Tóm tắt Luận án Vận dụng tiếp cận dạy học phân hóa tổ chức dạy học học phần "Sinh lí trẻ lứa tuổi Tiểu học" cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm

Giai đoạn 1: Xây dựng hồ sơ học tập

Trong phạm vi nghiên cứu của mình chúng tôi đưa ra quan niệm: Hồ sơ học tập

là tập hợp những thông tin về người học (trình độ nhận thức, phong cách học tập,

kiểu trí tuệ, thành tích học tập, sản phẩm học tập,.), là căn cứ giúp giảng viên thiết

kế các hoạt động học tập phù hợp. Đồng thời giúp người học và giảng viên đánh giá

sự phát triển và tiến bộ của người học.

Giai đoạn xây dựng HSHT gồm 2 bước: Tìm hiểu người học (PCHT, kiểu trí

tuệ, trình độ, sở thích.) và thiết kế HSHT được trình bày cụ thể như sau:

2.3.1.1. Bước 1: Tìm hiểu người học (PCHT, kiểu trí tuệ, trình độ, sở thích.):

Để thu thập các thông tin về người học, GV cần tiến hành khảo sát bằng phiếu

hỏi kết hợp với quan sát và phỏng vấn đối tượng người học.

+ Tìm hiểu PCHT của SV: Sử dụng bộ câu hỏi VARK phiên bản 7.1 đã được

điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm SV ở Việt Nam để khảo sát. Kết quả khảo sát,

giúp xác định PCHT ưu thích của SV thuộc 1 trong 4 loại: V - Người học kiểu nhìn,

A - Người học kiểu nghe, R/W - Người học kiểu đọc/viết, K - Người học kiểu vận

động.

+ Tìm hiểu về kiểu trí tuệ nổi trội của SV: Sử dụng bộ câu hỏi trắc nghiệm đa trí

tuệ để tìm hiểu SV nổi trội về kiểu trí tuệ nào trong 8 kiểu trí tuệ theo phân loại kiểu

trí tuệ của Gardner. Theo đó, mỗi SV có điểm mạnh nhận thức – kiểu trí tuệ khác

nhau gồm: Trí tuệ ngôn ngữ, trí tuệ âm nhạc, trí tuệ logic – toán, trí tuệ không gian,

trí tuệ hình thể - vận động, trí tuệ giao tiếp, trí tuệ nội tâm, trí tuệ tự nhiên học.

+ Tìm hiểu trình độ nhận thức của SV: Sử dụng bài kiểm tra đầu vào để đánh giá

mức độ nhận thức của SV về các nội dung thuộc chủ đề/bài học mới đang ở mức nào

trong 4 mức: Nhớ/Biết, Thông hiểu; Vận dụng thấp, Vận dụng cao. Kết hợp với

thông tin về kết quả xếp loại học tập của SV, GV có thể phân loại năng lực nhận thức

của SV thành 3 nhóm là: SV giỏi, SV khá, SV trung bình.

2.3.1.2. Bước 2: Thiết kế hồ sơ học tập

Biên soạn HSHT được phối hợp giữa GV và SV. Trong quá trình làm HSHT, GV

thường xuyên kiểm tra việc thực hiện, sưu tầm tài liệu để thẩm định, định hướng theo

đúng mục tiêu của hồ sơ và thời hạn thực hiện. GV và SV là người đồng sở hữu HSHT.

Tất cả các thông tin thu được từ sự hiểu biết của GV về người học được công bố cho SV

biết để ghi chép lại trong HSHT của mình.

Để sử dụng HSHT trong DHPH, HSHT được chia thành 3 nhóm chính là: hồ sơ

theo phong cách học tập, hồ sơ theo kiểu trí tuệ và hồ sơ theo trình độ nhận thức.

pdf27 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Vận dụng tiếp cận dạy học phân hóa tổ chức dạy học học phần "Sinh lí trẻ lứa tuổi Tiểu học" cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc 1: Thu thập thông tin về quá trình DHPH Bước 2: Điều chỉnh quá trình DHPH Hướng dẫn SV ghi nhật kí học tập trong hồ sơ học tập Phân tích, xử lí thông tin trong hồ sơ học tập và đưa ra các biện pháp để điều chỉnh quá trình DHPH cho bài sau Tự ghi nhật kí học tập Tự đánh giá và rút kinh nghiệm cho bài học sau Sơ đồ 2.1. Qui trình tổ chức DHPH 7 2.3.1. Giai đoạn 1: Xây dựng hồ sơ học tập Trong phạm vi nghiên cứu của mình chúng tôi đưa ra quan niệm: Hồ sơ học tập là tập hợp những thông tin về người học (trình độ nhận thức, phong cách học tập, kiểu trí tuệ, thành tích học tập, sản phẩm học tập,....), là căn cứ giúp giảng viên thiết kế các hoạt động học tập phù hợp. Đồng thời giúp người học và giảng viên đánh giá sự phát triển và tiến bộ của người học. Giai đoạn xây dựng HSHT gồm 2 bước: Tìm hiểu người học (PCHT, kiểu trí tuệ, trình độ, sở thích..) và thiết kế HSHT được trình bày cụ thể như sau: 2.3.1.1. Bước 1: Tìm hiểu người học (PCHT, kiểu trí tuệ, trình độ, sở thích..): Để thu thập các thông tin về người học, GV cần tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi kết hợp với quan sát và phỏng vấn đối tượng người học. + Tìm hiểu PCHT của SV: Sử dụng bộ câu hỏi VARK phiên bản 7.1 đã được điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm SV ở Việt Nam để khảo sát. Kết quả khảo sát, giúp xác định PCHT ưu thích của SV thuộc 1 trong 4 loại: V - Người học kiểu nhìn, A - Người học kiểu nghe, R/W - Người học kiểu đọc/viết, K - Người học kiểu vận động. + Tìm hiểu về kiểu trí tuệ nổi trội của SV: Sử dụng bộ câu hỏi trắc nghiệm đa trí tuệ để tìm hiểu SV nổi trội về kiểu trí tuệ nào trong 8 kiểu trí tuệ theo phân loại kiểu trí tuệ của Gardner. Theo đó, mỗi SV có điểm mạnh nhận thức – kiểu trí tuệ khác nhau gồm: Trí tuệ ngôn ngữ, trí tuệ âm nhạc, trí tuệ logic – toán, trí tuệ không gian, trí tuệ hình thể - vận động, trí tuệ giao tiếp, trí tuệ nội tâm, trí tuệ tự nhiên học. + Tìm hiểu trình độ nhận thức của SV: Sử dụng bài kiểm tra đầu vào để đánh giá mức độ nhận thức của SV về các nội dung thuộc chủ đề/bài học mới đang ở mức nào trong 4 mức: Nhớ/Biết, Thông hiểu; Vận dụng thấp, Vận dụng cao. Kết hợp với thông tin về kết quả xếp loại học tập của SV, GV có thể phân loại năng lực nhận thức của SV thành 3 nhóm là: SV giỏi, SV khá, SV trung bình. 2.3.1.2. Bước 2: Thiết kế hồ sơ học tập Biên soạn HSHT được phối hợp giữa GV và SV. Trong quá trình làm HSHT, GV thường xuyên kiểm tra việc thực hiện, sưu tầm tài liệu để thẩm định, định hướng theo đúng mục tiêu của hồ sơ và thời hạn thực hiện. GV và SV là người đồng sở hữu HSHT. Tất cả các thông tin thu được từ sự hiểu biết của GV về người học được công bố cho SV biết để ghi chép lại trong HSHT của mình. Để sử dụng HSHT trong DHPH, HSHT được chia thành 3 nhóm chính là: hồ sơ theo phong cách học tập, hồ sơ theo kiểu trí tuệ và hồ sơ theo trình độ nhận thức. 2.3.2. Giai đoạn 2: Lập kế hoạch và tổ chức DHPH Giai đoạn này gồm 2 bước: Lập kế hoạch DHPH và tổ chức DHPH được thực hiện như sau: 8 2.3.2.1. Lập kế hoạch DHPH Hoạt động của GV Hoạt động của SV + Xác định mục tiêu bài học, phân tích cấu trúc nội dung. + Thiết kế các HĐHT phù hợp với HSHT và lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: Căn cứ vào mục tiêu bài học, nội dung bài học và HSHT, GV thiết kế các HĐHT phù hợp. Trong phạm vi nghiên cứu luận án, chúng tôi lựa chọn tiếp cận dạy học chủ yếu là dạy học theo trạm, dạy học theo hợp đồng, kết hợp sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực. + Thiết kế, lựa chọn các học liệu hỗ trợ SV thực hiện HĐHT: SV được chọn các HĐHT điều đó có nghĩa là các học liệu cũng cần phải đa dạng, nhiều mức độ nhằm đáp ứng các PCHT, trình độ nhận thức, kiểu trí tuệ, sở thích. khác nhau của SV. + Tự tìm hiểu các nội dung bài học/chủ đề đã được học và nội dung mới theo yêu cầu của GV. + Học bài cũ và chuẩn bị nội dung bài mới. + Chuẩn bị các học liệu theo yêu cầu của GV ( nếu có). Trong bước lập kế hoạch DHPH, điều quan trọng là thiết kế các HĐHT phù hợp với các loại HSHT là theo PCHT, theo kiểu trí tuệ, theo trình độ nhận thức và được trình bày cụ thể như sau: * Thiết kế HĐHT theo PCHT Khi thiết kế HĐHT theo PCHT thì HSHT của SV được chia 4 nhóm tương ứng với các PCHT khác nhau: V, A, R/W và K. Trong dạy học học phần SLTLTTH, GV thiết kế các HĐHT với những nhiệm vụ cụ thể và các phương tiện dạy học phù hợp với các thế mạnh về PCHT của người học như bảng 2.4. Bảng 2.4. Các nhiệm vụ và tài liệu học tập phù hợp với PCHT của SV trong DHPH phần SLTLTTH PCHT Nhiệm vụ học tập phù hợp Tài liệu học tập phù hợp Ví dụ HĐHT phù hợp V (Nhìn) - Tìm hiểu, khám phá kiến thức thông qua việc quan sát các tranh ảnh, video, mô hình, mẫu vật. - Trình bày sản phẩm học tập sau khi tìm hiểu được dưới dạng các sơ đồ, các tờ rơi, các poster, các đoạn - Sơ đồ, tranh ảnh, video, mô hình về cấu tạo, giải phẫu cơ thể người. Ví dụ: Tìm hiểu về thành phần cấu tạo của máu - Phương tiện: Tranh ảnh về thành phần cấu tạo của máu, các tế bào máu. - Nhiệm vụ: Quan sát tranh về thành phần cấu tạo của máu, về các tế bào máu kết hợp với đọc giáo trình và trả lời các câu hỏi. Câu 1. Máu gồm những thành phần nào? Câu 2. Mô tả đặc điểm cấu tạo và chức năng các thành phần của máu. Câu 3. Vẽ sơ đồ tư duy nội dung về cấu tạo và chức năng của máu. Hoặc thiết kế một poster nội dung về cấu tạo và 9 phim. chức năng của máu (có kèm theo hình ảnh và sơ đồ minh họa). A (Nghe) - Tìm hiểu, khám phá kiến thức thông qua việc nghe, trao đổi, thảo luận với GV, các chuyên gia (bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng ...) về sinh lí trẻ. - Các sản phẩm học tập có thể là sáng tác các bài hát, hay thiết kế các video có lồng tiếng, dàn dựng các vở kịch, tiểu phẩm - Video về cấu tạo, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể người, hoặc thông tin các bệnh - Hội thảo, diễn đàn. Ví dụ: Tìm hiểu về thành phần cấu tạo của máu - Phương tiện: Video về thành phần cấu tạo của máu; máy ghi âm - Nhiệm vụ: Xem video về thành phần cấu tạo và chức năng của máu. Hoặc phỏng vấn các chuyên gia y tế nội dung về thành phần và cấu tạo của máu và trả lời các câu hỏi. Câu 1. Máu gồm những thành phần nào? Câu 2. Mô tả đặc điểm cấu tạo và chức năng các thành phần của máu. Câu 3. Giải thích tại sao một số thầy thuốc có thể ra chỉ lệnh đếm bạch cầu cho một bệnh nhân có triệu chứng nhiễm trùng. R/W (Đọc /viết) - Tìm hiểu, khám phá kiến thức thông qua việc đọc các tài liệu học tập. - Các sản phẩm học tập có thể là các tập san, các bài báo cáo, viết các đoạn thông tin. - Giáo trình, sách tài liệu hướng dẫn bằng văn bản về Sinh lí trẻ lứa tuổi tiểu học. Ví dụ: Tìm hiểu về thành phần cấu tạo của máu - Phương tiện: Giáo trình, phiếu học tập - Nhiệm vụ: Đọc giáo trình và hoàn thành phiếu học tập sau: Câu 1: Hoàn thành bảng Thành phần Cấu tạo Chức năng Huyết tương Hồng cầu Bạch cầu Tiểu cầu Câu 2. Giải thích tại sao một số thầy thuốc có thể ra chỉ lệnh đếm bạch cầu cho một bệnh nhân có triệu chứng nhiễm trùng. Câu 3. Phân tích sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. 10 K (Vận động) - Thực hiện các thí nghiệm, hoặc thực hành, điều tra, các dự án học tập để phát hiện, khám phá kiến thức. - Các sản phẩm học tập có thể là: thiết kế các mô hình cấu tạo về các hệ cơ quan, các mô hình hoạt động của các cơ quan trong cơ thể - Dụng cụ thí nghiệm, thực hành trong dạy học SLTLTTH như: kính hiển vi, dụng cụ mổ, các hóa chất (giấm, thuốc nhuộm, mẫu vật thật (xương ếch, xương gà)). - Mô hình về giải phẫu cơ thể người. Ví dụ: Tìm hiểu về thành phần cấu tạo của máu - Phương tiện: Gà (hoặc thỏ, ếch), kính hiển vi, máy li tâm, xilanh, kim tiêm, ống nghiệm chia độ, giá ống nghiệm, dung dịch NaCl... - Nhiệm vụ: Câu 1. Tiến hành thí nghiệm để xác định các thành phần của máu theo các bước sau: Bước 1. Lấy kim chích 5 - 7 ml máu vào tĩnh mạch cánh gà cho vào ống nghiệm chia độ (đã tráng kim tiêm và ống chia độ bằng dung dịch Nacl 5% để chống đông máu). Bước 2. Cho ống chia độ chứa máu vào máy li tâm với tốc độ 3000 - 4000 vòng/ phút, trong 15 phút. Đặt ống nghiệm lên giá, quan sát và cho biết: Câu 1. Dung dịch máu chia thành mấy phần? Chỉ rõ từng phần đó chứa thành phần nào của máu. Câu 2. Quan sát các tế bào máu trên kính hiển vi và cho biết đặc điểm cấu tạo của các tế bào máu. Câu 3. Phân tích sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. * Thiết kế HĐHT theo kiểu trí tuệ Dựa trên các nghiên cứu về đặc điểm của các kiểu trí tuệ áp dụng trong dạy học của Thomas Armstrong cũng như phân tích đặc điểm học phần Sinh lí lứa tuổi Tiểu học, chúng tôi đề xuất nhiệm vụ và tài liệu học tập phù hợp với các kiểu trí tuệ khác nhau của SV như bảng 2.5. 11 Bảng 2.5. Các nhiệm vụ và tài liệu học tập phù hợp với các kiểu trí tuệ của SV trong DHPH học phần SLTLTTH. Kiểu trí tuệ Nhiệm vụ học tập phù hợp Tài liệu học tập phù hợp Ví dụ HĐHT phù hợp Trí tuệ ngôn ngữ - Sử dụng kĩ năng đọc, nói, trao đổi, thảo luận, thuyết trình, . - Trình bày các sản phẩm học tập của SV như viết báo cáo, tập san, tham gia trò chơi ô chữ,. - Giáo trình, tài liệu đọc, tạp chí về sinh học, phiếu viết nội dung về sinh lí trẻ lứa tuổi tiểu học. - Các bài giảng trực tuyến, các video nội dung về cấu tạo, chức năng của các cơ quan của cơ thể. Ví dụ: Tìm hiểu một số bệnh về trao đổi chất và dinh dưỡng ở trẻ em (suy dinh dưỡng và béo phì). - Phương tiện: giáo trình, các tài liệu tham khảo. - Nhiệm vụ: Đọc, tìm hiểu thông tin trong giáo trình, trên internet, báo để tìm hiểu về bệnh béo phì và suy dinh dưỡng ở trẻ em. Hãy thiết kế một poster tuyên truyền về bệnh béo phì và suy dinh dưỡng ở trẻ em (nguyên nhân, cách phòng, tránh) Trí tuệ âm nhạc - Thực hiện các nhiệm vụ học tập chủ yếu qua nhịp điệu, hát một bài ráp, hát một ca khúc có nội dung liên quan đến bài học - Các sản phẩm học tập của SV có thể là sáng tác các bài hát, phổ nhạc cho lời của bài học - Băng đĩa ca nhạc, nhạc cụ, các video ... có nội dung liên quan đến bài học. Ví dụ: Tìm hiểu một số bệnh về trao đổi chất và dinh dưỡng ở trẻ em (suy dinh dưỡng và béo phì). - Phương tiện: Băng hình về bệnh béo phì và suy dinh dưỡng; giáo trình - Nhiệm vụ: Xem đoạn băng hình theo đường link sau để tìm hiểu về béo phì và suy dinh dưỡng ở trẻ em, kết hợp với tìm hiểu thông tin trong giáo trình. https://www.youtube.com/watch?v=ZU RTHX8svPg https://www.youtube.com/watch?v=cJgy WKM-d40 Câu 1. Hãy sáng tác các bài hát/ thơ/ rap/ vè đề cập về nguyên nhân, tác hại, cách phòng tránh bệnh béo phì ở trẻ em Câu 2. Hãy sáng tác các bài hát/ thơ/ rap/ vè. đề cập về nguyên nhân, tác hại, cách phòng tránh suy dinh dưỡng ở trẻ em 12 Trí tuệ logic- toán học - Thực hiện các nhiệm vụ học tập chủ yếu là các thí nghiệm, tính toán, các trò chơi đấu trí, các bài toán giải quyết vấn đề - Thực hiện phân tích bảng số liệu, phân tích biểu đồ, thiết kế các mô hình để tìm hiểu các nội dung về sinh lí học trẻ em. - Sơ đồ, biểu đồ với các số liệu cụ thể - Các thiết bị như máy tính, kính hiển vi, dụng cụ đo đạc - Trang thiết bị làm thí nghiệm, tư liệu khoa học, các chuyến thăm quan ở viện bảo tàng khoa học Ví dụ: Tìm hiểu một số bệnh về trao đổi chất và dinh dưỡng ở trẻ em (suy dinh dưỡng và béo phì). - Phương tiện: Hình biểu đồ thể hiện tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi, máy tính.. - Nhiệm vụ: Câu 1. Đọc biểu đồ thể hiện tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi ở Việt Nam (xem hình 1 trong luận án toàn văn trang 76). Em có nhận xét gì về tỉ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi qua các năm. Theo em nguyên nhân nào dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em. Hãy đề xuất biện pháp phòng tránh suy dinh dưỡng ở trẻ em. Câu 2. Đọc đồ thị tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 thừa cân béo phì ở một số đô thị (xem hình 2 trong luận án toàn văn trang 76). Em hãy nhận xét về tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi thừa cân béo phì tại một số đô thị ở Việt Nam. Theo em nguyên nhân dẫn đến béo phì ở trẻ em. Hãy đề xuất biện pháp phòng tránh béo phì ở trẻ em. Trí tuệ không gian - Thực hiện các nhiệm vụ học tập chủ yếu cần đến trí tưởng tượng về không gian, vẽ như thiết kế mô hình, vẽ sơ đồ cấu tạo giải phẫu cơ thể, vẽ sơ đồ tư duy về nội dung bài - Dụng cụ đồ họa, phần mềm vẽ - Các phương tiện nhìn như video, máy quay phim, mô hình về cấu tạo giải phẫu cơ thể người, Ví dụ: Tìm hiểu một số bệnh về trao đổi chất và dinh dưỡng ở trẻ em (suy dinh dưỡng và béo phì). - Phương tiện: Bút mầu vẽ, phần mềm vẽ, phần mềm sơ đồ tư duy (hoặc giấy A0, bút màu..) - Nhiệm vụ học tập: Hãy vẽ sơ đồ tư duy nội dung về nguyên nhân, tác hại, cách phòng tránh bệnh béo phì và suy dinh dưỡng ở trẻ em. 13 học Trí tuệ hình thể - vận động - Thực hiện các nhiệm vụ học tập chủ yếu bằng cảm xúc và vận động như đóng các vai diễn, múa, thể thao, các trò chơi vận động,.. - Thực hành trên các mô hình, mẫu vật về cấu tạo, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể người - Mô hình giải phẫu cơ thể người, dụng cụ thực hành - Bài tập thể dục, dụng cụ thể dục thể thao. Ví dụ: Tìm hiểu một số bệnh về trao đổi chất và dinh dưỡng ở trẻ em (suy dinh dưỡng và béo phì). - Phương tiện: dụng cụ thể dục thể thao. - Nhiệm vụ: Đọc thông tin trong giáo trình, trên internet, báo về nguyên nhân, cách phòng bệnh suy dinh dưỡng và béo phì ở trẻ em. Câu 1. Giải thích tại sao luyện tập thể dục thể thao giúp phòng tránh bệnh béo phì và suy dinh dưỡng ở trẻ em. Câu 2. Lựa chọn một bài tập thể thao phù hợp với học sinh tiểu học giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh phòng tránh các bệnh về béo phì và suy dinh dưỡng (Hãy thực hiện một bài tập thể dục và hướng dẫn động tác thể dục cho học sinh tiểu học). Trí tuệ giao tiếp - Thực hiện nhiệm vụ học tập bằng cách trao đổi nội dung học với người khác như phỏng vấn các chuyên gia y tế, thảo luận với bạn/nhóm bạn, trao đổi với các chuyên gia, . - Thực hiện các dự án học tập, tham gia các câu lạc bộ Dụng cụ để thực hiện thảo luận nhóm, trao đổi, như máy ghi âm, phiếu thảo luận Ví dụ: Tìm hiểu một số bệnh về trao đổi chất và dinh dưỡng ở trẻ em (suy dinh dưỡng và béo phì). - Phương tiện: Máy ghi âm, giấy, bút - Nhiệm vụ học tập: Bạn hãy phỏng vấn (trao đổi qua điện thoại, các diễn đàn) các chuyên gia y tế về bệnh béo phì và suy dinh dưỡng ở trẻ em. Sau đó, thực hiện các nhiệm vụ sau: Câu 1. Lập một kế hoạch hình thành thói quen sống khoa học phòng, tránh béo phì và suy dinh dưỡng ở trẻ em. Câu 2. Xây dựng một vở kịch và đóng vai thể hiện để tuyên truyền về bệnh béo phì và suy dinh dưỡng ở trẻ em (có thể làm trước và quay video lại hoặc biểu diễn ngay tại lớp). Trí tuệ nội tâm - Thực hiện các HĐHT thông qua sự quan tâm tới nhu cầu, tình cảm của bản thân. - Nhật kí học tập - Các tư liệu, các dự án tự nghiên cứu và điều hành. Ví dụ: Tìm hiểu một số bệnh về trao đổi chất và dinh dưỡng ở trẻ em (suy dinh dưỡng và béo phì). - Nhiệm vụ: Đọc, nghiên cứu thông tin trong giáo trình, trên internet, báo về bệnh béo phì và suy dinh dưỡng ở trẻ 14 - Thực hiện nhiệm vụ cá nhân. Trình bày dưới dạng bút kí, các bài viết). - Sản phẩm học có thể là những tập san.. em. Sau đó, em hãy đưa ra quan điểm của mình để giải quyết các tình huống sau: Tình huống 1: Em gái của Huệ có dấu hiệu bị suy sinh dưỡng. Nếu là Huệ em sẽ làm gì để giúp em gái mình. Tình huống 2: Minh có dấu hiệu của bệnh béo phì. Nhưng Minh rất thích ăn đồ ngọt. Nếu là bạn của Minh em sẽ làm gì? Tình huống 3: Bạn An béo phì và hay bị các bạn cùng lớp trêu nghẹo. Là bạn của An em làm gì để các bạn hiểu và không trêu ghẹo An nữa. Trí tuệ tự nhiên học - Thực hiện các HĐHT thông qua thiên nhiên, bằng hiện tượng thiên nhiên. - Tìm hiểu về thế giới tự nhiên: con người, động vật, thực vật - Các dụng cụ để đo đạc, quan sát tự nhiên (kính lúp, kính hiển vi, ống nhòm..) Ví dụ: Tìm hiểu một số bệnh về trao đổi chất và dinh dưỡng ở trẻ em (suy dinh dưỡng và béo phì). - Nhiệm vụ: Điều tra về nguyên nhân bệnh béo phì và suy dinh dưỡng ở trẻ em tại địa phương hoặc cộng đồng nơi em sinh sống. Câu 1. Đưa ra lời khuyên về lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên (từ động vật hoặc thực vật) trong khẩu phần ăn hằng ngày để phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì. Câu 2. Từ đó, đề xuất một thực đơn + Cho trẻ suy dinh dưỡng tăng cân và phục hồi thể trạng khỏe mạnh. + Cho trẻ béo phì để giảm cân hiệu quả mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ. * Thiết kế HĐHT theo trình độ nhận thức HSHT theo trình độ nhận thức giúp GV có cái nhìn rõ hơn về trình độ hiện tại của người học. Từ đó, GV lập kế hoạch và tổ chức DHPH dựa trên trình độ nhận thức của người học. Trong nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chia SV thành 3 nhóm theo trình độ nhận thức: SV trung bình/yếu; SV khá; SV giỏi. Bảng 2.4. Các nhiệm vụ và tài liệu học tập phù hợp với trình độ nhận thức của SV trong DHPH học phần SLTLTTH Trình độ nhận thức Nhiệm vụ học tập phù hợp Tài liệu học tập phù hợp Ví dụ về HĐHT phù hợp 15 SV Trung bình/yếu - Kể, liệt kê, tìm kiếm, thu thập các thông tin về sinh lí học trẻ em. - Ghi nhớ, nhận biết, trình bày lại các kiến thức về sinh lí học trẻ em. - Tóm tắt nội dung chính của bài học, những kiến thức trọng tâm về sinh lí học trẻ em. - Tài liệu dạy học mang tính trực quan để SV dễ tiếp tiếp thu và lĩnh hội: vật thật, mô hình, tranh ảnh, Video, thí nghiệm về sinh lí học trẻ em. - Phiếu học tập, phiếu hỗ trợ, phiếu hướng dẫn làm thí nghiệm, tài liệu phát tay cho người học. Ví dụ: Tìm hiểu về cấu tạo hệ xương - Phương tiện: Mô hình, tranh ảnh về cấu tạo bộ xương người - Nhiệm vụ: Quan sát mô hình, tranh ảnh, nghiên cứu giáo trình và cho biết: Câu 1. Kể tên xương, xác định vị trí xương trên mô hình, mô tả được cấu tạo bộ xương người: Xương đầu, xương thân, xương chi. Câu 2. Trình bày cấu tạo của các loại khớp và dây chằng. SV Khá - Giải thích, diễn giải, phác thảo, phân biệt, dự đoán, so sánh, phân tích, tổng hợp các thông tin về sinh lí học trẻ em. - Hiểu, giải thích được kiến thức về sinh lí học trẻ em theo cách hiểu của cá nhân. - Ít cần các phiếu hỗ trợ, phiếu hướng dẫn làm thí nghiệm, tài liệu phát tay cho người học. Người học có thể tự tìm kiếm các nguồn tài liệu học tập để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Ví dụ: Tìm hiểu về cấu tạo hệ xương. - Phương tiện: Mô hình, tranh ảnh về cấu tạo bộ xương người. - Nhiệm vụ: Câu 1. Xác định thành phần cấu tạo bộ xương trên mô hình hoặc tranh. Câu 2. Chứng minh sự phù hợp giữa cấu tạo bộ xương phù hợp chức năng nâng đỡ, bảo vệ và vận động. Câu 3. Thiết kế mô hình bộ xương người từ các vật liệu đơn giản. SV giỏi - Vận dụng kiến thức về sinh lí học trẻ em đã học vào thực tế đời sống, sản xuất, giải thích các hiện tượng trong tự nhiên. - Giải quyết, thể - Hầu như không cần các phiếu hỗ trợ, phiếu hướng dẫn làm thí nghiệm, tài liệu phát tay cho người học. Mà người học có thể tự tìm kiếm các nguồn Ví dụ: Tìm hiểu cấu tạo hệ xương. Câu 1. Xác định được trên mô hình hoặc tranh cấu tạo bộ xương người. So sánh sự khác nhau giữa xương chi trên và xương chi dưới. 16 hiện, làm sáng tỏ, xây dựng, thiết kế, tạo ra, phát hiện ra, lập kế hoạch,.. tài liệu học tập để thực hiện các nhiệm vụ học tập. SV có thể thiết kế các thí nghiệm để kiểm chứng lí thuyết, tìm hiểu kiến thức. SV có thể thiết kế các mô hình về cấu tạo của các hệ cơ quan. Câu 2. Chứng minh sự tiến hóa của hệ vận động của người so với động vật. Câu 3. Thực tập băng bó khi gãy xương trong một số tình huống bất ngờ xảy ra. Câu 4. Phân tích các cơ tham gia vào một số động tác lao động hoặc thể dục thể thao. Câu 5. Vận dụng kiến thức về hệ vận động để giữ vệ sinh, rèn luyện cơ thể, phòng chống các bệnh về cơ xương thường trong cuộc sống. 2.3.2.2. Bước 2: Tổ chức dạy học phân hóa Hoạt động của GV Hoạt động của SV + Giới thiệu mục tiêu và nội dung bài học + Tổ chức cho SV lựa chọn các HĐHT phù hợp: GV giới thiệu các HĐHT để SV có thể lựa chọn. Việc cho SV được lựa chọn thực hiện các HĐHT của mình giúp SV chủ động và tích cực hơn trong học tập. + Hỗ trợ SV thực hiện các HĐHT: GV hỗ trợ SV thực hiện HĐHT thông qua các học liệu, các câu hỏi gợi ý. Đồng thời, GV cần quan sát, giao lưu, động viên SV kịp thời khi cần thiết. Tuy nhiên, GV không can thiệp hay hỗ trợ quá sâu vào giai đoạn này sẽ làm cản trở việc học tập của SV. + Tổ chức đánh giá HĐHT và kết luận: GV tổ chức cho SV tự đánh giá các HĐHT của nhóm mình và nhóm bạn dựa trên các tiêu chí mà GV đưa ra. GV cùng với SV chốt lại kiến thức của toàn bài học/chủ đề. + Tìm hiểu mục tiêu, nội dung bài học + Tự lựa chọn các HĐHT phù hợp: SV tự lựa chọn các HĐHT phù hợp với phong cách học tập, trình độ của mình mà vẫn đáp ứng được mục tiêu của bài học. + Thực hiện các HĐHT: Để tổ chức DHPH chủ động, việc thực hiện các HĐHT được tiến hành theo một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực như phương pháp nhóm chuyên gia, dạy học theo hợp đồng, dạy học theo trạm + Thực hiện đánh giá HĐHT và rút ra kết luận: SV thực hiện tự đánh giá và đánh giá HĐHT của mình/nhóm mình hoặc của nhóm bạn dựa trên các tiêu chí của GV đưa ra. Thông qua đó, SV tự rút ra kết luận các kiến thức của bài học/chủ đề.. 2.3.3. Giai đoạn 3: Đánh giá và cải tiến 17 Giai đoạn này nhằm thu thập, phân tích và xử lí toàn bộ thông tin liên quan đến quá trình dạy học để kịp thời có những điều chỉnh và cải tiến những chu trình tiếp theo về qui trình DHPH. 2.4. Minh họa quy trình tổ chức DHPH chủ động học phần SLTLTTH 2.4.1. Minh họa – Giai đoạn 1: Xây dựng hồ sơ học tập 2.4.2. Minh họa – Giai đoạn 2: Lập kế hoạch và tổ chức HDPH 2.4.3. Minh họa – Giai đoạn 3: Đánh giá và cải tiến 2.5. Đánh giá nhận thức về dạy học phân hóa của SV CĐSP Tiểu học 2.5.1. Bộ tiêu chí đánh giá nhận thức về DHPH Trong phạm vi của luận án, chúng tôi đánh giá gián tiếp năng lực DHPH thông qua đánh giá nhận thức của SV về DHPH dựa trên lý luận cho rằng khi người học được trải nghiệm DHPH thì họ sẽ có nhận thức nhất định về DHPH (Bộ tiêu chí đánh giá nhận thức về DHPH được trình bày cụ thể trong luận án trang 114). 2.5.2. Xây dựng bài tập tình huống để đánh giá nhận thức về DHPH Căn cứ vào các tiêu chí đánh giá nhận thức về DHPH, chúng tôi xây dựng 5 bài tập tình huống để đánh giá nhận thức về DHPH của SV CĐSP tiểu học. Mỗi bài tập tình huống đánh giá một tiêu chí của nhận thức DHPH, cụ thể được trình bày trong luận án từ trang 115 - 118. Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm Kiểm chứng tính khả thi của giả thuyết khoa học của đề tài đã đề ra. 3.2. Nội dung thực nghiệm Bảng 3.1. Nội dung các bài thực nghiệm sư phạm Chương Số tiết Tiếp cận phân hóa Chương 5: Hệ vận động 2 Theo phong cách học tập Chương 6: Hệ hô hấp 3 Theo phong cách học tập Chương 7: Hệ tiêu hóa 3 Theo kiểu trí tuệ, trình độ nhận thức Chương 9: Hệ bài tiết 2 Theo kiểu trí tuệ, trình độ nhận thức 3.3. Phương pháp thực nghiệm 3.3.1. Chọn trường, lớp, sinh viên và giáo viên thực nghiệm Tiến hành thực hiện trên đối tượng là SV CĐSP Tiểu học tại các Trường CĐSP Nghệ An, Đại học Thủ đô Hà Nội (hệ CĐSP), Đại học Đồng Tháp (hệ CĐSP). SV ở lớp TN (174 SV) và ĐC (169 SV) có trình độ tương đương dựa trên việc phân tích kết quả điểm tích lũy học tập của SV của các học kì trước. 18 GV tham gia giảng dạy là những GV có kinh nghiệm, năng lực giảng dạy và đã nhiều năm công tác. Do đó, những GV này có đủ khả năng để tiến hành dạy TN. 3.3.2. Cách tiến hành thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm sư phạm được tiến hành thực hiện trên đối tượng là SV CĐSP Tiểu học ở lớp ĐC và TN. Lớp ĐC và TN ở mỗi trường đều do cùng một GV giảng dạy. Trong đó, lớp TN tổ chức DHPH theo quy trình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_van_dung_tiep_can_day_hoc_phan_hoa_to_chuc_d.pdf
Tài liệu liên quan