện tư duy mạnh mẽ - “tự do nội tâm”. Theo ông, chỉ có tự do nội tâm con người mới có thể hành động độc lập và tạo ra những thành quả mang dấu ấn cá nhân hữu ích nhất và thành quả này sẽ góp phần mang lại ích lợi cho cộng đồng, như có một “bàn tay vô hình” xúi giục họ làm điều đó. A. Einstein chủ trương con người cần có tự do nội tâm, cần phát huy tính độc lập trong sáng tạo, nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập. Tư duy độc lập và sáng tạo của A. Einstein đã trở thành nhân cách của ông; nhân cách đó đã mang lại cho nhân loại những giá trị khoa học và tư tưởng triết học có giá trị. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Cùng với những điều kiện lịch sử cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là giai đoạn nở rộ của những phát minh khoa học, đặt con người trước những thách thức về sự hiểu biết và cải tạo thế giới. Những phát minh trong lĩnh vực vật lý học đã tạo ra một cuộc khủng hoảng thật sự trong khoa học; tuy nhiên, nó đã góp phần chỉ ra sự giới hạn trong nhận thức của con người, cần phải có phương pháp mới để khắc phục và nhận thức thế giới khách quan một cách phù hợp. Kế thừa tư tưởng trước đó, tiếp cận giá trị khoa học đương thời, cùng với “tư duy mới”, thành tựu trong khoa học và tư tưởng của A. Einstein góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng trong vật lý học và triết học đầu thế kỷ XX. Đó chính là cơ sở cho sự hình thành tư tưởng triết học của A. Einstein dưới góc độ bản thể luận và nhận thức luận. Việc đánh giá đúng tính chất của thời đại, cùng sự sáng tạo của một nhân vật vĩ đại sẽ giúp chúng ta có quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử để nhận diện và đánh giá đúng tư tưởng triết học của A. Einstein và ý nghĩa của tư tưởng ấy trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chương 2 NỘI DUNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA ALBERT EINSTEIN Đối với triết học, A. Einstein đã có những đóng góp ý nghĩa. Tư tưởng triết học của ông góp phần giải quyết vấn đề cơ bản của triết học và được thể hiện trên nhiều phương diện. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ khái quát và đánh giá tư tưởng triết học của A. Einstein ở ba nội dung cơ bản: tư tưởng bản thể luận, tư tưởng nhận thức luận và vấn đề nhân sinh quan. 2.1. Tư tưởng của Albert Einstein về bản thể luận Trên thế giới, một số nhà lịch sử, nhà triết học, nhà nghiên cứu đã xem A. Einstein là nhà triết học thông qua những công trình vật lý, những bài nói, những bài viết cũng như ngay chính đời sống rất riêng tư và đặc biệt của ông. Tư tưởng của A. Einstein về bản thể luận được thể hiện thông qua những phát hiện và quan điểm của ông về cấu trúc, hình thức tồn tại và sự thống nhất của thế giới vật chất. 2.1.1. Quan điểm của Albert Einstein về cấu trúc của vật chất Cùng với những thành tựu đạt được trong vật lý học, hóa học, triết học đầu thế kỷ XX, A. Einstein đã có những đóng góp dưới góc độ vật lý học và triết học thông qua những quan điểm mới mẻ về cấu trúc của vật chất. Quan điểm của A. Einstein về cấu trúc của vật chất, theo chúng tôi thể hiện ở hai vấn đề nổi bật: bản chất của ánh sáng và mối quan hệ giữa khối lượng và năng lượng. Bằng quan niệm tính chất lưỡng tính của ánh sáng, bức tranh vật lý học về thế giới của A. Einstein luôn mang tính tương đối và ông đã chỉ cho chúng ta chỉ có một cái tuyệt đối đó là tốc độ ánh sáng. Mọi thứ khác đều nằm trong giới hạn tốc độ lớn nhất này. Với công thức E = mc2, thuyết tương đối hẹp của A. Einstein đã mở ra một chân trời mới của khoa học có ý nghĩa triết học dưới góc độ bản thể luận. Trên cơ sở các định luật về bảo toàn khối lượng và năng lượng, mối quan hệ giữa năng lượng và khối lượng đã góp phần khẳng định tính đúng đắn của chủ nghĩa duy vật biện chứng: vật chất không sinh ra, cũng không mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác. 2.1.2. Quan điểm của Albert Einstein về không - thời gian Không gian và thời gian hay các hình thức tồn tại của vật chất được A. Einstein trình bày trong thuyết tương đối. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của học thuyết là tính chất cách mạng trong quan điểm của A. Einstein về không gian và thời gian. Không gian của A. Einstein khác một cách sâu sắc với không gian của I. Newton. Không gian I. Newton tĩnh và bất động. Đó chỉ là cái sân khấu thụ động nơi diễn ra các tấn kịch của vũ trụ với diễn viên là các hành tinh, các ngôi sao và các thiên hà. Với quan điểm mới, A. Einstein đã cho không gian một vai diễn. Không gian đã vứt bỏ tính thụ động của mình và trở nên động. Nó có thể co, giãn, biến dạng hoặc xoắn lại tùy theo lực hấp dẫn. Bản thể luận triết học trong quan niệm về các hình thức tồn tại của vật chất theo thuyết tương đối của A. Einstein ở tính chất mới mẻ và đúng đắn của nó: tính tương đối của không gian và thời gian và một chiều mới do A. Einstein phát hiện: không - thời gian. 2.1.3. Quan điểm của Albert Einstein về sự thống nhất của thế giới Theo quan điểm của chủ nghĩa Marx-Lenin, quan niệm về sự thống nhất thế giới của A. Einstein thể hiện tính duy vật và biện chứng. Ông đã trực tiếp hoặc gián tiếp thừa nhận thế giới là vật chất, không do ai sáng tạo ra cũng không thể bị tiêu diệt; tồn tại khách quan và độc lập với nhận thức của con người. A.Einstein luôn đặt sự đa dạng trong thống nhất để nghiên cứu, nhận thức và ông xem sự thống nhất có được dựa trên sự chi phối của các quy luật tự nhiên. Trong một cuộc trò chuyện với R. Tagore vào năm 1930, A. Einstein đã nói: “Có hai khái niệm khác nhau về bản chất của vũ trụ: Thế giới là một sự hài hòa phụ thuộc vào con người. Thế giới là một thực thể không phụ thuộc vào nhân tố con người”. Quan niệm của A. Einstein cho thấy, vũ trụ luôn hài hòa vì cuộc sống tươi đẹp của con người. Mặt khác, thế giới là một thực thể độc lập với con người; do vậy, vũ trụ sẽ không có chỗ cho một Thượng đế được sản sinh từ cảm giác của con người chi phối mọi hoạt động. 2.2. Tư tưởng của Albert Einstein về nhận thức luận Khảo cứu về tư tưởng của A. Einstein, chúng ta nhận thấy rằng đối với nhận thức luận, ông đã có những đóng góp giá trị qua thuyết thực tại và con đường nhận thức thế giới khách quan. 2.2.1. Thuyết thực tại của Albert Einstein Với thuyết thực tại, A. Einstein quan niệm rằng có một sự thực tồn tại độc lập với khả năng quan sát của chúng ta. Để nhận thức chân lý khách quan, A. Einstein đã xuất phát từ thực tại vật lý, ông tin rằng mọi tri thức đạt được đều có cơ sở khoa học và phải được kiểm chứng mà không chấp nhận bất kỳ sự ngẫu nhiên, may rủi. Chân lý đạt được trong nhận thức của A. Einstein là phức hợp của trực giác, lý tính và của cả kinh nghiệm thực tiễn. Bằng trực giác và trải nghiệm khoa học, coi trọng khả năng thấu triệt của tư duy lý tính, song ông không xem thường nhận thức kinh nghiệm. Nhận thức luận của A. Einstein không phải là chủ nghĩa duy lý hay chủ nghĩa kinh nghiệm mà chính ông đã kết hợp được những yếu tố hợp lý và khắc phục được những hạn chế của hai khuynh hướng đối lập này. Đó là vấn đề có giá trị trong tư tưởng triết học của A. Einstein đối với sự phát triển của lý luận nhận thức. 2.2.2. Con đường nhận thức của Albert Einstein Nhận thức là quá trình chinh phục và cải tạo giới tự nhiên của con người. Với A. Einstein, đây là một quá trình phức tạp trải từ kinh nghiệm đến lý tính. Về con đường nhận thức, A. Einstein đã có quan điểm biện chứng khi không tuyệt đối hóa nhận thức cảm tính hoặc nhận thức lý tính, mà đặt chúng trong mối quan hệ hài hòa, bổ sung cho nhau. Trong nhận thức chân lý, A. Einstein đã đề cập đến trí tưởng tượng (trực giác) và xem nó như là một công cụ cần thiết đối với nhận thức khoa học. Với ông, đối tượng của quá trình nhận thức là thế giới khách quan. Tuy nhiên, đối với mỗi người và nhân loại, kết quả đạt được trong nhận thức chỉ là bộ phận, một vùng của thế giới mà thôi. Những phần còn lại của thế giới khách quan không phải là “vật tự nó” như I. Kant quan niệm. Theo A. Einstein, đó là những bí ẩn của thế giới mà con người cần phải tiếp tục tìm hiểu và nhận thức. Những bí ẩn của thế giới không phải là “không thể biết” mà nó chính là động lực để con người và khoa học hướng đến và lý giải trong tương lai. 2.3. Vấn đề nhân sinh quan trong triết học của Albert Einstein 2.3.1. Quan điểm của Albert Einstein về tôn giáo và mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo Từ thực tiễn nhận thức thế giới, A. Einstein đã bộc lộ quan điểm thế giới quan và nhân sinh quan của mình. Ông cho rằng không có Thượng đế cá nhân. Thế giới tự nhiên huyền bí chi phối cuộc sống con người chỉ là đối tượng nghiên cứu của khoa học trong sự say mê khám phá bí ẩn của vũ trụ. Mặc dù ngưỡng mộ B. Spinoza và nhiều lần nói rằng quan niệm của ông về Thượng đế gần giống với B. Spinoza, song ông không phải là người thuộc phiếm thần luận cũng như tự nhiên thần luận. Thế giới tự nhiên phong phú, đa dạng được chi phối bởi các quy luật - đó chính là Thượng đế theo quan niệm của A. Einstein. Tư tưởng về tôn giáo của A. Einstein đã thể hiện ông là một nhà khoa học- nhà triết học tự mâu thuẫn. Dưới góc độ vật lý học; lượng tử là lĩnh vực mà ông có công đầu khám phá, tuy nhiên với “tính bất định” lượng tử, ông là người phản đối một cách cực đoan. Cuộc tranh luận kéo dài 30 năm giữa ông và “Trường phái Copennhagen” xuất phát từ mâu thuẫn của chính ông nhằm để chứng minh quy luật vũ trụ hài hòa. Dưới góc độ triết học, ông kiên quyết phê phán quan niệm về Thượng đế cá nhân, nhưng lại phát biểu:“Tôi không phải là một người vô thần, và tôi không nghĩ tôi có thể gọi mình là một người phiếm thần luận”. 2.3.2. Quan điểm của Albert Einstein về con người và ý nghĩa cuộc sống Dấn thân trong các hoạt động xã hội, quan điểm của A. Einstein về con người đã thể hiện mối quan hệ giữa bản năng sơ đẳng và mặt xã hội trong bản chất của con người. Trong mối quan hệ ấy, sự gắn kết giữa cá nhân với xã hội thông qua các hoạt động vừa là mục đích vừa là động cơ, được thể hiện một cách hài hòa để con người khẳng định giá trị sống và cống hiến. Bàn về ý nghĩa cuộc sống, A. Einstein cho rằng con người chỉ có thể tìm thấy được giá trị đích thực và ý nghĩa thật sự với những việc làm không vụ lợi, hướng đến hạnh phúc cao cả của nhân loại. Quan điểm về con người và ý nghĩa cuộc sống của A. Einstein mang tính biện chứng, vì ông thấy được mối quan hệ thống nhất giữa mặt sinh học và mặt x

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctu_tuong_triet_hoc_cua_albert_einstein_878_1936375.doc
Tài liệu liên quan