Hợp tác và liên kết khu vực ở Đông Á đã có những nền tảng thuận
lợi trong hơn một thập kỷ rưỡi kể từ khi khuôn khổ hợp tác đáng chú ý
đầu tiên là ASEAN+3 được khởi xướng. Ở khu vực đã định hình các
cơ chế hợp tác, đối thoại chính trị như ASEAN+1, ASEAN+3, EAS,
ARF, ADMM+ cùng với các diễn đàn hợp tác kinh tế như APEC,
ASEM và các liên kết kinh tế đan xen như các FTA ASEAN+1 với 6
Đối tác, các sáng kiến hợp tác tài chính như Chiềng Mai mở rộng
(CMIM), sáng kiến thị trường trái phiếu châu Á, khuôn khổ đang thành
hình Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (RCEP) và Hiệp định đối tác
xuyên Thái Bình Dương (TPP) v.v
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Vai trò của Asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở Đông Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
guyễn Thu Mỹ -
Viện Nghiên cứu Đông Nam Á và "Việt Nam và công cuộc xây dựng
Cộng đồng ASEAN", Nguyễn Thu Mỹ + Lê Phương Hoà, Tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam Á, số 7/2008.Nguyễn Thu Mỹ, “Môi trường
an ninh Đông Á những năm đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Nghiên cứu
Đông Nam Á, số 6, 2007. Nguyễn Thu Mỹ, “Phản ứng chính sách của
các nước ASEAN trước sự biến động địa chính trị Đông Á trong thập
niên đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4/2010.
Luận Thùy Dương, “Vai trò của ASEAN trong việc xây dựng cộng
đồng Đông Á”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 57, 2004. Luận Thuỳ
Dương, “Tiến trình xây dựng Cộng đồng Đông Á: Động lực và trở
ngại”. Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 64, 2008. Phạm Văn Minh, “Sự
chuyển dịch địa-chính trị khu vực Đông Á trong thế kỷ XX và những
6
năm đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Thông tin nghiên cứu quốc tế, số 1/25,
2009; Vũ Lê Thái Hoàng, “Đặc điểm và xu hướng biến động của trật
tự Đông Á hiện nay”, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 4/2010.
Trần Khánh, “Lợi ích chiến lược của các nước lớn tại Đông Á trong
thập niên đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số
4/2010. Trần Khánh (2013), “Vai trò của ASEAN trong kiến tạo cấu
trúc an ninh mới ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, Tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam Á, Số 1, 2013. Nghiêm Tuấn Hùng (2014),
“Phản ứng của khu vực Đông Nam Á trước sự trỗi dậy của Trung
Quốc những năm đầi thế kỷ XXI”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế &
chính trị thế giới, số 4 (216)/2014. PGS TS Trần Minh Sơn, “Những
chuyển động trong cấu trúc an ninh khu vực châu Á – Thái Bình
Dương”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, 22/1/2015; Trần Khánh, Hồ
Thị Ái Phương (2015), “Triển vọng ASEAN và sự chi phối của các
nước lớn-Những thách thức đối với Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu
Đông Nam Á, số 4(181), 2015.
Các công trình nghiên cứu kể trên của các tác giả trong nước đã
cung cấp những góc nhìn khá sâu về chủ nghĩa khu vực và các thể
chế đa phương ở Đông Á về ASEAN và các tiến trình hợp tác khu
vực ở Đông Á do ASEAN khởi xướng như ASEAN+3. Các công
trình kể trên đều ít nhiều đề cập đến sự tham gia và đóng góp của
ASEAN trong hợp tác và liên kết khu vực ở Đông Á nhưng chưa
dành hàm lượng phân tích nhiều về ASEAN như một thực thể có vai
trò trong tiến trình liên kết khu vực và chưa xâu chuỗi các hoạt động
có đóng góp của ASEAN thành một tổng thể.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ vai trò của ASEAN trong tiến trình hợp tác, liên kết tại
Đông Á, nhất là giai đoạn kể từ sau năm 1997. Qua việc: i) Phân tích
7
cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của liên kết khu vực ở Đông Á; ii)
Đánh giá quá trình vận động của ASEAN để tạo lập vai trò trong tiến
trình này và iii) Dự báo triển vọng vai trò của ASEAN trong liên kết
khu vực ở Đông Á, và kiến nghị chính sách đối với Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: vai trò của ASEAN trong thúc đẩy liên
kết khu vực, đối tượng nghiên cứu kiến nghị chính sách là định
hướng chính sách đối ngoại của Việt Nam khi tham gia ASEAN.
- Phạm vi không gian: khu vực Đông Á theo phạm vi địa lý mở
rộng, tức là không chỉ bó hẹp giữa các nước Đông Bắc Á và Đông
Nam Á, mà bao gồm cả các nước có lợi ích và ảnh hưởng ở khu vực,
cụ thể là các nước đang tham gia vào tiến trình hợp tác Đông Á do
ASEAN chủ trì.
- Phạm vi thời gian: từ năm 1997 khi ASEAN khởi xướng khuôn
khổ hợp tác ASEAN+3, cho đến năm 2015 và dự báo đến 2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp chủ yếu được áp dụng là phương pháp lịch sử,
hệ thống, phân tích và dự báo. Phân tích theo tư duy biện chứng, có
kết hợp giữa so sánh lý thuyết và thực tiễn.
6. Đóng góp của luận án
- Luận án được hoàn thành dự kiến sẽ đóng góp một góc nhìn
khoa học, toàn diện hơn về vai trò của ASEAN trong các tiến trình
hợp tác và liên kết khu vực ở Đông Á.
- Về học thuật: luận án sẽ góp phần củng cố thêm luận điểm đã
được nhiều nhà lý luận theo trường phái tự do thể chế và chủ nghĩa
kiến tạo áp dụng để giải thích về các vấn đề hợp tác khu vực.
- Về chính sách: luận án mong muốn sẽ đóng góp những kiến nghị
chính sách mang tính khoa học và toàn diện cho sự tham gia của Việt
8
Nam trong thúc đẩy vài trò của ASEAN trong tiến trình liên kết và
hợp tác Đông Á trong tương lai.
- Về đào tạo: luận án có thể được coi là một nguồn tài liệu tham
khảo cho đào tạo ở hệ cử nhân, sau đại học cho các chuyên đề về
ASEAN và liên kết khu vực.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 3 chương chính như
sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của liên kết khu vực ở
Đông Á tập trung làm rõ: i) Cơ sở lý luận của liên kết khu vực, vai
trò của các nước vừa và nhỏ trong quan hệ quốc tế, các tiêu chí đánh
giá vai trò của một tổ chức khu vực ii) Tiến trình liên kết khu vực ở
Đông Á từ sau Chiến tranh Lạnh đến 2015, làm nền tảng cho phân
tích ở chương sau về vai trò của ASEAN trong tiến trình này.
Chƣơng 2: Quá trình ASEAN tạo dựng và khẳng định vai trò
trong hợp tác, liên kết khu vực đi sâu vào phân tích quá trình vận
động của ASEAN để tạo dựng vai trò trong hợp tác và liên kết ở khu
vực Đông Á thông qua các giai đoạn lịch sử cụ thể, đồng thời, rút ra
những nhân tố cơ bản giúp ASEAN có được vai trò này.
Chƣơng 3: Triển vọng liên kết ở Đông Á, vai trò của ASEAN và
các khuyến nghị đối với VN đưa ra các kịch bản về triển vọng vai trò
của ASEAN trong tiến trình này trong tương lai, qua đó, đề xuất các
khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam.
9
CHƢƠNG 1
VẤN ĐỀ LIÊN KẾT KHU VỰC TRONG QUAN HỆ QUỐC
TẾ - LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN Ở ĐÔNG Á
Chương này sẽ tập trung tìm hiểu một số khía cạnh lý thuyết của
liên kết và hợp tác ở cấp độ khu vực, vai trò của các nước vừa và nhỏ
trong quan hệ quốc tế và trên cơ sở đó, nhìn nhận lại thực tiễn hợp
tác và liên kết khu vực ở Đông Á từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay.
1.1. Lý thuyết về liên kết khu vực
1.1.1. Khái niệm
Liên kết khu vực là sự tập hợp một cách tự nguyện các nguồn lực của
các quốc gia, dân tộc khác nhau trên cùng một đơn vị địa lý, sinh thái
cho một mục đích tiến bộ chung, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn
định chính trị-xã hội, hạn chế tác động tiêu cực từ bên ngoài, nâng cao
khả năng cạnh tranh và vai trò của mình trên trường quốc tế.
Trong khi đó, khu vực hoá lại được nhìn nhận là “quá trình làm
tăng tính khu vực, làm thay đổi những sự khác nhau tương đối sang
những yếu tố giống nhau ngày càng nhiều, được xúc tiến bởi sự hợp
tác và liên kết sâu rộng của các quốc gia-dân tộc trong khuôn khổ tổ
chức khu vực, nhằm tạo ra khối sức mạnh, có một bản sắc riêng khác
với khu vực khác.” Khi quá trình liên kết khu vực giữa các quốc gia
dân tộc trong cùng một khu vực địa lý đạt đến mức độ cao, kết quả có
thể là sự hình thành một thực thể kinh tế-xã hội và chính trị mới.
1.1.2. Các hình thức liên kết kinh tế
Theo quan điểm của Bela Balassa1, tiến trình liên kết kinh tế khu
vực có 5 cấp độ tuần tự để đạt đến liên kết toàn diện bao gồm:
i) Ký kết và thực hiện các Hiệp định thương mại tự do
ii) Lập Liên minh thuế quan
1
Bela Balassa, Gila Balassa, ai phược nêu trong ngđi, Routledge Revivals,
1961.
10
iii) Lập thị trường chung thống nhất
iv) Hình thành liên minh kinh tế
v) Liên kết kinh tế toàn diện
Đây là các cấp độ liên kết mà có thể sử dụng để nghiên cứu
các cấu trúc liên kết khu vực đã và đang hình thành mà có sự tham
gia của ASEAN.
Trên cơ sở các tính chất, đặc điểm của tiến trình liên kết theo
hướng khu vực hoá, có thể phân loại liên kết khu vực ra thành 3 loại
hình chính:
i) Liên kết tự nhiên.
ii) Hình thức liên kết “lai ghép”.
iii) Hình thức liên kết thứ ba.
Trên thực tế, dù liên kết dưới hình thức và loại hình nào, điều
quan trọng để liên kết và hội nhập mang lại kết quả tích cực là các
nước thành viên cần có một tầm nhìn và chiến lược tổng thể, nhất
quán và lâu dài.
1.2. Các luận điểm chính về liên kết và hợp tác khu vực trong lý
thuyết quan hệ quốc tế
1.2.1. Chủ nghĩa tự do
Theo quan điểm của chủ nghĩa tự do nói chung, quốc gia là chủ
thể quan trọng nhất, nhưng không phải là duy nhất của quan hệ quốc
tế. Các chủ thể khác bao gồm các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức
quốc tế, các thể chế đa phương và các cá nhân. Chủ nghĩa tự do nhấn
mạnh tính hệ thống cũng như vai trò của thể chế trong việc cung cấp
thông tin, giảm chi phí giao dịch giữa các thành viên, và do đó tạo
thuận lợi cho hợp tác giữa các quốc gia, đặc biệt là hợp tác kinh tế.
Trong các trường phái chính thuộc Chủ nghĩa Tự do, Tự do thể chế là
mảng lý luận tập trung làm làm rõ vai trò của các tổ chức quốc tế
trong quan hệ quốc tế, và do đó tạo cơ sở cho việc phân tích các vấn
đề về hội nhập và liên kết khu vực.
11
1.2.2. Chủ nghĩa Kiến tạo
Chủ nghĩa Kiến tạo là một mô hình lý thuyết không mang tính
đồng nhất, với nhiều luận đề cơ bản dựa trên các mô hình lý thuyết
khác như chủ nghĩa hiện thực hoặc chủ nghĩa tự do. Điểm đặc trưng
căn bản của Chủ nghĩa Kiến tạo là nhấn mạnh nhận thức chủ quan
của từng quốc gia về bản sắc với vai trò là biến số chính tác động đến
cách nhìn nhận lợi ích quốc gia cũng như quan hệ quốc tế.
1.2.3. Lý thuyết về liên kết khu vực mới
Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, các lý thuyết tập trung vào
lý giải tiến trình liên kết khu vực ở châu Âu có thể kể đến như thuyết
chức năng, thuyết chức năng mới, thuyết liên bang mới và thuyết liên
chính phủ. Cho tới thời điểm đó, mô hình liên kết khu vực ở châu Âu
được đánh giá là thành công nhất,trở thành mô hình liên kết cho
nhiều khu vực khác. Những biến đổi trong cấu trúc hệ thống quốc tế
sau Chiến tranh Lạnh đã tạo cơ hội cho các hình thức liên kết khu
vực phát triển đa dạng hơn. Khái niệm “liên kết khu vực mở” đã nổi
lên. Lý thuyết liên kết khu vực mới tiếp tục khẳng định tầm quan
trọng của các thể chế trong thúc đẩy liên kết và hợp tác khu vực.
1.3 Lý luận về vai trò của các nƣớc vừa và nhỏ trong quan hệ
quốc tế
Vai trò của các nước vừa và nhỏ ngày càng được quan tâm nhiều
hơn kể từ giữa Thế kỷ XX trở lại đây khi sự xuất hiện của các quốc
gia mới giành độc lập từ các thuộc địa khiến số lượng các nước vừa
và nhỏ gia tăng, cùng với tác động của quá trình toàn cầu hóa làm
thay đổi đánh giá về sức mạnh của mỗi quốc gia.
Vai trò của các nước nhỏ và vừa được thể hiện rõ nét hơn thông
qua các thể chế quốc tế khi họ nỗ lực đảm bảo an ninh cho mình trên
cơ sở luật quốc tế và thông qua việc ủng hộ đàm phán về các thỏa
thuận mang tính ràng buộc về pháp lý, trong khuôn khổ của các tổ
chức hoặc thể chế quốc tế.
12
1.4 Thực tiễn hợp tác và liên kết khu vực Đông Á từ sau Chiến
tranh thế giới thứ Hai đến nay
1.4.1 Một số ý tưởng hợp tác trước 1997
Quá trình liên kết khu vực theo hướng khu vực hóa ở Châu Á-
Thái Bình Dương đã bắt đầu manh nha từ thập niên 50 của thế kỷ
XX. Các nỗ lực của Đông Á nhằm thiết lập một cơ chế khu vực có
thể kể đến đầu tiên là cuộc thảo luận về Hiệp ước Thái Bình Dương
(Pacific Pact) giai đoạn 1949-1951. Tiếp đó, phải kể đến là sự ra đời
của Khối Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) vào năm 1954, được coi
là động thái của Mỹ nhằm ổn định chiến lược ở khu vực Đông Nam
Á. Sau SEATO, một loạt các tổ chức ở khu vực khác cũng ra đời.
Hiệp hội Đông Nam Á (ASA) gồm Philippines, Malaysia và Thái
Lan, được thành lập năm 1961 nhưng thất bại. Trên thực tế, sự ra đời
và hoạt động của các tổ chức này có vai trò đặt nền móng về ý tưởng
cho việc thành lập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
vào năm 1967. Tại Đông Bắc Á, một số sáng kiến hợp tác khu vực
cũng được đề xuất với mức độ thành công khác nhau. Năm 1965,
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ra đời từ sáng kiến của Nhật,
sau này phát triển thành một định chế tài chính quan trọng ở khu vực.
Năm 1966, Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee khởi xướng ý
tưởng về Hội đồng châu Á và Thái Bình Dương (ASPAC) nhằm
thống nhất châu Á chống lại Trung Quốc, nhưng không thành công
sụp đổ năm 1974.
1.4.2. Sự phát triển các sáng kiến và khuôn khổ hợp tác khu vực kể
từ sau Chiến tranh Lạnh
Sau Chiến tranh Lạnh,các nước đều có lợi ích chung là tạo môi
trường hòa bình và thuận lợi để phát triển kinh tế. Các nỗ lực liên kết
khu vực khởi đầu từ liên kết ở Đông Nam Á, với sự ra đời và phát
triển của ASEAN, và thông qua ASEAN, nhiều cơ chế hợp tác giữa
ASEAN với các quốc gia ở Đông Bắc Á, và châu Á-Thái Bình
13
Dương được hình thành như ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS),
Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) tạo nên một mạng lưới các hình
thức liên kết và hợp tác đan xen ở khu vực Đông Á. Điểm mốc đánh
dấu xu hướng hợp tác Đông Á rõ rệt nhất phải kể đến từ cuối những
năm 1990 khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính tác động mạnh mẽ
đến khu vực, dẫn đến sự hình thành cơ chế hợp tác ASEAN+3. Song
song với các khuôn khổ hợp tác và đối thoại do ASEAN chủ trì, tại
Đông Á còn diễn ra các thỏa thuận liên kết kinh tế đan xen giữa
ASEAN với các Đối tác,dưới hình thức các Khu vực mậu dịch tự do
(FTA) hoặc Đối tác kinh tế toàn diện (CEP) giữa ASEAN+1 với 5
đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và
New Zealand và Khuôn khổ đối tác kinh tế toàn diện khu vực giữa
ASEAN với cả 6 đối tác kể trên (RCEP).
1.5 Một số đặc điểm chung của các xu hƣớng hội nhập và liên kết
khu vực ở Đông Á
Thứ nhất, liên kết diễn ra từng bước và thường bắt đầu từ hợp tác
kinh tế/chuyên ngành để tạo nền tảng và sự gắn kết ban đầu, qua đó,
từng bước, mở rộng sang các lĩnh vực khác.
Thứ hai, các thể chế/ cơ chế liên kết nổi trội ở khu vực đều là các thể
chế liên chính phủ, có chức năng điều chỉnh các quan hệ kinh tế-thương
mại, chính trị-an ninh, văn hoá-xã hội giữa các nước thành viên.
Thứ ba, sự thiếu vắng một cơ chế hợp tác đa phương bao trùm ở
khu vực dẫn đến sự hình thành nhiều cơ chế và khuôn khổ, cả song
phương và đa phương đan xen, với mục tiêu, quy mô và hình thức
hợp tác và liên kết mang tính đặc thù riêng.
Thứ tư, do tồn tại sự cạnh tranh lợi ích và chi phối của nhiều nước
lớn ở khu vực, liên kết và hợp tác ở Đông Á không giống với mô
hình của EU.
Thứ năm, không thể phủ nhận rằng, quá trình tương tác, hợp tác
và gắn kết đã giúp các nước trong khu vực, đặc biệt là các quốc gia ở
14
Đông Nam Á, ý thức được rõ hơn về một bản sắc chung, những quy
chuẩn chung mà họ đang chia sẻ.
1.6 Thuận lợi và thách thức của xu hƣớng gia tăng liên kết ở khu vực
1.6.1.Thuận lợi
Về chính trị-an ninh: Thuận lợi lớn nhất là xu hướng gia tăng liên
kết thời gian qua đã góp phần rất quan trọng tạo dựng môi trường hoà
bình, ổn định cho phát triển ở khu vực. Trong xu thế liên kết khu vực
gia tăng, mạng lưới các thiết chế quốc tế, đặc biệt là các tổ chức quốc
tế trong mọi lĩnh vực cũng được củng cố. Đông Á là địa bàn hiện diện
lợi ích và cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn, các nỗ lực liên kết
và hợp tác khu vực được thúc đẩy trong hơn hai thập kỷ gần đây. Về
kinh tế: Gia tăng liên kết ở khu vực tạo ra cơ hội cho các nước có thể
đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống. Ở Đông Á, liên
kết khu vực đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy trao đổi
thương mại và đầu tư giữa các quốc gia. Các thỏa thuận tự do hóa
thương mại trong khuôn khổ ASEAN (như AFTA, AEC) và giữa
ASEAN với các Đối tác (FTA ASEAN+1, việc hình thành RCEP,
TPP) đã và đang tạo ra những khu vực thị trường với quy mô rộng
lớn, giúp các nước tận dụng tính kinh tế của quy mô và tăng sức cạnh
tranh của nền kinh tế. Về đời sống xã hội: Mặt tích cực của xu hướng
gia tăng liên kết khu vực là làm phong phú hơn đời sống văn hoá của
các nước do sự tương tác giữa các nền văn hoá; thông qua đó có thể
tiếp thu nét mới, hiện đại và tinh tuý của văn hoá các dân tộc.
1.6.2 Hạn chế và thách thức
Về chính trị-an ninh: Gia tăng liên kết khu vực cũng đặt ra nhiều
thách thức đe doạ chính trị-an ninh quốc gia nếu không kiểm soát và xử
lý tốt các vấn đề nảy sinh.Vai trò của các nước lớn tại các thể chế hợp
tác khu vực ở Đông Á cũng là một thách thức đối với các quốc gia vừa
và nhỏ. Điểm hạn chế đáng chú ý nữa của liên kết khu vực ở Đông Á là
sự thiếu vắng vai trò dẫn dắt của một hoặc một vài nước như mô hình
15
Đức và Pháp ở EU. Về kinh tế: Xu thế gia tăng liên kết khu vực cũng đặt
các nước trước thách thức của cạnh tranh và điều chỉnh. Theo đó, các
nước phải tiến hành điều chỉnh chính sách cũng như các hoạt động thực
tiễn theo hướng tự do hoá và mở cửa nhiều hơn. Về đời sống xã hội:
Liên kết khu vực cũng đặt ra các vấn đề như nguy cơ gia tăng thất
nghiệp của một bộ phận người lao động trong xã hội do kết quả tất yếu
của việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cạnh tranh.
CHƢƠNG 2
QUÁ TRÌNH ASEAN TẠO DỰNG VAI TRÒ TRONG LIÊN
KẾT KHU VỰC Ở ĐÔNG Á
2.1 Chính sách của ASEAN đối với liên kết khu vực
Các nước ASEAN là những quốc gia đi đầu trong nỗ lực hình
thành và phát triển các khuôn khổ hợp tác đa phương và liên kết khu
vực tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Quá trình phát triển kể
từ sau khi hoàn tất mở rộng thành viên đến khi quyết định xây dựng
cộng đồng đã cho thấy mong muốn và cam kết mạnh mẽ của các
nước ASEAN đối với liên kết khu vực. Sự phát triển của ASEAN đã
đem lại nhiều lợi ích cho các nước thành viên, và điều quan trọng đầu
tiên là nó giúp đem lại môi trường hoà bình và ổn định ở một khu
vực. Thông qua ASEAN, các nước thành viên có một vị thế và tiếng
nói có trọng lượng hơn trong quan hệ với các đối tác bên ngoài, nhất
là các nước lớn. Quan điểm và tính toán của các nước ASEAN đối với
liên kết khu vực tương đối đồng nhất, mặc dù ở mức độ khác nhau tùy
thuộc vào mục tiêu và lợi ích của mỗi quốc gia.
2.2 Các nhân tố giúp ASEAN phát huy vai trò ở khu vực
2.2.1. Điều kiện khách quan
Bối cảnh khu vực sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh với sự chấm
dứt quan hệ đối đầu hai cực, các nhu cầu hợp tác kinh tế và phát triển
16
gia tăng là điều kiện quan trọng cho hợp tác và liên kết khu vực được
thúc đẩy.
Các tham vọng bá quyền của Trung Quốc mà các nước láng giềng
khu vực đã trải nghiệm qua nhiều thời kỳ phong kiến khác nhau đã
khiến các quốc gia khác khó có được sự tin tưởng vào liên kết khu
vực ở Đông Á qua sáng kiến Bán cầu Đại Đông Á hay thành lập Qũy
tiền tệ châu Á nhưng không thành do thiếu vắng sự ủng hộ cần thiết,
một phần xuất phát từ e ngại về quá khứ của đế quốc Nhật ở châu Á.
2.2.2. Năng lực của ASEAN
ASEAN đã phát huy tốt vai trò của nhóm các nước vừa và nhỏ
làm cầu nối gắn kết quan hệ và lợi ích giữa các nước, nhất là các
nước lớn, để thúc đẩy hợp tác và liên kết khu vực. Một số nước thành
viên chủ chốt trong ASEAN có quan hệ song phương tốt với cả Mỹ
và Trung Quốc là hai cường quốc quan trọng hàng đầu ở khu vực,
giúp ASEAN có cơ hội tốt hơn để tiếp cận và gắn kết Trung-Mỹ
tham gia xây dựng vào các cơ chế hợp tác do ASEAN khởi xướng.
Bắt đầu từ việc xây dựng khuôn khổ thể chế, hình thành các chuẩn
mực, quy tắc ứng xử trong khuôn khổ ASEAN, sau đó từng bước mở
rộng ra đối với các nước khi tham gia hợp tác khu vực ở Đông Á,
ASEAN đã tạo dựng được nền tảng quan trọng cho hợp tác và liên
kết khu vực.
2.3 Quá trình ASEAN tạo dựng vai trò trong thúc đẩy liên kết
khu vực
2.3.1. Củng cố hợp tác nội khối, thúc đẩy liên kết khu vực ở Đông
Nam Á
ASEAN được thành lập năm 1967, và được đánh giá là một trong
những tổ chức khu vực thành công của các nước đang phát triển. Quá
trình tạo dựng vai trò của ASEAN ở khu vực Đông Á bắt nguồn từ nỗ
lực củng cố hợp tác nội khối và thúc đẩy liên kết ở chính Đông Nam
Á. Từ thế mạnh có được sau khi đạt được những thành công nhất
17
định trong liên kết nội khối, ASEAN đã từng bước mở rộng quan hệ
với các đối tác bên ngoài, đẩy mạnh các cơ chế đối thoại và hợp tác
đa dạng ở khu vực, qua đó, thúc đẩy tiến trình liên kết ở Đông Á.
2.3.2. Mở rộng quan hệ đối ngoại, phát huy vai trò trong thúc đẩy
hợp tác Đông Á
Sự hình thành ASEAN-10 cùng với kết quả hợp tác tích cực thu
được trong 30 năm kể từ ngày thành lập đã hỗ trợ tích cực cho các
nước thành viên phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời tạo ra những tiền
đề vật chất quan trọng để ASEAN gia tăng liên kết khu vực sâu rộng
hơn trong giai đoạn tiếp theo. ASEAN đã đạt được những kết quả
đáng ghi nhận trên 3 nhóm lĩnh vực quan trọng gồm chính trị-an
ninh, kinh tế và văn hoá-xã hội, sau này trở thành 3 trụ cột của Cộng
đồng ASEAN.
2.3.3. Vai trò tích cực của ASEAN trong thúc đẩy liên kết khu vực
ở Đông Á
Cùng với nỗ lực đẩy mạnh liên kết nội khối, các nước ASEAN
cũng không ngừng mở rộng quan hệ với các đối tác bên ngoài. Thông
qua quan hệ đối ngoại, ASEAN đã tranh thủ được sự hợp tác và hỗ
trợ thiết thực từ các đối tác bên ngoài, phục vụ mục tiêu an ninh và
phát triển của Hiệp hội; đồng thời góp phần quan trọng thúc đẩy và
kết nối các mối liên kết khu vực với nhiều tầng nấc khác nhau ở Châu
Á-Thái Bình Dương.
2.3.4. Tạo dựng và thúc đẩy các cơ chế hợp tác về an ninh, các
chuẩn mực ứng xử nhằm duy trì hòa bình, an ninh khu vực
ASEAN đã phát huy tốt lợi thế của nhóm các nước vừa và nhỏ
trong việc gắn kết và điều hòa lợi ích giữa các nước lớn ở Đông Á,
nhất là giữa 3 nước Đông Bắc Á vốn có những nghi kỵ của lịch sử và
giữa Trung-Mỹ vốn có sự cạnh tranh ảnh hưởng ngày càng tăng ở
khu vực. ASEAN đã áp dụng chính Phương cách ASEAN vào việc
vận hành các diễn đàn và cơ chế hợp tác với các Đối tác ở khu vực.
18
Nguyên tắc tham vấn và đồng thuận tiếp tục được vận dụng trong quá
trình ASEAN điều hành và chủ trì các Hội nghị ASEAN+ với các
Đối tác, được các Đối tác tôn trọng và chấp nhận.
2.3.5. Vai trò trong thúc đẩy liên kết kinh tế Đông Á
ASEAN đã tham gia tích cực và thúc đẩy thành công các sáng
kiến liên kết kinh tế và hợp tác tài chính quan trọng ở khu vực Đông
Á như Đa phương hóa Sáng kiến Chiềng Mai (CMIM) về hoán đổi
tiền tệ, tăng thanh khoản trong trường hợp các nước thành viên gặp
khó khăn về thanh toán ; xây dựng Thị trường trái phiếu châu Á
(ABMI). Ngoài các liên kết kinh tế do ASEAN chủ trì, một số nước
thành viên ASEAN như Brunei, Malaysia, Singapore, Việt Nam đã
tham gia đàm phán Hiệp định TPP do Mỹ thúc đẩy nhằm hướng đến
tự do hóa rộng rãi hơn thương mại và đầu tư ở khu vực Thái Bình
Dương.
2.4 Quan điểm của các nƣớc lớn vềvai trò của ASEANtrong cấu
trúc hợp tác khu vực Đông Á
Quá trình hợp tác và liên kết ở khu vực Đông Á được đẩy mạnh
khiến các nước lớn ngày càng quan tâm và muốn thông qua ASEAN
cũng như các diễn đàn của ASEAN để gia tăng ảnh hưởng và lợi ích
của mình ở khu vực. Mỗi nước lớn đều có cách nhìn nhận và đánh
giá về vai trò của ASEAN riêng nhưng tựu chung lại đều ủng hộ
ASEAN đóng một vai trò trung tâm ở khu vực. Mỹ ủng hộ ASEAN
phát huy vai trò trung tâm ở khu vực, bày tỏ cam kết đối với các diễn
đàn đối thoại và hợp tác do ASEAN dẫn dắt.
2.5 Hạn chế của ASEAN trong nỗ lực thúc đẩy liên kết khu vực
Do năng lực thực sự của ASEAN còn hạn chế, khả năng ứng phó
nhanh và hiệu quả của ASEAN và các cơ chế do ASEAN dẫn dắt khi
nảy sinh vấn đề tác động đến khu vực chưa cao.
Việc đưa nguyên tắc của ASEAN trở thành chuẩn mực chung của
khu vực còn gặp nhiều khó khăn. Các quy chuẩn, nguyên tắc hoạt
19
động mà ASEAN đang củng cố để trở thành luật chơi chung cho các
cơ chế hợp tác đa phương ở khu vực chỉ phù hợp với hình thức liên
kết lỏng lẻo như hiện nay nhưng sẽ khó tiếp tục phát huy tác dụng
nếu liên kết ngày càng đi vào chiều sâu với mức độ cam kết và ràng
buộc của các nước tham gia trở nên cao hơn.
CHƢƠNG 3
TRIỂN VỌNG VAI TRÒ CỦA ASEAN TRONG LIÊN KẾT VÀ
HỢP TÁC ĐÔNG Á – KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI
VIỆT NAM
3.1 Triển vọng vai trò của ASEAN trong tiến trình liên kết và
hợp tác ở Đông Á sau 2015
3.1.1. Triển vọng hợp tác và liên kết Đông Á đến 2025
Hợp tác và liên kết khu vực ở Đông Á đã có những nền tảng thuận
lợi trong hơn một thập kỷ rưỡi kể từ khi khuôn khổ hợp tác đáng chú ý
đầu tiên là ASEAN+3 được khởi xướng. Ở khu vực đã định hình các
cơ chế hợp tác, đối thoại chính trị như ASEAN+1, ASEAN+3, EAS,
ARF, ADMM+ cùng với các diễn đàn hợp tác kinh tế như APEC,
ASEM và các liên kết kinh tế đan xen như các FTA ASEAN+1 với 6
Đối tác, các sáng kiến hợp tác tài chính như Chiềng Mai mở rộng
(CMIM), sáng kiến thị trường trái phiếu châu Á, khuôn khổ đang thành
hình Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (RCEP) và Hiệp định đối tác
xuyên Thái Bình Dương (TPP) v.v.
Xu thế hợp tác và liên kết sẽ còn tiếp tục mặc dù có bị chậm lại do
tác động của những diễn biến liên quan đến tranh chấp chủ quyền
lãnh thổ, sự cạnh tranh lợi ích giữa các nước lớn và hệ quả của cuộc
khủng hoảng kinh tế những năm 2007-2008.
Với việc Cộng đồng ASEAN hình thành sau 31/12/2015, liên kết
nội khối của ASEAN và tại Đông Nam Á bước vào một giai đoạn
mới, với mức độ cao hơn và chặt chẽ hơn.
20
3.1.2. Dự báo vai trò của ASEAN
Tiến trình liên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_vai_tro_cua_asean_trong_tien_trinh_hop_tac_v.pdf