Tóm tắt Luận án Vai trò của Asean trong trật tự đông á tới năm 2020 và định hướng chính sách đối ngoại của Việt Nam

Cơ sở lý luận và thực tiễn ở Đông Á đã chứng tỏ các

nước vừa và nhỏ nói chung, thể hiện qua ví dụ điển hình là ASEAN,

có thể có vai trò và tác động tới việc xác lập trật tự khu vực và thế

giới trong một số hoàn cảnh nhất định. Điều kiện để có hoàn cảnh

đó là: (1) trật tự khu vực không phải do một nước lớn bá quyền chi

phối hoặc do một số nước lớn cùng nhau chi phối thông qua một

“hòa hợp quyền lực”, mà được thiết lập ở các dạng trật tự khác như

“cân bằng quyền lực”, “an ninh tập thể”, “liên kết và phục thuộc lẫn

nhau” hoặc “cộng đồng” v.v.; (2) các nước nhỏ biết cách tập hợp

lại với nhau và phát huy được sức mạnh mềm của mình thông qua

việc xây dựng các thiết chế đa phương vận hành hiệu quả, thúc đẩy

các ý tưởng hợp tác, các sáng kiến phản ảnh các lợi ích, giá trị và

chuẩn mực ứng xử chung.

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Vai trò của Asean trong trật tự đông á tới năm 2020 và định hướng chính sách đối ngoại của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hệ quốc tế là các nguyên tắc, chuẩn mực, thủ tục, quy định, luật lệ quốc tế, hoặc là các tập quán hình thành từ thực tiễn. - Các dạng trật tự trong quan hệ quốc tế: Vì một quốc gia có nhiều mục tiêu trong quan hệ quốc tế, có thể có nhiều dạng thức trật tự khác nhau cùng song song tồn tại, chi phối các loại hành vi khác nhau của các quốc gia trong quá trình tìm kiếm các lợi ích 6 và mục tiêu khác nhau đó. Các dạng thức trật tự chính là (1) Trật tự nền tảng (instrumental) là trật tự nhằm phục vụ lợi ích cốt lõi của các quốc gia thành viên, đó là bảo đảm an ninh quốc gia, duy trì bản sắc dân tộc, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và nâng cao sức mạnh của quốc gia; (2) Trật tự chuẩn tắc – khế ước (normative – contractual), có thể gọi là trật tự hợp tác: là trật tự vừa nhằm phục vụ lợi ích quốc gia vừa phục vụ lợi ích chung của các quốc gia thành viên thông qua một số chuẩn tắc để thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia; (3) Trật tự đoàn kết - cộng đồng (solidarist), gọi tắt là trật tự cộng đồng: là trật tự nhằm củng cố tính cộng đồng và thúc đẩy lợi ích, phúc lợi chung, loại bỏ chiến tranh trong quan hệ quốc tế, thúc đẩy hội nhập, nhân quyền. 1.2 Nhân tố tác động, công cụ và phương cách thiết lập trật tự trong quan hệ quốc tế - Các nhân tố tác động tới trật tự thế giới: Mọi diễn biến, động thái trong quan hệ quốc tế có ảnh hưởng đủ lớn tới quan hệ giữa các quốc gia đều có thể tác động tới trật tự thế giới. Các học giả tổng kết các diễn biến, động thái đó thành 3 loại nhân tố chủ đạo tác động tới trật tự thế giới là (1) quyền lực và cấu trúc quyền lực (hay tương quan quyền lực) giữa các quốc gia; (2) các vấn đề nổi lên trong quan hệ quốc tế tác động tới quan hệ giữa các quốc gia; và (3) quan niệm về lợi ích và giá trị, tác động tới lợi ích, mục tiêu và chính sách (cả đối nội và đối ngoại) của các quốc gia. - Công cụ thiết lập trật tự: Các công cụ chính được sử dụng phổ biến nhất để tạo lập và duy trì trật tự thế giới có thể xếp thành 3 loại: ngoại giao, quân sự và luật pháp quốc tế. 7 - Phương cách thiết lập trật tự: dựa trên lý thuyết của Muthiah Alaggapa, luận án chỉ ra 3 phương cách chính để tạo lập trật tự là cạnh tranh, hợp tác và chuyển hóa hệ thống. (1) Cạnh tranh: gồm 3 phương cách chính là bá quyền (hegemony), cân bằng quyền lực (balance of power) và hài hòa quyền lực (concert of power); (2) Hợp tác: gồm các phương cách chính là An ninh tập thể (collective security), Thiết chế quốc tế (International Regime), Hợp tác kinh tế quốc tế (economic cooperation); (3) Chuyển hóa hệ thống: gồm các phương cách chính là Hòa bình dân chủ (Democratic Peace) và Hội nhập quốc tế (International integration). 1.3 Vai trò của nước vừa và nhỏ trong trật tự thế giới Cho tới nay vẫn không có định nghĩa cụ thể về “nước nhỏ”, mà “nước nhỏ” vẫn thường được hiểu là các nước còn lại sau khi đã loại trừ các nước lớn. Hans Morgenthau cho rằng “Nước lớn là các quốc gia có khả năng áp đặt ý chí lên các nước nhỏ... Còn các nước nhỏ là các nước không có khả năng chống lại ý chí của các nước lớn”. Cách phân loại các quốc gia theo sức mạnh và quyền lực dựa trên một giả thuyết căn bản rằng nước có nhiều sức mạnh sẽ sử dụng quyền lực của mình, do vậy các nước lớn là các nước có vai trò quan trọng hơn trong quan hệ quốc tế và là các nước chịu trách nhiệm chính trong hệ thống quan hệ quốc tế hiện hành. Hans Morgenthaus định nghĩa sức mạnh quốc gia nằm trong các tiêu chí sau: lãnh thổ; dân số; quân đội; nền kinh tế; tài nguyên; đặc điểm của dân tộc, tinh thần dân tộc, khả năng của chính phủ và nền ngoại giao. Tuy nhiên, thuyết tự do cho rằng cần phân biệt khái niệm nước nhỏ và nước yếu. Nước nhỏ không có nghĩa là nước yếu và 8 ngược lại. Một số nước tuy nhỏ nhưng vẫn có thể có ảnh hưởng lớn nhờ các giá trị đạo đức, về năng lực tổ chức và quản lý đất nước và tạo công bằng trong xã hội.... Các thước đo mới về sức mạnh quốc gia trong thế giới toàn cầu hóa cần bổ sung thêm các tiêu chí về sức mạnh kinh tế như năng lực thương mại, sức mạnh về tri thức như khoa học công nghệ. Sức mạnh của các nền kinh tế trong thế giới hiện nay không nằm ở các tài nguyên truyền thống như đất đai hay số lượng lao động mà chất lượng lao động và tri thức mới là các tài nguyên có vai trò chủ chốt. Vì vậy, các nước vừa và nhỏ nhưng có chất lượng lao động cao, có nền giáo dục tiên tiến và đầu tư nhiều cho nghiên cứu, phát triển và khoa học công nghệ lại là các quốc gia có ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế. Mặt khác, trong thế giới đa cực hóa, vai trò của các thể chế đa phương trong việc xác lập luật chơi ngày càng quan trọng. Các quốc gia vừa và nhỏ tuy đứng một mình sẽ không có tiếng nói đáng kể nhưng nếu là các quốc gia năng động trong các diễn đàn đa phương vẫn có thể nhân lên sức mạnh của mình. Nước nhỏ còn có thể dựa vào thể chế và luật pháp quốc tế để phát huy vai trò. Các nước nhỏ có thể tập hợp, liên kết lại với nhau trong các định chế quốc tế và đấu tranh nhằm thay đổi các định chế đó để bảo vệ lợi ích của mình. Chương I của luận án kết luận rằng cả lý thuyết và thực tiễn lịch sử thế giới đã chứng minh các nước lớn tiếp tục có vai trò chủ đạo trong việc tạo lập trật tự thế giới. Phương cách tạo lập trật tự chủ đạo trong lịch sử vẫn là bá quyền. Công cụ tạo lập trật tự chủ yếu vẫn là vũ lực. Tuy nhiên, các nước vừa và nhỏ vẫn có thể có vai trò đối với trật tự thế giới trong các hoàn cảnh nhất định. Đó là khi trật tự thế giới không phải là trật tự bá quyền hoặc trật tự hòa hợp quyền 9 lực giữa các nước lớn. Bằng cách góp phần tạo ra các dạng thức trật tự phù hợp như cân bằng quyền lực; an ninh tập thể hoặc hội nhập, và bằng cách liên kết lại với nhau và thông qua sức mạnh tinh thần như các ý tưởng, giá trị, chuẩn mực phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, các nước vừa và nhỏ hoàn toàn có thể có vai trò đối với trật tự thế giới. Bốn tiêu chí để đánh giá vai trò các nước vừa và nhỏ đối với trật tự thế giới là: (i) nhận diện: các nước vừa và nhỏ tạo ra luật chơi được các nước khác biết tới và hiểu một cách đầy đủ; (ii) thừa nhận: các luật chơi đó được các nước thừa nhận; (iii) tuân thủ: các nước cơ bản tuân thủ các luật chơi này trên thực tế; (iv) chế tài: các nước vừa và nhỏ có biện pháp chế tài nếu một nước không tuân thủ các luật chơi đó. CHƯƠNG II Vai trò của ASEAN trong trật tự Đông Á từ năm 1967 đến nay và dự báo đến năm 2020 2.1 Vai trò của ASEAN ở Đông Á từ năm 1967 cho tới nay - Sơ lược quá trình hình thành trật tự Đông Á: trật tự khu vực Đông Á đã trải qua các giai đoạn chính như sau: (i) Trật tự Đông Á cổ đại là trật tự chủ đạo bao trùm phần lớn khu vực Đông Á thời kỳ phong kiến, thường được gọi là “trật tự Sắc Phong - Triều cống”, là dạng trật tự bá quyền dựa trên sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc, nhất là các chuẩn mực giá trị đạo Khổng; (ii) Trật tự Đông Á thời kỳ thuộc địa của phương Tây là trật tự thay thế trật tự bá quyền triều cống ở Đông Á, do các cường quốc về kinh tế và 10 quân sự châu Âu thiết lập ở khu vực vào thế kỷ thứ 18 và 19 theo mô hình hài hòa quyền lực trên cơ sở các quốc gia – dân tộc, tương tự như trật tự quan hệ quốc tế phương Tây vào thế kỷ 19; (iii) Trật tự khu vực Đông Á cuối thể kỷ 19 đến hết Chiến tranh thế giới II là trật tự được thiết lập do sự trỗi dậy của Nhật Bản cuối thế kỷ 19 (thường được tính từ năm 1894 – năm bắt đầu cuộc chiến Nhật - Trung) đồng thời với sự suy yếu của các đế quốc châu Âu do hai cuộc chiến tranh thế giới thứ I và thứ II. Trật tự này kết thúc với sự thất bại của Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ II (1945); (iv) Trật tự Đông Á hậu Chiến tranh thế giới thứ II là trật tự cân bằng quyền lực giữa phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu và khối tư bản chủ nghĩa do Mỹ cầm đầu. Trật tự hai cực toàn cầu này tồn tại đến cuối những năm 80 và là nhân tố chủ đạo chi phối trật tự khu vực Đông Á thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh. - Vai trò của ASEAN đối với trật tự Đông Á kể từ khi ra đời: các nước ASEAN đều đặt ưu tiên bảo đảm sự sinh tồn của quốc gia, trong đó bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ, chống lại chủ nghĩa ly khai và duy trì vị thế của đảng cầm quyền là các ưu tiên cao nhất. ASEAN được thành lập nhằm mục đích an ninh chứ không phải vì mục tiêu kinh tế thuần túy, tuy nhiên Tuyên bố Băng-cốc năm 1967 phải nhấn mạnh mục tiêu hợp tác kinh tế vì ASEAN không muốn tạo ra ấn tượng các nước Đông Nam Á đang lập một liên minh quân sự, có thể gây thêm nghi kỵ, căng thẳng và đối đầu trong khu vực. Bảng tổng kết sau tổng hợp đánh giá vai trò của ASEAN cho tới nay trong từng lĩnh vực theo các tiêu chí đã lựa chọn ở Chương I. Tuy có thể còn có ý kiến khác nhau về cách chấm điểm các tiêu chí, bảng này giúp có đánh giá khái quát về vai trò của ASEAN. 11 12 Kết quả đánh giá cho thấy ASEAN đáp ứng tốt 3 trong 4 tiêu chí đánh giá, trong đó tiêu chí nhận biết và thừa nhận các chuẩn mực và nguyên tắc của ASEAN đạt gần như tuyệt đối. Tiêu chí ASEAN chưa đáp ứng được là về chế tài và các biện pháp bảo đảm thực thi. Tuy nhiên, xét ASEAN là tập hợp của các nước vừa và nhỏ, tạo ra luật chơi chung cho các nước lớn hơn tham gia thì ASEAN khó lòng mà có thể có các biện pháp chế tài một cách hiệu quả. Mặt khác, đặc thù của ASEAN và châu Á là chú trọng tham vấn và đồng thuận, chưa tạo ra các thiết chế mang tính ràng buộc pháp lý cao. Với chuẩn mực chung như vậy thì việc ASEAN chưa có biện pháp chế tài để bảo đảm thực thi luật chơi của mình không thể hiện vai trò yếu kém, mà phản ảnh đặc thù riêng trong việc tạo lập luật chơi và trật tự ở khu vực Đông Á. - Trật tự Đông Á hiện nay và vai trò của ASEAN: có nhiều nhân tố cùng tham gia tác động và ảnh hưởng tới trật tự Đông Á, tạo ra nhiều dạng thức trật tự cùng song song tồn tại, tuy nhiên 3 nhân tố nổi bật là: (1) tác động và ảnh hưởng truyền thống của Mỹ ở khu vực; (2) sự trỗi dậy của Trung Quốc; (3) và chủ nghĩa đa phương khu vực do ASEAN chủ đạo. Ba nhân tố chủ đạo trên góp phần tạo ra ba dạng thức trật tự chính ở khu vực Đông Á, đó là (1) trật tự an ninh truyền thống (là trật tự nền tảng), hiện vẫn do Mỹ có vai trò chủ đạo; (2) trật tự kinh tế (hay trật tự hợp tác), trong đó các quốc gia tăng cường hợp tác kinh tế và có xu hướng chấp nhận vai trò đầu tàu của nền kinh tế Trung Quốc; (3) trật tự chính trị - ngoại giao đa phương (hay trật tự cộng đồng) giúp các nước duy trì đối thoại và hợp tác trong khu vực một cách hài hòa thông qua các tiến 13 trình hợp tác đa phương, trong đó các cơ chế đa phương của ASEAN có vai trò chủ đạo. Ba dạng thức trật tự trên cùng song song tồn tại và do ba nhân tố Mỹ, Trung Quốc và ASEAN chi phối, song không tồn tại biệt lập mà có tác động qua lại với nhau, và đang trong quá trình vận động trong đó các “nhân vật chính” là Mỹ, Trung Quốc và ASEAN đều tìm cách mở rộng phạm vi ảnh hưởng, tác động vào các dạng thức trật tự không do mình chủ đạo. Các dạng thức trật tự có thể bổ trợ và củng cố cho nhau, nhưng cũng có thể cạnh tranh và triệt thoái lẫn nhau. Ví dụ, trật tự an ninh truyền thống giúp bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định khu vực, trên cơ sở đó các quốc gia mới có lòng tin và điều kiện để tập trung nguồn lực vào hợp tác phát triển kinh tế, thúc đẩy liên kết, hội nhập. Trật tự hợp tác kinh tế cũng có tác dụng làm phân bổ lại sức mạnh kinh tế của các nước trong khu vực, làm thay đổi cán cân quyền lực, tác động tới cân bằng quyền lực là nền tảng của trật tự an ninh truyền thống. Cả ba nhân tố chính là Mỹ, Trung Quốc và ASEAN đều tìm cách mở rộng ảnh hưởng sang các khu vực trật tự khác phục vụ lợi ích của mình. Mỹ muốn can thiệp trật tự kinh tế khu vực và ngăn cản ảnh hưởng của Trung Quốc bằng sáng kiến Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình dương (TPP). Trung Quốc cũng không dừng lại ở trật tự hợp tác kinh tế trong khu vực mà muốn xây dựng một khuôn khổ an ninh mới theo mô hình an ninh tập thể hoặc thậm chí hòa hợp quyền lực bằng các ý tưởng về lập nhóm G2 (Group of 2) hoặc C2 (Cooperative 2). ASEAN tuy không trực tiếp tác động được vào các dạng thức trật tự khác nhưng vẫn có ảnh hưởng tới các trật tự đó bằng cách thể hiện thái độ ủng hộ 14 hoặc dè dặt của mình với các chính sách của Mỹ và Trung Quốc, với cả tư cách tổ chức và tư cách từng thành viên đơn lẻ. 2.2 Dự báo trật tự Đông Á đến năm 2020 - Xu thế chuyển biến trật tự Đông Á đến năm 2020: Sự thay đổi của trật tự khu vực Đông Á đến năm 2020 sẽ chịu tác động bởi 3 nhân tố: (1) chuyển dịch quyền lực giữa các quốc gia; (2) sự nổi lên của các vấn đề khu vực và quốc tế làm thay đổi lợi ích, ưu tiên và vị thế của các quốc gia; (3) sự thay đổi nhận thức và giá trị của các quốc gia, dẫn đến thay đổi lợi ích và cách hành xử trong quan hệ quốc tế. Qua phân tích cụ thể các nhân tố trên, luận án kết luận trật tự Đông Á đang có những biến chuyển khá sâu sắc, tuy nhiên đến năm 2020 trật tự Đông Á vẫn sẽ gồm các dạng thức cơ bản của trật tự Đông Á hiện nay, đó là các trật tự an ninh truyền thống do Mỹ chủ đạo; dạng thức trật tự hợp tác kinh tế do Trung Quốc có vai trò đầu tàu; và dạng thức trật tự chính trị - ngoại giao do ASEAN dẫn dắt. Các nước lớn khác ở khu vực như Nhật bản, Ấn độ, Nga hay các quốc gia tầm trung khác như Hàn Quốc, Úc sẽ góp phần tác động vào các dạng thức trật tự trên, nhưng chưa thể chủ đạo hoặc tạo ra các thay đổi căn bản trong các trật tự đó. - Dự báo đến năm 2020, ASEAN vẫn có điều kiện để tiếp tục phát huy được vai trò ở khu vực Đông Á do các điều kiện để các nước vừa và nhỏ phát huy vai trò được xác định ở Chương I vẫn tiếp tục tồn tại, đó là: (1) Trật tự an ninh truyền thống khu vực tiếp tục được duy trì theo mô hình cân bằng quyền lực hoặc an ninh tập thể, ít khả năng Trung Quốc hoặc Mỹ sẽ hội tụ đủ sức mạnh để trở thành bá quyền ở khu vực, cũng ít khả năng Trung Quốc và Mỹ “bắt tay” 15 để tạo ra một hòa hợp quyền lực chi phối trật tự khu vực; (2) Trật tự hợp tác kinh tế khu vực cũng sẽ tiếp tục được duy trì do trọng tâm kinh tế thế giới tiếp tục chuyển dịch về Đông Á, và các cơ chế hợp tác khu vực ngày càng được hoàn thiện. Trong bối cảnh đó, các khuôn khổ hợp tác chính trị - ngoại giao của ASEAN sẽ tiếp tục phù hợp với lợi ích của các bên, các “luật chơi” của ASEAN sẽ cơ bản tiếp tục được các bên chấp nhận và tuân thủ do chưa có nước lớn nào có đủ sức mạnh và lòng tin để tạo ra hệ thống luật chơi khu vực khác có khả năng thay thế. Điều đó tạo điều kiện để ASEAN tiếp tục có vai trò. 2.3 Dự báo vai trò của ASEAN trong trật tự Đông Á đến năm 2020 - Về mục tiêu an ninh, ASEAN không có khả năng trực tiếp ứng phó với các thách thức an ninh truyền thống, nhưng có thể gián tiếp duy trì trật tự an ninh thông qua việc tạo điều kiện để các nước ngoài khu vực duy trì cân bằng quyền lực ở Đông Á, thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa các lực lượng quốc phòng của các nước trong khu vực, thúc đẩy xây dựng lòng tin và các biện pháp kiểm soát khủng hoảng v.v.. Về mục tiêu kinh tế, ASEAN đã và sẽ tiếp tục phát huy vai trò mạnh mẽ do có đồng thuận khu vực cao. Tuy nhiên, ASEAN bị giới hạn bởi nguồn lực eo hẹp của mình, do vậy ít có khả năng ASEAN chủ động đưa ra các ý tưởng, sáng kiến lớn để các nước khác theo. Về mục tiêu xây dựng cộng đồng, đến năm 2020, Cộng đồng ASEAN mới chỉ hình thành ở tầng chính phủ và phần nào đó ở giới doanh nghiệp. ASEAN sẽ phải mất nhiều năm nữa để tạo được đồng thuận và sự chấp nhận rộng rãi về các nguyên tắc, 16 chuẩn mực do ASEAN đề ra, nhất là trong không gian đa dạng của các nước Đông Á. - Vai trò của ASEAN đến năm 2020 sẽ gặp nhiều thách thức do: (1) Trung Quốc ngày càng lớn mạnh và có lợi ích trong việc dần thay đổi luật chơi khu vực, do đó tùy từng lúc, từng vấn đề Trung Quốc có thể sẽ không còn thừa nhận và ủng hộ hoàn toàn vai trò trung tâm của ASEAN do muốn điều chỉnh dần các luật chơi do ASEAN đề ra; (2) cạnh tranh chiến lược của các nước lớn ở khu vực ngày càng gia tăng, có khả năng dẫn đến khủng hoảng cục bộ vượt ra ngoài khuôn khổ xử lý của ASEAN; (3) các nước lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Ấn độ sẽ tác động và can thiệp nhiều hơn vào các cơ chế hợp tác đa phương từ trước tới nay do ASEAN chủ đạo để hướng các cơ chế này phục vụ nhiều hơn cho mình, cạnh tranh vai trò trên chính “sân chơi” truyền thống của ASEAN. Do vậy, để duy trì và tăng cường vai trò của mình ở Đông Á từ nay đến năm 2020, ASEAN phải thích ứng tốt hơn trước các thách thức mới nảy sinh và hoạt động hiệu quả hơn trong môi trường Đông Á đang thay đổi. CHƯƠNG III KIẾN NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 3.1 Trật tự thế giới và chính sách đối ngoại của Việt Nam Tư duy đối ngoại Việt Nam luôn cố gắng gắn Việt Nam với thế giới. Đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước phản ảnh tư duy của Đảng và Nhà nước về trật tự và xu thế vận động của trật tự thế giới. Có thể thấy trong quá trình hoạch định đường lối và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, Đảng ta đã cố gắng nhận diện 17 trật tự thế giới trong từng thời kỳ và điều chỉnh chính sách phù hợp với nhận thức về trật tự thế giới trong thời kỳ đó. Trong đa số các trường hợp, Đảng đã nhận diện đúng đắn và kip thời được cục diện thế giới, và hoạch định đường lối phù hợp với cục diện đó. Tuy nhiên, khi cục diện khu vực, thế giới có chuyển biến nhanh chóng và sâu sắc (như Đại hội IV, Đại hội VII, Đại hội IX), Đảng có phần thận trọng trong việc đánh giá và nhận diện các thay đổi của cục diện, và thường chưa điều chỉnh chính sách đối ngoại ngay khi có những thay đổi trong trật tự thế giới. Đôi khi, nhiều năm sau chiến tranh nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫn nhìn tình hình khu vực theo cách nhìn cũ. Hơn nữa, trong hoạch định đường lối đối ngoại của các kỳ Đại hội, mức độ quan tâm của Đảng thường dừng lại ở việc đánh giá cục diện và một số nhân tố cơ bản tác động tới trật tự thế giới, chưa thực sự quan tâm sâu hơn tới trật tự khu vực và thế giới đó để đánh giá lợi ích của Việt Nam trong trật tự đó như thế nào, qua đó việc hoạch định chính sách được sâu và sát hơn với thực tiễn. Đại hội XI là một ngoại lệ khi Đảng đã quan tâm hơn tới các “chi tiết” trong trật tự thế giới, và có nhiều điều chỉnh “chi tiết” trong chính sách đối ngoại một cách phù hợp. 3.2 Vai trò của ASEAN trong chính sách đối ngoại Việt Nam: Chính sách của Việt Nam với ASEAN có thể được chia thành các giai đoạn chính sau: (1) giai đoạn trước Đại hội Đảng lần thứ VI (1986); (2) giai đoạn sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đến khi ta gia nhập ASEAN (1995); (3) giai đoạn từ khi trở thành thành viên của ASEAN. Trước năm 1986, Việt Nam chưa có ý định gia nhập ASEAN. Việc Việt Nam cải thiện quan hệ với các nước Đông Nam Á sau năm 1975 là nhằm cải thiện môi trường khu vực, tăng 18 cường an ninh quốc gia. Trong giai đoạn này, ưu tiên đối ngoại của Việt Nam là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, không phải các nước láng giềng. Khi gia nhập ASEAN năm 1995, Việt Nam coi đó là một biện pháp nhằm phá thế bao vây, cô lập, cải thiện môi trường an ninh và cải thiện vị thế quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh. Các lợi ích về kinh tế, phát triển và lợi ích an ninh chung của cộng đồng chưa phải là mục tiêu của Việt Nam khi mới tham gia ASEAN. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, ASEAN đã chính thức trở thành trọng tâm quan trọng của chính sách đối ngoại của Việt Nam. Lợi ích chiến lược của Việt Nam là xây dựng một ASEAN vững mạnh, một Cộng đồng ASEAN thực sự gắn kết, có vai trò chủ đạo ở khu vực Đông Nam Á, ở châu Á – Thái Bình Dương và có tiếng nói được chú ý, lắng nghe trên trường quốc tế. Chính sách đó được thể hiện trong đường lối đối ngoại Đại hội XI (2011), khẳng định Việt Nam sẽ chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng Cộng đồng ASEAN. 3.3 Định hướng chính sách đối ngoại của Việt Nam và chính sách đối với ASEAN đến năm 2020 - Định hướng CSĐN trong trật tự Đông Á đến năm 2020: Muốn bảo vệ tốt nhất lợi ích quốc gia dân tộc, chính sách đối ngoại Việt Nam đến năm 2020 cần thích ứng và tìm chỗ đứng phù hợp cho Việt Nam trong cả 3 dạng thức trật tự chính ở khu vực Đông Á. Trật tự an ninh truyền thống sẽ tiếp tục xu thế cân bằng quyền lực hoặc an ninh tập thể. Việt Nam cần tiếp tục đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ với các nước lớn, tạo thêm công cụ để linh hoạt điều tiết quan hệ với các nước này nhằm duy trì cân bằng lợi 19 ích và ảnh hưởng của các nước với khu vực và với Việt Nam. Trật tự kinh tế có xu thế ngày càng hợp tác và gắn kết chặt chẽ trong đó Trung Quốc sẽ có vai trò đầu tàu. Việt Nam cần chấp nhận vai trò trung tâm của Trung Quốc, coi Đông Á là trọng tâm hội nhập kinh tế, lấy tiêu chí hiệu quả kinh tế làm đầu trong việc mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế. Trật tự chính trị - ngoại giao đa phương sẽ tiếp tục do ASEAN đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức, sắp xếp và điểu khiển “luật chơi”. Việt Nam cần tiếp tục tận dụng vai trò của ASEAN và tạo thuận lợi cho ASEAN phát huy vai trò ở Đông Á. - Định hướng chính sách đối với ASEAN đến năm 2020: Chính sách của Việt Nam với ASEAN cần giúp củng cố các điều kiện tiên quyết để ASEAN có thể có vai trò, đó là cùng ASEAN xây dựng trật tự khu vực theo mô hình cân bằng quyền lực, hoặc thể chế an ninh tập thể; đồng thời khuyến khích ASEAN gắn kết chặt chẽ và năng động phát huy sức mạnh mềm trên trường quốc tế. Các biện pháp cụ thể Việt Nam cần cùng ASEAN tiến hành là: (1) Tác động vào cấu trúc và phân bổ quyền lực của khu vực, giúp các bên giám sát quá trình chuyển giao quyền lực, bảo đảm cho tiến trình này diễn ra minh bạch và tính đến lợi ích của tất cả các bên, đồng thời giám sát việc thực thi các thỏa thuận khu vực giúp duy trì lòng tin giữa tất cả các bên; (2) Phát huy quyền lực mềm của ASEAN, chủ động đóng góp vào các vấn đề khu vực và thế giới, chủ động đề xuất sáng kiến khu vực phù hợp với lợi ích chung; (3) Cải tiến và đổi mới chính mình để luôn thích ứng với môi trường, cải tiến cách thức hoạt động, cập nhật các định nghĩa về giá trị và lợi ích chung khu vực, xây dựng bản sắc ASEAN phù hợp với xu thế chung. 20 KẾT LUẬN 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn ở Đông Á đã chứng tỏ các nước vừa và nhỏ nói chung, thể hiện qua ví dụ điển hình là ASEAN, có thể có vai trò và tác động tới việc xác lập trật tự khu vực và thế giới trong một số hoàn cảnh nhất định. Điều kiện để có hoàn cảnh đó là: (1) trật tự khu vực không phải do một nước lớn bá quyền chi phối hoặc do một số nước lớn cùng nhau chi phối thông qua một “hòa hợp quyền lực”, mà được thiết lập ở các dạng trật tự khác như “cân bằng quyền lực”, “an ninh tập thể”, “liên kết và phục thuộc lẫn nhau” hoặc “cộng đồng” v.v...; (2) các nước nhỏ biết cách tập hợp lại với nhau và phát huy được sức mạnh mềm của mình thông qua việc xây dựng các thiết chế đa phương vận hành hiệu quả, thúc đẩy các ý tưởng hợp tác, các sáng kiến phản ảnh các lợi ích, giá trị và chuẩn mực ứng xử chung. Kể từ khi ra đời năm 1967, ASEAN đã phát huy được vai trò ở khu vực Đông Á. Nhân tố khách quan là cân bằng quyền lực được duy trì ở khu vực, giúp cho Đông Á giữ được ổn định tương đối; trong khi các nước trong khu vực đều chú trọng tăng cường hợp tác kinh tế để phục vụ các lợi ích phát triển chung. Nhân tố chủ quan là ASEAN đã tranh thủ được trật tự có sẵn đó, linh hoạt và khéo léo xây dựng các thiết chế đa phương khu vực để củng cố các dạng thức trật tự đã có và làm cơ sở để ASEAN phát huy các sáng kiến thúc đẩy hợp tác, phát huy sức mạnh mềm của mình. 2. Ba (3) nhân tố chủ đạo chi phối trật tự Đông Á hiện nay và tới năm 2020 là Mỹ, Trung Quốc và ASEAN. Dự báo đến năm 2020, ít khả năng Mỹ hay Trung Quốc sẽ trở thành các bá quyền để 21 một mình quyết định luật chơi khu vực. Cũng không nhiều khả năng Mỹ và Trung Quốc sẽ có thể bắt tay dàn xếp mọi trật tự trong khu vực. Các nước lớn và tầm trung khác ở khu vực như Nhật Bản, Ấn Độ, Nga, Úc, Hàn quốc sẽ tham gia và góp phần tác động vào trật tự khu vực, song chưa thể tạo ra luật chơi hay tác động làm thay đổi đáng kể luật chơi đó. Mỹ sẽ tiếp tục có vai trò chủ đạo trong việc thiết lập trật tự an ninh truyền thống ở Đông Á, là trật tự nền tảng giúp bảo đảm cho chiến tranh hay xung đột lớn không xảy ra. Phương thức chủ đạo là tạo ra cân bằng quyền lực đối trọng với sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc. Công cụ chính là quân sự thông qua việc tái bố trí lực lượng của quân đội Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, nhưng Mỹ cũng sẽ sử dụng công cụ ngoại giao nhiều hơn để thuyết phục các nước trong khu vực cùng gánh vác, chia sẻ trách nhiệm, đồng thời sử dụng cả công cụ pháp lý quốc tế để tăng cường tính ổn định của trật tự này. Trung Quốc ngày càng có vai trò đầu tàu trong việc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_vai_tro_cua_asean_trong_trat_tu_dong_a_toi_n.pdf