Tóm tắt Luận án Xác định quy mô đất tối ưu trong sản xuất nông nghiệp của người dân đồng bằng sông Cửu Long

Nông hộ nên thuê hoặc cầm cố đất của những hộ canh tác kế bên để tận dụng

tính kinh tế theo quy mô. Nông hộ cũng có thể mua thêm đất (chiếm 25,27% tổng ý

kiến nông hộ) của những hộ lân cận hoặc mua đất ở những nơi khác trong vùng dưới

sự hỗ trợ của nhà nước từ chính sách vay vốn với lãi suất ưu đãi.

Hợp tác với những hộ canh tác lúa lân cận có quy mô nhỏ để mở rộng quy mô

sản xuất với hình thức tổ, nhóm canh tác lúa hoặc hợp tác xã.

Nông hộ có thể tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn để tận dụng ưu thế về

quy mô cũng như những chính sách hỗ trợ của nhà nước.

Nông dân và doanh nghiệp cần liên kết thành lập “cánh đồng mẫu lớn” và hình

thành vùng chuyên canh gắn với tiêu chuẩn Viet GAP.

pdf28 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 01/03/2022 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Xác định quy mô đất tối ưu trong sản xuất nông nghiệp của người dân đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à sản lượng lúa được nông hộ sản xuất ra; K, L và FS thể hiện giá trị của vốn (tất cả chi phí sản xuất trừ chi phí lao động gia đình), tổng số ngày công lao động (bao gồm lao động gia đình và thuê mướn) và đầu vào đất (quy mô đất) tương ứng; αK, αL và αFS thể hiện hệ số co giãn của vốn, lao động và đất đai tương ứng; i chỉ nông hộ thứ i và j chỉ mùa vụ canh tác thứ j; t là xu hướng thời gian và η là tỷ lệ tiến bộ kỹ thuật. Sử dụng hàm logarit để ước tính công thức (2.4) như sau: 𝑙𝑛𝑆𝐿𝑈𝑂𝑁𝐺௜௝ = (𝑙𝑛𝐴଴ + ηt) + 𝛼௄𝑙𝑛𝐾௜௝ + 𝛼௅𝑙𝑛𝐿௜௝ + 𝛼ிௌ𝑙𝑛𝐹𝑆௜௝ + 𝜀 (2.5) Hàm sản xuất này được ước tính với dữ liệu cắt ngang, biến xu hướng thời gian với t = 1 thì lnA0 + ηt trở thành hằng số. Để có được TFP, trước hết tính hiệu suất không đổi theo quy mô (𝑅𝑇𝑆 = 𝛼௄ + 𝛼௅ + 𝛼ிௌ), tiếp theo chuẩn hóa hệ số co giãn của các yếu tố đầu vào và tìm được 𝛼′௄ = ఈ಼ ோ்ௌ , 𝛼′௅ = ఈಽ ோ்ௌ , 𝛼′ிௌ = ఈಷೄ ோ்ௌ và tính TFP như sau: 𝑇𝐹𝑃௜௝ = 𝑆𝐿𝑈𝑂𝑁𝐺௜௝ 𝐾௜௝ ఈᇱ಼ 𝐿௜௝ ఈᇱಽ 𝐹𝑆௜௝ ఈᇱಷೄ (2.6) Trên cơ sở lý luận về TFP nhận thấy, đây chính là chỉ tiêu có thể phản ánh toàn diện hiệu quả của toàn bộ quá trình sản xuất nông nghiệp bởi nó bao hàm cả việc sử dụng những kỹ thuật quản lý cùng với trình độ công nghệ có liên quan (Li và cộng sự, 2013) và đây cũng là chỉ tiêu không chịu sự tác động của giá cả các yếu tố đầu vào cũng như giá sản phẩm đầu ra. Do đó, luận án sử dụng chỉ tiêu TFP để xác định ngưỡng quy mô tối ưu nhằm tối đa hóa HQHĐSX, đồng thời luận án vẫn phân tích bốn chỉ tiêu kia để làm cơ sở minh chứng cho nhận định “mỗi chỉ tiêu đó chưa phải là chỉ tiêu tốt nhất đo lường HQHĐSX”. 2.1.2 Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của quy mô đất đến HQHĐSX Wickramaarachchi và Weerahewa (2018) năng suất được định nghĩa là khả năng của một đơn vị đầu vào để tạo ra một đơn vị đầu ra nhất định. Năng suất nông nghiệp cho thấy mức độ hiệu quả của nông hộ trong việc sử dụng một đầu vào cụ thể với trình độ công nghệ nhất định. Mối quan hệ nghịch đảo giữa quy mô và HQHĐSX giữ vai trò quan trọng ở nhiều vùng trong các thời điểm khác nhau và mối quan hệ này được phát hiện đầu tiên trong sản xuất nông nghiệp ở Nga bởi Chayanov (1926), sau đó được kế thừa và phát triển rộng rãi trong những năm 1960 và 1970 (Sen, 1962; Bardhan, 1973). Sen (1962) các trang trại ở Ấn Độ có quy mô càng nhỏ sẽ có HQHĐSX càng cao do áp dụng nhiều đầu vào (đặc biệt là lao động gia đình). Berry và Cline (1979) cũng chứng minh được mối quan hệ tương tự như Sen ở các nước đang phát triển khác và 8 Deolalikar (1981) cho rằng mối quan hệ chỉ đúng trong nền nông nghiệp truyền thống. Mối quan hệ này trở thành chủ đề tranh luận sôi nổi giữa các nhà kinh tế nông nghiệp và nhà kinh tế phát triển (Carter, 1984; Feder, 1985; Benjamin, 1995). Sự không hoàn hảo trong thị trường các yếu tố đầu vào cũng góp phần hình thành mối quan hệ nghịch đảo mạnh giữa quy mô và HQHĐSX. Đầu tiên, việc phân tích dữ liệu từ mười lăm quốc gia đang phát triển, Cornia (1985) cho thấy sản lượng trên một đơn vị đất nông nghiệp giảm một cách có hệ thống khi quy mô tăng lên bởi lao động là dồi dào hơn và rẻ hơn cho nông dân có quy mô sản xuất nhỏ. Kiến thức của chủ hộ về đất đai và điều kiện khí hậu địa phương được tích lũy qua nhiều thế hệ góp phần gia tăng lợi thế so với thuê mướn lao động (Rosenzweign và Wolpin, 1985). Lợi thế về giám sát và kiến thức của nông hộ có quy mô nhỏ sẽ bù đắp cho những khó khăn trong việc tiếp cận vốn và bảo hiệm chính thức ở thị trường nông thôn (Feder, 1985). Một mối quan hệ ngược giữa quy mô và HQHĐSX xảy ra do sự không hoàn hảo của thị trường tín dụng và lao động khi kết hợp với yếu tố chi phí cố định trong sản xuất (Eswaran và Kotwal, 1986). Đất đai và bảo hiểm không hoàn hảo thúc đẩy những hộ sản xuất nhỏ sử dụng nhiều lao động gia đình hơn nhằm giảm tác động bất lợi tiềm tàng của biến động giá cả (Barrett, 1996). Assuncao và Ghatak (2003) đã chứng minh được mối quan hệ ngược sau khi kiểm soát sự không đồng nhất các kỹ năng của nông dân. Thapa (2007) cũng phát hiện ra mối quan hệ này ở Nepal do sử dụng nhiều lao động và tiền mặt hơn so với các trang trại lớn. Ansoms và cộng sự (2008) đã tìm thấy mối quan hệ nghịch đảo mạnh giữa quy mô và HQHĐSX ở Rwanda do sự khan hiếm đất đai buộc nông hộ phải khai thác quá mức nguồn tài nguyên này trong trường hợp thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu cũng cho thấy sự gia tăng tiền lương trong lĩnh vực phi nông nghiệp và sự tiến bộ công nghệ sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá, khả năng quản lý, sự hiện diện và mức độ không hoàn hảo của thị trường. Chính những yếu tố này sẽ hình thành mối quan hệ ngược giữa quy mô và HQHĐSX (Otsuka, 2013). Và mối quan hệ ngược giữa quy mô và HQHĐSX do bỏ sót những yếu tố khác có ảnh hưởng đến HQHĐSX như kiến thức và sự hiểu biết về kỹ thuật cũng như những vấn đề môi trường kinh tế xã hội trong đó nông dân phải ra quyết định (Kalirajan, 1990) và trên nền tảng những nghiên cứu trước đó đã lựa chọn hai chỉ tiêu (đó là giáo dục và thu nhập khác ngoài nông nghiệp) trong số các chỉ tiêu môi trường kinh tế xã hội để đo lường mối quan hệ giữa quy mô với HQHĐSX (Bravo– Ureta và Pinheiro, 1997), sự khác nhau giữa các hộ (Assuncao và Ghatak, 2003), sự manh mún đất (Wu và cộng sự, 2005), sự khác biệt trong chất lượng đất (Benjamin, 1992; Lamb, 2003; Assuncao và Braido, 2007), các đặc điểm của đất và hàm lượng cát (Barrett và cộng sự, 2010) cùng với những yếu tố khác, đồng thời bỏ sót các cách định nghĩa khác nhau thể hiện HQHĐSX. Do đó, Li và cộng sự (2013), Wickramaarach và Weerahewa (2018) đã bổ sung các biến ngoại sinh để kiểm soát 9 ảnh hưởng của những yếu tố trên đến hiệu quả hoạt động sản xuất lúa của nông hộ. Tuy nhiên, mức độ tác động của mối quan hệ ngược giữa quy mô và HQHĐSX có xu hướng suy giảm theo thời gian (Deininger và Byerlee, 2012; Deininger và cộng sự, 2015) do sự xuất hiện thị trường lao động không hoàn hảo và sự thay đổi công nghệ. Ngược lại, một vài nghiên cứu chứng minh mối quan hệ thuận giữa quy mô và HQHĐSX, ngụ ý những hộ sản xuất với quy mô lớn sẽ đạt hiệu quả cao hơn những hộ có quy mô sản xuất nhỏ. Sự xuất hiện cuộc cách mạng xanh làm gia tăng vai trò của vốn và kiến thức, điều này làm xuất hiện những nông dân sản xuất với quy mô lớn đạt HQHĐSX cao hơn ở các huyện phù hợp với công nghệ mới (Deolalikar, 1981). Những đổi mới gần đây trong nhân giống cây trồng, làm đất và công nghệ thông tin giúp giám sát lao động dễ dàng hơn, do đó gia tăng HQHĐSX trong nông nghiệp truyền thống ở Đông Âu và Nam Mỹ (Helfand và Levine, 2004; Lissitsa và Odening, 2005). Và mối quan hệ thuận này cũng được phát hiện ở Nigeria do đầu vào chất lượng cao được sử dụng bởi những hộ quy mô lớn (Obasi, 2007), ở Nhật Bản các thị trường yếu tố hoạt động tương đối tốt (Kawasaki, 2010) và Trung Quốc do sự phát triển công nghệ và sự chuyển đổi công nghệ (Chen và cộng sự, 2011). Kết quả hỗn hợp thu được bởi Rahman và Rahman (2009) cho rằng, mối quan hệ thuận giữa HQHĐSX và quy mô xảy ra trong khu vực công nghệ tiên tiến và mối quan hệ nghịch đảo vẫn tồn tại ở các khu vực đang phát triển. Tamel (2011) trong ngành nông nghiệp Hoa Kỳ với kết quả cho thấy ở một số khu vực thì quy mô và HQHĐSX là thuận chiều nhưng ở một số khu vực khác thì nghịch chiều. HQHĐSX có thể có mối quan hệ thuận chiều (Kawasaki, 2010; Ali và Deininger, 2015; Lu và cộng sự, 2018) hay ngược chiều (Paul và Githinji, 2017) với quy mô tùy thuộc vào quá trình phân mảnh. Do đó, mối quan hệ nghịch đảo là một hiện tượng địa phương hơn là một quy luật tất yếu trong sản xuất. Các nghiên cứu không những dừng lại ở mối quan hệ đơn thuần (quan hệ cùng chiều hay ngược chiều) mà còn biểu hiện mối quan hệ phi tuyến (dạng U hoặc Ungược ̴ ∩) giữa quy mô và HQHĐSX. Đầu tiên, Mahmood và Nadeem-ul-haque (1981) đã chứng minh được mối quan hệ phi tuyến dạng U giữa quy mô và HQHĐSX khi ước lượng yếu tố đầu vào (quy mô, quy mô bình phương) với đầu ra. Kế thừa thành quả đó, các nhà nghiên cứu Byiringiro và Reardon (1996), Heltberg (1998b), Helfand và Levine (2004), và Ali và Deininger (2015) đã bổ sung thêm các biến chỉ đặc điểm của đất và vùng miền. Tuy nhiên, Dorward (1999), Kimhi (2006), Barrett và cộng sự (2010), Ali và Deininger (2015), Nkonde và cộng sự (2015), Henderson (2015), Anseeuw và cộng sự (2016), Wickramaarachchi và Weerahewa (2018) cho rằng giữa quy mô và HQHĐSX có mối quan hệ phi tuyến dạng ∩ thông qua các mô hình khác nhau từ đơn giản (chỉ có biến quy mô và quy mô bình phương) cho đến mô hình hoàn chỉnh 10 các biến thể hiện thông tin và đặc điểm chủ hộ, đặc điểm và chất lượng đất, khả năng quản lý và chăm sóc ruộng lúa, ... đều thể hiện mối quan hệ này. 2.1.3 Cơ sở lý luận về quy mô tối ưu Theo lý thuyết kinh tế học và lý thuyết kinh tế sản xuất nông nghiệp, Debertin (2002) cũng xác định được ngưỡng đầu vào tối ưu để tối đa hóa đầu ra thông qua phương pháp tính đạo hàm bậc nhất theo yếu tố đầu vào cụ thể. Theo Greene (2003) việc xác định x để f(x) đạt giá trị tối đa hay tối thiểu. Bởi vì f’(x) là độ dốc của hàm f(x) do đó để tối đa hóa xảy ra khi 𝑓ᇱ(𝑥) = 0. Mặt khác, hàm số sẽ tiếp tục tăng hoặc giảm tại x. Điều này ngụ ý điều kiện bậc nhất hoặc điều kiện cần để tối đa hóa hoặc tối thiểu hóa là ௗ௬ ௗ௫ = 0. Do đó, để tối đa hóa hoặc tối thiểu hóa một hàm số của một biến số phải thỏa điều kiện bậc nhất là డ௙(௫) డ௫ = 0. Theo lý thuyết kinh tế vi mô, khi quy mô càng nhỏ thì chi phí trung bình sẽ tăng, khi quy mô càng mở rộng thì chi phí trung bình sẽ càng giảm, cho đến một quy mô nhất định nào đó (hay quy mô tối ưu) thì chi phí trung bình sẽ thấp nhất (cực tiểu) và nếu vượt quy mô tối ưu này thì chi phí trung bình sẽ tăng nếu càng mở rộng quy mô, điều này cho kết quả ngược lại đối với hàm sản xuất tức nhận được năng suất trung bình lớn nhất ứng với quy mô tối ưu. Theo Wickramaarachchi và Weerahewa (2018), quy mô tối ưu là quy mô mà tại đó HQHĐSX tối đa. Bởi vì khi quy mô còn nhỏ, nếu tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất thì hiệu quả đạt được sẽ ngày càng gia tăng và đạt hiệu quả cao nhất tại ngưỡng quy mô tối ưu. Tại ngưỡng quy mô này nếu tiếp tục mở rộng quy mô canh tác thì hiệu quả ngày càng sụt giảm và ngưỡng quy mô tối ưu được xác định bằng ఉభ ଶఉమ . 2.2 Tổng quan tài liệu tham khảo 2.2.1 Các nghiên cứu ảnh hưởng của quy mô đất đến HQHĐSX 2.2.1.1 Ảnh hưởng của quy mô đến năng suất đất Mối quan hệ ngược được thảo luận và phát hiện thông qua lý luận và thực nghiệm ở nhiều quốc gia trên thế giới (Mazumdar, 1965; Bharadwaj, 1974; Khan, 1977; Chaddha, 1978; Berry và Cline, 1979; Carter, 1984; Cornia, 1985; Feder, 1985; Bhalla và Roy, 1988; Chattopadhyay và Sengupta, 1997; Heltberg, 1998a&b; Assuncao và Ghatak, 2003; Fan và Chan-Kang, 2005; Barrett và cộng sự, 2010; Chen và cộng sự, 2011; Sial và cộng sự, 2012; Carletto và cộng sự, 2013; Holden và Fisher, 2013; Ali và Deininger, 2015; Desiere và Jolliffe, 2017) nhưng trọng tâm ở Ấn Độ (Sen, 1962; Bardhan, 1973; Ghose, 1979; Newell và cộng sự, 1997; Assuncao và Braido, 2007; Gaurav và Mishra, 2015). Tuy nhiên, cũng có không ít những nghiên cứu không đồng tình với giả thuyết trên và dựa trên bằng chứng thực nghiệm đã đưa ra nhận định ngược lại, đó là những 11 hộ sản xuất với quy mô lớn sẽ đạt hiệu quả hơn những hộ có quy mô sản xuất nhỏ (Rao, 1966; Srivastave và cộng sự, 1973; Heltberg, 1998a&b; Khan, 1979; Khan và Maki, 1979; Rao và Chotigeat, 1981; Kevane, 1996; Akram-Lodhi, 2001; Van Hung và cộng sự, 2007; Trương Hồng Võ Tuấn Kiệt và Hứa Tuấn Tài, 2013; Akudugu, 2016). Như vậy, quy mô đất có thể có tác động đến năng suất đất theo hai chiều, thể hiện tính kinh tế theo quy mô và tính phi kinh tế theo quy mô. Những nghiên cứu (Mahmood và Nadeem-ul-haque, 1981; Byiringiro và Reardon, 1996; Heltberg, 1998b; Ali và Deininger, 2015) đã chứng minh được mối quan hệ phi tuyến dạng U giữa quy mô và năng suất đất. Tuy nhiên, Dorward (1999), Barrett và cộng sự (2010), Ali và Deininger (2015), Nkonde và cộng sự (2015), Henderson (2015), Anseeuw và cộng sự (2016), Wickramaarachchi và Weerahewa, 2018 cho rằng giữa quy mô và năng suất đất có mối quan hệ phi tuyến dạng ∩. 2.2.1.2 Ảnh hưởng của quy mô đến năng suất lao động Hiệu quả hoạt động sản xuất được đo lường thông qua năng suất lao động không được nghiên cứu phổ biến như năng suất đất nhưng vẫn được nghiên cứu trong những năm gần đây và cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô và năng suất lao động (Lamb, 2003; Li và cộng sự, 2013; Adamopoulos và Restuccia, 2014). Các nhà nghiên cứu Byiringiro và Reardon (1996), Nkonde và cộng sự (2015), Wickramaarachchi và Weerahewa (2018) cũng tìm thấy mối quan hệ phi tuyến có dạng ∩ giữa quy mô và năng suất lao động dựa trên cách ước lượng năng suất lao động với các biến giải thích khác nhau như quy mô, quy mô bình phương, các biến thể hiện đặc điểm của chủ hộ, đặc điểm của đất, sự khác biệt địa bàn cư trú. 2.2.1.3 Ảnh hưởng của quy mô đến hiệu quả đồng vốn Tuy có rất ít nghiên cứu về mối quan hệ này nhưng vẫn cho thấy mối quan hệ rõ rệt như các thước đo HQHĐSX khác. Đầu tiên, Li và cộng sự (2013), Wickramaarachchi và Weerahewa (2018) đã sử dụng thước đo hiệu quả đồng vốn để đo lường HQHĐSX và cho thấy mối quan hệ thuận giữa quy mô và hiệu quả đồng vốn. Tuy nhiên, Nkonde và cộng sự (2015) lại đo lường hiệu quả sử dụng đồng vốn thông qua hiệu quả chi phí và tìm được mối quan hệ phi tuyến có dạng ∩ giữa quy mô và hiệu quả đồng vốn trong cả ba trường hợp giản đơn, bán hoàn chỉnh và hoàn chỉnh các biến. 2.2.1.4 Ảnh hưởng của quy mô đến hiệu quả kinh tế Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được mối quan hệ ngược giữa quy mô và hiệu quả kinh tế (Lau và Yotopoulos, 1971; Tadesse và Krishnamoorthy, 1997; Bagi, 1982; Townsend và cộng sự, 1998; Xu và Jeffrey, 1998; Gorton và Davidova, 2004; Manjunatha và cộng sự, 2013). Ngược lại, Hall và Leveen (1978), Lund và Hill 12 (1979), Hoque (1988), Kalaitzandonakes và cộng sự (1992), Sharma và cộng sự (1999), Alvarez và Arias (2004), Rios và Shively (2005), Tipi và cộng sự (2009), Nguyễn Hữu Đặng (2012 chứng minh được mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô và hiệu quả sản xuất. Các nhà nghiên cứu không những dừng lại trong mối quan hệ tuyến tính giữa quy mô và hiệu quả sản xuất mà còn nghiên cứu và đưa ra nhận định về sự tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa quy mô với hiệu quả sản xuất. Mối quan hệ có dạng U giữa quy mô và hiệu quả sản xuất được thể hiện thông qua nghiên cứu của (Helfand và Levine, 2004). Ngược lại, Hoque (1988), Nguyễn Tiến Dũng và Lê Khương Ninh (2015), Nguyễn Tiến Dũng (2015) đã chứng minh được mối quan hệ phi tuyến có dạng Ungược giữa quy mô và hiệu quả sản xuất 2.2.1.5 Ảnh hưởng của quy mô đến năng suất nhân tố tổng hợp Mối quan hệ giữa quy mô và TFP tuy không được quan tâm sâu sắc như mối quan hệ giữa quy mô và năng suất đất. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn cho thấy giữa quy mô và TFP có thể có mối quan hệ tuyến tính (ngược chiều, cùng chiều) hay phi tuyến thông qua một số nghiên cứu thực nghiệm. Đầu tiên, Van Zyl và cộng sự (1996), Li và cộng sự (2013), Gautam và Ahmed (2018) đã tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô và TFP. Ngược lại, những nghiên cứu khác cũng tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô và TFP qua thực nghiệm ở Czech Republic (Hughes, 1998), ở Slovakia (Hughes, 2000), ở Việt Nam (Dinh Bao, 2014) và ở Úc (Sheng và Chacellor, 2018). Nghiên cứu cũng đã tìm thấy mối quan hệ phi tuyến giữa quy mô và TFP dưới hai dạng khác nhau. Mối quan hệ phi tuyến có dạng U giữa quy mô và TFP qua nghiên cứu của Nkonde và cộng sự (2015) đã chứng minh được mối quan hệ phi tuyến có dạng ∩ giữa quy mô và TFP. 2.2.1.6 Ảnh hưởng của quy mô đến hiệu quả hoạt động sản xuất Như vừa trình bày, đa phần các nghiên cứu chỉ sử dụng một thước đo duy nhất về hiệu quả hoạt động sản xuất, trong đó năng suất đất được sử dụng phổ biến trong nhiều nghiên cứu để khám phá mối quan hệ giữa quy mô và HQHĐSX. Các cách đo lường HQHĐSX khác như năng suất lao động, hiệu quả đồng vốn, hiệu quả kỹ thuật và TFP thường ít được sử dụng. Những năm gần đây để đo lường toàn diện HQHĐSX thông qua các khía cạnh đo lường khác nhau (3 – 5 thước đo) được thực hiện bởi Li và cộng sự (2013), Nkonde và cộng sự (2015), Wickramaarachchi và Weerahewa (2018) đã chứng minh được mối quan hệ khác nhau (tuyến tính như cùng chiều hay ngược chiều, phi tuyến có dạng U hay ∩) giữa quy mô và HQHĐSX tùy thuộc vào cách đo lường hiệu quả hoạt động sản xuất cụ thể. 2.2.2 Các nghiên cứu về quy mô tối ưu Nhiều nghiên cứu đã chứng minh ngưỡng quy mô đất tối ưu để tối đa hóa 13 HQHĐSX theo nhiều cách đo lường khác nhau trong cùng một bộ dữ liệu (3 – 5 thước đo) hoặc khác bộ dữ liệu (nghiên cứu đơn lẻ một thước đo HQHĐSX). Trên cơ sở tính đạo hàm bậc nhất hay ఉభ ଶఉమ dựa trên kết quả ước lượng của mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐSX (Hoque, 1988; Hassanpour, 2013; Nguyễn Tiến Dũng, 2015; Nkonde và cộng sự, 2015; Wickramaarachchi và Weerahewa, 2018) 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1 Khung nghiên cứu Nguồn: Nghiên cứu và thiết kế Hình 2.1 Khung nghiên cứu đề xuất 2.3.2 Thu thập số liệu Chọn 03 tỉnh trong ĐBSCL có cùng đặc điểm của đất với quy mô trồng lúa lớn là An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ. Chọn ngẫu nhiên 498 hộ sản xuất thuần lúa trong vụ Thu đông 2016, Đông xuân 2017 và Hè thu 2017, trong đó An Giang (225 hộ), Cần Thơ (90 hộ) và Đồng Tháp (183 hộ). 2.3.3 Phân tích số liệu Mục tiêu 1: nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả Mục tiêu 2: nghiên cứu sử dụng 2 cách: - Phương pháp ước lượng 2 bước đối với bốn cách đo lường HQHĐSX gồm năng suất đất, năng suất lao động, hiệu quả đồng vốn và TFP. - Phương pháp ước lượng 1 bước đối với thước đo về hiệu quả kinh tế. Mục tiêu 3: sử dụng điều kiện cần và công thức tính của Greene (2003), Wickramaarachchi và Weerahewa (2018): Hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên (SFA) Hiệu quả kinh tế (EE) Quy mô tối ưu theo EE Giải pháp sử dụng hiệu quả quy mô Năng suất lao động Quy mô tối ưu theo NSLD Năng suất đất Quy mô tối ưu theo NSDAT Hiệu quả đồng vốn (HQĐV) Quy mô tối ưu theo HQĐV Hàm sản xuất Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) Quy mô tối ưu theo TFP 14 𝜕𝐻𝑄𝐻Đ𝑆𝑋(𝑄𝑀𝐷𝐴𝑇) 𝜕𝑄𝑀𝐷𝐴𝑇 = 0 => 𝑄𝑀𝐷𝐴𝑇 = 𝛽ଵ 2𝛽ଶ (2.7) Mục tiêu 4: dựa vào kết quả đạt được để đề xuất các giải pháp hiệu quả nhất 2.4 Mô hình thực nghiệm ảnh hưởng của quy mô đất đến HQHĐSX lúa Mô hình tổng quát đo lường ảnh hưởng của quy mô đất đến hiệu quả hoạt động sản xuất thông qua các khía cạnh khác nhau như sau: 𝐻𝑄𝐻Đ𝑆𝑋௜௝௞ = 𝛽଴ + 𝛽ଵ𝑄𝑀𝐷𝐴𝑇௜௝ + 𝛽ଶ𝑄𝑀𝐷𝐴𝑇𝑆𝑄௜௝ + 𝛽ଷ𝑄𝑀𝐿𝐷௜௝ + 𝛽ସ𝑁𝑈𝐶𝐻௜௝ + 𝛽ହ𝑇𝐷𝐻𝑉𝐶𝐻௜௝ + 𝛽଺𝑇𝑁𝐾𝐻𝐴𝐶௜௝ + 𝛽଻𝑆𝑂𝑀𝐴𝑁𝐻௜௝ + 𝛽଼𝐿𝐷𝑇𝐻𝑈𝐸௜௝ + 𝛽ଽ𝐿𝐷𝐺𝐷௜௝ + 𝛽ଵ଴𝐴𝑁𝐺𝐼𝐴𝑁𝐺௜௝ + 𝛽ଵଵ𝐷𝑂𝑁𝐺𝑇𝐻𝐴𝑃௜௝ + 𝛽ଵଶ𝑇𝑉𝑂𝑁௜௝ + 𝛽ଵଷ𝑇𝐻𝐴𝑀𝑁𝐼𝐸𝑁௜௝ + 𝛽ଵସ𝐾𝐶𝑅𝑈𝑂𝑁𝐺௜௝ + 𝛽ଵହ𝑇𝐴𝑃𝐻𝑈𝐴𝑁௜௝ + 𝜀௜௝ (2.8) Trong đó: HQHĐSXk là hiệu quả hoạt động sản xuất được đo lường thông qua k khía cạnh khác nhau, QMDAT là quy mô đất trồng lúa trên mảnh ruộng lớn nhất (ha), QMDATSQ là bình phương quy mô đất trồng lúa của hộ, QMLD là số thành viên trong độ tuổi lao động của gia đình tham gia sản xuất lúa (số lao động), NUCH là biến giả thể hiện giới tính của chủ hộ (=1 nếu chủ hộ là nữ và =0 nếu ngược lại), TDHVCH là trình độ học vấn của chủ hộ (số lớp học), TNKHAC là thu nhập ngoài làm lúa của hộ (triệu đồng/năm), SOMANH là số mảnh đất trồng lúa của hộ (số mảnh), LDTHUE là tổng số ngày công lao động thuê làm việc trên ruộng lúa (ngày/ha), LDGD là tổng số ngày công lao động gia đình làm việc trên ruộng lúa (ngày/vụ), ANGIANG (=1 nếu nông hộ sống ở An Giang và =0 nếu ở tỉnh khác), và DONGTHAP (=1 nếu nông hộ sống ở Đồng Tháp và =0 nếu ở tỉnh khác), TVON là tổng chi phí cho các yếu tố đầu vào (bao gồm lao động gia đình) (triệu đồng/vụ), THAMNIEN là số năm kinh nghiệm trồng lúa của chủ hộ (năm), KCRUONG là khoảng cách từ nơi sinh sống của hộ đến mảnh ruộng lớn nhất (km), TAPHUAN (=1 nếu chủ hộ có tham gia các lớp tập huấn trong 3 năm gần nhất và =0 nếu ngược lại), i chỉ nông hộ trồng lúa thứ i và j thể hiện số vụ trồng lúa thứ j. 15 CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU Chương này trình bày tổng quan về đồng bằng sông Cửu Long cũng như của các tỉnh khảo sát chủ yếu có liên quan đến quy mô đất. 3.1 Tài nguyên đất vùng đồng bằng sông Cửu Long Diện tích đất trong vùng khảo sát tập trung trên nền đất phù sa. Nhóm đất này có độ phì cao và cân đối, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa, dừa, mía, dứa và cây ăn quả. 3.2 Hiện trạng sản xuất lúa 3.2.1 Quy mô đất ở đồng bằng sông Cửu Long * Quy mô đất sản xuất nông nghiệp Số hộ sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL nói chung và 3 tỉnh nghiên cứu nói riêng tập trung chủ yếu ở quy mô từ 0,5 – 2 ha chiếm 40,36%, kế đến là quy mô từ 0,2 – 0,5 ha chiếm 25,13% và còn lại phân bổ ở các quy mô khác. Bảng 3.1 Số hộ sử dụng đất nông nghiệp ở ĐBSCL phân theo quy mô Đơn vị tính: Hộ Địa bàn 2 ha Tổng số An Giang 37.887 36.339 68.427 27.395 170.048 Cần Thơ 20.942 26.850 43.264 11.151 102.207 Đồng Tháp 49.341 53.713 89.269 24.086 216.409 ĐBSCL 509.795 598.932 961.914 312.455 2.383.335 Nguồn:Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản Việt Nam năm 2016 * Quy mô đất trồng lúa phân theo địa phương Nguồn:Tổng cục thống kê 2017 Hình 3.1 Quy mô đất trồng lúa ở ĐBSCL phân theo địa phương Quy mô đất trồng lúa tập trung nhiều ở An Giang, kế đến là Đồng Tháp và ít nhất là Cần Thơ. Kết quả này hình thành số hộ được khảo sát ở các tỉnh trên địa bàn nghiên cứu. 0 1000 2000 3000 4000 5000 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 ĐBSCL Đồng Tháp An Giang Cần Thơ 16 * Quy mô đất trồng lúa phân theo quy mô Nguồn:Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản Việt Nam năm 2016 Hình 3.2 Cơ cấu hộ sử dụng đất trồng lúa ở ĐBSCL phân theo quy mô Tổng số hộ trồng lúa của ĐBSCL chiếm 19,12% tổng số hộ trồng lúa cả nước và tập trung ở quy mô từ 0,5 – 2 ha. Số hộ trồng lúa ở Đồng Tháp cao hơn so với 2 tỉnh còn lại và khi phân chia theo quy mô canh tác thì quy mô canh tác của người dân 3 tỉnh An Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp vẫn có kết quả tương tự như nông hộ vùng ĐBSCL, có nghĩa là đa phần người dân canh tác ở quy mô từ 0,5 – 2 ha chiếm khoảng 40%, quy mô từ 0,2 – 0,5 ha chiếm khoảng 25%, quy mô dưới 0,5 ha chiếm khoảng 22% và quy mô trên 2 ha chiếm khoảng 13%. Điều này hàm ý, người dân trong vùng khảo sát đang canh tác ở quy mô nhỏ lẻ và manh mún do đó chưa thật sự mang lại hiệu quả hoạt động sản xuất tối ưu. 3.2.2 Kết quả sản xuất lúa trên địa bàn nghiên cứu Nguồn: Tổng cục thống kê 2017 Hình 3.3 Sản lượng sản xuất lúa ở ĐBSCL 2010 – 2017 Sản lượng lúa ở ba tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ đều theo xu hướng tăng dần theo thời gian cho cả giai đoạn nhưng bắt đầu giảm nhẹ ở năm 2016, trong đó sản lượng An Giang cao nhất và Cần Thơ là thấp nhất. Cần Thơ có sản lượng thấp nhất nhưng tốc độ tăng sản lượng khá lớn nếu so sánh hai năm 2010 và 2017 vào khoảng gần 16%, đạt sản lượng cao nhất lên đến 1,408 triệu tấn vào năm 2015. Đối với An Giang và Đồng Tháp với sản lượng lớn nên xu hướng giảm ở các năm sau thấy rõ hơn mặc dù sản lượng tăng trong suốt giai đoạn khoảng hơn 6% và 14% cho từng tỉnh. Tóm lại, sản lượng các tỉnh có tăng nhưng bắt đầu giảm nhẹ ở các năm sau và chậm hơn so với diện tích nên các tỉnh có năng suất giảm dần ở các năm sau. 0.00 20.00 40.00 60.00 2 ha An Giang Cần Thơ Đồng Tháp ĐBSCL 0.00 2,000.00 4,000.00 6,000.00 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Sơ bộ 2017 Đồng Tháp An Giang Cần Thơ 17 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Chương này trình bày và thảo luận kết quả của từng nội dung nghiên cứu. Từ đó, đề xuất giải pháp sử dụng hiệu quả quy mô góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, cải thiện thu nhập và nâng cao mức sống của nông hộ ĐBSCL. 4.1 Thực trạng sản xuất lúa của nông hộ ĐBSCL 4.1.1 Đất đai Bảng 4.1 Thực trạng đất canh tác của nông hộ Loại đất Nông hộ (m 2/hộ) Đầu người (m2/người) Bình quân Tỷ lệ (%) Bình quân Tỷ lệ (%) Thổ cư 755,63 3,93 172,52 3,93 Nông nghiệp 18.401,43 95,82 4.201,24 95,82 Nuôi thủy sản 47,39 0,25 10,82 0,25 Tổng cộng 19.204,45 100,00 4.384,58 100,00 Nguồn:Kết quả tổng hợp số liệu tự khảo sát năm 2017 Đất đai là tài sản quý báu của nông hộ bởi đây là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp – đặc biệt là lúa – và cũng là nguồn tài sản thừa kế cho con cháu trong tương lai. Tuy nhiên, dưới tác động của quá trình đô thị hóa và sự kế thừa của con cái đã làm giảm dần quy mô canh tác do đất bị thu hồi để xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, tác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_xac_dinh_quy_mo_dat_toi_uu_trong_san_xuat_no.pdf
Tài liệu liên quan