Trong các tài liệu ngôn ngữ học có nhiều định nghĩa khác nhau về lớp từ vựng
chính trị-xã hội, những quan điểm này có thể được nhóm thành “cách hiểu rộng” và “cách
hiểu hẹp” về lớp từ vựng chính trị-xã hội. Những nhà nghiên cứu theo “cách hiểu hẹp”
cho rằng lớp từ vựng chính trị-xã hội bao gồm các từ và cụm từ chỉ những khái niệm căn
bản nhất của chính trị, cấu trúc ngữ nghĩa bao gồm các nghĩa tố là “chính trị”, “nhà
nước”, “xã hội” (Muradova, Criuchkova). Những nhà nghiên cứu theo cách hiểu rộng
thống nhất cho rằng lớp từ vựng chính trị-xã hội là tổng hợp các đơn vị từ vựng thể hiện
được khái niệm trung tâm của chính trị và cả những đơn vị từ vựng gián tiếp liên quan
đến lĩnh vực chính trị-xã hội (Capralova, Protchenko, Kurasova).
Chúng tôi hoàn toàn đồng tình với cách hiểu rộng về lớp từ vựng chính trị-xã hội.
Do vậy trong luận án này khái niệm “lớp từ vựng chính trị-xã hội” được hiểu là những
đơn vị từ vựng chỉ những hiện tượng và khái niệm trong đời sống chính trị, trong cấu trúc
ngữ nghĩa có các nghĩa tố cố định như “xã hội”, “chính trị”, “nhà nước” và cả những
đơn vị từ vựng chỉ các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, những lĩnh vực nằm trong phạm
vi hoạt động của nhà nước và có liên quan đến đời sống chính trị của xã hội.
30 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 642 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Từ vay mượn mới trong lĩnh vực chính trị-xã hội của tiếng Nga và các phương thức chuyển dịch sang tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những đặc điểm sử dụng từ ngoại lai trên các phương tiện thông tin đại
chúng hiện nay của Nga là “sử dụng từ ngoại lai một cách vô cớ, thường không nhằm
mục đích định danh hay làm rõ nghĩa của các khái niệm sẵn có, mà nhằm quảng cáo, gây
tác động mạnh đến độc giả hoặc thính giả” (Petrova, Ratsiburskaia, 2011, tr.96). Từ ngoại
nguyên dạng với hình thức “dị biệt” thường được sử dụng trong các tiêu đề báo, không
nhằm mục đích thể hiện những khái niệm mới đối với nước Nga mà nhằm thu hút sự chú
ý của đông đảo độc giả. Những dạng thức này thường xuyên xuất hiện trên các phương
tiện thông tin đại chúng hiện nay của Nga: «Хелп ми, доктор! Как получать
медпомощь в чужих краях» (АиФ, 25-31 июля, 2012), «Man’s formula: отпуск без
осечек» (АиФ, 25-31 июля, 2012), «Пора выйти из офшора» (АиФ, 21-27 декабря,
2011), «Губин-Live. Смерть Жанны Фриске: мы бессильны перед раком?»
(Комсомольская правда, 19 июня 2015 г.)
4. Gia tăng các dạng thức phân tích tính với các yếu tố ngoại lai
Tiếng Nga là một trong những ngôn ngữ tổng hợp tính với đặc trưng là những dạng
thức tổng hợp tính. Tuy nhiên, cùng với quá trình vay mượn các đơn vị ngôn ngữ ở nhiều
cấp độ mà tiếng Nga ngày càng xuất hiện nhiều những dạng thức phân tích tính có nguồn
gốc nước ngoài. Theo mức độ đồng hóa và sự khác biệt về cấu trúc, loại hình của các
thành tố, Gabdreeva N.V. chia ra 3 dạng thức phân tích tính chủ yếu như sau:
- những dạng thức trong đó cả hai thành tố đều không được đồng hóa: норд-
стрим, скрин-шот, старт-бай, бейби-ситтер...;
- những dạng thức trong đó cả hai thành tố đã được đồng hóa và hoạt động như
những từ độc lập: холдинг-центр, запчасть-люкс, визит-эффект, кофе-
бар...;
- những từ vị trong đó chỉ có một thành tố được đồng hóa: бьюти-стиль, крэш-
контроль, апарт-отель, арт-директор.... (xem Gabdreeva, 2010 )
Tiểu kết chƣơng I
Trong các từ điển và tài liệu ngôn ngữ học khái niệm “vay mượn” thường được
hiểu khác nhau: thứ nhất, đó là quá trình chuyển các đơn vị ngôn ngữ từ một ngôn ngữ
này sang một ngôn ngữ khác do các dân tộc giao lưu với nhau ở nhiều lĩnh vực; thứ hai,
12
đó là kết quả của quá trình này, có nghĩa là chính các từ vay mượn. Khác với khái niệm
“từ vựng nước ngoài” (иноязычная лексика) khái niệm “lớp từ vay mượn”
(заимствованная лексика) bao gồm tất cả các từ có nguồn gốc nước ngoài, cả các từ
đồng hóa và các từ chưa được đồng hóa (dị ngữ, từ ngoại nguyên dạng) được sử dụng
trong tiếng Nga.
Từ vay mượn trong tiếng Nga có nguồn gốc khác nhau. Số lượng lớn các từ vay
mượn trong tiếng Nga là từ vay mượn từ tiếng Xla-vơ cổ, tiếng Hy Lạp, tiếng Latinh,
tiếng Ba Lan, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý và tiếng Anh. Mỗi nhóm từ vay mượn kể
trên có những đặc điểm riêng gắn liền với các giai đoạn vay mượn vào tiếng Nga và có
các dấu hiệu về ngữ âm-chính tả, ngữ nghĩa và văn phong riêng.
Khi nhập vào tiếng Nga các từ nước ngoài phải tuân theo những quy luật của tiếng
Nga, có nghĩa là bị Nga hóa. Quá trình này diễn ra từ từ ở tất cả các cấp độ của ngôn ngữ:
ngữ âm, từ pháp, ngữ pháp, ngữ nghĩa.
Vấn đề cấp thiết nhất trong nghiên cứu này là những xu hướng chính khi sử dụng
từ vay mượn trong tiếng Nga giai đoạn hiện nay. Tiếng Nga giai đoạn cuối thế kỉ XX –
đầu thế kỉ XXI có những đặc điểm sau: vay mượn một số lượng lớn từ vựng từ tiếng
Anh/Anh Mỹ làm phong phú vốn từ vựng và thuật ngữ trong nhiều lĩnh vực; vay mượn từ
đồng nghĩa gốc nước ngoài; sử dụng ngày càng nhiều các từ vay mượn mới trên các
phương tiện thông tin đại chúng; phân tích tính và các dạng thức phân tích tính xuất hiện
nhiều hơn trong tiếng Nga.
CHƢƠNG II
LỚP TỪ VỰNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI VAY MƢỢN MỚI TRONG TIẾNG NGA
I. Những khái niệm chung về lớp từ vựng chính trị-xã hội
1. Lịch sử nghiên cứu lớp từ vựng chính trị-xã hội
Nhìn vào lịch sử nghiên cứu lớp từ vựng chính trị-xã hội trong tiếng Nga thì có thể
chia thành 3 giai đoạn chính.
Giai đoạn thứ nhất vào những năm 20-30 của thế kỉ XX, là thời kì hậu cách mạng
được đánh dấu bằng công trình của một số nhà ngôn ngữ như: A.M. Selishchev (1928),
13
P.IA. Chernykh (1929). Những nhà nghiên cứu này tập trung nghiên cứu những thay đổi
trong tiếng Nga giai đoạn sau Cách mạng tháng Mười năm 1917.
Giai đoạn thứ hai (từ những năm 50 cho đến cuối thế kỉ XX) gắn liền với sự xuất
hiện của chính thuật ngữ “lớp từ vựng chính trị-xã hội” và các công trình phân tích lớp từ
vựng này dưới góc độ văn phong và ngôn ngữ xã hội học. Trong số các nhà ngôn ngữ
nghiên cứu lớp từ này dưới góc độ ngữ nghĩa-lịch sử và văn phong-ngữ nghĩa có V.V.
Vinagradov, IU.S. Sorokin, D.N. Shmeleva, T.B. Kriuchkov, E. Sheigal.
Gần đây có đưa ra thêm một giai đoạn nữa – giai đoạn cuối thế kỉ XX – đầu thế kỉ
XXI. Quá trình cải cách tích cực hệ thống hành chính-pháp luật, kinh tế-xã hội và các hệ
thống khác tại Nga đã kéo theo những thay đổi đáng kể ở nhiều cấp độ trong tiếng Nga,
liên quan trước hết đến lớp từ vựng chính trị-xã hội. Trong tài liệu ngôn ngữ học Nga hiện
nay có các công trình nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa-hành chức và những đặc điểm
chính trong cơ chế phát triển và hình thành nghĩa mới của các đơn vị từ vựng trong lớp từ
vựng chính trị-xã hội giai đoạn hiện nay [Kurasova (2006), Rudenko (2012), Vorobeva
(2008)]
2. Định nghĩa “lớp từ vựng chính trị-xã hội”
Trong các tài liệu ngôn ngữ học có nhiều định nghĩa khác nhau về lớp từ vựng
chính trị-xã hội, những quan điểm này có thể được nhóm thành “cách hiểu rộng” và “cách
hiểu hẹp” về lớp từ vựng chính trị-xã hội. Những nhà nghiên cứu theo “cách hiểu hẹp”
cho rằng lớp từ vựng chính trị-xã hội bao gồm các từ và cụm từ chỉ những khái niệm căn
bản nhất của chính trị, cấu trúc ngữ nghĩa bao gồm các nghĩa tố là “chính trị”, “nhà
nước”, “xã hội” (Muradova, Criuchkova). Những nhà nghiên cứu theo cách hiểu rộng
thống nhất cho rằng lớp từ vựng chính trị-xã hội là tổng hợp các đơn vị từ vựng thể hiện
được khái niệm trung tâm của chính trị và cả những đơn vị từ vựng gián tiếp liên quan
đến lĩnh vực chính trị-xã hội (Capralova, Protchenko, Kurasova).
Chúng tôi hoàn toàn đồng tình với cách hiểu rộng về lớp từ vựng chính trị-xã hội.
Do vậy trong luận án này khái niệm “lớp từ vựng chính trị-xã hội” được hiểu là những
đơn vị từ vựng chỉ những hiện tượng và khái niệm trong đời sống chính trị, trong cấu trúc
ngữ nghĩa có các nghĩa tố cố định như “xã hội”, “chính trị”, “nhà nước” và cả những
đơn vị từ vựng chỉ các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, những lĩnh vực nằm trong phạm
14
vi hoạt động của nhà nước và có liên quan đến đời sống chính trị của xã hội.
3. Phân loại lớp từ vựng chính trị-xã hội theo chủ đề
Nhấn mạnh nghĩa tố cố định trong các đơn vị từ vựng thuộc lớp từ vựng chính trị-
xã hội đó là “nhà nước”, “chính trị”, “xã hội” chúng tôi cho rằng 3 blốc quan trọng nhất
trong lớp từ này đó là: NHÀ NƯỚC, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI. Việc phân tích đơn vị từ
vựng trong các từ điển chính trị khác nhau cho phép đưa vào lớp từ vựng chính trị-xã hội
một blốc nữa là “TƯ TƯỞNG”. Như vậy lớp từ vựng chính trị-xã hội được phân loại theo
chủ đề như sau:
3.1 Nhà nƣớc
Chủ đề này gồm các đơn vị từ vựng chỉ chế độ xã hội, các hình thức tổ chức nhà
nước, các hình thức quản lý nhà nước: капитализм, социализм, демократия...; các cơ
quan chính quyền: департамент, политбюро, управление...; tên gọi các chức vụ
chính quyền nhà nước, các quan chức: президент, премьер-министр, председатель,
лидер, политик, мэр, министр, губернатор, депутат, дипломат ... ; các đơn vị hành
chính lãnh thổ: округ, автономия, область, губерния...
3.2. Chính trị và tƣ tƣởng
Chủ đề này gồm các đơn vị từ vựng chỉ các đảng, phái, tổ chức, phong trào chính
trị-xã hội, các trào lưu tư tưởng và thành viên của các tổ chức, phong trào này: анархизм
(анархисты), аболиционизм (аболиционизмы)...; nhóm các chủ thể trong quan hệ chính
trị: блок, клика, коалиция, организация...; hoạt động của các tổ chức và cá nhân; hoạt
động, hành động chính trị: демагогия, депортация, диверсия, дискредитация,
репатриация, капитуляция...; thuật ngữ bầu cử: выборы, кооптация...; các loại văn
kiện: меморандум, ультиматум, конвенция, мандат, нота...; thuật ngữ pháp luật sử
dụng trong diễn ngôn chính trị-xã hội: конституция, инкорпорация, преамбула...; sự
vật, hiện tượng trong lĩnh vực quốc phòng, quân đội, quân sự: капитуляция, карабинер,
легион...
3.3. Xã hội
Chủ đề này gồm các từ chỉ các vấn đề và vấn nạn xã hội: кризис, революция,
коррупция, эксплуатация, пиратство, стагнация...; thuật ngữ kinh tế sử dụng trong
15
diễn ngôn chính trị-xã hội: санация, девальвация, монополия, автаркия, маркетинг,
бизнес, аутсайдер, эмбарго, картель..; các phong trào chính trị-tôn giáo, các học
thuyết tôn giáo: масонство, экуменизм, мессиагизм...
4. Các giai đoạn xuất hiện từ vay mƣợn chủ đề chính trị-xã hội trong tiếng
Nga
Giai đoạn thứ nhất khi từ vay mượn vào tiếng Nga là thời Pi-ôt Đại đế; giai đoạn
thứ hai vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX khi chủ nghĩa tư bản và các phong trào cách
mạng phát triển; giai đoạn ba bắt đầu từ cuối thế kỉ XX, đánh dấu sự ảnh hưởng lớn của
các từ vay mượn gốc Anh.
Thời Pi-ôt Đai đế lớp từ vựng chính trị-xã hội chủ yếu được bổ sung bằng các từ
vay mượn từ tiếng Đức, tiếng La-tinh và một phần là từ tiếng Pháp, liên quan đến khía
cạnh những mối quan hệ xã hội như: администратор, губернатор, инспектор,
камергер, канцлер, министр, полицеймейстер, президент ...
Tiếng Nga có những biến đổi rất lớn trong thời kì được gọi là “thời kì cách mạng”
khi xảy ra hai cuộc cách mạng: cuộc Cách mạng dân chủ tư sản (năm 1905-1907) và cuộc
Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại (năm 1917). Từ vay mượn chủ đề chính trị-xã hội
được các chiến sĩ cách mạng sử dụng thường xuyên và rộng rãi trong cuộc cách mạng
năm 1917 và những năm sau đó. Giai đoạn này trong các ấn bản thường xuất hiện các từ
như: ажиотаж, альянс, дауэсизация, дезавуировать, деклассированный,
дискредитация, солидаризация, стабилизация....
Giai đoạn thứ ba khi từ vay mượn xuất hiện nhiều trong lớp từ vựng chính trị-xã
hội của tiếng Nga là giai đoạn từ những năm 90 của thế kỉ trước đến nay. Từ những năm
90 lớp từ vựng chính trị-xã hội xuất hiện những thuật ngữ chính trị như: импичмент,
инагурация, спичрайтер, консенсус.... Hiện nay ngoài những từ vay mượn mới nhất thì
từ vay mượn trong các giai đoạn trước cũng được sử dụng lại.
II. Hoạt động của lớp từ vựng chính trị-xã hội vay mƣợn mới trong tiếng Nga
Ngữ liệu thu thập được và ví dụ từ các văn bản báo chí đã phân tích cho phép
chúng tôi đưa ra một số đặc điểm của lớp từ vựng chính trị-xã hội vay mượn mới trong
tiếng Nga.
16
1. Xuất hiện các từ vay mƣợn hoàn toàn mới trong lớp từ vựng chính trị-xã
hội
Như đã nhấn mạnh, trong những năm gần đây tiếng Nga liên tục vay mượn từ mới,
chủ yếu là từ tiếng Anh để biểu thị những sự vật, hiện tượng hoàn toàn mới trong đời
sống chính trị nước Nga do tổ chức nhà nước và tình hình chính trị có nhiều thay đổi.
Chúng tôi chỉ hạn chế ở một số ví dụ từ ngoại lai chủ đề chính trị-xã hội xuất hiện trong
giai đoạn này đồng thời chỉ ra nguồn gốc của từ: имиджмейкер, пресс-релиз, брифинг,
имплоймент, ньюсмейкер, Сити-менеджер ...
2. Sử dụng lại các từ vay mƣợn “cũ”
Nhiều từ vay mượn trong giai đoạn trước được sử dụng lại trong giai đoạn hiện
nay, những từ này bị biến đổi về nghĩa do những sự biến đổi trong đời sống xã hội. Khái
niệm sử dụng lại được hiểu là quá trình biến đổi nghĩa của từ ngày càng nhiều, trong đó
luận án này xem xét hai quá trình: thu hẹp nghĩa và chuyển hướng định danh từ vay mượn
Thu hẹp cấu trúc ngữ nghĩa của một từ đa nghĩa trong lớp từ vựng chính trị-xã hội
liên quan trực tiếp đến sự chuyển đổi nghĩa tư tưởng của nhiều đơn vị từ vựng, cụ thể là
các từ này mất đi ý nghĩa liên quan đến hệ tư tưởng cộng sản. Chuyển hướng định danh
diễn ra khi từ vay mượn ban đầu chỉ các hiện tượng trong đời sống các nước khác đã thay
đổi nghĩa biểu vật và bắt đầu được sử dụng để chỉ các hiện tượng trong đời sống hiện thực
của Nga. So sánh định nghĩa từ “мэр” trong các từ điển khác nhau: “мэр” – “người đứng
đầu một quận tại các nước khác” (Đại từ điển hàn lâm Nga (БАС), tập 6, trang 1436);
“người đứng đầu chính quyền thành phố” (Từ điển chính trị giản yếu – Краткий словарь
политического языка, 2002, trang 158).
3. Các từ mới về nghĩa chủ đề chính trị xã hội cấu tạo bằng cách chuyển nghĩa
ẩn dụ
Các tài liệu ngôn ngữ học định nghĩa ẩn dụ “là cách chuyển đổi của một sự vật này
sang một sự vật khác trên cơ sở những điểm tương đồng giữa hai sự vật đó” (Rozental và
các tác giả khác, 2003, trang 26). Chúng ta thường gặp hình ảnh ẩn dụ liên quan đến
những sự vật hiện tượng trong đời sống chính trị-xã hội. Theo đề tài nghiên cứu luận án
nêu ra những miền nguồn trong ẩn dụ chính trị với miền đích là khái niệm CHÍNH TRỊ
17
và sử dụng các từ vay mượn để phân tích. Ví dụ tập hợp được cho phép đưa ra các mô
hình ẩn dụ thường dùng trong diễn ngôn chính trị.
3.1. Chính trị - Thể thao
Nhiều từ vay mượn chủ đề thể thao do quá trình chuyển nghĩa ẩn dụ đã biểu thị các
hiện tượng và hoạt động của đời sống chính trị-xã hội. Trong các diễn ngôn chính trị-xã
hội các từ thường xuyên được sử dụng với nghĩa ẩn dụ là: марафон, тайм-аут, офсайд,
аусайдер, тандем, раунд, прессинг...
3.2. Chính trị - Sân khấu
Trong diễn ngôn chính trị-xã hội người ta thường sử dụng các từ thuộc ngôn ngữ
sân khấu với nghĩa ẩn dụ để chỉ các sự vật và hiện tượng của đời sống chính trị-xã hội:
сцена, сценарий, спектакль, аншлаг, антракт, марионетка, кулиса.... Tất cả các từ
này đều có nguồn gốc nước ngoài và đã được đồng hóa về nghĩa, nghĩa ban đầu cũng đã
được định hình trong tiếng Nga. Nghĩa mới của các từ này xuất hiện khi người Nga sử
dụng.
3.3. Chính trị - Kinh tế
Trong Từ điển tường giải ngôn ngữ báo chí, phát thanh và truyền hình có nhiều
danh từ sử dụng với nghĩa ẩn dụ theo mô hình “Chính trị-Kinh tế”. Chuyển nghĩa ẩn dụ
các thuật ngữ kinh tế được thể hiện ở sự xuất hiện các nghĩa mới chỉ các sự vật và hiện
tượng của đời sống chính trị: маркетинг, банкротство, дивиденд, брокер....
Bên cạnh đó thời gian gần đây nhiều từ thường được sử dụng với nghĩa ẩn dụ như:
вираж, канонада, кульбит, лоцман, айсберг, вектор, демонтаж....
4. Dị ngữ chủ đề chính trị xã hội
Dị ngữ chỉ các sự vật trong đời sống chính trị-xã hội của các quốc gia khác thường
xuất hiện trong báo chí Nga do quá trình hội nhập của tất cả các nước vào đời sống chính
trị-xã hội quốc tế. Lớp từ vựng chính trị-xã hội của Nga có những dị ngữ sau: 1) chỉ đơn
vị hành chính-lãnh thổ: околия, вилайя, бидонвиль, променад, штат...; 2) chỉ các cơ
quan chính quyền và quan chức: стортинг, кнессет, кортесы, меджлис, сейм,
альтинг, шериф, атторней, барристер...; 3) chỉ các tổ chức đảng, các phong trào, các
nhóm chính khách: индепенденты, брейн-траст, джихад, Аль-каида...; 4) chỉ các sự
vật, hiện tượng của đời sống chính trị-xã hội: прайвеси, блэк пейпер, грин-кард,
18
бразилификация, газават, герао, шура...; dị ngữ là từ chỉ các dân tộc: игбо, йоруба,
ибибио, тив... và các nhóm khác.
5. Từ ngoại nguyên dạng trong diễn ngôn chính trị-xã hội
Từ ngoại nguyên dạng là các từ trong một ngôn ngữ sử dụng trong môi trường
ngôn ngữ khác. Một số dạng thức giữ nguyên hình thức ngôn ngữ và được viết bằng ngôn
ngữ gốc. Ví dụ như:
- Как уверяет информационная испанская газета El Pais, происходит это из-за
того, что Мадрид «не хочет враждовать ни с Россией, ни с Китаем» (Аргументы
недели, 25.06.2015)
- Впрочем, руководствоваться Realpolitik нужно не только американцам.
Российская власть должна понимать, что никакие форумы не заменят реформы
(Московский комсомолец, 19.06.2015)
Trong văn bản chính trị-xã hội các từ nguyên dạng bằng chữ cái La-tinh hoặc viết
tắt chữ cái đầu thường là tên gọi các loại vũ khí: «Цзянь-11В» (J-11B, «Цзянь-10» (J-
10)...; tên các tổ chức, cơ quan (thường là dạng viết tắt): USAID; tên các đảng chính trị:
ADEMA –PASJ, URD, CNID, MPR; tên các chương trình phát triển kinh tế xã hội: GEAR
(Growth, Employment and Redistribution), Motor Industry Development Programme
(MIDP).
Tiểu kết chƣơng II
Như vậy lớp từ vựng chính trị-xã hội tiếng Nga phát triển ở các giai đoạn khác
nhau trong bối cảnh đời sống chính trị có nhiều biến động. Trong khuôn khổ luận án này
lớp từ vựng chính trị-xã hội được hiểu là những đơn vị từ vựng có những nghĩa tố như
“nhà nước”, “chính trị” và “xã hội”, biểu thị những thực thể khác nhau trong đời sống
chính trị-xã hội. Luận án không có tham vọng bao quát hết tất cả các đơn vị trong lớp từ
này mà chỉ phân loại các đơn vị theo chủ đề, theo cách phân loại này tập trung nghiên cứu
3 nhóm chủ đề và các phân nhóm nhỏ nhất định.
Chương này tập trung nghiên cứu đặc điểm hành chức của từ vay mượn trong lớp
từ vựng chính trị-xã hội của tiếng Nga trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay.
Trong số các đặc điểm hình thành và phát triển lớp từ vựng chính trị-xã hội tiếng Nga từ
những năm 90 của thế kỉ trước đến nay có thể kể đến việc vay mượn các từ gốc Anh mới
nhất, tích cực sử dụng các từ vay mượn giai đoạn trước dưới tác động của sự biến đổi
chính trị-xã hội trong xã hội Nga hiện đại, thường xuyên sử dụng trong các văn bản chính
19
luận dị ngữ và từ ngoại nguyên dạng chủ đề chính trị-xã hội do nước Nga ngày càng tăng
cường hội nhập vào cộng đồng quốc tế.
CHƢƠNG III
I. Các vấn đề lý thuyết chuyển dịch từ vay mƣợn
1. Khái niệm “dịch đƣợc” và “không dịch đƣợc” trong lý thuyết dịch
Tính khả dịch được hiểu là khả năng tái tạo thông tin về ngữ nghĩa, văn phong nội
ngôn ngữ của ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ đích. Tính bất khả dịch được định nghĩa là sự
thiếu hụt trong ngữ đích yếu tố tương đương hoặc tương ứng với một từ hoặc một khái
niệm trong ngữ nguồn.
Công nhận tính khả dịch là có căn cứ và trong nhiều trường hợp có những đơn vị
khó dịch, không thể chuyển dịch được chúng tôi có đủ cơ sở để công nhận quan điểm
“tính khả dịch tương đối”.
2. Khái niệm “tính tƣơng đƣơng” và “không tƣơng đƣơng” trong lý thuyết
dịch
Trong các tài liệu lý thuyết dịch và các loại từ điển đưa ra định nghĩa khác nhau về
tính tương đương và không tương đương. Sau khi làm rõ khái niệm tính tương đương và
không tương đương chúng tôi cho rằng rất khó để khẳng định sự tồn tại của “tính tương
đương tuyệt đối” vì đây là một khái niệm nhiều cấp độ, phụ thuộc vào những đặc điểm
ngữ nghĩa, cấu trúc, hành chức, giao tiếp dụng học .... của các văn bản.
Cũng như phần lớn những nhà nghiên cứu về dịch, chúng tôi quy ước chia các đơn
vị tương đương thành tương đương bất biến và tương ứng khả biến. Bên cạnh đó chúng
tôi công nhận rằng dịch giả sẽ gặp khó khăn hơn khi trong văn bản gốc có những từ
không tương đương.
3. Các vấn đề cấp thiết khi chuyển dịch từ vay mƣợn
Khi xem xét từ vay mượn trong tiếng Nga dưới góc độ chuyển dịch sang tiếng Việt
không thể không chú ý đến mức độ Nga hóa các từ này, bởi chính yếu tố này đảm bảo
người dịch hiểu đúng được nội dung văn bản tiếng Nga (văn bản gốc). Tính đến những
khó khăn khi hiểu nghĩa từ vay mượn, đặc biệt là những từ chưa được đồng hóa luận án
quy ước chia các phương thức chuyển dịch thành: phương thức chuyển dịch từ vay mượn
20
được đồng hóa và phương thức chuyển dịch từ vay mượn chưa được đồng hóa (dị ngữ và
từ ngoại nguyên dạng). Luận án xem xét cụ thể những phương thức được sử dụng nhiều
nhất khi chuyển dịch lớp từ vựng chính trị-xã hội vay mượn mới sang tiếng Việt trên cơ
sở phân tích các bản dịch Nga-Việt đã công bố và phân tích đối chiếu các đơn vị tương
ứng trong ngữ nguồn (tiếng Nga) và ngữ đích (tiếng Việt).
II. Các phƣơng thức chuyển dịch sang tiếng Việt từ vay mƣợn trong tiếng Nga
1. Chuyển dịch từ vay mƣợn đƣợc Nga hóa
1.1. Vấn đề hiểu nghĩa từ vay mƣợn chủ đề chính trị-xã hội trong tiếng Nga
Từ vựng chính trị-xã hội tiếng Nga có không ít từ vay mượn từ các ngôn ngữ khác
trong các giai đoạn phát triển của ngôn ngữ này. Phần lớn trong đó là các từ được Nga
hóa hoàn toàn, không coi là từ vay mượn, được đưa vào các từ điển tường giải tiếng Nga
và cấu tạo các từ phái sinh: депутат, диктатор, диссидент, анклав, буржуазия,
бойкот.... Các từ được Nga hóa một phần là những từ vay mượn mới nhất trong tiếng
Nga trong một thập kỉ qua và không phải khi nào cũng được đưa vào từ điển, phần lớn là
từ tiếng Anh: гострайтер, ньюсмейкер, секьюрити.... Cần nhấn mạnh rằng quá trình
Nga hóa những từ vay mượn mới nhất diễn ra nhanh hơn nhiều so với từ vay mượn giai
đoạn trước. Dù mới được Nga hóa một phần nhưng những từ này thâm nhập vào ngôn
ngữ rất nhanh, được đưa vào các từ điển tường giải tiếng Nga và từ điển song ngữ (trong
trường hợp này là từ điển Nga-Việt) giúp dịch giả dễ hiểu nghĩa của từ.
1.2. Các phƣơng thức chuyển dịch từ vay mƣợn đƣợc Nga hóa sang tiếng Việt
1.2.1. Dịch tương đương
Dịch tương đương là dịch bằng các tương ứng cố định trong từ điển. Đây là một
trong những phương thức dịch phổ biến nhất và được sử dụng rộng rãi khi chuyển dịch từ
vay mượn được Nga hóa, những từ hoạt động như từ thuần Nga và được đưa vào từ điển
Nga-Việt, Việt-Nga. Có 2 hình thức dịch tương đương: dịch bằng đơn vị tương đương
duy nhất và dịch bằng các phương án tương ứng khả biến.
1.2.1.1. Dịch bằng đơn vị tương đương duy nhất
21
Chúng tôi thấy rằng những từ vay mượn trong tiếng Nga chỉ các thuật ngữ chính trị
thuần túy thường chỉ có một từ tương đương chính và duy nhất trong tiếng Việt. Đó là do
các thuật ngữ chính trị thường đơn nghĩa.
- Сепаратизм отступил, а терроризму – при всей сохраняющейся остроте
этой угрозы – нанесены решающие, сокрушительные удары. (Путин. О стратегии
развития России до 2020 года)
→ Chủ nghĩa ly khai đã phải lùi bước, còn chủ nghĩa khủng bố - dẫu cho mối đe
dọa này hiện vẫn còn trầm trọng – cũng bị giáng những đòn chí tử có tính quyết định.
(Putin. Về chiến lược phát triển nước Nga đến năm 2020. Lê Thế Mẫu dịch)
Ngữ liệu thu được cho thấy phần lớn các trường hợp dịch bằng đơn vị tương
đương duy nhất là dịch nhóm từ vay mượn chỉ cấu trúc xã hội, hình thức tổ chức nhà
nước, hình thức quản lý nhà nước và các đảng chính trị-xã hội, các tổ chức, phong trào,
trào lưu tư tưởng và thành viên của các tổ chức, phong trào này.
1.2.1.2. Hiện diện các phương án tương ứng khả biến
Các đơn vị tương ứng khả biến trong tiếng Việt với một từ tiếng Nga thường là các
phương án khác nhau về ngữ nghĩa (trường hợp từ trong ngữ gốc là từ đa nghĩa) và về văn
phong sử dụng (trường hợp một từ thường dùng trong văn viết, một từ lại dùng trong văn
nói). Luận án muốn nhấn mạnh trường hợp chuyển dịch từ секретарь, từ này có nhiều
phương án tương ứng khác nhau cả về ngữ nghĩa và văn phong trong tiếng Việt: “bí thư,
thư kí, lục sự”. Một trường hợp thú vị là chuyển dịch từ департамент (отдел
министерства или какого-л. иного правительственного учреждения, центрального
или местного, например, мэрии), từ này có nhiều từ tương ứng trong tiếng Việt như vụ,
nha, cục, sở, bộ.
1.2.1.3. Dịch tương đương các từ vay mượn mang nghĩa ẩn dụ trong diễn ngôn
chính trị
Dịch tương đương các từ vay mượn mang nghĩa ẩn dụ trong diễn ngôn chính trị
thuộc nhóm ẩn dụ được dịch bằng cách giữ nguyên hình ảnh. Điều này là do thành phần
nghĩa của từ trong ngữ gốc và ngữ đích có sự tương đồng. Ví dụ rõ nét nhất là dịch từ
сценарий sang tiếng Việt thành kịch bản. Ví dụ:
22
- Следуя этому сценарию, мы не добьѐмся необходимого прогресса в
повышении качества жизни российских граждан. (Путин. О стратегии развития
России до 2020 года)
→ Theo kịch bản này, chúng ta không thể đạt được sự tiến bộ cần thiết trong việc
nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Nga. (Putin. Về chiến lược phát triển nước
Nga đến năm 2020. Lê Thế Mẫu dịch)
1.2.2. Dịch theo văn cảnh
Nhiều trường hợp dịch giả không thể sử dụng các phương án tương ứng đưa ra
trong từ điển mà phải chọn từ tương đương trong văn cảnh truyền đạt rõ nét nhất ý nghĩa
của từ trong văn cảnh, khác với nghĩa từ điển. Ví dụ:
- «В России в полном объеме должна быть сформирована система
социальной мобильности, социальных лифтов, соответствующая современному
обществу. (Путин. Россия и меняющийся мир»
→ «Ở Nga hiện nay cần phải xây dựng một hệ thống động viên xã hội đầy đủ, các
yếu tố làm tăng trưởng xã hội phù hợp với một xã hội hiện đại (Putin. Nước Nga và thế
giới đang thay đổi. Lê Thế Mẫu dịch).
2. Chuyển dịch từ vay mƣợn chƣa đƣợc đồng hóa
2.1. Chuyển dịch từ vay mƣợn chƣa đƣợc đồng hóa hay vấn đề tìm kiếm
tƣơng ứng trong ngữ nguồn và ngữ đích
Một từ tiếng Anh (dị ngữ hoặc được dùng nguyên dạng) có thể được sử dụng cả
trong tiếng Nga và tiếng Việt, theo đó chuyển dịch các từ vay mượn gốc Anh trong tiếng
Nga sang tiếng Việt chính là tìm kiếm phương án tương đương trong tiếng Việt của các từ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tu_vay_muon_moi_trong_linh_vuc_chinh_tri_xa_hoi_cua_tieng_nga_va_cac_phuong_thuc_chuyen_dich_sang_ti.pdf