Tóm tắt Luận án Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam

Đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước để xây

dựng các công trình cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật, hạ

tầng xã hội .trên qui mô toàn quốc cũng như ở từng địa phương.

Do qui mô, tầm quan trọng của các công trình, do sử dụng vốn

ngân sách của Nhà nước nên quá trình đầu tư đòi hỏi phải được

qui định hết sức chặt chẽ đồng thời phải có các giải pháp đồng bộ

phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả thất thoát,

lãng phí tài nhà nước trong lĩnh vực này

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành pháp luật mà còn đặt ra như một tất yếu, phải có tư duy mới, với cách nhìn nhận và phương pháp mới trong xử lý các hiện tượng pháp luật nói chung, các vi phạm pháp luật nói riêng, trong đó có vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước. Chính vì vậy, cần phải tiến hành nghiên cứu một cách tổng thể về các công trình nghiên cứu về vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách của Nhà nước để có được cơ sở lý luận vững chắc, xây dựng nền móng tư duy pháp lý mới, làm rõ cả cơ chế hình thành từ đó đặt cơ sở khoa học cho việc đề xuất và thực hiện những giải pháp khả thi, vừa xử lý những vấn đề trước mắt vừa có tính lâu dài, vừa phòng ngừa, ngăn chặn, vừa xử lý hậu quả, vừa đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước, vừa hướng dẫn Từ thực trạng và yêu cầu về tư duy mới trên, việc nghiên cứu luận án “Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay" là hết sức cần thiết. 4 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích Việc nghiên cứu luận án “Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam" nhằm mục đích tìm kiếm các giải pháp phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn nhà nước mang tính khoa học và ứng dụng trong thực tiễn Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của -Thống kê, tìm hiểu các công trình nghiên cứu khoa học của nước ngoài và trong nước về đầu tư xây dựng cơ bản, pháp luật đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước và vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách của Nhà nước. Trên cơ sở đó xác định rõ những vấn đề đã được nghiên cứu cần kế thừa, phát triển; những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án - Phân tích, làm sáng tỏ những cơ sở lý luận về vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước như khái niệm, đặc điểm đầu tư xây dựng cơ bản có vốn nhà nước; khái niệm, đặc điểm vi phạm pháp luật và vi phạm pháp luật đầu tư xây dựng cơ bản có vốn nhà nước; nội dung vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước, các điều kiện bảo đảm phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này. 5 - Hệ thống hoá thực trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước theo 3 giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng từ 2010-2014. - Tìm nguyên nhân chủ quan, khách quan của vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước - Phân tích, luận giải các quan điểm giải pháp bảo đảm phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứucủa luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước, các quan điểm, giải pháp phòng chống loại vi phạm pháp luật này. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Chỉ nghiên cứu vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng sử dụng ngân sách nhà nước - Về thời gian: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này từ năm 2010-2014 - Về không gian: Nghiên cứu hoạt động vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước trên qui mô toàn quốc. 6 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án - Đề tài luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật nói chung, về đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước nói riêng. Bên cạnh đó, đề tài chú trọng những quan điểm, tri thức khoa học có tính phổ biến ở trong nước và nước ngoài về vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước để tham khảo và phục vụ cho việc tiếp cận và giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án. Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin, tác giả luận án sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: - Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng trong chương 2, 3, 4 để làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất quan điểm, giải pháp bảo đảm phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước - Phương pháp tiếp cận hệ thống được sử dụng trong các chương 2,3,4 để làm rõ nội dung, các điều kiện bảo đảm phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay - Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp lô gíc được sử dụng ở chương 2, 3, 4: Luận án nghiên cứu từng vấn 7 đề trong mối quan hệ chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn, giữa quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước với thực tiễn thực hiện pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước. Ba chương của luận án được nghiên cứu trong mối quan hệ lôgíc xuyên suốt từ cơ sở lý luận đến thực trạng và quan điểm, giải pháp bảo đảm phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước. - Phương pháp thống kê và xã hội học pháp luật được sử dụng trong chương 3 khi đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay. - Phương pháp so sánh được sử dụng trong chương 1 để làm rõ tình hình nghiên cứu, chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Phương pháp này cũng được sử dụng ở chương 3 để so sánh, đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay. 5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có những đóng góp mới về mặt khoa học như sau: - Trên cơ sở phân tích một cách toàn diện các quan điểm, quan niệm về pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước, luận án đã xây dựng khái niệm khoa học vi phạm 8 pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước, chỉ ra đặc điểm và hình thức vi phạm đồng thời, phân tích làm rõ các điều kiện đảm bảo phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay. - Phân tích, đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước, đồng thời chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ đó, luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp bảo đảm phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung và làm giàu thêm những kiến thức lý luận về vi phạm pháp luật và vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước; xây dựng cơ sở khoa học cho việc phân tích, đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước; xây dựng và hoàn thiện các yếu tố, điều kiện đảm bảo phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước. Luận án là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy luật học và văn hóa pháp lý chuyên sâu về vi phạm pháp luật và phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước. Luận án cũng là tài liệu tham khảo 9 hữu ích cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và trách nhiệm xã hội trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các chính sách, pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản; xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch cụ thể tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 14 tiết. 10 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU Ở trong nước và ở nước ngoài đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản, vi phạm pháp luật và vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản. Các vấn đề về đặc điểm tội phạm, đặc điểm vi phạm pháp luật nói chung đã được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu từ lâu. Ở một số nước đã hình thành lý thuyết, luận điểm khoa học cho việc xây dựng và vận hành hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản hữu hiệu, công khai, minh bạch. Ở Việt Nam, từ khi đường lối đổi mới được đề xướng, nhất là đổi mới về kinh tế, cải cách kinh tế và chủ trương phòng chống tham nhũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về đầu tư xây dựng cơ bản, pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản trong đó có có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến yêu cầu, giải pháp phòng chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản có nguồn vốn nhà nước. Nhiều công trình trực tiếp nghiên cứu về vi phạm pháp luật dưới góc độ hình sự, hành chính Hầu hết các công trình đều cho rằng chống tham nhũng là hết sức cần thiết nhưng chúng chưa cung cấp đầy đủ và thuyết phục cơ sở lý luận để thực hiện những công việc đó. 11 Biểu hiện của vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam chưa được phân tích một cách cụ thể và toàn diện về từng yếu tố của vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản cũng như các yếu tố tác động như pháp luật, ý thức pháp luật, môi trường xã hội, môi trường đầu tư chưa đánh giá khách quan, toàn diện và chỉ ra những nguyên nhân. Vì vậy, cần luận giải cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, từ đó xác định các quan điểm mang tính khoa học và toàn diện, đề xuất các giải pháp cụ thể, phù hợp và khả thi cho việc phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước. Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CÓ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước cho thấy những vấn đề cơ bản như sau Thứ nhất, đầu tư xây dựng có vốn ngân sách nhà nước là tổng thể các hoạt động đầu tư của Nhà nước trong quá trình sử dụng các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để thực hiện các dự án ĐTXDCB được hoạch định trong kế hoạch nhà nước nhằm mục đích phát triển kinh tế quốc dân, có lợi cho Nhà nước và xã hội. 12 Thứ hai, pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước là tổng thể các quy định pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước, là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản có nguồn vốn ngân sách nhà nước điều chỉnh. Thứ ba, văn bản pháp luật điều chỉnh về đầu tư xây dựng mang tính đa dạng phức tạp, tổng hợp nhiều nghành luật về hành chính, dân sự, hình sự, kinh tế, kỹ thuật. Sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật vào đầu tư xây dựng cho thấy công tác quản lý đầu tư xây dựng nói chung và quản lý đầu tư xây dựng có vốn ngân sách nhà nước nói riêng là vô cùng phức tạp, không chỉ ở qui mô dự án, công trình mà còn ở phạm vi vĩ mô. Việc thực hiện pháp luật trong đầu tư xây dựng không chỉ có luật chuyên nghành mà còn phải tuân thủ nhiều nghành luật liên quan trong từng giai đoạn và công việc cụ thể từ chuẩn bị khởi công xây dựng cho đến bàn giao sử dụng công trình. Thứ tư, vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước thể hiện trong 3 giai đoạn chủ yếu: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư; Giai đoạn thực hiện đầu tư; Giai đoạn kết thúc đầu tư xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng. Trong 3 giai đoạn nêu trên, các vi phạm pháp luật chủ yếu 13 thể hiện ở những hành vi xâm phạm trật tự quản lý hành chính như đấu thầu, cấp phép, thẩm định, ra quyết định; vi phạm kỷ luật lao động và sử dụng nguồn nhân lực thi công không đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động. Nhiều vi phạm còn dẫn đến chết người, thương tích hoặc thất thoát, lãng phí vật tư, nguồn vốn ngân sách nhà nước... Đồng thời có nhiều vi phạm hình sự như đưa hối lộ, nhận hối lộ... Thứ năm, các điều kiện đảm bảo phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam bao gồm điều kiện về chính trị: Điều kiện về chính trị là điều kiện đảm bảo cho phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam. Yếu tố chính trị là điều kiện đảm bảo mang tính định hướng, chỉ đạo quan trọng đối với việc hạn chế vi phạm pháp luật. Ở Việt Nam, yếu tố về chính trị thể hiện chủ yếu trong chủ trương, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phòng, chống vi phạm pháp luật nói chung và trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước cũng là một trong những vấn đề được Đảng ta đặc biệt quan tâm; Điều kiện về pháp luật: Pháp luật là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo cho việc phòng chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật là một hiện tượng mang tính phổ quát. Bất kể hoạt động vi phạm pháp luật nào cũng trên cơ sở pháp luật có thể bị phát hiện và xử lý. Do đó, thông qua pháp luật, các chủ thể 14 có trách nhiệm trong quy trình đầu tư xây dựng cơ bản có vốn nhà nước căn cứ vào đó để thực hiện và tự kiềm chế bản thân không vi phạm pháp luật. Cũng thông qua pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước, các cơ quan bảo vệ pháp luật có cơ sở thực hiện quyền và trách nhiệm của mình trong phòng, chống vi phạm pháp luật. Pháp luật còn là cơ sở quan trọng, là điều kiện quyết định đến ý thức pháp luật của các chủ thể thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản có vốn nhà nước và nhằm hạn chế vi phạm. Thứ sáu, các yếu tố ảnh hưởng đến vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước là văn hóa và kinh tế do ảnh hưởng của văn hóa á đông với cơ chế “xin cho” việc “có đi có lại” là lẽ đương nhiên; do lợi ích về kinh tế mang lại cho các cá nhân rất lớn và dễ dàng nên đã thôi thúc các hành vi vi phạm pháp luật của các các nhân được giao trách nhiệm quản lý tài sản nhà nước trong đầu tư xây dựng có vốn ngân sách nhà nước. Thứ bẩy, kinh nghiệm phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng có vốn ngân sách nhà nước của nước ngoài có giá trị tham khảo cho Việt Nam như sau: Một là, coi trọng công tác phòng ngừa trên cơ sở kết hợp chặt chẽ với trừng trị nghiêm khắc những hành vi vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước 15 Hai là, chú trọng xây dựng, hoàn thiện các thể chế về phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng có vốn ngân sách nhà nướcvà tăng cường bộ máy nhà nước trên cơ sở kiềm chế, đối trọng về quyền lực. Ba là, thực hiện tốt nguyên tắc công khai, minh bạch. Bốn là, phải xây dựng những tổ chức chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước đủ mạnh, độc lập trong điều tra và khách quan trong xử lý. Đồng thời, phát huy vai trò của các cơ quan chức năng, nhất là cơ quan Thanh tra, Giám sát trong việc phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước. Năm là, thực hiện cơ chế giám sát dư luận xã hội và giám sát của công chúng có hiệu quả. Sáu là, phải xây dựng được một quyết tâm chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước thật sự mạnh mẽ trong Đảng, Chính phủ và thu hút được đông đảo quần chúng tham gia. Bẩy là, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ công chức, nhất là vấn đề tiền lương. Tám là, phải phát huy được vai trò và trách nhiệm của báo chí trong phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước. 16 Chương 3 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CÓ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2014 Qua nghiên cứu thực tiễn đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước, luận án đã đi đến kết luận như sau về thực trạng vi phạm pháp luật: Thứ nhất, thực trạng vi phạm pháp luật trong khâu chủ trương đầu tư: Nhiều dự án đầu tư xác định sai chủ trương đầu tư, dẫn đến đầu tư không có hiệu quả, hoặc hiệu quả đầu tư kém, nhiều dự án do xác định sai chủ trương đầu tư dẫn tới không đưa vào hoạt động hoặc hoạt động không đúng mục đích dẫn đến thất thoát, lãng phí nghiêm trọng... Như vậy, sai lầm, vi phạm các bước nghiên cứu, phân tích chính sách và chủ trương đầu tư sẽ gây lãng phí, thất thoát nghiêm trọng nhất, cả về lãng phí trực tiếp và lãng phí gián tiếp. Thứ hai, thực trạng vi phạm pháp luật trong khâu khảo sát thiết kế. Khảo sát không đảm bảo chất lượng, chưa đủ mẫu, chưa sát với thực tế hoặc không đúng với những tiêu chuẩn, quy chuẩn dẫn đến việc phải khảo sátlại hoặc phải phải thay đổi, bổ sung, điều chỉnh thiết kế, phương án thi công nhiều lần, kéo theo là làm thay đổi dự toán, làm chậm tiến độ thi công,... gây lãng 17 phí thời gian, tiền của của dự án; thiết kế không đảm bảo chất lượng, không đồng bộ gây lún, nứt phải phá đi làm lại; phương án thiết kế không hợp lý, sử dụng vật tư, vật liệu không phù hợp với loại công trình (sử dụng vật liệu quá đắt tiền cho công trình cấp thấp); việc chọn hệ số an toàn quá cao, tính toán không chặt chẽ gây lãng phí vật liệu xây dựng và làm lợi cho các bên có lợi ích liên quan. Thứ ba, vi phạm pháp luật trong khâu đền bù, giải phóng mặt bằng xây dựng thể hiện trong các hành vi bớt xén tiền đền bù của dân; đền bù không thoả đáng, không đúng đối tượng; chi trả tiền đền bù không theo định mức, khung giá của Nhà nước và địa phương ban hành; khai khống diện tích, khối lượng tài sản được đền bù; làm giả hồ sơ đền bù... từ đó làm tăng thêm vốn đầu tư xây dựng công trình và chính việc đền bù không thoả đáng, hợp lý, không tuân theo quy định làm cho việc bàn giao mặt bằng xây dựng không đúng thời hạn quy định, dẫn đến chậm tiến độ thi công công trình, gây lãng phí, thất thoát vốn. Thứ tư, vi phạm pháp luật trong công tác triển khai và điều hành kế hoạch đầu tư hàng năm: Bố trí danh mục các dự án đầu tư quá phân tán, dàn trải, không sát với tiến độ thi công của dự án đã được phê duyệt, bố trí kế hoạch đầu tư cho dự án không đủ điều kiện dẫn đến kéo dài thời gian thi công, chậm đưa vào sử dụng làm giảm hiệu quả đồng vốn đầu tư; bố trí kế hoạch đầu tư chỉ chú 18 trọng kế hoạch khối lượng, không xây dựng kế hoạch vốn dẫn đến phát sinh mất cân đối giữa kế hoạch khối lượng và kế hoạch vốn dẫn đến hiện tượng thừa thiếu vốn giả tạo cho các dự án; bố trí kế hoạch đầu tư hàng năm cho các dự án không theo sát tiến độ đầu tư thực hiện dự án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt trong quyết định đầu tư... Thứ năm, vi phạm pháp luật trong khâu lựa chọn nhà thầu như làm sai lệch bản chất đấu thầu như không thực hiện đúng trình tự đấu thầu; xét thầu, đánh giá để xếp loại nhà thầu khi lựa chọn nhà thầu không chính xác, thiếu chuẩn mực, không đủ khả năng; hiện tượng thông đồng giữa các nhà thầu khi tham gia đấu thầu đã khống chế giá trúng thầu cho đơn vị được thoả thuận để thắng thầu đưa đến phá giá trong đấu thầu. Thứ sáu, thất thoát, lãng phí, vi phạm trong quá trình thi công xây lắp công trình cơ bản có vốn ngân sách nhà nước thể hiện: Thi công không đảm bảo khối lượng theo thiết kế được phê duyệt hoặc thi công không đúng thiết kế dẫn đến phải phá đi làm lại; sử dụng vật liệu không đảm bảo chất lượng; khai khống khối lượng; ăn bớt vật liệu trong quá trình thi công, chất lượng công trình không đảm bảo... Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản là do pháp luật chưa cụ thể, chi tiết, khó thực hiện; do năng lực cán bộ quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản; do trình độ phát 19 triển kinh tế - xã hội có nhiều biến đổi và cơ bản là do ý thức trách nhiệm của cá nhân có thẩm quyền và lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm cộng với yếu tố vụ lợi dẫn đến các vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ngày càng diễn ra phổ biến, tinh vi và đặc biệt nghiêm trọng. Đây chính là cơ sở thực tiễn để đưa ra các biện pháp phòng, chống có hiệu quả các vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước trong thời gian tới. Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CÓ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Để phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở nước ta hiện nay cần phải quán triệt đồng bộ các quan điểm: Của Đảng cộng sản Việt Nam về đấu tranh phòng chống tham nhũng lãng phí; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN; bảo đảm mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và định hướng phát triển bền vững và bảo đảm hội nhập quốc tế và thực hiện đồng bộ các giải pháp chung: Nâng cao nhận thức về vai trò của công cuộc đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước; nâng cao chất lượng công tác giáo dục, đào tạo, bố trí, đề 20 bạt sử dụng cán bộ làm công tác đầu tư xây dựng; hoàn thiện các chính sách, pháp luật về xây dựng tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực xây dựng nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện các nội dung trong từng giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng và các giải pháp cụ thể: tăng cường hoạt động của lực lượng đấu tranh phòng, chống tội vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước; tăng cường hoạt động giám sát của nhân dân và các đoàn thể quần chúng đối với vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước; tăng cường công tác điều tra cơ bản bảo đảm chủ động phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước và đổi mới phương pháp thu thập và xử lý thông tin, tăng cường công tác điều tra khám phá vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước. 21 KẾT LUẬN Đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.trên qui mô toàn quốc cũng như ở từng địa phương. Do qui mô, tầm quan trọng của các công trình, do sử dụng vốn ngân sách của Nhà nước nên quá trình đầu tư đòi hỏi phải được qui định hết sức chặt chẽ đồng thời phải có các giải pháp đồng bộ phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả thất thoát, lãng phí tài nhà nước trong lĩnh vực này. Trong những năm đổi mới vừa qua do yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho xây dựng cơ bản có giá trị rất lớn, pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản đã từng bước hoàn thiện, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập, thiếu sót, sơ hở, việc quản lý vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản còn lỏng lẻo và nhiều nguyên nhân khác nữa dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước có chiều hướng gia tăng, diễn biến ngày càng phức tạp gây thất thoát, lãng phí với giá trị rất lớn ngân sách nhà nước. Việc nghiên cứu các vấn đề cơ bản và đề xuất các giải pháp đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước là yêu cầu khách quan, cấp bách. Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng có vốn ngân sách nhà nước là hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm hại các qui định 22 của pháp luật về trật tự quản lý nhà nước về kinh tế, xâm hại đến tài sản và các lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tập thể và của công dân trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước, là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lý của chủ thể quản lý, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng có vốn ngân sách nhà nước do nhiều chủ thể thực hiện bao gồm cả các tổ chức và cá nhân có thẩm quyền thực hiện các công việc ở các giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư; rất đa dạng về hành vi xâm hại, lĩnh vực xâm hại và mức độ hậu quả của hành vi xâm hại nhưng nhìn chung vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này đều xuất phát từ động cơ vụ lợi vật chất, gian dối trong đề xuất, thẩm định, phê duyệt dự án tổ chức thực hiện và thanh quyết toán công trình nhằm chiếm đoạt tài sản của N

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_vi_pham_phap_luat_trong_dau_tu_xay_dung_co_b.pdf
Tài liệu liên quan