Tóm tắt Luận án Vai trò của Nhà nước nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa trường Đại học - Doanh nghiệp trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ

Vai trò của Nhà nước dưới góc nhìn của các bên liên quan trong mối

quan hệ giữa trường đại học - doanh nghiệp

Kết quả khảo sát của các bên liên quan trong MQH giữa trường ĐH - DN cho

thấy, thông qua việc ban hành các chính sách, Nhà nước có vai trò quan trọng trong

việc hạn chế các rào cản để thúc đẩy MQH giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN.

Chính sách của Nhà nước có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến từng rào cản

hoặc lồng ghép để tác động đến hai, ba rào cản cùng lúc. Phân tích thực trạng của

từng chính sách trong 5 rào cản và ý kiến chuyên gia cho thấy: tại Việt Nam đã xây

dựng được hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách SHTT, chính sách

chia sẻ thông tin, chia sẻ lợi ích, chính sách thuế, chính sách tín dụng. Một số chính

sách đã tiếp cận và tương đồng với các quy định của các nước trên thế giới. Tuy

nhiên, còn một số hạn chế đã được các bên liên quan đánh giá như sau:

+ Chính sách về sở hữu trí tuệ

Thứ nhất, chưa cụ thể và rõ ràng, rất khó áp dụng trong thực tế dẫn đến những

phát sinh tranh chấp giữa các bên. Luật CGCN chưa quy định chuyển quyền sở hữu

kết quả nghiên cứu.

Thứ hai, chưa có cơ quan đầu mối phụ trách về SHTT. Hiện có ba cơ quan phụ

trách ba lĩnh vực khác nhau về SHTT dẫn đến quản lý không tập trung, liên kết rời

rạc, không có tính hệ thống, cơ chế phối hợp liên ngành còn yếu, không chặt chẽ,

phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan còn có sự trùng lặp, hoạt động

cập nhật, trao đổi thông tin giữa các bộ, ngành, địa phương chưa kịp th

pdf12 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Vai trò của Nhà nước nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa trường Đại học - Doanh nghiệp trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c trao đổi trên thị trường NC&CGCN. Luận án thực hiện phân loại thành 4 nhóm dựa trên cấp độ, tần suất giao dịch từ thấp đến cao, từ cộng tác, tương tác, hợp tác đến liên kết để xem xét mức độ gắn kết của từng nhóm giao dịch trong MQH giữa ĐH - DN. 2.1.6. Các rào cản đối với việc hình thành và thúc đẩy mối quan hệ giữa đại học và doanh nghiệp trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ Qua tổng quan các nghiên cứu, Luận án đã chỉ ra có rất nhiều rào cản cản trở việc hình thành và thúc đẩy MQH giữa trường ĐH và DN trong NC&CGCN mà bản thân các chủ thể này không thể tự giải quyết được như: rào cản về SHTT, chia sẻ lợi ích, chia sẻ rủi ro, thông tin bất đối xứng hay đảm bảo điều kiện về tài chính vì vậy rất cần Nhà nước đứng ra làm trọng tài, điều phối, hỗ trợ hạn chế các rào cản này để thúc đẩy MQH giữa trường ĐH và DN trong NC&CGCN. 2.2. Vai trò của nhà nước nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa trường đại học - doanh nghiệp trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ 2.2.1. Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường Vai trò của Nhà nước đã được các nghiên cứu kinh điển khái quát đó là: khắc phục thất bại thị trường, bảo vệ sở hữu tư nhân và công bằng trong xã hội. Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc thúc đẩy MQH giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN đó là điều chỉnh thất bại của thị trường giao dịch sản phẩm NC&CGCN, thúc đẩy tiến bộ công nghệ để tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. 2.2.2. Nguyên tắc của Nhà nước nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa trường đại học - doanh nghiệp trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ Luận án đã chỉ ra, để phát triển MQH giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN, Nhà nước phải giải quyết tốt MQH ba bên Nhà nước - ĐH - DN và MQH giữa Nhà 8 nước và thị trường công nghệ thông qua: việc bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể trong MQH; không can thiệp khi MQH giữa trường ĐH - DN hoạt động hiệu quả, chỉ làm những gì mà hai bên không thể làm hoặc làm không hiệu quả, đồng thời phải xử lý mối quan hệ giữa Nhà nước - DN - trường ĐH phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. 2.2.3. Vai trò của nhà nước nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa trường đại hoc - doanh nghiệp trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ Từ những lập luận trên, xuất phát từ vai trò Nhà nước trong việc định hướng, tạo tiền đề, điều tiết các hoạt động NC&CGCN, đảm bảo hạ tầng và tạo môi trường pháp lý, cũng như khuyến khích phát triển, phổ biến sản phẩm NC&CGCN, nâng cao năng lực nghiên cứu, sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; đồng thời điều chỉnh và giải quyết khiếm khuyết thị trường, Nhà nước sử dụng hai nhóm chính sách chủ yếu, đó là: (i) chính sách tạo môi trường thể chế, (ii) chính sách hỗ trợ tài chính. Các chính sách này sẽ được nhìn nhận theo 5 rào cản khách quan cản trở MQH giữa trường ĐH - DN: (1) Về quyền SHTT; (2) chính sách thông tin; (3) chia sẻ lợi ích; (4) chia sẻ rủi ro; (5) chính sách hỗ trợ tài chính. Tác giả đưa ra khung nghiên cứu về vai trò của Nhà nước đối với MQH giữa ĐH - DN trong NC&CGCN như sau: VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TẠO MÔI TRƯỜNG THỂ CHẾ HỖ TRỢ TÀI CHÍNH MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẠI HỌC - DOANH NGHIỆP - Rào cản về SHTT - Rào cản về chia sẻ lợi ích - Rào cản về chia sẻ rủi ro - Rào cản về chia sẻ thông tin - Rào cản về tài chính 9 - - - - - - - - CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận án sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Phương pháp định tính được thực hiện khi nghiên cứu sơ bộ để phát hiện, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát để đo lường các khái niệm. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn sâu. Nghiên cứu định lượng được tác giả thực hiện nhằm đánh giá các tác động của rào cản đến hình thức các MQH theo mô hình sau: Hình 3.1: Mô hình mối tương quan giữa hình thức mối quan hệ giữa trường ĐH - DN và rào cản tại trường đại học Nguồn: Kết quả nghiên cứu của NCS Hình 3.2: Mô hình mối tương quan giữa hình thức mối quan hệ giữa trường ĐH - DN và rào cản tại doanh nghiệp Nguồn: Kết quả nghiên cứu của NCS - Mối quan hệ giữa ĐH-DN - Cộng tác - Tương tác - Hợp tác - Liên kết Rào cản chia sẻ rủi ro Rào cản chia sẻ thông tin Rào cản SHTT Rào cản về tài chính Rào cản chia sẻ lợi ích Nhân tố kiểm soát - Trường ĐH công lập - Trường ĐH có bộ phận NC&CGCN Mối quan hệ giữa ĐH-DN - Cộng tác - Tương tác - Hợp tác - Liên kết Rào cản chia sẻ rủi ro Rào cản chia sẻ thông tin Rào cản về tài chính Rào cản chia sẻ lợi ích Nhân tố kiểm soát - Doanh nghiệp Nhà nước - Doanh nghiệp có bộ phận NC&CGCN - Rào cản SHTT 10 Luận án sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) để giúp tập trung nghiên cứu một vài đặc điểm lớn đặc trưng (hội tụ) thay vì nghiên cứu vài chục đặc điểm nhỏ của một thang đo. Mỗi đặc điểm lớn này gồm các đặc điểm nhỏ có sự tương quan lẫn nhau. Điều này làm cho những nhận định về bản chất các tiêu chí có ý nghĩa hơn mà vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của lượng biến ban đầu. Để đánh giá mức độ cản trở của các rào cản đến mức độ gắn kết của các hình thức MQH từ phía các trường ĐH, Luận án sử dụng mô hình hồi quy với biến phụ thuộc Yi là mức độ gắn kết giữa hình thức các MQH và RCi là mức độ cản trở của các rào cản. Mô hình đề xuất là mô hình tuyến tính: Yi= α + β1 x RC1 + β2 x RC2 + β3 x RC3 + β4 x RC4 + β5 x RC5 + ¥1 x ĐĐ1 + ¥2 x ĐĐ2 * Đối với nhân tố kiểm soát trong nghiêm cứu mô hình của nhóm khảo sát các trường ĐH, gồm: + ĐĐ1: nhóm yếu tố loại hình trường ĐH (biến giả nhận giá trị 0-1), trong đó, i nhận giá trị 1 nếu là trường ĐH thuộc loại hình trường công lập và 0 nếu là trường ĐH thuộc loại hình trường ngoài công lập. + ĐĐ2: nhóm yếu tố loại hình trường ĐH (biến giả nhận giá trị 0-1), trong đó, ii nhận giá trị 1 nếu là trường ĐH có bộ phận chuyển giao công nghệ và 0 nếu là trường ĐH không có bộ phận chuyển giao công nghệ. * Đối với nhân tố kiểm soát trong nghiêm cứu mô hình của nhóm khảo sát các DN, gồm: + ĐĐ1: nhóm yếu tố loại hình DN (biến giả nhận giá trị 0-1), trong đó, i nhận giá trị 1 nếu là DN Nhà nước và 0 nếu là DN thuộc loại hình khác. + ĐĐ2: nhóm yếu tố loại hình DN (biến giả nhận giá trị 0-1), trong đó, ii nhận giá trị 1 nếu là DN có bộ phận chuyển giao công nghệ và 0 nếu là DN không có bộ phận chuyển giao công nghệ. 11 CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC NHẰM THÚC ĐẨY MỐI QUAN HỆ GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP TRONG NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 4.1. Thực trạng mối quan hệ giữa trường đại học - doanh nghiệp trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ Qua phân tích định tính số liệu thứ cấp từ nhiều nguồn khác nhau và số liệu điều tra sơ cấp. Luận án rút ra một số kết luận cơ bản về thực trạng MQH giữa trường ĐH-DN trong NC&CGCN tại Việt Nam như sau: Thứ nhất: Về phía bên cung là các trường ĐH có tiềm lực nghiên cứu mạnh nhất so với các tổ chức khoa học nhưng số lượng nghiên cứu khoa học còn ít, chất lượng không cao, đặc biệt các nghiên cứu mang tính ứng dụng chưa nhiều. Thứ hai: Về phía bên cầu đa số là DN nhỏ và vừa không có khả năng tự phát triển nghiên cứu nên rất mong muốn tạo MQH với các tổ chức khoa học để phát triển nhưng trên thực tế họ chưa biết cách hoặc chưa có tiềm lực để triển khai MQH. Một số DN hoặc tập đoàn lớn có bộ phận R&D và tự triển khai các nghiên cứu riêng nên rất ít hoạt động hợp tác với các trường ĐH. Thứ ba: Khảo sát thực trạng MQH giữa trường ĐH - DN cho thấy, khi phát sinh nhu cầu đổi mới, các DN đã có xu hướng quan tâm đến việc gắn kết với các trường ĐH thay vì các tổ chức khoa học khác. Tuy nhiên, MQH này chưa có mạng lưới thông tin để kết nối mà chủ yếu dựa vào quan hệ giữa cá nhân của hai tổ chức với nhau (chiếm 56%). Các hình thức MQH mới chỉ ở cấp thấp, đơn giản, manh mún theo vụ việc. Các loại hình thức triển khai MQH đòi hỏi tính hệ thống diễn ra ít và tần suất thấp. Luận án sử dụng các mô hình kinh tế lượng để kiểm định mức độ cản trở mạnh, yếu của các loại rào cản tới từng hình thức MQH giữa ĐH và DN. Kết quả kiểm định này sẽ xác định những rào cản ảnh hưởng đến hình thức MQH và làm cơ sở để đề xuất những giải pháp từ phía Nhà nước nhằm tháo gỡ những rào cản thúc đẩy các hình thức MQH lên mức độ gắn kết cao hơn. - Kết quả kiểm định ảnh hưởng của rào cản tới mối quan hệ giữa trường đại học - doanh nghiệp + Kết quả ước lượng mô hình đánh giá mức độ cản trở của các rào cản đến mức độ gắn kết của các hình thức mối quan hệ tại các trường ĐH 12 Bảng 4.1. Kết quả ước lượng mô hình đánh giá mức độ cản trở của các rào cản đến mức độ gắn kết của các hình thức mối quan hệ tại các trường ĐH Y1: Cộng tác Y2: Tương tác Y3: Hợp tác Y4:Liên Kết Sở hữu trí tuệ -,235*** -,438*** -,209*** -,356*** Chia sẻ thông tin -,647*** -,423*** -,594*** -,175*** Chia sẻ rủi ro -,283*** -,255*** -,196*** -,177*** Chia sẻ lợi ích -,245*** -,114** -,575*** -,549*** Tài chính -,345*** -,472*** -,394*** -,518*** ĐĐ1 ,196 -,187** -,263* -,298*** ĐĐ2 ,395*** ,284* Constant -,093* -,134* ,125* ,125* n 167 167 167 167 Sig. <0,05 <0,05 <0,05 <0,01 Adj.R2 0,849 0,805 0,787 0,787 (***: mức ý nghĩa tương ứng với 1%; **: mức ý nghĩa tương ứng với 5%; *: mức ý nghĩa tương ứng với 10%) Nguồn: Kết quả kiểm định từ dữ liệu khảo sát của NCS Từ kết quả trên có thể rút ra các kết luận sau: Thứ nhất, theo khảo sát tại các trường ĐH, 05 rào cản (SHTT, chia sẻ thông tin, chia sẻ lợi ích, chia sẻ rủi ro, tài chính) đều có tác động tiêu cực đến mức độ gắn kết của các hình thức MQH giữa trường ĐH và DN (các hệ số đều nhỏ hơn 0). Kết quả này phù hợp với giả thiết và lý thuyết thực tế. Nói cách khác, dù MQH giữa ĐH - DN tại các trường ĐH đang phát triển ở hình thức nào cũng đang bị tác động bởi 5 rào cản và cần có các chính sách làm hạn chế các rào cản trên. Thứ hai, khi MQH giữa trường ĐH - DN còn ở cấp độ thấp (như cộng tác hay tương tác) thì rào cảo thông tin, rào cản chia sẻ rủi ro có ảnh hưởng nhiều nhất. Song, khi chuyển lên MQH ở cấp độ cao hơn như hợp tác, liên kết thì rào cản lợi ích có xu hướng tác động nhiều hơn. Từ đó cho thấy, trước mắt Nhà nước cần quan tâm đến các chính sách để hai bên khắc phục tình trạng thông tin bất đối xứng, chính sách đảm bảo việc chia sẻ rủi ro giữa hai bên để đảm bảo phù hợp, rõ ràng và minh bạch. Với mục tiêu thúc đẩy MQH này lên những cấp độ cao thì các chính sách ưu tiên phải khắc phục tác động của các rào cản SHTT, tài chính và chia sẻ lợi ích. Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành kiểm định để xem xét yếu tố đại diện sở hữu (công lập hay ngoài công lập) của các trường ĐH, và việc các trường thành lập bộ phận NC&CGCN có ảnh hưởng như thế nào đến MQH này ở các cấp độ phát triển khác nhau hay không, kết quả như sau: Ở hình thức cộng tác, nhân tố đại diện sở hữu đều đang phản ứng tích cực thông qua hệ số hồi quy ĐĐ1 tương quan dương. Ở hình thức tương tác, hợp tác và hình thức liên kết, nhân tố này đều đang phản ánh hệ số 13 hồi quy ĐĐ1 tương quan âm. Điều này có nghĩa là, mức độ gắn kết ở các hình thức cộng tác, tương tác tại các trường ĐH công lập tốt hơn các trường ĐH ngoài công lập nhưng mức độ gắn kết tại hai hình thức hợp tác, liên kết thì tại các trường ĐH ngoài công lập tốt hơn. Như vậy, khi MQH ở cấp độ thấp đơn thuần, các trường ĐH công lập thực hiện MQH với DN tốt hơn các trường ĐH ngoài công lập, trong khi MQH phát triển ở cấp độ cao hơn, các trường ĐH ngoài công lập lại thực hiện MQH với DN tốt hơn. Từ kết quả này cho thấy thủ tục hành chính còn đang khá cồng kềnh tại các trường ĐH công lập nên khi thị trường NC&CGCN phát triển mạnh, nếu không có những cải tổ sâu sắc thì các trường công lập sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh so với trường ĐH ngoài công lập. Nhân tố ĐĐ2 là nhân tố liên quan đến loại trường ĐH có bộ phận NC&CGCN và trường không có bộ phận NC&CGCN. Ở hình thức tương tác, liên kết các trường ĐH có bộ phận NC&CGCN có MQH với DN tốt hơn nhiều so với trường ĐH không có bộ phận NC&CGCN. Hai hình thức thấp hơn là hợp tác và cộng tác thì việc phát triển MQH với DN từ các trường ĐH không có sự khác biệt. Điều này chỉ ra rằng, việc thành lập bộ phận NC&CGCN ở các trường ĐH là nhân tố quan trọng để thúc đẩy MQH giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN. + Kết quả ước lượng mô hình đánh giá mức độ cản trở của các rào cản đến mức độ gắn kết của các hình thức mối quan hệ tại các trường ĐH Bảng 4.2. Kết quả ước lượng mô hình đánh giá mức độ cản trở của các rào cản đến mức độ gắn kết của các hình thức mối quan hệ tại các doanh nghiệp Y1: Cộng tác Y2: Tương tác Y3: Hợp tác Y4:Liên Kết Sở hữu trí tuệ -,392*** -,106*** -,596*** -,321*** Chia sẻ thông tin -,491*** -,447*** -,101*** -,095*** Chia sẻ rủi ro -,120*** -,505*** -,224*** -,094*** Chia sẻ lợi ích -,107*** -,510*** -,185*** -,170*** Tài chính -,145*** -,102*** -,210*** -,071*** ĐĐ1 ,122*** ĐĐ2 ,170*** 1,095*** Constant 0 -,134*** -0,081*** -0,521*** n 324 324 324 324 Sig. <0.05 <0.1 <0.05 <0.05 Adj.R2 0,431 0,774 0,543 0,634 (***: mức ý nghĩa tương ứng với 1%; **: mức ý nghĩa tương ứng với 5%; *: mức ý nghĩa tương ứng với 10%) Nguồn: Kết quả kiểm định từ dữ liệu khảo sát của NCS Từ kết quả trên có thể rút ra các kết luận sau: 14 Thứ nhất, theo khảo sát tại các DN, 05 rào cản (SHTT, chia sẻ thông tin, chia sẻ lợi ích, chia sẻ rủi ro, tài chính) đều có tác động tiêu cực đến mức độ gắn kết của các hình thức MQH giữa trường ĐH và DN (các hệ số đều nhỏ hơn 0). Kết quả này phù hợp với giả thiết và lý thuyết thực tế. Nói cách khác, dù MQH giữa ĐH - DN tại các DN đang phát triển ở hình thức nào cũng đang bị tác động bởi 5 rào cản và cần có các chính sách làm hạn chế các rào cản trên. Kết quả này cũng giống với kết quả khảo sát tại các trường ĐH. Thứ hai, các hệ số cũng phản ánh, rào cản SHTT gây hạn chế nhiều nhất đến các hình thức phát triển ở mức độ cộng tác, hợp tác, liên kết khi DN thực hiện MQH với trường ĐH. Điều này cho thấy, khác với trường ĐH, các DN sẽ quan tâm nhiều nhất đến vấn đề SHTT khi tham gia hợp tác. Trong khi đó, ở hình thức gắn kết càng thấp thì rào cản thông tin, tài chính ảnh hưởng nhiều nhất đến MQH với trường ĐH. Đối với rào cản về tài chính có tác động âm đến hình thức các MQH nhưng so với các rào cản khác, vấn đề về tài chính không phải là vấn đề quan tâm nhiều đối với DN. Ngoài ra, Luận án cũng tiến hành kiểm định để xem xét liệu yếu tố sở hữu (DN nhà nước hay ngoài nhà nước) và việc các DN có thành lập bộ phận NC&CGCN có ảnh hưởng gì đến MQH này ở các cấp độ phát triển khác nhau hay không, kết quả cho thấy: ở mức độ gắn kết ở hình thức tương tác tại các DN Nhà nước có MQH với trường ĐH tốt hơn đối với các DN không thuộc khu vực Nhà nước nhưng tại mức độ gắn kết ở ba hình thức cộng tác, hợp tác, liên kết thì tại DN khác nhau không có sự khác biệt nhiều. Điều này cho thấy, các DN thuộc các loại hình khác nhau đều có cơ hội công bằng như nhau khi thực hiện gắn kết với các trường ĐH. Xét nhân tố ĐĐ2 là nhân tố liên quan đến loại DN có và không có bộ phận NC&CGCN, kết quả cho thấy: Ở hình thức hợp tác, liên kết các DN có bộ phận NC&CGCN có MQH với trường ĐH tốt hơn nhiều so với DN không có bộ phận NC&CGCN. Điều này cũng cho thấy để đẩy mạnh sự gắn kết giữa hai bên, nên có các chính sách khuyến khích các DN thành lập bộ phận NC&CGCN. 4.2. Thực trạng vai trò nhà nước để thúc đẩy mối quan hệ giữa trường đại học - doanh nghiệp trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam 4.2.1. Thực trạng các chính sách của nhà nước để thúc đẩy mối quan hệ giữa trường đại học - doanh nghiệp trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ Nhận thức rõ vai trò của Nhà nước trong việc thúc đẩy MQH giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách tập trung vào các nội dung chính sau: (i) Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các bên tham gia MQH như: ban hành các chính sách về trao quyền tự chủ (trao quyền tự chủ cho các tổ chức nghiên cứu 15 khoa học và DN khoa học công nghệ; trao quyền đăng ký sáng chế, quản lý, khai thác sáng chế cho tổ chức chủ trì dự án nghiên cứu); chính sách phân chia quyền, lợi ích trong hợp tác nghiên cứu công - tư; chính sách khuyến khích khai thác sáng chế tạo ra từ nguồn kinh phí của Nhà nước; chính sách hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, chính sách SHTT để thúc đẩy MQH giữa trường ĐH - DN. (ii) Bắt buộc trường ĐH, DN nâng cao tiềm lực KHCN của bản thân, tăng cường đầu tư trang thiết bị, cơ sở thực hành nghiên cứu, chế độ cho những người làm công tác NCKH trong đó có đội ngũ giảng viên có môi trường để thực hiện NCKH và phát huy khả năng đóng góp tri thức cho công cuộc phát triển của đất nước. (iii) Hỗ trợ các bên dưới dạng hỗ trợ về thuế, tín dụng, hỗ trợ trực tiếp trong quá trình tiếp nhận máy móc, thực hiện hoạt động NC&CGCN, tạo điều kiện về thủ tục hành chính để thúc đẩy MQH giữa ĐH- DN. (iv) Khuyến khích trường ĐH nghiên cứu KH, DN đổi mới công nghệ, khuyến khích các bên tạo các mô hình liên kết mới để thúc đẩy NC&CGCN. 4.2.2. Vai trò của Nhà nước dưới góc nhìn của các bên liên quan trong mối quan hệ giữa trường đại học - doanh nghiệp Kết quả khảo sát của các bên liên quan trong MQH giữa trường ĐH - DN cho thấy, thông qua việc ban hành các chính sách, Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc hạn chế các rào cản để thúc đẩy MQH giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN. Chính sách của Nhà nước có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến từng rào cản hoặc lồng ghép để tác động đến hai, ba rào cản cùng lúc. Phân tích thực trạng của từng chính sách trong 5 rào cản và ý kiến chuyên gia cho thấy: tại Việt Nam đã xây dựng được hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách SHTT, chính sách chia sẻ thông tin, chia sẻ lợi ích, chính sách thuế, chính sách tín dụng. Một số chính sách đã tiếp cận và tương đồng với các quy định của các nước trên thế giới. Tuy nhiên, còn một số hạn chế đã được các bên liên quan đánh giá như sau: + Chính sách về sở hữu trí tuệ Thứ nhất, chưa cụ thể và rõ ràng, rất khó áp dụng trong thực tế dẫn đến những phát sinh tranh chấp giữa các bên. Luật CGCN chưa quy định chuyển quyền sở hữu kết quả nghiên cứu. Thứ hai, chưa có cơ quan đầu mối phụ trách về SHTT. Hiện có ba cơ quan phụ trách ba lĩnh vực khác nhau về SHTT dẫn đến quản lý không tập trung, liên kết rời rạc, không có tính hệ thống, cơ chế phối hợp liên ngành còn yếu, không chặt chẽ, phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan còn có sự trùng lặp, hoạt động cập nhật, trao đổi thông tin giữa các bộ, ngành, địa phương chưa kịp thời dẫn đến sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan chưa phát huy được hiệu quả. 16 Thứ ba, xác lập quyền sở hữu công nghiệp chậm, thời gian xử lý đơn kéo dài, chưa bảo đảm đúng thời hạn luật định. Quá trình xử lý đơn chưa thật sự công khai, minh bạch khiến cho người nộp đơn và công chúng tiếp cận thông tin chưa được dễ dàng. Thứ tư, hệ thống tòa án chưa đủ nhân lực được đào tạo và có kinh nghiệm để giải quyết nhanh chóng, hiệu quả các vụ, việc phức tạp các vấn đề liên quan đến SHTT. Thứ năm, nhận thức của các tổ chức, DN, trường ĐH, người dân về bảo hộ và bảo vệ quyền SHTT chưa cao, chưa có ý thức chủ động tự bảo vệ quyền của mình cũng như tôn trọng quyền SHTT của người khác. + Chính sách chia sẻ thông tin Thứ nhất, chưa có cơ chế liên kết bảo đảm chia sẻ thông tin. Cơ sở dữ liệu về bảo vệ quyền SHTT chưa đảm bảo kịp thời, thông suốt. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đầu tư cho các hoạt động thông tin sở hữu công nghiệp còn chưa đầy đủ. Thứ hai, cơ sở cung cấp sản phẩm NC&CGCN chưa cung cấp thông tin để đáp ứng được nhu cầu của các DN, chưa triển khai đầy đủ dịch vụ cung cấp gói thông tin theo yêu cầu của xã hội để phục vụ hoạt động nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh. Thứ ba, mạng lưới các tổ chức tư vấn, đào tạo, cung cấp thông tin về công nghệ còn chưa phát triển. + Chính sách về chia sẻ lợi ích Chính sách chia sẻ lợi ích giữa các bên trong NC&CGCN còn một số bất cập sau: Thứ nhất, hiện nay chính sách chia sẻ lợi ích đã được quy định của Luật KHCN 2013. Tuy nhiên, các bên liên quan đều cho rằng mức chia sẻ này chỉ phù hợp với việc triển khai thực tế một số lĩnh vực, chỉ nên quy định mức sàn tối thiểu chi trả thủ lao cho nhà khoa học tối thiểu 15%, mức khen thưởng, khích lệ về vật chất chưa thỏa đáng đối với các nhà khoa học. Thứ hai, thiếu chính sách quy định đến trách nhiệm của các bên liên quan đến lợi ích cộng đồng. Thứ ba, chưa có cơ chế giá dịch vụ làm cơ sở cho việc triển khai các hoạt động cung cấp dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp cho xã hội; chưa có cơ chế giám sát, đánh giá các DN được hưởng sau ưu đãi, đồng thời chưa ban hành được các văn bản qui phạm pháp luật thống nhất về đánh giá trình độ công nghệ. Các chính sách kinh tế nói chung chưa đủ mạnh để thúc đẩy MQH giữa trường ĐH - DN. + Chính sách về chia sẻ rủi ro Thứ nhất, thiếu quy định về trách nhiệm từ phía Nhà nước về chính sách chia sẻ rủi ro mà trên thực thế có rất nhiều rủi ro khách quan tác động đến quá trình hợp 17 tác giữa các bên xuất phát từ nhưng các quyết định hành chính của phía nhà nước (quyết định điều chỉnh quy hoạch, cơ chế giá, phí, chính sách ngoại tệlàm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hợp tác). + Chính sách tài chính Nhà nước đã ban hành nhiều ưu đãi về thuế, tín dụng, hỗ trợ trực tiếp nhằm thúc đẩy MQH. Các ưu đãi về thuế, tín dụng, hỗ trợ trực tiếp được ban hành dưới hình thức Luật, pháp lệnh nên đã tạo cơ sở pháp lý đảm bảo các chính sách kinh tế có thể đi vào cuộc sống, tạo điều kiện cho việc hợp tác thành công, đồng thời phù hợp với nền kinh tế thị trường và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Mặc dù có nhiều văn bản pháp luật liên quan tới ưu đãi thuế, tín dụng nhằm khuyến khích các trường ĐH, các DN triển khai hoạt động NC&CGCN nhưng đến nay chưa có một cơ quan quản lý nhà nước nào công bố số liệu thống kê về số tiền đã ưu đãi hàng năm là bao nhiêu và kết quả từ việc ưu đãi đã mang lại hiệu quả cho hoạt động của trường ĐH, DN và xã hội như thế nào. Hầu như các chính sách mới chỉ dừng lại ở việc ban hành mà chưa thực hiện đánh giá tác động của các chính sách đó. Bên cạnh đó, để được hưởng hỗ trợ trực tiếp từ phía Nhà nước, các trường ĐH, DN phải trải qua qui trình xét duyệt kéo dài (khoảng 1năm) và sau khi DN hoàn thành đề án thì mới được cấp kinh phí triển khai. Quá trình này sẽ tạo ra độ trễ chính sách nhất định so với nhu cầu hợp tác của các bên làm ảnh hưởng không nhỏ đến động lực thúc đẩy MQH giữa hai bên. Bên cạnh những tồn tại của 5 nhóm chính sách, trong thời gian qua thực trạng phát triển kinh tế còn hạn chế, tỷ lệ chi ngân sách của Nhà nước cho KHCN nói chung, NC&CGCN nói riêng còn thấp so với các nước trên thế giới; năng lực hoạch định chính sách của các cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế; năng lực thực thi chính sách còn chưa nghiêm minh, thiếu các chế tài xử phạt hành chính; quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có xin ý kiến, tiếp thu ý kiến của các bên nhưng chỉ mang tính hình thức cũng là những tồn tại hạn chế vai trò Nhà nước trong thúc đẩy hoạt động NC&CGCN. 18 CHƯƠNG 5 TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC NHẰM THÚC ĐẨY MỐI QUAN HỆ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP TRONG NGHIÊN CỨUVÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 5.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ 5.1.1. Cơ hội và thách thức Luận án đã phân tích những cơ hội và thách thức trong bối cảnh hiện nay như: Tốc độ phát triển nhanh của KHCN, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là cơ hội để phát triển MQH giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN. Tuy nhiên, bối cảnh trên cũng làm gia tăng bức xúc xã hội do sự thâm nhập của công nghệ kỹ thuật số và chia sẻ xã hội tạo ra các mặt trái trong xã hội như: giải quyết việc làm, ô nhiễm môi trường, đạo đức xã hội, rủi ro công nghệ; nguy cơ tụt hậu hơn nữa trong phát triển so với thế giới và rơi vào thế bị động trong đối phó với những mặt trái của cuộc cách mạng này. Bối cảnh trong nước: Việt Nam là thành viên của WTO, hội nhập vào khu vực Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)... đây là cơ hội để tiếp thu các tri thức công nghệ mới của thế giới, nhưng cũng là thách thức trong việc thu hẹp khoảng cách với công nghệ của các nước trên thế giới. Tuy nhiên, Nhà nước tiếp tục khẳng định KHCN giữ vai trò then chốt để tạo bước đột phá về lực lượng sản xuất và đổi mới mô hình tăng trưởng. Từ bối cảnh thực tế trên, để tồn tại và phát triển trên thị trường Việt Nam, các trường ĐH, DN cần một cuộc cách mạng thay đổi lớn về tư duy trong quản lý, quản trị và cần xem tính cạnh tranh là động lực thúc đẩy phát t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_vai_tro_cua_nha_nuoc_nham_thuc_day_moi_quan.pdf
Tài liệu liên quan