Tóm tắt Luận án Tư vấn học tập cho sinh viên các trường cao đẳng kỹ thuật miền núi

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động TVHT mà cụ thể là tư vấn tự học, tự nghiên cứu cho SV trong dạy học kỹ thuật, có thể rút ra một số nhận định sau: Qua nghiên cứu, phân tích mục tiêu, nội dung, chương trình và đặc điểm của môn học Trang bị điện cho thấy có nhiều nội dung có thể cho SV tự học, tự nghiên cứu. Để hỗ trợ cho SV tự học, tự nghiên cứu, GV cần có hướng dẫn khoa học, kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kịp thời và hiệu quả. Mặt khác, chỉ có tăng cường cho SV tự học, tự nghiên cứu mới có thể hoàn thành được mục tiêu của môn học trong bối cảnh thời lượng dạy học môn học trên lớp bị giảm nhiều. Việc triển khai 3 biện pháp cũng cho phép bước đầu khẳng định tính khoa học, khả thi và hiệu quả của quy trình TVHT trong dạy học đã được xây dựng và trình bày ở chương 1. Việc kiểm nghiệm và đánh giá quy trình TVHT cũng như nội dung các biện pháp sẽ được trình bày ở chương 3

 

doc28 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 243 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Tư vấn học tập cho sinh viên các trường cao đẳng kỹ thuật miền núi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ở Việt Nam TVHT cũng được nghiên cứu dưới vai trò của cố vấn học tập, với chức năng chủ yếu là tư vấn và hỗ trợ SV trong quá trình học tập và nghiên cứu khóa học (Trần Thị Minh Đức, Nguyễn Duy Mộng Hà, Trần Văn Chương, Phạm Thị Lụa v.v.v...). Trên cơ sở tìm hiểu một số nghiên cứu về TVHT, với mong muốn người học sẽ tìm ra cách học phù hợp với năng lực, và môi trường học tập của mình, một số tác giả đã đi sâu nghiên cứu dạy cách học (Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo, Nguyễn Văn Khôi) v.v.v... Qua tìm hiểu một số nghiên cứu về hoạt động TVHT của cố vấn học tập trong dạy học trong nước nói riêng và trên thế giới nói chung, tác giả nhận thấy về lý luận cũng như thực tiễn việc TVHT trong dạy học cho SV các trường CĐKT hiện nay chưa ai nghiên cứu cụ thể. Mặc dù TVHT nói chung và TVHT trong dạy học nói riêng đã được chú trọng, song chất lượng còn nhiều hạn chế. 1.1.3. Đánh giá chung Hầu hết các công trình nghiên cứu đều tập trung chủ yếu vào hoạt động TVHT dưới vai trò CVHT trong đào tạo tín chỉ. Các công trình cũng xác định được bản chất, các yếu tố ảnh hưởng của TVHT, nhu cầu tư vấn của người học,... một cách chung nhất trong đào tạo tín chỉ, một số biện pháp có tác động trực tiếp đến quá trình học tập của người học. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đề cập sâu tới TVHT với trọng tâm là hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu trong quá trình đào tạo theo học chế tín chỉ với các ngành học kỹ thuật. Yếu tố điều kiện tự học, tự nghiên cứu của người học trong dạy học kỹ thuạt là một yếu tố không thể bỏ qua khi bàn đến biện pháp nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho người học. Đề tài này sẽ tiến hành nghiên cứu hoạt động TVHT trong dạy học cho SV ở các trường CĐKT miền núi với trọng tâm là tư vấn phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho SV. 1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.2.1. Tư vấn Tư vấn là hoạt động hợp tác và tự nguyện giữa người tư vấn và người cần được tư vấn. Trong đó người tư vấn đưa ra lời gợi ý hay lời khuyên có cơ sở khoa học để giúp cho người cần được tư vấn tự giải quyết một vấn đề mà họ cần giải quyết nhưng chưa biết cách giải quyết, hoặc giúp họ lựa chọn một giải pháp tối ưu trong các giải pháp có thể có để giải quyết một vấn đề. 1.2.2. Tư vấn học tập TVHT theo nghĩa rộng, là một dạng hoạt động trong đào tạo hoặc dạy học mà người tư vấn đưa ra lời khuyên cho người được tư vấn về các vấn đề liên quan đến học tập, thông tin về nghề mình đã chọn trong suốt quá trình học tập. 1.2.3. Tự học Tự học là một hoạt động học tập mà người học tự mình học tập, nghiên cứu, rèn luyện để lĩnh hội kiến thức, hình thành và phát triển kỹ năng, qua đó hình thành năng lực và phẩm chất. Kết quả của tự học không chỉ là kiến thức mới, kỹ năng mới mà người học còn hình thành và phát triển phương pháp tự học, tự nghiên cứu. 1.2.4. Tư vấn tự học Tư vấn tự học (tư vấn học tập theo nghĩa hẹp) là một phương pháp dạy học, trong đó GV đóng vai trò là người tư vấn, hướng dẫn, thực hiện các việc: giao nhiệm vụ, nêu yêu cầu, hướng dẫn cách thực hiện; người học tự học, tự nghiên cứu theo hướng dẫn của GV để thực hiện nhiệm vụ theo đúng yêu cầu và báo cáo kết quả. 1.3. LÝ LUẬN VỀ TƯ VẤN HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC KỸ THUẬT Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG 1.3.1. Cơ sở khoa học của việc xây dựng lý luận về tư vấn học tập trong dạy học kỹ thuật 1.3.1.1. Đặc điểm của đào tạo theo hệ thống tín chỉ Phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ có một số đặc điểm nổi bật sau: - Chương trình đào tạo có tính mềm dẻo, linh hoạt. - Thời lượng học tập trên lớp của SV giảm đáng kể. - Học tập theo học chế tín chỉ đòi hỏi SV phải tích cực, chủ động và có phương pháp tự học, tự nghiên cứu khoa học. - Dạy học theo học chế tín chỉ đòi hỏi SV phát triển kỹ năng hợp tác. 1.3.1.2. Hoạt động của cố vấn học tập trong tư vấn học tập - Hoạt động của cố vấn học tập Hầu hết các trường đều có cố vấn học tập, song chức năng và nhiệm vụ của cố vấn học tập được xác định: Tư vấn, hỗ trợ, trợ giúp SV trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học, định hướng nghề, tư vấn hướng dẫn SV thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ trong suốt quá trình đào tạo - Hoạt động tư vấn học tập của cố vấn học tập Một trong những hoạt động quan trọng của CVHT trong học chế tín chỉ là tư vấn học tập. Tư vấn học tập gồm một số nội dung cơ bản sau: Tư vấn phương pháp học tập, tư vấn chương trình đào tạo và xây dựng kế hoạch học tập 1.3.1.3. Đặc điểm của dạy học kỹ thuật - Nội dung học tập thường bao gồm cả lý thuyết và thực hành, thí nghiệm, có nhiều thời lượng dành cho thăm quan, ngoại khóa, thực tập sản xuất - Các môn học, mô đun, học phần thuộc chuyên ngành kỹ thuật có nội dung kiến thức là có tính thực tiễn cao. - Nội dung học tập thường lạc hậu so với sự phát triển của khoa học, công nghệ. 1.3.1.4. Điều kiện học tập của sinh viên Người học tại các cơ sở đào tạo này có đặc điểm là nhiều dân tộc khác nhau và có điều kiện sống khác nhau. Tính đa dạng này đòi hỏi GV phải căn cứ vào điều kiện cụ thể để có những tư vấn, hướng dẫn tự học khác nhau. Phòng thí nghiệm, xưởng thực hành trang thiết bị còn lạc hậu, đơn lẻ không còn phù hợp yêu cầu công nghệ sản xuất cũng như dạy học hiện đại hiện nay. Chính vì vậy trong quá trình dạy học SV chỉ được học qua hệ thống mô phỏng hình vẽ, đi học trải nghiệm thực tế rất ít, không có sự hướng dẫn sâu sát của GV. 1.3.2. Quy trình tư vấn học tập Để thực hiện tư vấn, hướng dẫn tự học cho SV, cần phải thực hiện đầy đủ các nội dung sau: Có thể tóm tắt quy trình tư vấn học tập qua sơ đồ trên hình 1.1. Bước 1: Chuẩn bị 1. Phân tích mục tiêu và nội dung bài học 2. Xác định phương tiện, thiết bị phục vụ dạy học 3. Xác định nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu của SV 4. Xác định yêu cầu về sản phẩm, nội dung báo cáo 5. Xây dựng nội dung hướng dẫn Bước 2: Tổ chức thực hiện 1. Giao nhiệm vụ và hướng dẫn cách thực hiện 2. Tổ chức SV báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 3. Tổ chức lớp thảo luận về kết quả của các báo cáo 4. Nhận xét, đánh giá và chốt nội dung học tập Bước 3: Hoàn thiện 1. Rút kinh nghiệm 2. Bổ sung, điều chỉnh những nội dung cần thiết 3. Hoàn thiện toàn bộ nội dung công việc Hình 1.1. Quy trình tư vấn học tập trong dạy học kỹ thuật 1.3.3.Đánh giá hiệu quả hoạt động tư vấn học tập a. Nội dung tư vấn. Nội dung hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu. SV hiểu được nhiệm vụ, biết được kết quả cần đạt. Nhiệm vụ có tính vừa sức để SV có thể hoàn thành và đạt được mục tiêu của bài học. b. Phương pháp tư vấn. Phù hợp với từng đối tượng, phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của SV. SV biết được phương pháp thực hiện nhiệm vụ, tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau trong quá trình học tập. c. Hiệu quả của hoạt động tư vấn. SV có được phương pháp học tập và rèn luyện, tìm tư liệu và nghiên cứu, hình thành tác phong làm việc tự giác, nghiêm túc và hợp tác. Kết quả học tập đạt được mục tiêu dạy học. 1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tư vấn học tập trong dạy học kỹ thuật * Giáo viên: Khi dạy học theo phương thức học chế niên chế, GV hầu như chưa có áp lực phải hướng dẫn SV tự học, tự nghiên cứu. Do vậy, khi chuyển sang dạy học theo học chế tín chỉ, ban đầu GV cũng còn không ít lúng túng, thậm chí ngại nghiên cứu phương pháp hướng dẫn tự học. * Sinh viên: SV trải qua giai đoạn giáo dục phổ thông với phương pháp dạy và học vẫn còn nặng về truyền thụ một chiều. Mặt khác, khối lượng và đặc điểm kiến thức, kỹ năng của chương trình đào tạo CĐKT có nhiều khác biệt với giáo dục phổ thông theo hướng nhiều hơn, khó hơn. Do vậy, bước đầu SV cũng không tránh khỏi tâm lý ngại ngùng và gặp phải khó khăn nhất định trong phương pháp tự học, tự nghiên cứu.. * Đặc điểm chương trình đào tạo chuyên ngành kỹ thuật: Một đặc điểm nổi bật của chương trình đào tạo CĐKT là với mục tiêu đào tạo rất chú trọng tới năng lực thực hiện, kỹ năng thao nên số môn học, học phần, mô đun có nội dung thực hành chiếm tỉ lệ đáng kể. 1.4. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN HỌC TẬP CHO SINH VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT 1.4.1. Mục đích, nội dung và phương pháp khảo sát 1.4.2. Kết quả khảo sát 1.4.2.1. Kết quả khảo sát về mặt định lượng 1.4.2.2. Kết quả khảo sát về mặt định tính KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động TVHT mà cụ thể là tư vấn tự học, tự nghiên cứu cho SV trong dạy học kỹ thuật, có thể rút ra một số nhận định sau: Trên cơ sở phân tích lý luận về TVHT, đặc điểm của phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ và một số cơ sở khoa học khác, đề tài đã xây dựng được quy trình TVHT trong dạy học kỹ thuật. Tính khoa học, khả thi và hiệu quả của quy trình này được thể hiện qua vận dụng vào nội dung dạy học cụ thể và chứng minh bằng kiểm nghiệm và đánh giá. Qua khảo sát, đánh giá thực trạng dạy học ở một số trường CĐKT ở khu vực trung du và miền núi phía bắc cho thấy dù đã thực hiện đào tạo theo phương thức học chế tín chỉ nhưng hầu như khâu tự học, tự nghiên cứu của SV chưa được chú trọng và chưa làm tốt. Cả GV và SV còn lúng túng trong khâu tổ chức, hướng dẫn, đánh giá kết quả tự học, tự nghiên cứu. Từ những nhận định trên cho thấy cần phải nghiên cứu để có những biện pháp đẩy mạnh hoạt động tự học, tự nghiên cứu cho SV, trong đó việc tư vấn, hướng dẫn của GV mang tính quyết định. Chương 2 BIỆN PHÁP TƯ VẤN HỌC TẬP CHO SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ 2.1. KHÁI QUÁT VỀ MÔN TRANG BỊ ĐIỆN TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ 2.1.1. Mục tiêu đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử 2.1.1.1. Mục tiêu chung 2.1.1.2. Mục tiêu về kiến thức 2.1.1.3. Mục tiêu về kỹ năng 2.1.1.4. Mục tiêu về thái độ 2.1.2. Khái quát về môn học Trang bị điện 2.1.2.1. Mục tiêu của môn học 2.1.2.2. Khái lược nội dung môn học 2.1.2.3. Đặc điểm của môn học 2.1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tự học của sinh viên 2.2. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP TƯ VẤN HỌC TẬP TRONG ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ 2.2.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu và chương trình đào tạo 2.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 2.2.3. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với đặc điểm của người học 2.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TƯ VẤN HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC MÔN TRANG BỊ ĐIỆN 2.3.1. Biện pháp 1: Tư vấn học tập cho sinh viên trong giờ dạy lý thuyết 2.3.1.1. Nội dung Ví dụ vận dụng: Bài 12. HỆ THỐNG BĂNG TẢI ĐỘNG CƠ Bước 1: CHUẨN BỊ Công việc 1.1: Phân tích mục tiêu và nội dung bài học 1.1.1.Mục tiêu bài học: Kiến thức, kỹ năng, thái độ; Tư vấn học tập: Được thể hiện qua tiêu chí đánh giá kết quả học tập sau TVHT. 1.1.2.Chuẩn bị 1.1.3. Nội dung bài học: Cấu tạo mạch điện, nguyên lý làm việc mạch điện, cách vận hành mạch điện Công việc 1.2: Xác định phương tiện, thiết bị phục vụ dạy học - Thiết bị: Công tắc tơ, rơ le thời gian, rơ le nhiệt, động cơ 3 pha. - Phương tiện: Máy vi tính, máy chiếu, sơ đồ mô phỏng, clip công nghệ tương tác ảo, phiếu SV tự đánh giá kết quả học tập, Công việc 1.3: Xác định nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu a. Câu tạo: Xác định các phần tử, thiết bị trên sơ đồ b. Nguyên lý làm việc Công việc 1.4: Xác định yêu cầu sản phẩm, nội dung và cách thức báo cáo - Sản phẩm SV thực hiện - Cách trình bày báo cáo: SV xung phong, hoặc GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày những nội dung GV đã giao. Công việc 1.5: Xây dựng nội dung hướng dẫn hoàn chỉnh Sau khi hoàn thành 5 công việc của bước chuẩn bị, GV tiến hành soạn giáo án. Trong đó có khâu tổ chức SV báo cáo kết quả tự học, tự nghiên cứu; thảo luận về sản phẩm ở nội dung bài dạy tương ứng. Bước 2: TỔ CHỨC THỰC HIỆN Công việc 2.1: Giao nhiệm vụ và hướng dẫn cách thực hiện Công việc này có thể thực hiện theo 2 cách: - Cách 1: Vận dụng dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược, GV soạn kỹ nội dung hướng dẫn trong công việc 1.5 kể trên, GV có thể in nội dung ra giấy để phát cho SV khi bắt đầu vào bài dạy. - Cách 2: Trong quá trình dạy GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm, nêu yêu cầu và hướng dẫn SV cách thực hiện theo từng nội dung cụ thể trong khoảng thời gian nhất định. Công việc 2.2: Tổ chức SV báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ - Nội dung báo cáo bao gồm: Tên gọi, chức năng của các phần tử trong mạch điện; nguyên lý làm việc của mạch điện. SV phải nêu được một vài câu hỏi, vấn đề cần giải đáp trong nội dung bài học. - Cách trình bày báo cáo: Tùy theo tình hình cụ thể mà GV có thể cho một số SV xung phong trình bày; hoặc tổ chức thảo luận theo nhóm rồi đại diện nhóm trình bày; hoặc GV gọi trực tiếp một vài SV lên trình bày. Công việc 2.3: Tổ chức lớp thảo luận về kết quả của các báo cáo Khi cho SV báo cáo, GV yêu cầu cả lớp tập trung lắng nghe, có thể đặt câu hỏi cho bạn, có thể nêu ý kiến khác với ý kiến của bạn v.v... Công việc 2.4: Nhận xét, đánh giá và chốt nội dung học tập Sau khi kết thúc công việc tổ chức thảo luận, GV cần đưa ra nhận xét đánh giá về kết quả học tập, tinh thần học tập, các nhận xét, đánh giá, tranh luận,... của SV trong lớp. Sau đó, GV chốt nội dung kiến thức SV cần lĩnh hội của bài. Bước 3: HOÀN THIỆN Căn cứ vào quá trình tổ chức trên lớp, GV rút ra được những kinh nghiệm từ khâu chuẩn bị tới khâu tổ chức, điều hành. 2.3.1.2. Nhận xét Với cách dạy học này thu được một số lợi ích sau: Sẽ tạo điều kiện cho SV thói quen tái hiện những kiến thức cũ có liên quan để tìm kiếm và làm sáng tỏ các kiến thức mới, dùng kiến thức cũ chứng minh cho kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn. Qua đó, SV vừa nắm được kiến thức vừa hình thành kỹ năng nghề, đặc biệt hình thành kỹ năng học tập tìm ra kiến thức mới. 2) GV có điều kiện để hướng dẫn, giám sát, can thiệp kịp thời và cũng có thể giảng giải một số nội dung. Đặc biệt với môn học kỹ thuật bài dạy lý thuyết rất trừu tượng thì việc tư vấn hướng dẫn học của GV càng hiệu quả. 3) Cách làm này cũng tạo hứng thú, động cơ học tập. Nội dung tư vấn hướng dẫn cho SV được vận dụng logic, ngắn gọn cho từng tiểu mục của phần học lý thuyết sẽ giúp cho bài học đảm bảo được mục tiêu bài học, và hiệu quả học tập của SV đạt kết quả cao. 2.3.2. Biện pháp 2: Tư vấn học tập cho sinh viên trong giờ dạy thực hành 2.3.2.1. Nội dung Ví dụ vận dụng Bài 09. LẮP RÁP ĐẤU NỐI MẠCH ĐIỆN MÁY MÀI Bước 1: CHUẨN BỊ Công việc 1.1: Phân tích mục tiêu và nội dung bài học Mục tiêu bài học: Kiến thức, kỹ năng, thái độ; Tư vấn học tập: Được thể hiện qua tiêu chí đánh giá kết quả học tập sau TVHT. Chuẩn bị 1.1.3. Nội dung bài học: Lắp ráp đấu nối được mạch điện theo sơ đồ bản vẽ đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật; Kiểm tra, vận hành chạy thử đúng yêu cầu công nghệ, đảm bảo an toàn vệ sinh công nghiệp đúng quy định. Công việc 1.2: Xác định phương tiện, thiết bị phục vụ dạy học Thiết bị, vật tư, dụng cụ: Công việc 1.3: Xác định nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu SV có thể tự đọc, tự nghiên cứu một số nội dung: Ký hiệu, chức năng các thiết bị phần tử trên mạch điện, cấu tạo nguyên lý của mạch điện, xác định điểm đấu nối. Tìm hiểu thêm kỹ thuật bóp đầu cốt và đi dây, phương pháp đi dây Công việc 1.4: Xác định yêu cầu sản phẩm, nội dung và cách thức báo cáo - Sản phẩm SV thực hiện - Cách trình bày báo cáo: Cuối buổi học, GV kiểm tra sản phẩm, SV trình bày nội dung công việc đã tiến hành, SV nộp lại phiếu đánh giá luyện tập, phiếu đánh giá kết quả thực hành. Công việc 1.5: Xây dựng nội dung hướng dẫn hoàn chỉnh GV cần chú ý quan sát và nếu cần có thể bổ sung thêm và gợi ý cách giải quyết như: kỹ năng xác định vị trí đầu cốt nối trên thanh cài, kỹ năng kiểm tra thông mạch, kỹ năng nối dây trên từng đoạn mạch, kỹ năng bó dây...... Bước 2: TỔ CHỨC THỰC HIỆN Công việc 2.1: Giao nhiệm vụ và hướng dẫn cách thực hiện Phần này GV sẽ tư vấn hướng dẫn tự thực hiện, SV báo cáo kết quả thực hiện GV kết luận và đưa ra phương án cuối cùng để SV thực hiện. Cuối buổi GV sẽ cùng SV tổ chức thực hiện hướng dẫn kết thúc nhận xét kết quả rèn luyện, thông báo kế hoạch hoạt động thiếp theo Công việc 2.2: Tổ chức SV báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ - Nội dung báo cáo bao gồm: Nguyên lý làm việc, phương pháp đi dây; sơ đồ điểm đấu nối mạch điện. Ngoài ra, SV phải nêu được một số hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục. - Cách trình bày báo cáo: Nhóm sẽ báo cáo quá trình thực hiện công việc, sản phẩm của nhóm và trả lời các câu hỏi của GV. Công việc 2.3: Tổ chức lớp thảo luận về kết quả của các báo cáo GV có thể để nhóm trưởng báo cáo toàn bộ công việc, có thể yêu cầu một SV bất kỳ trong nhóm báo cáo; cũng có thể cho mỗi SV báo cáo một công đoạn. Công việc 2.4: Nhận xét, đánh giá và chốt nội dung học tập Sau khi kết thúc công việc nghe báo cáo, thảo luận, GV cần đưa ra nhận xét đánh giá về kết quả học tập, tinh thần học tập, các nhận xét, đánh giá, tranh luận,... về nội dung học tập của SV trong lớp. Sau đó, GV chốt nội dung kiến thức SV cần lĩnh hội, những kỹ năng SV cần hình thành và rèn luyện. Bước 3: HOÀN THIỆN Sau khi thực hiện xong một bài thực hành, GV căn cứ vào quá trình tổ chức để rút ra những kinh nghiệm từ khâu chuẩn bị tới khâu tổ chức, điều hành. Từ đó có những điều chỉnh, bổ sung cần thiết để lần thực hiện sau hiệu quả hơn và cũng để rút kinh nghiệm cho bài khác được tốt hơn. 2.3.3.2. Nhận xét Với cách dạy học này giải quyết được một số vấn đề sau: SV có được kỹ năng học tập tự tìm kiếm và phát hiện ra kiến thức mới qua kinh nghiệm thu thập thông tin, xử lý thông tin vận dụng kiến thức cũ để từ đó họ chủ động tiếp nhận nội dung kiến thức bài ngay trên lớp. Với cách xây dựng nội dung tư vấn hướng dẫn cho SV một cách chi tiết, buổi học sẽ đảm bảo đạt được mục tiêu bài học và hiệu quả học tập của SV đạt kết quả cao. SV có hứng thú và tích cực học tập trên lớp hơn do họ được trình bày kết quả nghiên cứu trước lớp, SV hiểu bài tốt hơn nhanh hơn. 2.3.3. Biện pháp 3: Tư vấn học tập cho sinh viên tự học thực hành có hướng dẫn Để triển khai SV tự học thực hành có hướng dẫn, GV vẫn chia bài dạy ra 4 hoạt động chính như thông thường là: “hướng dẫn ban đầu”, “hướng dẫn thường xuyên”, “hướng dẫn kết thúc” và “hướng dẫn tự rèn luyện”. Tuy nhiên, GV chỉ trực tiếp giảng dạy ở 2 hoạt động là hướng dẫn ban đầu và hướng dẫn kết thúc, còn 2 hoạt động kia hoàn toàn cho SV tự học hoặc GV chỉ tham gia giảng dạy trực tiếp một phần. Khi SV tự học thực hành, hoạt động học chủ yếu do SV tự tổ chức và thực hiện. Cách tổ chức SV tự học thực hành như vậy được gọi là “tự học thực hành có hướng dẫn”. Việc tư vấn, hướng dẫn SV tự học thực hành có hướng dẫn nhìn chung vẫn thực hiện theo quy trình đã nêu trong hình 1.1 nhưng có những điều chỉnh phù hợp. 2.3.3.1. Nội dung Ví dụ vận dụng Bài 04. MẠCH KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA ROTO LỒNG SÓC BẰNG CÁCH ĐỔI NỐI SAO - TAM GIÁC CÓ ĐẢO CHIỀU QUAY Bước 1: CHUẨN BỊ Công việc 1.1: Phân tích mục tiêu và nội dung bài học Mục tiêu bài học: Chuẩn bị 1.1.3. Nội dung bài học: - Vẽ mạch điện trang bị điện; Lắp ráp đấu nối; Kiểm tra, vận hành chạy thử mạch. Công việc 1.2: Xác định phương tiện, thiết bị phục vụ dạy học Phương tiện dạy học Máy chiếu, máy vi tính, Clip mô phỏng thực tế, mô hình mạch máy chạy thử, giấy vẽ A0, bút dạ Thiết bị dạy học Công việc 1.3: Xác định nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu Để SV đạt được mục tiêu đã đề ra trong quá trình dạy GV là người tư vấn hướng dẫn SV cách thức thực hiện. SV hoàn toàn chủ động tự đọc, tự nghiên cứu, tự lắp ráp đấu nối mạch máy với những kiến thức, kỹ năng thực hành đã được học. Công việc 1.4: Xác định yêu cầu sản phẩm, nội dung và cách thức báo cáo - Sản phẩm SV thực hiện - Cách trình bày báo cáo: GV kiểm tra sản phẩm, SV trình bày nội dung công việc đã tiến hành, SV nộp lại phiếu luyện tập thực hành, phiếu đánh giá kết quả thực hành. Công việc 1.5: Xây dựng nội dung hướng dẫn hoàn chỉnh GV sẽ xây dựng hoàn chỉnh nội dung hướng dẫn SV tự học với các công việc cụ thể sau: Xây dựng kế hoạch thực hiện; Quá trình thực hiện; Cách thức tư vấn hướng dẫn. Bước 2: TỔ CHỨC THỰC HIỆN Công việc 2.1: Giao nhiệm vụ và hướng dẫn cách thực hiện Đây là dạng bài chứa đựng trong đó kiến thức tổng hợp, toàn diện có sự kết hợp giữa kiến thức lý thuyết với thực tiễn. GV giao nội dung yêu cầu bài, GV chia nhóm, phân công nhóm trưởng, phân công vị trí học của các nhóm, giao thiết bị, vật tư và dụng cụ cho SV, kiểm tra an toàn lao động v.v.v.... các nhóm SV lên kế hoạch thực hiện. Công việc 2.2: Tổ chức SV báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ - Nội dung báo cáo bao gồm: Phương án vẽ sơ đồ mạch điện, sơ đồ đấu nối mạch điện, cấu tạo và nguyên lý làm việc mạch điện, sản phẩm mạch điện SV đấu nối. - Cách trình bày báo cáo: Đây là phần báo cáo của riêng từng nhóm với GV, nhóm sẽ báo cáo quá trình thực hiện công việc, sản phẩm của nhóm và trả lời các câu hỏi của GV. Công việc 2.3: Tổ chức lớp thảo luận về kết quả của các báo cáo GV tổ chức cho các nhóm lên báo cáo về quá trình thực hiện và trình bày sản phẩm của nhóm, SV các nhóm khác theo dõi, và đặt câu hỏi với nhóm đang báo cáo. Công việc 2.4: Nhận xét, đánh giá và chốt nội dung học tập Sau khi kết thúc công việc nghe báo cáo, thảo luận, GV sẽ đưa ra nhận xét đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu dạy học đề ra về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Cuối cùng GV chốt nội dung kiến thức SV cần lĩnh hội, những kỹ năng SV cần hình thành và rèn luyện. Bước 3: HOÀN THIỆN Sau khi thực hiện xong bài dạy, GV căn cứ vào quá trình tổ chức để rút ra những kinh nghiệm từ khâu lập kế hoạch, chuẩn bị điều kiện dạy, nội dung tư vấn hướng dẫn cách thực hiện bài tới khâu tổ chức, điều hành. 2.3.3.2. Nhận xét Lý thuyết vốn trừu tượng khó hiểu, với cách học này SV có điều kiện vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn giúp họ nắm vững lý thuyết hơn hiểu rõ ràng cụ thể hơn, SV rèn luyện kỹ năng thực hành, tích lũy kinh nghiệm thực tế cho bản thân. Tạo điều kiện để SV phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động trong học tập. 2.3.4. Nhận xét chung về 3 biện pháp tư vấn học tập SV vừa được lĩnh hội kiến thức lý thuyết, rèn luyện kỹ năng thực hành vừa hình thành và phát triển được năng lực tự học, tự nghiên cứu. Cả ba biện pháp cho phép đảm bảo đạt được mục tiêu bài học khi thời lượng dạy học trên lớp bị rút ngắn. Đồng thời, SV có đủ thời lượng để hình thành và rèn luyện kỹ năng thực hành trong điều kiện thời lượng học thực hành bị giảm. Thông qua tự học, tự nghiên cứu, SV không chỉ có hứng thú khám phá mà còn hình thành phong cách học suốt đời, đó là một trong những yêu cầu đối với những người lao động kỹ thuật hiện nay. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động TVHT mà cụ thể là tư vấn tự học, tự nghiên cứu cho SV trong dạy học kỹ thuật, có thể rút ra một số nhận định sau: Qua nghiên cứu, phân tích mục tiêu, nội dung, chương trình và đặc điểm của môn học Trang bị điện cho thấy có nhiều nội dung có thể cho SV tự học, tự nghiên cứu. Để hỗ trợ cho SV tự học, tự nghiên cứu, GV cần có hướng dẫn khoa học, kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kịp thời và hiệu quả. Mặt khác, chỉ có tăng cường cho SV tự học, tự nghiên cứu mới có thể hoàn thành được mục tiêu của môn học trong bối cảnh thời lượng dạy học môn học trên lớp bị giảm nhiều. Việc triển khai 3 biện pháp cũng cho phép bước đầu khẳng định tính khoa học, khả thi và hiệu quả của quy trình TVHT trong dạy học đã được xây dựng và trình bày ở chương 1. Việc kiểm nghiệm và đánh giá quy trình TVHT cũng như nội dung các biện pháp sẽ được trình bày ở chương 3 Chương 3 KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ 3.1. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM 3.1.1. Mục đích kiểm nghiệm 3.1.2. Đối tượng kiểm nghiệm 3.1.3. Phương pháp kiểm nghiệm 3.2. KIỂM NGHIỆM BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA 3.2.1. Nội dung và tiến trình thực hiện 3.2.1.1. Nội dung thực hiện 3.2.1.2. Tiến trình thực hiện 3.2.2. Kết quả kiểm nghiệm 3.2.2.1. Đánh giá định tính 3.2.2.2. Đánh giá định lượng 3.3. KIỂM NGHIỆM BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.3.1. Mục đích thực nghiệm 3.3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm 3.3.3. Kế hoạch thực nghiệm 3.3.3.1. Đối tượng thực nghiệm 3.3.3.2. Địa điểm và thời gian thực nghiệm 3.3.3.3. Giảng viên thực nghiệm 3.3.4. Phương pháp thực nghiệm 3.3.4.1. Nội dung chuẩn bị thực nghiệm 3.3.4.2. Tiến hành thực nghiệm 3.3.4.3. Thu thập thông tin, số liệu để đánh giá: 3.3.5. Xử lý kết quả thực nghiệm 3.3.5.1. Đánh giá định lượng a) Tiến trình xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm b) Kết quả thực nghiệm sư phạm đợt 1 Thực nghiệm được sử dụng cả 3 giải pháp. Kết quả học tập được thu thập ở lớp TN sử dụng ở ba giải pháp và lớp ĐC được xử lý theo phương pháp thông kê toán học như sau: Bảng 3.4. Bảng phân phối kết quả học tập lớp TN và ĐC sau TN đợt 1 Lớp Số bài kiểm tra Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TB TN1-1 31 0 0 0 0 0 4 6 8 10 3 8.06 ĐC1-1 29 0 0 0 1 9 9 4 5 1 0 6.21 TN1-2 31 0 0 0 0 0 3 9 9 6 4 7.97 ĐC1-2 29 0 0 0 3 5 9 8 3 1 0 6.21 TN1-3 31 0 0 0 0 0 3 9 10 5 4 7.94 ĐC1-3 29 0 0 0 2 5 9 9 2 2 0 6.34 Biểu đồ 3.2. Tần số điểm lớp TN và ĐC sau TN đợt 1 Biểu đồ 3.1. Điểm trung bình kết quả học tập được TN đợt 1 + Tần số điểm kiểm tra Bảng 3.5. Bảng tần số điểm kiểm tra lớp TN và ĐC sau TN đợt 1 Lớp Số bài kiểm tra Điểm 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 93 0 0 0.0 0.0 0.0 10.8

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctom_tat_luan_an_tu_van_hoc_tap_cho_sinh_vien_cac_truong_cao.doc