Tóm tắt Luận án Về sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam

Để thúc đẩy quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa phát triển cần thực hiện đồng

bộ các giải pháp sau:

* Đối với quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa thể hiện ở kinh tế nhà nước.

Thứ nhất, Nhà nước cần xóa bỏ bao cấp trong doanh nghiệp nhà nước, các

doanh nghiệp nhà nước chuyển hoàn toàn sang cơ chế thị trường bình đẳng với các

thành phần kinh tế khác.

Thứ hai, Nhà nướccần phân định rõ hai loại hình doanh nghiệp nhà nước đó

là; doanh nghiệp nhà nước hoạt động vì mục tiêu chính trị - xã hội và doanh nghiệp

nhà nước vì mục tiêu lợi nhuận.

Thứ ba, Nhà nước nên phân định rõ chức năng chủ sở hữu và chức năng quản

lý kinh doanh của nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước.

Thứ tư, Nhà nước cần xây dựng đội ngũ quản trị giỏi trong các doanh nghiệp

nhà nước.

* Đối với quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa thể hiện ở kinh tế tập thể

- Xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác xã đa dạng với nhiều hình thức từ

thấp đến cao, nòng cốt là các Hợp tác xã kiểu mới.

- Nhà nước tạo điều kiện về mọi mặt và quản lý Hợp tác xã bằng pháp lý, cơ

chế, chính sách; tài chính, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, ứng dụng khoa học công

nghệ. nhằm giúp cho kinh tế hợp tác,

- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của tổ chức Liên minh Hợp tác xã, Mặt trận

Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, hội, hiệp hội trong phát triển kinh tế Hợp tác xã

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Về sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới, định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Bốn là, nghiên cứu thực trạng sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới. Năm là, đề ra các phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những biến đổi tích cực, hạn chế những biến đổi tiêu cực của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Tiểu kết chương 1 Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, cho ta thấy rằng; cho đến nay, đã có nhiều các công trình nghiên cứu về quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi ở nước ta. Các công trình nghiên cứu trên nhiều phương diện và cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, 8 nghiên cứu về quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa dưới góc độ triết học cũng không nhiều. Do đó, đề tài tiếp tục kế thừa các kết quả của những người đi trước để vận dụng vào nghiên cứu về sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam hiện nay, để luận giải những vấn đề đang đặt ra dưới góc độ triết học. Với việc làm này, tác giả tin tưởng rằng, công trình nghiên cứu của mình sẽ góp phần nhất định trong hệ thống các công trình nghiên cứu về quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta và góp phần làm tài liệu tham khảo cho những người làm chính sách liên quan đến quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Chương 2 QUAN HỆ SẢN XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 2.1. QUAN HỆ SẢN XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM 2.1.1. Quan niệm về quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa 2.1.1.1. Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quan hệ sản xuất * Khái niệm về quan hệ sản xuất Quan hệ sản xuất là khái niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất. Đây là quan hệ kinh tế cơ bản, nó đặc trưng cho một chế độ xã hội nhất định. Quan hệ sản xuất gồm ba mặt: quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm làm ra. * Kết cấu của quan hệ sản xuất Khái niệm trên cho thấy, quan hệ sản xuất gồm có ba mặt cơ bản như sau: quan hệ giữa người với người trong sở hữu tư liệu sản xuất, trong tổ chức, quản lý sản xuất, trong phân phối sản phẩm lao động làm ra. Trong ba mặt của quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ xuất phát, quan hệ cơ bản, đặc trưng cho quan hệ sản xuất trong từng xã hội. Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất quyết định quan hệ trong tổ chức quản lý sản xuất, quan hệ phân phối sản phẩm cũng như các quan hệ xã hội khác. * Các quan hệ sản xuất trong một hình thái kinh tế - xã hội Một xã hội cụ thể thường bao gồm có ba loại quan hệ sản xuất cơ bản đó là; quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội tương lai. Trong đó, quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác, nó quy định xu hướng chung 9 của đời sống kinh tế - xã hội và tạo ra cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể, để phân biệt xã hội này với xã hội khác. Tuy nhiên, quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mầm mống cũng có vai trò nhất định và có sự tác động trở lại quan hệ sản xuất đóng vai trò chủ đạo. 2.1.1.2. Quan niệm về quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa của các nhà kinh điển Mác - Lênin và một số Đảng cộng sản * Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa Đặc trưng của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa về mặt sở hữu, theo chủ nghĩa C.Mác là: thủ tiêu chế độ tư hữu, xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất thể hiện bản chất ưu việt, tiến bộ của chủ nghĩa xã hội, tạo ra cơ sở kinh tế để xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, tiến bộ. Đây là một quá trình khó khăn, lâu dài, phức tạp, không thể ngay lập tức có được. Về tổ chức, quản lý của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa được xác lập trên cơ sở tính tự nguyện, tự giác khác với tổ chức quản lý của chủ nghĩa tư bản là bóc lột giá trị thặng dư. Quan hệ trong phân phối của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, theo chủ nghĩa Mác-Lênin nguyên tắc phân phối theo lao động là nguyên tắc phân phối cơ bản nhất. Đó là nguyên tắc lao động ngang nhau thì được hưởng ngang nhau, là nguyên tắc, theo C.Mác, thể hiện sự công bằng trong chủ nghĩa xã hội. * Quan niệm của một số Đảng Cộng sản về quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa Các Đảng Cộng sản trên thế giới có sự nhìn nhận và vận dụng học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin một cách khác nhau về quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Liên Xô và các nước Đông Âu trước kia cho rằng đó là cơ chế kế hoạch hóa tập trung, còn Nam Tư cho rằng đó là chế độ tự quản, còn Trung quốc lại cho rằng cả công hữu và tư hữu đều quan trọng. * Quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một loại hình quan hệ sản xuất dựa trên cơ sở: công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, quan hệ tổ chức quản lý đó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với sự đa dạng về hình thức phân phối; Phân phối theo lao động, theo vốn đóng góp và theo phúc lợi xã hội, trong đó phân phối theo lao động là hình thức cơ bản nhất. Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta được thể hiện tập trung ở hai thành phần kinh tế là: kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. Đảng khẳng định: “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”. 10 2.1.2. Vai trò của quan hệ sản xuất chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam 2.1.2.1. Vai trò của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới Thứ nhất, quan hệ sản xuất thúc đẩy mạnh mẽ lực lượng sản xuất phát triển khi nó phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất là một yêu cầu khách quan đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất; lực lượng sản xuất chỉ có thể phát triển được khi có quan hệ sản xuất phù hợp, nếu quan hệ sản xuất không phù hợp thì lực lượng sản xuất bị kìm hãm, nền sản xuất sẽ trì trệ. Thứ hai, quan hệ sản xuất sẽ kìm hãm lực lượng sản xuất khi nó không phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất. Theo quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam thì: không chỉ quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu mới kìm hãm tác động tiêu cực đến lực lượng sản xuất mà ngay cả quan hệ sản xuất vượt quá xa so với trình độ của lực lượng sản xuất cũng kìm hãm tác động tiêu cực đến lực lượng sản xuất. 2.1.2.2. Vai trò của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đối với việc củng cố, hoàn thiện kiến trúc thượng tầng và định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa có vai trò quan trọng, củng cố hoàn thiện kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam. Cơ sở kinh tế trong thời kỳ quá độ được Đảng, Nhà nước xác định trong thời kỳ đổi mới đó là: phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường dưới sự lãnh đạo của Đảng theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta có nhiều loại hình quan hệ sản xuất, nhiều thành phần kinh tế, trong đó Đảng xác định quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa phải dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Đây là cơ sở để củng cố và hoàn thiện kiến trúc thượng tầng ở nước ta Vai trò của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đối với quá trình phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, đồng thời coi việc bảo đảm và phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước là một trong những nội dung cơ bản để giữ vững định hướng chủ nghĩa xã hội trong nền kinh tế thị trường của nước ta. 2.2. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 2.2.1. Lực lượng sản xuất Sự biến đổi của quan hệ sản xuất do nhiều yếu tố tác động trước hết là lực lượng sản xuất. 11 Khuynh hướng của sản xuất vật chất là không ngừng vận động, biến đổi, phát triển. Sự biến đổi và phát triển đó xét đến cùng là bắt nguồn từ sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất. Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất quyết định và làm thay đổi quan hệ sản xuất phù hợp với nó. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất thì quan hệ sản xuất cùng vận động, phát triển theo cho phù hợp. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất đối với trình độ của lực lượng sản xuất là một tất yếu khách quan nó do trình độ của lực lượng sản xuất quy định. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Đảng ta cũng đã ý thức được sự thiếu hụt của chúng ta khi xây dựng chủ nghĩa xã hội đó là lực lượng sản xuất hiện đại. Từ đó, Đảng có nhiều chủ trương chính sách nhằm thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển như đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khoa học công nghệ cùng với giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu Với quan điểm “đi tắt đón đầu” chúng ta đã ứng dụng các thành tựu mới của cách mạng khoa học công nghệ vào sản xuất như: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mớiChính điều này, làm cho lực lượng sản xuất ở nước ta được phát triển mạnh mẽ, trình độ của lực lượng sản xuất được nâng lên không ngừng.Theo quy luật của sản xuất vật chất, thì lực lượng sản xuất quyết định sự biến đổi của quan hệ sản xuất, do vậy, khi mà lực lượng sản xuất đã phát triển mạnh mẽ thì đòi hỏi quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa cũng phải được điều chỉnh theo để bảo đảm sự phù phợp với trình độ mới của lực lượng sản xuất ở Việt nam hiện nay. 2.2.2. Kiến trúc thượng tầng Kiến trúc thượng tầng có tác động mạnh mẽ đến sự biến đổi của quan hệ sản xuất, mà trực tiếp là sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Đặc biệt trong thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta thì quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chịu sự tác động to lớn đối với vai trò định hướng của Đảng và quá trình lãnh đạo của Nhà nước. 2.2.3. Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực Đối với nước ta toàn cầu hóa tác động tới quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trên cả ba mặt: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối sản phẩm. Về mặt sở hữu tư liệu sản xuất quá trình toàn cầu hóa đã thu hút được nguồn vốn không nhỏ vào nước ta bao gồm cả vốn ODA và FDI, hàng tỷ đôla vốn đầu tư của nước ngoài vào nước ta đã hình thành nên sự thay đổi về sở hữu làm cho hình thức sở hữu hỗn hợp ngày càng tăng. Vốn đầu tư nước ngoài có thể liên kết với các doanh nghiệp nhà nước trên một số lĩnh vực như: dầu khí, điện lực, ngân hàng, sản xuất điện tử, dệt may từ đó hình thành nên thành phần kinh tế tư bản nhà nước. Khi tham gia vào toàn cầu hóa cạnh tranh ngày càng gay gắt với sự làm ăn kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà 12 nước buộc chúng ta phải cổ phần hóa, thoái vốn để tái cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, từ đó làm cho nguồn vốn sở hữu của nhà nước được thu hẹp lại và việc sử dụng có hiệu quả hơn. Về mặt tổ chức quản lý khi tham gia vào toàn cầu hóa với sự liên kết, liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài ta có thể học tập được kinh nghiệm tổ chức, quản lý của các nước tiên tiến. Mặt khác, do phải cạnh tranh với các công ty xuyên quốc gia có tiềm lực lớn, chúng ta phải thay đổi về quản lý, hình thành các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước để tạo ra tiềm lực đủ sức cho cạnh tranh. Do vậy, mô hình tổ chức, quản lý của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đã được thay đổi cho phù hợp với thực tiễn. Về mặt phân phối sản phẩm cũng bị ảnh hưởng, bởi vì khi vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta để cạnh tranh, thu hút người lao động, nhân tài họ thường trả lương cao hơn so với doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, buộc các doanh nghiệp nhà nước phải tăng lương cho người lao động và làm cho đời sống của người lao động được nâng lên so với trước đậy. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nước ngoài luôn tính đến hiệu quả kinh tế vì vậy, họ trả công theo lao động rất đúng và thực chất, qua đó các doanh nghiệp nhà nước của chúng ta cũng học tập về phân phối theo lao động tốt hơn nhằm kích thích tính tích cực, sáng tạo của người lao động. 2.2.4. Các quan hệ sản xuất khác Ở nước ta, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều loại quan hệ sản xuất khác nhau, nó do trình độ của lực lượng sản xuất ở nước ta quy định. Do bản chất khác nhau của các quan hệ sản xuất, chúng vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn, xung đột với nhau. Điều đó tác động đến cả hình thái kinh tế - xã hội trong thời kỳ quá độ. Các quan hệ sản xuất ở nước ta vừa thống nhất, vừa đối lập, tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển tạo ra một cơ sở hạ tầng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, dưới sự dẫn dắt, hỗ trợ của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Tiểu kết chương 2 Lý luận về quan hệ sản xuất và vai trò của quan hệ sản xuất đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất, của kiến trúc thượng tầng là những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Theo lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, quan hệ sản xuất có một vai trò tác động kép trong một hình thái kinh tế -xã hội, một mặt nó có vai trò thúc đẩy, hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, mặt khác, quan hệ sản xuất cũng là cơ sở, nền tảng để hình thành nên một kiến trúc thượng tầng tương ứng. Đối với nước ta, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, còn tồn tại nhiều loại hình quan hệ sản xuất khác nhau thì quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa có vai trò 13 đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, tạo ra cơ sở nền tảng cho sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và dẫn dắt các loại hình quan hệ sản xuất khác đi lên chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn thời đại ngày nay cho thấy, sự vận động, biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau, trước hết là, lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất luôn luôn vận động và biến đổi nó đòi hỏi quan hệ sản xuất cũng phải biến đổi theo để bảo đảm sự phù hợp. Kiến trúc thượng tầng mà trực tiếp là sự lãnh đạo, định hướng của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, có tác động mạnh mẽ tới sự vận động, biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Các loại quan hệ sản xuất khác ở nước ta chúng vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn tác động qua lại nhau tạo thành cơ sở hạ tầng đặc trưng của thời kỳ quá độ ở nước ta, do đó cũng tác động đến sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Nhân tố toàn cầu hóa, hợp tác khu vực và quốc tế, nhân tố quốc tế cũng góp phần tác động đến sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa nó tạo ra cả cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập ở Việt Nam. Việc làm sáng tỏ những vấn đề lý luận trên đây là cơ sở quan trọng để nghiên cứu, sự biến đổi quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Chương 3 THỰC TRẠNG SỰ BIẾN ĐỔI CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨATRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 3.1. THỰC TRẠNG SỰ BIẾN ĐỔI CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM 3.1.1. Thực trạng sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa thể hiện ở kinh tế nhà nước Kinh tế nhà nước theo nghĩa rộng bao gồm hai lĩnh vực chính: các doanh nghiệp nhà nước và kinh tế nhà nước phi doanh nghiệp như: tài nguyên quốc gia, các quỹ dự trữ quốc gia, hệ thống ngân hàng nhà nước, bảo hiểm nhà nước trong đó, các doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò là nòng cốt. Theo nghĩa hẹp kinh tế nhà nước đồng nghĩa với hệ thống các doanh nghiệp nhà nước. Kinh tế nhà nước có sự vận động, biến đổi qua nhiều giai đoạn khác nhau: * Giai đoạn 1986 - 2001. Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã có sự đổi mới mang tính bước ngoặt, được thể hiện tập trung trong Văn kiện Đại hội VI,VII,VIII và các Nghị 14 quyết, văn bản pháp luật khác của Đảng và Nhà nước. Sự đổi mới được thể hiện trên cả ba mặt của quan hệ sản xuất: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối sản phẩm. Cụ thể là: Thứ nhất, về quan hệ sở hữu. Nền kinh tế với sự đa hóa về sở hữu, nhiều thành phần kinh tế đã được hình thành và phát triển. Từ một nền kinh tế chỉ có hai hình thức sở hữu là toàn dân và tập thể với hai thành phần kinh tế là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, Đến Đại hội IX chúng ta có 6 thành phần kinh tế là: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể và tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế tư bản nhà nước. Chúng ta đã tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước để chuyển đổi sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước. Đặc biệt năm 1992 chúng ta đã thí điểm cổ phần hóa đây là bước ngoặt quan trọng trong nỗ lực tìm ra hướng đi mới nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và cải thiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước diễn ra mạnh mẽ theo số liệu thống kê trong giai đoạn “từ 1992-2000 chúng ta đã cổ phần hóa được 588 doanh nghiệp nhà nước, nhưng hầu như chỉ tập trung vào giai đoạn 1996-2000 (khoảng 583 doanh nghiệp). Đa số các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa đều làm ăn tốt hơn trước”. Thứ hai, về quan hệ tổ chức, quản lý. Chúng ta đã đẩy mạnh việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước để giảm dần số lượng các doanh nghiệp nhà nước như: giao, bán, khoán, cho thuê và cho phá sản các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả. Qua đổi mới sắp xếp lại, các doanh nghiệp nhà nước thời kỳ này giảm đi nhanh chóng theo số liệu thống kê: Từ khoảng 12000 doanh nghiệp năm 1986 xuống còn 5 280 doanh nghiệp năm 2000. Mặc dù số lượng giảm nhưng đóng góp vào GNP vẫn ổn định ở các mức tương ứng là 30,5% và 31,01% năm giai đoạn 1998-2000. Việc tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước cũng làm cho số lượng giảm đi nhưng quy mô doanh nghiệp lại tăng lên “số lượng doanh nghiệp có vốn dười 1 tỷ đồng đã giảm gần gần 50% năm 1994, xuống còn 33% năm 1996, và 26% năm 1999. Số doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ đồng tăng lên tương ứng là 10%, 15% và 20% năm 1999. Đồng thời, vốn bình quân cho một doanh nghiệp cũng tăng từ 3,3 tỷ đồng lên hơn 11 tỷ đồng năm 1996 và hơn 18 tỷ đồng năm 1999”. Trong giai đoạn này chúng ta đã thành lập được 17 tổng công ty 91 và 76 tông công ty 90 hoạt động trong các ngành quan trong của đất nước như: sắt thép, xi măng, dầu khí. Lương thựcQua đó, các Tổng công ty đã huy động được nguồn 15 vốn đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất và tăng cường cạnh tranh, khai thác thị trường trong và ngoài nước. Thứ ba, về quan hệ phân phối. Trong giai đoạn này, cơ chế phân phối bình quân, phân phối theo tem phiếu và hiện vật dần dần được xóa bỏ. Chúng ta đã chuyển dần sang trả lương bằng tiền mặt, gắn việc trả lương theo năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế và theo cơ chế thị trường. Bên cạnh những sự biến đổi tích cực, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong kinh tế nhà nước còn có những biến đổi tiêu cực như: Một là, hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước thấp, theo số liệu thống kê: “tính đến năm 2000 số doanh nghiệp có lãi thực sự chiếm 40%, số doanh nghiệp bị lỗ chiếm 20%, còn lại là tình trạng không ổn định, khi lỗ khi lãi và lãi cũng không lớn”. Hai là, còn ảnh hưởng nặng nề của tư duy bao cấp, theo tác giả Ngô Quang Minh: “nhà nước phải thường xuyên hỗ trợ cho doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 1997-1999, ngân sách nhà nước đã đầu tư trực tiếp cho doanh nghiệp gần 8000 tỷ đồng, trong đó 6482 tỷ đồng cấp bổ sung cho doanh nghiệp, 1464 tỷ đồng là bù lỗ, hỗ trợ các doanh nghiệp. Ngoài ra nhà nước còn miễn giảm thuế 2288 tỷ đồng, xóa nợ 1088 tỷ đồng, khoanh nợ 3392 tỷ đồng, giãn nợ 540 tỷ đồng, cho vay tín dụng ưu đãi 8685 tỷ đồng”. Tổng kết quá trình đổi mới giai đoạn này, Đại hội IX khẳng định: “Quan hệ sản xuất có mặt chưa phù hợp hạn chế việc giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất. Chưa có chuyển biến đáng kể trong việc đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước”. * Giai đoạn 2001-2017 Đến Đại hội IX chúng ta đã xác định được mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Kinh tế nhà nước tiếp tục được đổi mới để làm tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Một là, về quan hệ sở hữu. Qua quá trình đổi mới sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, sở hữu của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong kinh tế nhà nước đã được có sự thay đổi. Các ngành, lĩnh vực của doanh nghiệp nhà nước mà nhà nước nắm giữ 100% và cổ phần chi phối được thu hẹp lại. Theo số liệu thống kê: Các ngành, lĩnh vực nhà nước nắm 100% vốn đã giảm đi rõ rệt, từ 42 ngành năm 2002, xuống 30 ngành năm 2004 và còn 19 ngành năm 2007, và 20 ngành năm 2011. Các ngành nhà nước nắm trên 50% vốn đã giảm từ 48 ngành năm 2002, xuống 26 ngành năm 2004, 27 ngành năm 2007 và 27 ngành năm 2011. 16 Qua đó đã tạo điều kiện, địa bàn cho các thành phần kinh tế khác phát triển. Cổ phần hóa các doanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ. Đánh giá công tác cổ phần hóa, tại Hội nghị triển khai công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020 ngày 6/12/2016 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết luận: “Phần lớn các doanh nghiệp sau cổ phần hóa làm ăn có lãi. Tổng vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp Nhà nước tăng từ 810.000 tỷ đồng lên 1.234.000 tỷ đồng. Thực tế công tác cổ phần hóa năm 2015 cho thấy, 350 doanh nghiệp cổ phần hóa đều làm ăn hiệu quả, nộp ngân sách, lợi nhuận trước thuế tăng 49%, nộp ngân sách tăng 27%, vốn điều lệ đều tăng 72%, thu nhập người lao động tăng tới 33%... Đây là ví dụ cho thấy quá trình cổ phần hóa, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước là rất ích lợi”. Thủ tướng nhấn mạnh “phải coi công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước là nhiệm vụ chính trị quan trọng của năm 2017”. Hai là, về quan hệ tổ chức, quản lý. Trong thời kỳ này, quan hệ tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước đã được thực hiện theo hướng tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước sao cho giảm về số lượng, tăng về chất lượng. Qua đổi mới sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước giảm đi nhanh chóng “Năm 2001, cả nước có khoảng gần 6.000 doanh nghiệp nhà nước, thì đến năm 2011, có 1.369 doanh nghiệp nhà nước, và tính đến hết tháng 10-2016, còn 718 doanh nghiệp nhà nước. Về cơ bản, doanh nghiệp nhà nước đã tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu”. Như vậy, số doanh nghiệp nhà nước đã giảm đi hơn 8 lần chỉ còn lại các doanh nghiệp nhà nước lớn đóng vai trò nòng cốt bảo đảm cho điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Trong giai đoạn này, chúng ta đã tổ chức sắp xếp lại các Tổng công ty 90 và 91 để thành lập 12 Tập đoàn kinh tế. như: Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Xăng dầu, Tập đoàn Hóa chất, Tập đoàn Than và khoáng sản, Tập đoàn Bưu chính viễn thông, Tập đoàn Cao su, Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel, Tập đoàn Công nghiệp xây dựng, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy, Tập đoàn Nhà và đô thị, Tập đoàn Bảo Việt. Các tập đoàn này đóng vai trò nòng cốt của doanh nghiệp nhà nước và là cơ sở để nhà nước điều tiết nền kinh tế, tăng cướng sức cạnh tranh với doanh nghiệp bên ngoài. Ba là, về quan hệ phân phối. Trong giai đoạn này chúng ta đã xóa bỏ cơ chế trả lương theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, thực hiện trả lương, thưởng và các khoản khác theo cơ chế thị trường. Việc trả lương theo cơ chế thị trường đã kích thích được lợi ích của người lao động, từ đó giúp cho sản xuất phát triển. 17 Bên cạnh những biến đổi tích cực quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước còn có những biến đổi tiêu cực được thể hiện: Thứ nhất, sở hữu nhà nước, doanh nghiệp nhà nước tuy có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu GDP của cả nước theo số liệu thống: Kinh tế nhà nước tuy có giảm nhưng vẫn chiếm 28,69% GDP của cả nước, tỷ lệ này cần giảm xuống từ 15% - 20% để cho các thành phần kinh tế khác phát triển. Thứ hai, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, trong đó có các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thua lỗ nặng lên đến hàng nghìn tỷ đồng gây bức xúc trong dư luận như: Tập đoàn Vinaship, tổng công ty hàng hải Vinalie, dự án mở rộng khu gang thép Thái Nguyên, nhà máy đạm Ninh Bình, xơ tợi Đình Vũ... khiến Nhà nước phải giải cứu. 3.1.2. Thực trang sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa thể hiện ở kinh tế tập thể * Giai đoạn 1986- 2001 Quá trình đổi mới về kinh tế tập thể trong giai đoạn này được thể hiện thông qua văn kiện Đại hội VI, VII, VIII và các văn kiện khác. Trong giai đoạn này, kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã có sự biến đổi có tính bước ngoặt thể hiện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_ve_su_bien_doi_cua_quan_he_san_xuat_xa_hoi_c.pdf
Tài liệu liên quan